1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Nga giúp Trung Quốc đóng siêu hạm, tên lửa phòng không

    [​IMG]
    Chiến hạm Type 054A.
    Không chỉ giúp Trung Quốc đóng chiến hạm Type-054A, Nga còn âm thầm giúp Bắc Kinh phát triển tên lửa phòng không HQ-16. Động thái này khiến chính Moskva đối mặt với nguy cơ mới.
    Tạp chí Jane's vừa tiết lộ thông tin mới về chương trình phát triển tên lửa phòng không HQ-16 của Trung Quốc. Điều bất ngờ, trái ngược với các thông tin cho rằng HQ-16 là bản sao chép không phép mẫu tên lửa Buk hay là Shtil của Nga, thì đây lại là dự án hợp tác có hợp đồng giữa Moskva và Bắc Kinh.

    Theo nguồn tin này, Tập đoàn Almaz-Antey của Nga đã cung cấp công nghệ tên lửa để hỗ trợ phát triển tên lửa tầm trung HQ-16. Nó có thể tấn công mục tiêu máy bay ở cự ly đến 40km, với tên lửa hành trình là từ 3,5-18km, có thể tấn công mục tiêu ở độ cao thấp, cực thấp hoặc độ cao lớn tới 18km.

    Qua hình ảnh được công bố của HQ-16, Jane's cho rằng nó tương tự loạt tên lửa xuất khẩu 9M38E - thành phần của hệ thống tên lửa hải đối không Shtil của Almaz-Antey mà Trung Quốc mua của Nga để sử dụng trên tàu khu trục Project 956E/EM và Type 052B.

    Tuy nhiên, HQ-16 cũng trông có vẻ giống như đạn tên lửa 9M317M của tổ hợp tên lửa phòng không lục quân Buk. Việc HQ-16 na ná giống các vũ khí của Nga được tạp chí Jane's lý giải rằng đây chính là dấu vết của Nga trên vũ khí do Trung Quốc sản xuất.

    Nếu thông tin này được xác thực thì đây là vũ khí chiến lược tiếp theo do Trung Quốc sản xuất có bàn tay giúp đỡ của Nga sau trường hợp của "siêu hạm" Type 054A.

    Theo thông tin được Want China Times (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, tàu hộ vệ Type 054A và các biến thể được phát triển dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga.

    Thông tin này được Want China Times dẫn lại nguồn từ báo Nga hồi đầu năm 2015, tuy nhiên nguồn tin lại không nêu rõ trang tiếng Nga cụ thể. Hiện nay, trong biên chế Hải quân Trung Quốc (PLAN), số tàu Type 054A nhiều hơn bất cứ số lượng tàu chiến thuộc lớp nào khác.

    Chỉ tính đến đầu năm 2014, Hải quân Trung Quốc có 15 chiếc tàu loại này biên chế. 5 chiếc khác tiếp tục được chế tạo tại 2 nhà máy đóng tàu ở Quảng Châu và Thượng Hải. Các tàu này có một số khác biệt ở hệ thống vũ khí so với những tàu được hoàn thiện trước đó.

    Đây là lớp tàu hộ vệ mới nhất của hải quân nước này, được trang bị toàn diện từ tên lửa phòng không cho đến ngư lôi chống ngầm, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay. Tuy nhiên, theo Want China Times, việc Nga nhiệt tình giúp Trung Quốc phát triển vũ khí đang đặt chính Moskva vào thế khó.

    Theo nguồn tin này, từ HQ-16, hiện Trung Quốc đang phát triển biến thể HQ-16A dành cho xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Mỹ la tinh và một số khách hàng tiềm năng tại châu Á - những khu vực đang diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa vũ khí Nga và Trung Quốc.

    Ngoài ra, theo nhận định được tạp chí quốc phòng Kanwa (trụ sở tại Canada) nhận định, sắp tới có thể tàu hộ vệ Type 054A của Trung Quốc sẽ trở thành sản phẩm tiếp theo được xem xét xuất khẩu rộng rãi. Điều đặc biệt là khách hàng Trung Quốc hướng đến vẫn là những thị trường nếu trên.

