1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vấn đề của môi trường thế giới

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Oshin, 29/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Những vấn đề của môi trường thế giới

    Các bạn thân mến, biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm, sự bùng nổ dân số, khủng hoảng năng lượng v.v.., tất cả đang là những vấn đề nóng bỏng của thế giới hiện nay. Mình lập topic này để chúng ta cùng trao đổi và thông tin về những vấn đề môi trường toàn cầu này nhé.

    Mấy hôm nay, nếu theo dõi tin tức trên đài, báo, hẳn các bạn có thấy người ta đang đề cập nhiều đến việc phê chuẩn nghị định thư Kyoto-liên quan đến việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở các nước trên thế giới. Cũng từ nghị định này mà một thị trường kì lạ nhất đã hình thành, thị trường buôn bán (quota) khí thải. Đây là một trong những nỗ lực của thế giới trước những hiện tượng biến đổi bất thường của khí hậu toàn cầu.

    Vậy thì trước hết, nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi bất thường khí hậu toàn cầu là gì? Quy mô, ảnh hưởng của nó ra sao?
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Nhiệt độ trung bình của trái đất

    [​IMG]
    Nguồn gốc chủ yếu dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu là gì?

    1.Hiệu ứng nhà kính

    Khí hậu trái đất chịu ảnh hưởng phần lớn của cân bằng nhiệt của khí quyển. Vì vậy, tất cả những quá trình ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt này đều có thể gây biến đổi khí hậu.

    Như vậy, có thể nói, chính sự tích tụ các khí gây hiệu ứng nhà kính đã làm tăng lượng nhiệt hấp thu của khí quyển dẫn đến hiện tượng trái đất ấm dần lên là nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu toàn cầu.

    Thực ra, sự thay đổi lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính cũng xảy ra tự nhiên. Và cũng chính nhờ các khí này trong khí quyển giữ nhiệt mà sự cân bằng nhiệt của trái đất được đảm bảo. (Nếu không thì có lẽ trái đất của chúng ta sẽ chỉ là một hành tinh lạnh lẽo, đúng thế không nhỉ).

    Nhưng điều đáng nói là từ thời công nghiệp bắt đầu xuất hiện đến giờ, những hoạt động kinh tế của con người đã làm ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng.

    Mọi hoạt động cần năng lượng, và chỉ trong vòng vài chục năm qua, con người đã "đốt" một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch mà tự nhiên phải mất hàng trăm triệu năm để hình thành (Than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên)!

    Chúng ta đã thải nhiều CO2 vượt quá mức cân bằng ổn định của nó!

    Thêm vào đó, sự cân bằng này càng chông chênh khi rừng đang tiếp tục bị tàn phá khắp nơi trên thế giới. Chúng ta biết rằng, sự cân bằng CO2 trong tự nhiên được duy trì nhờ quá trình quang hợp của cây xanh (mọi hoạt động sống, hô hấp thải ra CO2, cây xanh hấp thụ lại CO2 khi quang hợp).

    Túm lại, con người phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả của biến đổi khí hậu do chính mình gây ra! (Nhân-Quả?).
    Nói thêm
    Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến khí hậu trái đất:

    2. Những dòng nước đại dương

    Những thay đổi của các dòng nước đại dương trên thế giới cũng làm ảnh hưởng đến khí hậu. (Đại dương thậm chí còn chứa nhiều nhiệt hơn cả khí quyển). Giống như gió trong không khí, những dòng nước trong đại dương chuyển đông, chủ yếu là từ những vùng gần xích đạo đến các địa cực. Và sự chuyển động này làm nóng trái đất lên. Nếu không có những dòng nước đại dương này, vùng xích đạo chắc đã nóng hơn còn vùng cực lạnh hơn. Đôi khi những dòng nước này thay đổi hướng, chậm đi, đảo ngược hay thậm chí là biến mất, và những điều này ảnh hưỏng lớn đến khí hậu trái đất.

    3.Chu kỳ mặt trời

    Mặt trời thường được bao bọc bởi những vệt đen mặt trời (sunspot). Cứ 11 năm một lần, số lượng các vệt này lại đạt cực đại. Sự thay đổi lượng nhiệt từ Mặt Trời liên quan đến chu kì này.

