1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Võ Tây Sơn

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Sưu Tầm Võ Tây Sơn

    THặ V. T,Y SặN: Mỏằ~T NGUỏằ'N THặ CA BỏằS QUSN LfNG

    LS ÐỏăU

    Trong lỏằc. TrỏÊi qua biỏt bao thỏằi 'ỏĂi anh hạng nào là Lê, Lẵ, TrỏĐn, Nguyỏằ.n... nhặng thỏằi 'ỏĂi mà tôi yêu thưch nhỏƠt là nhà TÂy sặĂn. CĂi thỏằi mà theo quan niỏằ?m tôi: ÐỏƠt nặỏằ>c có mỏằTt nỏằn vfn hỏằc rỏằc rỏằĂ, có mỏằTt nỏằn chỏằ viỏt 'ỏĐu tiên, 'ó là chỏằ Nôm; và câng là thỏằi chiỏn tranh chỏằ'ng ngoỏĂi xÂm oai hạng nhỏƠt. ÐÊ là ngặỏằi Viỏằ?t, không ai không tỏằ hào vỏằ lỏằc lĂng giỏằng khiỏp phỏằƠc. Nhặng 'ỏãc biỏằ?t nhỏƠt cỏằĐa thỏằi này là nỏằn vfn hỏằc chỏằ Nôm ra 'ỏằi, tỏĂo nên mỏằTt dòng thặĂ ca mang sỏc thĂi riêng biỏằ?t 'ỏĐu tiên cỏằĐa ngặỏằi Viỏằ?t Nam. Trong nguỏằ"n thặĂ ca ỏƠy có mỏằTt "mỏÊng" rỏƠt 'ỏãc biỏằ?t, 'ó là nguỏằ"n thặĂ ca trong và thuỏưt, còn gỏằi là ThặĂ Và. Nhặng 'Ăng tiỏc thay nhà TÂy SặĂn quĂ ngỏn, nhà Nguyỏằ.n lên cỏ** quyỏằn, hỏằ trỏÊ thạ bỏng cĂch hỏằĐy bỏằ tỏƠt cỏÊ nhỏằng gơ mang dỏƠu tưch câ. Dòng hỏằ, con chĂu nhà TÂy SặĂn phỏÊi lỏân trỏằ'n khỏp nặĂi, do 'ó cĂi nguỏằ"n thặĂ này bỏằc. Ca dao là cỏằĐa riêng cỏằĐa ngặỏằi Viỏằ?t nam, bỏằYi lỏẵ ngặỏằi Viỏằ?t Nam chúng ta, ngay tỏằô thỏằĐa nỏm nôi 'Ê gỏn bó ưt nhiỏằu vỏằ>i thỏằf thặĂ này. Ngày nay trong kho tàng vfn hóa, ca dao 'Ê dàn trỏÊi qua ba miỏằn 'ỏƠt nặỏằ>c, chỏằ nghâa ca dao 'ặỏằÊc lặu truyỏằn qua mỏằi nghỏằ? thuỏưt. Thỏằf thặĂ lỏằƠc bĂt 'Ê dành 'ặỏằÊc mỏằTt vỏằi nhau mỏằ>i 'em nhỏằng kinh nghiỏằ?m ỏƠy ra mà phÂn tưch, rút tỏằ?a cĂi cỏằ't lài truyỏằn lỏĂi cho con chĂu vỏằ sau. Sau khi "chiỏt" chiêu, phÂn thỏ và, chỏằ? rà cĂc 'òn, thỏ 'Ănh sanh tỏằư, hỏằ xỏp lỏĂi thành mỏằTt bài và, rỏằ"i dạng thặĂ ca, diỏằ.n tỏÊ cĂc thỏ và ỏƠy mỏằTt cĂch hào hạng, hỏằÊp vỏằ>i vóc dĂng, nhÂn cĂch, triỏt lẵ cỏằĐa con ngặỏằi nghỏằ? sâ Viỏằ?t Nam:

    Nhỏằng khi ngày rỏằ-i viỏằ?c nhàn
    Kiỏm làm mỏằTt "thỏÊo" luỏưn bàn ngÂm nga

    Hoỏãc:

    Nay trfm 'ặỏằng thỏ biỏn ra
    Kiỏm làm mỏằTt "thỏÊo" ngÂm nga 'ỏằf truyỏằn.

    Truyỏằn là truyỏằn cĂi tÂm 'ỏc, sỏằY hỏằc, truyỏằn cĂi cỏằ't lài mỏằTt 'ỏằi ngặỏằi. Tỏằô 'ó cĂc bài thặĂ và HĂn Nôm ra 'ỏằi, phâp nêm vỏưn rỏƠt là chỏãt chỏẵ, theo luỏưt Ðặỏằng thi. ÐỏằĐ cĂc khỏằ.: Tỏằâ tuyỏằ?t, ngâ ngôn, song thỏƠt lỏằƠc bĂt... Nhặng 'ỏãc biỏằ?t là cĂc bài phú và, hoàn toàn làm theo thỏằf lỏằƠc bĂt, là nguỏằ"n thặĂ cỏằĐa ngặỏằi Viỏằ?t Nam. Bài phú và là mỏằTt bài vă gỏằ"m cĂc cÂu 6 cÂu 8, phâp nêm vỏưn, luỏưt bỏng trỏc mang 'ỏĐy tưnh nhỏĂc và thặĂ, khi ngÂm lên thỏằf hiỏằ?n 'ặỏằÊc sỏằ hào hạng, lÊng 'Êng cĂi tưnh chỏƠt cỏằĐa ngàn xặa... cỏằĐa Tay Quyỏằn, Ngỏằn Roi trong chiỏn trỏưn, mang lỏĂi sỏằ hặng phỏƠn diỏằ?u kỏằ.

    Nay xin 'ặĂn cỏằư hai bài thặĂ và sau 'Ây 'ỏằf nêu rà tưnh chỏƠt nghỏằ? thuỏưt cỏằĐa nguỏằ"n thặĂ này. Gỏằ"m mỏằTt bài thặĂ thỏÊo bỏằT "Ðỏằ"ng Nhi" và mỏằTt bài thỏÊo roi "ThĂi SặĂn".

    ThỏÊo bỏằT là bài tỏưp vỏằ tay không, và thỏÊo roi là bài tỏưp vỏằ>i cÂy gỏưy, cÂy côn. Roi là tiỏng Nôm, mà Côn là tiỏng HĂn; câng nhặ thỏÊo là tiỏng Nôm mà quyỏằn là tiỏng HĂn.

    Tỏằô "ThỏÊo" trong cỏằ. thặ là mỏằTt thỏ viỏt chỏằ HĂn (lỏằ?, chÂn, triỏằ?n, thỏÊo) viỏt rỏƠt nhanh, rỏƠt nghỏằ? thuỏưt mà ngày nay thặỏằng gỏằi là lỏằ'i viỏt bay bặỏằ>m, lỏÊ lặỏằ>t: "ThỏÊo thặ". Trong nât "thỏÊo" là nât vỏẵ, nât hoa. Do 'ó khi luyỏằ?n tỏưp mỏằTt bài thỏÊo, tỏằâc là tỏưp mỏằTt bài và ta, chúng ta có thỏằf hơnh dung 'ó là mỏằTt bài và hài hòa, uyỏằfn chuyỏằfn, nhanh nhỏạn, linh hoỏĂt, 'ỏạp 'ỏẵ; khĂc vỏằ>i và Tàu và cĂc môn và khĂc trên thỏ giỏằ>i.

    ThỏÊo BỏằT Ðỏằ"ng Nhi
    (Ðỏằâa trỏằ thỏĐn 'ỏằ"ng)
    - Thiỏằ?u và
    - BĂi tỏằ.
    ChỏƠp thỏằư lỏưp Ðỏằ"ng Nhi
    Khuynh thÂn bỏĂt thỏằĐ chi
    Tiỏằn tỏƠn du luÂn thưch
    Ðơnh bỏằT lỏưp song phi
    ÐỏĂi bàng lai thỏằ'i bỏằT
    Tiên cô tỏƠn 'ỏÊ chi
    ThỏĐn nhÂn hoành quĂ hỏÊi
    Tiên gia thỏằ'i 'ỏÊ chi
    Nhỏằc tiên
    ChỏƠp tay 'ỏằâng trỏằƠ lỏưp liỏằn Ðỏằ"ng Nhi
    Nghiêng mơnh bỏĂt thỏằĐ mỏằTt khi
    Bặỏằ>c tỏằ>i tay phỏÊi tỏằâc thơ 'Âm lên
    Dỏằông chÂn bay lỏưp hai bên
    ÐỏĂi bàng lui bặỏằ>c tỏằô trên bay vỏằ
    Tiên cô bặỏằ>c 'ỏn 'Ănh liỏằn
    ThỏĐn nhÂn qua biỏằfn câng lơa cung mÂy
    Tiên gia lui 'ỏƠm xuỏằ'ng ngay
    Hai tay cỏằâng chỏc 'Âm ngay tỏằâc thơ
    Hai chÂn 'Ă nghỏằi 'Âm liỏằn
    Nâm mơnh quay lỏĂi mỏãt tiỏằn 'ỏƠm theo
    Ðuỏằ.i theo cỏằp dâ khóa chÂn
    Nhỏạ nhàng lại bặỏằ>c bĂnh xe xoay vỏĐn
    MỏằTt mơnh cỏằp dỏằ ỏÊi quan
    TrỏằY vỏằ bĂi tỏằ. là 'ặỏằng xặa nay.

