1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu diệt hạm đội tàu sân bay không hề khó

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Hac_Cong_Tu, 25/04/2016.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ có thể bị tiêu diệt theo cách nào?
    Thùy Linh | 15/06/2017 08:38 AM

    4
    [​IMG]
    Tàu sân bay lớp Nimitz cùng đội tàu hộ tống. Nguồn: eurasian-defence.ru
    RIA Novosti dẫn nguồn từ Tạp chí Mỹ The National Interest đưa tin, Hạm đội tàu sân bay của Mỹ có thể bị tiêu diệt trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Nga hoặc Trung Quốc.
    Phương tiện "đổ quân" khó đỡ của Quân đội Philippines

    Đội tàu sân bay được xem là niềm tự hào của Hải quân Mỹ. Mỗi lần làm nhiệm vụ trên biển, các tàu sân bay Mỹ được bảo vệ bởi đội tàu hộ tống, gồm 2 tuần dương, các tàu khu trục và tàu ngầm. Khi xuất hiện ở gần bờ biển của đối phương, đội tàu sân bay tạo điều kiện cho Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự ở xa căn cứ.

    Mới đây, tàu sân bay đắt giá thế hệ mới đầu tiên mang tên USS Gerald R.Ford với chi phí hoàn thiện lên tới 12,9 tỷ USD đã gia nhập vào đội 10 tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. USS Gerald R.Ford có thể mang theo hơn 10 máy bay và được trang bị công nghệ và hệ thống vận hành tối tân nhất.

    Tuy nhiên khi đối mặt với lực lượng vũ trang của các cường quốc có tiềm lực quân sự mạnh như Nga và Trung Quốc, đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ có thể bị đánh chìm, The National Interest nhận định.

    Theo các nhà phân tích quốc phòng, tàu sân bay luôn là biểu tượng cho sức mạnh của nước Mỹ, đồng thời là công cụ hữu hiệu để nước này triển khai sức mạnh tới bất cứ khu vực nào trên thế giới. Bởi vậy, việc tìm ra một loại vũ khí có thể vô hiệu hóa và đánh chìm tàu sân bay Mỹ luôn là mục tiêu nhắm đến của quân đội nhiều nước.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo chống tàu DongFeng-21D của Trung Quốc Nguồn: topwar.ru

    Các cụm tàu sân bay Mỹ có hệ thống phòng thủ, cảnh giới tối tân, nhưng vẫn tồn tại lỗ hổng có thể bị đối phương khai thác.

    Việc Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo chống tàu DongFeng-21D, được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay" với vận tốc cực cao và rất khó đánh chặn, làm dấy lên những tranh cãi quanh tương lai của các tàu sân bay Mỹ.

    DongFeng-21D có tầm bắn lên tới 1.450km, có khả năng cơ động cao, nhận dữ liệu từ vệ tinh do thám Yaogan, có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu trong tầm bắn cho phép. Tên lửa DongFeng-21D được phóng đi từ các bệ phóng di động trên đất liền, nên không dễ dàng để tìm thấy và vô hiệu hóa nó.

    Vài năm trước đây, Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ dành mối quan tâm lớn nhất đến tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21 và máy bay chiến đấu J-20 trong số các dự án phát triển vũ khí của quân đội Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit của Nga. Nguồn: militaryarms.ru

    Việc dùng tàu ngầm tiếp cận tàu sân bay Mỹ là không hề dễ dàng, bởi các tàu sân bay Mỹ thường được một đội tàu chiến hộ tống. Những tàu ngầm hiện đại này được trang bị thiết bị thủy âm chủ động và thụ động, có khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương từ xa và có biện pháp tiêu diệt trước khi chúng tới gần.

    Biện pháp khả dĩ nhất để có thể tấn công tàu sân bay Mỹ không phải là bằng bom hay tên lửa, mà là các vũ khí phóng từ dưới lòng biển.

    Các tàu ngầm nguyên tử đề án 949 lớp Antey của Nga không cần mạo hiểm tiếp cận đội tàu sân bay của Mỹ bởi vì chúng được trang bị hệ thống 24 quả tên lửa hành trình P-700 Granit, cho phép từ dưới nước phóng tên lửa đến mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600km.

    Ngoài ra, nếu sử dụng loại tên lửa siêu thanh mới nhất Zircon của Nga có thể đạt tốc độ lên tới 7.000km/h tấn công các tàu sân bay thì hệ thống phòng thủ của đội tàu sân bay Mỹ khó có khả năng đánh chặn.

