1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Battle of the Bulge - Trận chiến trong Thành phố

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 31/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tên sách : Trận chiến trong thành phố

    Tên gọi khác : Canh bạc cuối cùng của Hitler

    Nguyên tác : Battle of the Bulge

    Tác giả: John Toland (1912-2004)

    Người dịch : Hà Thúc Sinh

    Nhà xuất bản Kỷ nguyên mới - 1974

    Số hóa : Huytop


    ……………………………..




    LỜI TÁC GIẢ




    Quyển sách này là một tài liệu lịch sử viết về một cuộc chiến vĩ đại nhất mà quân đội Mỹ từng tham dự.Trận đánh chính yếu duy nhất diễn ra trong một mùa đông có tầm mức tương tự như trận Stalingrad — trên một triệu binh sĩ và hàng ngàn thường dân đã bị cuốn vào trận chiến đó. Khác hẳn với bất cứ một trận chiến nào từng xảy ra trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến, nó là một trận chiến mà Adolf Hitler đã phải tung ra toàn bộ lực lượng của ông, một canh bạc xả láng cuối cùng của cuộc đời ông.

    Những màn đối thoại trong sách này đều có thật và đã được những người trong cuộc, hoặc những người từng được chính tai nghe thấy, thuật lại. Chẳng hạn như câu trả lời một đề nghị kêu gọi đầu hàng do quân Đức gửi tới tướng Mc Auliffe lúc các đơn vị của ông đang bị vây hãm tại Bastogne ; câu trả lời này tôi đã được nghe đến năm nhân chứng kể lại dù có nhiều người nghi ngờ bản văn phúc đáp của tướng Mc Auliffe đã bị cắt xén để trừ có một chữ duy nhất là : CON TIỀU!

    Tôi đã thu thập tài liệu về trận đánh trong khu vực Bulge này suốt hai năm trời ; đã phỏng vấn hàng ngàn người trên mười quốc gia khác nhau.

    Tôi đã phải lặn lội qua nhiều dặm đường trong vùng Ardennes để làm quen với khung cảnh chiến trường xưa. Tôi đã ngủ dưới các hố cá nhân, trong các căn hầm. Tôi đã theo dõi dấu vết của trận đánh và những cuộc thảm sát qua lời kể lại của các nhân chứng. Nhiều khi, rất tình cờ, tôi đã được các thị dân sống tại Luxembourg và Belgium diễn tả lại cho nghe tất cả những gì đã xẩy ra từ nhiều năm tháng cũ một cách rất trung thực.

    Cuốn sách này, tuy vậy, hẳn không xuất hiện nổi nếu như tôi đã không được sự tận tình giúp đỡ của Bộ Lục Quân và Không quân Hoa Kỳ. Họ đã cho tôi xem tất cả các tài liệu và giúp tôi tất cả các dữ kiện liên quan tới các trận đánh trong vùng Bulge với không một đòi hỏi hoặc một cấm đoán nào. Điều duy nhất mà họ yêu cầu là : Tôi hãy nói lên sự thật...



    John Toland
    DepTraiDeu, anheoinwater, maseo6 người khác thích bài này.
  2. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Nghe giới thiệu hấp dẫn quá đi mất, nhanh nhanh nhé lão
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    PHẦN I : CHIẾN TUYẾN OAN HỒN

    Ngày 15/12/1944




    1




    Ngày 15 tháng Chạp năm 1944, trời lạnh và yên tĩnh trên suốt mặt trận Ardennes.

    Lúc 10 giờ tối, quân Mỹ đóng tại Echternach, một thị trấn thời trung cổ trong vùng Grand Duchy thuộc Luxembourg đã yên giấc hay sắp đi ngủ trong các căn nhà quý phái có gác thượng và mái có cửa sổ.Họ không thấy dấu hiệu nào chứng tỏ có sự hoạt động của bọn lính Đức từ trên tu viện chót vót nhìn xuổng vị trí của họ qua dòng sông Sauer nhỏ hẹp chảy xiết.

    Kể từ tháng Chín, khi người Mỹ đã giải phóng Luxembourg sau một cuộc tiến quân như vũ bão xuyên qua nưởc Pháp. Dân số 3300 người của thị trấn này đã vào sống trong các khu di tản đàng sau các ngọn đồi về hướng tây. Thị trấn Echternach có hình mũi neo nằm về hướng nam của mặt trận Ardennes do một đại đội Mỹ trấn giữ. Và vào lúc 10 giờ 30 tối, chỉ còn ít người thức, hầu hết đều đã yên giấc.

    Mặt trận chạy ngoằn ngèo 85 dặm qua một địa thế giống như vùng Berkshires và Green Mountaine do sáu sư đoàn Mỹ trấn giữ. Ba trong sáu sư đoàn này mới được thành lập được gửi tới đây để cho binh sĩ quen với không khí chiến trường — cuộc thử lửa nhẹ trưởc khi đưa họ đến một nơi có đụng độ lớn. Còn ba sư đoàn kia thì mệt mỏi và mất hồn sau các trận đánh, được gửi đến đây đế dưỡng quân và tái huấn luyện.

    Vì sao mặt trận Ardennes được gọi là «Chiến tuyến oan hồn?».Vì nó là một vùng yên tĩnh, lạnh lẽo : nơi pháo binh phần lớn chỉ khai hỏa cho có lệ và các toán tuần tiểu len lỏi vào các tuyến của địch chỉ là để duy trì cuộc thực tập. Nằm trong tầm súng của mỗi bên, lính thám sát Đức nhìn rõ cảnh lính Mỹ ăn uống và lính thám sát Mỹ thì nhìn các bà đi ra đi vào lúc trời nhá nhem và lén chui vào trong các pháo tháp đặt trên phòng tuyến Siegfried. Hơn hai tháng nay, cả hai bên đều án binh bất động. Họ chỉ dòm ngó nhau và tránh đụng chạm.

    Mặt trận từ thị trấn Echternach chạy dài lên hướng bắc dọc theo dòng sông Saeur ngoằn ngoèo. Các tuyến của quân Mỹ với những ngọn đồi nhấp nhô do Sư đoàn 4 trấn giữ, tháng trước đã nướng hết 7500 quân trong một trận đánh ngắn ngủi nhưng ác liệt trong khu rừng Hurtgen (1). Thành lũy của lính Đức bên kia sông — như bờ biển dốc đứng nối tiếp — che khuất các vị trí tiền phương của phòng tuyến Siegfried (Đức).

    Sư đoàn 9 Thiết giáp kiểm soát một khu vực khoảng năm dặm về hướng bắc của thị trấn Echternach. Từ bên Âu Châu mới sang, sư đoàn này đã có mặt tại vị trí vừa được một tuần. Thực ra, trận tuyến chỉ có một đơn vị tác chiến tương đương với một trung đoàn bộ binh : hai đơn vị còn lại của Sư đoàn được đặt làm trừ bị cách 50 dặm về hướng Bắc.

    Lúc mười giờ tổi, trời đang mưa phùn trên chỗ đóng quân của Sư đoàn 9 Thiết giáp,Trung úy Clifford Penrose đã viết thư về cho vợ : «Anh đang sống trong một căn hầm trú ẩn và tối nay thì cái hầm phải gió bắt đầu dột rồi. Song em đừng để vài giọt mưa đó làm em lo âu, chúng không phải la-ve đâu (2). Tụi anh ăn cơm tối nay với món Spam. Sau đó anh nhận được gói quà của em. Cám ơn em nhiều, song lần sau thì chớ gửi Spam nữa nhé».

    Phía sau sáu dặm chỗ dòng sông Our từ hướng Bắc chảy vào dòng Saeur là vùng trách nhiệm của Sư đoàn 28 Cựu chiến binh. Sư đoàn này cũng đã chịu tổn thất nặng nề trong trận đánh tại khu rừng Hurtgen.

    Mặt trận trải dài dọc theo sông Our về hướng Bắc. Dòng sông chảy xiết này chỉ rộng có 50 bộ song hai bên bờ dốc đứng của nó cũng làm giới hạn xe cộ vượt qua tại một vài nơi. Một trong những chỗ qua sông, bên trên chỗ hội lưu của sông Our và Saeur, nằm ngay tại Vianden. Chiến lũy này, nhiều thế kỷ trước đã chặn bước quân thù của Vianden, hiện giờ là một đồn quan sát của 80 binh sĩ Mỹ.

    Lúc 11 giờ tối, hầu hết các binh sĩ trong đồnquan sát Vianđen đã yên giấc. Nhưng trong phòng khách của khách sạn Heintz, trên cái bàn đã từng phục vụ hoàng gia, các vị tổng trưởng và các nhà văn cỡ lớn, một toán lính Mỹ đang ráp một chiếc thuyền và kể chuyện về một tên trung sĩ Đức cụt tay đã bị bắt hồi tờ mờ đêm qua ở bên kia sông. Từ lúc bị bắt trở đi, tên tù binh cứ mãi la hoảng «Tối nay lính Đức tới. Tối nay lính Đức tới ». Hắn ta van xin họ bỏ chạy vê hướng Tây và hãy mang hắn theo.

