1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Ấn Độ tự nâng cấp tên lửa SA-3 mà Việt Nam có dùng

    (Kiến Thức) - Ấn Độ thúc giục các công ty nước này tự hiện đại hóa tên lửa phòng không SA-3 có từ thời Liên Xô mà không cần sự giúp đỡ của nước ngoài.
    Tờ Ria Novosti dẫn lại nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, trong chương trình tăng cường sản phẩm nội địa, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thúc giục các công ty Ấn Độ cùng với Không quân Ấn Độ (IAF) tiến hành hiện đại hóa hệ thống tên lửa phòng không SA-3 có từ thời Liên Xô mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ công ty nước ngoài nào.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không SA-3 khai hỏa. Ảnh: Ria Novosti.
    Trước đó vào tháng 5/2016, IAF đã công bố một gói thầu trị giá 272 triệu USD để lắp đặt hệ thống màn hình hiển thị kỹ thuật số trên 16 hệ thống tên lửa phòng không SA-3. Các đề xuất này đã được gửi tới rất nhiều công ty công nghiệp và quốc phòng của Ấn Độ, bao gồm các hãng như Tata Power SED, Larsen & Toubro, Reliance Defence Engineering, Offset India Solutions, Mahindra Defence Systems, Bharat Electronics và Bharat Dynamics.
    Quyết định này của IAF là một phần thuộc chính sách thúc đẩy sản xuất nội địa được chính phủ Ấn Độ đặt ra hiện nay.

    “Hiện đại hóa hệ thống tên lửa chủ yếu bao gồm việc sử dụng các hệ thống màn hình kỹ thuật số, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc và các bộ phận liên quan cũng như triển khai mạng lưới kết nối”, Daljit Singh – một đại tướng nghỉ hưu thuộc IAF tiết lộ.

    [​IMG]
    Ấn Độ sẽ tự hiện đại hóa SA-3 mà không cần đến Nga. Ảnh: Wikipedia.
    Tuy nhiên, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ lưu ý rằng, các công ty Ấn Độ chưa thể tự mình thực hiện các thay đổi cần thiết, do đó phải thiết lập hợp tác công nghệ với các nhà sản xuất nước ngoài.
    Đáng chú ý, nguồn tin trên còn cho biết các tên lửa trên hệ thống phòng không này không cần phải được sửa đổi và có thể được sản xuất bởi các công ty quốc phòng ở Ấn Độ. Một công ty giấu tên hiện đã nhận được gói thầu trên để hiện đại hóa hệ thống tên lửa phòng không trong vòng 42 tháng kể từ ngày ký kết.
    SA-3 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora được Liên Xô phát triển từ những năm 1960 cho vai trò đối phó mục tiêu bay ở tầm thấp, tầm trung với tốc độ bắn rất nhanh. Ngoài Ấn Độ, hiện còn nhiều quốc gia trên thế giới cùng sử dụng S-125 Pechora, đáng lưu ý trong đó Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đã nâng cấp một loạt tổ hợp lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM.
    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet...-ten-lua-sa-3-ma-viet-nam-co-dung-703214.html

    Không quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay trình diễn của Su-30 với tên lửa "BrahMos"

    [​IMG]
    NEW DELHI (Sputnik) – Ngày thứ Bảy, Không quân Ấn Độ đã thực hiện chuyến bay trình diễn của chiến đấu cơ Su-30MKI được trang bị tên lửa Nga-Ấn "BrahMos", - như thông tin từ bộ phận báo chí của BrahMos Aerospace.
    "Hôm nay 25 tháng Sáu 2016, BrahMos Aerospace đã thành công khi chứng tỏ sự phù hợp của tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất "BrahMos" với chiến đấu cơ mặt trận Su-30MKI của Không quân Ấn Độ", — thông cáo báo chí cho biết

    Chuyến bay diễn ra trên thao trường Hindustan Aeronautics Limited ở Nasik. Cuộc thử nghiệm thu hút sự quan sát chăm chú của "một số nước trên thế giới đang có chiến đấu Su-30 phục vụ và muốn mua vũ khí dành cho các máy bay quân sự do Nga sản xuất", — BrahMos Aerospace lưu ý.

    "Chuyến bay hôm nay giúp xích gần chương trình phát triển phiên bản "BrahMos" về liên hệ trực tiếp của máy bay với bộ phận hỏa lực, khi tên lửa "BrahMos" lớp "không-đối-đất" trọng lượng 2,5 tấn sẽ được phóng từ chiến đấu cơ Su-30 trong những tháng tới đây", — tuyên bố của tập đoàn cho biết.
    http://vn.sputniknews.com/asia/2016...-trinh-dien-cua-su30-voi-ten-lua-brahmos.html
  2. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa phòng không Barak-8
    Tuấn Sơn | 01/07/2016 08:00

    5
    [​IMG]
    Ngày 30-6, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ra tuyên bố xác nhận đã phóng thử thành công tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa (LRSAM) Barak-8.
    Đây là sản phẩm vũ khí Israel và Ấn Độ hợp tác phát triển và chế tạo. Theo kênh truyền hình Ấn Độ Odisha TV, vụ phóng thử tổ hợp tên lửa Barak-8 diễn ra tại bãi phóng thử số 3, thuộc bãi thử nghiệm Chandipur Integrated Test Range ở bang Odisha. Trước đó, vụ phóng thử này được lên kế hoạch thực hiện hôm 29-6, nhưng vì nhiều lý do khác nhau đã được lùi sang ngày 30-6.

