1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 28/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Chân dung tác giả văn học (Mới: Nhà thơ Paul Éluard )

    CHÂN DUNG TÁC GIẢ VĂN HỌC được mở ra để giới thiệu tiểu sử của các nhà văn nhà thơ các câu chuyện giai thoại những hoạt động trong cuộc sống và sự nghiệp của họ . Bạn nào có nhu cầu tìm hiểu thì vào đây. Ai có thôngtin gì thì post cho bà con xem với!!!







    MỤC LỤC​








    Trang 1: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-1.ttvn

    Đôi dòng tiểu sử Nguyễn Bính
    Chị Trúc trong Thơ Nguyễn Bính
    Nguyên Sa: Đôi dòng tiểu sử
    Hồ Dzếnh: Đôi Dòng Tiểu Sử
    Đôi Dòng Tiểu Sử Xuân Diệu

    Trang 2: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-2.ttvn
    Đôi Dòng Tiểu Sử HUY CẬN
    Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm
    Mấy Giai Thoại Về Nguyễn Bính
    Hồ Xuân Hương, Nàng Là Ai ?

    Trang 3: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-3.ttvn
    Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm ( tiếp )
    Nguyễn Thị Thu Huệ thích sáng tác về đề tài phụ nữ
    Võ Hồng
    Thơ Xuân Sách

    Trang 4: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-4.ttvn
    Thơ Xuân Sách ( tiếp )
    Phan Thị Thanh Nha?n: ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''Tôi la? ngươ?i gia?n dị va? vị tha''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
    Huy Cận nhi?n lại đơ?i thơ cu?a mi?nh
    Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm ( tiếp )

    Trang 5: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-5.ttvn

    Hồ Sơ Nhân Văn Giai Phẩm ( tiếp theo và hết )
    Thơ Xuân Sách ( tiếp )

    Trang 6: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-6.ttvn
    Thơ Xuân Sách ( tiếp )
    Miêng
    Ðinh Linh
    Nguyễn Việt Hà: ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''Tôi luôn khát khao sự trong trẻo''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
    Dương Thu Hương
    Lê Minh Hà
    Trần Thuỳ Mai muốn mang niềm vui trọn vẹn đến độc giả

    Trang 7: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-7.ttvn
    Nguyễn Thị Thảo An
    Bùi Giáng
    PHẠM THỊ HOÀI
    Vũ Hạnh
    Thế Lữ
    Phùng Nguyễn
    Nguyễn Thị Hoàng Bắc
    Bảo Ninh
    Vũ Bằng
    Linh Bảo

    Trang 8: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-8.ttvn
    Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
    Nam Cao
    Nguyễn Huy Thiệp
    Tiểu sử Vũ Trọng Phụng
    Phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh
    Những bài viết về nhà thơ Bùi Giáng
    Nguyễn Tất Nhiên ( Cư ngỡ như là mới nhớ thôi )

    Trang 9: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-9.ttvn
    Bình Nguyên Lộc
    Nữ sĩ Anh Thơ ( Đêm xuân )
    Bắc Phong ( Mùa Xuân Hai Ðứa Tôi - Muốn Theo Mây )
    Chùa Trà Am và thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị ( Tiễn Biệt Người Tình - Phan Thiết sau cơn lụt bão - Ngày 16 tháng 8 năm Ất Hợi khóc em Thúc Thuyên - Nạn đói đầu năm Đinh-hợi, 1947 )
    Đi Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ ( Tự Thuật - Ngồi Giữa Bãi Tha Ma - Mười Năm Trong Cuộc Lữ )
    Giỗ giấc ngủ thanh bình ta tìm về Thế Lữ ( Yêu - Trụy Lạc )
    Huy Cận nhìn lại đời thơ của mình
    Nhà thơ Huy Cận và những mối tình ( Vạn Lý Tình - Xuân Ý )
    Bảo Trâm ( Bao mùa hè nơi ấy )


    Trang 10: http://www3.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-10.ttvn
    Phùng Nguyễn phỏng vấn với Tạp chí Văn Nghệ Ngàn Phương
    Tính tự truyện của Phùng Nguyễn
    Trần Thùy Mai lặng lẽ với văn chương
    Thu Trần Dần