    4. Sự phun trào núi lửa

    Núi lửa phun trào làm một lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm vào khí quyển, lớp bụi này ngăn chặn ánh sáng mặt trời đến trái đất, do đó làm cho trái đất bị lạnh đi. Dạng biến đổi khí hậu này cũng xảy ra khi có thiên thể từ vũ trụ va vào trái đất (gây nên những vụ nổ, phun trào núi lửa...). May mắn thay chúng rất hiếm khi xảy ra(trong khoảng vài triệu năm). Nhiều nhà khoa học tin rằng, sự va chạm của một thiên thạch cách đây 65 triệu năm đúng vào thời kì khủng long tuyệt chủng.

    5. Sự trôi dạt của các lục địa

    Trải qua hàng trăm triệu năm, sự thay đổi cấu trúc các lục địa và đại dương đã ảnh hưởng đến nhiệt lượng trong khí quyển và đại dương, vì thế mà ảnh hưởng đến khí hậu trái đất.

    Suốt thời kì khủng long cách đây hàng trăm triệu năm, trái đất đã nóng hơn bây giờ rất nhiều, với nhiệt độ trung bình lên đến 25 độ C, ở các vùng cực bấy giờ thậm chí còn có rất ít hay không có băng tuyết. Từ lúc đó, sự phân tách các lục địa đã làm biến đổi những dòng chảy đại dương và gió, cô lập Nam cực, gây nên hiện tượng lạnh đi của khí hậu trái đất cho đến ngày nay, với những tảng băng lớn bao phủ Nam Cực và Greenland. Kích thước của những tảng băng này đã thay đổi đều đặn (to ra hay thu nhỏ lại) suốt hàng triệu năm qua, nhưng không phải do sự trôi dạt của các lục địa mà do những thay đổi trong quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời.

    Tham khảo:

