1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blackcavitas

    blackcavitas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2009
    Bài viết:
    1.576
    Đã được thích:
    11
    Đúng rồi! Không có mấy tay máu mặt ấy thì Việt Nam cũng cơ khổ với nó!
    Thằng Tàu nó bị bao vây tứ phía bởi toàn anh hùng...
  2. cleg_1890

    cleg_1890 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Ô thế là phải đi xin phép à :)).
  3. bongbang04

    bongbang04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Bàn về tiềm lực quân sự TQ có bàn về cơ cấu quân đội không hả Mod.Tôi có cuốn sách viết về cơ cấu quân đôi TQ khá chi tiết, không biết có đưọc post lên không, nếu được thì dịch dần dần rồi post lên.Cuối này hình như của RAND (rand.org) xuất bản. Viết về quân đội TQ cập nhật đến 2002
  4. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Số phận trực thăng Mỹ trong quân đội Trung Quốc
    Cập nhật lúc :2:52 PM, 30/08/2011
    Bên số trực thăng do Nga cung cấp và tự sản xuất, PLA có một số rất ít trực thăng S-70 Black Hawk, kết quả một thời quan hệ nồng ấm giữa Mỹ - Trung những năm 1970-1980.

    Những năm 1980, Mỹ - Trung tiến hành chương trình hợp tác quốc phòng. Hai bên đã tiến hành một loạt các dự án trao đổi, hợp tác, cùng phát triển dự án chế tạo vũ khí (>> xem thêm). Điểm nhấn trong chương trình là thỏa thuận Mỹ bán cho Trung Quốc 24 trực thăng đa dụng S-70 Black Hawk.

    Mục đích của hợp đồng này nhằm hiện đại hóa lực lượng Lục quân Trung Quốc đối phó với Liên Xô. Ban đầu, 2 nhà sản xuất trực thăng Mỹ là Bell và Sikorsky được lựa chọn nhà thầu chính để thực hiện thỏa thuận cung cấp ngay 20-30 trực thăng và có thể mua thêm 100 chiếc bổ sung sau đó.

    Sikorsky gửi sang Trung Quốc một chiếc S-70 Black Hawk (biến thể xuất khẩu của UH-60), trong khi đối thủ Bell Helicopter thì gửi Bell 204 (UH-1). Cả hai loại này đã bay trên hầu hết các vùng ở Trung Quốc, bao gồm cả cao nguyên Tây Tạng nổi tiếng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

    Sau nhiều đánh giá thử nghiệm Trung Quốc quyết định lựa chọn S-70 từ nhà cung cấp Sikorsky.

    Năm 1985, Sikorsky bắt đầu chuyển giao 24 chiếc Black Hawk cho Trung Quốc. Năm 1987, S-70 chính thức biên chế trong Không quân thuộc Lục quân Trung Quốc.

    Công việc hợp tác tỏ ra khá thuận lợi, Sikorsky và Trung Quốc mong đợi những hợp đồng tiếp theo sau đợt đầu thành công. Tuy nhiên, “tuần trăng mật” Trung – Mỹ kết thúc năm 1989.

    [​IMG]
    S-70 Black Hawk trong Không quân Trung Quốc.​
    Chính phủ Mỹ đã “đóng băng” toàn bộ mối quan hệ hợp tác kinh tế - quốc phòng với Trung Quốc. Các dự án phát triển vũ khí giữa Trung Quốc với Mỹ và một số nước Phương Tây “đổ bể”.

    Về số phận những chiếc S-70 trong Không quân Lục quân Trung Quốc, việc hoạt động của chúng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu phù tùng thay thế. Năm 1992, nguồn tin không chính thức cho biết Trung Quốc chào bán toàn bộ S-70. Tuy nhiên, thực tế thì S-70 vẫn tiếp tục được Trung Quốc bảo quản.

    Năm 1997-2002, hãng Sikorsky liên tục vận động chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc nhưng không thành công.

    Một số bức ảnh và video clip xuất hiện trên mạng Trung Quốc cho thấy S-70 vẫn tiếp tục phục vụ. Vấn đề phụ tùng có thể được giài quyết thông qua việc nhập từ một nước thứ ba hoặc công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tự chế tạo linh kiện.

    Theo một số nguồn tin thì ít nhất 3 chiếc S-70 đã bị mất do trục trặc kỹ thuật và lỗi của phi công.