    Và một khi những vũ khí này chính thức được Trung Quốc chào bán, Bắc Kinh sẽ có lợi thế hơn hẳn Moskva về giá thành, và điều này có thể khiến thị trường xuất khẩu vũ khí của Nga bị thu hẹp, Kanwa nhận định.
    http://soha.vn/nga-giup-trung-quoc-dong-sieu-ham-ten-lua-phong-khong-201609181355245.htm
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Soi chi tiết “radar bay” KJ-500 của Trung Quốc
    Cập nhật lúc: 07:30 19/09/2016
    (Kiến Thức) - Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 được xem là một trong những "radar bay" hiện đại nhất Trung Quốc hiện nay, có thể sánh ngang với khả năng của mẫu A-50 Nga.

    [​IMG]
    Trong một cuộc triển lãm hàng không quy mô nội địa diễn ra vào đầu tháng 9, Không quân Trung Quốc đã giới thiệu tới công chúng mẫu máy bay cảnh báo sớm KJ-500 (hay là Kong Jing 500, Không cảnh 500) thế hệ mới do nước này tự phát triển.

    [​IMG]
    Theo các nguồn tin không chính thức, hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy đường không KJ-500 được đặt trên khung gầm máy bay vận tải 4 động cơ cánh quạt Shaaxi Y-9.

    [​IMG]
    Cũng giống như nhiều mẫu máy bay báo động sớm khác, KJ-500 thiết kế với mái vòm tròn trên lưng máy bay lắp anten mạng pha chủ động (AESSA) cung cấp khả năng bao quát vùng 360 độ.

    [​IMG]
    Không có thông tin chi tiết về loại radar này, chỉ biết rằng nó được phát triển bởi Tổng Công ty Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), là phiên bản nhỏ và nhẹ hơn của hệ thống radar được phát triển cho máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 (thiết kế trên khung gầm máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD của Nga).

    [​IMG]
    KJ-500 được cho là có khả năng hoạt động nhiệm vụ liên tục 5 tiếng trên không.

    [​IMG]
    Trên thân máy bay Y-9 được sửa đổi lắp thêm nhiều bộ cảm biến bố trí dọc thân…

    [​IMG]
    …Trên đỉnh cánh đuôi.

    [​IMG]
    Thiết bị anten bí ẩn lắp ở cánh đuôi ngang.

    [​IMG]
    Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy KJ-500 được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt FWJ-6C công suất 5.100 mã lực/chiếc cho tốc độ bay tối đa khoảng 650km/h, tầm bay ước tính 5.700km, trần bay 10,4km.

    [​IMG]
    Tính tới thời điểm này, các nguồn tin cho biết, Trung Quốc mới chỉ có trong biên chế một chiếc máy bay cảnh báo sớm KJ-500.

    [​IMG]
    Còn KJ-2000 là 5 chiếc – đây cũng là máy bay cảnh báo sớm lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Theo trang mạng Viện nghiên cứu No 38 thì KJ-2000 trang bị hệ thống radar đường không lớn nhất ở Trung Quốc, định danh là K/LLQF01. Thiết kế này vốn được hoàn thành dựa trên sự hợp với CNQP Nga từ những năm 1990, mà trực tiếp là Cục thiết kế Vega - nhà thiết kế hệ thống radar Shmel-M lắp trên máy bay cảnh báo sớm A-50 của Không quân Vũ trụ Nga (VKS).

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/soi-chi-tiet-radar-bay-kj-500-cua-trung-quoc-754659.html#p-1
  3. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.209
    Đã được thích:
    4.536
    Các chú khựa tức thời đấy, radar bay mới là át chủ bài củ chiến tranh thế kỹ này , các máy bay chỉ còn chức năng la thồ tên lửa thôi .
  4. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    đồ nhà quê, KJ-2000/200 có lâu lắc ròi, KJ-500 thêm vào cho đủ bộ chứ có phải giờ TQ mới có AWACS
  5. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
  6. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Vận tải cơ Y-9 Trung Quốc đánh bại C-130 Mỹ ở Thái Lan
    Cập nhật lúc: 16:02 19/09/2016
    (Kiến Thức) - Thay vì tiếp tục sử dụng các biến thể nâng cấp của C-130 thì Không quân Hoàng gia Thái Lan lại dành sự quan tâm với mẫu bay vận tải Y-9.