    Các tàu sân bay từ lâu đã là lợi thế chiến lược của quân đội Mỹ, do khả năng triển khai và biểu dương sức mạnh ở mọi vùng biển. Trong bối cảnh hiện nay, tiến bộ về công nghệ quân sự của Nga và Trung Quốc đang tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng tới đội tàu sân bay- biểu tượng cho sức mạnh quân sự Mỹ.

    http://soha.vn/ham-doi-tau-san-bay-...-tieu-diet-theo-cach-nao-2017061507544724.htm
  2. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Rồi thì thời của tàu sân bay cũng sẽ kết thúc, thậm chí mặt trời cũng ko là mãi mãi chứ đừng nói là tàu sân bay, nhưng xem cả topic "Tiêu diệt hạm đội tàu sân bay không hề khó" cũng ko có dc ý tưởng gì mới mẻ, mọi thứ đều đã dc nói đến từ lâu.
    Thực sự là các lý lẽ đưa ra quá nhiều và ko thể thuyết phục dc nhau, nên chỉ có thực tế chiến tranh, khi các tàu sân bay bị thất bại nặng nề hay tỏ ra cực kỳ hiệu quả thì cuộc tranh cãi về vai trò tàu sân bay mới có sự phát triển về thực chất.
    Lần cập nhật cuối: 16/06/2017
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Ngay post đầu tiên đã có kế sách diệt hạm đội TSB rồi mà http://ttvnol.com/threads/tieu-diet-ham-doi-tau-san-bay-khong-he-kho.2093589/, do chú em ko đọc hiểu nổi thôi
  4. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    thế mày muốn thể hiện cái gì ? tên lửa, ngư lôi thì phải có cách, chứ ko phải cứ bắn đại là được
  6. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Thế mày muốn thể hiện cái gì ?
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    tao thể hiện cái gì thì page 1 đã nói hết rồi
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    sự thật hệ thống aegis

    Tàu Mỹ bị tàu hàng đâm: Hệ thống Aegis vô hiệu
    (Vũ khí) - Khoảng 2h30 ngày 17/6 (0h30 giờ Việt Nam), đã xảy ra vụ va chạm nghiêm trọng giữa tàu hàng Philippines và khu trục hạm Aegis của Mỹ trên vùng biển Nhật Bản.
    Theo CNN, vụ va chạm đã khiến mạn phải chiếc tàu bao gồm radar của hệ thống chiến đấu Aegis bị bẹp dúm và gần như mất khả năng hoạt động. Ngoài ra, vụ va chạm còn khiến ít nhất một người bị thương và ít nhất 7 thủy thủ đang mất tích.

    Vụ va chạm khủng khiếp này xảy ra giữa khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ và tàu hàng Crystal ACX của Philippines. Địa điểm xảy ra thuộc phía Tây Nam của vùng Yokosuka của Nhật Bản khoảng 56 hải lý.

    [​IMG]
    Chiến hạm USS Fitzgerald bẹp dúm sau vụ va chạm.
    Ngay khi vụ việc xảy ra, tàu USS Fitzgerald dã phát tín hiệu cần được trợ giúp và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật đã có mặt tại hiện trường vụ va chạm để xác định mức độ thiệt hại và thương tích của hai con tàu.

    Dù con tàu vẫn có thể di chuyển một cách thận trọng nhưng theo CNN, nước đã tràn vào chiến hạm USS Fitzgerald rất nhiều nhưng thủy thủ đoàn đang nỗ lực cứu con tàu bằng cách mở hết công suất các máy bơm để đẩy nước ra ngoài.

    Dù sau vụ vam chạm, chiến hạm Mỹ gặp phải tình trạng thê thảm nhưng số phận của tàu hàng Crystal ACX của Philippines không thấy nhắc đến bởi chiếc tàu này chỉ bị thương nhẹ ở phần mũi tàu.

    Được biết, USS Fitzgerald là chiến hạm mạnh nhất hiện nay của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân thuộc lớp Arleigh Burke.

    Về trang bị vũ khí, tàu USS Fitzgerald có hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 ống phóng, hệ thống còn lại gồm 64 ống nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.

    Những hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, tên lửa chống tên lửa, tên lửa chống tàu ngầm…

    Trong đó, các tên lửa đánh chặn SM-2/3 giúp tàu này sở hữu một lá chắn hữu hiệu khi kết hợp cùng những thiết bị định vị, cảnh báo sớm. Tất nhiên, tàu khu trục Arleigh Burke cũng mang theo ngư lôi. Ở phía trước, tàu được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 127 mm.

