1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về hệ số đầm chặt K=0,95

Chủ đề trong 'Xây dựng' bởi Chuotdong, 17/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về hệ số đầm chặt K=0,95

    Các bác cho em hỏi trong xây dựng nhà các bác có khái niệm hệ số đầm chặt K=0,9 =0,95 v.v...
    Đại khái nó là thế nào, nếu đầm chặt đến K=0,9 thì đất nó chặt đến mức như thế nào, có như đổ cát chặt không. Đầm K=0,9 có bắt buộc phải dùng máy hay chỉ cần thủ công.


    Tôi không phải dân xây dựng nên ko rõ hỏi như thế nào. Hỏi hộ đưa em
  2. GoldenGun

    GoldenGun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Khi đầm , lu lèn một vật liệu người ta phải mang mẫu vật liệu đó về thí nghiệm. Độ ẩm của vật liệu có liện quan chặt chẽ đến độ chặt. Thí nghiệm bằng giã chày porto người ta vẽ lên được biểu đồ của chặt ( biểu hiện bằng trọng lượng riêng hạt ) và độ ẩm-> xác định được độ chặt tiêu chuẩn.
    K90 : có nghĩa là đọ chặt thực tế bằng 90% độ chặt tiêu chuẩn, tương tự vói K95 và k98. có nhiều phương pháp để đo độ chặt thực tế : hay dùng hiện trường là rót cát, hay màng mỏng....vv)
    K90 : nó chặt thế nào thì tớ cũng bótay :không biết tả thế nào
    - K90 có thể dùng thủ công
    Trong thi công đường thì ít dùng k90; phần nền thì k95 còn phần Base và subbase thì k98. K95 có thể kết hợp thủ công.còn k98 thì phải dùng máy ( Lu, đầm..) đôi khi độ chặt có thể >1 trong điều kiện rất thuận lợi.
    Em bên Giao thôngchỉ biết vậy. xây nhà thì em ko biết khái niệm có khác không!!!
  3. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Tôi giúp bạn GoldenGun nói rõ hơn 1 chút nhé:
    Độ chặt (Density) của 1 loại vật liệu (cát, đất, đá...) khi đầm là tỉ lệ giữa dung trọng thực tế của vật liệu đó khi đầm ngoài hiện trường so với dung trọng khô lớn nhất tiêu chuẩn của loại vật liệu đó (MDD - Maximum Dry Density)
    Vật liệu chỉ được đầm chặt ở 1 độ ẩm thích hợp và với 1 công đầm thích hợp. Quan hệ giữa độ chặt của vật liệu và độ ẩm khi đầm là 1 hình Parabon ngược mà giá trị hoành độ tại đỉnh Parabon ứng với độ ẩm thích hợp nhất (OMC - Optimum Moisture Content) để đầm vật liệu, còn tung độ là dung trọng lớn nhất (tiêu chuẩn) của vật liệu. Đồ thị quan hệ này & các giá trị MDD & OMC tương ứng sẽ được xác định trong phòng thí nghiệm trước khi tiến hành công việc ngoài hiện trường.
    Xác định độ chặt thực tế ngoài hiện trường nôm na là đào 1 cái hố theo quy định, xác định trọng lượng vật liệu đào lên = cách cân, xác định thể tích hố đào = cách dùng nước hoặc phễu rót cát tiêu chuẩn => tính được dung trọng ướt của vật liệu. Rồi lấy mẫu vật liệu đem sấy => độ ẩm thực tế => tính được dung trọng khô của vật liệu. Đem dung trọng khô thực tế này / MDD = Độ chặt K (%)
    Riêng với cát thì chỉ cần ngâm nước đến bão hòa là có thể đạt độ chặt cỡ 100%. Đầm đến k=0,95 chặt đến mức nào thì tùy loại vật liệu. Nếu là cát thì bới = tay cảm thấy chặt. Nếu đất pha sét, subbase hay base thì phải dùng xà beng mới đào lên được.
    Trên thực tế do vật liệu ko đồng nhất & do công đầm thực tế khác với thí nghiệm nên độ chặt có thể vượt quá 100%. Thủ công là đầm = cái gì? Tay, chân, vồ sắt, vồ gỗ: khó lắm bạn ạ, đất có tí sét là gần như ko có tác dụng. Phải thuê cái máy đầm cóc ấy.
    Những thông số kinh nghiệm sau đây có thể giúp ích:
    - MDD của cát đen (hút từ sông, biển < 10% silt) = 1,56-1,6
    - MDD của đất pha sét hàm lượng nhỏ = 1,9-2,0
    @GoldenGun: giao thông hay xây nhà thì cũng vậy thôi.
  4. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn, qua đó tôi đã hiểu thêm rất nhiều.
    Vấn đề tôi gặp phải mang tính ứng dụng thực tế hơn nhiều, cụ thể là khi đào đất xác định ví dụ là đất cấp 3, chỗ khác lại được xác định là đất cấp 4 như vậy khi lấp trở lại (sẽ khó đạt k=1) muốn cùng đạt K=0,95 thì sẽ phải bỏ các công sức đầm nén khác nhau, thậm chí với 1 số loại đất có thể khó đạt được K=0,95 có phải không ?
    Được chuotdong sửa chữa / chuyển vào 08:51 ngày 21/03/2006
  5. quihoach