    [​IMG]
    [​IMG]
  7. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Trung Quốc xây cảng ở Campuchia nhằm độc chiếm Biển Đông?
    (Bình luận quân sự) - Báo Anh nhận định, Trung Quốc đang tăng cường viện trợ quân sự, đồng thời xây dựng cảng nước sâu ở Campuchia nhằm phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông.
    Trung Quốc tăng cường viện trợ vũ khí cho Campuchia

    Theo tờ “Thời báo Tài chính” (Financial Times), Campuchia đang trở thành đồng minh cả trên phương diện ngoại giao lẫn quân sự của Trung quốc ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc muốn dựa vào Campuchia nhằm tạo thế cân bằng lực lượng với các đối thủ trong khu vực có tranh chấp tại Biển Đông.

    Nguồn tin cho biết, điểm nổi bật thể hiện sự tăng cường hợp tác giữa Campuchia và Trung quốc chính là “Hiệp định viện trợ quân sự song phương” được hai bên ký kết vào tháng 11 năm ngoái.

    Sau khi ký hiệp định tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tuyên bố, Trung Quốc sẽ cung cấp cho Campuchia tên lửa phòng không vác vai, nước này cũng hy vọng sẽ nhận được các hệ thống vũ khí phòng không tầm xa có thể tiêu diệt các máy bay tốc độ cao.

    Ngoài ra, Campuchia dùng khoản cho vay giữa hai bên là 200 triệu USD để mua máy bay trực thăng đa năng hạng nhẹ Z-9 của Trung quốc. Bắc Kinh còn tặng xe vận tải quân sự cùng một số lượng lớn quân phục và đầu tư xây dựng cơ bản cho quân đội nước này.

    [​IMG]
    Máy bay trực thăng đa năng hạng nhẹ Z-9 của Campuchia do Trung Quốc cấp tiền mua của Trung Quốc

    Trong một thông báo khác, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia còn nói rằng, Trung Quốc sẽ cử chuyên gia huấn luyện và cung cấp vũ khí cỡ nhỏ cho một trường quân sự mới được thành lập của quân đội nước này.

    Financial Times còn đưa tin, quốc kỳ Trung Quốc bay phấp phới tại một quân y viện lớn ở gần Tháp Sơn Tự ở thủ đô Phnom Penh, bên sườn của phần lớn các xe đỗ trong bệnh viện có ghi những dòng chữ thể hiện rằng, các xe này được mua bằng tiền từ nguồn viện trợ của Trung Quốc.

    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia dự tính hàng năm sẽ cử 100 quân nhân sang Trung Quốc học tập, huấn luyện; nhưng ông cũng khẳng định Phnom Penh giữ vững quan điểm “trung lập” và “mở rộng quan hệ với tất cả các nước”.

    Theo chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược Campuchia, khu vực sông Mê kông có vị trí trọng yếu trong chiến lược của Trung Quốc. Do đó, hiện Bắc Kinh đang nỗ lực lôi kéo đồng minh nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình tại khu vực này.

    Việc Trung Quốc thiết lập mối quan hệ sâu sắc với Thủ tướng Hunssen - người nắm giữ chính quyền trong 31 năm qua, có thể làm cho Mỹ và các nước ASEAN cảm thấy lo ngại. Đặc biệt là việc Trung Quốc đạt được thỏa thuận xây dựng cảng nước sâu ở đây có tác động rất lớn đến an ninh trên Biển Đông.

    Trung Quốc xây cảng nước sâu ở Campuchia nhằm độc chiếm Biển Đông?