    Trang11: http://ttvnonline.net/vanhoc/132809/trang-11.ttvn
    Mai Ninh - người phụ nữ có giọng văn thôi miên
    Nguyễn Bắc Sơn
    Võ Phiến
    Nguyên Ngọc
    Hoàng Nga

    Trang 12: http://ttvnonline.net/vanhoc/132809/trang-12.ttvn
    Võ Đình
    Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết
    Nhà văn Nguyễn Dậu, "mai nở hai lần"
    Người tình không quen biết của Tản Đà
    Nguyễn Nhược Pháp ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh )
    Dương Thị Xuân Quý
    Xuân Quỳnh ( Tự hát - Thuyền và biển - Hoa cỏ may )


    Trabg 13: http://ttvnonline.net/vanhoc/132809/trang-13.ttvn
    Sêkhốp - Một nụ cười độ lượng
    Mai Thảo
    Lâm Thị Mỹ Dạ ( Khoảng trời, hố bom - Nụ tầm xuân đã khác )
    Nguyễn Ngọc Tư - Đặc sản miền Nam
    Những gì tôi biết về bố tôi - Phạm Duy viết về Phạm Duy Tốn
    Vài dòng tiểu sử Hermann Hess
    Nhất Linh & Xóm Cầu Mới
    Nhà thơ Bùi Minh Quốc ( Thơ tặng vợ hiền - Tôi gửi thơ tôi vào ngọn gió cao nguyên - Có khi nào )


    Trang 14: http://ttvnonline.net/vanhoc/132809/trang-14.ttvn
    Nhà văn Băng Sơn: "Viết văn là một thói quen khó bỏ"
    Ðọc bản thảo của Nhất Linh
    Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách nói về nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
    Phạm Thiên Thư lên non tìm động hoa vàng ngủ say
    Czeslaw Milosz - Nhân chứng thế kỷ


    Trang 15: http://ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-15.ttvn
    Một thế kỷ thơ Anna Akhmatova
    Nhà văn Vũ Bão: "Tôi viết cái bên trong mình"
    Ba chàng ngự lâm của văn học Trung Hoa
    Tôi nhớ Rimbaud...
    Phỏng vấn nhà văn Trần Vũ


    Trang 16: http://www.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-16.ttvn
    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: "Chúng ta sống được bao nhiêu phần người?"
    Bùi Giáng - Tiểu sử tự ghi (Chào em - Giã từ Đà Lạt - Nhiên tượng)
    Nhật Tiến - Trung thực, một phẩm chất hàng đầu của người cầm bút
    Hoàng Cầm, nhà thơ Kinh Bắc, nhà thơ quê Việt


    Trang 17: http://www.ttvnol.com/vanhoc/132809/trang-17.ttvn
    Nhà văn Trần Thuỳ Mai: "Viết văn là một cách thương yêu"
    Nha? văn ăn khách Hailey qua đơ?i
    Erich Maria Remarque- người đi qua chiến tranh

    Được julian sửa chữa / chuyển vào 04:55 ngày 28/11/2004
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đôi dòng tiểu sử Nguyễn Bính

    Tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bảng, tỉnh Nam Định (nay là Hà Nam Ninh). Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà, bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi.
    Nguyễn Bính được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 với tập thơ Tâm Hồn Tôi.
    Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam, Ty văn hóa thông tin Nam Hà. Năm 1958, Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm Hoa.
    Ông mất ngày 20 tháng 1 năm 1966 tại Hà Nội.
    Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Tâm Hồn Tôi (1940), Hương Cố Nhân (1941), Mây Tần (1942), Người Con Gái Ở Lầu Hoa (1942), Tình Nghĩa Đôi Ta (1960), Tuyển Tập Nguyễn Bính (1984); kịch thơ Bóng Giai Nhân (1942); truyện thơ Truyện Tỳ Bà (1944)...
    Thơ Nguyễn Bính "chân quê": giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng, trong sáng, và hồn nhiên như ca dao trữ tình. Ông viết về làng quê qua lăng kính tình cảm lãng mạn, biểu lộ một tình quê, một hồn quê chân tình và gần gũi. Giáo Sư Lê Đình Kỵ có nhận xét về thơ Nguyễn Bính: "Nổi bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, ở cảm xúc lẫn tư duy, ở cả ý, tình, và điệu ..."