    Earth Report 2000 - Revisiting the true state of the Palnet

    http://www.ace.mmu.ac.uk/eae/Climate_Change/Younger/Causes.html

    http://www.earth-policy.org/Indicators/indicator8.htm
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tuyệt vời !
    Oshin phải đổi tên thành siêu Oshin mới đúng. Mỗi một chủ đề mà Oshin mở ra đều được viết lách rất công phu, nâng kiến thức cho độc giả lên một tầm cao mới. Tớ xin phép được tiếp Oshin trong chủ đề này. Mở đầu là bài viết của bác @7604 về việc tại sao Mĩ lại rút khỏi nghị định thư Kyoto theo quan điểm của một người đang sống ở Mĩ. Xin phép bác 7604 cho em được trích dẫn bài của bác vào đây. Bài viết này được đăng vào thời điểm mùa hè năm ngoái, khi mà nắng nóng ở Châu Âu đã đẩy nhiệt độ môi trường lên khá cao, khiến nhiều người mang bệnh và bỏ mạng !
    Bên này có cái lợi thế là luôn có cách xin tiền tài trợ cho những nghiên cứu và nhất là xin tiền tài trợ từ các ngành công nghiệp lớn. Ngành năng lượng có thể coi là một trong những nhà tài trợ lớn nhất của Mỹ từ thương trường đến chính trường. Ngay cả người bình thường như tôi cũng luôn "phải" đóng góp cho các hội như "united way" giúp đỡ người nghèo, rồi cho PAC để lobby bên lập pháp....thư xin tiền từ trường học, hội đoàn...vô số kể. Có cái mình cho vì tự nguyện nhưng cũng có cái "phải" cho dù không thích chút nào....
    Đó cũng là 1 lý do tại sao Mỹ rút khỏi hội nghị Kyoto. Rút chân khỏi hội nghị không có nghĩa là Mỹ hoàn toàn không coi trọng môi trường mà họ có đường đi riêng của họ. Hầu hết các nhà hoạt động về môi trường cũng sống nhờ vào chính trị. Nếu họ không làm gì thì tiền ở đâu ra để họ sống, lấy gì đến bảo vệ cái mà họ luôn đòi bảo vệ? Như tôi đã nói, Houston chính là một trong những thành phố mà các phe đối lập chính trị coi là nơi ô nhiễm nặng nhất. Bạn hãy đến tận nơi để xem môi trường ở đó ra sao. Bạn có thể sang box "Mỹ" để xem những cảnh về Houston đang được đăng bên đó. Nếu ai đã từng đến Mỹ mà không có cảm giác khó chịu khi phải uống nước vòi lần đầu tiên thì mới là lạ. Nhưng với họ như vậy đã là an toàn chưa? Chính quyền Clinton ra bộ luật về nồng độ thủy ngân trong nước nhưng không thể thực hiện và chính quyền Bush bác bỏ mà đổi bằng một nồng độ thích hợp hơn. Ở đây bạn có thể nói Clinton coi trọng môi trường hơn Bush không? Đây không phải là Clinton và Bush mà sau lưng họ là các nhà khoa học và công nông nghiệp. Chúng ta có thể tạo ra một nền không khí hoàn hỏa như Micheal Jackson đã từng sống trong nhà Oxy để tránh bị ô nhiễm. Rất tiết thế giới này không dựng lên cho riêng Micheal mà cho mọi người chính vì vậy ngay cả nước uống có thể đạt đến cái mà chính quyền Clinton đòi hỏi nhưng điều đó lại hầu như khó thực hiện được.
    Hội nghị Kyoto cũng không phải là cái có thể chứng minh Mỹ ruồng bỏ hay phá hoại môi trường hay không quan tâm đến môi trường mà nó có tiếng nói chính trị bên trong. Một thay đổi nhỏ không thích hợp có thể tổn hại đến ngành công nghiệp Mỹ. Cái kết quả của nó không chỉ là vài tỷ đô cần đưa ra để giải quyết một lượng khói từ nhà máy lọc dầu hay từ hầm mỏ. Cái kết quả của nó là ngành công nghiệp đó sẽ không đủ lợi nhuận và dẫn đến hàng ngàn công nhân thất nghiệp và kinh tế đình trệ. Vài ba chiếc xe ở VN phun khói ngập trời cũng chẳng ăn nhằm gì vì có ai thấy mà có thấy cũng chỉ là chuyện bình thường. Nhưng chỉ với lượng xe nhỏ nhoi và một số ít nhà máy công nghiệp thô sơ liệu VN có đủ kinh tế để cải tiến không? Ngược lại tại Mỹ, tổng lượng năng lượng tiêu dùng bằng 1/3 tổng lượng của thế giới. Nếu họ không có những tiêu chuẩn cao, và bỏ mặc môi trường thì chuyện gì đã xảy ra? Nhìn chung hầu hết các cơ sở hoạt động về môi trường vẫn dính dáng và được tài trợ từ Mỹ là chính.
    Nếu nói Mỹ là một nước tư bản là đúng nhưng nói là nước dân chủ thì chưa chắc. Hệ thống các nước châu Âu mới thật sự là hệ thống dân chủ. Hệ thống dân chủ có cái hay cái dỡ của nó. Hội nghị Kyoto cũng là một trong những cái hay và cái dỡ của nó. Cái hay là ở chỗ nó tạo ra một xã hội mà con người được hưởng thụ một cách cao nhất từ vật chất đến tinh thần. Ngay cả không khí họ cũng muốn được hưởng thụ một các tốt nhất. Cái gì cũng có giá của nó. Đến hôm nay 400 xác chết vì nóng tại Pháp vẫn là vô thừa nhận. Cái gì đã xảy ra ở đây? Họ có một hệ thống phục vụ tốt nhưng tại sao? Hệ thống điện của họ đã quá cũ và không đủ sức cũng như không được xây dựng để đối phó cái nóng vừa qua. Người Ý thì sao? họ không nhìn nhận máy lạnh vì nó tạo ra môi trường không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Cái nóng vừa qua làm họ đã thay đổi cách nhìn và mọi người bắt đầu tìm máy lạnh. Và họ càng sử dụng thì hệ thống điện của họ càng quá tải.....không phải họ không có kỷ thuất để xây dựng nhà máy điện hay tài nguyên không cho phép mà chính là suy nghĩ của họ. Nhà máy nguyên tử thì bị cấm cũng như hầu hết các hình thức cổ điển ảnh hưởng đến môi trường đều cấm....họ không xây dựng thêm và hy vọng ông trời luôn ưu đãi họ.
    Ngay cả trong lòng nước Mỹ, Cali cũng là một thí dụ điển hình. Cali luôn tự hào là nơi mà môi trường luôn được quan tâm....đùng một cái điện cúp dài dài. Lý do đơn giản là mua điện từ ngoài về để dùng và hy vọng rằng mãi mãi người ta sẽ bán cho mình. Ai làm ô nhiễm thì người đó chịu còn mình thì sạch sẽ, và Cali đã phải thay đổi cách nhìn của mình.....
    Đây rặt là vấn đề chính trị hơn là kỷ thuật, chưa từng có một cá nhân hay đoàn thể dành được phần thắng về phía mình. Sau cái Kyoto Mỹ có rất nhiều hội nghị về môi trường và tự mình làm rất nhiều. Nếu như ai có thể chứng minh được chỉ có hội nghị Kyoto mới mang lại sự trong lành cho môi trường thì mới là điều đáng ngạc nhiên.

