1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm của TT về hấp dẫn.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Tran_Thang, 09/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Mình đã đưa ra một quan điểm riêng về hấp dẫn, nay xin mở topic riêng để luận bàn. Dĩ nhiên đây chỉ là giả thiết, chưa chứng minh được. Giả thiết đó là :

    Hấp dẫn là hiệu ứng của vũ trụ nhằm cân bằng với sự giản nở của chính nó.

    Hấp dẫn theo Newton là sức hút của vạn vật có khối lượng trong vũ trụ với nhau. Theo Einstein thì mọi vật có khối lượng đều khiến không gian xung quanh nó cong đi tạo vùng "trũng" cho vật khác (thường là có khối lượng nhỏ hơn) rơi vào.

    Theo giả thiết tôi nêu trên thì hấp dẫn có nguồn gốc ngoài vũ trụ. Một vụ nổ hạt nhân chẳng hạn, sẽ làm nóng khối không khí xung quanh, khiến nó giản nở và bốc lên cao. Lập tức không khí xung quanh đó sẽ ấp vào tạo nên một cơn lốc cuốn phăng mọi vật trong phạm vi vài km cách tâm vụ nổ. Hấp dẫn tôi nghĩ cũng là một hiệu ứng tương tự tạo nên bời Big Bang.
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn cho vài thí nghiệm đi cho nó đúng quy trình!

    T_T tổng hợp một câu như thế, nhưng ko diễn giải từ đầu chí cuối cho mọi người hiểu, thì khó năm bắt để mà phản biện lắm!

    Đưa ra một nhận định thì có nhiều góc cạnh, nhiều vấn đề liên quan đến nó lắm! Ối thứ để bàn.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ntt bị "đàn áp" xin mời vào luận bàn cho vui.

    Nếu ta không thể thí nghiệm thì thử phản chứng xem sao nhé.

    Lục lại lịch sử vật lý chút:

    Tiên đề : vận tốc ánh sáng là một hằng số bất biến trong chân không vũ trụ. Thí nghiệm nào chứng minh điều này ? Chẳng có thí nghiệm nào chứng minh cả. Michelson-Morley đã lặp đi lặp lại thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng trong môi trường giả thiết e-te. Mọi giả thiết về e-te đều không đúng. Vậy thì ta xem lại chính bản thân vận tốc ánh sáng. Đó là một hằng số và đây cũng chính là một giả thiết. Vẫn chưa ai chứng minh được bằng lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng tìm một cách lý giải....
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Có người đã dùng kiến thức khoa học để nói về chính trị, mời T_T xem qua chút rồi ta cùng bàn bạc! http://tuanvietnam.net/2010-09-07-dan-chu-den-tu-dau-

    "Sự giới hạn và khiếm khuyết này không nằm ở sự yếu kém của cá nhân, mà thuộc về bản chất của tri thức, được minh họa hùng hồn qua Nguyên lý bất toàn của Toán học - tên nguyên thủy là Định lý bất toàn - và Nguyên lý bất định của Vật lý."

    "Như thế có kết luận: Nguồn gốc sâu xa của dân chủ là sự khiêm tốn một cách có ý thức về tri thức và lý tính của con người. Sự khiêm tốn này xuất phát từ nhận thức một cách khoa học về sự bất định và bất toàn của bản thân tri thức và lý tính.
    Và để khắc phục sự bất toàn và bất định này, con người cần phải thực hành một nguyên lý khác là Nguyên lý bổ sung: Tôn trọng và chấp nhận những tri thức trái ngược như một sự bổ sung cho tri thức và lý trí của bản thân mình."

    ...

    Nguyên lý bất toàn cho rằng: khoa học - về mặt bản thể của nó - tự chứng minh được rằng mình không toàn vẹn tuyệt đối. Điều này về mặt cảm quan mà nói thì đúng là như vậy, làm gì có một thực thể đứng độc lập, tách biệt hoàn toàn ra khỏi thế giới xung quanh để mà toàn vẹn. Khoa học, rồi tôn giáo, nghệ thuật... đều vậy cả.

    Nguyên lý bất định cho rằng tại một thời điểm không thể đồng thời xác định được khối lượng cũng như vận tốc của vật. Điều này thí nghiệm được rồi. Phần từ ngữ thì diễn tả chưa thật trọn nghĩa. Còn về thực tế, tri giác cộng với óc hình dung của con người buộc phải vận động. Tuy nhiên, cũng không thể dành rọt đến mức chi li quá được. Đó là giới hạn của chúng ta.