    Xa xa về hướng Bắc chừng 15 dặm, mặt trận băng ngang qua sông Our, lẫn qua phòng tuyến Siegfried sâu vào nước Đức. Từ chỗ lấn này, các vị trí của Sư đoàn 28 chạy dài đến 7, 8 dặm về phía Tây. Kế đến là Sư đoàn 106 — biệt hiệu là Sư đoàn Sư tử vàng — đóng quân phòng thủ.

    Sư đoàn này không phải chỉ là sư đoàn mới nhất trong mặt trận Ardennes mà nó còn là một sư đoàn Đồng minh mới nhất trên bất kỳ mật trận nào. Binh sĩ của sư đoàn chỉ mới được vận chuyển đến hai ngày trước trên các cỗ xe mui trần chạy xuyên nước Pháp, Belgium dưới cơn mưa lạnh lẽo khiến họ trông ướt át và rất thiểu não. Liền đó, vài sự khích lệ đã được đem lại cho họ. Khi họ vào thế chỗ Sư đoàn 2, các anh chàng lính cựu sành sỏi chiến trường cùa sư đoàn này đã la to : «Các anh thật may mắn ! Các anh đang vào một trại dưỡng quân».Một vị trung đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 2 đã tâm sự với một vị trung đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 106 : «Ở đây yên tĩnh lắm và các lính của ông sẽ được tự do lè phè».

    Lúc này thì các anh lính trẻ mới đến — họ là những tân binh quân dịch thuộc lứa 18 tuổi đầu tiên — xem ra lại có vẻ tự mãn hơn cả lính cựu và chắc họ không tự mãn được lâu.

    Binh nhất Joe Schectman, 18 tuổi, viết thư về cho cha mẹ ở Plymouth, tiểu bang Pensylvania «Ba mẹ không thể ngờ thằng con bé bỏng của ba mẹ lại đi xa như thế này, phải không ? Chúng con sống thoải mái và yên ốn như ở bên Anh. Dĩ nhiên là con không biết con sẽ được sống trong thiên đường này bao lâu. Ở đây lâu chừng nào con sẽ an toàn chừng đó».

    ........................

    (1).Các bác xem Topic Khu rừng đẫm máu – Trận Hurgen Tháng 9/1944 – 1/1945 do bác Ngthi 96 dịch nhé. Link :
    http://ttvnol.com/threads/khu-rung-dam-mau-tran-hurtgen-9-1944-1-1945.1384690/


    (2).Tức là bia BGI – trước năm 1975. Nói thì là bia La-de nhưng viết là La-ve. Các bác xem lịch sử bia này qua link :
    https://www.facebook.com/honngocviendong.vn/photos/?tab=album&album_id=168453463306258
    DepTraiDeu, gaume1, hk1113333 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Và cách anh ta ít dặm về hướng Bắc, trung úy Alan Jones Jr, sĩ quan tham mưu trung đoàn, đang đứng trong công sự mơ màng nhìn ra ngoài. Anh ta không thấy gì ngoài một cảnh đặc biệt Giáng sinh in trong thiếp: những cây tuyết cao hai bộ tuyết phủ đầy những cây tùng. Trong cõi trầm lặng này, anh đang du hồn về với người vợ tên là Lynn ở Washington D.C. Nàng sắp sinh đứa con đầu lòng của họ.

    Cái cảm giác yên tĩnh của trung úy Jones đã không được thân phụ anh, thiếu tướng Alan Jones, Tư lệnh Sư doàn 106, chia sẻ. Hôm đó,ông đến chiến tuyến và tán chuyện gẫu với con trai ông. Trông thấy khẩu súng ngắn 32 ly của bố, Trung úy Jones đã bông đùa :«Con có thể sử dụng khẩu súng đó, bố ạ ».

    «Thiệt tình bố muốn cho con khẩu súng, song bổ còn cần tới nó nhiều».

    Giọng nói của thiếu tướng Jones cũng có vẻ bông đùa như của người con, nhưng trong thâm tâm ông ta cực kỳ lo lắng. Ông đã lo ngại ngay từ lúc đầu khi nhìn vào bản đồ tình thế. Toàn bộ sư đoàn của ông nằm trơ trụi trên một chỗ đất lồi ra ăn sâu vào phòng tuyến Siegfried sáu dặm. Khu đất này được mệnh danh là Schnee Eifel; một vùng đồi cây lởm chởm, những cánh đồng nhấp nhô và những con suối ngoằn ngoèo, với những thôn xóm thưa thớt nằm chơ vơ trên các đỉnh đồi trọc hay nằm ẩn trong các thung lũng sâu. Suốt vùng Schnee Eifel, chạy dài hàng dặm, những công sự bẫy chiến xa bằng bê-tông của Hitler gọi là «Răng Rồng»và hàng trăm pháo tháp được ngụy trang khéo léo.

    Ngay khi đến chiếm vị trí, lệnh của ông ban ra là : «Người chơi người, súng chơi súng». Thiếu tướng Jones đã quả quyết rằng toàn bộ khu đất nhô ra này có thể dễ dàng bị cắt ngang. Quá nhiều vị trí phòng thủ của ông bị đặt trong các thung lũng, trong các thôn xóm, và địa thế phòng thủ của ông bị trống trải, có thể bị tấn công từ mọi phía và từ trên cao xuống.

    Nhưng các tướng Hodges, Bradlay và Eishenhower quả quyết rằng ngón tay đâm sâu vào phòng tuyển Siegfried này sẽ là một đầu cầu lợi hại khi tấn công vào nước Đức. Sự thật thì khu đất đó có thể bị đánh bật, nhưng đó chỉ là một mối nguy hại nhỏ nhoi.

    Tướng Jones cũng còn lo ngại đến một thung lũng dài chật hẹp nằm ngay về hướng Bắc của vùng Schnee Eifel. Thung lũng nay là một hành lang rộng bảy dặm chạy từ Đức qua Belgium. Hành lang này được mệnh danh là lỗ hổng Losheim.

    Ngay đến cái tên đã gợi lên nỗi nguy hiểm ; vì lỗ hổng Losheimlà một cửa vào lâu đời đi từ đông sang tây mà qua lối này, các đạo quân xâm lăng của Đức đã tuôn vào Bỉ trong các năm 1870,1914 và 1940. Mặc dù với một kẻ có đầu óc bình thường, thì nhẩt định không ai tin rằng quân Đức sẽ thử thêm một lần thứ tư. Nhưng tướng Jones vẫn thẩy lo ngại. Nếu quân Đức tràn vào, binh sĩ của ông đóng trên vùng Schnee Eifel sẽ bị lùa vào rọ hết.

    Trừ một vùng cách hai dặm về hướng cực bắc, còn thì toàn thể hành lang lỗ hổng Losheim dài 70 dặm đều nằm trong vòng kiểm soát của ông. Hơn nữa, một khoảng năm dặm thuộc vùng trách nhiệm của ông do một đơn vị mà ông chưa hề giáp mặt, trấn giữ. Đó là Trung đoàn 14 Kỵ binh, sở dĩ Trung đoàn này trực thuộc quyền của tướngJones là vì nó được Sư đoàn 11 trước đây chiếm giữ Schnee Eifel bàn giao lại. Đến lúc này, ngay các sĩ quan của ông cũng không có thì giờ đi thăm nom các vị trí của họ tại lỗ hổng Losheim nữa !

    Trong một ngôi nhà nằm tại nơi ven làng nhỏ bé Krewinkel về hướng tây, trung sĩ John Banister thuộc Trung đoàn 14 Kỵ binh đang say sưa ngủ với trung đội của anh. Mới ngày hôm trước trong Iúc đi tuần tiễu, anh đã trông thấy 50 lính Đức đang kéo một cỗ xe trượt tuyết vào trong một ngôi nhà bỏ hoang. Báo cáo của anh về sự tập trung người và dụng cụ này đã được gửi qua hệ thống liên lạc của quân đội lên các cấp cao hơn và rồi anh không được nghe nói gì đến chuyện này nữa. Nhưng đến nửa đêm 15 tháng Chạp, trung sĩ Banister tự động bò ra khỏi giường, bước đến cửa sổ và sợ hãi nhìn về hướng ngôi nhà phía tây.

    Bên ngoài khu vực của Trung đoàn 14 Kỵ binh, mặt trận lại trải dài lên hướng bắc. Một khu vực hai dặm không có lấy một chiến xa hay một công sự chiến đấu nào. Khu vực này ít được tuần tiễu đến nỗi các lính Đức đi phép thường nghênh ngang băng qua phòng tuyến Mỹ để về thăm gia đình. Và chỗ trũng hai dặm này là một khu vực quan yếu của hành lang Losheim.

    Cửa ngõ giữa Đức và Belgium, dù không rộng mở, đúng là một kẽ hở hấp dẫn — chỉ 900 kỵ binh, yếu kém về huấn luyện và quân dụng được đem dùng cho một công cuộc phòng thủ với nhiệm vụ bảo vệ một cửa ngõ quan trọng dẫn vào Ắu Châu.

