1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai có thể giúp mình làm tiểu luận môn ISO14000

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi votinh2005, 15/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votinh2005

    votinh2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Có ai có thể giúp mình làm tiểu luận môn ISO14000

    Có ai có tài liệu về ISO14000 ko giúp mình với mình ko biết làm tiểu luận môn này nhưng thầy bắt buộc phải làm có ai giúp mình với ko, mình chẳng có chút tài liệu nào liên quang đến môn này hết, cảm ơn trước nhé
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Bạn thân mến, bạn vào các trang web này xem nhé! Chúc bạn làm tiểu luận tốt.
    CÁC TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000 VÀ VIỆC THỰC HIỆN ĐỐI VỚI CÁC NHÀ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN http://www.nea.gov.vn/html/phobienkienthuc/ISO14.htm
    http://www.iso14000.com
    http://www.iso.ch/iso/en/iso9000-14000/pdf/iso14000.pdf
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Hội nhập NAFTA, WTO cần thiết phải tiến hành ISO 14000-LCA
    Sau khi tham gia hội nghị quốc tế ?oEnvironmental Production Information? ở Stockholm (Thụy Điển) và ?oInternational LCA, LCM Workshop? ở Copenhagen (Đan Mạch) đầu tháng mười qua, chúng tôi thấy thế giới đang mạnh mẽ tiến hành giai đoạn thứ ba của chương trình: EPD (Environmental Production Declaration). Ở Thái Lan, đầu năm 2001 chỉ mới vài trăm xí nghiệp thì năm 2002 đã có vài ngàn doanh nghiệp lấy xong ISO 14001. Trong lúc đó ở ta ISO 14000, LCM, LCA, EPD vẫn còn là cái gì đó mơ hồ.
    Xu thế hóa quốc tế hóa hiện nay đã chi phối đến nhiều hoạt động của các quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và môi trường. Các nước phát triển thường sử dụng những tiêu chuẩn môi trường như rào cản thương mại đối với các nước đang phát triển. Vì vậy, muốn gia nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế và thị trường toàn cầu, sản xuất hàng hóa VN, mà cụ thể là các công ty, xí nghiệp, phải đạt tiêu chuẩn môi trường chung được cả thế giới công nhận, phải sớm tiến hành ISO 14000, LCA mà trước hết là ISO 14001, và chuyển hay tích hợp từ ISO 9000 thành ISO 14001.
    Hiện nay, những tiêu chuẩn đánh giá tổ chức, cụ thể là hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, riêng VN mới chỉ có khoảng hơn 30 công ty mà trong đó lại chỉ là những công ty có 100% vốn nước ngoài, chủ yếu là công ty của người Nhật, áp dụng.
    Con đường tất yếu cho hội nhập kinh tế thị trường thế giới, gia nhập WTO vào 2006, nhất là ngay cả khi nước láng giềng Campuchia cũng đã gia nhập WTO rồi, thì việc tiến hành ISO 14000 - LCA mà trước hết là ISO 14001, dán nhãn môi trường là điều hết sức cấp bách.
    Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng mới chỉ gói gọn trong nội bộ công ty, thông qua kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm mà không đưa ra những tác động cụ thể đối với con người và môi trường sống; có thiện ý về môi trường nhưng chỉ chú trọng đến mục tiêu thương mại như: đối phó với các qui định của chính phủ, mở rộng thị trường xuất khẩu mà không chú trọng đến những tác động cụ thể của sản phẩm đối với môi trường. Muốn thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường một cách cụ thể và toàn diện, các công ty cần kết hợp áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm với công cụ ?ođánh giá chu trình sống sản phẩm? (LCA - Life Cycle Assessment).
    Chu trình sống sản phẩm (hay vòng đời sản phẩm) là một chuỗi nối tiếp các giai đoạn của sản phẩm: hình thành, sử dụng, thải bỏ. Ví dụ sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu, người ta sẽ hỏi: nguồn nguyên liệu lấy từ đâu, đánh bắt hay nuôi trồng, có gây hại tài nguyên môi trường ở đó không? Khâu vận chuyển về nhà máy có làm ô nhiễm hay tác hại gì cho môi trường? Trong các dây chuyền công nghệ, mỗi giai đoạn thải ra những loại chất thải nào? Có gây hại môi trường không? Nếu có, biện pháp giảm thiểu ra sao? Có tái chế hay tái sử dụng chất thải và tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu không? Kể cả khi gói tôm đã được tiêu thụ, bao bì bị loại thải có gây ra ô nhiễm môi trường không? Bao bì đó có dễ phân hủy không? Đánh giá vòng đời sản phẩm là đánh giá từ khi ?onằm nôi cho đến tận nấm mồ? của sản phẩm đó chứ không chỉ đánh giá về chất lượng.