    Qua bài thặĂ trên chúng ta thỏƠy Thiỏằ?u thặĂ là thỏằf thặĂ ngâ ngôn. Phâp nêm vỏưn, luỏưt bỏng trỏc rỏƠt 'úng, và bài phú là bài vă, vỏằ>i nhỏằng cÂu sĂu cÂu tĂm theo thỏằf lỏằƠc bĂt ca dao Viỏằ?t Nam. Bài phú và giỏÊng giỏÊi ẵ nghâa cỏằĐa bài Thiỏằ?u thặĂ. Qua bài phú, cĂc 'ỏằTng tĂc 'ỏằu là nhỏằng thỏ và 'ặỏằÊc gói ghâm diỏằ.n tỏÊ ẵ nghâa trong cÂu. Ðỏằf cỏÊm nhỏưn cĂi thú vỏằc lặỏằ>t vào
    Quy kỏằ ÐỏằTc giĂc trỏằc giao diỏằ?n tiỏằn
    Côn trạng tỏƠn thưch trung thiên
    Hỏằ"i 'ỏĐu trỏằc chỏằ? diỏằ?n tiỏằn tam giao
    Ðỏằ"ng tÂn xuỏƠt thỏ anh hào
    Giang biên phĂ trỏưn xông vào tiỏằn môn
    Hoành sặĂn thỏằ chỏĂy dỏưp dỏằ"n
    PhỏằƠc chÂu hỏĂ 'ỏằi bóng ngặỏằi
    Chỏằ trÂn vạng dỏưy ngỏằa chuỏằ"i tỏằ>i 'Âm
    Thỏằôa chÂu côn nỏằ tay cỏ**
    Biỏn thiên bỏằ' 'ỏằi quan niỏằ?m vfn và tặặĂng hòa:

    Vfn thiỏu và, vfn thành nhặ nhặỏằÊc
    Và thiỏu vfn, và trỏằY bỏĂo tàn
    Và vfn hai chỏằ tặặĂng quan
    LỏằƠc thao, tam lặỏằÊc 'ỏằâng hàng hạng anh.

    Và vỏằ>i quan niỏằ?m "khỏằư vu tỏằ"n thanh" nhà TÂy SặĂn 'Ê sĂng lỏưp nên mỏằTt nỏằn binh bỏằng Nguyỏằ.n Trung Nhặ (mỏằTt vỏằi thỏằi TÂy SặĂn) có bài "Nghiêm ThặặĂng" cỏằĐa vua Quang Trung, bài Song PhỏằƠng Kiỏm cỏằĐa bà Bại Thỏằn bỏng mặu kỏ và sỏằ không ngoan cỏằĐa mơnh. "ng 'Ê sĂng tỏĂo ra bài "Hạng Kê", tiêu biỏằfu cho con ngặỏằi Viỏằ?t Nam vỏằ>i cĂc 'ỏằâc tưnh sau:

    - Con kê (gà) có dĂng 'i 'ỏạp, chÂn có hai cỏằa, 'ó là tặỏằ>ng và
    - Nhặng trên 'ỏĐu lỏĂi mang mỏằTt cĂi mào (mâ) 'ó là tặỏằ>ng vfn
    - ThỏƠy kỏằ 'ỏằn) không bao giỏằ khiỏp sỏằÊ, 'ó là 'ỏằâc Dâng
    - Trong chiỏn 'ỏƠu quyỏằn biỏn và khôn ngoan, 'ó là 'ỏằâc Trư
    - Khi gỏãp mỏằ"i (thỏằâc fn) không fn ngay mà túc túc gỏằi 'àn, 'ó là 'ỏằâc NhÂn.

    Và 'Ây là bài Thiỏằ?u "Hạng Kê". Bài này không có phú mà theo ẵ tôi là mỏằTt bài thặĂ rỏƠt tÂm 'ỏc, vỏằôa có tưnh vfn hỏằc nghỏằ? thuỏưt cao, lỏằ"ng chỏằâa cỏÊ triỏt lẵ và cỏằ't lài cỏằĐa và hỏằc Viỏằ?t Nam chúng ta.

    ThỏÊo Hạng Kê:
    - BĂi Tỏằ.

    LặỏằĂng kê giao nỏĂp thỏằf tranh hạng
    Song túc tỏằ phi trỏÊo thặỏằÊng xung
    TrỏƠn ỏÊi kim thặặĂng nhặ bỏĂch hỏằ.
    ThỏằĐ quan ngÂn kiỏm tỏằa thanh long
    Xuyên cung 'ỏằTc tiỏằ.n tfng ặ trĂc
    Hỏằ"i thỏằĐ 'ặĂn cÂu thỏằĐ tỏằâ hung
    TrĂ tỏâu, dặỏằÊc trỏ** thiên sỏằY tĂ
    Nhu, cặặĂng, cặỏằng, nhặỏằÊc tỏưn kỏằ trung
    - Hỏằ"i 'ỏĐu bĂi tỏằ..

    Nôm:

    Đôi gà 'ỏằ'i mỏãt quyỏt tranh hạng
    Ðôi chÂn cạng nhỏÊy, móng vuỏằ't bung
    ThặặĂng vàng canh ỏÊi nhặ hỏằ. trỏng
    Kiỏm bỏĂc giỏằ quan tỏằa rỏằ"ng xanh
    Nhặ cung không tên, thêm sỏằâc mỏằ.
    Quay 'ỏĐu mỏằTt cỏằa, giỏằ bỏằ'n bên
    GiỏÊ chỏĂy cúi 'ỏĐu, trỏằi 'Ê dỏĂy
    Mỏằm cỏằâng mỏĂnh yỏu, 'em ra bày
    - Hỏằ"i 'ỏĐu bĂi tỏằ. .

    Qua bài thặĂ trên, câng viỏt theo thỏằf Ðặỏằng thi, 'ỏãc biỏằ?t trong bài này có phâp 'ỏằ'i chỏằ, 'ỏằ'i cÂu vỏằ>i 'ỏằ'i ẵ thỏưt là tuyỏằ?t. HỏĐu hỏt cĂc bài thặĂ và trong nguỏằ"n thặĂ này 'ỏằu có phâp 'ỏằ'i ẵ. ỏằz hai cÂu (3 và 4) chúng ta 'ỏằc lên, nghiỏằn ngỏôm mỏằ>i cỏÊm nhỏưn 'ặỏằÊc, hay cÂu kỏt (7 và 8). Hiỏằfu 'ặỏằÊc ẵ cỏằĐa ngặỏằi xặa, 'ó mỏằ>i là 'iỏằu thú vỏằn; Yỏu có thỏằf 'Ănh MỏĂnh; GỏĐn có thỏằf 'Ănh Xa mà vỏôn có thỏằf chiỏn thỏng 'ỏằc. Nó rỏƠt là quẵ bàu cho hỏằng nhỏằng nhà, nhỏằng ngặỏằi luyỏằ?n và 'ỏằf nhỏằ> lỏĂi nhỏằng thỏ và ngày xặa (vơ lúc 'ó chặa có bfng hơnh 'ỏằf lặu giỏằ). Nó câng không 'ặỏằÊc lặu giỏằ bỏng vfn tỏằ mà phỏĐn nhiỏằu chỏằ? 'ặỏằÊc truyỏằn khỏâu. Ngặỏằi viỏt bài này 'Ê may mỏn thu nhỏãt 'ặỏằÊc khoỏÊng 50 bài thặĂ và 'ỏằĐ cĂc thỏằf loỏĂi trong phỏĂm vi 6 tỏằ?nh nhÂn mỏằTt chuyỏn 'i Bơnh Ðỏằi thiỏằ?u 'ỏn mỏằi ngặỏằi yêu và thuỏưt mà tỏằô trặỏằ>c 'ỏn nay chặa thỏƠy ai nhỏc 'ỏn dỏằf may ra cỏằâu vỏằ>t , phỏằƠc hỏằ"i mỏằTt nguỏằ"n ThặĂ Và TÂy SặĂn 'Ê mỏằTt thỏằi vang bóng.

    Nha Trang, quê tôi, nặĂi 'Ê lặu giỏằ mỏằTt phỏĐn nguỏằ"n thặĂ này - nặĂi mà tôi có 'ặỏằÊc "tơnh yêu" và cuỏằTc sỏằ'ng.