    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 08:33 ngày 29/10/2004
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    NVL ơi, sự nhiệt tình của bạn làm mình không cảm thấy đơn độc giữa góc đảo hoang vắng này... Cám ơn bạn nha!
    Mình sẽ quay lại topic này sau, có nhiều điều để nói lắm, nhưng mà hôm nay thì mình vẫn chưa viết được.
    Ah, để mình post lại hai bài báo về nghị định thư Kyoto (Vietnamnet) cho mọi người cùng tham khảo thêm nhé.
    Buôn bán...khí thải - ngành kinh doanh mới
    07/06/2004
    Người mua, người bán, nhà môi giới, luật sư và nhiều chuyên gia sẽ tụ họp trên bờ sông Rhine, Đức vào thứ tư tới (9/6) để khai trương ngành kinh doanh mới của một thế giới đang ấm dần lên: khí thải carbon.
    Tổng lượng khí CO2 mà con người phát thải hàng ngày trên thế giới, do đốt than, dầu và những loại nhiên liệu hoá thạch khác, cao hơn 11% so với cách đây mười năm.
    Hội chợ Carbon Expo, kéo dài ba ngày ở Cologne, dành cho những người buôn bán carbon dioxide, hay nói đúng hơn là mua và bán giấy phép thải loại khí bị quy là gây ấm hoá toàn cầu này. Buôn bán khí CO2 là nỗ lực của toàn châu Âu nhằm sử dụng cung - cầu để kiểm soát khí thải, cũng như bảo vệ khí hậu theo tinh thần của Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, cung đang vượt xa cầu tại châu Âu và giá cả đã giảm một nửa.
    Hơn sáu năm sau khi các chính phủ đàm phán Nghị định thư mang tính lịch sử này tại Kyoto (Nhật Bản), thế giới đang... dừng bước. Trên thực tế, Nghị định thư Kyoto vẫn chưa có hiệu lực vì nó chưa được phê chuẩn bởi các nước công nghiệp vốn phát thải đến 55% lượng khí nhà kính như CO2 - loại khí bẫy nhiệt trong khí quyển. Sự phê chuẩn của Nga vào cuối năm nay sẽ làm Nghị định thư có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay cả lúc đó, Nghị định thư vẫn sẽ có ít tác động bởi lượng khí thải bị cắt giảm hầu như không làm chậm tốc độ gia tăng của khí nhà kính và nước phát thải nhiều nhất là Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc.
    Các nhà khoa học ngày càng lo lắng. Nhà khí hậu học David Pierce thuộc Viện Hải dương học Scripps tại San Diego cho biết: ''''Giá mà CO2 có... màu và mọi người nhìn thấy bầu trời ngày càng tối hơn, họ sẽ nhận thấy điều đang diễn ra''''. Điều đang diễn ra là tổng lượng CO2 mà con người phát thải hàng ngày trên thế giới, do đốt than, dầu và những loại nhiên liệu hoá thạch khác, cao hơn 11% so với cách đây mười năm. Theo Nghị định thư Kyoto, tới năm 2012, các nước công nghiệp sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính xuống mức thấp hơn 8% so với năm 1990.
    Trong khi đó, hành tinh của chúng ta đang ấm dần lên. Theo báo cáo của các nhà khoa học NASA, nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ F từ năm 1981 tới năm 1998. Theo Tiểu ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu, nếu lượng khí phát thải nhà kính không được cắt giảm sớm, nhiệt độ có thể tăng thêm vài độ nữa, làm mở rộng đại dương, gây hạn hán, làm thay đổi thời tiết theo cách không thể dự đoán được.
    Những năm gần đây, người ta đã chứng kiến sự gia tăng lượng thuỷ ngân và sự phản đối chính trị ở Mỹ về giảm lượng khí thải từ ô-tô và nhà máy điện, buộc áp đặt thuế năng lượng hoặc tiến hành những biện pháp khác để ổn định mức khí thải. Lý do đưa ra là chi phí năng lượng cao sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Mỹ. Các phân tích kinh tế cho thấy mỗi gia đình Mỹ phải chi thêm 112-2.700 USD/năm để tuân thủ Nghị định thư Kyoto và nhiều người sẽ mất việc làm. Các nhà môi trường lại lập luận những dự đoán trên không tính tới sự tăng trưởng của năng lượng mới cũng như chi phí chẳng làm gì cả.
