1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây bắc group: Nhật ký những chuyến đi - Mục lục trang 1: Thư viện bản đồ trang 44

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi tabalo, 11/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Tây bắc group: Nhật ký những chuyến đi - Mục lục trang 1: Thư viện bản đồ trang 44

    Tây bắc group là nhóm của những người yêu thích du lịch khám phá:

    Những chuyến đi đầu tiên bằng xe máy của chúng tôi bắt đầu từ năm 1995 .

    Và cái tên nhóm Tây bắc có từ năm 2000 sau một chuyến đi Tây bắc vào Tết Âm lịch. Cái tên này đã trở thành tên gọi thân yêu của cả nhóm.

    Cùng với thời gian, nhóm Tây bắc đã mở rộng, cả về thành viên, hành trình, phương tiện, thời gian và địa điểm. Các chuyến đi đã vượt qua biên giới tới những nước láng giềng hoặc xa hơn nữa

    Các thành viên đã tới trên 30 người, đã có những tình yêu đẹp, đã có nhiều người trở thành vợ chồng, đã có những thành viên bé tí ra đời..

    ...Tất cả đều từ những chuyến đi!

    Nhưng, có một điều không bao giờ thay đổi. Đó là sự chia sẻ và đồng cảm với nhau, hơn nữa là tình yêu, yêu quê hương, đất nước, con người và yêu đời..

    ...Tất cả đều từ những chuyến đi!

    Đó là tinh thần Tây bắc.

    Chúng tôi tự hào là thành viên của nhóm Tây bắc.

    Và bây giờ xin mời bạn cùng tham gia những chuyến đi của TBG.

    -------------

    Mục lục các bài viết của TBG:

    Trang 1: Hà Giang 1998
    2: các đồ du lịch
    3. Chuyện chưởng chép lại : chuyến đi Tây bắc 2001
    5. Nghệ An 2003
    5. Đi đêm - cảm xúc một chuyến đi đêm
    6. Nghệ An 2004
    7. Tìm trầm - Nghệ An - 2004
    8. Khau vai - 2004
    10. Tạp văn của Spool
    11. Trao đổi về các loại đèn pin
    12. Các loại đồng hồ đa năng
    14. Sử dụng địa bàn
    15. Sử dụng bản đồ
    16. Fan si pan FSP.
    19. FSP - chuyện kể bằng ảnh
    28. Tây bắc tạp văn - người dân tộc
    31. Du lịch 1 đô la 1 ngày
    31. Các loại xe máy.
    34. Trường Sa
    37. Hoạt động cứu trợ bé Thào A Khay 11-2005
    40. Vân Nam ký sự - 2-2006
    44. Đội thuyền Kayak
    44. Thư viện bản đồ


    ---------------

    Chờ mãi không thấy nhật ký chuyến đi vừa qua, nhóm Tây bắc xin đóng góp tiếp tục các bài viết về các chuyến đi. Có những bài viết của những chuyến đi khá lâu rồi, nhưng những cảm xúc thì còn nguyên vẹn. Cảnh sắc, con người và hành trình cũng không thay đổi gì nhiều lắm nên chúng tôi cũng quyết định gửi lên forum.


    NHẬT KÝ CHUYẾN ĐI HÀ GIANG, CAO BẰNG 10/1998

    Phần 1. Chuẩn bị.

    Mặc dù, chuyến đi đã được nhắc đến nhiều và vạch lịch trình từ cách ngày khởi hành 6 tháng, cũng như những thành viên chính thức của chuyến đi đã được thông báo và triệu tập nhưng sự nhộn nhịp chuẩn bị chỉ thực sự diễn ra từ đầu tháng 9 , tức là 1 tháng trước ngày khởi hành. Tại sao chúng tôi lại chọn con đường này ? Điều này thật khó lý giải bởi thực sự tuyến đường này đi qua một loạt tất cả những vùng cao , vùng xa, vùng hẻo lánh của các tỉnh cao, tỉnh xa , tỉnh hẻo lánh nhất Việt nam là Hà giang và Cao bằng. Có lẽ chính cái cao, cái xa, cái hẻo lánh đó đã quyến rũ chúng tôi. Một trong những điểm quyến rũ khác là khu Đồng văn, Mèo Vạc, xứ sở của người Mông ở Việt nam. Đi theo tuyến đường này cũng chính là đi dọc theo biên giới Việt - Trung.

    Một phần chuẩn bị vô cùng quan trọng nữa mà chúng tôi phải kể đến, đó là những con tuấn mã, những chiếc xe máy mình đồng da sắt, phải vừa khoẻ để leo đèo, leo dốc, vượt suối , vượt ngầm, chở trung bình 30- 40 kg đồ mỗi xe cộng với 2 người ngót nghét trăm ký, lại phải an toàn, không hỏng vặt , không khó tính. Xe máy thì đủ loại, từ xe nam như Honda Win 100, Bonus 125, Suzuki 125 .. đến xe nữ như Dream 100, Viva 110.. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã đúc kết từ chuyến đi trước, chúng tôi gắng chọn xe loại máy nằm ngang, xe này khi leo dốc có độ dốc lớn sẽ không bị thiếu dầu là bệnh rất hay gặp ở loại xe 125 cc máy đứng. Cuối cùng thì sự chuẩn bị về xe máy, ngoài việc căn chỉnh bảo dưỡng đầy đủ trước khi đi, chỉ còn là việc mang một bộ đồ thay săm, với xe Win mang theo vài cái tay côn, tay phanh phòng khi ngã bị gãy. Dăm cái bu gi là rất quan trọng khi vượt suối bạn cũng có thể bị chết bugi

    Năm nay thời tiết có vẻ quá đặc biệt , đã cuối tháng chín mà mới chỉ có 2 cơn áp thấp nhiệt đới. Một tuần trước khi khởi hành, cơn áp thấp nhiệt đới thứ 2 tràn vào Việt nam nhưng lại hầu như không ảnh hưởng tới miền Bắc. Trời nẵng chang chang. Cái nẵng làm se da se thịt con người ta. Tuy nhiên, với chúng tôi thì nó lại là đồng minh rất tốt. Nếu trời mưa, cầm chắc là chúng tôi không thể khởi hành nổi, không phải vì ngại khó, mà vì những cung đường miền núi hầu hết bằng đá trộn lẫn với đất sét, đất thịt vùng đồi , mưa vào là nhão nhoét ra , đứng cũng chả được chứ đừng nói gì tới chuyện đi.

    Rốt cuộc , mọi sự chuẩn bị cũng đã hoàn tất. Quần áo giản tiện tối thiểu. Nam , nữ đều chỉ 3 ngày thay 1 bộ. Riêng chị em được phép mang quần áo lót đủ mỗi ngày một bộ. Anh em, hôi rình.