    [​IMG]
    Tàu hàng Crystal ACX của Philippines chỉ bị thương nhẹ ở phần mũi.
    Không chỉ có vậy, chiến hạm USS Fitzgerald còn mang theo một hoặc hai hệ thống pháo cận chiến/phòng không Phalanx CIWS và hai pháo cỡ nòng 20 mm. Loại chiến hạm này cũng có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk vốn được hải quân Mỹ ưa chuộng.

    Với hệ thống vũ khí được trang bị, chiến hạm USS Fitzgerald đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn trên mặt đất mà không cần sự hỗ trợ của các phương tiện khác.

    Một số hình ảnh của tàu USS Fitzgerald sau vụ đâm

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-my-bi-tau-hang-dam-he-thong-aegis-vo-hieu-3337484/

    Tên lửa đánh chặn Mỹ bắn hụt tên lửa đạn đạo
    Tên lửa SM-3 Mỹ không nhắm trúng mục tiêu tên lửa đạn đạo trong lần phóng thử nghiệm gần Hawaii.
    [​IMG]
    Tàu chiến Mỹ phóng thử tên lửa SM-3. Ảnh: Raytheon.

    Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) và Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 22/6 tiến hành cuộc thử nghiệm đánh chặn với hệ thống tên lửa SM-3 IIA ngoài khơi Hawaii, theo Defense News.

    Tên lửa SM-3 IIA được phóng từ tàu khu trục USS John Paul Jones, nhằm đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung bắn từ trận địa tên lửa Thái Bình Dương của hải quân Mỹ trên đảo Kauai, Hawaii.

    Mặc dù hệ thống radar AN/SPY-1 của tàu John Paul Jones đã phát hiện và theo dõi được tên lửa, đạn đánh chặn SM-3 IIA không thể bắn hạ thành công mục tiêu này.


    Tên lửa SM-3 Block IIA trong đợt thử nghiệm thành công hồi tháng 2

    Đây là lần phóng thử nghiệm thứ 4 và lần thử nghiệm đánh chặn thứ hai của SM-3 IIA. Ở lần đánh chặn đầu tiên hồi tháng 2, tên lửa đã nhắm trúng mục tiêu tên lửa đạn đạo giả định.

    SM-3 được mệnh danh là "sát thủ diệt tên lửa đạn đạo từ ngoài vũ trụ", tương thích với hệ thống chiến đấu Aegis đang triển khai trên nhiều chiến hạm của Mỹ và đồng minh. Phiên bản SM-3 Block IIA được Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) và tầm xa (IRBM).

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...-chan-my-ban-hut-ten-lua-dan-dao-3603487.html
  9. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    'Đòn tự sát' của Liên Xô để đánh chìm tàu sân bay Mỹ
    Liên Xô từng có kế hoạch triển khai 100 oanh tạc cơ Tu-22M mang tên lửa để tấn công kiểu cảm tử vào cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ.

    Phi đội Tu-16 đóng vai trò tai mắt cho đòn tấn công tên lửa

    Vào giai đoạn cuối thập niên 1970 tới đầu thập niên 1980, Liên Xô không đủ khả năng chạy đua chế tạo tàu sân bay để cạnh tranh với Mỹ. Điều này khiến Moscow bí mật xây dựng chiến lược răn đe bằng cách tiêu diệt tàu sân bay Mỹ dựa trên chiến thuật tấn công tự sát của Nhật Bản trong Thế chiến II, theo WATM.

    Trong Thế chiến II, Liên Xô nhận thấy Nhật Bản có nhiều chiến hạm uy lực, nhưng sự ra đời của hạm đội tàu sân bay Mỹ đã thay đổi hoàn toàn bản chất hải chiến. Hầu hết tàu chiến hải quân Nhật đã bị chiến đấu cơ Mỹ đánh chìm trong giai đoạn cuối cuộc chiến, khiến họ không có cách đối đầu với tàu chiến Mỹ.

    Cách duy nhất để Nhật Bản đối phó với Mỹ là tung đòn đánh phủ đầu gây thiệt hại nặng cho tàu sân bay, khiến chiến đấu cơ không thể xuất kích, vô hiệu hóa vũ khí uy lực nhất của hải quân Mỹ. Điều này buộc Tokyo đưa ra chiến thuật cảm tử "Kamikaze" (Thần phong), sử dụng máy bay mang bom lao thẳng vào tàu chiến Mỹ.

