1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

1 lít xăng chạy 100Km đã thành sự thật???

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi valentine1402, 10/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. valentine1402

    valentine1402 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    1 lít xăng chạy 100Km đã thành sự thật???

    Cập nhật, Thứ bảy, 06/05/2006, 12:00 GMT+7

    Giải pháp tăng gấp đôi hiệu suất sử dụng xăng đã có sản phẩm bán trên thị trường


    Trung tâm Kiểm tra không phá huỷ NDT của Bộ Khoa học Công nghệ đã chứng nhận hiệu ứng buồng đốt động cơ theo giải pháp tiết kiệm xăng lên đến hơn 90% động cơ đốt tối đa nhiên liệu so với trước đây chỉ đạt 40-45%.

    Cách đây không lâu, các phương tiện thông tin đại chúng đã nói đến việc một doanh nhân công bố giải pháp tiết kiệm xăng hoàn toàn mới cho động cơ, giúp nâng hiệu suất sử dụng nhiên liệu lên gấp hai lần. Đó là ý tưởng của kỹ sư Nguyễn Danh Nam, Giám đốc Công ty TNHH LongLine Việt Nam.

    Sau một thời gian ngắn đầu tư sản xuất, Công ty Ứng dụng và Phát triển công nghệ NEAD thuộc Bộ Khoa học Công nghệ đã đưa giải pháp hữu ích này vào cuộc sống, với việc cho ra thị trường sản phẩm Hệ thống giải pháp tiết kiệm xăng mang thương hiệu Longline Nead. Longline Nead được cung cấp tại số 140 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, và sẽ được bán rộng rãi từ ngày 8/5/2006 trong cả nước. Trước mắt, sản phẩm này chỉ áp dụng vào dòng xe 100cc và 110cc của hãng Honda (Wave, Dream, Future?), sau đó mới chế tạo cho các loại xe máy và ô tô khác.

    Trung tâm Kiểm tra không phá huỷ NDT của Bộ Khoa học Công nghệ đã chứng nhận hiệu ứng buồng đốt động cơ theo giải pháp tiết kiệm xăng của kỹ sư Nguyễn Danh Nam lên đến hơn 90% - động cơ đốt tối đa nhiên liệu, trong khi hiệu suất của các động cơ từ trước đến nay chỉ đạt 40-45%.

    Việc Công ty Ứng dụng và Phát triển công nghệ NEAD hiện thực hoá ý tưởng hữu ích của kỹ sư Nguyễn Danh Nam nhằm nâng cao gấp đôi hiệu suất sử dụng nhiên liệu hứa hẹn đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Trước đó, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng - Bộ Công nghiệp đã khẳng định: ?oSáng kiến của kỹ sư Nguyễn Danh Nam rất phù hợp với xu thế nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và chắc chắc sẽ phát triển trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu ngày càng tăng cao như hiện nay?./.


