1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện xác ướp Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi nvl, 26/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Câu chuyện xác ướp Việt Nam

    Nói đến nghệ thuật ướp xác, người ta thường nghĩ ngay đến Ai Cập với những Kim Tự Tháp nổi tiếng, nơi lưu trữ những thi hài của các Pha ra ông. Tuy nhiên các thi thể này đều phải mổ lấy hết nội tạng ra, rồi đóng vào trong quan tài vàng, rất phức tạp. Người VN từ xưa đã có một phương pháp để ướp xác nguyên vẹn 100%. Tôi sẽ lần lượt giới thiệu về phương pháp này, tham khảo thêm một số trường hợp trên thế giới.
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Các nhà sư Nhật Bản tự ướp xác như thế nào?
    Xác ướp các nhà sư ở tỉnh Yamagata (Nhật Bản) trông chẳng khác gì người sống. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi lẽ mỗi nhà sư trước khi viên tịch đã dành nhiều thời gian để tự "bảo quản" thân thể mình.
    Không cần loại bỏ nội tạng
    Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền "hoa sen" (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trZm nZm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Tokyo 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.
    Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.
    Người đầu tiên tiến hành tự ướp xác là nhà sư Kkai - người sáng lập ra giáo phái Shington. Vào khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ IX, tại ngôi chùa trên núi Koya, nhà sư này đã nghĩ ra phương pháp 3 bước để tự ướp xác. Quá trình này kéo dài khoảng 10 nZm. Khâu cuối cùng là chôn cất sau khi chết.
    Tại Nhật Bản người ta tìm thấy khoảng 20 xác ướp của các nhà sư. Tuy nhiên số người thử tự ướp xác lớn hơn nhiều. Phần lớn trong số họ đã không thành công. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những nZm 60 của thế kỷ trước.
    Khâu đầu tiên trong quá trình ướp xác truyền thống là loại bỏ các cơ quan nội tạng, sau đó bảo quản phần cơ thể còn lại. Thế nhưng, kết quả chụp X- quang các xác ướp Nhật Bản lại cho thấy phương pháp ướp xác truyền thống không được sử dụng. Tất cả các cơ quan nội tạng còn nguyên vẹn trong xác ướp.
    Các nhà sư muốn ướp xác phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách Zn uống. Họ chỉ được Zn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng một ngàn ngày. Bằng cách đó, mỡ và một phần thịt của cơ thể nhà sư - những thứ có thể thối rữa sau khi chết - hầu như teo hết đi.
    Giai đoạn tiếp theo của quá trình Zn kiêng còn khắc nghiệt hơn nữa. Các nhà sư hàng ngày chỉ được Zn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng một ngàn ngày nữa. Trong thời gian này các nhà sư trông hệt như những bộ xương biết đi trong rừng. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được "sấy khô" như vậy, quá trình phân huỷ sau khi chết rất khó diễn ra.
    Giai đoạn cuối cùng của quá trình Zn kiêng là các nhà sư phải uống thứ nước chè đặc biệt chế từ cây dầu bóng. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tZng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường Zn xác chết phải tránh xa.
    Yếu tố quyết định là Arsen?
    Cuối cùng là giai đoạn chôn cất. Khi các nhà sư thành công trong việc Zn kiêng suốt mấy nZm ròng, người ta sẽ đưa họ vào mộ. Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu "hoa sen" (hai chân bắt chéo) mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó một ngàn ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày người ta đưa thức Zn cho họ một lần theo tiếng chuông phát ra từ chiếc chuông nhỏ mà họ mang theo vào trong mộ. Đến một ngày nào đó, họ không còn rung chuông nữa, người ta sẽ rút cái ống ra và đóng kín mộ lại.
    Mười nZm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.
    Trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata có nguồn nước quí. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả nZng chữa bệnh. Cũng có nhiều nhà sư trước khi tự ướp xác đã uống nước từ nguồn nước đó. Phân tích hoá học cho thấy nước có chứa arsen, một loại chất độc có khả nZng ngZn cản quá trình phân huỷ cơ thể.
    Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong "tư thế hoa sen" ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng nZm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Nghiên cứu về nhục thân của một sư Thái Lando Tuệ Viên sưu tập---o0o---
    Kênh truyền hình Địa Dư Quốc Gia (National Geographic Channel) đã cho trình chiếu trong tháng 5/2002 vừa qua một loạt phóng sự (Mummy Road Show) về các xác ướp cận đại còn giữ gìn đuợc tốt. Chương trình nghiên cứu này do hai chuyên gia về xác ướp là ông Jerry Conlogue và Ron Beckett thực hiện.
    Ông Conlogue là một chuyên viên về quang tuyến X va øông Beckett là giáo sư y khoa về môn tim-phổi, cũng chuyên về môn nội soi (endoscopy) trong nội tạng. Hai ông giảng dạy tại truờng Đại Học Quinnniplac ở Hamden, tiểu bang Connecticut, Hoa Ky. Hai ông đã làm nhiều cuộc nghiên cứu về xác ướp trên thế giới, và cũng đã mang lại nhiều khám phá lạ. Những hình từ máy rọi quang tuyến X của ông Cologue và từ máy nội soi của ông Backett đã giúp cho người ta biết những chi tiết về cái xác như : tuổi tác, nam hay nữ, những bệnh tật hay thương tích mà cái xác đã có trong đời mình đồng thời các chi tiết khác về cách ướp xác lúc chết. Qua nhiều năm nghiên cứu, hai vị chuyên gia đã tìm thấy những phương cách ướp xác riêng biệt của từng quốc gia một.
    Ví dụ như người Ai Cập cổ phải chuẩn bị rất kỹ xác chết trước khi ướp, còn người Peru thì bảo quản xác ướp tự nhiên bằng cách chôn vùi trong cát khô ở thung lũng Ilo. Như xác phụ nữ ở Nashville, tiểu bang Tennessee, lúc còn sống dùng rất nhiều chất thạch tín (arsenic), lúc chết xác cũng không tan rữa và thành xác ướp.