    Đánh giá chu trình sống sản phẩm (LCA), gồm hai phần chính:
    Thứ nhất, đánh giá tác động của sản phẩm đến môi trường. Trong đó lại chia ra hai mặt trực tiếp và gián tiếp:
    - Trực tiếp: sử dụng - trong quá trình sử dụng hay vận hành sản phẩm đã tác động gì đối với con người và môi trường.
    - Gián tiếp: hình thành - trong quá trình tạo ra một sản phẩm đã thải bỏ ra môi trường những chất thải gì, và những chất này đã tác động gì đối với môi trường. Lại phải xét xem sản phẩm sau khi sử dụng sẽ được thải bỏ ra môi trường ra sao, nếu không được thu hồi theo một qui trình hợp lý và xử lý hợp lý sẽ gây nên tác động gì, nếu thu hồi sẽ phải xử lý như thế nào.
    Thứ hai là cải tiến sản phẩm: từ việc đánh giá những tác động của sản phẩm đối với môi trường, ISO 14000 - LCA đưa ra những giải pháp cải tiến sản phẩm, nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới nhằm giảm thiểu hay loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với môi trường. Cải tiến chỉ được áp dụng trong giai đoạn hình thành sản phẩm.
    Những mô hình đánh giá chu trình sống của sản phẩm thường được áp dụng: mô hình đánh giá rủi ro, mô hình thị trường, mô hình cân bằng thị trường, mô hình động lực kinh tế, mô hình bán động lực kinh tế, mô hình phân tích lợi nhuận - chi phí, mô hình phát triển kỹ thuật...
    Công cụ đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA) đang được quan tâm ở một số nước trên thế giới, tuy chưa được phổ biến như ISO 9000, bắt đầu với ISO 14001 nhưng cũng có nhiều thành quả đáng kể.
    Còn ở nước ta, khái niệm LCA mới được biết đến một cách mơ hồ, được giới thiệu cùng lúc với bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Cho đến nay những nghiên cứu về LCA của Bộ Khoa học - công nghệ, Bộ Tài nguyên - môi trường và Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng vẫn chưa thật sự triển khai mạnh mẽ. Nguyên nhân do thiếu kinh phí đầu tư nghiên cứu, thiếu cơ sở dữ liệu và phương pháp luận LCA đối với tình trạng VN.
    Thực hiện LCA đòi hỏi kinh phí cao, nguy cơ lớn về sự đổi mới sẽ phải diễn ra trong phạm vi ngành và doanh nghiệp. Mặt khác, trước khi thực hiện LCA phải thông qua bước áp dụng tiêu chuẩn đánh giá tổ chức, trong khi chứng chỉ ISO 14001 đã đủ để vượt qua rào cản thương mại quốc tế. Điều này đã làm ngăn cản những ý định thực hiện LCA.
    LCA là một công cụ hiệu quả bảo vệ môi trường trên diện rộng, có thể thực hiện được cho các dự án quốc gia, các ngành công nghiệp dịch vụ, năng lượng, phát triển sản phẩm mới, đưa ra nguồn nguyên liệu, năng lượng mới thay cho các nguồn có nguy cơ cạn kiệt.
    Khi LCA trở nên phổ biến trên thế giới sẽ thúc đẩy việc thực hiện LCA tại VN. Chính phủ VN cần có những dự án cấp quốc gia trong nghiên cứu áp dụng LCA trong từng ngành, từng lĩnh vực. Bộ Tài nguyên - môi trường, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng có nhiệm vụ thực hiện những dự án này và soạn thảo các qui trình áp dụng.
    Đầu tiên, có thể áp dụng thí điểm trong ngành dịch vụ, du lịch, sau đó mở rộng cho tất cả các ngành, các lĩnh vực. Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy bảo vệ môi trường, vì vậy cần có những chính sách môi trường chặt chẽ. LCA cần được đưa vào thảo luận tại các hội nghị các ngành các cấp và cần có chương trình hỗ trợ, đào tạo nhân lực cho các công ty thực hiện LCA.
    Doanh nghiệp sẽ được lợi gì khi có ISO 14001, LCA? Quá trình lấy chứng nhận tuy có tốn thêm một số kinh phí nhưng bù vào đó là tiết kiệm nguyên liệu hơn, nhiều chất thải được tái chế, nhân công ít hơn, giá thành sản phẩm vì thế mà thấp hơn. Quan trọng hơn, hàng hóa được dán nhãn môi trường, qua được hàng rào thuế quan vào các nước phát triển, giá sẽ cao hơn. Ví dụ nếu có ISO 14001, LCA, một gói hàng A vào thị trường Đức sẽ bán được 25 euro, còn nếu không thì chỉ xuất được sang các nước đang phát triển với giá vài đôla mà cũng không chắc có người mua. Lợi nhuận sẽ vì thế mà thấp hơn nhiều. Những xí nghiệp có ISO 9000 có thể chuyển sang ISO 14000 một cách dễ dàng.
    GS.TSKT LÊ HUY BÁ (Đại học quốc gia TPHCM)
  4. votinh2005