    Các ba lô đồ ăn dự trữ, tấm trải, bếp , thuốc men đã đóng gói xong. Dây chằng mua loại thật tốt. Đài, một cái để lấy không khí và nghe thời tiết.

    Giờ tập trung đã điểm. Hầu như mọi người đêm trước đều thao thức, chờ đợi.

    Còn tiếp

    [/size=4][blue]TÂYBẮCGroup, </FONT><FONT color=darkmagenta>nhóm du lịch bằng xe máy</FONT><FONT color=#000000>[/size=4]</FONT>

    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 10:42 ngày 19/08/2005

    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 19/08/2005

    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 19/08/2005

    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 22/05/2006

    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 22/03/2007
  2. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Hay quá! Bác TABALO post tiếp đi nhé. Tôi đọc thấy như bị ăn đói ấy. Ai lại post có một đoạn cỏn con thế kia
    Đời lộc cộc!
  3. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Hay quá! Bác TABALO post tiếp đi nhé. Tôi đọc thấy như bị ăn đói ấy. Ai lại post có một đoạn cỏn con thế kia
    Đời lộc cộc!
  4. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Phần 2. Chặng thử sức : Hà nội - Hà giang

    Chặng này dài khoảng 350 Km được chia thành hai phần: Hà nội - Việt trì và Việt trì - Hà giang.

    Tới Việt trì mới hơn 10 giờ đêm nhưng cả thành phố đã yên ắng như khuya lắm. Không khó khăn gì chúng tôi chọn được một khách sạn tương đối xịn, nằm ngay trên trục đường chính của Việt trì. Thấp thoáng trong khoảng tối của khách sạn, đồng thời là một quần thể giải trí bao gồm KaraOke, sân Tennis.., là những bóng hồng thướt tha. Vẻ rạng rỡ của các em chợt tắt ngấm khi nhận thấy chúng tôi không phải là đối tượng của mình. Khách sạn này cũng có vẻ khá nhiều khách, bằng chứng là nhiều xe ô tô mang biển số Hà nội tấp nập trong bãi xe.

    Đêm đầu tiên xa nhà. Trong khi anh em, vốn dĩ đã khá quen với việc lông bông xa nhà thì chị em phụ nữ, nhất là những người lần đầu đi tour theo kiểu này, có vẻ trằn trọc. Một chút bồi hồi nhớ nhà chăng, hay lạ giường, lạ chiếu, lạ cả những người ngủ cùng ? Cố lên, các bạn sẽ còn nhiều thử thách, nhiều vất vả đấy !

    Sự có mặt của Hạnh Dung vào sáng sớm hôm sau không làm mọi người bất ngờ. Hầu hết mọi người đã biết cô qua những lần đi trước. Do một tour công tác Hạnh Dung không khởi hành từ Hà nội mà trở về từ Lào cai, tới ga Việt trì lúc tảng sáng. Gần như không ngủ trên tàu vì sợ lỡ ga, cô gái này đang tranh thủ ngủ lấy lại sức trong khi mọi người nhộn nhịp chuẩn bị cho hành trình mới..

    Rời Việt trì chúng tôi bắt đầu khởi hành đi Tuyên Quang. Ngã ba Sung sướng nổi tiếng một thời , nay trở lại nguyên vẹn là ngã ba đền Hùng, đường rẽ vào nơi đất Tổ mà không một người Việt nam nào có thể lãng quên. Tuy hầu hết các hành trình của chúng tôi đi Tây Bắc đều dừng nghỉ tại ngã ba này, khi thì ăn sáng , lúc thì ăn trưa, và lần này cũng dừng tại đây, chưa lần nào chúng tôi rẽ vào đất Tổ , thắp nén hương tưởng niệm công lao của các Vua Hùng. Thôi đành xin hẹn một dịp khác, một chuyến đi chỉ để thăm đền Hùng và khám phá mọi nét đẹp của tỉnh Phú thọ.

    Quãng đường từ Việt trì đi Tuyên quang 80 Km uốn lượn trong miền trung du của hai tỉnh Phú thọ và Tuyên quang, vòng quanh những nương chè bạt ngàn, rúc dưới những tán lá cọ xanh mướt.

    Cách Tuyên Quang chừng 20 Km về phía tây nam là một nguồn nước suối nóng tuyệt vời. Nhiệt độ nước khoáng khai thác ở đây là 68 oC được xả liên tục vào những phòng tắm cá nhân có bồn. Có lẽ ít nơi đâu xa xỉ như ở đây, người ta tắm nước khoáng, ăn nước khoáng, đến giặt giũ và rửa bát cũng bằng nước khoáng nóng. Nhưng điều làm ngạc nhiên chúng tôi không phải là suối nước khoáng nóng, không phải bể tắm bùn, với bùn được bơm lên từ đáy sâu hàng chục mét, rất tốt cho chữa bệnh tuổi già, mà là một phòng tập thể dục thể thao thuộc loại xịn mà có rảo cẳng khắp Hà nội bạn cũng chỉ tìm thấy một vài cái. Với đầy đủ các máy tập thể hình, máy đánh tan mỡ bụng, máy tập ch?y.. thật sự là một ước mơ của bất kỳ phòng tập nào ở Hà nội, kể cả những trung tâm nổi tiếng như Eva. Và giá cả của dịch vụ nghỉ ngơi ở đây thật rẻ: Tắm nước khoáng nóng 10 000 đ, Massage 15 000 đ cho khoảng non 1 giờ xoa bóp. Chính sách giá có tác động lập tức tới đoàn chúng tôi, hầu như ai cũng vào massage, có cô lại còn làm cả hai lần, y như thể lần đầu được đi massage!

    Ngược lại với tiềm năng, những gì mà người ta làm được ở đây còn quá ít. Chỉ là một vài phòng tắm nhỏ, một bể tắm bùn và một phòng tập thể dục. Không thấy có những nhà nghỉ, khu dưỡng bệnh hoặc bể bơi nước khoáng như ở Kim bôi. Những quán ăn xung quanh thì phục vụ theo phong cách rất nhà quê . Tuy chỉ được một thứ kéo lại là món cơm lam tuyệt hảo. Gạo nếp nương cho vào lóng tre rồi nướng chín, xong vót nhỏ, bóc vỏ ngoài ăn vẫn còn lớp áo lụa mỏng vừa dai, vừa ngọt của ống tre với hạt cơm chín dẻo, thơm nức lên.