    Những trường hợp ướp xác được trình chiếu gồm :
    * Trường hợp xác ướp của người Inca ở Nam Mỹ. Sắc dân Inca đã trải rộng từ xứ Columbia tới Argentina hàng ngàn năm về truớc. Hai nhà khảo cứu đã cùng với nhà khảo cổ xứ Peru là Guillermo **** và nhà khảo cổ Hoa Kỳ Chris Donnan khai quật hàng ngàn xác ướp và tìm hiểu về văn hóa Inca.
    * Trường hợp xác của bà Hazel Farris ở tỉnh Nashville, tiểu bang Tennesee. Theo lời truyền thuyết địa phương thì trong thời chinh phục miền Tây, người đàn bà này sống bừa bãi, bắn súng giết người . Cuối cùng bà uống rất nhiều chất thạch tín (arsenic) để kết liễu đời mình. Xác khô được gìn giữ tới nay. Hai nhà chuyên gia cũng đã thuyết phục người bảo quản xác để nghiên cứu.
    * Trường hợp những xác ướp Muchas ở Guanajuato, nước Mể Tây Cơ. Ở tỉnh Guanajuato, xác ướp được trình bày cho công chúng xem. Với một số tiền nhỏ chúng ta có thể vào xem hàng trăm xác ướp bầy dọc hành lang viện bảo tàng Museo de las Momias. Những xác ướp này có từ thời giữa năm 1800 cho tới 1983. Hai nhà chuyên gia cũng nghiên cứu các xác ướp này.
    * Trường hợp những xác ướp người Chiribaya ở thung lũng Ilo, miền nam xứ Peru. Sắc dân Chiribaya đã sống vào khoảng 400 năm từ niên đại 900 đến năm 1300, thì sắc dân bị người Inca chinh phục, rồi ngày nay gần như tuyệt chủng. Hai nhà chuyên gia đã phối hợp với nhà khảo cổ xứ Peru và bác sĩ Sonia Guillen đi khảo cứu. Hai ông đã chụp quang tuyến X và ông Beckett đã soi các nội tạng của xác ướp.
    * Trường hợp xác người cao bồi ở tỉnh Seattle, tiểu bang Washington. Người ta đồn là chàng ?oSylvester? là một cao bồi bị bắn chết, rồi xác anh ta chết khô đét tại bãi sa mạc , còn tồn tại đến nay. Xác được giữ gìn tốt, người ta còn thấy lỗ đạn xuyên qua bụng anh ta. Hai ông Beckett và Conlogue công nhận lời truyền thuyết cao bồi bị bắn là đúng, vì hai ông dùng dụng cụ nội soi thì thấy gan ruột của xác rất bình thường chứ không có bệnh tật. Vậy thì anh ta bị bắn chết?
    * Trường hợp chót là nhục thân của vị sư ở đảo Koh Samui, ngoài khơi Thái Lan. Xác trong tư thế tọa thiền đã đuợc gìn giữ hàng chục năm nay. Hai chuyên gia tới Thái Lan để làm một cuộc khảo cứu chi tiết .
    Nhục thân của một nhà sư Thái Lan.
    Tháng 8 năm 2001, hai nhà chuyên gia Beckett và Conlogue nghe nói tại đảo Koh Samui ngoài khơi Thái Lan có nhục thân của một vị sư đã tịch hàng gần 30 năm nay mà nhục thể không huỷ rữa. Họ đã bay sang và làm một cuộc điều tra tường tận
    Nhà sư có tên là Samatha Kittikhun, nguyên trụ trì chùa Khunaram. Ông sinh ra tại Koh Samui, tỉnh Surat Thani năm 1894, vào chùa tu năm 20 tuổi. Sáu tháng sau, ông trở lại đời, cưới vợ, có 6 đứa con. Sau khi gây dựng tài chính ổn định cho gia đình, Samatha Kittikhun quay trở lại cửa Phật tiếp tục tu từ năm 1944. Lúc đó, ông đã 50 tuổi. Ông học tham thiền với nhiều thầy nổi danh như Phra Khru Prayoonthammasophit, Luang Pho Daeng Tisso ở Koh Samui và Chao Khun Phra Phimolatham tại Wat Mahathat ở Bangkok. Sư có biệt tài ngồi thiền một lúc 15 ngày, ngồi bất động, không ăn, không uống tại những nơi hoang vu vắng vẻ. Ngày 6-5-1973, Sư Phra Khru Samatha Kittikhun qua đời trong lúc tham thiền. Theo những người thân kể lại, dường như Sư biết trước ngày thị tịch và có căn dặn đệ tử phải xử lý như thế nào nhục thể của mình. Sư truyền lại rằøng : nếu xác Sư mà thối rữa trong vài ngày thì hãy đem thiêu gấp. Còn nếu không hôi không rã thì cho vào quan tài bình thường để các thế hệ mai sau noi gương tìm đến Phật giáo và biết cách tự giải thoát khỏi mọi sự đau khổ. Xác khô đã đuợc gìn giữ 29 năm nay trong ***g kính để thờ. Do đó, dân trong vùng cung kính đặt danh hiệu của Sư là Luang Pho Daeng Piyasilo .
    Hai vị chuyên gia được biết là ở tạI Thái Lan có tất cả chừng 11 hay 12 xác ướp của các vị tăng Phật Giáo, nhưng xác của Luang Pho Daeng Piyasilo là cận đại nhất và được các vị sư truởng của Chùa sẵn sàng hỗ trợ công cuộc nghiên cứu, nên họ chú ý tới.
    Hai vịø chuyên gia rất sững sờ khi nhìn thấy xác uớp ngồi trong tư thế tọa thiền trong một tủ kính và đeo một kính mát. Beckett nói : ?o rất lạ lùng là xác khô đét và chứng tỏ là không có ướp bằng chất hóa học nào cả? ; Conlogue nói thêm :?Còn lạ hơn nữa làm sao trong thời tiết nóng và ẩm ướt như ở Koh Samui mà xác không bị ảnh hưởng thối rữa gì cả? .