    LS ÐỏăU
  2. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Vietnamese Kung-Fu: Tây-Sơn
    Dr. Jeffrey Barlow
    There is considerable discussion among Vietnamese martial artists themselves as to whether any of the Vietnamese martial arts truly developed independently of Chinese influence. This is probably a matter of degree; certainly Chinese influence is visible in all the forms of Vietnamese martial arts which I have seen performed, but on the other hand, there are certainly local schools which are not represented in China. Many Vietnamese martial artists will mention Tây Sơn Kung-fu as such an indigenous Vietnamese form.
    Tây Sơn Kung-fu has its roots in a late 18th century peasants'' revolt in Vietnam. The political situation in Vietnam at that time was very complicated, with two ancient families, the Nguyen and the Trinh, contesting for control over the Vietnamese throne. In the Tay Son region, with today''s Binh Dinh province at its heart, three brothers of another Nguyen family (In Vietnam, the family name comes first, followed by a middle name which often serves as a generational marker and then by the given name; many people in Vietnam are named Nguyen), Nguyen Van Nhac, Nguyen Van Lu and Nguyen Van Hue, ignited a revolt of oppressed peasants in 1773.
    Although the Tay Son rebellion eventually failed, defeated in 1801 only with considerable French assistance, the Tay Son were savage fighters and initially successful beyond any expectations. Part of the explanation for their battle-field successes was Tay Son Kung-fu, often known as Binh Dinh Kung-fu. Each of the three brothers (as well, apparently as other generals also of the Nguyen family) contributed to today''s Tay Son Kung-fu and practitioners in the tra***ion trace their lineages to one of them.
    One such practitioner is Tai Vinh Minh, who now teaches Tay Son Kung-fu at Nha Trang, some one hundred miles south of Binh Dinh, the heartland of the Tay Son, where he himself was born and studied. Tai Minh (Vietnamese people are usually known by their given rather than by their family names as there are few family names and their use introduces much confusion) is now 71 years old and extremely strong, flexible, and active. He runs at least three miles daily while wearing heavy wrist and ankle weights.
    Tay Son Kung-fu, Tai Minh informed us, is very aggressive, as befits its origins on the battle-field. When asked what its central points are, Tai Minh replied "Attack, attack, attack." Because we wished to limit the damage done to our "dummy" Richard Wright we asked Tay Minh to show us some of the defensive moves of Tay Son. In this first brief set, Tai Minh shows a simple staff or spear disarm and arm-break. In this set, Tai Minh demonstrates a simple defense against the two-hand grab.
    In ad***ion to the very rich repertoire of bare-handed attacks and defenses, Tay Son has, of course, a very elaborate series of weapons'' forms. There are eighteen recognized weapons in the Tay Son system. Particularly interesting is the variety of swords.
    Tay Son Kung-fu has a rich tra***ion in Vietnamese military history. It was also used more recently, by the Vietnamese Communist, in their war in the south against American forces. Tay Son Kung-fu is also taught now in the United States.
  3. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thiệu võ Yến Phi Quyền trong Sa Long Cương:
    Bước vào biến thế Yến Phi
    Tam câu tam đả tức thì làm xong
    Rồi lại biến thế thần đồng
    Hồi về én bãi chực phòng song phi
    Phi rồi cuốn cánh nép vi
    Lập thế bộ hổ hồi về triệu công
    Ví dù nó có lướt xông
    Thì ta biến thế phượng hoàng một chân
    Bái sư tổ lập như tiền
    Bài này còn thiếu những câu sau . Sau đây là đăng lời thiệu chính của võ cổ truyền Tây Sơn:
    Bước vào biến thế én bay
    Tam câu tam đả tức thì làm xong
    Rồi lại biến thế thần đồng
    Hồi về én bãi chực phòng song phi
    Phi rồi cuốn cánh nép mình
    Lập thế bộ hổ hồi về triệu công
    Ví dù nó có lướt xông
    Thì ta biến thế phượng quỳ một chân
    Rồi lại biến thế long phi
    Chân trước dậm đá chân sau tiếp liền
    Y như pháp thảo lời truyền
    Giữ trong nội thế để truyền hậu lai
    Vọng bái lập như tiền
  4. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    TRỐNG TRẬN TÂY SƠN
    Dư Hồng Phương
    Trong nhạc cụ của loài người, có lẽ trống và sáo là những nhạc cụ xuất hiện đầu tiên.
    Thời nguyên thủy, con người sống trong thiên nhiên hoang sơ và tiếp xúc với ngoại cảnh của thiên nhiên bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình. Gặp những hiện tượng không giải thích được, người ta nghĩ đến thần linh. Sợ oai trời, người ta sợ những biểu hiện của quyền uy đó, thần Sấm, Thần Sét, Thần Lôi v.v... là những bậc thần linh, có khả năng siêu nhiên, vượt khỏi sự hiểu biết và ảnh hưởng của con người thời đó.
    Trong những âm thanh ngẫu nhiên bắt gặp, hay phát minh ra sau này qua những theo dõi tìm hiểu, tiếng trống là loại âm thanh gần gũi nhất với những biểu hiện của quyền uy sấm sét. Có thể, loài người đã hiểu và khi gõ vào một vật rỗng, ta có nhiều loại âm thanh khác nhau. Cũng như sáo có thể xuất hiện từ tiếng gió vi vu qua bọng cây, cành lá và dạy con người tìm ra những âm thanh gần gũi với lời chim chóc, suối reo, nước chảy. Trống và sáo đã được phát minh từ đó chăng?
    Mình cứ suy nghĩ như vậy để tìm lên cái gốc, cái nguồn của cái trống. Một thân cây rỗng, một thùng gỗ, một mảnh da khô căng cứng v.v... có thể đã là nguồn cảm hứng đầu tiên đưa người nghệ sĩ tiền sử đến loại nhạc cụ này. Như vừa đoán, tiếng trống là âm thanh gần gũi nhất với tiếng sấm. Trống là một vật thờ vì tạo ra âm thanh gây được sự cảm thông của thần linh trên cõi không ai biết. Chỉ nghe mà sợ hãi, kính nể.
    Dân tộc ta, vào thời kỳ đồ đồng, đã nổi danh về kỹ thuật làm trống đồng rất tinh vi. Người ta còn biết là thời thượng cổ, dân tộc còn chôn trống dưới chân thác để gây âm thanh hùng vĩ như tiếng gầm thét của thượng đế.
    Những hình vẽ trên mặt trống đồng cho phép ta nghĩ đến cảnh tế lễ thời thượng cổ, và giả thuyết trống là một nhạc cụ dùng cho việc tế lễ là một giả thuyết hợp lý.
    Khi tâm lý bị khích động, con người ta có thể diễn tả hay biểu lộ bằng tay chân, thân thể. Những điệu vũ, điệu múa đầu tiên xuất phát từ những cảm xúc này, diễn tả bằng thân hình. Âm thanh và điệu bộ kết hợp cho ta vũ và nhạc. Nhạc và vũ thường đi cùng với nhau...
    Tiếng trống trầm hùng, hay buồn bã chậm rãi, theo nhịp đập nhặt khoan, cũng có thể là những thúc giục tâm lý, khiến người nghe muốn vùng lên, đứng dậy, bước tới. Và nhảy múa, hát mừng hay than khóc, hay ca ngợi... trong các âm thanh, tiếng trống nhịp nhàng đều đặn có lẽ cũng gần với nhịp đập của con tim, khi ta còn thơ dại áp đầu bên ngực mẹ, hoặc sớm hơn, khi còn là bào thai mà tiềm thức đã tiếp nhận nhịp tim đều đặn của người mẹ cưu mang, khiến ta bồi hồi xúc động, hay muốn vươn mình nhảy múa. Trống được đưa từ nơi tế tự vào nghệ thuật âm nhạc từ đó.
    Trước khi khoa học hiện đại ra đời, người ta mới chỉ có thể truyền tin bằng tai bằng mắt. Bằng mắt còn có giới hạn, hoặc vì cách trở không gian quá xa, hoặc vì bị che khuất giữa nguồn phát tin và nơi tiếp nhận. Bằng tai, người ta thấy xa hơn, và không bị che khuất. Trống được sử dụng làm vật truyền tin bằng âm thanh. Trống trận được dùng cho nhu cầu thông tin trong chiến trận. Trống trận vì vậy vừa là phương tiện truyền tin, vừa là vật gây tác động tâm lý, cổ võ tinh thần của người ra trận.