    quihoach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Với các loại đất khác nhau mà có cùng 1 độ ẩm thì để đạt được cùng 1 độ chặt ta phải sử dụng các công đầm khác nhau.Nếu độ ẩm của đất ko phù hợp cụ thể là vượt quá hoặc thấp quá so với độ ẩm tốt nhất, khi đó việc đầm nén đất tới 1 độ chặt yêu cầu là rất khó khăn hoặc ko thực hiện được.
  6. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn, qua đó tôi đã hiểu thêm rất nhiều.
    Vấn đề tôi gặp phải mang tính ứng dụng thực tế hơn nhiều, cụ thể là khi đào đất xác định ví dụ là đất cấp 3, chỗ khác lại được xác định là đất cấp 4 như vậy khi lấp trở lại (sẽ khó đạt k=1) muốn cùng đạt K=0,95 thì sẽ phải bỏ các công sức đầm nén khác nhau, thậm chí với 1 số loại đất có thể khó đạt được K=0,95 có phải không ?
    Được chuotdong sửa chữa / chuyển vào 08:51 ngày 21/03/2006
    [/quote]
    Trước tiên là độ ẩm. Nếu quá ẩm khi đầm sẽ thấy vật liệu bùng nhùng như đống cao su. Nếu quá khô khi đầm vật liệu sẽ rời rạc khó kết chặt lại với nhau.
    Bạn đừng quan tâm đến công đầm bao nhiêu là đủ. Công đầm là cái ngôn ngữ khoa học chung chung chả ai hiểu = bao nhiêu. Trong XD để xác định với loại vật liệu này và với công cụ đầm có trong tay (đầm cóc, lu 5T, 7T, 15T, tĩnh hay rung...) thì chiều dày lớp đầm hiệu quả là bao nhiêu và đầm bao nhiêu lượt là đủ, người ta cần thi công thử (Trial Compaction) ngoài hiện trường. Vắn tắt thế này:
    - Dùng vật liệu muốn kiểm tra đắp thành vài bãi có chiều dày khác nhau 30, 50, 70, 100cm. Trên mỗi bãi chia thành vài ba vạt rồi dùng thiết bị đầm dự định sử dụng cho đầm trên từng bãi theo trình tự vạt thứ nhất 8 lượt (ví dụ), vạt thứ hai 12 lượt, vạt thứ ba 16 lượt. Lặp lại trình tự nói trên cho các bãi còn lại.
    - Lấy mẫu thí nghiệm độ chặt ở tất cả các vạt đất trên tất cả các bãi nói trên rồi từ kết quả mà kết luận ví dụ: Chiều dày lớp thi công là 50cm, lu = lu rung 15 tấn, số lượt lu là 12.
    Tóm lại xác định công đầm (lý thuyết) là rất mất thì giờ & chưa chắc ứng dụng được ngoài thực tế. Các quy trình kỹ thuật giới hạn chiều dày lớp lu lèn (bất kể là dùng thiết bị đầm gì) tàm tạm như sau:
    - Cát (trên mức nước ngầm): ~80cm
    - Đất nói chung: ~60cm
    - Subbase (đá cấp phối trộn đất): ~15-30cm
    - Base (đá cấp phối): ~15-25cm
    Còn nếu đầm thủ công (vồ tay, đầm cóc) thì bất kể vật liệu gì cũng chỉ có tác dụng với lớp đầm từ <20cm thôi.
    Túm lại là nếu làm nhà mình thì bạn cố gắng dùng cát đen san nền (và đầm bằng nước). Nếu có phải dùng đất thì cũng đừng quá lăn tăn về chuyện đầm hay chuyện đất là cấp 3 hay 4. Thuê cái đầm cóc về chịu khó giám sát thợ chia lớp mỏng ra mà đầm. Tải trọng sinh hoạt trên 1 diện tích nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến nền đâu.
    Nhưng nếu là làm nền đường, sân bãi nhà xưởng, trường học, cảng... thì nhất thiết phải theo quy trình đầm nén. Cẩu thả chắc chắn sẽ dẫn đến những sự cố lún, nứt, đứt, gãy nền (kể cả đã đổ BTCT trên mặt) trong quá trình sử dụng (cầu chui Văn Thánh là 1 vd trong vô vàn ví dụ )
  7. ptina