    Sự kiện có tầm nguy hiểm tương tự là ngay tại địa điểm trọng yếu này, chỗ cuối và bắt đầu các phòng tuyến của Thiếu tướng Troy Middleton, Tư lệnh Quân đoàn VIII — gồm có các Sư đoàn 4 Thiết giáp, 28 và 106 Bộ binh. Như mọi nhà quân sự đều biết ; biên giới giữa các quân đoàn rất yếu. Mặc dù hai binh sĩ có thể bắt tay nhau ngang ranh giới này nhưng hệ thống chỉ huy lại cách xa họ hàng trăm dặm.

    Phòng tuyến thuộc Quân đoàn V của tướng Gerow bắt đầu với Sư đoàn 99 Bộ binh, một Sư đoàn cũng mới được thành lập như Sư đoàn 106 đóng bên cạnh họ. Đối với các binh sĩ của Sư đoàn 99, họ đã ở Ardennes một tháng nhưng chưa được đụng độ trận nào cho ratrò, thành thử họ đang rơi vào tình trạng được voi đòi tiên. Họ không phiền vì nỗi quạnh quẽ song cứ phải ngủ tại hố cá nhân dài dài và mấy ngày qua không được ăn thức ăn nóng. Lúc này họ phải dùng đến những thỏi chocolate khó nuốt, thỉnh thoảng được gọi đùa là «vũ khi bí mật của Hitler».

    Lên hướng bắc, cuối phòng tuyến của sư đoàn 99, một cuộc chuyển quân rất lộn xộn đang diễn ra : Sư đoàn 2 vừa từ khoảng đất lồi ra thuộc vùng Schnee Eifel di chuyển đến, đang tấn công xuyên phòng tuyến của sư đoàn 99 trong một hành lang hẹp hai dặm. Ba ngày qua, sư đoàn 2 đã cố phá một lỗ hổng trong phòng tuyến Siegfried ; chọc thủng và chĩa mũi dùi về hướng bắc tới bãi lầy Roer. Những bãi lầy này là một mối đe dọa cho toàn thể cuộc tiến quân vào thung lũng Roer của Đồng minh nên phải được chiếm giữ trước khi cuộc tấn công chính khởi sự. Vì nếu các cửa khẩu bị địch khai mở, đạo quân tiền phong sẽ bị ngập nước và bị cắt ngang vởi hậu cứ.

    Lúc nửa khuya, binh sỹ của sư đoàn 2 phải dừng lại trước Wahlerscheid, một ngã tư đông đúc. Trong lúc chờ đợi, Trung úy Jesse Morrow bèn chuyện vãn cho qua thời gian với Đại úy Fred Aringdale. Đó là một câu chuyện tầm phào, nhưng bỗng Aringdale nói :

    - Morrow ! Anh biết không, số tôi sẽ thăng vào ngày mai...
    - Đùa thế không tốt đâu !
    - Tôi đang thắc mắc xem ai là kẻ định đoạt không cho tôi sống đến năm 30 tuổi ?.


    Câu nói cùa Aringdale hẳn đã làm cho Trung úy Morrow ớn lạnh.

    Hướng bắc hành lang tấn công của sư đoàn 2 là phòng tuyến tiếp nổi của sư đoàn 90 Bộ binh. Phòng tuyến trải ra xa thêm ít dặm đến thị trấn biên giới có tính cách lịch sử của Đức : thị trấn Monschau. Thị trấn này nằm ẩn mình trong một thung lũng quanh co nhỏ hẹp giữa các ngọn núi đầy rừng rậm.

    Suốt chiến tuyến Oan hồn không đâu có được cảm giác thoải mái tin tưởng một cách mạnh mẽ bằng ở thị trấn Monschau, chặng chót nằm về hướng bắc chừng 85 dặm ngoằn ngoèo bên trên thị trấn Echternach. Người ta đồn là Hitler đã từng cưỡi xe đạp qua các con đường lát đá cuội và dừng lại chiêm ngưỡng những tòa nhà kiến trúc kiểu Rococo của thị trấn ; rằng chính Hitler đã ra lệnh phải chăm nom thị trấn như một viện bảo tàng và phải giữ cho nó tránh khỏi những tàn phá của cuộc chiến tranh. Không được để một viên đại bác Đức nào rơi vào thị trấn Monschau trong bất kỳ trường hợp nào.

    Biết được yếu điểm đó, toán ky binh Mỹ đóng trong thị trấn đã phê tối đa và đánh những giấc ngủ ngon lành trên những chiếc giường bọc lông thú dầy cộm. Đối với họ, hôm nay sẽ giống như ngày hôm qua — thoải mái, yên tĩnh trong một chút lạnh lẽo.

    Dọc theo chiến tuyến Oan hồn từ Echternach tới Monschau. 75.000 quân Mỹ không chú tâm gì đến nửa khuya ngày 15 thángChạp. Nếu có ít người tỏ ra băn khoăn thì họ cũng chỉ nghĩ rằng họ đã sống qua một ngày để tới gần hơn nữa với một lễ Giáng sinh xa nhà….
    DepTraiDeu, gaume1, caonam_vOz3 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    2.





    Phía sau phòng tuyến, các trại dưỡng quân và bộ tư lệnh sư đoàn trông tựa như những chỗ đóng quân ở bên Mỹ. Năm dặm sau hành lang lỗ hổng Losheim trong ngôi làng Honsfeld, thuộc Begium, tối hôm đó có chiếu phim cho binh sĩ xem tại một trại dưỡng quân của Sư đoàn 99. Bộ phận âm thanh bị hư và trong lúc đang sửa chữa, các binh sĩ to tiếng chuyện trò. Lát sau, khi họ đã kéo vào đầy trong hội trường giải trí thì một nguồn tin sốt dẻo lan ra khắp nơi : cô đào Marlene Dietrich sẽ đến trình diễn văn nghệ vào sáng hôm sau. Tuy nhiên ngay sau dó, các binh sĩ đã được lệnh phải trở ra mặt trận lúc tám giờ sáng. Nhưng, họ vẫn tìm cách làm trì trệ giờ ra đi cho đến trưa.

    Ba mươi dặm phía sau hành lang lỗ hổng Losheim trong thung lũng Vielsalm, thuộc Belgium, phân nửa quân số trừ bị của Trung đoàn 14 Kỵ binh đang xem một chương trình văn nghệ của USO. Binh sĩ thích thú ngồi xem cho hểt chương trình văn nghệ. Ngay đến các diễn viên cũng vừa ăn bánh vừa hát hò cùng một lúc. Những mối bận tâm chính của các chú GI là thức ăn và thư từ bên nhà gửi sang ; các sĩ quan thì quan tâm đến thức ăn, thư từ bên nhà và khẩu phần rượu.

    Phía sau mặt trận nửa đoạn đường, tướng Alan Jones, Tư lệnh Sư đoàn 106 đang ngồi trên bàn giấy của ông đặt tại một ngôi trường xây bằng đá trong thị trẩn St. Vith tối tăm thuộc Belgium. Ông tướng này có tật lo xa ; cả đến thị trấn St. Vith cũng không làm cho ông yên tâm. Thị trấn này không có cái vẻ đẹp đẽ như các thị trấn của Luxembourg. Dù nó là nơi có nhiều trục lộ quan trọng, nó vẫn là một nơi xấu xí với những tòa nhà bằng đả lộn xộn và thiếu vẻ trang trí. Trên cửa sổ các cửa tiệm có kẻ chữ Đức ; mọi vật, cả đến giáo đường đều có vẻ kỳ dị, phản mỹ thuật.

    Vào thế kỷ trước đây, toàn thể khu vực xung quanh thị trấn đã bốn phen đổi chủ. Phân nửa thị trấn nghĩ rằng họ là người Belgium, phân nửa kia là dân Đức. Láng giềng ngờ vực lẫn nhau. Kết quả tạo ra cho nó một bầu không khí nghi kỵ và xa lạ — nửa thân mật, nửa cau có — bao trùm bên trên Bộ tư lệnh của tướng Jones.


    Trọn đêm đó ông đã nhận được các báo cáo tình hình yên tĩnh từ mặt trận gửi về. Nhưng hai đêm trước đó, tình hình đã không được yên tĩnh như thế. Bên kia phòng tuyến của địch, tiếng động cơ nồ ì ầm nghe rõ ràng. Tướng Jones đã mau lẹ báo cáo «Sự vận chuyển rầm rộ của thiết giáp» lên vị chỉ huy trực tiếp cao cấp của ông là tướng Troy Midleton, tư lệnh Quân đoàn VIII. Bộ tham mưu của tướng Midleton đã chỉ bật cười. Một vị sĩ quan quân đoàn rầy rà rằng : «Đừng có cuống lên như thế. Chỉ có chuyện tụi Đức đang chạy đĩa nhạc để hù các anh là những người mới đến đó thôi».

    Không phải chỉ có bấy nhiêu. Hai đám cháy mới xảy ra do sự bất cẩn không tuân hành lệnh của tướng Jones ban ra, đã thiêu hủy bộ chỉ huy của một trung đoàn và một ban Quân Xa cấp tiểu đoàn. Hai khu vực cháy bùng làm thành hai mục tiêu ngon lành cho đại pháo của Đức. Tuy nhiên, đã không có một phát đạn pháo binh nào bắn vào họ. TướngJones lại tỏ ra nghi ngờ. Những tay kinh nghiệm hơn thi lại quả quyết đây chỉ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy quân Đức không có nhiều đạn để phí phạm.