    Lưu luyến mãi với suối nước nóng rồi chúng tôi cũng phải tiếp tục hành trình của mình. Trời đã ngả chiều mà chúng tôi còn hơn 100 cây số nữa để tới Hà giang. Tuy nhiên, qua Tuyên chúng tôi không thể không dừng thăm và chụp ảnh tại di tích thành nhà Mạc. Lạ lùng, trong suốt hàng nghìn năm lịch sử , nhà Mạc chỉ là một giai đoạn rất nhỏ nhoi và hầu như không để lại dấu ấn lịch sử đặc biệt gì, so với nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn.. ấy vậy, vết tích của họ lại để khắp nơi, từ Lạng sơn, Cao bằng và bây giờ lại thấy cả ở Tuyên Quang. Và điểm đặc biệt so với nơi khác, ở đây, vết tích của thành nhà Mạc được người ta khoanh xung quanh thành một bùng binh, ngay đầu cầu đi Thái nguyên.

    Dọc con đường từ Tuyên quang lên Hà giang là đi ngược dòng chảy của sông Lô. Sông Lô, Bản trường ca hùng vĩ của những năm tháng kháng chiến chống Pháp , giờ đây hiền hoà uốn lượn quanh những cánh đồng, những ngọn đồi. Chỉ đó đây nhìn thấy những tượng đài kỷ niệm các trận chiến thắng trên Sông Lô là hào hùng đứng mãi, như để nhắc nhở thế hệ mai sau về những chiến công hiển hách của lớp cha anh. Sông Lô có ít ghềnh thác, với lưu lượng nước lớn là đường giao thông thuỷ quan trọng giữa Hà giang và miền xuôi. Tuy nhiên, thuyền xuôi dòng thì rất nhanh, nhiều khi chỉ vài ngày là từ Hà giang tới Việt trì mà ngược lại thì mất cả tháng.

    Đường số 2 đi Hà Giang hầu như không có đèo lớn, chỉ vài con đèo nhỏ thật sự không tạo ra cảm hứng như những hành trình trên đường 6, chỉ qua Hoà Bình đã tới Dốc Cun dài quanh co, hay đường 3 đi Cao bằng với các đèo Giàng, đèo Cao bắc dài hàng chục cây số.

    8 giờ tối, Hà giang hiện dần trước mắt với quầng sáng mờ. Hình như ở đây đang có hội hè ? Thật ra ở thị xã miền cao , là trung tâm của tỉnh thượng du cực bắc này thì việc một đoàn xiếc, mà lại là một đoàn xiếc Trung quốc , dẫu bên nước bạn chỉ là đoàn xiếc cấp huyện lẻ, đến biểu diễn cũng là cả một sự kiện khiến người dân phải nô nức.

    Hà giang được coi như tỉnh của sông Lô. Cả tỉnh giải trên hai nhánh sông Lô, sông gâm, giữa hai đám núi lớn : đông là cao nguyên Đồng văn, dãy Pu tha ca, dẫy Pia Bioc, tây là hai dãy kiều lưu Ty và Tây Côn Lĩnh ( Tsi Con Lin ). Thị xã mảnh dẻ và yêu kiều, nằm vắt bên hai bờ sông Lô, gối lên hai trái núi lớn ở phía bắc và phía tây.

    Cuối cùng, chúng tôi đã tới được đích của chặng thứ nhất , chặng thử sức sau một ngày ngồi xe, đau như dần. Nghiêm trọng hơn là hai cô gái, lần đầu tiên tham dự một chuyến đi như thế này và lần đầu ngồi trên xe Win suốt một chặng đường dài đến thế, hai chân mỏi và đau rã rời. Với những hành trình như thế này, về mọi mặt xe Win là tối ưu trừ cái để chân cho người ngồi sau. Tại sao mọi xe như Dream , các đời sau đều được cải tiến, đặc biệt là giá để chân cho người ngồi sau , riêng chiếc xe Win, những chiếc đầu tiên xuất hiện ở Việt nam khoảng năm 90, cho tới giờ suýt soát gần 10 năm, hầu như vẫn không thay đổi.

    Trong hộp y tế , nhóm tổ chức cẩn thận mang theo cả loại keo xoa bóp chống mỏi cơ. Và quả thực là cần thiết và có tác dụng, chỉ một đêm sau khi được xoa bóp bằng loại keo này, tới sáng hôm sau hầu như mọi người đều cảm thấy khoẻ khoắn và tan biến hết mệt mỏi.

    Thông thường trong các chuyến đi thì ngày đầu tiên bao giờ cũng là ngày mệt nhất. Mọi người đều chưa quen với việc ngồi xe máy liên tục trong nhiều giờ và ở tư thế rất mỏi, lại đi trên những con đường không phải phẳng lỳ như ở Hà nội, đồng thời cũng không quen với nhịp sống hối hả, ngày đi liên tục, ăn uống vội vàng, tối ngủ chập chờn. Tuy nhiên, nếu được động viên kịp thời để có thể trải qua được những ngày đầu tiên này thì sau đó, ai cũng như lì ra và không còn cảm thấy mệt nhọc chi nữa. Cơ chế này chính là do cơ thể tự điều tiết , tiết ra một chất làm giảm đau và chống lại sự suy nhược của cơ thể. Thực tế cho thấy có nhiều người rớt ở giai đoạn đầu cũng chỉ vì không nghĩ là mình có thể vượt qua nổi. Và nhiệm vụ của chúng tôi, những người có kinh nghiệm hơn, lúc này là vừa xoa bóp cho các bạn mới đi, vào những chỗ không bị cấm, vừa phải giải thích động viên kịp thời để họ giữ được ý chí quyết tâm.

    Kết thúc ngày thứ hai của hành trình, chúng tôi tự chiêu đãi mình bằng một chầu văn hoá KaraOke. Hà giang có nhiều quán KaraOke, tiếp viên thì của nhà trồng được nên chắc vụ này cũng không quá xa xỉ. Nhưng vấn đề lại không ở chỗ đó, mà ở đây, hát là buộc phải có em út, phải dùng loại của bổn quán chứ không được đem từ ngoài vào. Lang thang chán, quán nào cũng niềm nở nhưng thấy mấy em nhà mình thì thụt ở bên ngoài là mặt lạnh tanh, hết phòng rồi , chúng tôi tụt cả hứng, đành về mà bụng thì cứ ấm ức.

    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  5. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Phần 2. Chặng thử sức : Hà nội - Hà giang

    Chặng này dài khoảng 350 Km được chia thành hai phần: Hà nội - Việt trì và Việt trì - Hà giang.