    Cảng nước sâu (khoảng trên 11m) do Tập đoàn ở Thiên Tân là Tianjin Union Development Group (UDG) Trung Quốc xây dựng sắp hoàn thành tại tỉnh Koh Kong của Campuchia chính là một trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa giấc mơ trở thành cường quốc biển.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...hia-nham-doc-chiem-bien-dong-3319121/?paged=2

    Dự án cải tạo cảng này này có tên là Dara Sakor, bao gồm kế hoạch xây một sân bay quốc tế, các bệnh viện, trường quốc tế, khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao, đã được lãnh đạo quân sự của hai nước thông qua vào năm 2008, với thời hạn sử dụng là 99 năm.

    Công trình được cấp nguồn vốn 3,8 tỉ USD, do UDG - một công ty được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn là nhà đầu tư. Bắc Kinh đã ký với Phnom Penh hợp đồng thuê cảng này với diện tích 360 km2, chiều dài lên tới 90km, chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia.

    Hiện Bắc Kinh chưa có ý kiến liệu họ có kế hoạch sử dụng hải cảng mới tại bờ biển Tây Campuchia vào mục đích quân sự hay không, nhưng chuyên gia về các vấn đề châu Á của Đại học Quốc gia Australia (ANU) là ông Geoff Wade cho biết, cảng mới tại Campuchia có thể giữ vai trò quan trọng trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

    Cảng nước sâu ở Vịnh Thái Lan này cách Biển Đông vẻn vẹn vài trăm km, tại đây có thể lưu trú các tàu thuyền có lượng giãn nước đến hàng vạn tấn, các tuần dương hạm và tàu sân bay Trung Quốc có thể ghé vào cảng này trong chuyến tuần tra khu vực phía nam Biển Đông.

    Cảng này có thể là nơi lưu trú đại bộ phận các tàu khu trục và tàu hộ vệ của lực lượng Hải quân Trung Quốc, trở thành một căn cứ rất quan trọng phía Nam Biển Đông, hợp cùng các căn cứ ven bờ biển Trung Quốc và trên các đảo nhân tạo khống chế Biển Đông.

    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa Type 052D Hợp Phì (số hiệu 174) của Trung Quốc

    Ông cho rằng đây chỉ là một phần trong kế hoạch đầu tư xây dựng cảng của Trung Quốc tại các quốc gia như: Cảng Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan, Kyaukpyu ở Myanmar và Chittagong ở Bangladesh, cũng như các cảng khác ở Thailand và Indonesia.

    Việc đầu tư xây dựng các hải cảng ở nước ngoài là một phần trong chiến lược xây dựng “Chuỗi ngọc trai trên biển” của Trung Quốc. Đây là kế hoạch xây dựng vành đai căn cứ quân sự chạy từ Trung Quốc qua Đông Nam Á, sang Ấn Độ Dương và tới tận bờ biển châu Phi.

    Hiện nay, điểm cuối của “Chuỗi ngọc trai” Trung Quốc được xác định là một căn cứ quân sự nước này mới đạt được thỏa thuận ở quốc gia châu Phi Djiboti, cách căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ trên lục địa này 13km. Đây cũng là căn cứ đầu tiên ở ngoài biên giới quốc gia của Trung Quốc.

    Tại đây sẽ xây dựng kho vũ khí và các cơ sở dịch vụ cho các hoạt động của Hải quân và Không quân, cũng có thể sẽ là nơi đóng quân của cả lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc.

    Theo các quan chức nước ngoài và các chuyên gia theo dõi vấn đề này, căn cứ này sẽ được xây dựng theo mô hình Mỹ, sẽ là nơi đặt kho vũ khí và nhiên liệu, các cơ sở bảo dưỡng tàu, máy bay, đồng thời có thể là nơi đóng quân của Hải quân Trung Quốc hoặc Lực lượng Đặc nhiệm.http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...hia-nham-doc-chiem-bien-dong-3319121/?paged=2
  8. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Nga giao gấp Su-35, Ukraine tiếp sức cho Trung Quốc?
    (Vũ khí) - Để nối tầm bay cho Su-35 trên Biển Đông, Trung Quốc đang đàm phán với Ukraine để mua máy bay Il-78 và Il-76 hoán cải thành máy bay tiếp dầu.
    Tiếp nhận Su-35 sớm