    Nghệ thuật dùng trống của chúng ta trong việc tế lễ, ca vũ, hay thông tin và khích động tinh thần trong chiến đấu đã phát triển như thế nào trong quá khứ, chúng ta chỉ còn biết một cách khá lờ mờ. Nếu có, ta nhớ nhiều về trống chầu hơn trống trận.
    Mà có phải là vì chúng ta đã không có "nước thanh bình ba trăm năm cũ" đâu? Cái gì chứ chiến tranh thì ta không thiếu. Có lẽ vì những đổi khác, những tiến bộ của kỹ thuật truyền tin trong trận mạc, ta đã quên mất nhiều điều về trống trận tổ tiên đã từng sử dụng trong mấy ngàn năm qua.
    Ðã vậy, về trống trận Tây Sơn, ta biết, hay nhớ, còn ít hơn nữa.
    Thời Tây Sơn, có Phan Huy Ích nổi danh văn học, và đứng bên Ngô Thì Nhậm, ông còn nổi danh là một nhà ngoại giao nữa. Nhưng, ít người để ý là Phan Huy Ích cũng đã từng cầm quân. Trước khi Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Mãn Thanh, Phan Huy Ích đã từng cầm quân đi bắt Nguyễn Hữu Chỉnh. Ngày chuẩn bị, ông đem theo một trống trận, đục thủng một đầu. Ðịnh để nhốt Chỉnh vào trống giải về Kinh đô.
    Hoàng Lê Nhất thống chí có chép sự kiện này, nhưng không cho biết chi tiết là cái trống đó lớn chừng nào. Ta lại đành phải đoán là lớn lắm. Ðủ to để giam Chỉnh vào đó. Và sự kiện trên cũng cho ta biết trống trận không phải do Tây Sơn phát minh ra.
    Nhưng trống trận Tây Sơn thì rõ là một nét văn hóa độc đáo của vùng Bình định, điểm xuất phát nghĩa quân, vào năm 1771.Theo lời kể của dân chúng Bình định, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đều là những người giỏi võ. Không chỉ giỏi về công phu và nghệ thuật, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc hệ thống hóa kiến thức về võ thuật tại địa phương. Nguyễn Lữ từng tổng kết kinh nghiệm võ thuật cùng việc theo dõi từng thế đá của gà chọi (Hùng Kê quyền), khẩu quyết được phổ thành một bài thơ cho dễ nhớ dễ tập. Cũng tại vùng Tây Sơn, binh lính Tây Sơn còn sử dụng trống trận trình bày nhạc võ (nhạc của võ nghệ, không phải nhạc dùng trong vũ múa) để khích động tinh thần ba quân.
    Võ nhạc Tây Sơn nổi tiếng với bốn bài Luyện Quân, Xuất Quân, Công Thành và Khải Hoàn. Bài luyện Quân đánh trong lúc tập luyện, giữ nhịp chuyển bộ cho đều. Bài Xuất Quân đánh với tiếng thôi thúc dồn dập để tăng khí thế chiến đấu. Bài Công Thành được trổi lên trong biết bao đợt Tây Sơn lâm trận, công phá thành lũy đối phương. Bài Khải Hoàn với những tiếng vui tươi làm phấn khởi quân binh sau khi chiến thắng.
    Võ nhạc Tây Sơn sử dụng trống là nhạc cụ chính. Ngoài ra còn kèn, đàn nhị và thanh la não bạt. Trống trận Tây Sơn gồm một bộ 12 cái, phải chăng để tượng trưng cho 12 giáp hay 12 tháng trong năm? Bộ trống được dựng thành dàn, theo thứ tự ba hàng từ lớn đến nhỏ. Bốn trống lớn, đường kính khoảng 40 phân tây đứng hàng đầu. Sau đó là 4 trống nhỡ, quãng 30 phân, sau cùng là bộ trống nhỏ,cỡ 20 phân, cũng bốn cái. Người cử trống đánh cả hai tay, và cùi chỏ, cùng hai dùi trống (gọi là roi), dài khoảng 30 phân, đánh cả hai đầu. Ðưa hai tay lên múa là có thể đánh cả bốn mặt trống hay tang trống một lúc.
    Vào một bài trống, người thiện nghệ có thể gây cảnh mưa rào thác đổ, khi nhặt khi khoan, khi dồn dập bức tim, khi hào hùng phấn chấn. Xem người múa trống đã là một cái thú. Múa là chữ đúng nhất vì người đánh trống vừa đánh vừa di chuyển chứ không ngồi một chỗ như nhạc công tấu nhạc.
    Trước 1975, tại Sài gòn, mình còn được thấy Trịnh Toàn múa trống, nên còn mường tượng ra được ít nhiều thế nào là một bài múa trống và thế nào là một dàn trống của thời xưa. Nay thì chỉ còn là kỷ niệm... Từ trống Ðông sơn đến trống trận Tây Sơn, ta mất nhiều quá. E là đến kỷ niệm rồi cũng sẽ mất mà thôi.
    Có lẽ vì chỉ là kỷ niệm, nhưng hồi tưởng mơ hồ của một cái gì đó đã mất, nên thời nay, nói đến trống trận hay nhạc võ Tây Sơn, nhiều người không tin là có thật. Có ai xác định được hư thực ra sao không?
    Hát bội Bình định. Bộ môn này có thực hay không? Chắc chắn có chứ. Liệu có ai phủ nhận môn này nữa không đây?
    Qua bài thơ Long Thành Cầm Giả Ca của Nguyễn Du ta biết là thời đó có các tướng Tây Sơn ra Thăng Long có nghe hát ả đào. Dường như rất ưa thích là khác. Trong Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Ðình Hổ, người ta thấy ông kể trước đây hát bôi bị cấm ở ngoài Bắc Hà. Cho đến năm Quang Trung thứ ba (1790) mới lại thấy bộ môn này xuất hiện. Một du khách người Anh cát lợi có kể chuyến thăm viếng Ðàng Trong thời Quang Trung và để lại một bức họa đầy màu sắc về một cảnh hát bội ông được xem (A Voyage to Cochinchine in the Year 1792 and 1793, của J. Barrow, xuất bản tại Luân đôn năm 1906). Trong Ðại Việt Quốc Thư do dịch giả Ðình Thụ Hoàng Văn Hoè dịch, Trung Tâm Học Liệu của bộ Giáo dục ta ấn hành năm 1967 và tái bản năm 1972, ta được biết Quang Trung Hoàng đế đã mừng thọ 80 tuổi của Thanh Càn Long với một ban ca nhạc gồm 6 nhạc sĩ và một số ca sĩ (không rõ bao nhiêu người) biểu diễn 10 bài trong công văn ghi là "nhạc phủ từ khúc thập điểu" cùng 6 người thợ tấu nhạc đã diễn tập, đặt bài hát nhịp vào tiếng đàn, gảy tiếng phương Nam để vui thêm "tiệc thọ". Bản văn này được kết với câu "kính dâng cả toàn vở hát".
    Mình không còn biết vở hát ra sao, mười bài hát trên là những bài gì, mình cũng không biết.
    Nhưng, ở con người Quang Trung, khi niềm kiêu hãnh dân tộc đã trở thành một đặc tính, chắc chắn là "phái đoàn nghệ sĩ" đi làm công tác ngoại giao và trao đổi văn hóa này không phải là một phái đoàn kém cỏi về nghệ thuật. Và những bài hát trên chắc chắn phải xuất sắc. Chắc chắn phải rất "Nam âm", không thể là một loại nhạc ta mượn của Tàu. Quang Trung là người chủ trương dùng văn Nôm thay chữ Nho, nên nếu có suy đoán là những ca khúc sứ giả cho nghệ thuật phương Nam phải độc đáo của Nam phương ta cũng ít sai.
    Nói như vậy để làm gì? Ðể nhắc nhở chúng ta là vào cuối thế kỷ 18, văn học nghệ thuật của nước ta đã có những sắc thái phong phú. Và để nhắc đến một truyền thuyết rằng các tướng Tây Sơn rất ưa chuộng nghệ thuật, yêu thích hát bội, rằng trong những năm ra Bắc, binh lính Tây Sơn còn tụ họp đánh trống để hát (một thuyết về nguồn gốc trống quân).
    Một quân đội vào Nam ra Bắc như gió cuộn lốc xoáy, với những người lãnh đạo biết yêu thương quân sĩ như anh em, lại yêu chuộng nghệ thuật, ưa thích âm nhạc, và biết khai thác mọi phương tiện cho việc quân , thì việc dùng nhạc cụ làm phương tiện khích động tinh thần là một việc cũng dễ hiểu, chẳng có gì là mơ hồ cả. Nếu đất Bình định là đất chuộng võ và là nơi đào tạo Ðào Duy Từ từng dạy dân nghệ thuật hát bội, có thấy trống nhạc trong hát bội được đem vào quân ngũ và trở thành một tiết mục quân nhạc, nhạc võ, thì cũng chỉ là điều thường tình, dễ hiểu, chẳng có gì là mơ hồ cả.
    Nếu có một điểm mơ hồ là ngày nay, ta thấy các thanh niên hay thiếu nữ Nhật bản hay Ðại hàn biểu diễn những màn múa trống, màu sắc vui tươi, thanh âm rộn ràng lôi cuốn, tại sao ta không nghĩ là thời xưa mình cũng từng có những bộ môn nghệ thuật như vậy. Dùng ở nơi tôn nghiêm thờ phụng hay trên sân khấu giải trí, hoặc trong quân ngũ để gây phấn chấn tinh thần binh sĩ thì cũng chỉ là mỗi nơi một cách.
    Tự nó, cái trống không có riêng một ý nghĩa linh thiêng ở nơi tế tự, hay ca vũ nhạc tiêu khiển trên sân khấu, hay lắc cắc diễu cợt như trong một vở chèo cổ, hoặc sầm sập uy vũ nhụ trong dàn quân nhạc. Ăn thua ở người đánh, nơi đánh, và đánh để làm gì thôi.
    Kỷ niệm 205 năm trận Ðống Ða, nếu ta có muốn nhắc đến một vài giả thuyết đã qua để tìm cách trả lại cho Bình định nhạc võ Tây Sơn, với vật tiêu biểu là dàn trống trận, thì chắc cũng không phạm tội là "đánh trống qua cửa nhà sấm".