    Trực thăng đa dụng S-70 Black Hawk là biến thể xuất khẩu của trực thăng UH-60 do hãng Sirkorsky chế tạo.

    S-70 trang bị cho Trung Quốc trang bị radar thời tiết LTN3100VLF, thiết bị liên lạc và lắp 2 động cơ tuốc bin trục General Electric T700-701A.

    Ca bin cung cấp chỗ cho 11 lính cùng đầy đủ trang bị hoặc 4 cáng cứu thương cùng 1 bác sĩ trong nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn. Hoặc người ta có thể tháo bỏ ghế trong cabin để vận chuyển hàng hóa.
  5. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Động cơ phản lực do Trung Quốc chế tạo sản xuất

    Động cơ WP-14 "Kunlun"
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Trong hình là chiến đấu cơ J-8F
    Động cơ WP-14 được hình thành vào năm 2002, là động cơ phản lực loại trung của Trung Quốc, chủ yếu trang bị cho những hệ J-8H/F/G.
    [​IMG]
    [​IMG]


    Động cơ Taixing
    [​IMG]

    Chiến đấu cơ J-11B trang bị động cơ Taixing
    [​IMG]
    [​IMG]

    Động cơ Taixing chủ yếu trang bị cho J-10 và J-11, thay thế động cơ Nga AL-31F
    [​IMG]
    [​IMG]

    Động cơ Taixing và chiến đấu cơ J-11
    [​IMG][/URL]
    [​IMG]

    Các loại động cơ Taixing của tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) tại hội chợ Airshow Zhuhai
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Vậy Tàu cần quái gì đến Su Mig hay động cơ Nga nữa, bye bye Nga, bây giờ đồ Nga made in Tàu sắp được bày bán khắp nơi, nhà nhà nghèo mua, tiện thể răn đe Nga, thôi Nga chịu khó đứng cửa dưới Tàu đi nhé =))
  6. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Bạn cratos thân mến, TQ vẫn sẽ mua động cơ Nga đều dù cho từ trước tới nay, TQ vẫn tự chế đ/c cơ phản lực. Lý do đơn giản là ví động cơ phản lực của TQ sống không quá nổi vài ngàn giờ bay. Cho đến nay, vấn đề độ bền động cơ vẫn là bài toán đau đầu của TQ.
    P/s: cũng mong bạn bớt chút cái giọng nâng bi, kê kích đi một tí, nghe chối lắm. Hãy tư duy một cách rational, thể hiện khả năng critical thinking hơn là khả năng chửi đổng, cãi cùn.
  7. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Bác tvm linh thật, vừa dứt lời song thì..........

    Vũ khí của Trung Quốc sẽ tung hoành ở Trung Đông?
    Cập nhật lúc :3:06 PM, 30/08/2011
    Trung Quốc sẽ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí chính cho khu vực Trung Đông trong thời gian tới.

    Từ Straits Times của Singapone cho biết, Trung Quốc đang thực hiện một loạt các hoạt động nhằm xúc tiến các hoạt động thương mại với Trung Đông, đặc biệt là thương mại quân sự.

    Cơ hội không thể tốt hơn

    Thương mại quân sự là lĩnh vực mà Trung Quốc đang chú trọng đầu từ nhằm trở thành một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, cạnh tranh với Mỹ, Nga, Anh và Pháp. Nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.

    Bên cạnh đó, Trung Đông là thị trường hấp dẫn mà Trung Quốc đang nỗ lực hướng tới, Bắc Kinh thông qua một chiến lược mới nhằm tiến gần hơn với Israel, thân mật với thế giới Arab, bênh vực Iran.

    Khi công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã tiến gần hơn tới các công nghệ hiện đại của thế giới. Bắc Kinh cần xuất khẩu vũ khí để giảm chi phí sản xuất sau thời gian dài đầu tư lớn.
    [​IMG]
    Máy bay huấn luyện K-8, một trong những mặt hàng bán chạy của Trung Quốc cho khu vực Trung Đông. Đồng thời, biến động chính trị bùng phát tại Trung Đông khiến phương Tây ngần ngại trong việc cung cấp vũ khí cho khu vực đầy bất ổn này.