    votinh2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Cam on OShin nhieu nhe ,giao su tien sy Le Huy Ba ma ban dang o tren dang la thay chu nhiem khoa cua minh do . Nhung thay hoi bi kho tinh nen hihihi minh it co diptiep xuc voithay .
    Thoi du sao cung cam on nhe iibibibi
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Ah, hôm nay mình mới tìm được tài liệu này, cũng trong trang web của cục môi trường. Mình post lên đây luôn nhé.
    Nói về ISO14001 - giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000
    Tác giả: Dick Hortensius và Mark Barthel.

    Ý tưởng thành lập Uỷ Ban Kỹ Thuật của ISO nhằm phát triển những tiêu chuẩn về quản lý môi trường không phải là một sự ngẫu nhiên. Trong giai đoạn chuẩn bị cho Công ứơc Liên Hợp Quốc Về Môi Trường Và Phát Triển tại Rio de Rianeiro, Braxin, uỷ Ban Kinh Tế Về Phát Triển Bền Vững đã đi tới kết luận rằng giới kinh doanh cần phát triển mội hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế về mức độ ảnh hưởng lên môi trường nhằm đảm bảo rằng các công ty hoạt động trên thế giới sẽ tuân thủ theo những quy định về môi trường, qua đó tạo nên một ?osân chơi? bình đẳng. Những phát hiện mới này đã làm thay đổi cách suy nghĩ lúc bấy giờ của COPOLCO (một uỷ ban của ISO về quyền lợi khách hàng) cho rằng bắt buộc phải kết hợp trên phạm vi toàn Thế giới các sáng kiến trong lĩnh vực trao danh hiệu sinh thái. Hai nguồn động lực này cùng với những áp lực khác đã khiến ISO đi đến kết luận rằng việc xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế về quản lý môi trường là rất cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và tương lai của thương mại Quốc tế.
    Vì lý do đó, năm 1991, ISO đã thành lập nhóm Cố Vấn Chiến Lược Về Môi Trường để điều tra tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý môi trường và những tác động lên môi trường tại những nơi mà những tiêu chuẩn Quốc tế đó có lợi cho hoạt động kinh doanh. Mặc dù chức năng của nhóm Cố Vấn Chiến Lược Về Môi Trường không phải là để phát triển những tiêu chuẩn đó nhưng nó có thể đề nghị ISO thành lập một uỷ ban kỹ thuật mới chuyên soạn thảo những tiêu chuẩn Quốc tế về quản lý môi trường.
    Vào năm 1993 ISO đã thành lập một uỷ ban kỹ thuật mới có tên là ISO/TC207 ?oquản lý môi trường? để soạn thảo những tiêu chuẩn mà nhóm Cố Vấn Chiến Lược Về Môi Trường đề nghị đồng thời nghiên cứu khả năng xây dựng những tiêu chuẩn bổ trợ khác. Ban thư ký của uỷ ban kỹ thuật mới này thuộc Hiệp Hội Tiêu Chuẩn Canada.
    ISO/TC207 sau đó thành lập thêm sáu tiểu ban và một nhóm làm việc nữa đồng thời phân bổ từng khu vực trong lĩnh vực quản lý môi trường cho các tiểu ban và nhóm này. Ban thư ký của các tiểu ban và nhóm này được tuyển chọn từ các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia khác nhau và Chủ tịch của tiểu ban được chỉ định bởi các thành viên trong ban thư ký ( xem bảng 1). Phụ lục A mô tả toàn bộ cấu trúc của ISO/TC207 còn phụ lục B cung cấp những thông tin về lịch sử, tổ chức và quy chế hoạt động của ISO.
    ISO/TC207 ?oQuản lý môi trường?
    Thư ký: Jim Dixon, CSA, Canada
    Chủ tịch: Goerge Connell, Canada.
    ISO/TC207/SC1 ?oHệ thống quản lý môi trường?
    Thư ký: Christina Senabulya, BSI, Anh
    Chủ tịch: oswald A, Dodds, MBE, NB contract Service, Anh
    ISO/TC207/SC2 ?oThanh tra môi trường và những hoạt động điều tra có liên quan?
    Thư ký: Dick Hortensius, NNI, Hà lan
    Chủ tịch: John Stans, Det Norske Versitas, Hà lan