    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Thời Báo (Canada), 19/10/00 đăng bài Chị Trúc trong Thơ Nguyễn Bính của nhà báo nhà nghiên cứu LÔ - RĂNG. JULIAN xin trân trọng giới thiệu bài viết này.
    Chị Trúc trong Thơ Nguyễn Bính

    Theo Bùi Hạnh Cẩn, tác giả NGUYỄN BÍNH VÀ TÔI, đồng thời cũng là anh em con cô con cậu ruột với tác giả LỠ BƯỚC SANG NGANG, thì bà thân của Nguyễn Bính mất rất sớm, khi Nguyễn Bính mơi 3 tháng tuổi. Nguyễn Bính rời quê nội làng Trạm sang ở thôn Vân, quê ngoại (cùng thuộc huyện Vụ Bản - Nam Định) và lớn lên ở đó. Bùi Hạnh Cẩn và Nguyễn Bính như vậy vừa là anh em, vừa là bạn học, bạn thơ từ thủa thiếu thời. Do vậy nên những tiết lộ của họ Bùi soi sáng nhiều điều trong thơ họ Nguyễn.
    Có lẽ Nguyễn Bính là thi sĩ đầu tiên (đối với tôi) đã trang trọng đưa "người chị" vào thơ. Tập Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính xuất hiện năm 1938. Gần 60 năm sau tôi mới được nghe bài thơ Chị Tôi của Đoàn Thị Tảo cuối thập kỷ 90 vừa qua. Người tình, người mẹ, người em gái nhỏ ở trong thơ xưa nay không thiếu. Riêng một người chị, ngay từ những bài thơ đầu tiên và sau này suốt cuộc đời thơ, Nguyễn Bính đã giới thiệu "Chị Trúc" một cách thiết tha, đằm thắm. Trong 3 bài Lỡ Bước Sang Ngang đăng lần đầu tiên trên TIỂU THUYẾT THỨ NĂM năm 1938 đều có ghi "Tặng chị Trúc". Sau này nhiều bài thơ khác, khi đi lưu lạc giang hồ, đặc biệt những bài "Trăm câu một vần", "Xuân tha hương" và "Xuân vẫn tha hương", tác giả đều gửi tâm sự về quê nhà, kể lể nỗi niềm cùng chị Trúc:
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Ôi chị một em, em một chịt
    Giời làm xa cách mấy con sông ...
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Tết này, ô thế mà vui chán
    Những một mình em uống rượu hồng.
    Rượu say nhớ chị hồi con gái
    Thương chị từ khi chị lấy chồng...
    Trong "Xuân vẫn tha hương", tác giả nằm đón giao thừa ở Huế, "suông cả ân tình rượu cũng suông", đốt ngọn đèn lên nhìn cái bóng cô đơn của mình in trên vách mà thở than cùng chị:
    Đêm ba mươi Tết quê người cũng
    Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương
    Chị ạ, em không người nước Sở
    Nhớ nhà đâu mượn tích Trương Lương
    Đất khách tình dâng nhòa mắt lệ
    Ôi nhà, ôi chị.. ôi quê hương