    Về bản chất mà nói: toán học là công cụ - công cụ để ta nghiên cứu tự nhiên, đánh dấu tự nhiên. Còn vật lý là ta đang nghiên cứu nhằm tác động đến thế giới tự nhiên sao cho có lợi cho mình. Toán học như là ta nghĩ ra cái máy gặt đập liên hợp, còn vật lý như là ta nghĩ ra việc trồng lúa.

    Sở dĩ tôi phải nói vậy vì ta cần phân biệt các khái niệm toán học và các khái niệm vật lý: toán học hay dùng đến các khái niệm như là: tiên đề, định lý, nguyên lý... tức là các khái niệm của toán học được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, và mọi người công nhận như vậy. Ví dụ toán học Ơclit cho rằng: hai đường thẳng song song ko bao giờ gặp nhau, làm sao ta làm thí nghiệm được?, nhưng gần như tất cả mọi người đều hình dung được và cho là như vậy.

    Còn vật lý hay dùng đến các khái niệm: tiên đề, định luật, nguyên lý... Ngoài khái niệm định luật thì đã là xác định được quy luật của tự nhiên là như vậy, 2 khái niệm tiên đề và nguyên lý của vật lý cũng được dùng như toán học - tức ta ko thể thí nghiệm được và nghiễm nhiên coi nó là đúng - thì ta với làm việc được.

    Tôi nói vậy không phải là để phản bác gì T_T cả, phát biểu mạnh bạo tôi nói nhiều lắm rồi, ai cũng biết. Tôi cho rằng phát biểu mạnh bạo trên thế giới này ngày nào chả có vài câu. Song chúng cứ dần trôi vào quên lãng. Vì không thể kiểm chứng được. Nhưng người đó ko đầu tư xây dựng nó thành một hệ thống lý luận, với những dẫn chứng cụ thể kèm theo, rất dễ bị cho là ngông cuồng và bị rơi vào quên lãng.

    Vậy thì vấn đề ở đây là gì? Là quy trình! Quy trình nghiên cứu của toán học là làm nhiều bài toán, tổng hợp lại thấy chúng có chung một cái "lý" nào đó - người ta lý thuyết hóa xây dựng được một định lý. Quy trình nghiên cứu của vật lý là làm nhiều thí nghiệm, thấy các vật thể có chung một quy luật vận động, ta xây dựng được một định luật.

    Bắt bẻ một tiên đề - ta hoàn toàn có thể làm được - về mặt nguyên tắc khoa học ta không sai - nhưng về mặt thực tế, với giới hạn của con người, ta sẽ không được số đông ủng hộ. Ta ko sai chưa hẳn đã là ta đúng, và ngươc lại. Bởi có những vấn đề ko thể ngày một ngày hai ngã ngũ ra được. Và thể là ta cứ mãi cô đơn. Một nhà bác học gàn! Mọi người cho là vậy.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác viết hay lắm, tuy nhiên đoạn cuối:
    Tôi xin góp ý như sau:
    Bắt bẻ một tiên đề ta hoàn toàn có thể làm được. Đó là về mặt nguyên tắc.
    Nhưng ngoài ý nghĩa chỉ 'bắt bẻ' hoàn toàn không có thông tin, giá trị khoa học hoặc thực tiễn nào 'có lợi cho con người' nào.
    Do vậy, để bác bỏ một tiên đề, người ta thường bác bỏ cả một hệ thống lý thuyết bằng cách đề ra một hệ thống mới, khác hoàn toàn và đơn nhất với một hệ tiên đề khác, giả thiết khác cũng hoàn toàn có khả năng 'bị bắt bẻ' y như hệ tiên đề đã bị chính nó bắt bẻ.
    Đấy chính là sự sáng tạo và độc đáo.

    Quan sát cách thức các nhà khoa học làm việc với các 'lý thuyết' của mình, theo tôi chính là họ đang tạo ra các 'công cụ' nhằm tác động vào thế giới. Công cụ càng phong phú, chúng ta càng có sức mạnh. Lao động ngày càng hiệu quả và năng suất cao.
    Có thể lấy một ví dụ: Khi ta cuốc đất trên đất mềm, ta có thể dùng 'cuốc' để cuốc đất. Nhưng khi gặp đất, đá cứng bắt buộc phải dùng 'xà beng' hoặc 'cuốc chim' nếu không muốn việc làm của mình là 'vô nghĩa' hay 'dã tràng xe cát Biển Đông'.