    Trước hết hai vị chuyên gia làm lễ tam bái trước nhục thân của sư Luang Pho Daeng dường như để xin phép. Thoạt đầu, họ định chụp quang tuyến X qua ***g kính. Nhưng các nhà sư trong Chùa, với lòng mong mỏi tìm hiểu những bí ẩn chung quanh xác ướp của thầy, đã cho phép hai chuyên gia Mỹ gỡ ***g kính, tiếp xúc trực tiếp với xác ướp. Đây là lần đầu tiên trong 29 năm qua, người ta phơi trần xác ướp Sư trong không khí. Sư truởng Phra Khru Prachoti Thammaraks nói : ?o Sự nghiên cứu không có làm gì hư hại tới nhục thân của Luang Pho cả. Dân chúng muốn có chứng tích của việc này qua sự nghiên cứu của khoa học.?
    Hai nhà khoa học cẩn thận không lấy đi bất cứ mô nào (tissues) hay lay động xác ướp. Qua phim chụp X-quang, họ kinh ngạc khi thấy các cơ quan nội tạng bao gồm tim, phổi, ruột, gan đều còn nguyên vẹn. Ruột là bộ phận dễ bị vi khuẩn tấn công hủy hoại nhất không hiểu sao vẫn không bị suy suyễn gì. ?oThông thường sau khi chết, các cơ quan nội tạng teo đi, nhưng trong trường hợp này lại không có hiện tượng đó?, ông Conlogue nhận xét như vậy.
    Do không thể mổ xác hay lấy các mẫu mô, Conlogue và Beckett chỉ có thể đưa ra giả thiết rằng xác ướp còn nguyên vẹn là do đã hoàn toàn mất nước (dehydration). Hiện tượng này diễn ra trong quá trình sư Luang Pho Daeng Piyasilo tham thiền. Hơn nữa, như người ta kể, Sư tham thiền, không ăn uống gì suốt 15 ngày. Có thể nước trong cơ thể đã bị bốc hơi hoàn toàn, các sớ thịt sẽ khô và co dần lại . Tuy nhiên, quá trình này diễn biến như thế nào thì hãy còn là một bí ẩn.
    Trở về Hoa Kỳ, hai nhà nghiên cứu đem bí ẩn nói trên bàn luận với các đồng nghiệp. Một nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết Sư Luang Pho Daeng Piyasilo có thể đã uống nước muối để thúc đẩy nhanh quá trình mất nước trong cơ thể Sư, đồng thời giết chết các vi khuẩn. Nhưng còn hiện tượng móng tay của Sư tiếp tục mọc sau khi chết. Conlogue nói: ?oKhi người ta chết thì các thớ thịt co lại thì làm cho người ta tuởng là móng tay mọc dài ra? . Ông cũng công nhận là hai ông không có bằng chứng về giả thuyết tự làm mất hết chất nuớc trong người bằøng cách tọa thiền Nhưng ông công nhận :? Những hình quang tuyến X đã chứng minh , không thể chối cãi được!?
    Tại sao người ta tìm thấy các xác ướp ở những nơi khác nhau về phong tục cũng như văn hóa? Ông Conlogue trả lời : ?o Có lẽ mục đích của sự ướp xác là người ta muốn giữ lại một mối giây liên lạc giữa những người sống và người chết. Một vài người không muốn nhục thể ra đi nên giữ lại duới hình thức xác ướp?. Ông nói tiếp : ?o Xác ướp cũng kỳ lạ, nó cho phép ta nhìn thẳng vào sự chết, nhưng khi nhìn chán thì ta cũng quay đi!?
    Kết luận : Tại Việt Nam, chúng ta cũng có nhục thân của hai vị thiền sư Đạo Chân (tục danh Vũ Khắc Minh, sinh năm 1579) và Đạo Tâm (tục danh Vũ Khắc Trường gọi Vũ Khắc Minh bằng chú) cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn và được thờ tại chùa Pháp Vũ hay còn gọi là Chùa Đậu vì ở làng Đậu nay là thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tin (cách Hà Nội 23 km về phía Nam). Các nhà khảo cứu quốc tế cũng đã dùng X-quang để xem xét hai bức tượng thờ và công nhận là nhục thể thật. Tin mớI nhất cho chúng ta biết, vì người ta đổi chỗ tượng thờ, nên một trong hai nhục thân đang bị hư hạI, cần bảo trì.
    Nói chung, nhục thân các vị thiền sư Phật Giáo tồn tại sau một thời gian dài nhập định hãy còn là một bí mật đối với Tây phương, họ còn đang tìm hiểu Còn trong Phật Giáo thì đó là một hiện tượng đắc đạo của một vị chân tu sau khi nhập diệt để lại một tấm thân ?okim cương bất hoại?. Đó là bằng chứng cụ thể của Đạo Phật siêu việt.
    Tuệ Viên .
     
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thuật ướp xác của người Việt Nam
    Dự án tu bổ nhục thân thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu (Từ Sơn, Bắc Ninh) vừa hoàn tất ngày 26-9. Cho đến thời điểm này, đấy là "báu vật thứ tư" trong "thuật ướp xác" của người Việt xưa mà các nhà khoa học đã phát hiện ra. Giáo sư Nguyễn Lân Cường, chủ nhiệm dự án sẽ bàn thêm về vấn đề này.
    * Có bao nhiêu táng thức trên thế giới, thưa ông?
    - Đến nay khoa học đã phát hiện ra 5 táng thức sau: Điều táng, hỏa táng, thủy táng, địa táng, huyền táng. Còn thiên tảng là hình thức duy nhất chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc. Báo giới nước ngoài đánh giá cao và sẽ ghi nhận về hiện tượng này.
    * Vậy thì thiền táng đã phải có một lịch sử lâu đời?
    - Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1116, mùa hạ, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã trút xác ở chùa Núi Thạch Thất. Người làng cho là chuyện lạ bèn cho xác nhà sư vào khám để thờ. Thời nhà Minh xâm lược Việt Nam, chùa bị quận giặc đốt cháy. Người dân lại đắp tượng để thờ như cũ và hiện nay vẫn còn. Theo tôi những nhục thân như thế này còn nhiều nữa. Bởi chùa chiền ở ta rất nhiều.
    * Vậy nếu có một thuật giữ xác từ thời đưa, nó sẽ là gì thưa ông?