    http://vov.org.vn/?page=109&nid=11983 đây là link tham khảo nhé
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã đọc bài báo ấy trên trang e-báo của VOV.
    Với 1 lít xăng có thể chạy được 1 quãng đường 100 km, điều này thì có thể tin vì tiêu hao nhiên liệu của xe máy là hàm số mũ với tốc độ xe. Số mũ này vào khoảng 1,3 - 1,4. Tức là nếu tốc độ chạy xe tăng 2 lần thì tiêu thụ xăng sẽ tăng 2 mũ 1,4 lần và bằng khoảng 2,6 lần. Một chiếc xe dream II chạy đường dài tốc độ 60 km/giờ với điều kiện mặt đường tốt và mật độ giao thông bình thường thì mất 1,8 lít xăng/100 km. Để chạy quãng đường ấy mà muốn chỉ mất 1 lít thì tốc độ xe vào khoảng 40 km/giờ.
    Tuy nhiên câu chuyện ở đây là theo ngả khác. Theo như bài báo, mặc dù chưa nói rõ là hiệu suất gì nhưng tôi hiểu rằng tác giả phát minh đã tăng được hiệu suất nhiệt của động cơ xăng từ 45% lên 90%. Điều này thì thật phân vân.
    Làm thế nào có thể tăng hiệu suất nhiệt của động cơ đốt trong nói chung lên tới tận 90% - Gần đạt tới hiệu suất của chu trình nhiệt lý tưởng?
    Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để tranh luận chăng?
    Nếu quả làm được như thế thì đấy là một sáng chế vĩ đại. Bằng thiết bị ấy mỗi năm VN sẽ giảm được hàng triệu tấn xăng, tương đương với khoảng 1 tỷ $US.
  3. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    1. Nếu tôi phát minh ra được một thiết bị hay giải pháp giúp tăng hiệu suất động cơ dù chỉ 5%, việc đầu tiên là tôi sẽ đăng ký bản quyền ngay lập tức. Dĩ nhiên là phải đăng ký tại cơ quan có chức năng chứ không phải tại Trung tâm Kiểm tra không phá huỷ NDT của Bộ Khoa học Công nghệ. Không phải tôi coi thường cái trung tâm này, mà là trung tâm này không có chức năng lẫn chuyên môn để đánh giá một giải pháp tầm cỡ như vậy. Trung tâm này tập hợp các chuyên gia về thí nghiệm không phá huỷ như phương pháp dùng tia phóng xạ, siêu âm, bột từ để kiểm tra khuyết tật mối hàn, phương pháp dùng chất chỉ thị thẩm thấu để phát hiện khuyết tật bề mặt, vv và vv... Vậy thì bằng cách nào họ có thể đánh giá cái giải pháp có thể nói là rúng động giới khoa học công nghệ như thế này được. Có lẽ phòng thí nghiệm động cơ ở trường Bách khoa có thể đo được hiệu suất của động cơ có sử dụng giải pháp này và so sánh với động cơ đối chứng. Nếu quả thật là hiệu suất có tăng thì đây quả là tin vui cho nền khoa học nước nhà, tác giả giải pháp sẽ còn nổi tiếng hơn nhà khoa học Hàn Quốc trong vụ tế bào mầm.
    2. Sau đó tôi sẽ xem xét việc bán bản quyền này cho các tổ hợp công nghiệp hàng đầu để tiếm tiền triệu $, hay hợp tác sản xuất tại Việt nam với qui mô lớn. Vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và trái đất đang nóng dần lên là một vấn đề toàn cầu.
    3. Có thể kỹ sư Nguyễn Danh Nam xó suy nghĩ khác nhưng tôi cho rằng cách sản xuất cò con, lượm bạc cắc này chỉ phù hợp với một giải pháp không ra gì hoặc chỉ là 1 trò lừa đảo.
    Được gps sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 10/06/2006
  4. But_chi_new