    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thời Báo (Canada), 19/10/00 đăng bài Chị Trúc trong Thơ Nguyễn Bính của nhà báo nhà nghiên cứu LÔ - RĂNG. JULIAN xin trân trọng giới thiệu bài viết này.
    Chị Trúc trong Thơ Nguyễn Bính ( II )
    Trong nhiều bài thơ khác, hình ảnh chị Trúc cứ thấp thoáng xa gần. Chị Trúc đối với Nguyễn Bính là chiếc khăn hồng chị cho để thấm những giọt lệ đời:
    Chị cho em chị chiếc khăn thêu
    Ý chị thương em khóc đã nhiều
    Khóc chị ngày xưa, giờ lại khóc
    Cho mình khi tắt một tình yêu..
    Chị Trúc là một quê hương để nhớ về - là một đối tượng hết sức thân thương trìu mến để tác giả sẻ chia mọi nỗi cô đơn cũng như những phút giây hạnh phúc:
    Chiều chiều hai đứa sang thăm chị
    Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu...
    Đọc thơ Jacques Prévers người ta nhớ Barbara - đọc thơ Argon người ta quen với Alsa, đọc Kiều người ta mong gặp Kim Trọng - đọc Lục Vân Tiên người ta nghĩ đến Nguyệt Nga... Đọc thơ Nguyễn Bính ai cũng muốn biết chị Trúc là ai mà người thơ gửi gấm nhiều tâm sự? Nguyễn Bính đã mất trên 30 năm rồi. Người thơ đã nằm im dưới mộ - Nguyễn Bính có một cái hơn người là càng ngày người ta càng đọc, càng ngâm thơ ông. Do vậy nên cái mong mỏi tìm hiểu về chị Trúc càng ngày càng thêm nôn nả.
    Như để trả lời vấn nạn của chúng ta, người anh em của Nguyễn Bính, cũng là người bạn học, bạn thơ thủa thiếu thời, Bùi Hạnh Cẩn đã dành một chương trong cuốn "Nguyễn Bính và Tôi" để nói đến chuyện này: "Những bài thơ về chị Trúc".
    Bùi Hạnh Cẩn kể rằng Nguyễn Bính sau khi mất mẹ từ rất nhỏ, ông thân của nhà thơ là Nguyễn Đạo Bình tục huyền - cùng cha cùng mẹ với Nguyễn Bính (tên tục là Nguyễn Trọng Bính) chỉ có 2 người anh trai: Nguyễn Mạnh Phác và Nguyễn Ngọc Thu - Nhà thơ không có người chị ruột nào. Vậy chị Trúc là ai?
    Người phụ nữ ấy (chị Trúc của nhà thơ) thật ra không có liên hệ họ hàng ruột thịt gì với nhà thơ hết. Theo Bùi Hạnh Cẩn, đó là một phụ nữ họ Lê tên là N.TH. (họ Bùi không hài rõ tên, chỉ ghi như vậy) người đẹp, da trắng, môi hồng, mũi dọc dừa, đôi mắt trong như nước hồ thu. Đặc biệt người phụ nữ này đã có chồng ở thị xã Hà Đông. Ở nơi này có anh ruột của Nguyễn Bính là Nguyễn Mạnh Phác vừa dạy học vừa làm văn nghệ viết kịch, viết báo, làm thơ. Ở tỉnh nhỏ, như thế đã là có giá. Sau này khi Nguyễn Bính nổi danh với Lỡ Bước Sang Ngang thì ông anh Mạnh Phác lại càng được mọi người nể trọng, và đương nhiên chị Trúc người được nhà thơ đề tặng cũng nổi tiếng theo. Thật ra lúc ấy "chị Trúc" chỉ là người em văn nghệ của Nguyễn Mạnh Phác. Một buổi nhà thơ Lê Văn Trương về Hà Đông thăm thú bạn bè - Mạnh Phác, được mời viết cho báo Ích Hữu do Lê Văn Trương phụ trách. Cần phải có một bút hiệu mới cho Mạnh Phác. Ngày xưa, theo lời ông cậu ruột của anh em họ Nguyễn, tức là thân sinh của Bùi Hạnh Cẩn, thì bà thân của họ Nguyễn "đẻ rơi" Mạnh Phác ngoài lộ. Do vậy nên ngoài tên khai sinh Mạnh Phác còn có tên riêng ở nhà là "cu Đường". Bây giờ cần có một bút hiệu, mọi người mới ghép tên "người em văn nghệ" Trúc với tên riêng Đường thành bút hiệu Trúc Đường. Trúc Đường sau đó trở thành nhà viết kịch có tiếng ở miền Bắc.
    Dạo đầu thập kỷ 40, trong không khí ngột ngạt của đệ nhị thế chiến sắp tràn tới Đông Dương, các văn nghệ sĩ có phong trào "đi", hay là "giang hồ vặt", theo khẩu hiệu do Nguyễn Tuân đề xướng "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc valise". (NT cũng mượn câu nói này của một nhà văn Pháp, tôi không nhớ được tên). Nhưng đi để mà không biết đi đâu?"
    Ta đi nhưng biết về đâu nhỉ?
    Đã dấy phong trào khắp bốn trời.
    Mấy ông nhà văn, nhà thơ trẻ Nguyễn Bính, Tô Hoài, Trọng Can từ Bắc vào miền Trung, vô Nam rồi lại trở ra... Hãy nghe Tô Hoài kể lại trong hồi ký: "Chúng tôi ghé xuống Thanh Hóa trước tiên.. chúng tôi lại xuống Huế. Vào Huế, lại sống vật vờ như ở Thanh Hóa. Thỉnh thoảng Nguyễn Bính gửi thơ về đăng báo, nhờ Trúc Đường gửi tiền nhuận bút vào trọ. Nhưng thơ làm sao nuôi nổi người, huống chi lại những 3 người. Cũng đến ngày phải đi... chỉ có một mình Nguyễn Bính ở lại Huế".
    Đây là thời kỳ Mạnh Phác và chị Trúc gửi thư và tiền vào cho Nguyễn Bính ở Huế. Đó cũng là thời kỳ Nguyễn Bính viết Xuân Tha Hương và Xuân vẫn tha hương.
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Một chị một em, em một chị
    Giời làm chia cách mấy con sông...
    Chị Trúc, người Nguyễn Bính đề tặng thơ rất trang trọng, người Nguyễn Bính thiết tha sẻ chia tâm sự, thật sự ra chỉ là một "người em văn nghệ" của anh mình: Trúc Đường Nguyễn Mạnh Phác.
    Đó chỉ là một hình bóng phụ nữ thoáng qua trong đời Nguyễn Bính. Nhưng nhà thơ trân trọng tôn thờ hình bóng đó, vì Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ thủa nhỏ, đã thiếu tình mẫu tử, lại không có chị, có em nào gần gũi. Chị Trúc thật ra rất xa mà lại rất gần đối với Nguyễn Bính. Đó cũng là ảo giác của người gần chết khát trong sa mạc, tưởng rằng mình sắp đến được một ốc đảo đầy suối trong và bóng mát...
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyên Sa: Đôi dòng tiểu sử