    Người viết chẳng phải dân Bình định, nhưng thấy hát bội Bình định, võ thuật Bình định, bánh tráng Bình định như bị lãng quên dần, hay bị phủ nhận, thì cũng tiếc. Người Bình định có mất cái trống thì cũng chẳng ai được hưởng cả. Chỉ có dân ta mất mà thôi...
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Độc Lư Thương
    Theo lời kể lại của các lão võ sư , huấn luyện viên ở vùng Tây Sơn Thượng Ðạo (An Khê , Gia Lai) khi dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ, chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương. Tây-Sơn tam kiệt Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ , Nguyễn Lữ đã biên soạn và cho tập ?oÐộc Lư Thương Pháp? vào khoảng năm 1770 . Ðộc Lư Thương ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết của ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ đứng lên khởi nghĩa ,vững chắc trong như thế 3 chân của chiếc lư hượng Ðộc Lư còn có nghĩa là tôn thờ một chủ , quyết tâm đồng lòng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của đồng bào .
    Thiệu:
    Lập Tấn Liên Ba Phụng Giang Đầu
    Nhị Bộ Tấn Nghinh Khai Đản Thủ
    Quy Đầu Phục Thế Tấn Độc Lư
    Hạ Hồi Ký Túc Song Long Kích
    Hoành Thân Chuyên Đả Tái Nghịch Tâm
    Hậu Hành Nghinh Chiến Khai Trực Chỉ
    Hữu Phi Khai Gia?Tc Thích Trung Đình
    Phi Bộ Tạ Hồi Liên Trung Đỉnh
    Thần Vương Giáng Thế Đảo Liên Thành
    Chấp Thủ Độc Lư Sát Thích Thương
    Song Bộ Khai Quy Đằng Xuyên Thích
    Phi Vân Châ?Tp Mã Tấn Sát Người
    Đảo Thế Phi Thân Hồi Long Bộ
    Chuyển Long Phi Giác Thoái Liên Đài
    Liên Ba Tam Bộ Lập Như Tiền
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bác Vobinhdinh này uyên bác thật. Nhưng bác phải post lên những bài mà bác tâm đắc với ý kiến cá nhân chứ ở đây tôi thấy những bài này toàn là sưu tầm rời rạc với nhau chẳng cái nào ăn nhập với cái nào cả. Tôi xin bổ sung thêm một tí nhé: Trống Trận Tây Sơn có hai loại khác nhau là Võ Nhạc và Nhạc Võ (ở đây bác dùng hai thuật ngữ này nhầm lẫn với nhau hơi bị nhiều). Bốn bài "Luyện quân", "Xuất quân", "Công thành" và "Khải hoàn" là bốn bài Nhạc Võ chứ không phải Võ Nhạc. Võ nhạc đã bị thất truyền (Theo hiểu biết hiện nay của tôi là vậy). Còn bốn bài Nhạc Võ thì hiện nay còn một người phụ nữ ở Bình Định còn thuộc (tôi quên mất tên). Hiện nay tôi không biết bà này còn sống hay đã chết, nhưng lần cuối cùng tôi đọc thấy bà trên báo người ta nói lúc đó bà chủ yếu là đánh trống đám tang nhiều hơn là Nhạc Võ.
    Còn về Trống đồng, ngoài giả thuyết rằng cái vật này là nhạc cụ còn có giả thuyết là nó là "linh vật" của người Việt cổ. Theo những người theo giả thuyết này thì việc ở Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương người ta cứ dùng chày mà giã vào mặt linh vật là một việc làm hết sức "hỗn hào". (Tôi thì không có ý kiến gì về việc này cả).
    Dù sao thì cũng xin ghi nhận tấm lòng của bác. Thân ái.
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    VÕ TÂY SƠN
    Qua Sự Nhận Xét Của Một Giáo Sư Kinh Tế Học Người Hoa Kỳ Gốc Miến Ðiện
    Cửu Long
    Trong những năm đầu của thập niên 1970, sinh viên Việt Nam qua du học tại Hoa Kỳ thường hay cho con cái vào đại học Ohio University at Athens vì trường này có thiết lập một văn phòng thường trực tại Saigon mà người cầm đầu là giáo sư Stephenson. Ðại học Ohio ở Athens có một giáo sư dạy về môn kinh tế học, tên là Aung Gyi, người Hoa Kỳ gốc Miến Ðiện. Ông này là con của một chính khách Miến Ðiện thuộc giới thân cận thủ tướng Miến Ðiện UNU trong thập niên 40 và 50. Ngoài công việc dạy học về môn kinh tế học, giáo sư Aung Gyi còn mở thêm một võ đường dạy võ Miến Ðiện cho sinh viên, do ông làm chưởng môn. Ngoài môn quyền cước, giáo sư Aung Gyi còn dạy thêm cho môn sinh xử dụng một số binh khí như kiếm, côn, song đao Miến Ðiện, và đoản đao v. . v. . Sinh viên Việt Nam ghi tên vào học võ đường này khá đông vì thấy ông Aung Gyi đoạt được nhiều giải vô địch quốc tế. Môn sinh Hoa Kỳ thì sinh viên da màu nhiều hơn sinh viên da trắng và rất chịu khó tập dượt. Cứ mỗi một tháng thì chưởng môn chia từng cặp môn sinh tùy theo trình độ rồi cho họ đấu với nhau để cho chưởng môn tiện bề theo dõi trình độ tiến bộ của từng người một. Trong hàng ngũ môn sinh Việt Nam thì có anh Ð. V. H. người dong dõng cao, đô con, cao khoảng 1m70, thích học về cách xử dụng các binh khí, nhất là song đao Miến Ðiện; còn về môn quyền cước thì thỉnh thoảng anh lại hay vắng mặt, nhất là vào những buổi giao đấu để theo dõi sự tiến bộ của từng môn sinh.
    Có một năm, gần nghỉ hè, giáo sư Aung Gyi cho triệu tập toàn thể môn sinh về tụ họp tại võ đường để làm lễ bế mạc khóa huấn luyện. Vì vậy bắt buộc môn sinh nào cũng phải có mặt, nên hôm ấy anh em thấy có mặt anh Ð. V. H. thì ai cũng nhìn anh ta vừa vẫy tay chào vừa cười. Tất cả môn sinh có mặt hôm đó đều tưởng rằng sẽ có tiệc trà bế mạc năm học, không ngờ giáo sư Aung Gyi cho anh em biết hôm nay, trước khi bế mạc, ông ta muốn biết trình độ môn sinh tiến bộ như thế nào nên ông ra lệnh sẽ có cuộc đấu thử sức giữa từng cặp một, do ông chỉ định, và vì thời gian có hạn nên chỉ đấu quyền thôi chứ không đấu binh khí và yêu cầu các môn sinh vào thay võ phục trước khi bắt đầu. Thế rồi từng cặp một bắt đầu giao đấu với nhau để cho chưởng môn cho điểm. Khi khoảng mười cặp đấu với nhau xong thì chưởng môn cho nghỉ giải lao trước khi tiếp tục lại việc khảo nghiệm. Lúc các môn sinh tề tựu đông đủ xong thì giáo sư Aung Gyi đưa tay vẫy một anh sinh viên da đen - một đệ tử "gạo cội" của ông ta ra đứng giữa võ đường - đoạn ông ta đảo mắt nhìn quanh một vòng như có ý tìm tòi và khi ông ta tìm thấy anh Ð. V. H. thì ông vẫy tay gọi anh ấy ra song đấu với anh sinh viên da đen. Trong hàng ngũ môn sinh Việt Nam có tiếng xầm xì với nhau chuyến này anh bạn H. chắc sẽ mềm xương với ông bạn Mỹ kia, có anh bảo là giáo sư Aung Gyi - thấy anh H. hay vắng mặt - trong các buổi luyện quyền - nên ông muốn mượn tay anh sinh viên da đen này để cảnh cáo anh H. đấy thôi.
    Thế rồi cuộc song đấu giữa anh sinh viên da đen và anh H. bắt đầu và nhìn lại giáo sư Aung Gyi thì thấy ông có vẻ hể hả lắm, chắc trong thâm tâm ông ta nghĩ rằng thế nào anh H. cũng sẽ bị một trận đòn mềm xương. Toàn võ đường im phăng phắc vì ai cũng để hết tâm trí để theo dõi cuộc đấu. Anh sinh viên da đen thì tấn công tới tấp, còn anh H. thì không chịu trả đòn mà chỉ đỡ đòn hoặc tránh né rất tài tình mà thôi. Cuộc đấu kéo dài đã hơn mười lăm phút rồi mà anh sinh viên da đen cũng vẫn không chiếm được thế thượng phong. Giáo sư Aung Gyi nổi cáu, gọi to tên anh sinh viên da đen, rồi bảo với anh ấy là cứ đánh thực sự chứ đừng nể nang gì cả. Nghe ông Aung Gyi nhắc cho "gà nòi" của ông ta như vậy, anh H. đâm ra nổi cáu, bèn nói với anh sinh viên da đen: "Anh hãy cẩn thận, tôi sắp tấn công đây". Thế rồi anh ta múa quyền loang loáng, xáp lại gần anh sinh viên da đen và đánh cận chiến chứ không giữ khoảng cách như trước nữa. Cuộc đấu trở nên sôi nổi, và nghe anh sinh viên da đen la oai oái liên hồi. Thì ra anh H. đã đánh vào người của anh ta như đánh vào một cái bị cát mà anh ta thì vô phương chống đỡ. Toàn thể võ đường ai cũng ngạc nhiên vô cùng vì anh H. không dùng các thế võ Miến Ðiện do ông Aung Gyi đã dạy, mà lại biểu diễn một loại võ công riêng biệt của anh ta. Trong lúc ai nấy đều hoang mang, nhất là giáo sư Aung Gyi, thì anh sinh viên da đen vừa cố gắng tháo lui và miệng anh ta vẫn la không ngớt, nhưng anh ta bị anh H. bám riết như hình với bóng, không tách rời ra được. Thấy tình trạng anh