    Tướng Jones tự thuyết phục ông rằng, những nỗi sợ sệt của ông là vô căn cứ khi ông đến thăm một chỗ trú quân đặt trong một ngôi nhà gần đó. Đây là lần giáp mặt binh sĩ đầu tiên của ông. Những kẻ mới ra mặt trận lần đầu hiển nhiên là những kẻ sợ sệt. Ngoài rar tướng Jones là người như thế nào để đi hơn thua với các ông tướng già ? Trong thời Đệ nhất thế chiến, ông đã từ đại học Washington vào thẳng quân đội với cấp bậc thiểu úy. Từ đó ông phục vụ quân đội cho đến chửc vụ chỉ huy một sư đoàn mà không cần nhờ tới sự huấn luyện của trường võ bị Westpoint. Ông là vị tướng hoàn toàn trái ngược với loại tướng cỡ Patton. Nhiều binh sĩ dưới quyền của ông chưa hề trông thấy mặt ông, bởi vì ông, hay rủt vào bóng tối để chỉ huy Sư đoàn 106 bằng một phong thái trầm lặng.

    Trên giường, tướng Jones không tài nào chợp được mắt, ông cảm thấy trong thâm tâm có một trách nhiệm đối với từng chiến binh trẻ tuổi đang đứng gác trong vùng Schnee Eifel kia.

    Về phía sau chiến tuyến Oan hồn sáu dặm, hàng trăm binh sĩ cựu chiến binh của Sư đoàn 28 đang lè phè trong trung tâm dưỡng quân Clervaux. Thị trấn nghỉ mát xinh đẹp của Luxembourg này hấp dẫn du khách với những con đường lát đá cuội quanh co, những ngôi nhà có lối kiến trúc lạ và tu viện có tháp hòa với vẻ lãng mạng của những tòa lâu đài xưa cũ mà trước đây, đã có lần do tổ tiên Tống Thống Roosevelt làm chủ.

    Đã có quá nhiều câu chuyện đang được kể về cuộc tập trung đông đảo các lực lượng Đức ở phía sau phòng tuyến Siegfried. Trong vài câu chuyện, thế nào cũng có câu chuyện đúng. Nếu cuộc tấn công xảy ra, thị trấn Clervaux nhỏ nhắn xinh xinh này sẽ nằm trên trục tiến quân của Đức. Nó nằm ngay phía sau khu vực sông Our để dẫn tới Bastogne, thành thử, nó biến thành một bàn đạp trọng yếu của mặt trận Ardennes. Tại sao quân Mỹ lại không có sự báo động nào cả ?

    Thật ra, nếu vài người Mỹ có quyền hạn đã đưa ra những lời báo động, thì lại có một lời giải thích về sự chuyển quân của Đức vào khu vực đó một cách hợp lý. Tướng Troy Midleton đã vừa phóng ra một cuộc tham quan «vịt cao su» không xa thị trấn Clervaux bao nhiêu. Cảc chú GI luống cuống khi thấy các ông tướng ngồi trên xe chạy vòng vòng quanh thôn xóm như đang chọn nơi đặt bản doanh cho sư đoàn nào đó ; đại bác và chiến xa bằng carton đã được rước chạy loanh quanh để ngụy tạo như có một đoàn quân mới đến. Mục đích là nhằm dụ các đơn vị Đức bỏ các khu vực Saar và vùng đầm lầy Roer để kẻo vào mặt trận Ardennes. Hẳn quân Đức đã nuốt phải mồi rồi......
    gaume1, caonam_vOz, tonkin20072 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đêm đó, không có một vị tư lệnh Đồng minh nào thật lòng nghĩ rằng sẽ có một cuộc tấn công qui mô của quân Đức xảy ra. Tuy nhiên tại Bastogne, cách chừng 20 dặm phía tây thị trấn Clervaux, tướng Midleton với Quân đoàn VIII của ông có trách nhiệm với Chiến tuyến Oan hồn, không được yên tâm. Sáng hôm đó có một người đàn bà do Sư đoàn 28 gửi đến ông. Bà ta báo cáo trông thấy ngay đêm hôm có một số lớn quân Đức hiện diện ở đằng sau phòng tuyến Siegfried về phía tây thị trấn Clervaux. Và bà ta nói thêm rằng chiến xa của họ to gấp hai lần chiến xa của Mỹ.

    Tướng Midleton hiểu được rằng nếu một cuộc tấn công thật sự xảy ra, bốn sư đoàn của ông — hai sư đoàn mới toanh cộng với hai sư đoàn mệt mỏi — sẽ khó lòng chống cự nổi. Thế nên, ông đành gửi người đàn bà lên vị sĩ quan cao .cấp của ông là trung tướng Courtney Hodges, Tư lệnh Tập đoàn quân I của Đồng minh.

    Nhưng tại một nơi nghỉ mát nổi tiếng của Belgium ở Spa, Trung tướng Hodges còn quá bận rộn với cuộc tiến quân chậm chạp của ông đánh vào khu vực đầm lầy Roer nên không chú tâm gì mấy. Thật ra, tuần trước vị sĩ quan tình báo của ông là đại tá«Monk» Dickson đã làm mọi người sửng sốt khi tiên đoán là sẽ cuộc tấn công toàn lực của Đức.Và mới vài ngày hôm qua, Dickson đã khó chịu khi tuyên bố rằng cuộc tấn công có thể xảy ra tại một nơi không ai ngờ trước — nơi mà các cuộc tấn công đã diễn ra vào các năm 1870, 1914 và 1940 — đó là Ardennes. Sau đó, trong một cuộc thuyết trình đêm qua, sự nghi ngờ của Dickson đã trở thành một lời như đinh đóng cột, khi ông đập tay lên tấm bản đồ và nói bằng giọng chắc nịch «Tại Ardennes!»

    Ban tham mưu của Trung tướng Hodge khuyên ông đừng quan tâm gì lắm đến lời của Dickson, vị đại tá «Monk»là một kẻ bi quan ; vả lại ông đã làm việc quá sức. Cứ cho ông ba ngày phép ở Paris, ông sẽ đỡ lú lẫn đi.

    Cụm Tập đoàn quân 12, nơi ban lệnh xuống cho tướng Hodges, cũng đã không hài lòng với lời tiên đoán của đại tá Dickson, viên sĩ quan tình báo của Trung Tướng Omar Bradley đưa ra một lời bài bác : «Lúc này chắc chắn sự hao hụt đang dần dần làm lũng đoạn tiềm lực quân sự Đức trên mặt trận miền tây!».

    Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng viễn chinh Đồng minh nhanh chóng về hùa với những lời bài bác Dickson. Phòng 2 của tướng Eisenhower đưa ra một bản báo cáo coi quân Đức, như đã xuống dốc một cách thảm hại...

    Cả đến quân Anh cũng diễu cợt sự sợ hãi về việc quân địch tấn công. Buổi trưa hiếm hoi đó, tướng Montgomery đã nói trắng ra rằng, quân Đức «không thể phóng ra những cuộc những cuộc hành quân qui mô». Thực ra công việc của ông ta buồn tẻ đến nỗi ông hỏi tướng Eisenhower xem liệu có gì khó khăn cho việc về Anh nghỉ ngơi vào tuần tới của ông chăng.

    Thái độ tin tưởng của các cấp trên đã khiển tướng Hodges yên tâm tiếp tục bận bịu với cuộc tấn công do chính ông ta chỉ huy. Tướng Hodges đi ngủ vào lúc giữa khuya, ông chỉ bận tàm đến mỗi một chuyện là lạnh đầu mà thôi.

    Ngay phía sau khúc cuối Chiến tuyến Oan hồn, về phía nam, sĩ quan cao cấp trực tiếp của ông là tướng Omar Bradley đang chuẩn bị đi nghỉ trong khách sạn Alfa tại thành phố Luxembourg. Vào sáng sớm ngày mai, tướng Bradley, chỉ huy các đơn vị tác chiến nhiều hơn bất cứ vị tư lệnh chiến trường nào trong lịch sử Mỹ sẽ đi Versailles để thảo luận vê vấn đề thiếu hụt trầm trọng trong việc bổ sung bộ binh với vị sĩ quan cao cấp là tướng Eisenhower. Ông không tin là có cuộc tấn công nhưng lại khoái nó xảy ra. Ồng đã nói cách đây ít ngày : «Cho chúng đánh thả dàn. Cứ tin đi, chúng càng đánh càng thua đậm».

    Trong câu lạc bộ sỹ quan ở Versailles, các sỹ quan đang trò chuyện về cuộc tấn công của Đồng minh vào vùng Saar và Roer, cùng việc dại dột lôi bộ binh của tướng Mc Arthur đi trong khi nó đang cần cho Á châu hơn. Thiếu tá Glenn Miller cũng có nêu ra vài nhận xét. Ngày hôm đó, một tướng to đầu nổi tiếng đã đáp máy bay rời Anh đi Paris. Ông ta bị trễ mấy tiếngđồng hồ.

