1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ẩm thực, Học & nhận thức

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi Hoailong, 26/11/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Thể theo lời 1 thành viên trong BOX Học thuật

    với Chủ đề :
    Ăn, Mặc, nhận thức và Học thuật:

    http://ttvnol.com/threads/an-mac-nhan-thuc-va-hoc-thuat.206102/

    Ng Viết xin mạn fép tạo chủ đề này; Các Bác nào hứng thú vào tham gia cho vui.
    Lần cập nhật cuối: 26/11/2014
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Học ăn & ăn Học

    Vị diễn giảng lên tiếng hỏi cử toạ : “Ai trong các vị chưa từng đi học?” (một vài cánh tay giơ lên). “Ai trong các vị chưa từng là cha mẹ?” (cũng có vài cánh tay giơ lên). “Ai trong các vị chưa từng là con cái?” (không có ai giơ tay). “Ai trong các vị chưa nghe tới từ giáo dục?” (cũng không có cánh tay nào). “ai trong các vị không phải là người?”(câu hỏi vô duyên quá nên cũng chẳng có cánh tay nào). Vị diễn giảng kết luận “vì chúng ta là con người, nên cần được giáo dục, được hướng dẫn, được học hỏi, được thăng tiến…vì giáo dục là phương tiện tất yếu để thăng hoa nhân phẩm con người. Người ta không chỉ học ăn (vật chất) mà còn học nói (tinh thần) với cả chiều kích nhân linh”.

    Học điều gì? Cần một câu trả lời thật lớn, thật dài, thật chi tiết, thật năng động, thật bền bỉ. Nó là chương trình của cả hệ thống giáo dục quốc gia, quốc tế. Giáo dục bản thân, giáo dục xã hội, giáo dục trường học, giáo dục tôn giáo, giáo dục nhân bản, giáo dục tâm sinh lý…Ở mỗi môi trường, giáo dục đều phải nhắm tới chiều sâu nhân bản, chiều rộng ý thức hệ, chiều cao thăng hoá. Sự giáo huấn không chỉ được đánh giá qua mảnh bằng, thành tích học tập cao, khen thưởng rộn ràng, mà còn là tác động nhân cách, lương tâm ngay chính, kiến thức phong phú. Nhờ thế việc học và hành mới tạo ra ‘hiệu ứng’.

    1. HỌC ĂN :

    Tôi có kỳ cục khi đề cập tới vấn đề ‘nhạy cảm’ này không nhỉ? Ăn thì cần gì phải học. Từ đứa bé sơ sinh cũng đã biết ăn. Lớn lên cũng tự biết ăn, lại còn ‘khôn ăn’ là đàng khác.

    Nếu hiểu theo nghĩa ăn là đưa thực phẩm vào cơ thể để tạo dinh dưỡng cũng được. Nhưng ăn cũng là một nghệ thuật, một khoa học mà không phải tự nhiên ai cũng biết. Cái gì ăn được, chế biến thế nào cho vừa ngon vừa bổ, món nào dùng với rau nào…Ăn theo kiểu Tú Xương “thức ăn ngon, chỗ ngồi ngon, người ăn ngon : ăn ngon!”. Nhìn cách ăn, người ta đánh giá được tâm tính, học thức, nhân cách của ta đấy.

    Nhưng tôi lại muốn nói cái ăn là sự hấp thụ, cả theo nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Thực phẩm được đưa vào cơ thể phải được các cơ năng chuyển hoá mới biến thành chất dinh dưỡng. Nào là những tác động hấp thụ của bao tử với những hoạt động của men tiêu hoá, sự co bóp để nghiền nát thức ăn, rồi đến phần chuyển hoá những tinh chất ‘chiết xuất’ từ thực phẩm đó qua nhà máy chế biến là lá gan, tuyến tuỵ, đường ruột…để các tạng phủ khác mới nhận được năng lượng mà làm sống động cơ thể. Mỗi cơ năng nhận một nhiệm vụ khác nhau và góp công vào việc nuôi sống một thân thể khoẻ mạnh. Những gì không còn được hấp thụ thì sẽ thải ra khỏi cơ thể qua hệ thống bài tiết. Hệ thống này mà ‘có vấn đề’ thì toàn cơ thể cũng rắc rối theo. Những chất thải này thì người ta cho là dơ bẩn, là ô uế, nhưng tôi nhớ có lần Chúa nói rằng những gì từ bên ngoài vào không làm cho người ta ra ô uế, mà chính những cái từ bên trong tư tưởng mới làm cho người ta ra dơ bẩn!