    - Đó chính là việc dùng sơn ta. Nhưng điều quan trọng là chỉ những người tu luyện cực khổ thì mới làm được điều này. Ví như với Thiền sư Vũ Khắc Minh đã từng ngồi trong am cả trăm ngày mới ra. Hơn nữa, chế độ ăn uống cũng cực kỳ kham khổ. Chỉ ăn rau mà thôi. Tóm lại thuật giữ xác phải qua các bước như: Bó vải, gom, lót, sơn tạc và phủ quang dầu ở ngoài. Cách làm của các nước trên thế giới hoàn toàn khác. Xác ướp Ai Cập, người ta đã moi bụng, não, rồi cho thuốc ướp vào trong.
    * Sơn ta là...?
    - Sơn ta là loại sơn lấy từ một loài cây mọc ở tỉnh Phú Thọ. Cây cho mủ như cao su nhưng rất ít. Nó phân biệt với loại sơn tổng hợp bây giờ.
    * Chức vị của những Thiền sư còn giữ được nhục thân?
    - Họ thường là những người đứng đầu một ngôi chùa. Ở bia của Thiền sư Vũ Khắc Minh còn ghi chức danh và ngày tháng ngồi thiền. Đây là nhục thân được xem là sớm nhất trong 4 vị Thiền sư vừa phát hiện được năm1641.
    * Quá trình tu bổ và bảo quản các xác ướp đã theo tiêu chí nào?
    - Với các xác ướp ôxy là kẻ phá hoại ghê gớm. Chúng tôi đã phải diệt khuẩn, đưa xác vào hộp kín và bơm khí Nitơ vào. Hy vọng sẽ giữ được lâu dài.
    * Báo giới nước ngoài đánh giá hiện tượng này như thế nào?
    - Có vài tạp chí khoa học nước ngoài đã đăng tải về vấn đề này. Các hãng phát thanh, truyền hình Mỹ, Pháp cũng đã háo hức hỏi chuyện và đưa tin. Không những thế đã có những người khách nước ngoài đến tham quan.
    * Vậy dự án và bên ngành du lịch có định đưa hai địa danh chùa Đậu (Hà Tây) và chùa Tiêu vào những nơi cần khai thác cho du khách trong, và ngoài nước đến tham quan?
    - Chúng tôi có nghĩ đến chuyện này. Nhưng mọi thứ còn chưa có kế hoạch cụ thể.
     
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tại sao khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che ?
    Có lý luận cho rằng, ân dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực tiếp dọi vào. Nhưng theo chúng tôi, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, có nhiều trường hợp, gặp đất dưỡng thi, hoặc ba điều tường thuỵ (tức mộ kết phát) không nên cải táng, phải lấp lại ngay. Trong trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh nắng mặt trời trực tiếp dọi vào thì rữa ra ngay và teo lại. Vì vậy, để phòng xa nên kiêng ánh mặt trời, lâu ngày trở thành phong tục chung?
    Thấy gì qua 60 ngôi mộ có xác ướp ở Việt Nam?Theo thống kê của các nhà khảo cổ học, cho đến nay trên địa bàn của 15 tỉnh và thành phố ở nước ta đã có gần 60 mộ có xác ướp được khai quật. trong số gần 60 người mà các nhà khảo cổ "tìm gặp" đó có mặt hầu hết những nhân vật có vị trí cao quý nhất của xã hội đương thời: Từ vua cho đến các quan thượng thư, đại tư đồ, hoạn quan, bà chúa, cung tần mỹ nữ... ngôi mộ có niên đại sớm nhất được phát hiện ở Cẩm Bình- Hải Hưng vào thế kỷ thứ 15. Ngôi mộ có niên đại muộn nhất được chôn vào đầu thế kỷ này. nhưng nhiều nhất và được xử lý kỹ thuật tốt nhất chỉ có các mộ chôn trong 3 thế kỷ 16, 17,và 18. Ðó cũng là thời kỳ bùng nổ của loại hình thức táng này. Cấu trúc của mộ xác ướp rất thống nhất về các nguyên tắc cơ bản: Ngoài cùng là gò mộ đắp đất, trong cùng gò có một quách hợp chất màu xám rắn chắc làm bằng vôi, cát mật, giấy gió, dầu thông. Ðể cho quách thêm vững chắc người ta thường đổ nắp có hình vòm cung trùm ra ngoài thành quách. Bên trong quách hợp chất, thường có thêm lớp quách gôc. Quách gốc có thể cách quách hợp chất 5 cm. khoảng trống ấy có thể dùng làm vật liệu hút ẩm hoặc giữa hai lớp không có khoảng cách do khi đổ hợp chất, quách gỗ được coi như một mặt của cốp pha.Bên trong quách gỗ là quan tài được đóng liền thành một khối ngoài có sơn phủ kín. Quách trong đều được làm bằng gỗ thơm (Ngọc am).Trên mặt quách thường có một tấm minh tinh bằng dụ đỏ thêu tên họ của người quá cố bằng kim tuyến.Cách sắp xếp trong lòng quàn tài cũng tuân theo một quy tắc chặt chẽ. Ðóng quan thường có một bớp chè dày khoảng 4,5cm. Trên lớp chè có một tấm ván mỏng có khoét rỉ ra chẩy xuống lớp chè dưới đáy quan. ở loại hình táng thức này, người quá cố thường mặc rất nhiều quân áo. Bà Phạm Thị Nguyên Chân mặc tới 35 áo, 18 váy. Thi thể còn được bọc lại bằng hai lớp vải liệm: tiểu liệm và đại liệm. Ngoài mỗi lớp vải liệm còn có dây lụa buộc chặt chẽ.Ðể tăng độ hút ẩm và cho thi thể khỏi bị xô dịch, người ta còn dùng rất nhiều gối bong chèn dưới lòng quan. Có mộ đã dùng tới 49 chiếc gối bông.Ðồ tùng táng trong loại hình táng thức này rất nghèo nàn, thường trong mộ chỉ thấy các trái gốm nhỏ đựng móng chân, móng tay, răng rụng, trầu không, thuốc lá, hộp phấn, quạt giấy, đôi khi còn có thêm cuốn sách Kinh.Tuyệt đại bộ phận các mộ xác ướp thơi Lê -Trịnh đã được khai quật, không tìm thấy bất kỳ một đồ tùng táng nào quý giá như vàng, bạc, ngọc, ngà.