    ISO/TC207/SC3 ?oDanh hiệu môi trường?
    Thư ký: John Henry, SSA, úc
    Chủ tịch: Bill Dee, Uỷ ban khách hàng và cạnh tranh úc, úc

    ISO/TC207/SC4 ?o Ðánh giá tác động lên môi trường?
    Thư ký: Steve Cornish, ANSI, Mỹ
    Chủ tịch: Dorothy Bower, công ty Merck và Công ty, Mỹ

    ISO/TC207/SC5 ?o Ðánh giá vòng đời?
    Thư ký: Pascan Poupet, AFNOR, Pháp
    Chủ tịch: Manfred Marsmann, Bayer, Ðức

    ISO/TC207/SC6 ?oÐịnh nghĩa và khái niệm?
    Thư ký: Einar Bache, NAS, Na uy
    Chủ tịch: Havard Hjustad, Radet for ternish terminilogy, Na uy

    ISO/TC207/WG1 ?oKhía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm?
    Chủ tịch: Klaus Lehmann, DIN, Ðức

    ISO/TC207/WG2 ?o Quản lý rừng?
    Chủ tịch: Ken Shirley, NZ, Hiệp hội bảo vệ rừng, Niu zi lân
    Bảng 1: Thành phần trong ISO/207 ?oQuản lý môi trường?
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 17/10/2004
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    1. Những tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và mối quan hệ giữa chúng

    Phạm vi điều chỉnh của bộ tiêu chuẩn ISO/TC207 và ISO 14000 là ?onhững tiêu chuẩn trong lĩnh vực thiết bị và hệ thống quản lý môi trường? Phạm vi này không bao gồm:
    ã Phương pháp thanh tra những yếu tố gây ô nhiễm (vì những uỷ ban kỹ thuật khác đã nghiên cứu vấn đề này: xem phụ lục B)
    ã Những hạn chế đối với những yếu tố gây ô nhiễm và những ảnh hưởng.
    ã Mức độ tác động đến môi trường
    ã Tiêu chuẩn hoá sản phẩm
    [​IMG]
    Bảng 2 Cơ cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 14 000
    Từ phạm vi trên, ta có thể thấy rõ rằng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 không liên quan đến những quy định luật pháp quốc gia về môi trường. Những hạn chế đối với những yếu tố gây ô nhiễm và những ảnh hưởng và Mức độ tác động đến môi trường vẫn là đặc quyền của các nhà chức trách. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chỉ cung cấp một công cụ quản lý cho các tổ chức muốn kiểm soát lĩnh vực môi trường cũng như những tác động đến môi trường của mình. Vấn đề làm thế nào mà các cổ đông và chính phủ có thể được lợi thông qua cơ chế này sẽ được đề cập đến trong phần sau của chương này.