    Không xa Câu lạc bộ Sĩ quan bao nhiêu, trong một biệt thự là chỗ cư ngụ của Thổng chế Đức Gerd Von Rundstedt vài tháng trước đây, tướng Eisenhower đang mừng khấp khởi. Vị Tư lệnh tối cao vừa được gắn 5 sao. Tuy nhiên, ông không có thì giờ tổ chức tiệc rửa lon. Ngày mai ông có buổi họp quan trọng với tướng Bradley, và quan trọng nhất là ông đã hứa tham dự lễ cưới của tướng Mickey lấy một nữ quân nhân. Ngày mai sẽ là một ngày bận rộn. Mặt trận Ardennes xóa mờ trong tâm trí của ông.

    Giữa khuya ngày 15 thảng Chạp, các sự kiện đã được thu thập đầy đủ. Báo cáo hoạt động quân sự phía đông thị trán Clervaux ; bản hỏi cung từ của tù binh về một cuộc tấn công lớn ; báo cáo từ chiến tuyến về các cuộc di chuyển rầm rộ của thiết giáp Đức ; cả tài liệu Đức bị tịch thu tiết lộ việc thành lập một quân trường huấn luyện binh sỹ Đức tác chiến bằng phương pháp giả lính Mỹ vượt biên... tất cả những sự kiện này, hay một phần nào đó, đều đã tiết lộ ít nhiều về những gì sắp xảy ra trên mặt trận Ardennes.

    Ai chịu trách nhiệm tình trạng quân sự tại mặt trận Ardennes — các kế hoạch gia bậc thầy như Churchill và Roosevelt cũng như cảc vị tư lênh quân sự — đêm đó đã ngủ say, và yên chí rằng không thể có chuyện quân Đức tấn công.

    Lúc này đã quá khuya tại mặt trận Ardennes. Ngày hôm đó là 16 tháng Chạp 1944. Suốt mặt trận dài 85 dặm hoàn toàn yên tĩnh. Trừ một khu vực ít dặm về hướng tây là đang có một cuộc chuyển quân âm thầm.

    Trên các con đường trải rơm ngăn tiếng động, 250 ngàn quân Đức, 1.900 khẩu trọng pháo và 970 chiến xa cùng đại bác xung phong đang từ từ di chuyển theo hướng tây đến vị trí tấn công cuối cùng. Trong vòng sáu giờ tới đây,cuộc tấn công vĩ đại và bất ngờ nhất chưa từng xảy ra trên mặt trận miền Tây sẽ bắt đầu khởi sự.
    gaume1, hk111333, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    II. KẾ HOẠCH «CANH PHÒNG SÔNG RHINE»
    31 tháng 7 — 15 tháng Chạp 1944



    1.



    Đứng sau cuộc tập trung lực lượng khổng lồ này là một người tên Adolf Hitler.

    Từ ngày 31 tháng 7 năm 1944, khi các tin tức về chi tiết cuộc đổ bộ ở Normandy tại Avranches đến tai Quổc Trưởng, thì điều ông thấy rõ ràng nhất là phải dành lại phần chủ động cho nước Đức. Lúc đầu vì hãy còn run sợ bởi cuộc mưu sát Quốc Trưởng của bá tước Stauffenberg 11 ngày trước, nên ông có vẻ rụng rời. Nhưng ít tuần sau thì ông lạc quan trở lại ; ông bắt đầu lăng xăng hành hạ Bộ Tổng tham mưu của ông.

    Vào ngày 16 tháng 9, sau phiên họp thường nhật tại Dinh Quốc trưởng, ông ra lệnh cho các vị tướng được tin cẩn nhất vào tận phòng riêng để họp thêm phiên họp thứ hai.

    Người đầu tiên bước vào phòng họp là Thống chế Wilhelm Keitel, tư lệnh tối cao các lực lượng Bộ binh Đức ; tháp tùng ông là Trung tướng Allred Jodl, trưởng phòng hành quân. Kế đó là tướng Heinz Guderian, người chỉ huy chiến xa nổi danh, hiện đang làm tư lệnh mặt trận miền Đông và sau chót là tướng Kreipe, đại diện cho thống chế không quân Goering. Các vị tướng này xầm xì với nhau không biết là Hitler sẽ có điều gì mới lạ cho họ đây.

    Cuối cùng, Hitler bước vào và nghiêng người chào, vẻ mặt ông đầy mệt mỏi và lo nghĩ. Đôi mắt xanh của ông ươn ướt, đăm chiêu,cái miệng thì thờ ơ.

    Như thường lệ trong các buổi họp hội đồng cao cấp như thế này, tướng Jold, dù mang chức vụ là phụ tá cho thống chế Keitel nhưng không được Hitler tín nhiệm, bắt đầu nhỏ nhẹ thuyết trình về những sự đổ nát của chiến tranh bằng một lối nói năng khéo léo.

    Về mặt chánh trị, nước Đức quốc xã đã không còn liên minh. Ý đã dứt tình. Nhật thì lịch sự đề nghị Đức nên bắt đầu các cuộc thảo luận đình chiến với Nga ; Rumania và Bungaria đã phản phé theo Nga; Phần Lan thì vừa đoạn giao với Đức.

    Trong khi các tướng lãnh hãy còn báo cáo quân số 10 triệu binh sĩ thì hơn bốn triệu quân đã nướng mất từ khi chiến tranh tái phát, và trong ba tháng vừa qua đã nướng thêm ít nhẩt một triệu hai trăm ngàn binh sĩ – gần phân nửa tại mặt trận miền Tây.

    Về mặt trận, tướng Jodl thuyết trình tiếp bằng một giọng ít lạc quan, rằng cuộc tấn công mùa Hè của quân Nga dường như đang diễn tiến, «Và trên mặt trận miền Tây, chúng ta đang thật sự nghỉ ngơi tại mặt trận Ardennes».

    Nghe đến chữ «Ardennes» Hitler đột nhiên như sống lại ; ông ta khoát tay và kêu to «Tốp !»

    Hai phút yên lặng nặng nề trôi qua, sau đó Hitler cất tiếng : «Tôi có một quyết định quan trọng. Tôi sắp mở cuộc tấn công. Tại đây — tại mặt trận Ardennes !».

    Ông ta đập nắm tay lên tấm bản đồ mở ra trước mặt và tiếp tục : «Vượt sông Meuse và tiến đến Antwerp !». Các vị tướng lãnh đăm đăm nhìn ông. Hai vai ông to ra, đôi mắt sáng ngời ; những vẻ lo lắng và bệnh hoạn đã tan biến. Một lần nữa, ông đã lấy lại được phong độ của một Hitler lỗi lạc năm 1940.




    2.




    Ngày hôm sau, Hitler hối thúc chuẩn bị cho cuộc phản công. Ông ban lệnh thành lập Tập đoàn quân VI Thiết giáp và chỉ định một nhân vật chủ chốt cho kế hoạch : đó là tướng Rudolf Gercke, chỉ huy trưởng quân vận của Bộ binh.

    Ngàv 25 tháng 9, Hitler ra lệnh cho Jodl phác họa một kế hoạch đầy đủ chi tiết cho cuộc tấn công. Ông giao cho thống chể Keitel công việc thẩm định các loại đạn dược và đồ tiếp liệu cần thiết cùng ước tính thời gian gửi đi. Ông cũng ra lệnh rút 5 Sư đoàn thiết giáp từ Mặt trận về để tái huấn luyện và tổ chức lại ở phía tâyCologne. Năm sư đoàn này là xương sườn của cuộc tấn công.

    Vào đầu tháng 10, công việc chuẩn bị hệ thống chuyển vận của tướng Gercker đã được tiến hành tốt đẹp. Viên tướng này đã dành ưu tiên cho côngtác vượt sông Rhine. Trụ cầu và cầu tầu được tăng cường. Đường sắt xe lửa đặt trên cầu, các phà loại to để chở đầu máy xe lửa và chiến xa loại King Tiger nặng 70 tấn. Các nhịp cầu quân sự có kích thước to lớn đặc biệt được chế tạo và được che dấu dọc theo sông Rhine phòng khi sử dụng thay các loại cầu có sẵn bị phi cơ phá sập.

    Các kho dự trữ đặt nằm về phía tây sông Rhine. Tại đày, hàng núi đồ tiếp liệu được canh giữ để chuyển vận đến bờ phía tây. Nhưng công tác quan trọng nhất của tướng Gercker là cho sửa sang toàn diện hệ thống hỏa xa Đức. Công tác khẩn cấp cùng các việc kiểm soát được ban ra. Xe lửa được bọc thép để đảm bảo an toàn, và bố trí hệ thống súng cao xạ phòng không hạng nhẹ để ngăn các oanh tạc cơ không xuống thấp được.

    Ngày 11 tháng 10, tướng Jodl trình lên Hitler bản thảo kế hoạch tấn công Ardennes. Kế hoạch mang tên «Christrose» sử dụng đến ba Tập đoàn quân Thiết giáp : V, VI, VII gồm một quân số là 12 Sư đoàn Thiết giáp và 18 Sư đoàn Bộ binh. Kế hoạch hành quân « Christrose » dựa trên hai luận cứ : yếu tố hoàn toàn bất ngờ và thời tiết bất lợi cho không lực Đồng minh. Kế hoạch quy định việc chọc thủng lực lượng địch trên một mặt trận rộng lớn, vượt sông Meuse vào ngày thứ nhì và tiến đến Antwerp vào ngày thứ bảy. Cuộc hành quân nhằm tiêu diệt hơn 30 sư đoàn Mỹ và Anh quốc.