    Tới Việt trì mới hơn 10 giờ đêm nhưng cả thành phố đã yên ắng như khuya lắm. Không khó khăn gì chúng tôi chọn được một khách sạn tương đối xịn, nằm ngay trên trục đường chính của Việt trì. Thấp thoáng trong khoảng tối của khách sạn, đồng thời là một quần thể giải trí bao gồm KaraOke, sân Tennis.., là những bóng hồng thướt tha. Vẻ rạng rỡ của các em chợt tắt ngấm khi nhận thấy chúng tôi không phải là đối tượng của mình. Khách sạn này cũng có vẻ khá nhiều khách, bằng chứng là nhiều xe ô tô mang biển số Hà nội tấp nập trong bãi xe.

    Đêm đầu tiên xa nhà. Trong khi anh em, vốn dĩ đã khá quen với việc lông bông xa nhà thì chị em phụ nữ, nhất là những người lần đầu đi tour theo kiểu này, có vẻ trằn trọc. Một chút bồi hồi nhớ nhà chăng, hay lạ giường, lạ chiếu, lạ cả những người ngủ cùng ? Cố lên, các bạn sẽ còn nhiều thử thách, nhiều vất vả đấy !

    Sự có mặt của Hạnh Dung vào sáng sớm hôm sau không làm mọi người bất ngờ. Hầu hết mọi người đã biết cô qua những lần đi trước. Do một tour công tác Hạnh Dung không khởi hành từ Hà nội mà trở về từ Lào cai, tới ga Việt trì lúc tảng sáng. Gần như không ngủ trên tàu vì sợ lỡ ga, cô gái này đang tranh thủ ngủ lấy lại sức trong khi mọi người nhộn nhịp chuẩn bị cho hành trình mới..

    Rời Việt trì chúng tôi bắt đầu khởi hành đi Tuyên Quang. Ngã ba Sung sướng nổi tiếng một thời , nay trở lại nguyên vẹn là ngã ba đền Hùng, đường rẽ vào nơi đất Tổ mà không một người Việt nam nào có thể lãng quên. Tuy hầu hết các hành trình của chúng tôi đi Tây Bắc đều dừng nghỉ tại ngã ba này, khi thì ăn sáng , lúc thì ăn trưa, và lần này cũng dừng tại đây, chưa lần nào chúng tôi rẽ vào đất Tổ , thắp nén hương tưởng niệm công lao của các Vua Hùng. Thôi đành xin hẹn một dịp khác, một chuyến đi chỉ để thăm đền Hùng và khám phá mọi nét đẹp của tỉnh Phú thọ.

    Quãng đường từ Việt trì đi Tuyên quang 80 Km uốn lượn trong miền trung du của hai tỉnh Phú thọ và Tuyên quang, vòng quanh những nương chè bạt ngàn, rúc dưới những tán lá cọ xanh mướt.

    Cách Tuyên Quang chừng 20 Km về phía tây nam là một nguồn nước suối nóng tuyệt vời. Nhiệt độ nước khoáng khai thác ở đây là 68 oC được xả liên tục vào những phòng tắm cá nhân có bồn. Có lẽ ít nơi đâu xa xỉ như ở đây, người ta tắm nước khoáng, ăn nước khoáng, đến giặt giũ và rửa bát cũng bằng nước khoáng nóng. Nhưng điều làm ngạc nhiên chúng tôi không phải là suối nước khoáng nóng, không phải bể tắm bùn, với bùn được bơm lên từ đáy sâu hàng chục mét, rất tốt cho chữa bệnh tuổi già, mà là một phòng tập thể dục thể thao thuộc loại xịn mà có rảo cẳng khắp Hà nội bạn cũng chỉ tìm thấy một vài cái. Với đầy đủ các máy tập thể hình, máy đánh tan mỡ bụng, máy tập ch?y.. thật sự là một ước mơ của bất kỳ phòng tập nào ở Hà nội, kể cả những trung tâm nổi tiếng như Eva. Và giá cả của dịch vụ nghỉ ngơi ở đây thật rẻ: Tắm nước khoáng nóng 10 000 đ, Massage 15 000 đ cho khoảng non 1 giờ xoa bóp. Chính sách giá có tác động lập tức tới đoàn chúng tôi, hầu như ai cũng vào massage, có cô lại còn làm cả hai lần, y như thể lần đầu được đi massage!

    Ngược lại với tiềm năng, những gì mà người ta làm được ở đây còn quá ít. Chỉ là một vài phòng tắm nhỏ, một bể tắm bùn và một phòng tập thể dục. Không thấy có những nhà nghỉ, khu dưỡng bệnh hoặc bể bơi nước khoáng như ở Kim bôi. Những quán ăn xung quanh thì phục vụ theo phong cách rất nhà quê . Tuy chỉ được một thứ kéo lại là món cơm lam tuyệt hảo. Gạo nếp nương cho vào lóng tre rồi nướng chín, xong vót nhỏ, bóc vỏ ngoài ăn vẫn còn lớp áo lụa mỏng vừa dai, vừa ngọt của ống tre với hạt cơm chín dẻo, thơm nức lên.

    Lưu luyến mãi với suối nước nóng rồi chúng tôi cũng phải tiếp tục hành trình của mình. Trời đã ngả chiều mà chúng tôi còn hơn 100 cây số nữa để tới Hà giang. Tuy nhiên, qua Tuyên chúng tôi không thể không dừng thăm và chụp ảnh tại di tích thành nhà Mạc. Lạ lùng, trong suốt hàng nghìn năm lịch sử , nhà Mạc chỉ là một giai đoạn rất nhỏ nhoi và hầu như không để lại dấu ấn lịch sử đặc biệt gì, so với nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn.. ấy vậy, vết tích của họ lại để khắp nơi, từ Lạng sơn, Cao bằng và bây giờ lại thấy cả ở Tuyên Quang. Và điểm đặc biệt so với nơi khác, ở đây, vết tích của thành nhà Mạc được người ta khoanh xung quanh thành một bùng binh, ngay đầu cầu đi Thái nguyên.

    Dọc con đường từ Tuyên quang lên Hà giang là đi ngược dòng chảy của sông Lô. Sông Lô, Bản trường ca hùng vĩ của những năm tháng kháng chiến chống Pháp , giờ đây hiền hoà uốn lượn quanh những cánh đồng, những ngọn đồi. Chỉ đó đây nhìn thấy những tượng đài kỷ niệm các trận chiến thắng trên Sông Lô là hào hùng đứng mãi, như để nhắc nhở thế hệ mai sau về những chiến công hiển hách của lớp cha anh. Sông Lô có ít ghềnh thác, với lưu lượng nước lớn là đường giao thông thuỷ quan trọng giữa Hà giang và miền xuôi. Tuy nhiên, thuyền xuôi dòng thì rất nhanh, nhiều khi chỉ vài ngày là từ Hà giang tới Việt trì mà ngược lại thì mất cả tháng.