    Thế giới Arab tỏ ra không hài lòng với việc Washington hậu thuẫn cho các cuộc nỗi dậy, họ quyết tâm thực hiện chính sách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí nhằm tránh sự phụ thuộc vào Washington.

    Đó là cơ hội không thể tốt hơn cho Trung Quốc chen chân vào thị trường đầy tiềm năng này.

    Hiện tại Arab Saudi là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc, xúc tiến các hoạt động thương mại quân sự với đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh tại Trung Đông là rất khả thi.

    Hơn nữa, giá cả đang là một trong những thế mạnh hàng đầu của vũ khí do Trung Quốc sản xuất, cùng với đó là dịch vụ sau bán hàng được quảng cáo là rất tốt.

    Những cạm bẫy

    Dù Trung Đông là một thị trường vũ khí béo bở, tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, thị trường này cũng tiềm ẩn rất nhiều cạm bẫy. Việc Trung Quốc chen chân vào thị trường vũ khí Trung Đông khiến họ có thể rơi vào “bãi mìn chính trị”.
    [​IMG]
    Pháo tự hành PLZ-45 do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc đang ủng hộ mạnh mẽ Iran trên trường quốc tế, Iran cũng là một khách hàng đầy tiềm năng. Song việc bán vũ khí cho Iran sẽ làm xấu đi mối quan hệ với Washington.

    Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ một cách thân mật với Israel, tất nhiên không phải là để bán vũ khí cho quốc gia Do Thái này. Điều mà Trung Quốc đang thèm khát ở Israel là công nghệ tàng hình và các phương tiện bay không người lái.

    Tuy nhiên, nỗ lực này đang gặp phải một cái nhìn “ghẻ lạnh” từ Washington, Israel có thể sẽ phải nhìn nét mặt của Washington trước khi quyết định các vấn đề liên quan đến quân sự với Bắc Kinh.

    Việc bán vũ khí cho thế giới Arab cũng có thể khiến phương Tây phật ý, Washington đang muốn áp đặt việc hạn chế cung cấp vũ khí cho khu vực bất ổn này.

    Bất kỳ quốc gia nào cung cấp vũ khí cho thế giới Arab với số lượng lớn đều có thể gặp phải sự cản trở của Washington.

    Bán vũ khí cho Trung Đông, Trung Quốc có thể rơi vào tình cảnh mất trắng các hợp đồng như trường hợp của Nga, nếu khu vực này tiếp tục xảy ra bất ổn chính trị.

    Khác với Phương Tây luôn thể hiện một thái độ rõ ràng, thậm chí là thực hiện các biện pháp cần thiết để can thiệp vào các khu vực bất ổn tại Trung Đông. Trung Quốc chọn một lối đi hoàn toàn khác.

    Bắc Kinh luôn đứng ngoài các cuộc chơi, đặc biệt là tại chiến trường Libya, S. Rajaratnam một nhà nghiên cứu Singapone nhận định rằng “Trung Quốc đang áp dụng chủ nghĩa thực dụng trong chính sách ngoại giao”. Chỉ đến khi tình hình ngã ngũ, Trung Quốc mới điều chỉnh các đối sách của mình theo kiểu “Gió chiều nào che chiều ấy”.

    Tuy nhiên điều này khiến Trung Quốc mất đi hình ảnh của mình trong con mắt thế giới Arab đặc biệt là các chính quyền mới được lập ra sau khi lật đổ chế độ cũ.

    Ban đầu Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với chính quyền Tổng thống Gaddafi. Song sau khi Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC giành chiến thắng tại Tripoli, Trung Quốc đã lên tiếng hỗ trợ NTC trong công cuộc tái thiết Libya.

    Điều đó cho thấy rõ chính sách "hai mặt" của Bắc Kinh. Tờ Khaleej Times của UAE nhận định, việc Trung Quốc không duy trì được một chính sách ngoại giao nhất quán khiến họ luôn rơi vào thế bị động trước sự biến chuyển về chính trị tại Trung Đông, đặc biệt là Libya. Trung Quốc có thể sẽ phải đứng ngoài trong cuộc chia nguồn lợi dầu mỏ khổng lồ của Libya

    Một thách thức khác đối với xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đó là chất lượng, vấn đề chưa bao giờ là điểm mạnh của các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Trong khi đó, khu vực Trung Đông đã quen với các mặt hàng vũ khí chất lượng từ Anh, Pháp và Nga.