    Theo nhà kinh tế Mỹ Jeffrey D. Sachs và một số chuyên gia khác, mọi kế hoạch phải đưa vào cơ chế ''''hạn chế và buôn bán''''. Theo đó, mức phát thải khí nhà kính được áp đặt và các công ty phát thải ít khí hơn so với mức cho phép có thể bán phần chưa sử dụng cho những công ty vượt mức, nhằm thúc đẩy nỗ lực và công nghệ kiềm chế khí thải. Cơ chế của châu Âu là lớn nhất và nhiều tham vọng nhất cho tới nay. Margot Wallstrom, uỷ viên môi trường của EU, cho biết: ''''Chúng tôi muốn chứng tỏ cơ chế đó khả thi bằng cách sử dụng các công cụ thị trường''''.
    25 quốc gia thành viên của EU đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vào năm 2002 và đưa các điều khoản của nó vào Luật châu Âu. Như vậy, dù Nghị định thư có hiệu lực ở nơi khác hay không thì tới năm 2012, châu Âu vẫn phải giảm lượng khí thải nhà kính xuống mức thấp hơn 8% so với năm 1990 thông qua công thức chia sẻ gánh nặng cho mỗi nước thành viên. EU đã đạt được tiến bộ mặc dù khá chậm chạp. Lượng khí phát thải hiện giờ thấp hơn 2% so với năm 1990, chủ yếu nhờ sự giảm lớn ở Đức và Anh. Để thúc đẩy hoạt động buôn bán, chính phủ các nước đang phân bổ hạn ngạch CO2 cho khoảng 12.000 nhà máy khắp lục địa châu Âu, từ nhà máy điện, lọc dầu cho tới nhà máy giấy và xi măng.
    Những giấy phép đó và khả năng buôn bán chúng kể từ ngày 1/1/2005 chính là thứ thu hút đại diện của các công ty, thương gia công nghệ, chuyên gia luật pháp và thương nhân tương lai tới Cologne tham dự Carbon Expo. Tuy nhiên, khi kế hoạch phân bổ hạn ngạch quốc gia được tuyên bố, thị trường CO2 đã mất đi một số sức bật của nó. Kế hoạch này làm tan vỡ mọi kỳ vọng: Trong giai đoạn đầu, Berlin chỉ cắt giảm hai triệu tấn CO2 trong tổng số 505 triệu tấn CO2 phát thải hàng năm của Đức. Tiếp theo Đức, các nước EU khác cũng soạn thảo kế hoạch tương tự. Với hàng trăm triệu tấn CO2 được giao dịch như vậy song có rất ít người muốn mua, giá cả đầu cơ trên thị trường CO2 giảm gần 50%, từ mức gần 16 USD/tấn CO2 vào tháng 1.
    Stephan Singer, nhà môi trường hàng đầu của châu Âu, phàn nàn rằng chính phủ Đức đầu hàng trước sự vận động của ngành than. Wallstrom cho biết: ''''Với sự suy thoái kinh tế tại châu Âu và tình hình chính trị khó khăn, chúng ta không mong đợi họ sẽ đưa ra những kế hoạch cực kỳ tham vọng. Về tương lai của ngành kinh doanh CO2, chúng ta không di chuyển một bước duy nhất. Một số bước khích lệ cũng đang được thực hiện ở phía bên kia của Đại Tây dương''''. Với sự ủng hộ của các thống đốc thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hoà, mười bang tại vùng Đông Bắc của Mỹ đang soạn thảo kế hoạch ''''hạn chế và buôn bán'''' của họ đối với nhà máy điện và CO2. Kế hoạch này sẽ được công bố vào tháng 4/2005.
    Một số người coi kế hoạch trên là ''''Kyoto cửa hậu'''' tiềm năng, một hạt giống chống lại chính quyền của Tổng thống Bush. Nó có thể mở ra việc buôn bán CO2 giữa châu Âu và các bang của Mỹ. Trong khí đó tại Washington, một "Nghị định thư Kyoto cửa trước" đang được đề xuất tại Thượng nghị viện. Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman, D-Conn, John McCain, R-Ariz, đã đưa ra dự luật hạn chế mức khí thải nhà kính của Mỹ tới năm 2010 còn ở mức năm 2000, và thành lập hệ thống buôn bán khí thải. Dự luật tương tự không được thông qua tại Thượng viện năm ngoái song một nhóm nghị sĩ tại Hạ viện, gồm cả hai đảng, hiện ủng hộ dự luật này. Thượng nghị sĩ John Kerry, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ cũng ủng hộ dự luật.
    Nghị định thư Kyoto yêu cầu Mỹ tới năm 2012, nước chiếm 5% dân số thế giới song lại phát thải 25% lượng khí CO2, giảm lượng khí nhà kính xuống mức thấp hơn 7% so với năm 1990. Tổng thống Bush bác bỏ Nghị định thư này, coi nó là không đủ bằng chứng khoa học và là mối đe doạ đối với nền kinh tế Mỹ. Thay vào đó, chính phủ Mỹ kêu gọi ngành công nghiệp tự nguyện giảm lượng khí phát thải và tiếp tục tài trợ để nghiên cứu khí hậu cũng như công nghệ năng lượng sạch. Ông Bush cũng phàn nàn rằng Nghị định thư Kyoto không áp đặt hạn ngạch đối với Trung Quốc. một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác và các nước nghèo.