    Với ý nghĩa đó, việc đề ra các giả thiết, tiên đề và phát triển chúng theo logic của toán học, các giả thiết chính là những việc làm khoa học và nó cũng chính là một thành tố của 'văn hóa'.

    Có thể xem việc TT đề ra quan điểm của mình về hấp dẫn mới chỉ là bước đầu tiên của công việc 'khoa học'. Đó là đặt những viên gạch móng đầu tiên cho một 'lý thuyết' - 'công cụ' của loài người.

    Vâng chúng ta cùng chờ đợi và khích lệ cho Bác TT. :-c[r2)]
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Để phát triển 'quan điểm' mới mẻ của mình, Bác TT không thể không phát triển các khái niệm: 'Hấp dẫn' và 'Giãn nở'.
    Thế nào là 'hấp dẫn'? TT phải làm các thí nghiệm để 'định nghĩa' cho nó. Sai một ly, đi một dặm đấy nhé.
    Thế nào là giãn nở? Cũng phải làm định nghĩa.
    Hấp dẫn ở quy mô vũ trụ, giãn nở ở quy mô vũ trụ khác biệt và đồng dạng với 'hấp dẫn cục bộ' (trong các thí nghiệm) và 'giãn nở cục bộ'?

    Để làm được những điều đấy, không thể không lấy dữ liệu từ các quan sát của các nhà thiên văn học và phải hiểu được các dữ liệu đấy 'một cách sâu sắc'.

    Hóa ra, chẳng phải là các nhà khoa học cũng đang như TT, đang tìm một 'lời giải thích' mới cho hấp dẫn nói riêng, cho toàn bộ nói chung hay sao? =D>
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Bài viết trên tuanvietnam bị xóa rồi. Nói chung với 1000 năm Phật giáo chúng ta không xa lạ với những khái niệm khoa học hiện đại phương tây. Phương tây tiến đến tính bất định trên nền tảng những nguyên tắc (tính tất định). Họ có tất cả : văn hóa, khoa học, nghệ thuật. Ta thì làm ngược lại: xây dựng những nguyên tắc xã hội (tất định) từ chính sự bất định của bản thân (!?) Chúng ta được gì ? Chẳng được gì cả, chỉ là toàn sự bất cập. Nguyên lý bất toàn của bạn gợi đến các khái niệm giải cấu trúc (deconstruction). Hãy tìm một điểm xuất phát. Đó là nguyên tắc của mọi nguyên tắc...

    Vật lý tuy không chặt chẽ bằng toán họ. Nó rộng mở, bay bổng hơn toán học. Trong vật lý có văn chương, triết học, thực nghiệm, kinh nghiệm, lại còn cả những linh mục nữa (Co-pec-nic, mendeleep...)Toán học và vật lý đều có một điểm chung: đó là ý tưởng, ý tưởng cho một hiện tượng, cho một hướng giải...
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tôi dùng toàn bộ trí thức và kinh nghiệm cuộc sống cho một ý tưởng nào đó. Bạn nói đúng, tri thức và kinh nghiệm, đó là những công cụ của nhà khoa học. Vấn đề là có chọn đúng công cụ cho từng công đoạn không thôi ?:-??
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ồ không. Tớ không theo hướng đó. Các nhà khoa học đều đi từ hiện tượng và giải thích bản chất hiện tượng đó theo quan điểm của họ. Tôi cũng vậy. Giữ nguyên hiện tượng về hấp dẫn, giản nở.