ở những mộ chưa bị phá hoại, kỹ thuật chôn cất rất cẩn thận thì xác và đồ tùng táng vẫn còn được bảo quản nguyên vẹn. Thi thể tuy có bị mất nước teo đét lại, nhưng màu da không bị đen, các khớp chân tay còn mềm mại, phần lông không bị rụng hỏng. Ðiều đáng chú ý là, khi khám nghiệm tử thi, các nhà nhân chủng học và y học không tìm thấy bất kỳ một dấu vết mổ xẻ nào trên thân thể. Như vậy là, ruột và óc người chết đã không bị mổ lấy ra như kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập  thời cổ.Nguyên nhân nào đã làm cho xác và đồ tùng táng không bị tiêu huỷ? Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khẳo cổ, nhân chủng học và y học hiện đại đã đi đến kết luận là, có hai nguyên nhân cơ bản:Một là, mộ được chôn cất trong môi trường kín tuyệt đối. Không có hiên tượng trao đổi bên trong và bên ngoài. Quan, quách (hai lớp) đã đóng vai trò chủ đạo trong yêu cầu kỹ thuật này. Ngoài ra, còn cần phải hạn chế tới mức tối đa không gian trống trong lòng mộ.Hai là, dầu thơm cũng là một yếu tố quyết định. Dầu thơm đã làm sạch vi khuẩn, dầu trộn với hợp chất, đổ vào lòng quan, quan tài thơm... đã ngăn không cho vi khuẩn, kể cả các vi khuẩn yếm khí tiếp tục hoạt động huỷ hoại xác.Ngoài ra các phương pháp chống ẩm bằng chè, quần áo, tẩm liệm, gối bông cũng đã góp thêm mặt yếu tố gìn giữ xác.Những kết quả khoa học đào tìm được và các giám định khoa học vừa được trình bày cho thấy: Mộ xác ướp Việt Nam không có gì là bí ẩn cả. mộ xác ướp, một di sản văn hoá cần được bảo vệ(Hoàng Linh- Trích "Du lịch Việt Nam" số 43)
            Về ngôi mộ xác ướp mới phát hiện ở Cát Hanh.Tháng 8 năm 1984, một ngôi mộ xác ướp được phát hiện trên cánh đồng Mả Vôi thuộc xã Cát Hanh huyện Phù Cát, tỉnh Nghĩa Bình.Ngôi mộ được táng theo lối trong quan ngoài quách. Quách được xây dựng bằng một hợp chất gồm vôi sống, cát và một số chất kết dính như nhiều ngôi mộ đã phát hiện thời Lê Trịnh và thời Nguyễn. Quan tài bằng gỗ, mặt ngoài trát một lớp ngăn thấm rất kín. Quan tài  có chân và nắp là một nửa thân gỗ còn nguyên lớp vỏ bào không nhẵn.Thi hài chôn trong mộ là một phụ nữ khoảng 60 tuổi, cao 154,5 cm, chân trái bị gãy và liền lại khi còn sống nên ngắn hơn chân phải 3,1cm. Thi thể hầu như còn nguyên vẹn và các khớp xương, nhất là xương sống và các khớp vai còn có thể cử động rất mềm dẻo.y trang phục của người chết gồm ba lớp áo mặc, khăn nhiễu đội đầu, đội hài da, một chiếc áo dài mầu đen kê dưới tay phải. Vải liệm gồm 7 súc đặt theo chiều dài và súc đặt theo chiều ngang.Ðáy quan tài có một lớp trấu và lúa không sấy, chất gạo còn khá tốt. Giữa nắp quan tài và xác là một lớp là chuối khô. Giấy bản chèn cũng buộc bằng dây chuối khô. Ðặc biệt, quan tài chứa một dung dịch ngâm giữ xác có màu nâu trong. Thành phần hoá học của dung dịch chưa xác định được, nhưng không có thuỷ ngân (Hg) arsenic (as) và tinh dầu thông.Căn cứ vào gia phả của dòng họ và sự ghi nhận của thân nhân thì chủ ngôi mộ là bà Nguyễn Thị Trọng, vợ thứ ba của ông Lê Văn Thể.Ngôi mộ ướp xác này là một tư liệu khoa học có giá trị về nhiều phương diện:- Ðây là ngôi mộ ướp xác đầu tiên tìm thấy từ một tỉnh xa nhất về phía nam.- So với những ngôi mộ ướp các được phát hiện ở các tỉnh  phía Bắc, ngôi mộ này có những đặc điểm riêng cần nghiên  cứu như: Nắp quan tài là một nửa thân cây để nguyên vỏ, thi hài ngâm trong dung dịch giữ xác...- Những di vật trong ngôi mộ phản ánh nghi thức mai táng y trang phục các nghề thủ công, phong tục tập quán và lối sống xã hội đương thời.- Chủ nhân của ngôi mộ thuộc gia đình Tây Sơn và có quan hệ mật thiết với Tây Sơn nên những do vật đó cúng là nững chứng tích về dới sống văn hoá xã hội, kinh tế thời bấy giờ.(Trích "Quang Trung Nguyễn Huệ- con người và sự nghiệp"- Phan Huy Lê.)
     
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Những bí ẩn và phát hiện kỳ thú
    Gần bảy tháng sau khi được rước ra khỏi ngôi tháp cổ ngày 26-9, pho tượng di thể của thiền sư Như Trí đã được tu bổ, khôi phục xong. Nhưng chung quanh pho tượng táng (viên tịch nhưng thân xác không phân hủy) cực kỳ quý giá thứ tư được tìm thấy ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều bí ẩn.
    Phát hiện đã... 60 năm
    Ngày 5-3-2004, trước sự chứng kiến của hàng trăm nhà sư, phật tử và đại diện chính quyền địa phương, ngôi tháp cổ đã được khai mở. Và nhục thân Thiền sư Như Trí trong tư thế ngồi kiết già được rước ra, bị hư hỏng nặng: tay rụng, mắt trái thủng, toàn thân nứt nẻ. Nơi cất giữ tượng ẩm thấp, nước vẫn tiếp tục nhỏ xuống từ các mạch vữa lở lói. Trên tháp có tấm bia nhỏ ghi: Đây là "Viên Tuệ tháp" được đệ tử nối pháp của ngài là Tính Phong (cùng hàng môn nhân) dựng vào mùa xuân năm 1723 đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái thứ tư. Như vậy pho tượng và ngôi cổ tháp đã có ít nhất 281 năm tuổi.
    Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên pho tượng được phát hiện. Theo nhà sư Đàm Chính trụ trì chùa Tiêu Sơn cách đây hơn 60 năm, đã có một người nhìn thấy hình pho tượng và lấy que chọc thủng mắt trái. Sau đó, lỗ hổng trên tháp được nhà chùa bít lại nhưng không ai nghĩ đó là di thể thật của một thiền sư.
    Nhiều năm sau, dư luận được dịp sửng sốt vì sự phát hiện ra ba pho tượng táng của Thiền sư Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Khắc Trường ở Chùa Đậu, thiền sư Chuyết Tuyết ở chùa Phật Tích, nhưng vẫn không ai để ý đến câu chuyện pho tượng ở Tiêu Sơn tự, dù đây là ngôi chùa có lịch sử 1.000 năm, đã từng là Trung tâm thuyết giảng và đào tạo về Phật giáo lớn nhất Việt Nam, dưới thời quốc sư Lý Vạn Hạnh và một số đệ tử nối pháp trụ trì.
    Mãi đến năm 1995, khi các nhà lãnh đạo thiền phái Trúc Lâm có dịp về thăm chốn Tổ Tiêu Sơn, sự việc này được xới lại và chín năm sau, tháng 3-2004, pho tượng mới được rước ra khỏi tháp.
    Kỳ công độc nhất vô nhị
    Dự án tôn tạo, tu bổ tượng được PGS.TS Nguyễn Lân Cường, họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, với sự tham gia của Viện 69 Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam... thực hiện trong bốn tháng.
    Trong suốt quá trình đó, những nghiên cứu di cốt đã cho kết luận: Thiền sư Như Trí là một người đàn ông, cao xấp xỉ 1,65m, viên tịch trong độ tuổi từ 45 - 50.
    Một vị chức sắc Phật giáo cho rằng ở cái tuổi đó mà thiền sư Như Trí đã luyện được cách khiến di thể bất hoại là một kỳ công độc nhất vô nhị.
    Qua vị trí sắp xếp các xương; qua phương pháp phân tích phổ hồng ngoại, các nhà khoa học cũng nhận thấy: Thiền sư được phủ sơn ta (sơn mài truyền thống) và các phụ gia khác ngay sau khi viên tịch.
    Một trong những phát hiện kỳ thú nhất là trong bụng nhục thân có một khối to hợp chất bằng quả bưởi . Hợp chất này, sau khi phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, có thể khẳng định: đây là các chất vô cơ có cấu trúc tinh thể, và nó là các chất còn lại của phần phủ tạng trong bụng thiền sư.
    Như vậy đây cũng là pho tượng táng cả ngũ tạng, đặc biệt hơn các xác ướp Ai Cập (để bảo vệ di thể không hư hoại, người Ai Cập phải mổ bụng, đưa hết lục phủ ngũ tạng, óc ra ngoài).
    Việc chụp phim X - quang pho tượng đã cho thấy nhiều điều hết sức mới mẻ: Sau khi bồi lớp thứ nhất, người xưa đã đặt một tấm đồng lớn trên lưng (chiều dài 65cm, rộng 15cm) và một tấm đồng trên ngực (rộng 22cm) thiền sư, rồi mới bồi thêm lớp nữa. Ngang và dọc trên đầu, cổ và bắp tay là những dải băng bằng đồng có các kích thước khác nhau từ 4 - 21mm.
    Các nhà khoa học tuyên bố đây là hiện tượng lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam . Những tấm đồng này có khả năng giúp cho tư thế ngồi của thiền sư vươn thẳng, tránh bị cúi gập xuống ở phần cổ, lưng và có thể bảo vệ hộp sọ.
    Từ các phát hiện trên, chứng tỏ phương thức táng tượng của Việt Nam rất độc đáo và đạt trình độ rất cao. Phương thức táng này cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc với tên gọi "giáp trữ tất".
    Công việc trùng tu sở dĩ kéo dài hơn dự kiến là vì pho tượng hư hại quá nặng và tính chất táng có nhiều điểm mới mẻ.
    Đầu tiên, các nhà khoa học tiến hành phải tiến hành diệt khuẩn, nấm mốc và côn trùng. Sau đó quy trình được bảo đảm nghiêm ngặt: bọc vải, bó, hom, lót, thí... với 13 lớp sơn và thếp bạc.
    Tu bổ hoàn thành, pho tượng nặng 34kg, chiều cao tư thế ngồi 78,5cm, được đặt trong một khám sơn son thếp vàng có hộp kính kín dày 10mm (do nhà máy kính Đáp Cầu đúc) chứa đầy khí ni tơ để bảo vệ, đặt ở nhà Tổ chùa Tiêu Sơn.
    Một phiên bản khác của tượng được làm bằng composite và 10 lớp sơn, vải, mạt cưa nặng 55,5kg đặt trong thân ngôi tháp cổ để du khách và phật tử chiêm bái.
    Các bậc chân tu và công năng đặc dị
    Theo nhà Phật, người chết mà để lại những phần không bị tiêu huỷ sau khi hỏa táng thì gọi là xá lợi như cái lưỡi của ngài Duy Ma Cật, một vị thuyết pháp thời Đức Phật, hay như quả tim của ngài Thích Quảng Đức (tự thiêu để phản đối chế độ Mỹ - ngụy). Theo truyền thuyết, Đức Phật sau khi tịch cũng để lại xá lợi là những viên ngọc ngũ sắc, ngay cả cho vào nhiệt độ rất cao cũng không thiêu huỷ được. Còn như ngài Như Trí là toàn thân xá lợi.
    Nếu là những bậc chân tu, sau khi luyện được tâm thanh tịnh thì họ đạt được ngũ thông hoặc lục thông (công năng đặc dị): "Thiên nhĩ thông" tai có thể nghe được âm thanh nhỏ hoặc từ rất xa; "Thiên nhãn thông" mắt cũng nhìn được xa và vật cực nhỏ (Trong Kinh có ghi Đức Phật "thấy" được ngoài trái đất còn có hằng hà sa số tinh tú, "thấy" được trong nước có bát vạn tứ thiên trùng: vi trùng, vi khuẩn); "Tha tâm thông" đọc được tâm địa người khác... Nhiều sách nhà Phật cũng đã ghi lại khả năng thần thông của nhiều thiền sư như Nguyện Minh Không, Từ Đạo Hạnh do tu luyện mà thành.