    Quá trình phát triển và chế tạo tổ hợp tên lửa Barak-8 tại Ấn Độ do Viện Nghiên cứu công nghệ quốc phòng (DRDL) của Ấn Độ và hãng chế tạo Israel - Israel Aerospace Industries (IAI) phối hợp thực hiện.

    Theo giới thiệu của IAI, Barak-8 là "tổ hợp tên lửa phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa, tiên tiến" với đặc điểm chính gồm: Tầm bắn xa, trang bị đầu tự dẫn ra-đa chủ động, phương thức phóng thẳng đứng và khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc. Barak 8 được thiết kế để đối phó với các loại mục tiêu bay của đối phương, trong đó có các dòng tên lửa hành trình siêu âm.

    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa Barak 8.

    Đạn tên lửa Barak-8 dài 4,5m, đường kính thân 0,54m và sải cánh 0,94m và trọng lượng 275kg với đầu nổ 60kg. Đạn được trang bị 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, cho phép đạt tầm bắn tối đa 70km, độ cao diệt mục tiêu 16km. Tốc độ bay của tên lửa đạt Mach 2, cho phép Barak 8 đánh chặn mục tiêu cơ động cao.

    Đặc biệt, đạn tên lửa trong tổ hợp Barak 8 có thể tăng tầm bắn nếu được lắp thêm động cơ tên lửa đẩy tăng cường.

    Barak 8 thiết kế để phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng có kết cấu 8 ống phóng nặng khoảng 1,7 tấn nên phù hợp để trang bị trên bộ hoặc trên hạm, kể cả các chiến hạm có lượng choán nước nhỏ.
    http://soha.vn/an-do-phong-thu-thanh-cong-ten-lua-phong-khong-barak-8-20160630215136035.htm
  3. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Ấn Độ trình làng máy bay tiêm kích nội địa, phi công hết lời tung hô
    Anh Tuấn|04/07/2016 15:30

    6
    [​IMG]
    Tiêm kích Tejas do Ấn Độ sản xuất trong nước có chi phí chỉ bằng một phần mười máy bay của Mỹ, nhưng vẫn mang những đặc tính khiến các phi công chiến đấu giỏi nhất Ấn Độ phải trầm trồ.
    Ấn Độ tăng tốc sản xuất 16 tiêm kích "Tejas" để thay thế MiG-21
    “Tejas có thể sánh với bất kỳ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư nào trên thế giới hiện nay”, ông Madhav Rangachari, Sĩ quan Chỉ huy của một phi đội của Không quânẤn Độcho biết.

    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích Tejas của Ấn Độ

    Phi cơ Tejas là một loại máy bay do Ấn Độ sản xuất trong nước sau gần 33 năm thai nghén do nhiều vấn đề, mới đây đã được công bố vào cuối tuần qua. Sự kiện này đã đánh dấu một bước đột phá mới của nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ sau nhiều năm phụ thuộc vào vũ khí phương Tây.

    “Đây có thể nói là loại máy bay tốt nhất mà tôi từng điều khiển”, ông Rangachari phát biểu sau khi trực tiếp lái chiếc máy bay Tejas. Sau khi máy bay được chính thức đưa vào sử dụng, nhiều phi công Ấn Độ cũng khen ngợi khả năng của máy bay này và trong tương lai, nó sẽ là một phần không thể thiếu trong kế hoạch tác chiến của quân đội Ấn Độ.

    Máy bay Tejas chỉ có giá thành 24 triệu USD mỗi máy bay, tức là chỉ bằng một phần mười máy bay F-35 của Lockheed Martin hiện đang bị nghi ngờ về khả năng chiến đấu cũng như đang gặp nhiều vấn đề về kỹ thuật.

    Tejas có tốc độ tối đa lên đến 2.220 km/h, trong khi F-35 chỉ có 1.929 km/h và được coi là máy bay siêu thanh có trọng lượng nhẹ nhất trên thế giới hiện nay. Nó được trang bị các loại tên lửa không đối không, không đối đất và tên lửa chống hạm và khả năng xoay trở hơn hẳn máy bay F-35 của Mỹ.

    Dù vậy, máy bay Tejas không phải là không có nhược điểm, khi máy bay chỉ có phạm vi tấn công vào khoảng 300 km và vẫn còn thua nhiều phi cơ chiến đấu hiện đại về một số mặt.

    Tuy nhiên, Không quân Ấn Độ tin rằng những vấn đề này có thẻ khắc phục được bởi hãng sản xuất có thể liên lạc trực tiếp với phi công chiến đấu để có thể chủ động sửa chữa và thay đổi những thông số kỹ thuật của máy bay.

    http://soha.vn/an-do-trinh-lang-may...hi-cong-het-loi-tung-ho-20160704152153821.htm
  4. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Đây mới là chiến hạm mang BrahMos Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam?
    Tuấn Trung | 08/07/2016 13:30

    4
    [​IMG]
    Khu trục hạm Rajput của Hải quân Ấn Độ
    Sau khi xuất hiện thông tin Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam tàu chiến mang tên lửa BrahMos, nhiều ý kiến nhận định rằng đó sẽ là lớp Talwar hoặc Đô đốc Grigorovich, tuy nhiên...
    Sau BrahMos, Ấn Độ sẽ cung cấp tên lửa Prithvi cho Việt Nam?
    Như đã từng phân tích trước đó, các khinh hạm thuộc lớp Đô đốc Grigorovich (Dự án 11356M) hay Talwar (Dự án 11356) tỏ ra quá tầm với của Hải quân Việt Nam, trong đó nhược điểm nổi bật nhất là giá thành rất cao (trên 600 triệu USD/chiếc), đi kèm chi phí khai thác và bảo dưỡng cũng ở mức rất "khủng".

    Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ đang trên con đường xây dựng lực lượng với mục tiêu vươn lên thành đối trọng ngang hàng Trung Quốc, họ có kinh nghiệm vận hành nhuần nhuyễn 6 chiếc Talwar từ nhiều năm nay, mua lại 3 khinh hạm đang đóng dở của Nga sẽ là phương án nhanh nhất lấp đầy khoảng trống của hạm đội tàu mặt nước trong lúc tình hình đang ngày càng tăng nhiệt.

    Với những lý do trên, khả năng Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam một khoản kinh phí lớn để mua các tàu chiến Dự án 11356/11356M là rất khó xảy ra, nhất là khi nhìn lại quá khứ, họ tỏ ra rất chi li và dè xẻn trong hợp tác quân sự với nước ngoài (từng "treo" lời đề nghị chuyển giao tàu chiến cỡ trung bình cho Việt Nam mặc dù chúng sắp hết hạn sử dụng).

    [​IMG]
    Khinh hạm Đô đốc Grigorovich (Dự án 11356M) của Hải quân Nga

    Nếu vậy, chiến hạm mang sẵn tên lửa BrahMos mà Ấn Độ muốn cung cấp cho Việt Nam sẽ thuộc loại nào? Với truyền thống của quốc gia Nam Á, không loại trừ bạn sẽ bán lại cho chúng ta một vài khu trục hạm Rajput sắp hết hạn sử dụng.

    Rajput là một biến thể dựa trên Kashin của Liên Xô/Nga (nó còn được gọi là Kashin II), có tất cả 5 chiếc loại này được Ấn Độ đóng từ nửa đầu thập niên 1980, đánh số hiệu từ D51 tới D55, tàu đầu tiên vào biên chế năm 1983 còn chiếc "trẻ" nhất cũng đã trên 28 năm phục vụ, tất cả đều đã đến tuổi "nhận sổ hưu".

    Vũ khí nguyên bản của lớp khu trục hạm có lượng giãn nước đầy tải 4.974 tấn này bao gồm tên lửa hành trình chống hạm SS-N-2D Styx, tên lửa phòng không SA-N-1 (S-125M), pháo hạm 76 mm, pháo phòng không AK-230 cỡ 30 mm, cùng các ống phóng ngư lôi chống ngầm 533 mm.

    Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến, Hải quân Ấn Độ đã tích hợp tên lửa hành trình BrahMos lên tàu đi kèm với việc vẫn giữ lại tên lửa Styx đời cũ (cấu hình có thể là 2 Styx - 4 BrahMos hoặc 4 Styx - 8 BrahMos), hay trang bị tên lửa phòng không Barak-1 và pháo AK-630M cho chiếc Ranvir cùng với Ranvijay.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos được phóng đi từ khu trục hạm INS Rajput (D51)

    Do đã đến lúc bị loại biên để nhường chỗ cho những lớp tàu chiến mới và hiện đại hơn, nhưng thay vì dỡ bỏ, Ấn Độ rất muốn bán lại những khu trục hạm lạc hậu này cho nước ngoài, mục đích vừa để có thêm tiền tái đầu tư cho các dự án vũ khí mới lại vừa đỡ phải tốn kinh phí tháo dỡ.

    Chính vì thế, khả năng rất cao đây mới là lớp chiến hạm mang sẵn tên lửa BrahMos mà Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam chứ không phải những khinh hạm tàng hình thuộc Dự án 11356 hiện đại. Nếu đúng như vậy, lời đề nghị này sẽ rất khó được Việt Nam thông qua, trừ khi chúng là hàng "cho không".
    http://soha.vn/day-moi-la-chien-ham-mang-brahmos-an-do-muon-ban-cho-viet-nam-20160708115431714.htm
  5. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Chê vũ khí Nga, Ấn Độ muốn tìm đối tác mới?
    (Vũ khí) - Ấn Độ cho rằng có rất nhiều vấn đề với mẫu máy bay MiG-29K/KUB cũng như tàu sân bay INS Vikrama***ya, vốn được nước này mua lại từ Nga.
    Trang tin quân sự IHS Jane’s vừa trích dẫn các nguồn tin từ Ấn Độ cho biết, các lời phàn nàn của Ấn Độ về chiếc MiG-29K/KUB chủ yếu đến từ việc hãng sản xuất RSK-MiG của Nga không thể bàn giao máy bay hoàn chỉnh với các tính năng như đã cam kết trong thiết kế.

    [​IMG]
    MiG-29K là mẫu máy bay chuyên được sử dụng trên tàu sân bay
    Đại diện từ phía Ấn Độ đã tiết lộ rằng, vấn đề trên gặp phải do Nga đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như Ukraine, mà các máy bay MiG-29K trên lại sử dụng rất nhiều linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay phía Ấn Độ đang tìm cách nhập khẩu linh kiện trực tiếp và lắp đặt ngay cho những máy bay MiG-29K của mình tại khu thử nghiệm ở bang Goa của nước này.

    Mig-29K là một biến thể hiện đại hơn nhiều của phiên bản MiG-29 thường. Do là một mẫu máy bay sử dụng trên tàu sân bay, thân máy bay của nó được gia cố tốt hơn và trang bị cánh gập để thu gọn diện tích khi xuất hiện trên boong. MiG-29K từng không được Nga để ý tới, nhưng dự án này đã hồi sinh sau khi Ấn Độ tỏ ý muốn mua nó để phục vụ trên các tàu sân bay của mình. Hiện nay, phía Ấn Độ đã sử dụng khoảng 16 chiếc MiG-29K trên tổng số 45 chiếc đặt hàng từ Nga.