    Đường số 2 đi Hà Giang hầu như không có đèo lớn, chỉ vài con đèo nhỏ thật sự không tạo ra cảm hứng như những hành trình trên đường 6, chỉ qua Hoà Bình đã tới Dốc Cun dài quanh co, hay đường 3 đi Cao bằng với các đèo Giàng, đèo Cao bắc dài hàng chục cây số.

    8 giờ tối, Hà giang hiện dần trước mắt với quầng sáng mờ. Hình như ở đây đang có hội hè ? Thật ra ở thị xã miền cao , là trung tâm của tỉnh thượng du cực bắc này thì việc một đoàn xiếc, mà lại là một đoàn xiếc Trung quốc , dẫu bên nước bạn chỉ là đoàn xiếc cấp huyện lẻ, đến biểu diễn cũng là cả một sự kiện khiến người dân phải nô nức.

    Hà giang được coi như tỉnh của sông Lô. Cả tỉnh giải trên hai nhánh sông Lô, sông gâm, giữa hai đám núi lớn : đông là cao nguyên Đồng văn, dãy Pu tha ca, dẫy Pia Bioc, tây là hai dãy kiều lưu Ty và Tây Côn Lĩnh ( Tsi Con Lin ). Thị xã mảnh dẻ và yêu kiều, nằm vắt bên hai bờ sông Lô, gối lên hai trái núi lớn ở phía bắc và phía tây.

    Cuối cùng, chúng tôi đã tới được đích của chặng thứ nhất , chặng thử sức sau một ngày ngồi xe, đau như dần. Nghiêm trọng hơn là hai cô gái, lần đầu tiên tham dự một chuyến đi như thế này và lần đầu ngồi trên xe Win suốt một chặng đường dài đến thế, hai chân mỏi và đau rã rời. Với những hành trình như thế này, về mọi mặt xe Win là tối ưu trừ cái để chân cho người ngồi sau. Tại sao mọi xe như Dream , các đời sau đều được cải tiến, đặc biệt là giá để chân cho người ngồi sau , riêng chiếc xe Win, những chiếc đầu tiên xuất hiện ở Việt nam khoảng năm 90, cho tới giờ suýt soát gần 10 năm, hầu như vẫn không thay đổi.

    Trong hộp y tế , nhóm tổ chức cẩn thận mang theo cả loại keo xoa bóp chống mỏi cơ. Và quả thực là cần thiết và có tác dụng, chỉ một đêm sau khi được xoa bóp bằng loại keo này, tới sáng hôm sau hầu như mọi người đều cảm thấy khoẻ khoắn và tan biến hết mệt mỏi.

    Thông thường trong các chuyến đi thì ngày đầu tiên bao giờ cũng là ngày mệt nhất. Mọi người đều chưa quen với việc ngồi xe máy liên tục trong nhiều giờ và ở tư thế rất mỏi, lại đi trên những con đường không phải phẳng lỳ như ở Hà nội, đồng thời cũng không quen với nhịp sống hối hả, ngày đi liên tục, ăn uống vội vàng, tối ngủ chập chờn. Tuy nhiên, nếu được động viên kịp thời để có thể trải qua được những ngày đầu tiên này thì sau đó, ai cũng như lì ra và không còn cảm thấy mệt nhọc chi nữa. Cơ chế này chính là do cơ thể tự điều tiết , tiết ra một chất làm giảm đau và chống lại sự suy nhược của cơ thể. Thực tế cho thấy có nhiều người rớt ở giai đoạn đầu cũng chỉ vì không nghĩ là mình có thể vượt qua nổi. Và nhiệm vụ của chúng tôi, những người có kinh nghiệm hơn, lúc này là vừa xoa bóp cho các bạn mới đi, vào những chỗ không bị cấm, vừa phải giải thích động viên kịp thời để họ giữ được ý chí quyết tâm.

    Kết thúc ngày thứ hai của hành trình, chúng tôi tự chiêu đãi mình bằng một chầu văn hoá KaraOke. Hà giang có nhiều quán KaraOke, tiếp viên thì của nhà trồng được nên chắc vụ này cũng không quá xa xỉ. Nhưng vấn đề lại không ở chỗ đó, mà ở đây, hát là buộc phải có em út, phải dùng loại của bổn quán chứ không được đem từ ngoài vào. Lang thang chán, quán nào cũng niềm nở nhưng thấy mấy em nhà mình thì thụt ở bên ngoài là mặt lạnh tanh, hết phòng rồi , chúng tôi tụt cả hứng, đành về mà bụng thì cứ ấm ức.

    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  6. Cocolee

    Cocolee Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2001
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    bác cứ mỗi hôm 1 ít thế này đọc không đã gì cả, đang hay lại hết, tiếp tục đi bác
    . . .
  7. Cocolee

    Cocolee Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2001
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    bác cứ mỗi hôm 1 ít thế này đọc không đã gì cả, đang hay lại hết, tiếp tục đi bác
    . . .
  8. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Phần 3: Chặng thứ nhất: Hà giang - Quản bạ - Yên Minh - Mèo Vạc - Đồng văn.

    Ngày thứ 3( 26/9/98) Hà giang- Mèo Vạc 180 Km: Con đường đau khổ phần 1

    Rút kinh nghiệm của nhóm đi trước, lần này phần giấy tờ được chuẩn bị khá chu đáo, ngoài giấy giới thiệu do Hạnh Dung mang đi, chúng tôi còn cẩn thận đến xin giấy giới thiệu từ Uỷ ban ND tỉnh. Bất ngờ việc này thật đơn giản, chỉ có điều ông chánh văn phòng tỏ vẻ rất ngạc nhiên, chưa từng bao giờ thấy một đoàn nhà báo đi Đồng văn, Mèo Vạc bằng xe máy!

    Mãi đến 10 giờ sáng mới khởi hành được. Lắc rắc có đoạn đang làm đường, có đoạn đi trên những rẻo đá núi, được vài đoạn khá đẹp, xe có thể phóng như bay. Cao nguyên Lang Đam cách Hà giang chừng 30 Km. Nơi đây là chỗ trồng chè có tiếng của Hà giang. Một xóm nhỏ ven đường, nhà vách đất, lãng đãng vài khóm cúc, đẹp như trong tranh thuỷ mạc. Trẻ con lon ton vài đứa, mũi vắt ngang mồm, chụp ảnh cứ dúi dụi vào váy mẹ, cho kẹo không dám nhận.

    Quản bạ không gây ấn tượng gì đặc biệt với chúng tôi, chỉ là nơi dừng chân ăn trưa. Đường còn dài mà vượt 60 cây số đầu mất những 4 giờ đồng hồ.