sinh viên da đen bí quá, giáo sư Aung Gyi bèn quát to lệnh ngưng đấu. Anh H. nhẹ nhàng nhảy ra giữa đấu trường, cung tay bái tổ, rồi trở về chỗ cũ, nét mặt rất thản nhiên, chả thấy có dấu hiệu gì là mệt nhọc cả. Trong khi đó thì thấy giáo sư Aung Gyi cởi áo choàng ngoài ra, thủng thỉnh bước ra giữa đấu trường, đưa tay vẫy anh H. và bảo anh ta hãy ra dượt với ông vài hiệp. Tuy chưởng môn bảo vậy, nhưng anh H. vẫn cứ thủ lễ, chỉ tránh né và chạy quanh đấu trường làm cho giáo sư Aung Gyi vừa đấu vừa quát to là cho phép anh H. đừng nể nang gì cả. Khi nghe chưởng môn nhắc đi nhắc lại mấy lần như vậy, anh H. mới bắt đầu đấu thực sự. Lần này anh không nhập nội, xáp lại gần và đánh cận chiến như khi anh đấu với anh sinh viên da đen ban nãy mà dùng đôi chân đá vào người giáo sư Aung Gyi nhiều hơn là dùng hai tay; tuy nhiên ai cũng thấy rõ là anh chỉ đá phớt thôi chứ nếu anh đá không nhân nhượng thì ông chưởng môn chắc cũng lâm vào thế "kẹt" không khác gì anh sinh viên da đen. Ðấu được một chốc thì anh H. đổi thế đánh, xáp lại gần ông Aung Gyi và dùng cẩm nã đánh vào người ông ta nhanh hết sức nhanh, khiến ông này muốn tránh đòn đành phải lui dần. Khi ông thầy bị dồn gần tới chân tường thì anh H. bổng nhảy ra khỏi cuộc đấu, đoạn cung tay bái tổ, xong cúi đầu chào sư phụ, và rút lui về đứng trong đám môn sinh Việt Nam. Toàn thể môn sinh có mặt tại võ đường hôm ấy, đều nhận thấy - nếu anh H. đấu thật sự, không nể nang sư phụ - thì ông này cũng chung số phận của anh chàng sinh viên da đen rồi.
    Sau khi khoát chiếc áo choàng, chưởng môn Aung Gyi tiến về phía đám môn sinh Việt Nam, đoạn đến trước mặt anh H. và tươi cười hỏi anh ta là anh đã xử dụng môn võ gì để đấu với ông, rồi ông thú thật là ông chả nhận ra được nguồn gốc của môn võ đó, vì thế ông ta bứt rứt trong lòng vô cùng, nhất là môn võ đó lại tinh diệu quá cỡ. Ðoạn ông yêu cầu anh H. cho ông ta biết xuất xứ của môn võ ấy. Anh H. cung kính trả lời giáo sư Aung Gyi rằng đó là môn võ Tây Sơn của Việt Nam, do vua Quang Trung Nguyễn Huệ dùng để huấn luyện quân đội Việt Nam chống lại quân xâm lược Trung Hoa dưới triều đại Mãn Thanh. Giáo sư Aung Gyi liền hỏi anh H. tại sao anh đã biết võ rồi mà còn ghi tên vào võ đường của tôi làm gì cho mất thời giờ? Anh H. cho biết là vì anh chưa hề bao giờ thấy được con dao Miến Ðiện nên anh mới ghi tên để học vì con dao Miến Ðiện không có sống dao mà có hai lưỡi, nên theo anh thì chắc sẽ vô cùng nguy hiểm cho đối thủ khi lâm trận. Giáo sư Aung Gyi làm thinh không nói gì, nhưng nét mặt của ông ta có vẻ rất đăm chiêu, đoạn ông ra lệnh giải tán.
    oOo
    Mùa hè năm ấy giáo sư Aung Gyi không mở lớp hè dạy môn kinh tế học như thường lệ. Một vài sinh viên hay lui tới nhà ông cho hay là cửa nhà ông đóng kín và hình như ông đã đi nghỉ hè xa. Rồi ba tháng trôi qua, ngày tựu trường ở đại học Ohio ở Athens trở nên rộn rịp và môn sinh võ đường của giáo sư Aung Gyi vô cùng phấn khởi khi thấy ông ta xuất hiện trở lại. Rồi giáo sư Aung Gyi ra lệnh triệu tập các môn sinh đến họp tại nhà ông ngay tối hôm đầu ngày tựu trường. Ông cho anh em biết là ông vừa du hành qua Việt Nam trong ba tháng hè qua, và chuyến đi này vô cùng lý thú đối với ông, nhất là ông đã có dịp tìm hiểu và học hỏi ngay tại chỗ một môn võ học mà ông cho là một trong những môn võ thuật hay nhất hoàn cầu, nhưng rất đáng tiếc là đã bị thất truyền từ lâu. Rồi ông bắt đầu kể cho đám môn sinh Mỹ Việt nghe chuyến đi về thăm Việt Nam của ông ta.
    Ba hôm sau ngày tập họp tại võ đường ở Ohio (Athens) thì ông ta mua vé máy bay đi thẳng về Saigon. Tại đây, ông đến tòa đại sứ Hoa Kỳ và ngỏ ý muốn đi tham quan tỉnh Bình Ðịnh với mục đích tìm hiểu nguồn gốc môn võ Tây Sơn. Tòa đại sứ Hoa Kỳ gọi điện thọai cho văn phòng Cố vấn tỉnh tại thị xã Qui Nhơn, và yêu cầu tòa cố vấn ráng giúp ông ta trong công việc sưu tầm này. Thế rồi ông mua một chiếc xe môtô kiểu lớn dùng làm phương tiện di chuyển, rồi lên đường ra Qui Nhơn theo quốc lộ số 1. Tại nơi đây, văn phòng cố vấn Hoa Kỳ - nhờ có liên lạc trước với tòa tỉnh trưởng Bình Ðịnh - nên giáo sư Aung Gyi được giới thiệu với một thông ngôn người địa phương khá rành tiếng Mỹ, tháp tùng ông ta theo quốc lộ số 19, ngược về hướng Tây, lên quận lỵ Bình Khê. Ðến quận đường Bình Khê, giáo sư Aung Gyi và viên thông ngôn được ông thiếu tá quận trưởng tiếp đãi rất nồng hậu và sắp đặt phòng ốc cho hai người ở ngay trong khuôn viên quận đường, vì vấn đề an ninh địa phương. Qua ngày hôm sau, thiếu tá quận trưởng đi xe jeep chạy trước dẫn đường, còn giáo sư Aung Gyi và viên thông ngôn ngồi xe môtô chạy theo sau, để cùng đến nhà của một cụ già khoảng 80 tuổi mà ông quận trưởng giới thiệu là một trong những vị võ sư giỏi võ Tây Sơn nhất trong vùng. Ông cụ tuy niên kỷ đã tám mươi nhưng trông còn khang kiện và quắc thước lắm, và ông tiếp đãi tôi rất là niềm nở, nhất là ông thấy tôi tự giới thiệu con của một nhà cách mạng Miến Ðiện từng chống thực dân Anh trong những thập niên đầu thế kỷ 20 và cũng đã từng nhiều lần vào tù ra khám khi Miến Ðiện còn là thuộc địa của Anh quốc - nên ông rất có cảm tình với tôi - và hứa sẽ giúp tôi sưu tầm và học hỏi về võ Tây Sơn trong phạm vi hiểu biết của ông. Ông cụ hứa với tôi vào tối ngày rằm sắp tới, ông ta sẽ tổ chức tại sân nhà của ông một buổi biểu diễn võ Tây Sơn của những võ sinh trong vùng để đánh dấu sự có mặt của một người khách quý từ phương xa đến viếng thăm linh địa Bình Khê, nơi sinh trưởng của vua Quang Trung Nguyễn Huệ.
    Thời gian trôi qua rất nhanh; thấm thoát mà đã đến ngày rằm, ngày hẹn đến tư gia của vị lão trượng để xem biểu diễn võ Tây Sơn. Trời vừa sẩm tối, vừng trăng vừa ló dạng ở chân trời, tôi đã hối ông thông ngôn lên xe đến điểm hẹn. Tới nơi thì đã có một số môn sinh của một số võ sư trong vùng tề tựu tại đó rồi, vì theo vị lão trượng - những môn sinh này, già có, trẻ có cũng đều nao nức muốn nhìn mặt tôi, một công dân Hoa Kỳ gốc Miến Ðiện từ Mỹ sang Việt Nam, để rồi băng đồng chỉ sá lên tận Bình Khê - quê hương của vua Quang Trung - để tìm tòi học hỏi một môn võ thuật do vua Quang Trung truyền cho binh sĩ của ngài để đánh tan 20 vạn quân Thanh trong trận Ðống Ða và đuổi chúng chạy về Trung Quốc, không còn manh giáp. Khi trăng lên tới đầu ngọn cây thì vị lão trượng ra lệnh tập họp và các võ sinh đứng bao quanh cái sân dùng để phơi lúa của nhà cụ. Võ sinh nào cũng có mang theo binh khí sở trường của họ, phần lớn là loại võ khí dùng trong trận mạc như gươm, dáo, đao, côn, kiếm, thương. Rồi lão trượng gọi từng người một ra giữa sân biểu diễn hoặc quyền cước hoặc binh khí mà họ mang theo; thỉnh thoảng lại chỉ định từng cặp một ra song đấu để thay đổi không khí. Có hai thứ binh khí mà tôi lưu ý nhất và cũng được vị lão trượng giảng giải tường tận trong khi biểu diễn là "Tề mi côn" và "Song đao" là hai loại khí giới được quân Tây Sơn dùng để phá tan kỵ binh của quân Nhà Thanh, Trung Quốc. "Tề mi côn" là một cái gậy tròn, dài ngắn tùy theo tầm vóc người xử dụng, và khi chống xuống đất, đầu côn phải ngang chân mày của người xử dụng côn. Khi lâm trận mà gặp kỵ binh địch xung phong thì người bộ binh dùng côn của mình để đánh và gạt quân địch ngồi trên mình ngựa rớt xuống đất, đồng thời bảo vệ luôn cho đội quân cầm song đao - đang nằm lăn dưới đất để chặt đứt chân ngựa - khỏi bị kỵ binh địch ngồi trên mình ngựa dùng dáo tấn công. Phải thấy được các võ sinh Bình Khê biểu diễn song đao trong khi họ nằm lăn dưới đất để chặt chân ngựa của địch, mới hiểu được tại sao quân Tây Sơn đại thắng quân Nhà Thanh trong trận Ðống Ða, vì họ đã triệt hạ được tiềm lực xung kích mạnh như thế chẻ tre của đoàn kỵ binh Trung Quốc. Và sau khi đánh tan lực lượng kỵ binh địch rồi, thì đội binh cầm song đao đứng lên và dùng võ khí của mình đánh cận chiến xáp la cà như vũ bão để tiêu diệt địch quân. Khi trời đã về khuya và vừng trăng đã lên quá đỉnh đầu, thì vị lão trượng bước thủng thẳng ra giữa sân một mình và dõng dạc bảo các võ sinh cầm võ khí, hãy cùng đồng loạt xông vào tấn công cụ; và trong khi cụ ra lệnh như vậy thì cụ gở chiếc khăn đầu rìu mà cụ thường hay vấn trên đầu xuống làm binh khí. Các võ sinh vâng lệnh cụ, nhất tề xông vào tấn công. Riêng cụ thì như con bươm **** thoăn thoắt lượn qua lượn lại trong rừng binh khí, dùng chiếc khăn đầu rìu - chỉ trong chốc lát - đã thâu ráo trọi tất cả các võ khí của các võ sinh, đồng thời cụ được anh em hoan hô vang dậy, trong đó có cả ông thông ngôn và tôi nữa.