    Phiên bản MiG-29KR mà Nga tự sản xuất cho mình khác với mẫu MiG-29K bán cho Ấn Độ ở việc nó đã thay thế hoàn toàn các linh kiện nhập khẩu bằng loại có nguồn gốc nội địa.

    Về các vấn đề của tàu sân bay INS Vikrama***ya, các chuyên gia Ấn Độ cho biết, nó hiện nay vẫn thiếu các công cụ nhằm hỗ trợ máy bay hạ cánh ở các trường hợp bất thường. Đây là chiếc tàu thuộc lớp Kiev cũ của Nga, từng có tên Đô đốc Gorshkov nhưng đã được bán lại và gia nhập hải quân Ấn Độ vào năm 2013.

    Việc Ấn Độ chê vũ khí Nga có thể là một cách để quốc gia này tạo sức ép, buộc Moscow phải chuyển giao công nghệ, vũ khí hiện đại cho mình. Phía Nga sẽ phải cân nhắc điều này nếu muốn giữ chân Ấn Độ, quốc gia đang vươn lên thành cường quốc quân sự rất mạnh và đang đầu tư rầm rộ vào vũ khí.

    Đặc biệt, chê vũ khí Nga cũng có thể là một cái cớ để Ấn Độ tìm đến các đối tác khác, nhất là Mỹ. Mới đây, sau một cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi diễn ra tại Nhà Trắng, Mỹ trong một tuyên bố đã công nhận Ấn Độ là “Đối tác quốc phòng chính” - một vị thế được đưa ra trùng đúng với thời điểm đánh dấu mức độ hợp tác quân sự Mỹ-Ấn đang lên cao chưa từng có.

    Theo một quan chức của chính quyền Tổng thống Obama, “Ấn Độ hiện tại đang được hưởng khả năng tiếp cận công nghệ quân sự ngang bằng với các đồng minh theo hiệp ước của Mỹ. Đó là một vị thế có một không hai. Ấn Độ là nước duy nhất hiện giờ được hưởng vị thế như vậy mà không phải ký một hiệp ước đồng minh chính thức”.

    Vị quan chức giấu tên của Mỹ ước tính, khả năng của Ấn Độ trong việc tiếp cận với công nghệ quân sự và vũ khí của Mỹ hiện giờ đã lên mức 99%.

    "Trên thực tế, chưa đầy 1% trong tổng số vũ khí không được phép xuất khẩu. Đó không phải là chỉ đối với Ấn Độ mà đối với cả toàn cầu. Chúng tôi không chia sẻ một số công nghệ vũ khí nhất định với bất kỳ ai trên thế giới này”, vị quan chức Mỹ nhấn mạnh.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/che-vu-khi-nga-an-do-muon-tim-doi-tac-moi-3313430/
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ấn Độ muốn sở hữu máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3
    Tuấn Sơn|13/07/2016 08:45

    2
    [​IMG]
    New Delhi đang cân nhắc khả năng đặt mua 4 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của Nga.
    Máy bay ném bom Tu-22M3 bất ngờ trượt khỏi đường băng
    Ngày 12-7, hãng tin Nga Interfax dẫn thông tin từ đoàn đại biểu quân sự Ấn Độ đang tham dự Triển lãm công nghiệp quân sự quốc tế INNOPROM 2016 đang diễn ra ở Ekaterinburg, Nga, cho biết, New Delhi đang quan tâm tới khả năng mua 4 máy bay ném bom tầm xaTu-22M3.

    Các đơn vị máy bay ném bom mới sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ cấp chiến lược của quốc gia Nam Á này.

    Cũng theo nguồn tin nói trên, đề nghị mua máy bay ném bom Tu-22M3 của Ấn Độ sẽ nằm trong hợp đồng cả gói của nước này đặt mua 12 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph, 80 trực thăng Mi-17 và 6 máy bay vận tải quân sự IL-76 để phục vụ việc hoán cải thành máy bay trinh sát và cảnh báo sớm trên không (EWC) với hệ thống radar Falcon.

    Đặc biệt, Ấn Độ cũng muốn thuê thêm hai tàu ngầm hạt nhân lớp Shuka-B tương tự như chiếc Nerpa Hải quân Ấn Độ đang thuê. Hiện tại, giá trị của gói hợp đồng lớn nói trên chưa được công bố.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom Tu-22M3 của Không quân Nga tham chiến ở Syria

    [​IMG]
    Khoang chứa vũ khí của máy bay Tu-22M3

    Tu-22M3 (tên NATO: Backfire) là một trong những phiên bản máy bay ném bom tầm xa siêu thanh trang bị tên lửa với kết cấu cánh cụp cánh xòe. Tổng khối lượng vũ khí (bao gồm cả bom nguyên tử và bom thông thường) máy bay ném bom siêu thanh này có thể mang theo là 24 tấn. Máy bay có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm.

    Máy bay Tu-22M3 dài 42,4 m; sải cánh 34,28 m khi xòe, 23,3 m khi cụp và trọng lượng cất cánh 124 tấn. Phiên bản đầu tiên Tu-22 ra đời từ năm 1969, còn phiên bản Tu-22M3 được sản xuất hàng loạt từ năm 1978 và đưa vào trang bị từ năm 1989. Theo số liệu công khai, tổng cộng có 268 chiếc Tu-22M3 được lắp ráp và chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1993.