    Chặng đường từ Quản bạ đi Yên Minh thì thật sự làm chúng tôi sững sờ. Ngay qua Quản bạ là xuống đèo Cổng trời, vòng vèo, vách núi sừng sững trước mặt, cua tay áo chóng mặt. Rồi đến ngót nghét ba chục cây số vòng vèo quanh đèo vào Yên Minh là những rừng thông bạt ngàn. Nói Đà lạt là xứ sở của thông quả thực chỉ là những người chưa đi nhiều. Phải ở đây cơ ! Hơn thế, xa xa trập trùng núi tiếp núi hùng vĩ, dập dờn một dải mây trắng quấn quanh thì phải nói là cái cảm hứng của Đà lạt chẳng qua cũng chỉ là của một anh chân đất mắt toét mới đi phiêu lưu.

    Điếc không sợ súng, ấy là người ta hay nói về những kẻ không biết gì, ắt chúng tôi không phải vậy, bởi chí ít thì cũng đến 3 chú đã lênh đênh hầu khắp các nẻo đường tốt xấu Việt nam bằng xe máy. Vậy mà thực sự thì chúng tôi phải trả giá. 50 cây số từ Yên Minh đi Mèo Vạc, khởi hành lúc trời sẩm tối, dự định đến nơi chậm nhất là 7 giờ. Nghỉ ngơi lại sức để mai đi chợ phiên Mèo Vạc, sáng chủ nhật hàng tuần. Nhầm. 50 cây số. Gần 7 giờ đồng hồ, nghĩa là mỗi giờ chỉ đi được có 7-8 cây. Dốc ngược. Đường hẹp. Vách một bên. Vực bên kia. Đá cục lổn nhổn. Chân tay lẩy bẩy. Xe máy cứ gầm số 1 trên cả chặng, tót từ hòn đá này sang hòn đá kia. Tay lái Hùng không trụ nổi với đường, với con xe lặc lè và với cả cô bạn đồng hành căng thẳng, xoè liên tục. Thật may trong hộp thuốc chuẩn bị đầy đủ cả bông băng và thuốc rửa vết thương, có giảm đau.

    Cứ thế, đi, xoè, dậy, lại đi, cho đến lúc oải thực sự, đã nghĩ đến việc ngủ đường, mặc ra sao thì ra, mặc đến đâu thì đến, thì nhìn thấy ánh đèn của Mèo Vạc sáng trưng dưới thung lũng. Chao ôi là sung sướng, vậy mà từ trên xuống được dưới cũng gần tới 7 cây số. Và nhìn đồng hồ thì đã suýt soát nửa đêm. Phờ phạc, lếch thếch chúng tôi lê vào nhà khách Uỷ ban nhân dân huyện. Chìa giấy giới thiệu ra, đi tìm chị trực phòng và năn nỉ để xin được hai phòng 4 giường đơn, không toilet. Được thế là mừng rồi. Ăn tối vào lúc nửa đêm tại quán một thím người Lô lô. Nể lắm đấy chứ không tao còn đang bận tá lả với mấy chú lái xe dưới xuôi (thị xã) lên.

    Xa nhà, người ta tự dưng xích lại gần nhau hơn, bỏ qua những ngượng ngùng, những ý tứ, những đề phòng. Chả thế mà loanh quanh thế nào đã thấy một chú tót ngay sang phòng nữ, nằm khoanh tròn trong chăn mỗi em một tí, để lấy cái gọi là hơi phụ nữ ở trên cái miền cao tít đêm lạnh thấu xương này.

    Ngày thứ 4 (27/9/98) Chơi chợ Mèo vạc - Đồng văn 20Km

    Tinh mơ đã thấy tiếng nhạc ngựa leng keng, tiếng mõ trâu lóc cóc, tiếng vó bò lộp cộp. Nắng sớm đang xua tan những vạt sương đêm đẫm màu trên triền núi miên man. Cơ man những người là người, Mèo trắng Mèo hoa, Lô lô, Dao, Cao lan, Giáy.. trong sắc màu rực rỡ của quần áo dân tộc. Thị trấn chỉ qua một đêm như thay đổi hẳn bởi sự nhộn nhịp tấp nập của chợ phiên. Đồng bào dân tộc mang sản vật núi rừng, măng, ngô, quả trám, mắc cọp.. xuống chợ đổi lấy muối, dầu, một chút kim chỉ, pin cục, nhiều khi chỉ là một bữa rượu say tuý luý, về không nổi. Góc này chợ vải chen chúc mấy cô má đỏ hây hây, ngắm ngắm nghía nghía, chọn lên chọn xuống vuông vải in màu loè loẹt của Trung quốc. Đằng kia vài chảo thắng cố, khật khưỡng dăm chú phừng phừng, uống rượu bằng bát, khề khà dăm câu chuyện chỉ có thằng nói chứ không có thằng nghe.

    Nếu phiên chợ miền xuôi chủ yếu là nơi mua bán , trao đổi hàng hoá thì chợ miền núi lại còn là trung tâm văn hoá của một vùng, nơi người ta gặp nhau, chuyện trò, ngắm nghía, chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn, uống với nhau bát rượu, xúm xít xem chương trình Bảy sắc cầu vồng trên VTV 3 qua khe cửa một quán ăn nho nhỏ. Thế mới có chuyện đi chơi chợ mà chẳng mua được gì lại bán hết tiệt cả gùi ngô lúc về vợ chất chồng lướt khướt say lên lưng ngựa mà ngược núi y như chở con lợn tạ .

    Hôm nay là một ngày tuyệt vời khi mà chúng tôi dự định chỉ đi có 20 Km chặng đường từ Mèo Vạc đi Đồng văn. Bóng chiều đổ dài trên một trong những chặng đường hùng vĩ nhất Việt nam. Hai vực núi cao chót vót kẹp lấy khe sông Nho Quế chạy men biên giơí Việt Trung. Cheo leo dăm nếp nhà. Thăm thẳm khe sâu ngót ngàn thước. Đoàn người tự nhiên díu lại, ngó vực thẳm mà rùng mình, tự nhiên thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên. Bên kia, đất Trung hoa chỉ cách một tầm nhìn, lẳng lơ làn khói lam chiều..

    ..Nói Hùng là người đen nhất trong đoàn quả không sai. Lần này, hắn là cái rốn của vũ trụ, hứng mọi thứ đen đủi trong đoàn cho anh em. Cao hứng thế nào, xuống dốc đường cũng không xấu lắm phóng phăm phăm lại vấp cha phải hòn đá, lộn tùng phèo xây xát cả chân, vẹo cả xe mà cô bạn ngồi sau lại chả việc gì chỉ một phen hú vía. May mà máy vẫn không sao. ( Ây là nói máy ảnh chứ tay này thì chỉ cần con máy ảnh có cái ống kính thòi ra thụt vào không xây xát là hắn mừng rồi ! Máy kia có bị làm sao thì nó tự khỏi, vả lại hắn lâu nay cũng chả dùng !)..