    Trung Quốc đang dần trở thành một nước đốt nhiều than đá. Một số người gợi ý nước này phải tuân thủ những tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc chịu hạn ngạch thải khí nhà kính như các nước công nghiệp. Những người khác lại gợi ý phương Tây cung cấp cho ngành điện hạt nhân của Trung Quốc những công nghệ tiên tiến hơn để giúp họ loại bỏ sử dụng than đá.
    Minh Sơn (tổng hợp)
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Kyoto và CO2: thị trường lạ nhất đang định hình
    Họ buôn bán một loại hàng hoá không màu, mùi và vị. Và khi họ mua bán, hàng hoá sẽ không bao giờ trao tay. Đó chính là khí thải CO2.
    Ngành kinh doanh béo bở!
    Nga chiếm 17,4% tổng lượng khí thải CO2 vào năm 1990.
    Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp, chỉ 10 năm nữa thôi, những nước đi tiên phong trong thị trường cacbon của Nghị định thư Kyoto sẽ đóng vai trò chủ đạo trong một ngành kinh doanh trị giá hàng tỷ và thậm chí là hàng chục tỷ đôla mỗi năm. Thị trường này là một trong ba động lực nhằm giảm lượng CO2 - thủ phạm chính gây ấm hoá toàn cầu.
    Theo Kyoto, 38 quốc gia công nghiệp hoá - hiện mới chỉ có 36 do Australia và Mỹ từ chối phê chuẩn Nghị định thư này - cam kết hạn chế lượng khí thải nhà kính. Hạn chót là từ năm 2008 tới 2012. Mỗi nước có thể quyết định làm thế nào để đạt được mục tiêu đó bằng cách chia gánh nặng giữa người tiêu dùng và các công ty. Chẳng hạn họ có thể đánh thuế cacbon, ban hành các đạo luật cũng như thúc đẩy sự hiệu quả sử dụng năng lượng.
    Thị trường cacbon là một bộ phận lớn trong cái giỏ đó. Người buôn bán tin rằng việc Duma quốc gia Nga phê chuẩn Kyoto vào hôm 23/10 vừa qua sẽ thúc đẩy mạnh mẽ ngành kinh doanh mới chào đời này. Lượng CO2 được buôn bán trong thị trường châu Âu đã tăng vọt. Hơn một triệu tấn CO2 đã được mua bán trong tháng 9/2004, gần gấp đôi so với số lượng của cả năm 2003. Mặc dù vậy, con số trên vẫn quá nhỏ so với 2,2 tỷ tấn CO2 có thể được mua bán hàng năm trong EU kể từ năm tới.
    Mục đích của thị trường cacbon là buộc các công ty tuân thủ mục tiêu giảm thiểu khí thải. Nếu một công ty giảm được lượng khí thải, nó có thể bán phần còn lại trong hạn ngạch trên thị trường cacbon. Người mua sẽ là một công ty khác thải khí quá hạn ngạch được phân bổ. Họ phải mua thêm hạn ngạch để tránh bị phạt tiền.
    Nhộn nhịp thị trường cacbon
    Theo một cuộc khảo sát liên quan tới 200 công ty tại 13 quốc gia EU do Sở giao dịch năng lượng châu Âu tại Đức tiến hành, lượng CO2 được buôn bán trên thị trường châu Âu trong năm tới sẽ là 125-250 triệu tấn. Con số này sẽ tăng lên 400-800 triệu tấn từ năm 2008.
    Với mức giá hiện nay là 8-9 USD/tấn CO2, chỉ riêng doanh số tại thị trường EU sẽ là 7 tỷ đôla mỗi năm.
    Nghị định thư Kyoto không giải thích rõ cách các quốc gia ký kết sẽ điều hành thị trường cacbon của họ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với sự vắng mặt của Mỹ (nước rút ra khỏi Nghị định thư vào tháng 3/2001), gần như chắc chắn rằng Liên minh châu Âu sẽ quyết định cơ chế này. Chính phủ của 25 nước EU phân bổ hạn ngạch cho 12.000 nhà máy thải nhiều khí CO2 chẳng hạn như nhà máy điện sử dụng than và dầu, nhà máy hoá chất, bột giấy, xi măng và thuỷ tinh.
    Vào ngày 1/1/2005, EU sẽ khai trương thị trường cacbon đầu tiên trên thế giới.
    Cứ mỗi tấn CO2 vượt quá hạn ngạch, các nhà máy trên phải nộp một khoản tiền phạt là 48 đôla trong thời kỳ chuyển tiếp 3 năm. Từ năm 2008 tới 2012, số tiền phạt sẽ tăng lên 120 USD/tấn CO2. Kate Hampton, nhà phân tích chính sách tại ngân hàng thương mại Climate Change Capital ở London, cho biết vấn đề là việc phân bổ hạn ngạch và giám sát rất phức tạp.