    Bảng 2 cho thấy mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Triết lý của toàn bộ cấu trúc là: hệ thống quản lý môi trường đóng vai trò trung tâm và những tiêu chuẩn khác sẽ góp phần hỗ trợ cho các nhân tố nhỏ trong chính sách môi trường và hệ thống quản lý của tổ chức. Dĩ nhiên, bên cạnh những tiêu chuẩn trong ISO/TC207 còn có rất nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác mà các công ty có thể sử dụng trong hệ thống quản lý môi trường của mình: ví dụ, những tiêu chuẩn cho việc thực hiện đo lường trong môi trường và các tiêu chuẩn liên quan đến những yêu cầu trong lắp đặt vv.vv. Ngoài ra, còn có rất nhiều uỷ ban ISO khác cũng nghiên cứu phát triển loại tiêu chuẩn này.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 17/10/2004
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    2. Hệ thống quản lý môi trường
    Ðóng vai trò trung tâm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là những tiêu chuẩn của hệ thống quản lý môi trường, ISO 14001 và ISO 14004. Những tiêu chuẩn này cho phép các tổ chức có thể tiếp cận một cách hệ thống việc đánh giá xem những hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình có quan hệ qua lại thế nào với môi trường đồng thời có thể kiểm soát những hoạt động đó nhằm đạt được những mục tiêu, mục đích đề ra.

    Cấu trúc cơ bản của việc quản lý môi trường theo ISO 14001 và ISO 14004 được thể hiện ở sơ đồ 3
    ISO 14001
    ISO 14001 cụ thể hoá những yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường theo đó một tổ chức sẽ được một tổ chức thứ 3 khác chứng nhận. Nó đưa ra những yêu cầu mà tổ chức đó phải thoả mãn nếu muốn được bên thứ 3 chững nhận. Những yêu cầu đó bao gồm:

    ã Phát triển của chính sách môi trường
    ã Nhận thức về những khía cạnh môi trường
    ã Xây dựng những quy định pháp luật và những yêu cầu có liên quan
    ã Phát triển các mục tiêu về môi trường
    ã Xây dựng và duy trì chương trình môi trường nhằm đạt được những mục tiêu đề ra
    ã Thực hiện hệ thống quản lý môi trường bao gồm đào tạo, lập tài liệu, kiểm soát hoạt động và chuẩn bị đối phó với tình trạng khẩn cấp
    ã Theo dõi, đánh giá các hoạt động bao gồm cả ghi chép
    ã Thủ tục thanh tra hệ thống quản lý môi trường

    ã Xem xét hệ thống quản lý môi trường nhằm quyết định tính thích hợp, tương xứng và hiệu quả của nó.
    Phụ lục A của ISO 14001 chứa những hướng dẫn thêm về việc sử dụng những yêu cầu trên nhằm tránh những cách hiểu sai lệch trong khi đó phụ lục B gồm những thông tin về mối quan hệ giữa tính tương thích cao về kỹ thuật giữa ISO 14001 và ISO 9001- Hệ thống chất lượng: Mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu thiết kế, phát triển sản xuất và cung cấp dịch vụ ( tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng tương ứng)
    [​IMG]
    ISO 14004
    Tiêu chuẩn ISO 14004 được tổ chức ISO phát triển nhằm cung cấp thêm những chỉ dẫn trong các khâu thiết kế, phát triển và duy trì hệ thống quản lý môi trường cho các tổ chức. Tiêu chuẩn này không cần phải được chứng nhận lại nữa. Về tác dụng thì ISO 14001 cung cấp những thông số cho hệ thống quản lý môi trường ủa mỗi tổ chức, trong khi đó ISO 14004 hoạt động như một bước đệm cho những tổ chức có nhu cầu về các hướng dẫn, những thông tin cơ bản về những quy tắc và hệ thống nền đồng thời cần những hỗ trợ về mặt kỹ thuật để phục vụ cho việc phát triển hệ thống quản lý môi trường.

    ISO 14004 bao gồm những chi tiết về:

    ã Những quy tắc về quản lý môi trường được công nhận trên phạm vi thế giới và cách áp dụng chúng vaò việc thiết kế và phát triển những bộ phận của hệ thống quản lý môi trường.