    Trong đời sống tinh thần cũng thế. Chắc chắn không phải mọi kiến thức, mọi thông tin đều tốt cho sự hấp thụ của hành vi nhân linh. Trước hết nó phải được sàng lọc qua giáo dục, chuyển hoá qua ý thức, sinh hoá với lương tâm ngay chính, để chỉ những tinh tuý của thông tin hấp thụ làm phát triển nhân cách, mở mang nhận thức và làm tăng triển những tế bào công bình, quảng đại, trung thực, cần kiệm, hiếu đễ…Những chất thải cũng phải được giáo dục định hướng để đưa ra khỏi chủ thể nhân linh.

    Đây không phải là công việc chỉ thực hiện trong khoảng thời gian nào đó của đời người, mà là một chương trình thông suốt cả một thế hệ, một xã hội loài người. Thế nên câu nói thường được nhắc đến trong lãnh vực giáo dục là “y học làm sai thì giết một người, giáo dục làm sai giết cả thế hệ”.
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Ăn để nuôi người, Học để nuôi đời
    Ăn - Học
    Nguyễn Thành Trung
    Giám đốc Vườn Ươm Doanh nghiệp Tâm Việt
    - kynangsong.ning.com
    10:59' AM - Thứ năm, 30/10/2014
    Tiếng Việt của ta có cụm từ “Ăn học”, ăn đi đôi với học. Vậy sự “học” và sự “ăn” liên quan gì đến nhau? Nếu ta để ý một chút, sẽ thấy sự “Học” cũng hệt như sự “Ăn”. Kiến thức chính là một loại thức ăn cho tinh thần, bộ máy xử lí kiến thức của bộ não tương ứng với bộ máy tiêu hóa của cơ thể .

    Ngày nay, “ăn” không còn để no nữa mà “ăn” để ngon, “ăn” là cần tinh tế đến mức ẩm thực, chọn đồ ngon nhất, bổ nhất để ăn. Nếu như “ăn” là để bổ cho mình, thì “học” cũng là để tốt cho mình. Nhưng giờ đây ta đã lạc hậu hơn các nước khác, lại có tinh thần học tập kém, không muốn Học, chẳng khác gì đã đói lại không muốn Ăn. Ta quan niệm ngồi trên ghế nhà trường mới gọi là học, qua tuổi ngồi trên ghế nhà trường là nghiễm nhiên không cần học tập gì thêm. Bố mẹ yêu cầu con cái đi học trong khi mình ngồi xem phim, bố mẹ đầu tư tiền của cho con cái đi học nhưng quên mất dành một phần để chính mình đi học. Kết quả là khả năng học tập của ta giảm dần và chuyển từ mù chữ sang “mù học”.

    “Học” cũng như “Ăn”, truyền thống học tập của mỗi gia đình cũng giống như “Khẩu vị ăn” của riêng gia đình đó. “Ăn” là tất cả cùng ăn thì “Học” cũng cần tất cả cùng học. Bộ máy tiêu hóa của cơ thể đang tự vận hành, tự hoạt động từ việc đưa thức ăn vào đến việc tiêu hóa thức ăn đó rồi cho ra kết quả từ quá trình đó. Thì “bộ máy tiêu hóa” của trí não tuy tinh vi nhưng lại cần có những tác động từ bên ngoài mới chịu vận hành.

    Đầu tiên, có người Ăn phải có người Nấu. Người Nấu giỏi thì người Ăn mới thấy ngon. Việc Nấu trong Ăn, giống như việc Nói trong Học. Nấu ngon không phải do ta có đầy đủ nguyên liệu mà quan trọng là cách nấu, cách pha chế gia vị và phối hợp những nguyên liệu đó thành món ăn ngon. Cũng như vậy, quan trọng không phải là “Nói cái gì” mà là “Nói như thế nào”, nói hay, điều đó không nhờ vào lượng kiến thức ta có mà chủ yếu dựa vào cách ta nói. Ta cần học cách nói, chứ không học về nội dung ta định nói.

    Có người nấu cho ta ăn đó là điều rất tốt. Thế nên, đừng nhìn thức ăn rồi vội khen chê ngay nó ngon hay dở, phải cho thức ăn vào mồm hay đơn giản là “Ngậm” mới bắt đầu có những đánh giá đầu tiên về món ăn đó. “Ngậm” cũng giống như “Nghe”, có người nói, thì mình phải Nghe đã, trước khi biết Nghe, đừng vội đánh giá người nói hay hay dở. Muốn làm người nấu ăn ngon trước tiên phải là người biết ăn giỏi. Muốn nói tốt thì cần biết nghe tốt, những người biết Nghe, sẽ biết lúc nào không nên Nói và biết lúc nào thì cần nói cái gì.