  8. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    ... Tiếp theo
    Tôi lưu lại trong quận lỵ Bình Khê đã gần một tháng và đã dùng chiếc môtô đi thăm rất nhiều danh lam thắng cảnh trong vùng, nhưng chưa có dịp nào thuận tiện để được đấu thử quyền thuật với một vài võ sư thuộc môn phái Tây Sơn. Tôi có ngỏ ý này với vị lão trượng nhưng ông ta chỉ mỉm cười rồi bảo: "Xin ông chớ vội nôn nóng, để rồi tôi sẽ thu xếp sau". Nhưng hình như ông cụ không muốn cho tôi đấu quyền với bất cứ võ sư nào trong quận Bình Khê vì sợ lỡ tôi bị thương trong khi giao đấu, thì sẽ gây phiền phức cho ông thiếu tá quận trưởng. Thấy tôi băn khoăn suốt ngày, ông thông ngôn bèn nghĩ ra một kế là đánh máy một số "Lời Cam Kết" dưới có mang chữ ký của tôi và xác nhận là nếu trong khi đấu võ mà tôi có bị thương thì tôi ráng chịu chớ không đi thưa kiện người đứng ra tỷ võ với tôi. Tôi cất giấy cam kết vào trong bao hành lý mang sau lưng, rồi chở ông thông ngôn lên đường du ngoạn. Chạy trên quốc lộ 19 hướng về thị xã Kontum độ chừng 20 cây số, chúng tôi dừng xe gần bên cái lô cốt của anh em dân vệ trong làng, phụ trách gìn giữ an ninh cho đoạn đường này. Tình cờ lại gặp được một anh dân vệ có tham dự buổi họp mặt tại nhà vị lão trượng đêm rằm vừa qua, nên anh này mừng quá bèn mời hai chúng tôi vào trong lô cốt, và giới thiệu chúng tôi với hai người cùng gác lô cốt với anh ta: một người trẻ khoảng 30 tuổi và một người trung niên khoảng ngoài năm mươi. Họ hỏi tôi từ Hoa Kỳ qua Việt Nam có mục đích gì? Tôi trả lời họ là qua đây có hai mục đích: một là ngắm xem phong cảnh Việt Nam thường được du khách ngoại quốc đề cao và hai là tìm hiểu về nguồn gốc nền võ thuật Tây Sơn - tuy đã bị thất truyền từ khi thực dân Pháp đô hộ xứ này - nhưng vẫn còn âm thầm hoạt động trong quần chúng cho đến ngày nay. Tôi cũng cho họ biết là điều mong ước của riêng tôi trước khi rời Việt Nam để trở lại Hoa Kỳ là muốn được giao đấu về quyền thuật với một vài võ sư thuộc môn phái Tây Sơn để có dịp so sánh trình độ võ thuật Miến Ðiện đối với võ thuật Tây Sơn mà tôi vừa được thấy biểu diễn trong đêm rằm vừa qua tại sân nhà của vị lão trượng, gần quận đường Bình Khê. Nghe tôi nói như vậy, anh bạn trẻ - người mời chúng tôi vào chơi trong lô cốt - bèn hướng mặt về phía người trung niên và nói là nếu ông muốn tìm một người biết võ Tây Sơn để ấn chứng võ thuật Miến Ðiện thì tôi xin giới thiệu với ông người bạn đang ngồi trước mặt chúng ta đây. Tiếp lời anh bạn trẻ, ông thông ngôn cho biết là vị giáo sư Hoa Kỳ - mà tôi tháp tùng trong cuộc du hành này - đã có làm sẵn giấy cam kết bảo đảm cho người tỷ đấu với ông ta khỏi gặp khó khăn khi ông ta không may mà bị thương. Anh vừa nói vừa đút tay vào túi hành trang của tôi lấy ra xấp giấy cam kết và rút một tờ trao cho anh bạn trẻ. Ba người trong lô cốt xúm nhau lại đọc tờ cam kết; khi đọc xong thì họ có vẻ yên chí, đoạn xếp tờ cam kết làm tư rồi bỏ vào túi áo. Anh bạn trẻ cũng cho biết là về đêm thì trong lô cốt có 7 người, nhưng ban ngày thì có 4 người xin về làm ruộng, nên hôm nay chỉ có ba người trong lô cốt là vậy đó; đồng thời anh ta để lại một người để giữ lô cốt, còn anh ta và người trung niên thì đi theo hai chúng tôi xuống thung lũng dưới chân lô cốt để tỷ võ. Thung lũng này có một con rạch chảy lượn theo sườn núi và có một cây cầu gỗ bắc ngang qua, dài độ hơn mười thước. Tôi bèn chọn cây cầu này làm nơi tỷ võ và người trung niên cũng đồng ý. Thế là cuộc tỷ thí bắt đầu. Giáo sư Aung Gyi cũng cho chúng tôi biết là ông không thể đi vào chi tiết của trận đấu vì sợ mất thời giờ, và ông chỉ nhấn mạnh ở điểm là anh dân vệ trung niên - trong cuộc đấu gần nửa tiếng đồng hồ - thực ra chỉ muốn ấn chứng trình độ võ thuật của ông ta mà thôi, nhưng khi anh ta bắt đầu tấn công thật sự ông ta, thì chỉ trong vài phút là đã đá bay ông Aung Gyi xuống dưới rạch rồi. May mà gặp mùa hè, rạch này nước cạn còn độ nửa thước nên ông ta chỉ bị ướt sủng quần áo mà thôi. Rồi giáo sư Aung Gyi nói tiếp: "Trong cuộc đời võ nghiệp của tôi, đây là lần đầu tiên tôi bị hạ một cách nặng nề như vậy, nhưng tôi không lấy đó làm buồn vì võ Miến Ðiện của tôi làm sao có thể so sánh được với võ thuật Tây Sơn! Cũng may là đi đâu tôi cũng mang theo cái túi đựng quần áo, nhờ vậy mới có áo quần khô để thay trước khi trở về quận đường, nên ông quận trưởng không hay biết gì về việc tôi tỷ võ với anh dân vệ trung niên trong lô cốt và đã bị anh ta đá văng xuống dưới rạch. Sau vụ tỷ võ này, ngày ngày tôi thường hay đến nhà vị lão trượng để nhờ ông cụ chỉ vẽ thêm về võ công và nghe cụ kể chuyện về võ thuật Tây Sơn. Trước khi rời Việt Nam để trở lại Hoa Kỳ, và theo lời yêu cầu của tôi nhờ cụ giới thiệu cho tôi được tỷ đấu với một môn sinh của cụ hầu giúp tôi biết được trình độ võ thuật của tôi tới mức nào, cụ lão trượng vì nể tôi quá nên mới giới thiệu tôi với một vị võ sư có tiếng tăm trong quận Bình Khê, và cuộc tỷ võ được thu xếp vào một đêm trăng tròn như lần trước tại sau vườn nhà của ông cụ để tránh những con mắt tò mò của hàng xóm nếu cuộc tỷ võ được tổ chức ngay ở sân dùng để phơi lúa trước nhà. Trong đêm tỷ võ, trước khi vị võ sư được vị lão trượng chỉ định đến, thì ông cụ có kêu riêng tôi ra dặn là ông bạn sắp tỷ võ với tôi rất lợi hại về cú đá liên hoàn và cụ ân cần căn dặn tôi là phải cẩn thận lưu tâm. Khi vừng trăng vừa lên khỏi đỉnh đầu thì vị võ sư được chỉ định đến và cuộc giao đấu bắt đầu ngay sau đó. Hai chúng tôi đều đi chân đất và cao bằng nhau, nhưng tôi có vẻ đô con hơn vị võ sư kia, nhưng về nhanh nhẹn thì tôi kém hơn ông ta. Sau khi quần thảo độ nửa cây nhang như để xem trình độ võ thuật Miến Ðiện của tôi như thế nào, rồi bổng nhiên ông ta thay đổi lối đánh, loan quyền thật nhanh làm cho tôi hoa mắt, rồi phóng cước đá qua đầu tôi, tôi tránh được cước đầu thì cước thứ hai đến ngay giữa trán, ngọn cước tuy nhẹ nhưng cũng làm cho tôi bị thương và ngay trong lúc đó vị lão trượng nhảy ngay vào giữa hai chúng tôi và cụ quát to như thế là đủ rồi. Ông bạn võ sư chạy đến ôm tôi, xin lỗi rối rít; còn tôi thì khoát tay và khen ông ta có cú đá tuyệt vời, ít người sánh kịp. Rồi chúng tôi kéo nhau vào nhà ông cụ để trò chuyện, còn ông cụ thì lật đật đi lấy thuốc gia truyền để rịt vết thương trên trán tôi - rồi giáo sư Aung Gyi lấy tay chỉ cho các môn sinh thấy vết thương nơi trán của ông - mà hiện nay vẫn còn vết đỏ. Ba tháng hè qua Việt Nam cho tôi có dịp được thăm viếng nơi chôn nhau cắt rốn của Vua Quang Trung, học hỏi được nhiều cái hay cái lạ của võ thuật Tây Sơn do đức Vua truyền lại, được dịp tỷ võ hai lần với môn sinh võ này và đều bị thua cả hai lần nhưng tuy thua mà tôi vẫn hãnh diện vì võ Tây Sơn là một môn võ thuật huyền diệu nhất đời nay, ít có môn võ nào sánh kịp ". Và sau đó, giáo sư Aung Gyi ra hiệu cho các môn sinh giải tán.