    ã Những ví dụ thực thế về các vấn đề mà tổ chức cần biết để đảm bảo họ đã thực hiện đúng khâu thiết kế hệ thống quản lý môi trường của mình bao gồm những hướng dẫn về công tác xác định các tác động lên môi trường có liên quan đến hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.

    ã Những phần hướng dẫn nhằm hỗ trợ cho tổ chức trong việc thực hiện các giai đoạn từ thiết kế, phát triển, tiến hành và duy trì.

    Chỉ khi có đầy đủ những công cụ bổ trợ thì hệ thống quản lý môi trường mới thực hiện hiệu quả các chức năng của mình. Cần phải có thêm các công cụ quản lý để thanh tra xem liệu hệ thống quản lý môi trường đã đạt yêu cầu chưa, đã được vận hành tốt chưa, kết quả có như mong đợi không? Chính vì vậy, một số tiêu chuẩn về thanh tra môi trường và một tiêu chuẩn về đánh giá mức độ tác động môi trường đã được xây dựng.
  8. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    3.Thanh tra môi trường

    Ba tiêu chuẩn thanh tra môi trường đó là ISO 14010, 14011,14012 cung cấp những công cụ cho phép các tổ chức thanh tra xem hệ thống quản lý môi trường của mình đã tuân theo những sắp xếp trong kế hoạch chưa (đặc biệt là những yêu cầu trong ISO 14001) đồng thời thanh tra tính hiệu quả và thích hợp của hệ thống. Các tiêu chuẩn trên cũng gợi ý phải xử lý thông tin thu được trong hoạt động thanh tra như thế nào để báo cáo nhằm giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt được quá trình hoạt động của hệ thống quản lý môi trường và tổng thể những tác động của tổ chức lên môi trường. Thanh tra môi trường cho phép tổ chức biết hệ thống quản lý môi trường của mình đã đạt tiêu chuẩn chưa. Việc thanh tra có thể do công ty tự tiến hành (thanh tra nội bộ) nhưng thường thì do các nhà thanh tra bên ngoài thực hiện. Ví dụ trong khuôn khổ thủ tục chứng nhận (thanh tra của bên thứ ba)

    ISO 14010

    ISO 14010 là một tiêu chuẩn chung về thanh tra môi trường quy định những quy tắc liên quan đến thanh tra môi trường, bao gồm
    ã Ðịnh nghĩa về thanh tra môi trường và những khái niệm liên quan.
    ã Những nguyên tắc của thanh tra môi trường về tính khách quan, độc lập, chức năng, về việc áp dụng hệ thống thanh tra và trách nhiệm đối với khâu thanh tra và kết luận.
    ã Nền tảng cho việc xây dựng và xử lý báo cáo thanh tra.

    ISO 14011

    ISO 14011 tiến thêm một bước nữa, nó cung cấp những chỉ dẫn về trình tự thanh tra qua đó tạo điểu kiện cho việc lập kế hoạch và hoạt động của hệ thống quản lý môi trường. Nó bao gồm những chỉ dẫn về:
    ã Mục đích thanh tra
    ã Vai trò và trách nhiệm của những người liên quan kể cả khách hàng
    ã Mở rộng phạm vi thanh tra, kế hoạch thanh tra và phát triển tài liệu
    ã Thu thập chứng cứ thanh tra và xem xét kết quả thanh tra
    ã Chuẩn bị báo cáo thanh tra

