1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Nào thì phân tích

    Sáng nay vào vnexpress.net có cái danh sách này, cơ mà nhà cháu đọc xong thấy nó thống kê thiếu thì phải [r23)]

    10 nền kinh tế thảm hại nhất thế giới

    Forbes vừa tổng kết 10 nơi yếu kém nhất trên thế giới trong tổng số 177 nền kinh tế căn cứ vào tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát và cán cân thanh toán trong 3 năm từ 2010 đến 2012.

    1. Madagascar
    GDP bình quân đầu người: 387 USD, lạm phát: 8,5%.
    Giá bán lẻ gạo ở đây đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng hai năm qua, trong khi đó, hàng nghìn người đã bị mất việc làm trong ngành dệt may sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1999, buộc Mỹ phải đưa Madagascar ra khỏi Đạo luật cơ hội và phát triển châu Phi. Đạo luật này cho phép các nước tham gia có quyền ưu tiên tiếp cận thị trường Mỹ. Với tình hình chính trị vẫn còn nhiều bất ổn như hiện giờ, Madagascar có rất ít cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay.

    2. Armenia
    GDP bình quân đầu người là 2.959 USD, lạm phát 7%.
    GDP của nước này đã giảm tới 15% trong năm 2009 và được dự đoán sẽ chỉ phát triển với tốc độ trung bình trong vài năm tới. Cựu thành viên của Liên bang Xô Viết này đang phải vật lộn để theo kịp các nước trên thế giới. GDP của Armenia chỉ bằng gần 1/3 nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Với lạm phát 7%, người dân nước này đang ngày càng nghèo đi một cách nhanh chóng.

    3. Guinea
    GDP bình quân đầu người là 440 USD, lạm phát 17%.
    Quốc gia Tây Phi này nắm giữ một nửa dự trữ bô xít của toàn thế giới, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư sinh lời. Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ, đường sá tồi tàn, đảo chính quân sự năm 2008 và sự bất ổn gây ra bởi thái độ thù địch của chính phủ đối với đầu tư đã làm chậm lại sự phát triển kinh tế nơi đây. Tuy nhiên, việc ông Alpha Conde đắc cử tổng thống năm 2010 đã làm dịu đi phần nào những mối lo ngại đó. Hơn nữa Abu Dhabi và BHP Billiton cũng đang xúc tiến một dự án nhôm trị giá tới 5 tỉ USD tại đây.

    4. Ukraine
    GDP bình quân đầu người là 3.483 USD, lạm phát 10%.
    Từng là thành viên của Liên bang Xô Viết, Ukraine có nguồn tài nguyên đất nông nghiệp và khoáng sản hết sức dồi dào. Lẽ ra Ukraine đã có thể trở thành nền kinh tế hàng đầu châu Âu, thế nhưng, GDP nước này lại còn kém xa so với cả các nước như Serbia hay Bulgaria. Người ta đổ lỗi việc này cho “hệ thống pháp lý phức tạp, điều hành của chính phủ kém, thi hành pháp luật kém và nạn tham nhũng trầm trọng”.

    5. Jamaica
    GDP bình quân đầu người: 5.473 USD, lạm phát 7%.
    Theo World Bank, tỷ lệ nghèo đói tại nước này đã giảm gần một nửa xuống chỉ còn 10% trong những năm gần đây trong khi tỷ lệ biết chữ tăng lên 88%. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã làm GDP của Jamaica giảm 4% trong 2 năm qua và được dự báo sẽ chỉ tăng gần 3% hàng năm cho đến tận năm 2015. Lạm phát cao và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai không có gì biến chuyển càng làm mục tiêu nâng cao mức sống cho người dân nơi đây trở nên xa vời.

    6. Venezuela
    GDP bình quân đầu người là 9.886 USD, lạm phát 32%.
    Điểm nhấn sáng sủa nhất trong bức tranh kinh tế Venezuela chính là thặng dư thanh toán vãng lai nhờ trữ lượng dầu mỏ dồi dào. Thế nhưng lạm phát lên tới 32% và tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở dưới mức trung bình đã làm cho Venezuela góp mặt trong danh sách này.

    7. Kyrgyzstan
    GDP bình quân đầu người là 943 USD, lạm phát 12,6%.
    Nước cộng hòa Trung Á này xếp thứ 164 trên tổng số 178 quốc gia dựa theo chỉ số về mức độ “minh bạch” (Transparency International’s Corruption Perceptions Index) và có tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 11%. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên (trừ dầu mỏ và khí đốt là phải nhập khẩu), nhưng Kyrgyzstan lại gặp rắc rối với việc thu hút đầu tư nước ngoài cho cá dự án khai mỏ và luyện kim.

    8. Swaziland
    GDP bình quân đầu người là 3.109 USD, lạm phát: 7,3%.
    Tốc độ phát triển dân số quá nhanh và thiếu việc làm đã làm cho tỷ lệ nghèo đói của nền kinh tế châu Phi này lên tới hơn 6% dù có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và ngành du lịch phát triển. Swaziland có hơn 30.000 công nhân trong ngành công nghiệp thêu thùa, ngành này vẫn được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ thuế nhập khẩu của Mỹ cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra và đồng rand Nam Phi - đồng tiền mà Swaziland neo vào - tăng giá mạnh.

    9. Nicaragua
    GDP bình quân đầu người là 1.197 USD, lạm phát 9%.
    Nicaragua là quốc gia nghèo thứ nhì ở Tây bán cầu, sau Haiti, với GDP bình quân đầu người chưa bằng một phần ba nước láng giềng El Salvador. Tình trạng mất điện triền miên, thiếu nước và giá năng lượng cao khiến không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà ngay cả người dân nước này cũng cảm thấy ngán ngẩm. Theo số liệu của World Bank, có tới gần một nửa dân số Nicaragua phải sống dưới mức nghèo khổ.