    Vũ khí Trung Quốc đang có nhiều cơ hội nhưng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức để có thể trở thành nguồn cung hàng đầu cho Trung Đông.




    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    >> Vũ khí Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường thế giới?
    >> Bangladesh mua 44 xe tăng chủ lực xuất khẩu của Trung Quốc
    >> 'Xe tăng Trung Quốc sẽ đảo lộn thị trường vũ khí'
    >> Trung Quốc bán máy bay K-8 cho Bolivia
    >> Venezuela mua 2 hệ thống radar di động từ Trung Quốc
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tin liên quan :

    Hệ thống tên lửa S-300 làm Nga 'mất mặt'
    Cập nhật lúc :9:04 AM, 14/10/2010
    Theo các chuyên gia, hủy hợp đồng bán S-300, Nga sẽ mất một khoản lợi nhuận lớn cũng như danh tiếng tại thị trường Trung đông.

    >> Chuyên trang: Công nghệ quốc phòng
    >> Tin tức quân sự thế giới

    S-300 là hệ thống tên lửa chống máy bay hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Nước cộng hòa hồi giáo Iran là một trong rất nhiều quốc gia trên thế giới muốn sở hữu hệ thống tên lửa này. Tuy nhiên, hợp đồng mua S-300 của Iran và Nga đã bị hủy bỏ. “Phía Nga sẽ hoàn trả 199,8 triệu USD tiền đặt cọc cho Iran.” ,ông Sergei Chemezov – trưởng ban quản lý xuất khẩu quân sự của Nga tuyên bố vào tuần trước.

    Phía Iran cũng có phản hồi với quyết định này của chính phủ Nga. Theo bộ trưởng quốc phòng Iran, lệnh cấm này là hoàn toàn không hợp lý và chứng tỏ rằng nước Nga không thể tự quyết định những vấn đề nội bộ.

    “Ít nhất phải mất 15 năm nữa, Nga mới có thể lấy lại niềm tin của những khách hàng giàu có tại vùng vịnh Pécxích”, một chuyên gia buôn bán vũ khí giấu tên nói.

    “Iran vẫn sẽ mua những vũ khí mà họ muốn, dù có từ Nga hay không. Theo tôi, Nga nên hoàn thành hợp đồng đã ký. Với khoản tiền lớn thu được, Nga có nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, đặc biệt vào trong thời điểm nền kinh tế đang hồi phục như hiện tại.”, ông tiết lộ. Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí giàu tiềm năng mới của Iran.

    Chính phủ nga đã ngừng việc xuất khẩu hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và một số loại vũ khí khác cho Iran vào tháng 9, theo những điều khoản cấm vận quân sự được Hội đồng bảo an liên hợp quốc áp đặt lên Iran do chương trình hạt nhân của nước này. Trước đó, hợp đồng mua bán S-300 được hai bên ký kết vào năm 2007.
  8. ALFA-6

    ALFA-6 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    2
    Xin sửa lại cái đoạn đo đỏ là vài trăm giờ thậm chí dưới trăm giờ. Vài ngàn giờ là động cơ mơ ước rồi. Nga, Mỹ cũng chỉ có thế thôi.:-bd
  9. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Không Quân Trung Hoa Anh Hùng đang dần tiến lên con đường hiện đại hóa và toàn cầu hóa :))

    Không quân Trung Quốc cho ra mắt hai đội máy bay biểu diễn
    (Dân trí) - Không quân Trung Quốc sẽ cho ra mắt hai đội máy bay biểu diễn trong tuần này - quan chức lực lượng này tuyên bố, trong khi dư luận cho đây là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh để thế giới “làm quen dần” với một cường quốc quân sự đang lên.
    [​IMG]
    Một đội bay biểu diễn ở Bắc Kinh nhân Ngày Quốc khánh.
    http://dantri.com.vn/c36/s36-513334/khong-quan-trung-quoc-cho-ra-mat-hai-doi-may-bay-bieu-dien.htm


  10. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Em mong sao...bài hát gì ấy nhỉ[:D]. Nhà mềnh làm được mấy cái động cơ có tuổi thọ tính bằng phút như cho Uran E chẳng hạn (Trình ngang với thời 1945 là được).
    Khá khẩm hơn là động cơ cho Mig21. Ước mơ nhỏ nhoi thế thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này