    Nguyên Sa tên thật Trần Bích Lan, sinh năm 1932 tại Hà Nội.
    Du học Pháp từ thuở niên thiếu và đậu cử nhân văn chương, Nguyên Sa về Việt Nam sau hiệp định Genève năm 1954 và làm ngạc nhiên nhiều người vì khả năng sử dụng tiếng Việt tuyệt vời của ông. Ông sinh sống bằng nghề giáo sư dạy Triết và rất thành công.
    Thơ Nguyên Sa trữ tình, lãng mạn, giàu nhạc điệu, chất chứa sáng tạo trong ngôn ngữ cũng như hình ảnh, đôi khi pha lẫn thi tứ triết học.
    Ông sang Mỹ năm 1975 và từ đó làm báo. Ông đã từ trần ngày 18-4-1998 tại Orange County, nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 66 tuổi.
    Tác phẩm tiêu biểu: Thơ Nguyên Sa (1958), các tập biên khảo Quan Điểm Văn Học và Triết Học, Một Bông Hồng cho Văn Nghệ..., truyện Gõ Đầu Trẻ, tập truyện Mây Bay Đi.


    Lovetolive[/size=18]
  6. kimba

    kimba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Hồ Dzếnh: Đôi Dòng Tiểu Sử

    Hồ Dzếnh

    Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh (Hồ Dzếnh là phiên âm của Hà Anh theo giọng Quảng Đông).
    Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha là người Quảng Đông, sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ là người Việt.
    Hồ Dzếnh ra Hà Nội học trung học, dạy tư, viết thơ, viết báo từ năm 1931. Năm 1953 vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội viết báo, làm thơ.
    Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội.
    Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Quê Ngoại (1942), Hoa Xuân Đất Việt (1946); tập truyện ngắn Chân Trời Cũ (1942); và các tiểu thuyết Một Truyện Tình 15 Năm Về Trước (1942); Những Vành Khăn Trắng (1946).
    Sự pha trộn của hai giòng máu chi phối nhiều sáng tác của tác giả. Tập thơ Quê Ngoại gây được nhiều ấn tượng nhất với những lời thơ êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, và những cảm xúc đằm thắm chân thành dành riêng cho "quê ngoại" thân thương.
    Tài liệu tham khảo
    Quê Ngoại, Hồ Dzếnh, NXB Hội Nhà Văn tái bản, 1995.
    Hồ Dzếnh. Tác Phẩm Chọn Lọc, NXB Văn Học, Hà Nội, 1988.
    Tổng Tập Văn Học Việt Nam, tập 27, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1990.
    Chân Trời Cũ, Hồ Dzếnh
    Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến, Nguyễn Tấn Long & Nguyễn Hữu Trọng
    Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, Trần Tuấn Kiệt
    Tuyển Tập Thơ Tiền Chiến, Hoài Việt biên soạn
    Thơ Mới -- Những Bước Thăng Trầm, Lê Đình Kỵ


    Hoá học muôn năm
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thêm về Hồ Dzếnh

    Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh, sinh khoảng năm 1919.
    Những tác phẩm đã xuất bản:
    - Quê Ngoại (thơ, gồm những thi bản góp nhặt từ năm 1935 đến 1942, xuất bản năm 1943);
    - Hoa Xuân Đất Việt (thơ, gồm 15 thi bản);
    - Chân Trời Cũ (tập Hồi-ký, xuất bản năm 1942 và do nhà Hoa Tiên, Sài-gòn tái bản năm 1968);