    Tu-22M3 có thể tác chiến cả trên đất liền và trên biển với các loại tên lửa Kh-22, Kh-15 và các loại bom khác nhau. Lần tham chiến mới nhất của máy bay Tu-22M3 là chiến dịch ném bom của Không quân Nga nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria năm 2015.

    http://soha.vn/an-do-muon-so-huu-may-bay-nem-bom-sieu-am-tu-22m3-20160713003558062.htm

    Mua S-400: Ấn Độ chơi trội trước Trung Quốc
    Mỹ Đức|13/07/2016 08:15

    3
    [​IMG]
    Theo kế hoạch mua sắm vũ khí Nga của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nước này sẽ mua hệ thống S-400, trực thăng Mi-17, máy bay Il-76, MiG-29, xe tăng Т-90S...
    Chiếc ô phòng không hoàn hảo khi Việt Nam mua S-400
    Ấn Độ chơi trội

    Kế hoạch mua sắm này được đăng chính thức trên bảng Pano Chương trình Sản xuất ở Ấn Độ "Made in India" tại Triển lãm quốc tế công nghiệp Innoprom tại thành phố Yekaterinburg - Nga. Ấn Độ có kế hoạch thuê mua hai tàu ngầm nguyên tử lớp Akula-2 với dự kiến sẽ sở hữu hai tàu ngầm này sau thời gian thuê.

    Ngoài ra, theo thông tin bên lề Triển lãm Innoprom, Ấn Độ đã đặt mua của Nga 80 chiếc trực thăng Mi-17, 6 chiếc máy bay vận tải Il-76 sử dụng radar Falcon của Israel. Cùng theo những tài liệu được công bố trong chương trình Sản xuất tại Ấn Độ, quốc gia này dự kiến sẽ xuất xưởng khoảng 1.000 xe tăng Т-90S và 200 máy bay trực thăng Ка-226.

    Ấn Độ cũng sẽ đầu tư 900 triệu USD để hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-29. Ấn Độ và Nga cùng thống nhất kế hoạch liên kết phối hợp phát triển tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos, tiêm kích PAK FA thế hệ 5, chương trình sản xuất máy bay Su-30MKI và máy bay vận tải chiến thuật Il-76.

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không S-400

    Dù tiết lộ kế hoạch mua sắm hệ thống phòng thủ S-400 nhưng Ấn Độ không cho biết chi bao nhiêu tiền cho thương vụ này. Tuy nhiên, theo tờ United News of India hồi đầu năm 2016, Nga vừa đạt được thỏa thuận cung cấp cho Ấn Độ hệ thống phòng không tối tân S-400 với trị giá lên tới 10 tỷ USD.

    Theo nguồn tin này, trong cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ Nga - Ấn về hợp tác kỹ thuật-quân sự, hai bên đã nhất trí thông qua thỏa thuận hợp tác song phương lớn về lĩnh vực quốc phòng, trong đó Nga sẽ cung cấp hệ thống phòng không tiên tiến S-400 Triump cho Ấn Độ.

    Giá trị của hợp đồng này lên đến 700 tỷ rupee, tương đương với 10 tỷ USD, biến hợp đồng này thành hợp đồng có giá trị lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga-Ấn Độ.

    Hiện nay, cả Nga và Ấn Độ đều úp mở, không chính thức xác nhận thông tin này. Nhưng theo đánh giá của truyền thông nước ngoài cho rằng, trước đó Ấn Độ đã đề xuất chính phủ mua khoảng 12 hệ thống S-400 Triump của Nga.

    Tuy nhiên, nếu căn cứ vào số tiền Ấn Độ và trước đó là Trung Quốc đã bỏ ra để mua hệ thống S-400 thì số lượng không thể dừng lại ở con số 12 hệ thống. Bởi chỉ với trên 3 tỷ USD, Trung Quốc đã mua được 6 tiểu đoàn S-400, trong khi đó số tiền của Ấn Độ quyết định chi cho thương vụ này nhiều gấp 3 lần của Trung Quốc.

    Vũ khí có thể thay đổi cuộc chơi

    Theo Military Today, S-400 Triumf là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Quân đội Nga bắt đầu phát triển S-400 từ cuối những năm 1990. Ban đầu nó được gọi là S-300PMU3. Văn phòng thiết kế Trung ương Almaz là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dự án. Về cơ bản, S-400 là phiên bản nâng cấp toàn diện từ S-300PMU2.

    Cấu hình của hệ thống gồm: Radar trinh sát 91N6E với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 600 km. Radar điều khiển hỏa lực 92N6E có khả năng dẫn bắn cho tên lửa ở cự ly 400 km, radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E. Xe chỉ huy trung tâm 55K6E, xe tiếp đạn, xe mang phóng. Theo thông tin từ nhà sản xuất, mỗi tiểu đoàn S-400 có thể tấn công đồng thời 36 mục tiêu.

    Đánh giá về S-400, tiến sĩ Robert Farley, thuộc Đại học Washington, Mỹ nhận định, mỗi khẩu đội S-400 có thể bắn 3 loại đạn tên lửa khác nhau với phạm vi tác chiến tối đa tới 400 km. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo mạnh mẽ.

    Ông Farley từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Học thuyết quân sự nhấn mạnh thêm, các hệ thống cảm biến của S-400 hoạt động rất hiệu quả giúp thiết lập khu vực phòng thủ trước mọi mối đe dọa từ trên không.

    Các nhà phân tích quận sự trên thế giới đều đồng tình với nhận định rằng, S-400 là vũ khí có khả năng thay đổi cuộc chơi ở những khu vực mà nó được triển khai.