    Nhưng cái gốc của Phật giáo không phải là để đạt được ngũ thông, lục thông mà là để chuyển hóa cái tham, sân, si trong con người mình đến chỗ an nhiên thanh tịnh. Với nhà Phật thì việc tu hành là không có mục đích đạt đến và đối tượng đạt đến: dù mắt thấy sắc, mũi thấy mùi, tai nghe rõ... nhưng trong tâm không nảy sinh bất kỳ một ý niệm nào ưa thích hay ghét bỏ, phiền não. Nếu tu được đến mức độ như vậy thì thời gian quá khứ, hiện tại sẽ không còn ngăn cách nữa, và nhà tu hành có thể lưu và dung được trí tuệ quá khứ cũng như đoán định được tương lai.
    Hòa thượng Thích Thanh Từ, đang ở tại thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, cũng đã đi được hai phần ba chặng đường nhập thất ba năm để tĩnh tu. Mục đích của việc nhập thất là để nêu gương cho đệ tử tu hành và chuẩn bị cho mình có thêm đạo lực, làm chủ được thân tâm (tâm không bấn loạn) trước khi ra đi, đồng thời cũng biết được ngày giờ ra đi. Nhập thất là suốt ngày trở về sống với nội tâm thanh tịnh của mình, không suy nghĩ và làm việc gì khác (không xem báo, không đọc kinh, không nghe đài, coi ti vi... ăn uống có người đem đến, ăn xong có người đem đi). Thiền sư Như Trí cũng đã thực hiện một dạng nhập thất nên ra đi hoàn toàn siêu thoát.
     
     
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6

    Dấu ấn Phật giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Việt Nam
    Đỗ Đình Truật (Viện KHXH TPHCM)​

    Từ thời xa xưa, người Việt cổ đã bắt đầu quan tâm đến cái chết. Có nhiều trường hợp chôn người chết ngay trong hang động, chỗ ở, chỗ ăn ngủ của mình (như trong nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn, trong một số hang động ở phía Bắc), và họ cũng biết giữ lại linh hồn theo kiểu ma thuật đa thần giáo ngày xưa, mà nay một số đồng bào Mường ở phía Bắc còn làm. Đó cũng là thời kỳ mà chưa phân định được các loại hình mộ táng ở Việt Nam, vì chưa thể hiện những khuynh hướng tôn giáo rõ rệt. Mãi tới thời kỳ Lý-Trần, thì chúng tôi thấy xuất hiện lại loại văn hóa mộ táng theo khuynh hướng tâm linh - tôn giáo rõ ràng.

    Khuynh hướng thứ nhất là loại hình văn hóa mộ táng theo Nho giáo.​
    Nho giáo không phải là tôn giáo, nên mộ táng có sự tùy tiện hơn, để mồ mả theo ý niệm của phong thủy nhiều hơn, coi trọng cung mạng người chết, để mồ mả phải đúng hướng, tránh ngày hung tháng dữ v.v... (khuynh hướng này chúng tôi không trình bày nhiều, chờ dịp khác).
    Khuynh hướng thứ hai là loại hình văn hóa mộ táng của Phật giáo, loại này tuy ít nhưng lại quy mô, kỳ vĩ "hướng thiên, không hướng địa", như các mộ tháp để xá lỵ của các Sư tượng trưng cho linh hồn và xác thịt về với cõi Phật.

    Loại hình thứ hai, của Phật giáo là "thổ mộ"chôn xuống đất, biểu trưng ýnghĩa phần hồn đã về với cõi Phật nhưng phần xác còn ở lại trần gian.​
    Loại này chiếm đa số, kể cả các Tăng Ni đến công hầu quí tộc vua chúa, vàhình thức rất gần gũi với Nho giáo. Do vậy, chúng ta rất khó phân định những ngôi mộ cổ loại này của Phật giáo hay Nho giáo, kể cả về vấn đề kiến trúc và nghệ thuật.
    Dưới đây là những trường hợp cụ thể ở loại hình văn bia mộ táng, vừa Nho giáo và Phật giáo đan xen nhau tạo nên một sắc thái văn hóa mộ táng Việt Nam phong phú về nhiều mặt tâm linh lẫn vật chất cùng với nền kỹ nghệ ướp xác cổ Việt Nam và đang được khắp thế giới quan tâm.
    Văn hóa mộ táng kiểu Nho giáo hoặc Phật giáo, thực ra là một khối văn hóa được tập trung cao và chứa đựng các ý niệm tâm linh và vật chất. Vậy nên danh từ của mộ là kho, một tập hợp nhiều báu vật về nhiều mặt mà nền văn hóa 4.000 năm của Việt Nam đã tiềm tàng và chứa đựng. Loại kho báu đầy bí ẩn này đã bắt đầu được nghiên cứu, khám phá ; và cá nhân tôi cũng tự tin là đã "thám hiểm đầu tiên" về lĩnh vực này.
    Năm 1963-1965, vô tình ở huyện Hoàng Hóa-Thanh Hóa, các nhà khảo cổ đã khai quật được một xác ướp của vua Lê Dụ Tông thời Lê-Trịnh. Xác cón nguyên như nhà vua còn đang an tịch ở giấc nồng. Nhà vua đầu cạo trọc, đầu đội mũ tu ni thay vì là một vương miện, mình mặc một áo cà sa màu nâu, thay vì mặc hoàng bào. Tài sản của nhà vua mang theo không có gì ngoài cây quạt lông, đôi hài thường và cây bút,cái nghiên ! Sự chân tu đã làm cho nhà vua hoàn toàn thoát tục ; không mang theo hầu như một thứ gì của một thời về cung vàng bệ ngọc.