    “Ngậm” rồi thì việc tiếp theo là “Nhai”. “Ngậm” mà không nhai thì món ăn có ngon có bổ đến mấy cũng mất đi vị riêng của nó. Nghe mà chẳng chịu Nghĩ thì không thể thấy được hết cái hay, cái dở của bài nói, không thể thấy hết bài học nhận được từ đó. Việc “Nghe thấy” thì không hề khó, nhưng. “Lắng nghe” được thì là chuyện không hề đơn giản. Lắng nghe là phải Nghĩ, phải nghiền ngẫm, phải tư duy, quan trọng nhất, là cảm nhận. Đa số ta Nghe rồi tư duy, chẳng bao giờ Nghe rồi chỉ cảm nhận. “Nhai” cũng cần nhai cho kĩ mới thấy hết vị ngon của món ăn. Nghĩ cần nghĩ thật kĩ, cảm nhận thật sâu sắc mới nhận ra cái hay của bài nói. Trong Ăn thì Nhai là quan trọng nhất. Trong Học thì Nghĩ cũng là quan trọng nhất. Nhai không tốt thì chết hóc, Nghĩ không tốt thì chết ngu.

    “Nhai” tốt rồi, thì sau đó ta cần “Nuốt”, nuốt và để thức ăn ở dạ dày. Tương ứng với “Nuốt” là “Nhớ”, “Nghĩ” rồi thì phải Nhớ, phải để những gì mình nghe lại trong đầu. Đa số ta nghe xong bỏ đấy, chẳng nhớ gì hết, điều đó có khác gì ăn xong nhổ đi, chẳng nuốt vào bụng. Nếu những thức ăn kia ôi thiu, nhạt nhẽo, nhổ đi đã đành. Nhưng thức ăn ngon mà nhổ đi, thì đó là sự phung phí, thiếu tôn trọng không thể chấp nhận được. Và trong sự “học” cũng vậy, bao nhiêu thứ hay người ta nói, mà anh không nhớ, thì có nghĩa là ta lãng phí nguồn lực của chính mình và thiếu tôn trọng cả người nói lẫn người nghe, đó cũng là một dạng của mù học. Đã “Ăn” thì phải “Nuốt” cũng như đã “Học” thì phải “Nhớ” thì cái hay của người nói mới được lưu giữ lại.

    Cuối cùng: Không phải ta lớn lên nhờ những gì ăn vào, mà vì những gì ta tiêu hóa được. Nghĩa là mục đích cuối cùng của Ăn, là để Nuôi người. Học cũng vậy, mục đích cuối cùng của Học không phải là nhồi nhét kiến thức vào đầu, mà là phải dùng được, phải gia tăng giá trị cho mình, gia tăng giá trị cho xã hội, nghĩa là Nuôi đời.

    Cơ thể ta, may thay đã có đầy bộ lọc, lục phủ ngũ tạng đủ cả, để thức ăn đi vào, được nghiền nhỏ, được chuyển hóa, được sàng lọc, được tiêu hóa, được luân chuyển, được đào thải. Còn đầu óc ta, không may mắn như thế, cái việc thu nhận Thông tin đã khó, nghiền ngẫm để nó thành Tri thức còn khó hơn, trải nghiệm và thấu hiểu để thấy nó là Trí tuệ thì cực kỳ khó. Chừng nào ta chưa ứng dụng được những gì đã học, thì nghĩa là chúng ta đang giữ trong đầu toàn thông tin, chứ không phải là tri thức.

    Tóm lại, chỉ có 10 chữ N, nói về cái sự Ăn Học:

    - Ăn: Nấu - Ngậm - Nhai - Nuốt - Nuôi người

    - Học: Nói - Nghe - Nghĩ - Nhớ - Nuôi đời

    Logic của sự Ăn, cũng đúng với logic của sự Học. Có điều, nó không hiển nhiên đúng. Nấu chưa chắc Ngậm, Ngậm chưa chắc Nhai, Nhai chưa chắc Nuốt, Nuốt chưa chắc Nuôi người. Tương tự, Nói chưa chắc Nghe, Nghe chưa chắc Nghĩ, Nghĩ chưa chắc Nhớ, Nhớ chưa chắc đã dùng để Nuôi đời.

    Và hiện tại ai cũng muốn phải cải cách giáo dục, trò muốn các thầy dạy khác, các thầy cũng muốn trò phải học khác. Tốt nhất là tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác. Làm trò tốt phải biết học thế nào, làm thầy tốt phải biết học trò mình học thế nào. Muốn là Thầy tốt trước tiên phải làm Trò tốt. Làm trò tốt sẽ hiểu làm sao để làm Thầy tốt. Cũng như người Nấu cần hiểu khẩu vị người Ăn để nấu cho ngon cho hợp nhưng người Ăn cũng cần phải biết thưởng thức món ăn đó mới thấy được hết cái ngon của món ăn. Học cũng vậy, Hiệu quả học tập là do Thầy biết giảng và trò biết học. Sao cho, Ăn để nuôi người và Học để nuôi đời.

    Nguồn: kynangsong.ning.com

Chia sẻ trang này