    Nhằm giữ tuyệt đối bí mật, chỉ có một sổ ít người được thông báo kế hoạch này ; mật mã cho cuộc tấn công do cấp chỉ huy sử dụng và cứ hai tuần đổi một lần. Không có bất kỳ tin tức gì về cuộc tấn công được nói đến qua điện thoại và viễn tín ; các sỹ quan đã tuyên thệ giữ im lặng sẽ được dùng làm sỹ quan tùy phái.

    Nhằm tạo một căn bản vững chắc cho việc đánh lạc hướng địch quân, Thống chế Keitel, vào ngày 12 tháng 10, đã ban hành nhật lệnh gởi toàn thể các tư lệnh trên mặt trận miền Tây, thông báo rằng không thể có một cuộc phản công nào vào lúc này, rằng mọi địa điểm chiến lược còn lại phải được triển khai trong công cuộc phòng thủ to lớn để bảo vệ đất nước.

    Sáng ngày 21 thánh 10, tướng Jodl trình lên Hitler bản kế hoạch đã được tu sửa. Quốc trưởng tỏ ra vui mừng. Ông pha trò và đặt cho kể hoạch một cái tên mới do chính ông nghĩ ra — đó là kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine ».

    Trưa hôm đó, do lệnh của Hitler, một sĩ quan tóc vàng cao lớn trong bộ quân phục thiếu tá SS đến trình diện tại dinh Quốc trưởng. Ông ta là Thiếu tá Otto Skorzeny mà tình báo Anh quốc xem như một người nguy hiểm nhất Âu châu. Thành tích nổi tiếng nhất của ông ta là cướp Mussolini ra khỏi tay Đồng minh. Gần đây nhất, ông ta đã tổ chức bắt cóc con trai thủy sư Đô đốc Horthy và chiếm pháo đài Citadel. Hitler dang rộng đôi tay đón ông với nụ cười rạng rỡ và nói với giọng khen ngợi : «Giỏi lắm, Skorzeny !».

    - «Xin đa tạ Führer».

    - «Anh hãy ngồi xuống và kể cho tôi nghe Cuộc hành quân “Con chuột Mickey”đó đi ».

    Thiếu tá Skorzeny kể lại cuộc bắt cóc con trai Horthy và Quốc trưởng cười luôn miệng. Skorzeny đứng lên định cáo lui. Hitler với giọng hoan hỉ «Anh ở lại đây một chút. Tôi sắp giao cho anh một công tác quan trọng nhất trong đời anh. Tháng Chạp tới quân Đức sẽ mở một cuộc tấn công vĩ đại. Cuộc tấn công quyết định vận mạng nước Đức ».

    Theo lời Hitler, Skorzeny sẽ đảm trách nhiệm vụ huấn luyện những binh sĩ được chọn lựa để giả dạng linh Mỹ. Họ sẽ hoạt động phía sau phòng tuyến của quân Mỹ trong quân phục và xe cộ Mỹ. Họ phải chiếm được các cây cầu trên sông Meuse, loan tin đồn, ban bố lệnh giả, gây xáo trộn và hỗn loạn phía sau phòng tuyến địch.

    -«Tôi cho anh toàn quyền tổ chức lữ đoàn của anh. Cứ làm đi, Trung tá».

    Hitler mỉm cười trước nụ cười không ngớt hé nở trên môi Skorzeny. Ông nói tiếp:

    - «Đúng vậy, tôi đã thăng cấp Trung tá cho anh rồi đấy ».

    Hitler đứng lên và đưa tay chào. «Tôi rất vui mừng khi được nghe những thành quả to lớn của anh».
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    3.






    Sáng hôm sau Thống chế Gerd von Rundstedt, tư lệnh các lực lượng trên bộ tại mặt trận miền tây, và Thống chế Walter Model, vị tướng do chính Hitler chọn để chỉ huy cuộc tấn công, đã nhận được bản sao kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine».

    Thống chế Rundstedt đọc bản kế hoạch với vẻ kinh hoàng và buồn bã lắc đầu. Mặc dù hữu lỹ, kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine» quảl à táo bạo. Ngoài ra kế hoạch này là một tham vọng quá đáng so với các binh sĩ hiện hữu. Vị tướng quí tộc già nua này thảo một bản phản kế hoạch có tên là «Martin».

    Khác với Rundstedt, Thống chế Model xem bản kế hoạch này một cách nhiệt tình bởi ông ta còn trẻ, tráng kiện và nuôi nhiều tham vọng ghê gớm. Cũng như Hitler, ông là một tay cờ bạc có hạng. Sau khi xem hết bản kế hoạch, ông ta lẩm bẩm : «Kế hoạch này không có lấy một chân đứng vững chắc nào cả».Với ý nghĩ đó, Thống chế Model thảo bản phản kế hoạch của ông mang tên «Sương Mùa Thu». Ngày 27 tháng 10, quốc trưởng tiếp thống chế Rundstedt và Model. Ông ngồi nghe tẩt cả mọi lời chống đối kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine». Ông nhẫn nại nghe Runstedt trình bày kế hoạch «Martin», một kế hoạch tấn công của 17 sư đoàn trên một mặt trận dài 20 dặm. Ông đi đi lại lại và nhăn mặt khi Model giải thích kể hoạch «Sương Mùà Thu»,một kế hoạch tấn công với 20 sư đoàn trên một mặt trận dài 40 dặm.

    Ông đã nghe đầy đủ và ra dấu im lặng. Ông hỏi giọng chế nhạo : «Bộ các ông đã quên danh tướng Frederick rồi sao ? Tại Rossbach và Leuten, vị tướng tài ba này đã đánh bại quân thù đông gấp hai lần bằng cách nào? Bằng một cuộc tấn công gan dạ». Ông vung mạnh đôi tay. Tình thế giống như chuyện xưa. Các tướng lãnh của ông không có sáng kiển cho một giải pháp lớn. Ông hỏi:«Tại sao các ông không học sử ?». Theo lời ông giải thích thì Frederick đã dám mạo hiểm và sau đó, như để tưởng thưởng cho sự liều lĩnh của ông, một biến cố lịch sử không thế ngờ trước đã xảy ra: đó là liên quân chống lại Đức đột nhiên tan vỡ. Và Frederick, mà mọi nhà tiên tri đã đoán là sẽ đại bại, đã tiến lên gặt hái cho nước Đức : Một chiến thắng vĩ đại nhất. Hitler nói tiếp «Lịch sử sẽ tái diễn tại mặt trận Ardennes. Nó sẽ là mặt trận Rossbach và Leuten của tôi ! Và kết quả là thêm một biến cố lịch sử không thể ngờ trước sẽ xảy ra :Đồng minh chống lại Đệ tam quổc xã sẽ đột nhiên tan vỡ !».

    Và thế là Hitler đã quyết định dù có sự bất đồng ý kiến của các tướng lãnh. Ngày 17 tháng 11, ông chấp thuận bản kế hoạch và không sửa đổi một điều gì. Đến cái tên của kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine» cũng được y chuẩn....




    4.





    Kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine» tiến hành.

    Các tư lệnh và các tham mưu trưởng cấp quân đoàn được tham gia kế hoạch. Để bảo mật, các tướng lãnh được lệnh vẽ lấy bản đồ của họ ; tự tay làm lấy các việc văn phòng và giữ các tài liệu mật trong người cả ngày lẫn đêm. Các hiệu thính viên gửi công điện mật mã đến các bộ tư lệnh giả, các công điện giả gửi đển các bộ tư lệnh thật, công điện thật được gửi đến cảc bộ tư lệnh cách xa địa điểm cỡ hàng trăm dặm. Tin vịt được loan ra cho các hệ thống cấp thấp hơn, trong quán rượu, nhà hàng để lọt vào tai các tổ chức tình báo của Đồng minh.

    Bây giờ là lúc khởi sự giai đoạn nguy hiểm và khó khăn nhất trong việc chuẩn bị cho kế hoạch. Trong vòng tuần tới, hàng chục ngàn binh sĩ và hàng chục ngàn tấn quân dụng phải được bí mật chở trong đêm tối từ các khu vực tập trung đến các trạm chốt ngay phía sau mặt trận.

    Cuộc chuyển vận vĩ đại diễn ra. Vào đêm mồng 7 tháng chạp, đoàn xe đầu tiên chất đầy binh sĩ và quân dụng đã chạy một mạch đến Ardennes. Vào ba giờ sáng, hàng hóa trên xe đã được bốc xuống xong xuôi và đoàn xe quay đầu chạy trở về sông Rhine. Cuộc chuyển vận hoàn tất trước khi trời sáng và việc chất hàng lên xe lại bắt đầu. Ngày hôm sau diễn ra y như ngày hôm trước và tiếp tục hết ngày nọ sang ngày kia.

    Otto Skorzeny, vị sĩ quan cấp bậc Trung tá mà quyền hạn còn rộng rãi hơn nhiều ông tướng, lúc này đã tiến được phân nửa chương trình huấn luyện giả dạng binh sĩ Mỹ của ông. Các binh sĩ tình nguyện đang tập luyện một cách tốt đẹp. Việc huấn luyện gồm có : học tiếng lóng của Mỹ, các thói quen và tập quán của họ cùng các phương pháp gây khủng khoảng đằng sau phòng tuyển địch.