    10. Cộng hòa Hồi giáo Iran
    GDP bình quân đầu người: 5.493 USD, lạm phát 15%.
    Cộng hòa hồi giáo Iran nắm giữ 10% dự trữ dầu mỏ của thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước này lại đang gặp khó khăn do việc kiểm soát nội bộ các ngành kinh tế thiết yếu, các lệnh trừng phạt quốc tế và trình độ quản lý yếu kém. Tốc độ tăng trưởng của Iran chưa bằng 1/3 tốc độ trung bình của toàn thế giới. GDP đầu người đạt 5.493 USD đặt Iran gần như ngang hàng với nước bị chiến tranh tàn phá như Iraq hơn là các nước giàu dự trữ dầu mỏ như Saudi Arabia hay Kuwait.




    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/10-nen-kinh-te-tham-hai-nhat-the-gioi/
  2. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    ...đang đợi bác Lừa bổ sung vào...:))
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc cử tàu ngư chính đến Trường Sa

    Báo chí Trung Quốc hôm qua cho biết một tàu ngư chính nước này đã rời cảng ở tỉnh Hải Nam lên đường đi thực hiện nhiệm vụ mà họ gọi là tuần tra ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

    Tàu này, mang số hiệu 46012, được đưa xuống để thay thế tàu ngư chính số 301, đến khu vực đảo đá ngầm Vành Khăn và sẽ hoạt động ở đó 50 ngày, trên tàu có 22 người, TTXVN dẫn lại tin của Tân Hoa cho hay.
    Theo hãng tin Trung Quốc, đây là lần đầu tiên ngành cá hải dương tỉnh Hải Nam thực hiện tuần ngư chính ở Trường Sa. Ngư chính là một trong năm lực lượng hành pháp bờ biển của Trung Quốc, thuộc dân sự.
  4. ALFA-6

    ALFA-6 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    2
    Nhìn mấy thằng kinh tế thảm hại mà thấy mơ quá!!! Thương cho ai đó quá!!!:-??

    Không tự nhìn lại mình cứ tự sướng kiểu này thì có ngày mất biển đông rồi mất nước các bác a.~X
  5. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    thằng ch ó nào tự sướng, Forbes nó thống kê mà.
  6. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    Ko thấy Việt nam ko có trong danh sách này đừng vội mừng mà VN thuộc nhóm những nền kinh tê siêu lạm phát nhất thế giới cùng nhóm với Zimbabue,SuDan, SOmali.Nền kinh tế vN bây h giống như người bị bệnh ung thư các cơ sở kinh tế nhà nước hay tu nhân đang bị gặm nhấm dần sắp giãy chết hàng loạt .
  7. ALFA-6

    ALFA-6 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    2
    Ai cũng biết vậy, tuy nhiên những chỉ tiêu và thực tế đời sống một số nước trên vượt Vn quá nhiều. Đấy mới thấy tủi đấy bạn.
    Muốn trang bị quân đội, bảo vệ biển đảo phải có tiền và nền quốc phòng tự cung tốt, chúng ta chỉ mơ như : Ukraine
    GDP bình quân đầu người là 3.483 USD, lạm phát 10%. Kế hoạch 2020 theo nghị quyết Đ.ảng XI GDP VN là khoảng 3500 USD (tạm chưa bàn đến lạm phát).

    ~X
  8. phungccuong

    phungccuong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    1
    Chỉ tiêu như vậy là có tính lạm phát ở mức trung bình rồi đó.
    Nếu không tính lạm phát thì mức tăng từ 1000USD/ng lên 3500USD/ng trong 10năm tương đương mức tăng trưởng 15%/năm thì đối với VN chỉ có trong mơ mà thôi.
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    các bác nên chỉnh lái về địa chính trị khu vực đê, lạc rồi ấyb-(. Dàn khoan gần đến rồi ấy, các bác biết chưa[:D]
  10. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Nếu khai chiến trên biển Đông, Hoa lục có thể sẽ thua Việt Nam

    Nếu khai chiến trên biển Đông, Hoa lục có thể sẽ thua Việt Nam Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Hoa Lục trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Hoa Lục gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Hoa Lục chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Hoa Lục cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Hoa Lục còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này. 1- Rào cản chính trị: Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Hoa Lục về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Hoa Lục tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Hoa Lục gọil à Nam Sa). Còn khả năng Hoa Lục và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Hoa Lục áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Hoa Lục tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Hoa Lục sẽ tăng cao. - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Hoa Lục áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển. - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”. - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Hoa Lục xa như vậy, nói là của Hoa Lục thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Hoa Lục áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Hoa Lục, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Hoa Lục. 2- Rào cản về quân sự: Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Hoa Lục với Việt Nam, phía Hoa Lục có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Hoa Lục. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v. - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Hoa Lục tham gia cuộc chiến tranh này thành phần chính sẽ là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang bị máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang bị phi đạn tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Hoa Lục. Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Lục phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị hoả tiễn siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km. Về năng lực phòng không, Hoa Lục và Việt Nam đều được trang bị tên hỏa tiễn đối không “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Hoa Lục là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Hoa Lục) có căn cứ trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế. 3- Rào cản về địa lý: Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Hoa Lục và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân trung tâm của đối phương. Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Hoa Lục kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Không quân Hoa Lục đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%. Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Hoa Lục nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Hoa Lục, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Hoa Lục đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào. 4- Rào cản về chiến thuật: Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Hoa Lục chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại radar trên tàu mặt nước của Hoa Lục và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Hoa Lục. Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Hoa Lục áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Hoa Lục không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết ​

Chia sẻ trang này