    Chiến lược tiêu diệt tàu sân bay Mỹ của Liên Xô cũng lấy không quân làm nòng cốt, lực lượng này sẽ đóng quân ở các căn cứ gần bờ biển. Kế hoạch này không bắt chước chiến thuật Kamikaze, nhưng Liên Xô ước tính mỗi đơn vị tấn công tàu sân bay Mỹ sẽ mất tới 50% lực lượng khi làm nhiệm vụ.

    Theo kế hoạch, không quân hải quân Liên Xô sẽ điều 100 oanh tạc cơ Tu-22M trang bị tên lửa diệt hạm tấn công cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ. Chiến lược gia Liên Xô muốn vô hiệu hóa hệ thống phòng không của biên đội hộ tống tàu sân bay, tạo ra "thời điểm vàng" để tung đòn tấn công bằng tên lửa.

    [​IMG]
    Máy bay F-14 Mỹ hộ tống oanh tạc cơ Tu-22M Liên Xô. Ảnh: Wikipedia.

    Liên Xô biết phi đội tiêm kích đánh chặn Mỹ hoạt động dựa trên chỉ dẫn của kiểm soát không lưu. Họ sẽ tìm cách đánh lừa sĩ quan điều hành, khiến hệ thống cảm biến quá tải và tàu chiến Mỹ không kịp phản ứng trước một cuộc tấn công tổng lực.

    Phi công hải quân Liên Xô cũng không tin tưởng vào dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ vệ tinh hoặc tình báo. Nguồn thông tin đáng tin cậy nhất với họ là các tàu chỉ điểm liên tục bám đuôi hạm đội Mỹ để gửi dữ liệu trực tiếp theo thời gian thực.

    Thậm chí, thủy thủ đoàn trên các tàu bám đuôi xác định sẽ bị hủy diệt nếu chiến tranh nổ ra. "Ngay khi có thông báo tuyên chiến hoặc nhận lệnh cấp trên, thuyền trưởng sẽ thông báo vị trí hạm đội Mỹ cho oanh tạc cơ qua điện đàm, sau đó nã pháo vào đường băng và tháp chỉ huy tàu sân bay. Con tàu cũng có thể lao thẳng vào tàu sân bay Mỹ", Maksim Y. Tokarev, cựu sĩ quan hải quân Liên Xô, tiết lộ.

    Oanh tạc cơ Liên Xô sẽ phóng hàng loạt tên lửa từ khoảng cách xa nhất để nghi binh, trong khi hai chiếc trinh sát cơ Tu-16 sẽ tìm cách xâm nhập vào trung tâm đội hình Mỹ để tìm tàu sân bay bằng mắt thường. Họ sẽ thông báo vị trí chính xác của nó cho toàn bộ lực lượng còn lại qua điện đàm. Phi hành đoàn Tu-16 hiểu rằng đây là nhiệm vụ tự sát, không có hy vọng trở về an toàn.

    Khi xác định được vị trí tàu sân bay Mỹ, lực lượng chủ lực Liên Xô sẽ đồng loạt phóng tên lửa hành trình diệt hạm. Các phi đoàn oanh tạc cơ sẽ tấn công từ các hướng và độ cao khác nhau, nhằm gây khó khăn cho hệ thống phòng không đối phương. Thời điểm vàng để tấn công chỉ kéo dài trong một phút nhằm đạt hiệu quả cao nhất. "Nếu trong tập trận, thời gian tiến hành tấn công lâu hơn một phút, đòn tập kích này bị xem là thất bại", ông Tokarev cho biết.

    Theo tính toán của Liên Xô, cần tới 12 tên lửa chống hạm dùng đầu đạn thông thường hoặc một quả đạn hạt nhân để đánh chìm tàu sân bay Mỹ.

    [​IMG]
    Những chiếc Tu-22M mang tên lửa là trọng tâm của "đòn tự sát". Ảnh: Wikipedia.

    Do độ khó và tỷ lệ thương vong quá cao trong kế hoạch này, phi hành đoàn oanh tạc cơ hải quân Liên Xô thường tự coi mình là phi đội tự sát. Họ cũng tính toán rằng các tàu dẫn đường sẽ chỉ sống sót trong khoảng 20-25 phút đầu tiên của trận đánh với biên đội tàu sân bay Mỹ. Mức độ thiệt hại quá nặng trong khi hiệu quả đánh chìm tàu sân bay không thực sự được bảo đảm khiến Liên Xô từ bỏ kế hoạch này.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...n-xo-de-danh-chim-tau-san-bay-my-3617638.html

Chia sẻ trang này