    Nhưng thêm một toán đặc biệt nữa vừa được thành lập dưới quyền chỉ huy của Trung tá Freidrich August Baron von der Heydte. Là một người trầm tư, trung tá Baron là mẫu người của lớp học tại hậu phương hơn là chiến trường. Thực ra, vào năm 1935, ông đã được tổ chức công pháp quốc tế thân hữu mời dạy tại đại học Columbia, ông từ chối để sau đó trở thành một trong các sĩ quan chỉ huy Dù nổi tiếng.

    Mặc dù có những thắc mắc, kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine» đã kích thích dòng máu võ nghiệp trong con người của von der Heydte. Nhưng khi nghe nói vị chỉ huy trưởng của ông sẽ là tướng Dietrich thì Baron thất đảm kinh hồn. Tướng Dietrich hồi Thế chiến thứ nhất chỉ là một tên trung sĩ và sau chiến tranh ông ta là tên bán thịt hay cãi nhau om sòm ngoài đường phố. Thế rồi, lão đã leo tới chức vụ tư lệnh một sư đoàn. Đối với von der Heydte, ông ta là một tên thất học. Nhưng Hitler vẫn còn trọng vọng bởi ông ta là người đã tiên phong ủng hộ cho tổ chức Quốc xã. Và bây giờ thì tên hàng thịt ở Bavaria đã được chỉ huy một đạo quân to lớn với 9 Sư đoàn.

    Tại Bộ tư lệnh của ông gần Munstereifel, tướng Dietrich, dáng người to lớn với giọng nói cộc cằn, tiếp Trung tá von der Heydte bằng vẻ khinh miệt.

    Ông ta hỏi :

    «Tụi lính dù của anh có thể làm được gì đây ?»

    Von der Heydte tránh hơi thở đầy rượu Whisky của tướng Dietrich, đáp :

    «Bất cứ điều gì hợp lý».

    Dietrich vỗ lên tấm bản đồ trải trên bàn :

    «Được rồi ! Hãy lấy những điểm nhảy của anh có ghi dấu X trên đó !»

    «Vô lý quá !» - Baron đáp.

    Kraemer, sĩ quan tham mưu trưởng của Dietrich vội cướp lời :

    «Thưa, những điểm đảnh dấu X đều là các mục tiêu tấn công cả».

    Tướng Dietrich càu nhàu :

    «Sao anh không báo trước cho tôi biết? Anh có quyền chọn đấy, von der Heydte ».

    Trung tá Baron von der Heydte chọn ngã tư gần Baraque Mitchel trong một vùng đất hoang quạnh quẽ về hướng Bắc Malmédy, thuộc Belgium.

    Tướng Dietrich nói :

    «Nào, anh cứ ra đó mà quấy nhiễu địch quân đi».

    Trung tá Baron cau mày.

    Kraemer ngắt lời «quấy nhiễu địch quân không phải là nhiệm vụ của von der Heydte. Ông đã lộn nó với cuộc hành quân Greif của Trung tá Skorzeny rồi».

    Đến phần bản thảo chi tiết, Trung tá Baron xin được sử dụng chim bồ câu đưa thư trong trường hợp máy truyền tin cùa họ bị vỡ trong lúc nhảy dù.

    TướngDietrich bật cười: « Đừng có ngớ ngẩn ! Chim bồ câu à ! Tôi chỉ huy cả Sư đoàn mà có cần chim bồ câu đâu. Anh phải đủ sức chỉ huy một đám quân nhỏ nhoi mà không cần đến một con thú nào chứ !».

    Cố đè nén vẻ bất mãn, Trung tá Baron trình bày với tướng Dietrich nỗi lo sợ của ông.

    Tướng Dietrich vỗ lên vai vị Trung tá một cách tự nhiên : «Đừng có lo. Cứ tin lời tôi, tôi sẽ gặp lại anh tại Baraque Mitchei ngay buổi trưa của ngày tấn công đầu tiên ».

    Hitler đã không điên khùng gì mà chọn tướng Dietrich. Quốc trưởng biết rõ nhược điểm của ông ta : luôn luôn sai lầm. Nhưng với cái họ Rundstedt, cái tên của Dietrich là một ma lực lôi cuốn binh sĩ. Hitler cũng muốn các chiến thắng của Tập đoàn quân 6 Thiết giáp do một đảng viên Đức quốc xã chính tông gặt hái được.

    Hơn nữa. Hitler thừa biết có một bộ óc đằng sau Dietrich — đó là Tham mưu trưởng Kraemer…
    DepTraiDeu, gaume1, tonkin20072 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    5.





    Đến ngày 11 tháng Chạp, cuộc tập trung quân đã hoàn tất. Quân Đức đã gửi đợt đầu binh sĩ và tiếp liệu đến vùng tấn công nhờ vào phép lạ vận chuyển bằng đường hỏa xa.

    Sáng sớm hôm đó, Hitler di chuyển Bộ Tư lệnh mới của ông tới gần tòa lâu đài thời trung cổ của Ziegenberg để kiểm soát chặt chẽ mọi diễn tiến của cuộc tấn công. Ngày khởi sự cuộc tấn công được ấn định dứt khoát là ngày 16 tháng chạp. Bây giờ chỉ còn có thời tiết thuận lợi cho các hoạt động của phi cơ thì địch mới có thể chặn bước đoàn quân của ông mà thôi.

    Sau đó, ông cho triệu tập các vị tư lệnh sư đoàn có tên tham gia kế hoạch để nghe ông ban huấn thị.

    Khi các vị tư lệnh và ban tham mưn của họ đến, mọi người đều bị các nhân viên mật vụ Gestapo tước súng ngắn và cặp xách tay cùng bị bắt buộc tuyên thệ bằng mạng sống là sẽ không tiết lộ một điều gì mà họ sắp được nghe. Không có vị nào biết được lý do cuộc họp hôm đó ; họ chỉ biết rằng trong nhiều tuần nay nhiều sư đoàn đã và đang được điều động lòng vòng.

    Hitler bước vào phòng thuyết trình với Thống chế Keitel và tướng Jodi đi kè hai bên. Cánh tay trái của Quốc trưởng run run và ông có vẻ mệt mỏi. Nhưng suốt một giờ, ông đã hăng say thuyết giảng lịch sử nước Đức với bậc vĩ nhân Frederick và về đảng quổc xã. Sau đó Hitler giải thích cặn kẽ chi tiết kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine ».

    Khởi sự tẩn công lúc 5 giờ 30 sáng ngày 16 thảng chạp, ba đạo quân khổng lồ sẽ chọc thủng từ thị trấn Monschau tới Echternach trên mặt trận Ardennes. Họ phải vượt sông Meuse giữa Liège và Namur, qua Brusse và tiến đến Antwerp trong vòng một tuần. Quân Đồng minh ở phía tây sẽ không bao giờ khôi phục lại được sau cuộc tấn công bất ngờ này. Chúng sẽ bị đè bẹp và sẽ phải năn nỉ để được đình chiến.

    Các vị tư lệnh sư đoàn lắng nghe tiếng sét ngang tai, đó là ba đạo quân tấn công gồm có : Tập đoàn quân VI thiết giáp do tướng Sepp Dietrich chỉ huy I Tập đoàn quân V thiết giáp do tướng Baron Hasso von Manteuffel chỉ huy và Tập đoàn quân VII gồm phần lớn bộ binh do tướng Ernst Brandenberger cầm đầu.

    Tướng Dietrich được giao trách nhiệm sườn phía bắc và là mũi dùi chính của kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine». Ông cũng có trong tay một số lớn binh sĩ thiện chiển nhất thuộc đạo quân SS để tạo thành một đạo quân dũng mãnh như những đạo quân đã chiến thắng rực rỡ trên mặt trận nước Nga trước đây. Với bốn sư đoàn thiết giáp hùng hậu và năm sư đoàn bộ binh, Tập đoàn quân VI thiết giáp phải tấn công từ thị trấn Monschau đến hành lang lỗ hổng Losheim, cầy nát đỉnh Elsenborn, băng qua sông Meuse và tiến đến Antwerp.

    Về phía Nam bên trái của tướng Dietrich là Tập đoàn quân V thiết giáp do tướng Menteuffel thuộc giòng dõi gia đình một tướng lãnh nổi tiếng của Đức chỉ huy. Là một cựu kỵ binh và là lực sï môn Pentathlon cao hơn hai thước, vị tướng này rất cứng đầu, có một năng lực ghê gớm và một trong số rất ít người dám ra mặt bất đồng ý kiến với Hitler. Vài tháng qua Manteuffel đã rỉ tai Quốc trưởng có lẽ nhiều lần hơn bất kỳ vị tướng chiến trường nào khảc. Và ông ta thỉnh thoảng rỉ tai Quốc trưởng một trong những câu chuyện trái tai do ông thâu thập được. Điều mà không ai dám làm.