    Canada và Nhật Bản cũng đang xây dựng thị trường cacbon. Chắc chắn là hai nước này sẽ đảm bảo rằng quy định của họ phù hợp với EU. Các nước đang phát triển không có mục tiêu cụ thể và do đó sẽ không tham gia vào thị trường carbon thế giới. Mặc dù không tham gia Kyoto song Mỹ sẽ gián tiếp tham gia vào thị trường cacbon. Nguyên nhân là các công ty tại Mỹ có nhiều nhà máy tại EU, do đó phải tuân thủ luật tại đó.
    Đi trước có thể gặp rủi ro song nó cũng đồng nghĩa với việc tích luỹ được kinh nghiệm buôn bán và ảnh hưởng. Anh đang đi đầu với việc tiến hành một chương trình thử nghiệm về cách điều hành thị trường cacbon. Kế hoạch này sẽ được áp dụng trong EU trong vài năm tới. Sở giao dịch xăng dầu quốc tế tại London đang chuẩn bị cho việc buôn bán cacbon giao sau vào cuối năm nay, giống như cách dầu và khí được buôn bán hiện nay. Buôn bán cacbon giao ngay sẽ được thực hiện vào năm tới.
    Minh Sơn (Tổng hợp)
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 01:31 ngày 31/10/2004
  6. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tui rất ủng hộ topic này, Oshin hãy tiếp tục post những bài viết của mình để chia sẻ cùng với mọi người nhé, tui cũng rất bận nhưng xin hứa sẽ giúp bạn một tay.
    Mọi người biết không, ở Mỹ, tổ chức EPA (Environment Protection Agency) còn có một trang web viết riêng cho trẻ em học về vấn đề hiệu ứng nhà kính đấy, nếu bạn nào thích tìm hiểu về những vấn đề đơn giản nhất liên quan đến hiệu ứng nhà kính thì hãy vào trang web này nhé: http://www.epa.gov/globalwarming/kids/greenhouse.html
    Tiện thể để minh hoạ cho bài viết của Oshin tui chèn thêm một hình vẽ giải thích quá trình hình thành hiệu ứng nhà kính.
    Chắc mọi người có thể hiểu được khi mình giữ nguyên những thuật ngữ tiếng Anh ở hình vẽ. Nếu ai cần tìm hiểu thêm hoặc chưa hiểu ở đâu thì thông báo lại để mọi người cùng bàn nhé.
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn bạn DOT nha! Vậy là có hai người tiếp sức rồi!
    Ah, nhưng mà bữa nay Oshin cũng chưa viết được gì cả vì thứ tư này phải báo cáo một môn mà vẫn chưa làm xong. Các bạn ai rảnh thì cứ tiếp tục nhé!
    Ah, nhưng mà Oshin cũng tìm được cái này trong trang web của cục môi trường, về biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính, post lên luôn hen.
    http://www.nea.gov.vn/html/phobienkienthuc/all.htm
    (Trong mục 200 câu hỏi về môi trường)
    Hiệu ứng nhà kính là gì?
    Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v...
    "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".
    Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.
    Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
    Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển.
    Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
    Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
    Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm.
    Biến đổi khí hậu là gì?
    "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".
    Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
    Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
    Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
    Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
    Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
    Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
    Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
    Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
    Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.
    (Trích 200 câu hỏi - Cục Môi Trường)
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tớ dịch và phóng to cái hình vẽ minh hoạ lên nhé
  9. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Trời ơi! Cám ơn NVL nhiều nhiều nha!
    Bữa nay mới đọc được tin này liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu mà tụi mình đang bàn nên mình post lên nha.
    http://www.vnn.vn/khoahoc/moitruong/2004/11/342219/
    Năm 2070, Bắc cực tan băng!
    Nếu đúng theo mô hình dự báo, mực nước biển sẽ tăng 10-90cm ngay trong thế kỷ này