    Thị trấn Đồng văn nằm trên một lũng đá vôi dài 2 cây số, rộng 300 m , ở cao độ 1025 m là một thị trấn cổ so với Mèo Vạc. Nhang nhác giống một góc nào đó ở Hội An. Quanh khu phố chợ có nhiều nhà gỗ đã dựng hơn 200 năm. Ngay cái căn nhà khách Uỷ ban mà chúng tôi được ở cũng có biển đề 1926-27. Xưa ở đây có một số biệt thự đá của các dòng họ, khi đó làm giàu bằng cái vị trí trung tâm của vùng trồng và buôn bán thuốc phiện. Nghe nói giờ còn lại một cái của Dòng họ Dương tại Đồng văn nhưng chúng tôi cũng không kịp đi nghiêng ngó. Trong khi đó thì khá nhiều nhà mới xây theo mô típ kiến trúc hiện đại, cao 2-3 tầng và một toà nhà khách mới, phòng có đầy đủ trang thiết bị cũng mới đưa vào sử dụng. Ngay hôm sau, ở đây làm lễ khai trương trường học nội trú cấp 3 cho con em các dân tộc miền núi, chứng tỏ sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương với cái sự học của trẻ nhỏ của một huyện vùng cao nghèo nhất nước này.

    ..Đêm lửa trại đầu tiên trong hành trình tại miền xa tít mù tắp, dưới một cánh đồng dạt dào ánh trăng và giai điệu trữ tình của bài hát Con đường màu xanh, trong cái lạnh ngọt ngào của miền sơn cước, con người ta tự nhiên lãng mạn hơn, ngất ngây hơn và từng vòng tay bỗng quấn lấy nhau trong ánh lửa cứ bập bùng, bập bùng thâu đêm..
    GHI CHÚ : TẤT CẢ CÁC CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ NÓI TRÊN, ĐẾN NĂM 2002 KHI CHÚNG TÔI ĐI LẠI THÌ ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC SỬA XONG VÀ PHẲNG LỲ, CHẠY BĂNG BĂNG DỌC NGANG KHẮP TỈNH HÀ GIANG.

    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  9. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Phần 3: Chặng thứ nhất: Hà giang - Quản bạ - Yên Minh - Mèo Vạc - Đồng văn.

    Ngày thứ 3( 26/9/98) Hà giang- Mèo Vạc 180 Km: Con đường đau khổ phần 1

    Rút kinh nghiệm của nhóm đi trước, lần này phần giấy tờ được chuẩn bị khá chu đáo, ngoài giấy giới thiệu do Hạnh Dung mang đi, chúng tôi còn cẩn thận đến xin giấy giới thiệu từ Uỷ ban ND tỉnh. Bất ngờ việc này thật đơn giản, chỉ có điều ông chánh văn phòng tỏ vẻ rất ngạc nhiên, chưa từng bao giờ thấy một đoàn nhà báo đi Đồng văn, Mèo Vạc bằng xe máy!

    Mãi đến 10 giờ sáng mới khởi hành được. Lắc rắc có đoạn đang làm đường, có đoạn đi trên những rẻo đá núi, được vài đoạn khá đẹp, xe có thể phóng như bay. Cao nguyên Lang Đam cách Hà giang chừng 30 Km. Nơi đây là chỗ trồng chè có tiếng của Hà giang. Một xóm nhỏ ven đường, nhà vách đất, lãng đãng vài khóm cúc, đẹp như trong tranh thuỷ mạc. Trẻ con lon ton vài đứa, mũi vắt ngang mồm, chụp ảnh cứ dúi dụi vào váy mẹ, cho kẹo không dám nhận.

    Quản bạ không gây ấn tượng gì đặc biệt với chúng tôi, chỉ là nơi dừng chân ăn trưa. Đường còn dài mà vượt 60 cây số đầu mất những 4 giờ đồng hồ.

    Chặng đường từ Quản bạ đi Yên Minh thì thật sự làm chúng tôi sững sờ. Ngay qua Quản bạ là xuống đèo Cổng trời, vòng vèo, vách núi sừng sững trước mặt, cua tay áo chóng mặt. Rồi đến ngót nghét ba chục cây số vòng vèo quanh đèo vào Yên Minh là những rừng thông bạt ngàn. Nói Đà lạt là xứ sở của thông quả thực chỉ là những người chưa đi nhiều. Phải ở đây cơ ! Hơn thế, xa xa trập trùng núi tiếp núi hùng vĩ, dập dờn một dải mây trắng quấn quanh thì phải nói là cái cảm hứng của Đà lạt chẳng qua cũng chỉ là của một anh chân đất mắt toét mới đi phiêu lưu.

    Điếc không sợ súng, ấy là người ta hay nói về những kẻ không biết gì, ắt chúng tôi không phải vậy, bởi chí ít thì cũng đến 3 chú đã lênh đênh hầu khắp các nẻo đường tốt xấu Việt nam bằng xe máy. Vậy mà thực sự thì chúng tôi phải trả giá. 50 cây số từ Yên Minh đi Mèo Vạc, khởi hành lúc trời sẩm tối, dự định đến nơi chậm nhất là 7 giờ. Nghỉ ngơi lại sức để mai đi chợ phiên Mèo Vạc, sáng chủ nhật hàng tuần. Nhầm. 50 cây số. Gần 7 giờ đồng hồ, nghĩa là mỗi giờ chỉ đi được có 7-8 cây. Dốc ngược. Đường hẹp. Vách một bên. Vực bên kia. Đá cục lổn nhổn. Chân tay lẩy bẩy. Xe máy cứ gầm số 1 trên cả chặng, tót từ hòn đá này sang hòn đá kia. Tay lái Hùng không trụ nổi với đường, với con xe lặc lè và với cả cô bạn đồng hành căng thẳng, xoè liên tục. Thật may trong hộp thuốc chuẩn bị đầy đủ cả bông băng và thuốc rửa vết thương, có giảm đau.