    Với đặc tính kỹ chiến thuật mạnh mẽ của S-400, vũ khí này trở thành công cụ quan trọng trong các toan tính quân sự của các nước. Trước đó, Trung Quốc đã trở thành khách hàng đầu tiên của S-400 ngoài quân đội Nga. Bắc Kinh đã ký hợp đồng mua 4 trung đoàn S-400 trị giá 3 tỷ USD. Lô hàng đầu tiên có thể giao sau 12 đến 18 tháng.

    Việc Trung Quốc mua S-400 gây nhiều bất lợi cho hoạt động của Không quân Ấn Độ nếu xảy ra xung đột. Nhà phân tích J. Michael Cole nhận định, Trung Quốc có thể triển khai S-400 dọc biên giới để vô hiệu hóa hoạt động của Không quân Ấn Độ từ sâu bên trong lãnh thổ nếu xảy ra chiến tranh.

    Trong khi đó, năng lực phòng không của Ấn Độ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng phòng thủ tầm xa. Do đó, New Delhi muốn mua S-400 để lấp đầy khoảng trống trong hệ thống phòng không của nước này, đặc biệt là năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo.

    Bên cạnh việc mua S-400, Ấn Độ cũng đang phát triển hệ thống phòng không nội địa Prithvi Air Defence (PAD) để đánh chặn tầm cao trên 75 km và Advanced Air Defence (AAD) để tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao dưới 15 km.

    Nếu hợp đồng S-400 được ký kết, Ấn Độ có thể tạo ra thế cân bằng với Trung Quốc trong năng lực phòng không.

    http://soha.vn/mua-s-400-an-do-choi-troi-truoc-trung-quoc-20160713002735756.htm
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Ấn Độ vẫn cần vũ khí của Nga
    TUẤN SƠN|23/07/2016 08:15

    0
    [​IMG]
    Mới đây, việc Ấn Độ tiếp tục muốn mua bản quyền lắp ráp xe tăng T-90, máy bay chiến đấu Su-30MKI, trực thăng Ka-226 và mong muốn được cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph, máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 đã tiếp tục khẳng định New Delhi vẫn có nhu cầu rất lớn đối với trang bị, kỹ thuật quân sự từ Moscow, cũng như mong muốn thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
    Liên quan tới vấn đề này, nhiều chuyên gia Nga cũng có chung nhận định, trong giai đoạn trung hạn, Ấn Độ sẽ là “khách hàng vàng” của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

    Khi nói về đối tác Ấn Độ, Giám đốc phụ trách mảng hợp tác quốc tế của Tập đoàn Rostec, Victor Kladov nhận định, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Moscow và New Delhi có tính truyền thống và định hướng lâu dài.

    Rostec dự tính, các liên doanh Nga-Ấn trong thời gian tới đã có kế hoạch lắp ráp tới 1.000 xe tăng T-90, 250 máy bay chiến đấu Su-30MKI và 200 trực thăng Ka-226 để cung cấp cho Quân đội quốc gia Nam Á này.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Xe tăng T-90 Bhishma và tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là những dự án hợp tác Nga-Ấn thành công nhất hiện nay.

    “Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Ấn Độ lên tới 9%, cho phép họ có quyền mua mọi thứ mình muốn”, ông V. Kladov nhấn mạnh.

    Mặc dù trong vài năm trở lại đây, Ấn Độ đã tìm cách đa dạng hóa nguồn cung quốc phòng của mình bằng các hợp đồng quân sự lớn với đối tác phương Tây và Mỹ, nhưng về cơ bản trên 70% trang bị, vũ khí của Quân đội Ấn Độ vẫn có nguồn gốc Nga và Liên Xô.

    “Mặc dù các trang bị, khí tài quân sự của Nga như máy bay vận tải IL-76, máy bay chiến đấu Mig-35 hay trực thăng Mi-28N và Mi-26T2 có nhiều đặc điểm phù hợp hơn với đặc thù của Quân đội Ấn Độ, nhưng New Delhi lại chọn sản phẩm phương Tây.

    Đây chỉ là “những điểm trắng” trong hợp tác giữa hai bên. Về mặt chiến lược dài hạn, cả Nga và Ấn Độ đều hướng tới những dự án mang tầm chiến lược hơn”, Giáo sư Vadim Kozyulin, Học viện Khoa học quân sự Liên bang Nga, nhận định.

    Theo lời giáo sư V. Kozyulin, một trong số những dự án hợp tác quy mô giữa Nga và Ấn Độ hiện nay là chương trình đóng tàu sân bay Vikrant. Chiếc tàu sân bay này đang trong quá trình chạy thử. Tiếp đến là tàu sân bay hạt nhân thuộc Đồ án 23000 Storm.

    Thiết kế tàu sân bay dành cho Ấn Độ do Trung tâm nghiên cứu Krylovskaya và Tổ hợp thiết kế Nevsky của Nga thực hiện theo các yêu cầu kỹ-chiến thuật do Bộ Quốc phòng Ấn Độ đề ra.

    Theo các thông tin công khai, tàu sân bay lớp Storm có lượng choán nước đạt 100.000 tấn, dài 300m, rộng 40m. Lớp tàu này có thể chở theo 100 máy bay các loại với kíp thủy thủ đoàn gồm hơn 4.000 sĩ quan và thủy thủ.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu S-30MKI của Không quân Ấn Độ giành chiến thắng vang dội trước các đối thủ Mỹ và phương Tây ở cuộc tập trận Red Flag diễn ra tại bang Alaska, Mỹ.

    [​IMG]
    Không có quốc gia nào trên thế giới, ngoài Nga, có thể cho Ấn Độ thuê vũ khí chiến lược như tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: Tàu ngầm INS Chakra Ấn Độ thuê từ Nga.