    Một ví dụ thứ hai : ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội, vô tình nhà máy sấy thuốc lá ở đây đào được hai cái xác của hai vũ nữ thời Lê. Tôi và ông Phạm Như Hồ đã được phái đến nghiên cứu hai cái xác này, thì điều lạ lùng là theo bia ký là hai vũ nữ nhà Lê, nhưng lại đầu cạo trọc, thân mình ăn mặc kiểu nâu sồng (quần áo còn nguyên), và cả thi thể như được gói trong một bọc gấm hoa. Sau khi giải phẫu, ông Phạm Như Hồ còn lấy ra trong cái bọc đó một quả tim, bằng nắm tay, rắn chắc. Ông Phạm Như Hồ có đem quả tim ấy rửa trong dòng nước của sông Cà Lồ, song nó vẫn trơn láng và rắn rỏi thêm.
    Tìm hiểu câu chuyện, chúng tôi được biết hai vũ nữ này có tiếng hát rất hay mà nhà vua hâm mộ, nhưng hai nàng lại thiếu một vẻ mặt mỹ nhân, nên nhà vua hất hủi, sau đó đi tu và khi chết còn để lại một quả tim mà chúng tôi ghi nhận được.
    Ví dụ thứ ba là xác ướp của bà Phạm Thị Nguyên Chân, vợ Thượng thư Trụ quốc Đặng Đình Tướng thời Lê-Trịnh, phát hiện được ớ Phủ Dãy tỉnh Hà Nam vào năm 1968 !
    Xác bà do bom Mỹ năm Mậu Thân làm bật lên. Tóc bà được cạo và gói thành một gói để bên gối. Xác bà được quấn vào nhiều lớp vải vóc nhung lụa bên ngoài, và hình như là bà không quan tâm gì đến những thứ đó, bởi lẽ một lá minh tinh phủ trên ngực bà có ghi rõ "Phạm Thị Nguyên Chân Phật diệu phù tri". Ngoài ra không có gì nữa, bà như giấu hết tên tuổi và đời riêng của một "phu nhân ở loại khai quốc đại công thần". Sở dĩ chúng tôi biết được điều này là khoảng sau đó 6 năm, chúng tôi mới tìm thấy lăng mộ của chồng bà và bia ký có ghi rõ "Bà là Phạm Thị Nguyên Chân thực tên là Phạm Thị Hoa", vì theo đạo Phật chân tu nên mới lấy tên là Nguyên Chân thoát tục từ đó. Bà là chánh thất phu nhân của tướng quân Đặng Đình Tướng - Trấn sơn Nam Đại tướng quân - Phụ quốc Công thần. Ấy vậy, mà qua khai quật chỉ thấy bà là một Phật tử chân tu, bà không muốn mang theo vàng ngọc châu báu của thân thể, kể cả tên tuổi của bà ở nơi di mộ.
    Thêm một dẫn chứng cuối cùng là vào cuối năm 1994-1995, tại xóm Củi - Q.5 của TPHCM, chúng tôi khai quật lăng mộ bà Nguyễn Thị Hiệu (cũng có thể là Trần Thị Hiệu vì chữ Trần hay chữ Nguyễn bị nhòe không rõ).
    Bà được chôn cất cẩn thận theo nghi thức của hoàng gia, thi thể bà còn nguyên viện, thậm chí là còn rất đẹp, cơ bắp còn co duỗi được. Các nhà y học đã tiếp vào cơ thể bà nhiều lít nước thuốc vẫn dẫn hết dưới da thịt như chúng ta tiếp nước ở bệnh viện vậy.
    Bà mang theo nhiều đồ trang sức và dưới chân có hai đôi giày thêu bằng vàng. Đáng nói là trong lớp áo cuối cùng, ngay ở ngực, chúng tôi tìm thấy được một bài chú vãng sanh và một bản quy y với Phật hiệu là Trần Thị Hiệu pháp danh kà Minh Trường (chúng tôi sẽ công bố riêng 2 bản bút văn này với bản báo ở dịp khác).
    Và như vậy bà Hiệu cũng là một Phật tử được chôn cất theo hình thức thổ táng ; còn những hiện vật gì quý chôn theo bà ở đây là do người thân thương bà chôn theo, đương nhiên là ngoài ý muốn của bà. Hiện nay xác bà được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử TPHCM.
    Nhìn chung, các xác ướp trong các di mộ nói trên đều có liên quan với sự tu hành ngày xưa, đều là xác còn nguyên, đều là những người chân tu theo Phật. Có phải kỹ thuật ướp xác của tiền nhân xưa đã được cộng thêm vào đó một "siêu lực" nào đó của thế giới tâm linh nhà Phật nên các xác đó tồn tại tốt đẹp như vậy ?

    Loại hình cuối cùng là mộ tháp :​
    Mộ tháp rất dễ phân biệt với mộ địa, vì mộ địa còn lẫn lộn với ý niệm chôn cất của Nho giáo. Mộ tháp thường dành cho các bậc chân tu trưởng thượng trong Phật giáo.
    Như trên chúng tôi đã nói, khi một vì Hòa thượng nào đó qua đời thí thi thể được hỏa thiêu, tro than còn lại được gọi lá những xá lỵ (hay xá lợi). Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là mộ tháp. Mộ tháp của tu sĩ nhà Phật là một thế giới dành riêng cho mối liên hệ tâm linh giữa trần gian và cõi Phật. Còn ngọn tháp chỉ có một ngọn duy nhất hướng thẳng về trời (đấy là Tây Trúc, đất Phật) và cũng chỉ có một ngọn đó thôi. Triết lý uyên thâm này đến nay chúng ta chưa hiểu được bao nhiêu...
    Nhìn chung, văn hóa mộ táng cổ Phật giáo đã góp phần khá độc đáo vào nền văn hóa kiến trúc dân tộc còn tàng ẩn nhiều vấn đề tâm linh triết học khác, ý niệm nhan văn của con người Việt Nam thưở xa xưa rất đáng trân trọng.
    Chúng tôi nghĩ rằng giới Phật tử cùng chúng tôi nên quan tâm nghiên cứu và bảo vệ các di mộ cổ có gía trị về mặt văn hóa ở nhiều mặt. Đó cũng là góp phần vào việc phát huy văn hóa của dân tộc./.  
                                                         Đỗ Đình TruậtNguyên Ninh đánh máy
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6

    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 10/05/2005

Chia sẻ trang này