    - Một Truyện Tình 15 Năm Về Trước (tiểu thuyết, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, do nhà Hoa Tiên, Sài-gòn tái bản năm 1968);
    - Hai Mối Tình hay Tiếng Kêu Trong Máu (truyện dài, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, do nhà Hợp Lực, Sài-gòn tái bản năm 1968);
    - Dĩ Vãng (đoản thiên tiểu thuyết)
    - Những Vành Khăn Trắng (tiểu thuyết, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh);
    - Đường Kẽ Mãnh (truyện ngắn, Trung Bắc chủ nhật ,số 187, 12-12-1943);
    - Nhà Nhiều Con (truyện ngắn, Trung Bắc chủ nhật, số 206, 11-6-1944).
    - và nhiều truyện ngắn đăng rải rác trong các giai phẩm xuất bản vào thời tiền-chiến.
    Vào thời tiền chiến, có một tập thơ ra đời: tập Quê Ngoại của Hồ Dzếnh. Chừng ấy cái tên người cũng đủ làm người ta lưu tâm. Và nhà Á-châu ấn cục đã ưng ý tác phẩm khi giới thiệu cùng độc giả những lời sau đây:
    "Lần đầu tiên thi ca Việt-nam được tô điểm một cách trau chuốt bằng ngọn bút linh diệu của nhà thơ ngoại quốc."
    Sự giới thiệu của nhà Á-châu ấn cục ta ngỡ là lối quảng cáo một ấn phẩm vừa xuất bản, nhưng thực chất của tập Quê Ngoại không làm cho độc giả thất vọng khi báo Tri Tân viết như sau:
    "Tên tuổi người Minh-hương ấy, văn học quốc ngữ không nề hà gì mà chẳng đón tiếp như đã đón tiếp bao nhiêu nhà văn hữu tài."
    Quê Ngoại của Hồ Dzếnh đã thử thách qua sự chấp nhận xuất bản của Á-châu ấn cục và lời phê bình của tuần báo Tri Tân, một tạp chí chuyên bình luận văn học lúc bấy giờ; và ta còn tìm gặp điển hình một độc giả trẻ tuổi ưa thích Hồ Dzếnh tức nhà văn Mai-Thảo ngày nay, khi Mai-Thảo ghi lại cảm nghĩ mình thuở vừa tiếp xúc tiếng thơ của họ Hồ, những dòng sau đây:
    "Trong cái thế giới ngột ngạt bít bưng tức thở ra của những tháp ngà tiền chiến như những phần mộ lạnh buốt, thơ Hồ Dzếnh hơn cả Xuân Diệu, và theo tôi, hơn cả Nguyễn Bính đầu mùa, là những xâu chuỗi lanh lảnh nhạc vàng gõ vui từng nhịp nắng trên mênh mông đài trán thanh niên. Tôi nhớ mãi cái cảm giác của tôi, 20 tuổi, tiếp nhận một tập thơ cốm mới đậm đà, một tập thơ mười tám cái xuân đầy, đọc mỗi câu tưởng như có mật có đường ngọt trong cổ. Thơ Hồ Dzếnh tiền chiến là cái trạng thái ngu ngơ trong suốt nhất của một tiếng thơ mà chủ đề là tình yêu và ánh sáng. Ngó thật kỹ, Quê Ngoại không hằn một nếp nhăn. Với tôi, một tập thơ đầu tay phải như thế. Phải có cái khí thế vạm vỡ của sống như một lao vào, cái vóc dáng của yêu như một kín trùm dào dạt..."
    Nguyễn Tấn Long
    (Việt-nam Thi-nhân Tiền-chiến,
    quyển hạ. Ấn-hành Đông-Xuân)
    Cảm tạ
    Chân thành cám ơn bạn:
    + Ngô Sắc, đã đăng lên Social Culture Vietnamese tập thơ Quê Ngoại/ Hoa Xuân Đất Việt mà chúng tôi dùng trong đây.
    (Chúng tôi có đính chính và sửa lỗi chính tả theo cuốn Hoa Xuân Đất Việt của tác giả đã xuất bản. Chúng tôi cũng thêm vào bài Cơn giận mà bạn Ngô Sắc đã lỡ bỏ sót.)
    Tài liệu
    + Hoa Xuân Đất Việt của Hồ Dzếnh.
    + Quê Ngoại của Hồ Dzếnh.
    + Quê Ngoại/Hoa Xuân Đất Việt mà bạn Ngô Sắc đã đăng lên Social Culture Vietnamese.