    Hẫn dẫn theo Newton là do bản chất bên trong của các vật có khối lượng tương tác với nhau. Còn hấp dẫn của Einstein là hiện tượng mang tính độc lập hơn. Một vật cô lập trong không gian làm "trũng" phần không gian xung quanh nó. Còn theo TT\:D/ thì hấp dẫn là một dạng vật chất. Dạng vật chất này bao phủ lên vật thể (hay các phần tử vi mô của vật thể như nguyên tử, điện tử, hạt nhân, thậm chí khá gần với khái niệm hạt Higgs) khi có Big Bang. Một cách trực quan, khi bạn nhất một lọ thủy tinh xuống nước, nước sẽ chiếm lĩnh phần không gian của KK và đẩy KK thoát ra ngoài. Một chiếc bong bóng khi nổ, nó đẩy KK ra ngoài, còn phần vỏ của nó lại co lại...Theo cách diễn giải này thì trước Big Bang phải tồn tại "một cái gì đó" (tạm gọi là chất G). Chất G sẽ ùa vào bao phủ các hạt vi mô khi không gian giản nở sau Big Bang...
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thế đấy không phải là giả thiết chất ethe tràn ngập vũ trụ mà mấy thế kỷ trước người ta đã cãi nát bét rồi đấy ư?
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    E-te tương tác với ánh sáng, còn chất G của tớ chỉ lấp đầy không gian, ví như mặt nước hồ phẳng lặng vậy. Khối lượng như một viên đá ta ném xuống mặt hồ, tạo những làn sóng lan tỏa...
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot]Khi tư duy về lĩnh vực này, người ta rất dễ dẫn tới sự nhầm lẫn.
    Khi Bác TT sử dụng nguyên khái niệm về 'hấp dẫn' và 'giãn nở' của các nhà khoa học đi trước, nghiễm nhiên Bác đang bước trên con đường người ta đã đi. Không có gì đột phá đâu. Với việc sử dụng các 'khái niệm vật lý này', phát triển bằng công cụ là các công thức toán học khách quan (Là công cụ nhận thức chung của loài người), logic, tất yếu dẫn đến nhận thức chung như những tri thức và hiện trạng khoa học hiện tại (Rất nhiều nhà khoa học đã kiểm duyệt chặt chẽ những công bố tri thức khoa học của những nghiên cứu, phát triển những khái niệm đó).
    Rõ ràng hiện trạng vật lý đang đứng trước sa mạc, cần những giả thiết và kiểm chứng khẳng định mới (như là các thí nghiệm). Giống như ta đi đến tận cùng con đường, không còn lối đi, đứng trước sa mạc mênh mông, chúng ta cần tìm 'một dấu hiệu' để chỉ dẫn cho một lối thoát.
    Vâng ta tạm gọi là giới hạn. Giới hạn này là do đâu? Bản thân chủ thể nhận [/FONT][FONT=&quot]thức [/FONT][FONT=&quot](do giới hạn của các công cụ, như toán học? Không! toán học là vô bờ bến, ngày càng mở rộng khả năng của mình) hay do 'bản chất của thí nghiệm' ban đầu được làm nội dung cho 'hiện tượng hấp dẫn và giãn nở' (Giả thiết này loại trừ 'bàn tay của Chúa') giờ đã không còn tương thích với hiện thực? Chúng ta đã đi tới biên giới của giả thiết.
    Ở tận cuối con đường, 'ánh sáng chỉ dẫn' đã xa dần và mất hẳn, để lại một hiện thực bất định. Như đứa con bị đem bỏ chợ, bơ vơ không thấy bóng mẹ.
    Để xem cậu bé TT nói gì nhé ([:D])!

    + Hấp dẫn của Newton: Ta có thể bỏ qua giả thiết của Newton, bởi 'Bà cố' Newton này đã khuất quá lâu rồi và Bà không thể hiện diện để được chứng kiến cháu chắt bà nó sống 'ra làm sao', nó 'đụng phải cái gì'. Giả thiết của ông, đế chế của Ông tiến sát tới biên giới vi mô, đụng tới sự bất định. Mở ra một chân trời mới cho các vật lý gia tha hồ giả thiết và thí nghiệm kiểm chứng. Họ giống như những đứa bé lạc mẹ, bơ vơ. Ở đó họ đang cố tạo ra thế giới của mình, một người mẹ hư ảo của mình. Trong đó có Einstein, Higgs, và Bác TT nhà ta. =D>