    Cùng với tàu sân bay lớp Storm, Nga đã chuyển giao cho phía Ấn Độ các đơn vị máy bay chiến đấu hải quân Mig-29K/UKB và trong tương lai có thể là phiên bản hải quân của dòng máy bay thế hệ thứ 5 FGFA (phát triển trên cơ sở dự án PAK FA của Nga).

    Với những nhượng bộ từ cả hai bên, Nga và Ấn Độ đang tiến gần tới việc ký thỏa thuận chính thức hợp tác phát triển FGFA với mức đóng góp mỗi bên khoảng 4 tỷ USD thay vì 8 tỷ USD như dự kiến ban đầu. Nguồn tài chính này đảm bảo cho quá trình phác thảo thiết kế, chế tạo nguyên mẫu, bay thử nghiệm và hỗ trợ sản xuất khoảng 200 chiếc FGFA.

    Điểm đặc biệt trong hợp tác quân sự Nga-Ấn là New Delhi luôn được tiếp cận công nghệ nguồn, dù nền tảng công nghiệp quốc phòng của phía Ấn Độ còn nhiều hạn chế.

    Có thể lấy ví dụ ngay từ chương trình tìm kiếm 126 máy bay đa nhiệm hạng trung mới (MMRCA), Ấn Độ và Pháp đã không tìm được tiếng nói chung trong việc chuyển giao công nghệ nguồn của máy bay chiến đấu Rafale, mặc dù giá thành sản xuất đã đội lên gần gấp đôi so với hợp đồng.

    Trong khi đó, các dự án quân sự hợp tác với Nga như dây chuyền lắp ráp xe tăng T-90, máy bay Su-30MKI và tương lai là FGFA, các đối tác Ấn Độ đều được tham gia tất cả các khâu trong quy trình sản xuất.

    Liên quan tới vấn đề này, lãnh đạo Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga (CAST), Ruslan Pukhov nhận định, hợp tác quốc phòng Nga-Ấn không bị quan hệ chính trị chi phối.

    Moscow sẵn sàng cung cấp cho New Delhi các công nghệ mà Ấn Độ cần trong giới hạn cho phép. Điển hình nhất cho vấn đề này là chương trình phát triển tên lửa siêu thanh BrahMos.

    Nga không chỉ hỗ trợ Ấn Độ phát triển đầy đủ các phiên bản BrahMos dành cho hải-lục-không quân Ấn Độ, mà còn đồng ý để New Delhi xuất khẩu sản phẩm này sang quốc gia thứ ba.

    “Ấn Độ hiện là khách hàng lớn nhất của chúng tôi. Trong giai đoạn 2012-2015, trong số 162 hợp đồng quân sự mới của Quân đội Ấn Độ, thì Nga có 18, còn Mỹ chỉ có 13. Vấn đề không nằm ở số lượng hợp đồng, mà là giá trị của chúng và định hướng tới tương lai hợp tác giữa hai bên.

    Không giống như phương Tây, chúng tôi không chỉ cung cấp cho phía Ấn Độ trang bị, vũ khí, mà còn sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất ra chúng”, giáo sư V. Kozyulin nhấn mạnh.

    http://soha.vn/an-do-van-can-vu-khi-cua-nga-20160722212742768.htm
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Sau T-72, tên lửa BarhMos ngập biên giới Trung Quốc
    (Vũ khí) - Sau khi choáng với hàng trăm chiếc tăng T-72, Trung Quốc tiếp tục bất ngờ trước quyết định triển khai cả trung đoàn BrahMos đến biên giới 2 nước của Ấn Độ.
    Theo Times of India ngày 3/8, Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt việc triển khai trung đoàn tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos tới phía Đông-Bắc của nước này, gần biên giới với Trung Quốc.

    Quyết định này của Chính phủ Ấn Độ được xem như một động thái nhằm tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Kinh.

    Ngay trước khi quyết định triển khai được đưa ra, Thủ tướng Narendra Modi đã thông qua kế hoạch triển khai trung đoàn tên lửa BrahMos với khoảng 100 tên lửa cùng chi phí hơn 43 tỷ rupee (khoảng 640,7 triệu USD).

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình BrahMos.
    Trung đoàn này còn có 5 bệ phóng tự hành trên xe tải hạng nặng và một sở chỉ huy di động. Trung đoàn sẽ bố trí tại bang miền núi Arunachal Pradesh, nơi Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ. Hai nước cho đến nay vẫn chưa đạt được thoả thuận về đường phân định biên giới tại khu vực này.

    Tên lửa BrahMos có tầm bắn 290 km, là loại tên lửa hành trình chiến thuật có thể mang đầu đạn hạt nhân được Ấn Độ hợp tác với Nga phát triển, và trở thành loại vũ khí chính xác được trang bị cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.

    Được biết, ngay trước khi BrahMos được điều đến tuyến biên giới sát Trung Quốc, để sẵn sàng đối phó với sự xâm nhập của Bắc Kinh tại Đường kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ đã điều 100 chiếc tăng T-72 tới khu vực Ladakh.

    Khoảng 100 xe tăng đã được đưa tới đây và sẽ sớm tăng thêm số lượng trong thời gian tới. "Các thung lũng bằng phẳng dọc theo triền núi giúp xe tăng di chuyển dễ dàng. Bên cạnh đó số lượng binh sĩ cũng sẽ được tăng cường dọc theo biên giới", một sĩ quan cao cấp Ấn Độ cho biết.

    Theo Hindustan Times, việc Ấn Độ điều số lượng lớn tăng T-72 tới Đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 4.057 km với Trung Quốc là bước hiện thực hóa kế hoạch trước đó đã được Chính phủ và Bộ Quốc phòng nước này đề ra.