    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đôi Dòng Tiểu Sử Xuân Diệu

    Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
    Tương tư nâng lòng lên chơi vơi ...
    Tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp.
    Xuân Diệu sau ra Hà Nội học; 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943.
    Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985.
    Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ. Một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Thơ Thơ 1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983); truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939); và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
    Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ Thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi Hương Cho Gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp.


    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Bóng Chim Tăm Cá
    Trong văn học cổ, "chim, cá, ****, ong..." là hình tượng để chỉ người đưa thư, những sứ giả của tin tức. Theo Hán thư, người ta có thể buộc phong thư vào chân con chim nhạn để nhờ chim bay chuyển đến nơi cần gửi. Sách cổ (cổ thư) còn ghi lại rằng khách từ phương xa đến để lại đôi cá chép, mổ ra thấy có lá thư trong bụng. Vì thế, "bóng chim tăm cá" dùng để chỉ tin tức, thư từ:
    Nghĩ điều trời thẳm vực sâu
    Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm
    (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
    Cũng để chỉ ý này, văn học cổ còn có nhiều cách nói khác nữa. Thí dụ: "sứ hồng" (sứ giả chim hồng), "sứ lân hồng" (sứ giả cá và ngỗng trời), "sứ điệp tin ong" (con **** là sứ giả truyền tin, con ong làm mối lái đưa tin của chúa xuân muôn loài), "tin sương" hoặc "sương tin" (đây là biệt danh của chim nhạn trắng ở phương bắc, mỗi khi chúng bay về phương nam thì trời lại có sương giăng), "tin mai" (gửi tin kèm trong cành mai)...
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Công Tử Bạc Liêu
    Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư ký làng.
    Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gái .
    Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.
    Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đòi nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can ... Người ta còn kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa ...
    Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay trở thành bảo tàng tỉnh Minh Hải .
    Ngày nay người dùng thuật ngữ "Công tử Bạc Liêu" để ám chỉ người ăn sung mặc sướng, không phải làm lụng cực nhọc.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này