    ISO 14012

    ISO 14012 qui định về những tiêu chuẩn tối thiểu đối với các Thanh tra viên Môi trường và các Chánh thanh tra môi trường. Nó qui định về những tiêu chuẩn sau:
    ã Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
    ã Kỹ năng được đào tạo cơ bản và kỹ năng thực tế
    ã Mức độ phù hợp, tính chuyên cần và trình độ cá nhân
    ISO 14012 cũng đưa ra các hướng dẫn đối với các doanh nghiệp và khách hàng trong lĩnh vực đánh giá mức độ phù hợp của các thanh tra dựa trên những tiêu chuẩn kể trên
  9. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    4. Ðánh giá mức độ tác động lên môi trường:
    Nhu cầu đối với thông tin về mức độ tác động lên môi trường của các công ty đang ngày một tăng. Tận dụng điều này, ngày càng nhiều các công ty xuất bản các báo cáo thường niên về môi trường. Một vấn đề quan trọng ở đây là: những thông tin gì đáng được đưa vào trong báo cáo? những chỉ số về những tác động lên môi trường có ích hay là không? Những chỉ số về những tác động lên môi trường cũng như là những tiêu chuẩn hoạt động khác có thể được sử dụng trong cả báo cáo nội bộ và báo cáo với bên ngoài.
    ISO 14031 Tiêu chuẩn được tiểu uỷ ban số 4 của tổ chức ISO xây dựng để nhằm đánh giá về tác động môi trường, hướng đẫn các tổ chức làm thế nào để có thể xác định được các chỉ số môi trường thích hợp để đo lường mức độ ảnh hưởng lên môi trường của mình dựa trên những tiêu chuẩn được Ban quản lý đề ra (Chính sách môi trưòng, mục đích và mục tiêu của tổ chức) Ðánh giá tác động môi trường dựa trên việc thu thập và đánh giá thường xuyên những dữ liệu thông tin và mức độ tương xứng của nó với các chí số về môi trường nhằm đưa ra đánh giá hiện tại cũng như xu hướng phát triển trong tương lai của những tác động lên môi trường có liên quan đến các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Ðăc tính này giúp ta phân biệt được đánh giá tác động lên môi trường với thanh tra, thanh tra và kiểm soát môi trường đồng thời chỉ ra những gì cần thực hiện nhằm cung cấp những thông tin đựoc BAn quản lý yêu cầu một cách kịp thời, về đúng đối tượng cần quan tâm.

    ISO 14031 hướng dẫn về:
    ã Thiết kế và phát triển chương trình Ðánh giá tác động môi trường - Chương trình phản ánh khía cạnh về môi trường cần được kiểm soát và tác động của tổ chức
    ã Xây dựng những chỉ số về môi trường cho 3 khu vực đánh giá trọng tâm:Quản lý, hoạt động đánh giá môi trường, khu vực đánh giá môi trưòng
    ã Lập kế hoach Ðánh giá tác động môi trường
    ã Những vấn đề quan tâm của BAn quản lý
    ã Lựa chọn những chỉ số cho 3 khu vực đánh giá nói trên
    ã Thu thập, phân tích và đánh giá
    ã Báo cáo, truyền đạt những thông tin vè Ðánh giá tác động môi trường lên Ban quản lý, đội ngũ nhân công và những bên liên quan
    ã Xem xét và cải tiến quá trình Ðánh giá tác động môi trường

    Những phụ lục của ISO 14031 còn đưa ra những hướng dẫn cụ thể về những điểm nêu trên. Những ví dụ của các chỉ số cho mỗi khu vực đánh giá (Quản lý, hoạt động, môi trường) như sau:
    ã Số lượng nhân viên tham gia vào những chương trình đào tạo về môi trường, số lượng những hoạt động cụ thể như Thanh tra môi trường, việc tập dượt trong trường hợp khẩn cấp, số lượng sản phẩm trong vòng đời sản phẩm được đánh giá trong một thời gian nhất định
    ã Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, lượng chất thải ra khôngb khí , nước, đất.

    ã Tác động của hiệu ứng nhà kính (sự cảnh báo toàn cầu về tác hại của chất thải), lỗ thủng tầng ô Zôn ( làm tăng nguy cơ ung thư da) và sự axit hoá do sự tích tụ trong không khí của những chất SO2 và NOx) Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các tiêu chuẩn cho việc thành lập Chương trình đánh giá tác động môi trường như là: Chi phí tối ưu, tính khách quan đa dạng, tái sinh và so sánh