    oOo
    Dưới thời Pháp thuộc, võ thuật Tây Sơn bị chính quyền thực dân tuyệt đối cấm chỉ rất ngặt nghèo và bất cứ ai, nếu còn lén lút truyền dạy môn võ này sẽ bị bỏ tù, không có ngày về. Tuy nhiên vẫn có một số võ sư có đầu óc cách mạng chống thực dân, vẫn lén lút thâu nhận môn sinh và mở võ đường lưu động trong các khu vườn vô chủ rộng lớn hoặc ở tại những khu đất hoang có cây cối um tùm, ngay dưới rìa các chân núi. Cũng nhờ vậy mà trong dân gian môn võ này mới còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
    Trong những bộ môn Tây Sơn, có môn đánh trống do chính vua Quang Trung truyền dạy đầu tiên cho đám thị vệ đi theo hầu cận Ngài. Ðánh trống đây không phải như ta đánh trống thường như ở các đình chùa lúc tế lễ hay cúng quảy; mà là đánh trống để luyện nội công cho cơ thể dẻo dai và không phải chỉ đánh một cái trống mà phải tập đánh cho được mười hai cái trống để vòng tròn xung quanh mình và đường kính của vòng tròn dài hay ngắn tùy theo trình độ võ thuật của người đánh trống. Ðiều đặc biệt là khi đánh trống không cần cầm dùi như mọi người thường mà chỉ dùng đầu, bàn tay, cùi chỏ, bàn chân, gót chân, đầu gối cả bên mặt lẫn bên trái trong khi đó người đánh trống chạy quanh trong vòng tròn này như con vụ và tiếng trống gióng lên liên hồi, nhịp nhàng như một khúc nhạc hòa tấu; - và theo các bô lão ngày xưa kể lại - tiếng trống nghe xa hàng dặm đường như thúc giục những người trai của đất nước hãy cùng nhau lên đường, hiệp lực chống xâm lăng. Môn võ thuật đánh trống để luyện công, theo các cụ già kể lại, thì nghe trong dân gian đồn rằng chỉ có hoà thượng chùa Từ Vân trong tỉnh Bình Ðịnh là còn đánh được trống luyện công của vua Quang Trung, nhưng chỉ đánh được mười chiếc trống thôi chứ không đánh được mười hai cái trống như khi ngài truyền dạy cho đội thị vệ của ngài cách đây hơn hai trăm năm. Nhưng ngài hòa thượng chùa Từ Vân cũng đã qua đời từ lâu rồi và có thể ngài là người cuối cùng xử dụng được môn võ luyện công huyền diệu này.
    Cửu Long
  9. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Ý Nghĩa "Bái Tổ" Của Tây-Sơn Võ Ðạo
    Võ sư Huỳnh-Ðức-Nhiệm
    Theo bản năng sinh tồn, từ ngàn xưa, con người đã có những động tác để sử dụng trong cuộc sống, tiến hoá theo trào lưu phát triển riêng biệt của từng dân tộc. Võ thuật cũng nằm trong qui luật phát triển nêu trên và được hệ thống hóa theo bản sắc của từng dân tộc.
    Võ thuật cổ truyền Việt-Nam nói chung và Võ Ðạo Tây Sơn Bình Ðịnh nói riêng đã hình thành nhờ thu nhập những điều hay của cuộc sống chiến đấu và tự vệ trong khi bảo vệ đất nước chống ngoại xâm. Ngoài ra Tây Sơn Võ Ðạo cũng thắm nhuần đạo lý của Khổng Nho và các nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt-Nam.
    "Văn không võ, văn thành bạc nhược
    Võ không văn, võ hóa bạo cường"
    Nghe hai câu văn này, chúng ta đã cảm nhận được sự cao đẹp hổ tương giữa văn và võ, giữa đạo lý và kỹ thuật trong võ thuật.
    Anh em nhà Tây Sơn nhờ thiên bẩm võ thuật, óc phán đoán, nghiên cứu tinh thâm, đã gạn lọc những tinh-hoa của võ thuật, hệ thống lại và lập thành võ phái Tây Sơn, với đặc điểm là "khử vu, tồn thanh" tức là bỏ cái rườm rà phức tạp, chọn cái tinh túy.
    Môn phái Võ Tây Sơn hiện nay được gọi là Tây Sơn Võ Ðạo.
    Chữ Ðạo " " là con đường chỉ dẫn cái đẹp cao quí trong cuộc sống, còn là một phối hợp hài hòa theo dịch lý. Chữ "Ðạo" gồm hai phần: chữ "Xước", có nghĩa là Ði, tượng trưng cho sự di chuyển là nguyên lý Ðộng. Chữ "Thủ" là cái đầu, bộ phận tương đối bất động, tượng trưng cho nguyên lý Tĩnh. Hai nguyên lý này: trên căn bản đối lập nhau nhưng khi kết hợp lại với nhau thì trở thành một nguyên lý sống. Chữ Ðạo theo kinh Dịch tượng trưng cho Thái Cực, cho trời đất, cho nguồn gốc của vạn vật, cho âm dương hợp nhất. Ðạo còn là con đường để giáo dục người luyện võ biết đạo lý làm người, yêu thương nhân loại và ghi nhớ nguồn gốc.
    Do đó người võ sinh trước khi thi triển kỹ thuật, thông thường đều phải thực hành thế "Bái tổ" để tỏ lòng tôn kính, biết ơn tiền nhân "Bái *****, chào tả hữu, kính đồng môn". Khi thực hiện những động tác bái tổ, người võ sinh đứng từ mã "tứ trụ" đặt ngang bàn chân phải và chân trái đứng theo tư thế mã "kim kê". Tay phải nắm quyền lại, tay trái xòe cương đao, năm đầu ngón tay hướng thẳng lên trời. Nắm quyền phải ép sát vào lòng bàn tay trái rồi kéo về thủ dưới ngực trái nơi tim biểu tượng chữ Tâm của người luyện võ, mắt nhìn thẳng về phía trước. Bàn tay trái tượng trưng cho Âm tức là mặt trăng êm dịu, hiền hòa, biểu hiện bằng chữ Nguyệt. Nắm đấm bàn tay phải tượng trưng cho Dương, biểu hiện bằng chữ Nhật, là mặt trời, hàm ý của sự dũng mãnh và nhiều khi đi đến chỗ bạo cường. Như đã nói, Tây Sơn Võ Ðạo có những quan niệm theo Dịch lý nên khi bái tổ, tay trái chận vào tay phải là phối hợp Âm và Dương để có sự hài hoà trong đòn thế và tinh thần. Chữ Nhật và chữ Nguyệt khi phối hợp sẽ tạo thành chữ Minh là trong sáng là sáng suốt. Một cách diễn giải khác của động tác bái tổ, bàn tay trái với thế cương đao, năm ngón tay hướng lên trời tượng trưng cho Ngũ Thường gồm là: Nhân-lễ-nghĩa-trí-tín với ý nghĩa nhân ái, hiếu nghĩa, lễ giáo, trong sáng trong suy nghĩ và tự tin trong hành động cũng như giữ gìn lời hứa. Bàn tay trái ngăn cản và hòa nhập sự bạo tàn, nóng giận để luôn có được lòng bình tĩnh và sáng suốt trong khi giải quyết những sự việc xảy ra trong cuộc sống.
    Trong cách chào Bái Tổ diễn giải ở trên là một đòn vừa thủ vừa công. Nếu địch thủ tấn công bằng thế "di sơn" đấm thẳng nắm đấm tay phải, ta chận bằng tay trái đồng thời móc ngang nắm đấm tay phải vào khủy tay địch thủ hoặc vào huyệt "Khúc Tri" và ta chuyển vòng theo vòng âm dương thái cực là ta đã khóa tay địch thủ.
    Trong Tây Sơn Võ Ðạo, bất cứ bài thảo nào hay bài thiệu nào ngoài việc giúp cho người luyện võ dễ dàng ghi nhớ hình tượng và đánh theo chiêu thức còn hàm chứa những lời khuyên dạy về đạo đức để người võ sinh có thể noi theo mà xử thế. Ðơn cử như bài quyền "Ngọc Trản" khi sử dụng thế Ngọc Trản Ngân Ðài, ngoài mục đích tập luyện kỹ thuật công thủ còn mang ý nghĩa cái "chén ngọc" được đặt trên cái đài bằng bạc, chứa đựng những viên ngọc võ công quí giá, cũng như sự trong sáng như ngọc cần phải giữ gìn của người tập luyện võ thuật. Hay chẳng hạn như bài "Lão Mai" có sử dụng "Liên hoa biến" là thế chận đòn đá của địch thủ đồng thời xoay tay để khóa. Một thế công thủ hài hòa nhưng mặt khác, nguyên lý của Liên hoa biến còn nhắc nhở người võ sinh luyện tập võ thuật hiểu rằng "Hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
    Các khái niệm và biểu tượng này không xa lạ gì với văn hóa Việt-Nam. Thực vậy ngay từ đầu bài viết, chúng ta cũng đã nhận thấy rằng võ thuật phát triển trên căn bản văn hóa dân tộc và như vậy, những điều mà các bậc tiền bối trong võ lâm muốn dạy dỗ những lớp người đi sau thông qua những bài quyền, bài thiệu phần lớn dựa trên luân lý và đạo đức của sự phát triển trong xã hội là để giáo dục con người.
    Võ sư Huỳnh-Ðức-Nhiệm
  10. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Phượng Hoàng Quyền (khác với Phụng Hoàng Quyền của Vovinam, do cố võ sư Nguyễn Dân Phú sáng tạo gần đây)
    Thảo bộ Phượng Hoàng
    Phượng Hoàng Sinh Thiết Vĩ
    Mãnh Hổ Đấu Tha Thi
    Song Long Truyền Bảo Đỉnh
    Đoạt Trấn Vũ Uy Trì
    Nhất Cấp Khai Binh Phát Ấn
    Nhị Cấp Chảo Hạc Binh Phi
    Tấn Nhất Bộ Đề Hoành Tam Bộ
    Thối Nhất Công Sanh Biến Tứ Chi
    Hồi Đầu Vọng Bái

Chia sẻ trang này