    Cứ thế, đi, xoè, dậy, lại đi, cho đến lúc oải thực sự, đã nghĩ đến việc ngủ đường, mặc ra sao thì ra, mặc đến đâu thì đến, thì nhìn thấy ánh đèn của Mèo Vạc sáng trưng dưới thung lũng. Chao ôi là sung sướng, vậy mà từ trên xuống được dưới cũng gần tới 7 cây số. Và nhìn đồng hồ thì đã suýt soát nửa đêm. Phờ phạc, lếch thếch chúng tôi lê vào nhà khách Uỷ ban nhân dân huyện. Chìa giấy giới thiệu ra, đi tìm chị trực phòng và năn nỉ để xin được hai phòng 4 giường đơn, không toilet. Được thế là mừng rồi. Ăn tối vào lúc nửa đêm tại quán một thím người Lô lô. Nể lắm đấy chứ không tao còn đang bận tá lả với mấy chú lái xe dưới xuôi (thị xã) lên.

    Xa nhà, người ta tự dưng xích lại gần nhau hơn, bỏ qua những ngượng ngùng, những ý tứ, những đề phòng. Chả thế mà loanh quanh thế nào đã thấy một chú tót ngay sang phòng nữ, nằm khoanh tròn trong chăn mỗi em một tí, để lấy cái gọi là hơi phụ nữ ở trên cái miền cao tít đêm lạnh thấu xương này.

    Ngày thứ 4 (27/9/98) Chơi chợ Mèo vạc - Đồng văn 20Km

    Tinh mơ đã thấy tiếng nhạc ngựa leng keng, tiếng mõ trâu lóc cóc, tiếng vó bò lộp cộp. Nắng sớm đang xua tan những vạt sương đêm đẫm màu trên triền núi miên man. Cơ man những người là người, Mèo trắng Mèo hoa, Lô lô, Dao, Cao lan, Giáy.. trong sắc màu rực rỡ của quần áo dân tộc. Thị trấn chỉ qua một đêm như thay đổi hẳn bởi sự nhộn nhịp tấp nập của chợ phiên. Đồng bào dân tộc mang sản vật núi rừng, măng, ngô, quả trám, mắc cọp.. xuống chợ đổi lấy muối, dầu, một chút kim chỉ, pin cục, nhiều khi chỉ là một bữa rượu say tuý luý, về không nổi. Góc này chợ vải chen chúc mấy cô má đỏ hây hây, ngắm ngắm nghía nghía, chọn lên chọn xuống vuông vải in màu loè loẹt của Trung quốc. Đằng kia vài chảo thắng cố, khật khưỡng dăm chú phừng phừng, uống rượu bằng bát, khề khà dăm câu chuyện chỉ có thằng nói chứ không có thằng nghe.

    Nếu phiên chợ miền xuôi chủ yếu là nơi mua bán , trao đổi hàng hoá thì chợ miền núi lại còn là trung tâm văn hoá của một vùng, nơi người ta gặp nhau, chuyện trò, ngắm nghía, chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn, uống với nhau bát rượu, xúm xít xem chương trình Bảy sắc cầu vồng trên VTV 3 qua khe cửa một quán ăn nho nhỏ. Thế mới có chuyện đi chơi chợ mà chẳng mua được gì lại bán hết tiệt cả gùi ngô lúc về vợ chất chồng lướt khướt say lên lưng ngựa mà ngược núi y như chở con lợn tạ .

    Hôm nay là một ngày tuyệt vời khi mà chúng tôi dự định chỉ đi có 20 Km chặng đường từ Mèo Vạc đi Đồng văn. Bóng chiều đổ dài trên một trong những chặng đường hùng vĩ nhất Việt nam. Hai vực núi cao chót vót kẹp lấy khe sông Nho Quế chạy men biên giơí Việt Trung. Cheo leo dăm nếp nhà. Thăm thẳm khe sâu ngót ngàn thước. Đoàn người tự nhiên díu lại, ngó vực thẳm mà rùng mình, tự nhiên thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên. Bên kia, đất Trung hoa chỉ cách một tầm nhìn, lẳng lơ làn khói lam chiều..

    ..Nói Hùng là người đen nhất trong đoàn quả không sai. Lần này, hắn là cái rốn của vũ trụ, hứng mọi thứ đen đủi trong đoàn cho anh em. Cao hứng thế nào, xuống dốc đường cũng không xấu lắm phóng phăm phăm lại vấp cha phải hòn đá, lộn tùng phèo xây xát cả chân, vẹo cả xe mà cô bạn ngồi sau lại chả việc gì chỉ một phen hú vía. May mà máy vẫn không sao. ( Ây là nói máy ảnh chứ tay này thì chỉ cần con máy ảnh có cái ống kính thòi ra thụt vào không xây xát là hắn mừng rồi ! Máy kia có bị làm sao thì nó tự khỏi, vả lại hắn lâu nay cũng chả dùng !)..

    Thị trấn Đồng văn nằm trên một lũng đá vôi dài 2 cây số, rộng 300 m , ở cao độ 1025 m là một thị trấn cổ so với Mèo Vạc. Nhang nhác giống một góc nào đó ở Hội An. Quanh khu phố chợ có nhiều nhà gỗ đã dựng hơn 200 năm. Ngay cái căn nhà khách Uỷ ban mà chúng tôi được ở cũng có biển đề 1926-27. Xưa ở đây có một số biệt thự đá của các dòng họ, khi đó làm giàu bằng cái vị trí trung tâm của vùng trồng và buôn bán thuốc phiện. Nghe nói giờ còn lại một cái của Dòng họ Dương tại Đồng văn nhưng chúng tôi cũng không kịp đi nghiêng ngó. Trong khi đó thì khá nhiều nhà mới xây theo mô típ kiến trúc hiện đại, cao 2-3 tầng và một toà nhà khách mới, phòng có đầy đủ trang thiết bị cũng mới đưa vào sử dụng. Ngay hôm sau, ở đây làm lễ khai trương trường học nội trú cấp 3 cho con em các dân tộc miền núi, chứng tỏ sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương với cái sự học của trẻ nhỏ của một huyện vùng cao nghèo nhất nước này.

    ..Đêm lửa trại đầu tiên trong hành trình tại miền xa tít mù tắp, dưới một cánh đồng dạt dào ánh trăng và giai điệu trữ tình của bài hát Con đường màu xanh, trong cái lạnh ngọt ngào của miền sơn cước, con người ta tự nhiên lãng mạn hơn, ngất ngây hơn và từng vòng tay bỗng quấn lấy nhau trong ánh lửa cứ bập bùng, bập bùng thâu đêm..
    GHI CHÚ : TẤT CẢ CÁC CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ NÓI TRÊN, ĐẾN NĂM 2002 KHI CHÚNG TÔI ĐI LẠI THÌ ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC SỬA XONG VÀ PHẲNG LỲ, CHẠY BĂNG BĂNG DỌC NGANG KHẮP TỈNH HÀ GIANG.

    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  10. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này