    Một nhóm gồm 300 nhà nghiên cứu quốc tế đã đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành một đánh giá khoa học toàn diện nhất, kéo dài bốn năm, cho Hội đồng Bắc cực. Hội đồng Bắc cực gồm tám nước có lãnh thổ ở Bắc cực. Pal Prestrud, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, cho biết: ''''Tốc độ ấm hoá ở Bắc cực lớn gấp hai, ba lần so với các vùng còn lại trên thế giới''''.
    Còn Jennifer Morgan thuộc cơ quan bảo tồn toàn cầu WWF nói: ''''Băng bắt đầu tan chảy mạnh. Giờ đây, các nước công nghiệp hoá có trách nhiệm phải cắt giảm lượng khí thải CO2''''.
    Theo 5 mô hình khí hậu của các nhà khoa học, tới năm 2100, Bắc cực sẽ mất 50-60% lượng băng của nó. Một trong năm mô hình dự đoán tới năm 2070, Bắc cực ấm tới mức sẽ không còn băng trong mùa hè nữa. Hậu quả là mực nước biển sẽ tăng 10-90cm trong thế kỷ này.
    Giới khoa học đã dự đoán Bắc cực là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hiện tượng ấm hoá toàn cầu, do băng và tuyết phản xạ 80-90% bức xạ mặt trời trở lại vũ trụ. Tuy nhiên, khi những bề mặt trắng này biến mất, đất và biển bên dưới sẽ hấp thụ nhiều bức xạ hơn dưới dạng nhiệt. Chính loại nhiệt đó lại làm tan nhiều băng và tuyết hơn. Bên cạnh đấy, không khí ở Bắc cực rất khô. Điều này có nghĩa là ít năng lượng hơn được sử dụng để làm bốc hơi nước, để lại nhiều năng lượng hơn dưới dạng nhiệt.
    Bắc cực ấm lên có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các sinh vật như gấu và hàng nghìn loài khác có thể tuyệt chủng. Ngành dầu khí có lẽ là đối tượng được hưởng lợi duy nhất vì nếu băng biến mất, họ sẽ có thêm cơ hội tiếp cận với nguồn dầu khí. Theo Prestrud, khoảng 25% trữ lượng dầu mỏ còn lại của trái đất nằm ở Bắc cực.
    Minh Sơn (Theo NewScientist)
  10. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    I. Nguồn gốc chính phát sinh khí nhà kính
    - Công nghiệp năng lượng (Energy industries)
    - Giao thông vận tải (Transportation)
    v.v... hai ví dụ ở trên là nguồn chính phát sinh CO2, các khí còn lại như CH4, CFC & HCFC, N2O và PFC & HFC & SF6 sẽ được trình bày theo hàm lượng CO2 tương đương ở biểu đồ sau.
    II. Mức tăng khí nhà kính từ năm 1900 đến 2000 (so với năm 1750)
    - Hàm lượng CO2 đã tăng lên 95ppm (34%) tới 375ppm
    - Tất cả các khí nhà kính tăng 170ppm CO2 tương đương (61% CO2, 19% CH4, 13% CFCs và HCFCs, và 6% N2O). (xem biểu đồ).
    - Dự kiến tới năm 2100, hàm lượng tất cả các khí nhà kính sẽ là 650 - 1215ppm CO2 tương đương.
    (source: EEP- European Environment Agency)
    Tạm thời thế đã nhé, hôm sau tui sẽ trình bày tiếp về tác hại cụ thể của khí nhà kính, các giải pháp hạn chế và vài câu chuyện cười ra nước mắt liên quan đến nghị định thư Kyoto. Chuc cả nhà cuối tuần vui vẻ

Chia sẻ trang này