    Hãng tin RIA Novosti dẫn tuyên bố của ông Vyacheslav Shport, Thống đốc vùng Khabarovsk cho biết, Nhà máy hàng không Komsomolsk-on-Amur (KnAAZ) sẽ cung cấp cho phía Không quân Trung Quốc 4 máy bay tiêm kích Su-35 vào cuối năm 2016.

    "Trong giai đoạn từ 2016-2018 nhà máy KnAAZ sẽ sản xuất và cung cấp 24 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, trong năm nay (2016) kế hoạch sẽ giao 4 máy bay cho Trung Quốc", vị thống đốc này cho biết.

    Được biết, đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm 2016, Nga khẳng định sẽ bàn giao lô tiêm kích Su-35 đầu tiên cho Trung Quốc trước khi kết thúc năm 2016.

    Hãng Sputnik hồi cuối tháng 2 cũng đăng tải thông tin tương tự và khẳng định rằng, Nga sẽ bàn giao 4 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên cho Trung Quốc vào cuối năm 2016 theo hợp đồng đã ký kết trong năm 2015.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-35 thử nghiệm cùng máy bay tàng hình T-50.
    Một nguồn tin trong ngành hợp tác kỹ thuật quân sự Nga cho Sputnik biết thông tin trên và nói thêm rằng, Moscow sẽ bàn giao thêm các máy bay Su-35 khác cho Trung Quốc trong 2 năm tới.

    Sẽ không có gì là bất ngờ về tiến độ bàn giao máy bay Su-35 cho Trung Quốc nếu như trước đó Nga không khẳng định chắc nịch rằng không có chuyện Bắc Kinh nhận được lô Su-35 đầu tiên trong năm 2016.

    "Không phải năm nay (năm 2016)" - ông Sergei Chemezov, người đứng đầu Tập đoàn công nghệ Rostec của Nga trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal khi được hỏi về thời điểm chuyển giao lô Su-35 đầu tiên cho Trung Quốc.

    Theo ông Chemezov, hợp đồng đã được ký kết nhưng chưa có hiệu lực do chính phủ 2 bên chưa thông qua. Dự kiến, hợp đồng này sẽ được phê chuẩn trong đợt mùa thu năm 2016.

    Trước việc Trung Quốc được tiếp nhận Su-35 sớm hơn, tạp chi The Diplomat nhận định rằng, rất có thể ngay khi đuộc tiếp nhận Su-35, Trung Quốc sẽ lắp thêm bình dầu phụ và nhanh chóng đưa máy bay tiếp dầu vào hoạt động để tăng tầm bay cho chiến đấu cơ này khi hoạt động (phi pháp) tại Biển Đông.

    Ukraine nối tầm cho Su-35

    Ngay trước khi Nga công khai kế hoạch bàn giao sớm Su-35 cho Trung Quốc, Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) cho biết, Trung Quốc đã ký hợp đồng với công ty quốc phòng nhà nước Ukraine Ukrspet***port mua 3 máy bay tiếp dầu trên không Il-78M đã qua sử dụng và 5 máy bay vận tải Il-76MD trong giai đoạn từ 2011 đến 2012.

    Việc sở hữu Il-78 sẽ giúp cho các máy bay của Không quân Trung Quốc tăng tầm hoạt động lên nhiều lần. Một chuyến cất cánh của chiếc Il-78 có thể thực hiện tiếp dầu cho 8 máy bay chiến đấu, thông thường việc tiếp dầu cho 2 máy bay chiến đấu cùng lúc đạt 900 – 2.200 lít/phút. Tải trọng nhiên liệu của Il-78 là 50 tấn, tối đa có thể đạt 60 tấn (khoảng cách ngắn hơn).