    But_chi_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    1.313
    Đã được thích:
    0
    Nghe hay nhỉ, Việt Nam sắp giàu to rồi, mua xăng về lọc rồi trộn thêm dung dịch này bán ra khắp thế giới, chỉ cần bán lãi 200% mỗi năm cũng có vài chục B chia nhau
  5. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Đã có cả một topic dài lắm về vấn đề này rồi, cả ảnh nữa
    http://www.ttvnol.com/garage/661457.ttvn
    Đọc cái biên bản này thấy **** cười quá
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
  7. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Hoài quá, nếu anh Nam mà áp dụng trên máy bay thì tốt phải biết, ko biết hai cái xe kia được thử nghiệm mấy lần 0.25l ( tức 1 xị phải ko các bác ).[
    r38)]
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không cần tới kỹ sư, mà chỉ học sinh phổ thông cũng biết
    năng lượng nhiệt đổi thành năng lượng cơ thì được rất
    nhiều . Theo lý thuyết, có thể có động cơ không đốt gì, mà
    trái lại, làm lạnh vật chất đi, thì thu được động năng rồi .
    Vậy, động cơ này hút không khí (mùa hè ở VN thì không khí
    có rất nhiều nhiệt) vào buồng lạnh để quay bánh đà, rồi thổi
    không khí lạnh buốt ra ống khói, làm không khí xung quanh
    mát mẻ. Tuy sáng kiến này chẳng có gì mới mẻ, nhưng về
    kỹ thuật, thì chưa ai có cách gì làm được.
    Nói về động cơ, trước kia người ta nghĩ ra động cơ đốt ngoài,
    rồi động cơ đốt trong thắng thế . Sau thì động cơ buồng đốt
    phải quay trục khuỷu và bánh đà, rồi có động cơ không cần
    trục khuỷu và bánh đà nữa, mà nó không thắng thế được. Sau
    này, lại có động cơ tua bin, không có piton mà chỉ có xylinder
    thôi, và có các cánh quạt turbin, tiện cho máy bay, không tiện
    cho xe cộ nhỏ và chậm. Kể loanh quanh, thì lại trở về động cơ
    đốt trong 4 kỳ (hay hơn 2 kỳ). Mấu chốt ở đây là thu nhỏ quán
    tính của piton và trục khuỷu lại, và làm sao tăng được chênh
    lệch giữa kỳ nén và kỳ xả. Các yếu tố tỷ lệ đường kính xylinder và
    chiều dài của nó, liên quan với tốc độ và trọng tải của xe (không
    tính hộp số, vì nó chỉ truyền năng lượng thôi) dẫn đến một chế
    độ cháy nổ trong một áp suất tối ưu để kỳ nén và kỳ xả được
    chênh lệch nhiều nhất. Hình dạng piston, và kỹ thuật nháng lửa
    của bugi cũng góp phần vào chỗ này cho hợp với tốc độ cháy
    trong áp suất buồng nén. Lỗ thoát (ở động cơ 2 kỳ) và van xả
    (ở động cơ 4 kỳ) cũng tính toán cho phương án tối ưu cúa từng
    động cơ. Ví dụ, xe đua thì cần nhanh mạnh, mà không cần đốt
    cháy hết nhiên liệu, không cần tiết kiệm năng lượng, không cần
    giữ xe cho bền. Ống khói các xe hơi ngày nay vẫn nóng, chứ
    không lạnh, vẫn có áp suất cao, chứ không giảm bằng áp suất
    khí quyển. Ta thấy rõ, giữa lý thuyết và thực tế kỹ thuật là một
    khoảng cách lớn Có thể nói, động cơ đốt trong đã không thể
    cải tiến để nâng cao hiệu suất chuyển đổi năng lượng từ hoá
    chất sang nhiệt, rồi thành cơ, được đáng kể nữa.
    Gần đây các nhà làm xe hơi đi sâu vào hướng làm xe lưỡng
    tính (hybrid) vừa chạy động cơ 4 kỳ, vừa chậy điện từ bình điện .
    Mỗi khi đạp thắng giảm tốc độ, thì động năng (quán tính xe)
    biến thành điện qua bộ phận thắng/phát điện. Điện này để chạy
    xe những lúc không tiện phải chạy bằng xăng. Sáng kiến này
    có những khó khăn, như xe nặng nề cồng kềnh có nhiều bộ
    phận chạy điện và nạp điện, trong khi bình điện thì khá nặng,
    làm tăng động năng cúa xe mà giảm độ nhanh nhậy của xe.
    Chăc sáng kiến chạy cả cylinder cả mô tơ phát điện, chạy điện
    từ bình, không thích hợp với xe nhỏ nhẹ như xe máy .
    Sáng kiến cho chất xúc tác vào xăng, như pha chì chẳng hạn,
    cũng không mới, nhưng đã bị cấm vì độc hại ô nhiễm môi
    trường . Chắc chất xúc tác kỹ sư ViệtNam sáng chế không gây
    Ô nhiễm, nhưng chắc gì giá thành của nó thấp ? Giảm 1 đôla
    tiền xăng, nhưng phải trả thêm 1 đô cho chất xúc tác, thì giá
    xăng thay đổi bao nhiêu xu?
    Nghi ngờ mãi, thì cũng có (song song với nghi ngờ) hy vọng
    chứ? Tôi rất mong được làm người buôn bán chất xúc tác VN
    chế tạo sang thị trường Mỹ .

Chia sẻ trang này