    + Hấp dẫn của Einstein:
    [/FONT] Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 [FONT=&quot]Một vật làm trũng phần không gian xung quanh nó. Theo FS, kiểu võ đoán này đúng là một giả thiết và nó mang tính hình tượng, dùng hiện tượng này để giải thích cho một hiện tượng khác. Nhưng Ông đã 2D hóa không gian 3D, tức là đã thu toàn bộ không gian 3 chiều biểu diễn bằng không gian 2 chiều (Cần một sự bổ sung nào đó, thay thế cho chiều thứ 3 trong giả thiết của Einstein. Tương tự như việc cải tiến phim xem 2D thành phim xem 3D trong những thước phim vậy). Như vậy là không ổn và không tương thích. Chúng ta không thể lấy con vi khuẩn để giải thích cho cuộc sống của con người hay các loài khác. Chúng ta cần đứng ở hệ bậc cao hơn để giải thích bậc thấp hơn. Chúng ta cần bay lên cao để nhìn trái đất một cách toàn bộ. Tôi không thích kiểu giải thích này nhưng tôi thích công thức E = m.c2.

    + Trường Higgs: [/FONT] Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot]Hấp dẫn do khối lượng (tiếp nối truyền thống hấp dẫn Newtơn), khối lượng được tạo bởi một trường Higgs. Khái niệm 'hạt' ở đây hình như là bị ảnh hưởng bởi thuyết lượng tử với giả thiết khối lượng cũng được 'đổ' vào các 'form' qua những 'lượng tử khối lượng' - một sản phẩm chủ quan của ý thức. Qua quan niệm này ta thấy có sự tách rời khối lượng ra khỏi cái gọi là 'vật thể'. Nhưng có một câu hỏi: Khi loại trừ 'khối lượng' ra khỏi 'vật thể' thì 'vật thể' còn lại gì? Nó có những đặc tính gì để làm sao ta có thể nhận biết được nó? Như vậy 'vật thể' chỉ có thể hoặc là năng lượng toàn bộ (ý muốn nói rằng nó dạng như photon) hoặc là nó chẳng là gì cả. Nhưng khi một 'vật thể' biến thành năng lượng toàn bộ (theo công thức E = m.c2) thì khối lượng của nó cũng 'hồn lìa khỏi xác'.
    Tôi thấy có một vấn đề ở chỗ này: Sao ta không đơn giản dùng công thức của Einstein, không cần phải giả thiết một 'trường Higgs' mà vẫn giải thích được sự chuyển hoá của khối lượng thành năng lượng. Đó là chưa nói tới chuyện không bao giờ có thể 'nắm bắt' được trường Higgs. Nó hoàn toàn là sản phẩm của tưởng tượng. Vì sao? Vì khi ta đo đạc được 'một lượng tử khối lượng' chỉ mang khối lượng, không hình, không ảnh, không vị trí, không năng lượng (chỉ thấy như là hấp dẫn) thì nó đang ở 'thế giới bên kia' và chẳng tiến được một bước nào như chính là hiện thực.

    Trong khi đấy ta có thể thấy theo công thức E = m.c2 khối lượng có thể tạo thành từ năng lượng. (photon trạng thái nghỉ có khối lượng). Như vậy, không cần trường Higgs ta vẫn có thể thấy khối lượng trốn ở đâu? Ở trong năng lượng, trong 'sự vận động' của vật chất.

    [/FONT]+ Hấp dẫn của TT: Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot]TT thì đặt ra một chất G, về bản chất khác hoàn toàn giả thiết trường Higgs, thay vì nó là bản chất của vật thể, đổ xuyên vào trong thì nó lại chỉ bao phủ ra ngoài 'vật thể'. Thế thì có 2 thứ hoàn toàn khác hẳn nhau về chất. 'Chất G' và 'vật thể'. Vật thể không mang khối lượng (thì chỉ còn mang năng lượng) và chất G (mang khối lượng không mang năng lượng). G và năng lượng không thể chuyển hoá qua nhau thì G là bất biến vĩnh viễn. Nó tồn tại như thế nào? Nó chiếm toàn bộ không gian và cô đặc. Tức là không còn khái niệm 'không gian' nữa. Mà chỉ là môi trường G. Nó là một thứ không thể đi qua được.
    Không hai thứ khác bản chất không thể vận động qua lại với nhau trừ phi có một sự 'hoán đổi' với chất G, mà như thế thì tức là nó đã mâu thuẫn. G có thể chuyển thành 'vật thể' và 'vật thể' có thể chuyển thành G. Hoàn toàn giống như ethe: Ánh sáng có thể tương tác với G.[/FONT]
    [FONT=&quot]

    [/FONT]
    [FONT=&quot]

    [/FONT]

Chia sẻ trang này