    [​IMG]
    Máy bay tiếp dầu Il-78 của Nga.
    CAST nhận định, sau khi trang bị máy bay tiếp đầu Il-78 của Ukraine, thì bán kính tác chiến của phi đội máy bay chiến đấu J-16, Su-30MKK, Su-30MK2, tiêm kích Su-35 và máy bay trinh sát chiến lược KJ2000 của Trung Quốc ít nhất cũng tăng gấp 2 lần trở lên.

    Một lần tác chiến phòng không tầm xa, về lý thuyết thì máy bay Su-30MKK và Su-35 cần phải thực hiện tiếp dầu trên không 2 lần, tất nhiên điều này cần phải xem xét đến khả năng của phi công.

    Theo CAST, sau khi máy bay Su-30 và Su-35 của Trung Quốc được tiếp dầu trên không, những chiến đấu cơ này có thể bay liên tục hơn 12 giờ và nhiều hơn, toàn bộ Biển Đông đều nằm trong phạm vi tác chiến của Su-30 và Su-35 của Trung Quốc.

    CAST cho biết thêm, giá trị chiến lược lớn nhất sau khi máy bay Il-78 được trang bị cho Không quân Trung Quốc nằm ở chỗ máy bay chiến đấu J-16, Su-30, Su-35 cùng máy bay tiếp đầu Il-78 đều có thể cất cánh từ các sân bay ven biển, tấn công mục tiêu đảo Guam (thuộc Mỹ) ngoài 3.700km, tất nhiên đây chỉ là giá trị lý thuyết.

    Theo nguồn tin này, Trung Quốc từng cố gắng phát triển máy bay tiếp dầu trên không dựa trên máy bay ném bom H-6. Tuy nhiên, thiết kế này tồn tại nhiều điểm yếu, ví dụ như tải trọng nhiên liệu kém, không thể tiếp nhiên liệu cho tiêm kích Su-27/30, J-16 và Su-35. Nó chỉ có thể đáp ứng một lượng nhỏ nhiên liệu cho tiêm kích hạng nhẹ J-10 và J-8II.

    Và theo hình ảnh vệ tinh mới nhất của hãng DigitalGlobe chụp tại căn cứ không quân Trung Quốc Wuhan-Paozhuwan, tỉnh Hồ Bắc cho thấy, đã có sự hiện diện của máy bay có kiểu dáng vận tải cơ Il-76 (mua từ Ukraine) được lắp 3 thiết bị tiếp nhiên liệu UPAZ ở cánh và thân sau máy bay.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-giao-gap-su-35-ukraine-tiep-suc-cho-trung-quoc-3319128/
  9. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Trung Quốc lấy gì để dọa Nhật trên Biển Đông?
    (Vũ khí) - Tờ Global Times của Trung Quốc hôm 17/9 đã lớn tiếng cảnh báo rằng sẽ nhấn chìm chiến hạm Nhật nếu Tokyo thực hiện tuần tra trên Biển Đông.
    "Chiến hạm nhật sẽ là mục tiêu chính cho đòn tấn công của tên lửa Trung Quốc trên Biển Đông và máy bay Trung Quốc đã có cách để khắc chế tàu Nhật trên vùng bheern nhày", tờ Global Times tuyên bố.

    Tuyên bố ngạo mạn của Trung Quốc đưa ra được coi như đòn đáp trả tuyên bố của người đứng đầu quân đội Nhật Bản Tomomi Inada hôm 15/9 rằng sẽ cùng Mỹ tuần tra chung tại Biển Đông. Bà Tomomi Inada khẳng định, Nhật Bản sẽ tăng cường sự có mặt trên Biển Đông bằng các cuộc tập trận và tuần tra chung với các nước trong khu vực.

    Báo Trung Quốc tuyên bố, những cuộc tuần tra của "hai nước không nằm ở Biển Đông" (Mỹ và Nhật Bản) khuấy động tình hình khu vực, và điều này khiến Bắc Kinh không thể ngồi im.