    Ấn Độ sẽ chi 620 tỷ rupee (tương đương 10 tỷ USD) xây dựng các quân đoàn tấn công trên núi nhằm đối phó với quân đội Trung Quốc tại khu vực dọc biên giới giữa hai nước.

    Ấn Độ cũng đang tìm kiếm các cơ hội lớn để tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ nhằm phát triển và sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại.

    Đặc biệt, Ấn Độ và Mỹ vừa đạt được thỏa thuận về việc mua 145 khẩu pháo M777 của Mỹ nhằm trang bị cho 17 quân đoàn mới dọc biên giới với Trung Quốc.

    Còn The Tribune, một nhật báo tiếng Anh của Ấn Độ, cho hay New Delhi đang tăng cường triển khai phòng thủ quân sự tại bang Jammu và Kashmir sau khi Bắc Kinh "bao vây khu vực này" bằng 6 sân bay, các chiến đấu cơ và lực lượng đặc nhiệm.

    Đáp trả, Ấn Độ được cho là sẽ tiếp tục đưa thêm khoảng 150 xe tăng T-72 tới Ladakh và triển khai các các đơn vị phóng rocket đa nòng Smerch với khả năng tấn công những mục tiêu cách xa từ 70 - 80 km tới các khu vực trọng yếu.

    Những bước đi của Ấn Độ được đẩy nhanh hơn sau khi một nhóm binh sĩ Trung Quốc đã liều lĩnh tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ từ 20 – 30 km tại Burtse, phía bắc vùng Ladakh nằm trong LAC hồi tháng 8/2014.

    Ngay sau đó, Ấn Độ được cho là đã điều động một đội phản ứng nhanh tới khu vực này và sau đó, mọi chuyện đã được giải quyết ổn thỏa.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/sau-t-72-ten-lua-barhmos-ngap-bien-gioi-trung-quoc-3315602/
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Không đủ trình chế tạo xe chiến đấu, Ấn Độ hối hận vì từ chối Nga
    Ly Vy|06/08/2016 13:45

    3
    [​IMG]
    Sau nỗ lực tự phát triển xe chiến đấu bất thành, Ấn Độ đã quyết định mua và chế tạo (theo giấy phép) mẫu BMP-3 của Nga dù trước đó một mực từ chối.
    Nga và Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa BrahMos từ máy bay tiêm kích
    Theo tờRussia & India Report (RID), ngày 5/8, công ty chế tạo toa xe Texmaco Rail & Engineering (Ấn Độ) đã ký một bản ghi nhớ với tập đoàn Rosoboronexport (Nga). Tài liệu này liên quan đến thỏa thuận cho phép công ty của Ấn Độ chế tạo theo giấy phép các xe bọc thép của Nga.

    Thỏa thuận trên được ký kết nhằm tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ từ Nga khi tiến hành các dự án hợp tác giữa 2 phía.

    Nội dung thỏa thuận bao gồm công tác sửa chữa và hiện đại hóa các xe bọc thép mà Lục quân Ấn Độ đang sử dụng, liên kết sản xuất xe chiến đấu bộ binhBMP-3 và "phát triển, chế tạo các mẫu xe bọc thép tương lai".

    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

    Vào năm 2012, Nga đã đề nghị cung cấp cho Ấn Độ các xe chiến đấu bộ binh BMP-3 nhưng New Delhi từ chối.

    TheoRID,thỏa thuận mới cho thấy New Delhi đã chấp nhận lời đề nghị trước đó của Nga.

    Tháng 12-2013, các phương tiện truyền thông đưa tin, Ấn Độ đã từ chối mua xe chiến đấu bộ binh của Nga (bao gồm cả việc chế tạo theo giấy phép) và quyết định tự chế tạo mẫu xe chiến đấu bộ binh của riêng mình - FICV (xe chiến đấu bộ binh tương lai).

    Tuy nhiên, công tác chế tạo mẫu xe bọc thép nội địa đặt ra những khó khăn cho ngành công nghiệp Ấn Độ, không có ý tưởng rõ ràng nào, cũng như thời gian hoàn thiện.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Lục quân Ấn Độ.

    Hiện tại, lực lượng vũ trang Ấn Độ đang vận hành các xe chiến đấu bộ binh BMP-1, BMP-2 do Liên Xô chế tạo nhưng các chỉ huy quân đội nước này không còn thỏa mãn với những công nghệ cũ.

    Một số nguồn tin cho biết Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch hiện đại hóa hàng loạt các xe BMP-2 trong biên chế.

    http://soha.vn/khong-du-trinh-che-t...-hoi-han-vi-tu-choi-nga-20160806095856951.htm
  10. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    Không đủ trình chế tạo là do báo mạng VN bảo thế là phải thế , còn Ấn vẫn cho ra nhiều sản phẩm , nhưng do thời gian không cho phép phải lựa chọn và thử nghiệm nhiều nữa (nên quyết nâng cấp BMP-1, 2 do đã dùng quá quen lâu năm) nên Texmaco Rail & Engineering quyết chơi phương án kinh doanh tối ưu nhất (Nội dung thỏa thuận) là bước để cạnh tranh nhanh nhất , chứ loay hoay nữa thằng khác nó lủm HĐ mất , có thế thôi .

    [​IMG]
    [​IMG]

    con BMP-3 hợp tác chế tạo cái rẹt cả rổ là con BMP 3M 100 Dragun mới này , đỡ tốn kém thời gian nghiên cứu
    [​IMG]
    [​IMG]
    nguyenhuy10000 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này