    Bên cạnh những công cụ hỗ trợ cho các hệ thống kể trên, các tiêu chuẩn cũng góp phần làm phát triển công tác quản lý môi trường (như là một yếu tố cần thiết của công tác quản lý môi trường theo ISO 14001) những tiêu chuẩn này bao trùm 2 khu vực: đánh giá chu kỳ và những công bố, những phương sách môi trường.
  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    5. Danh hiệu môi trường
    Chính sách về môi trường của chính phủ và cộng đồng các doanh nghiệp đang ngày một quan tâm đến lĩnh vực môi trường của sản phẩm và cách truyền đạt thông tin về sản phẩm cho các bên có liên quan. Việc truyền tải tin tức đến các bên thứ ba bao gồm cả khách hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình này.Trong những hoạt động của tiểu ban 3 thuộc ISO, một số điểm trong lĩnh vực này đã được tiêu chuẩn hoá dưới cái tên ?oDanh hiệu môi trường?. Công việc của tiểu ban cũng bao gồm việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn nền tảng của giai đoạn ?otiếp nhận ? những khai báo, khiếu nại có liên quan đến môi trường, việc này thường được kèm theo phần thưởng kinh tế

    SO/TC207/SC3 đưa ra các cấp độ khen thưởng

    ã Danh hiệu loạiI dựa trên một chương trình đa tiêu chuẩn, được trao với đòi hỏi về mức độ đảm bảo tuyệt đối về môi trường của một sản phẩm trong một loại sản phẩm được xem xét theo mức độ quan tâm đến chu trình thiên nhiên.
    ã Danh hiệu loại II gồm những bản tự khai về môi trường có giá trị về mặt thông tin
    ã Danh hiệu loại III gồm những thông tin về sản phẩm tuân theo một quy trình thanh tra độc lậpvà có sử dụng các danh mục.

    Hiện nay, loại I và loại II đang được chú ý nhất và thường dùng để chỉ những chương trình trao danh hiệu và những tự khai của nhà sản xuất

    ISO 14024, Danh hiệu môi trường và khai báo môi trường: Danh hiệu môi trường loaị I: Những nguyên tắc và quy trình hướng dẫn, Ðưa ra những quy tắc đối với chương trình Danh hiệu môi trường đồng thời hướng dẫn việc xây dựng những tiêu chuẩn thanh tra và tiến hành quy trình tran danh hiệu. Trong những năm vừa qua, tại nhiều quốc gia, những chương trình môi trường quốc gia đã được thành lập với những chứng nhận chất lượng như ?oThiên thần xanh? của Ðức, ?oThiên nga trắng? của vùng Scandinavia. Trong năm 1993, Cục bảo vệ môi trường của Mỹ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về những chương trình thanh tra môi trường tại 24 quốc gia. Kết luận của cuộc nghiên cứu này là những chương trình trên khác nhau khá rõ do quá trình xây dựng, việc lựa chọn nhóm sản phẩm, những yêu cầu đề ra nhằm đạt được chứng nhận chất lượng về môi trường và phương pháp thanh tra sản phẩm là khác nhau. Ðiều này có thể dẫn tới một thực tế là khách hàng không thể biết rõ được giá trị của các loại chứng nhận chất lượng khác nhau. Thêm vào đó những nhà sản xuất muốn có được chứng nhận tại nhiều quốc gia khác nhau gặp rất nhiêù khó khăn. Chúng ta hi vọng răng ISO 14024 sẽ được sử dụng để thống nhất những tiêu chuẩn sử dụng trong những chương trình trao danh hiệu về môi trường tại các quốc gia khác nhau, đồng thời cung cấp một phương thức hoạt động chung cho những chương trình thanh tra môi trường

    ISO 14021, trao danh hiệu và tự khai môi trường: Danh hiệu môi trường:Bản tự khai môi trường: những khái niệm và định nghĩa hiện nay đang được soạn thảo bởi ISO /TC207/SC3 được coi một mẫu chuẩn quốc tế của bản tự khai về môi trường. Trong tiêu chuẩn này người ta hướng dẫn những nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ lập các bảng kê khai về môi trường. Ðối với việc kê khai về môi trường người kê khai phải xem xét những thông tin về tính tái sinh và tính tái sử dụng của sản phẩm cũng như nguyên liệu của bao bì. Trong tiêu chuẩn này người ta đưa ra những điều kiện cơ bản đối với việc sử dụng những bản kê khai kể trên. Bên cạnh tiêu chuẩn này, nhiều tiêu chuẩn khác về việc sử dụng biểu tượng môi trường và những phương pháp thanh tra bản kê khai môi trường cũng đã được xây dựng.

Chia sẻ trang này