    Đồng thời, Trung Quốc cũng ngụy biện cho hành động của mình: "Trung Quốc bắt đầu quân sự hóa ở quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc nói về Trường Sa của Việt Nam) - động thái này không nằm ngoài mục đích cân bằng tình hình. Ngoài ra, Bắc Kinh sẽ thông báo cho các nước trong khu vực để hiểu được nguyên nhân khiến tình hình "tăng nhiệt".

    [​IMG]
    Hình ảnh được Trung Quốc khẳng định là tên lửa YJ-62 được phóng (phi pháp) trên đảo Phú Lâm.
    Cùng với tuyên bố nhằm bao biện cho hoạt động bất hợp pháp của nước này trên Biển Đông, Global Times còn kêu gọi lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại vùng biển này.

    Trước những tuyên bố ngạo mạn của báo Trung Quốc, tờ The Diplomat cho rằng cơ sở để Bắc Kinh đưa ra lời đe dọa trên chính là dàn tên lửa chống hạm YJ-62 hải quân nước này triển khai phi pháp tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Báo Nhật dẫn lại nguồn từ kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV hồi tháng 3/2016 cho biết, Hải quân Trung Quốc đã thực hiện phóng loại tên lửa chống hạm này tại đảo Phú Lâm.

    Theo thông tin được Trung Quốc công khai, tên lửa YJ-62 (phiên bản triển khai trên bộ đã được Hải quân Trung Quốc đưa vào trang bị từ khoảng năm 2008 - đây là phiên bản khác được lắp trên khu trục hạm lớp Type 052C. Tên lửa YJ-62 có tốc độ tối đa Mach 0.9, tầm bắn hơn 400km, trần bay 200m-300m. Trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa chỉ bay cách mặt biển 30m.

    Cùng với động thái gia tăng phi pháp vũ khí và thiết bị quân sự đến Biển Đông của Trung Quốc là những động thái mới đầy nguy hiểm của Bắc Kinh.

    Theo đó, Mỹ đã phát hiện một số tàu của Trung Quốc đang ngang nhiên tiến hành hoạt động khảo sát ở khu vực bãi cạn Scarborough. Động thái này được cho là chuẩn bị cho việc Trung Quốc có thể trắng trợn lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

    Reuters dẫn lời Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, cho biết quân đội Mỹ đã phát hiện các hoạt động của Trung Quốc quanh bãi cạn Scarborough. Đây là bãi cạn nằm ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách Vịnh Subic của Philippines khoảng 200km về phía Tây.

    "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã thấy một số hoạt động của tàu nổi Trung Quốc đang thăm dò ở đây. Chúng tôi lo ngại đây có thể sẽ là khu vực tiếp theo mà Trung Quốc chuẩn bị bồi lấp trái phép", ông Richardson nói.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/trung-quoc-lay-gi-de-doa-nhat-tren-bien-dong-3319074/
  10. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Tháng 11: Bước ngoặt "đổi đời" cho tiêm kích JF-17 Trung Quốc

    Dường như Pakistan sắp có được khách hàng quốc tế đầu tiên dành cho mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm JF-17 Thunder (hợp tác sản xuất với tập đoàn Thành Đô - Trung Quốc).
    Trao đổi với tạp chí IHS Jane's trong khuôn khổ triển lãm Quốc phòng và Hàng không Vũ trụ châu Phi (được tổ chức tại Nam Phi vào tuần thứ 2 của tháng 9 năm nay), một quan chức cấp cao thuộc Tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc phòng (DEPO) của Pakistan tiết lộ rằng:

    Nước này và Nigeria đã ký kết một bản ghi nhớ về việc cung cấp các máy bay chiến đấu đa nhiệm JF-17. Hai phía dự kiến sẽ ký hợp đồng chính thức vào tháng 11 năm nay.

    IHS Jane's cho biết, trong ngân sách liên bang năm 2016, Nigeria dự tính phân bổ khoảng 25 triệu USD để mua 3 tiêm kích JF-17 và khoảng 9 triệu USD để mua 10 máy bay huấn luyện Super Mushshak - phiên bản của mẫu Saab MFI-17 Supporter (Thụy Điển), do Tổ hợp hàng không Pakistan (PAC) chế tạo theo giấy phép.