    ptina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    mình cứ tưởng k95 hay k98 còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn chứ nhỉ? dùng chày to, cối to 9(modify) để thí nghiệm thì ko biết có khác đi không? khi nào dùng chuẩn Vn khi nào dùng asshto , T99 và T180 có gì khác nhau nữa chứ? bác nào biết thì giải thích dùm anh em với.
  8. sobay

    sobay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Việc đầm nén tới độ chặt K=0,95 hay K=0,98 còn tuỳ thuộc vào dụng cụ dùng khi thí nghiệm độ chặt tốt nhất. Chẳng hạn khi thí nghiệm với cối Proctor nhỏ, việc đầm chặt tới K=0,98 dễ dàng hơn so với kết quả thí nghiệm bằng cối Proctor cải tiến rất nhiều. Em chưa đi làm nên chưa biết rõ lắm, nhưng hiện nay đối với các dự án trong nước thì vẫn sử dụng các tiêu chuẩn VN, tuy nhiên đối với các dự án lớn hay fải vay vốn nước ngoài, khi đó tuỳ thuộc vào bên đó họ yêu cầu làm theo tiêu chuẩn gì thì mình fải làm theo tiêu chuẩn đó nhưng chủ yếu là AASHTO.
  9. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Các bạn chưa có kinh nghiệm thực tế nên không hiểu hết lý thuyết và tiêu chuẩn. K95 hay K98 không liên quan gì đến dụng cụ thí nghiệm bộ cối chay Procto to hay nhỏ. TCVN quy định Procto to hay nhỏ là cũng dựa vào ASSHTO chứ VN có tự nghĩ ra đâu. Bộ thí nghiệm to hay nhỏ thì sẽ có các quy định tương ứng về công đầm (số chày đầm)... Kết quả thí nghiệm tất nhiên là khác nhau (vì nếu thí nghiệm cùng 1 loại đất 2 lần trên cùng 1 bộ dụng cụ cũng sẽ cho MDD khác nhau). Nhưng không đáng là bao cả.
    Lưu ý là dụng cụ thí nghiệm Procto chỉ dùng để xác định MDD (K=100% theo lý thuyết) chứ không dùng để xác định độ chặt thực tế ngoài hiện trường. Ví dụ MDD thí nghiệm của cát là 1,6 g/cm3 thì độ chặt thực tế khi đầm của cát (xác định bằng dao vòng...) tối thiểu phải đạt 1,52 g/cm3 (K95).
    Các dự án nước ngoài không dùng TCVN đơn giản vì TCVN không phải là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận (và còn vì họ không đọc được tiếng Việt nữa). Các tiêu chuẩn được dùng rộng rãi trên thế giới là ASTM, ASSHTO (Mỹ), BS (Anh), JIS (Nhật). Thường thì các thí nghiệm vật liệu liên quan đến đường xá, đất, đá, nhựa đường... đều lấy theo ASSHTO & ASTM cả (ngay cả BS và JIS cũng refer theo những tiêu chuẩn này). Về bản chất thì dùng cái nào cũng gần như giống nhau đặc biệt là với những thông số đã được quốc tế hóa.
  10. hieuhd2012

    hieuhd2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2012
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    =))
    =)) Không biết đừng phát ngôn bừa bãi thế Eskimo ạ! Cát đen bọn anh lu vỡ mặt ra chưa chắc đã được 95%, chú bảo ngâm bão hòa nước mà được 100% ? " biết thì ngúc ngắc..."

Chia sẻ trang này