    [​IMG]
    Tiêm kích JF-17

    Theo tạp chí Diplomat, đây là thỏa thuận JF-17 đầu tiên có dấu hiệu chính thức nhưng không rõ đây có phải là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của mẫu máy bay này hay không, bởi vào năm ngoái, có thông tin Myanmar đã đặt hàng Trung Quốc 1 phi đội JF-17.

    Từ năm 2015-2016, mỗi khi được phóng viên hỏi, các quan chức Pakistan đều tuyên bố nước này đã ký hợp đồng với một quốc gia châu Á nhưng không tiết lộ danh tính.

    Những đồn đoán đầu tiên về thỏa thuận JF-17 giữa Trung Quốc-Myanmar xuất hiện vào tháng 6/2014. Khi đó, Diplomat nhận định rằng, Myanmar là khách hàng lý tưởng đối với mẫu máy bay này.

    "Mặc dù chưa được xác nhận nhưng thông tin đó rất hợp lý. Myanmar đã và đang vận hành một số lượng lớn máy bay do Trung Quốc chế tạo, bao gồm: 48 chiến đấu cơ NAMC A-5C, 52 chiếc F-7M, cùng 4 máy bay vận tải hạng trung Y-8. Gần đây, Không quân nước này còn mua máy bay không người lái Sky 02A từ Trung Quốc và chế tạo bản sao nội địa.

    Đáng chú ý nhất, còn có thông tin Myanmar đang vận hành từ 4-10 máy bay huấn luyện - chiến đấu Karakorum-8 (JiaoLian-8), cũng do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất" - Diplomat viết.

    Song do tới nay, thỏa thuận giữa 2 phía vẫn chưa được xác nhận chính thức nên một số ý kiến cho rằng, các thông báo định kỳ về việc ký kết hợp đồng cung cấp JF-17 có thể chỉ là chiêu trò tinh quái của nhà sản xuất để khiến mẫu máy bay này trở nên hấp dẫn hơn với các quốc gia khác.

    Gần đây nhất, vào đầu tháng 8 năm nay, trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày tới Kuwait, Tư lệnh Không quân Pakistan (PAF) Sohail Aman đã đề xuất khả năng cung cấp cho Kuwait các máy bay chiến đấu JF-17 và máy bay huấn luyện PAC Super Mushshak.

    Diplomat nhận định, bất chấp mối quan hệ quân sự hữu hảo giữa Pakistan và Kuwait (trong đó phi công Kuwait tới Pakistan huấn luyện) thì triển vọng cho thương vụ này có vẻ mong manh, do Kuwait gần đây đã đặt hàng 28 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon với tổng giá trị ước tính lên đến 9 tỷ USD.

    Tuy nhiên, theo Diplomat, Pakistan vẫn có thể thành công nếu chào bán phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi JF-17B cho Kuwait (dự kiến được ra mắt vào tháng 4/2017).

    JF-17 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ, một động cơ (sử dụng phiên bản Klimov RD-93 do Trung Quốc sản xuất), có thể đạt đến tốc độ tối đa Mach 1.6 và có phạm vi hoạt động khoảng 1.200km.

    Pakistan đã sản xuất tổng cộng 16 máy bay JF-17 trong năm 2015 và đặt mục tiêu tăng sản lượng lên tới 24 chiếc trong năm 2016. Trong công đoạn chế tạo khung máy bay, Pakistan đảm nhiệm 58% và Trung Quốc 42%.

    Theo kế hoạch, JF-17 sẽ thay thế toàn bộ phi đoàn máy bay chiến đấu Dassault Mirage III/5 của PAF vào năm 2020. Tổng cộng, hiện có khoảng 65 chiếc JF-17 trong biên chế của PAF.

    http://soha.vn/thang-11-buoc-ngoat-doi-doi-cho-tiem-kich-jf-17-trung-quoc-20160920142025242.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này