    Tướng Menteuffel được giao cho hai mục liêu. Mục tiêu bên phải của ông là tung hai sư đoàn bộ binh bao vây vùng đẩt lồi trong miền Schnee Eifel, dụ Sư đoàn 106 của Hoa kỳ vào bẫy và sau đó chiếm St Vith, trung tâm đường bộ và hỏa xa trọng yếu nhất phía đông Bastogne. Đơn vị còn lại của ông là ba Sư đoàn thiết giáp và hai sư đoàn bộ binh sẽ tiến xuống hướng Nam của vùng Schnee Eifel xuyên qua Luxembourg.

    Tập đoàn quân VII của tướng Brandenberger, đạo quân có nhiệm vụ nhẹ nhàng nhất trong ba đạo quân, sẽ tiến chiếm khu vực Vianden và Echternach để sau đó tiến về phía tây nhằm bảo vệ hông bên trái của tướng Manteuffel. Tướng Brandenberger là một vị chỉ huy kỹ lưỡng, đáng tin cẩn — không những có phong độ của một khoa học gia mà ông còn chỉ huy binh lính của ông y như vậy. Ông có thừa khả năng đảm trách nhiệm vụ. Tuy rằng nhiệm vụ giao cho ông có ít hào quang, nhưng sự thành công của toàn thể cuộc tấn công đều tùy thuộc vào bức tường phòng thủ mà ông có thể dựng lên để chống lại bất cứ cuộc phản công nào của tướng Mỹ Patton tung ra từ phía Nam.

    Buổi thuyết trình chấm dứt. Hitler kết luận :

    «Trận này định đoạt sự sổng còn của chúng ta. Tôi muốn mọi binh sĩ thuộc quyền hăng say chiến đấu và không thương xót gì hết cả. Trận chiến phải được coi là tàn bạo và bất cứ sự đề kháng nào đều phải bị bẻ gãy lập tức bằng cuộc tiến quân khủng khiếp của quân ta. Trong những giờ khắc trầm trọng nhất của đất nước, tôi kỳ vọng mỗi binh sĩ của tôi tỏ ra can đảm. Quân thù phải bị đánh bại ngay lúc này, bằng không, chúng ta sẽ không bao giờ còn có một dịp nào khác để đem lại sự sống còn cho nước Đức của chúng ta nữa».

    Các vị tư lệnh sư đoàn trở về để lên đường tiến đến Ardennes.




    6.




    Tại đó, mọi việc chuẩn bị vào phút cuối đang diễn ra. Hướng di động của thiết giáp đã được tính bởi các chiến xa chạy trên khu vực «bẫy chiến xa Răng Rồng» của phòng tuyến Siegfried. Các con đường lót ván dẫn đến mặt trận đã hoàn tất. Những bó rơm được rải trên đường đế ngăn tiếng động của chiến xa và thiết giáp. Để tiết kiệm xăng và ngăn ngừa tiếng máy xe nổ, đạn dược được chuyển vận đến các doanh trại bằng tay.

    Tại khắp mọi nơi, an ninh được canh phòng tối đa. Cấm xử dụng máy phát thanh và điện thoại dân sự phía sau phòng tuyến để khỏi bị nghe trộm. Mỗi làng có một sĩ quan giả trang. Một toán nhỏ trang bị đặc biệt tuần tiễu xung quanh nhằm chặn bắt mọi di chuyển không cần thiết. Các hoạt động pháo binh và tuần thám được lệnh đình chỉ. Nhằm giảm thiểu nạn đào binh, các binh sĩ đồn trú tại Alsace, Belgium và Luxembourg đã được thuyên chuyển về nội địa và những cuộc điểm danh nghiêm ngặt được bắt đầu một ngày lên tới năm sáu bận. Binh sĩ còn được cấp phát than để sưởi thay củi là thứ dễ bị phát hiện.

    Giai đoan chót của kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine » sắp khởi sự.
    DepTraiDeu, gaume1, tonkin20074 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    7.





    Ngày 13 tháng chạp, báo cáo sau cùng của những người chủ chốt trong kế hoạch «Canh phòng trên sông Rhine» đã gửi về đầy đủ.

    Tướng Jodl báo cáo rằng đã bổ sung 77.000 binh sĩ cho 3 đạo quân. Cuộc tấn công sẽ khởi sự với 20 sư đoàn, nhưng 5 sư đoàn nữa sẽ được tăng cường thêm trong thời gian ngắn.

    Thống chế Keitel báo cáo rằng 3 triệu 17 ngàn ga lông nhiên liệu đã được gửi đến mặt trận, thêm vào đó là 2 triệu 11 ngàn ga lông, đang trên đường đến mặt trận và 792.000 ga lông dự bị. Mỗi chiến xa có đủ nhiên liệu chạy từ 90 đến 100 dặm. Về phần đạn dược, Thống chế Keitel cho biết một số tiếp liệu đủ dùng trong tám ngày — 15.099 tấn — đã có sẵn và đã sẵn sàng được chuyển vận đến vùng sử dụng.

    Tướng Kreipe báo cáo rằng không quân đã tập trung 300 phi cơ gồm gần 80 phản lực cơ mới được chế tạo. Một số phi cơ nữa sẽ tham gia trước khi thời tiết xấu tan biến.

    Đêm hôm đó ba đạo quân Đức bắt đầu xuất quân - di chuyển qua những khu rừng dài 10 dặm, và lặng lẽ tránh địch để tiến đến các mục tiêu tấn công cuối cùng của họ. Các sư đoàn bộ binh di chuyển đến tuyến dừng quân cách mặt trận sáu dặm. Đại bác do ngựa kéo và các khẩu đại bác ngắn nòng được đưa đến cách vị trí đặt súng của họ trong một khu vực năm dặm.

    Đêm hôm sau, trong khi phi cơ Đức bay thấp đề ngăn tiếng động thì các chiến xa và thiết giáp di chuyển cách mặt trận sáu dặm, còn bộ binh bò vào ba dặm. Pháo binh do ngựa và xe bí mật kéo đến các vị trí đặt súng.

    Và rồi sau cùng, vào đêm 15 tháng chạp, hai mươi sư đoàn gồm 250.000 binh sĩ và hàng ngàn máy móc đã hoàn tất cuộc tiến quân của họ đến tuyến xuẩt phát.

    Lúc nửa khuya, mọi binh sĩ Đức tham gia cuộc tấn công được lệnh tập họp tại vị tri xung phong.

    Họ đứng run rẩy nhưng chăm chú nghe các vị sĩ quan đọc một công điện của Thống chế Gred von Rundsted gởi đến :

    «Hỡi các chiến sĩ mặt trận miền Tây ! Giờ phút trọng đại của các bạn đã điểm. Binh đoàn hùng hậu đã khởi sự tấn công chống bọn Anh Mỹ. Tôi không phải nói gì hơn. Các bạn tự nhận thức lấy điều này. Chúng ta đánh bại mọi thứ ! Các bạn đang mang trong người bổn phận cao cả để xả thân hòng thành đạt các mục tiêu phi thường cho Tổ Quốc và cho Quốc Trưởng của chúng ta !».

    Lòng các binh sĩ dâng lên hào khí của những chiến thắng xa xưa. Một lần nữa, họ đang chuẩn bị tấn công. Nước Đức muôn năm !


    Nửa khuya cũng trôi qua sau đó. Đúng ngày 16 tháng Chạp, một sự im lặng hoàn toàn dọc “chiếntuyến Oan hồn” dài 85 dặm.



    III. TẤN CÔNG

    16 tháng Chạp 1944




    1.




    Sáng ngày 16 tháng Chạp, sương mù giăng đầy trong vùng Schnee Eifel. Binh sĩ trungđoàn pháo binh thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 1, đơn vị được mệnh danh là “Con riêng của Hitler”đang tỏ ra thích chí. Lệnh ban ra : «Mọi pháo đội chuẩn bị tác xạ !».

    Trên một con đường gần đó, sư đoàn chiến xa xếp hàng ngang chuẩn bị tấn công trông như một con rồng uốn khúc khổng lồ. Một sĩ quan chỉ huy vẫy chào một quân nhân đang đứng trên pháo tháp của một chiến xa kế bên : «Tạm biệt Trung úy. Hẹn gặp tại nước Mỹ nhé ! ».

    Viên Trung úy phá lên cười.

    Kiểm soát trên kinh trắc viễn một lần chót. Cổ họng khô ran, bàn tay nắm chặt dây cò, mắt dán vào máy nhắm. Nhấp nhô trên tuyến, những cánh tay của các sĩ quan pháo đội trưởng giơ lên.

    Lúc đó là 5 giờ 30 sáng ngày 16 tháng Chạp năm 1944 : «Bắn !»

    Một loạt lửa và khói bùng nổ dọc theo chiến tuyến oan hồn. Trên một khu vực 85 dặm, súng cối nổ vang, hỏa tiễn sẹt khỏi dàn phóng, đại bác 88 ly nổ vang trời. Mặt đất rung động. Tuyết đọng trên các cây tùng lắc lư, hất từng cụm tuyết trắng rơi xuống đất. Hàng trăm chiến xa âm thầm chồm tới, tiếng giây xích nghiến rổn rảng và từ phía sau, tiếng nổ của súng đại bác đặt trên đường xe hỏa nã vào các mục tiêu sau phòng tuyến Mỹ cả dặm đường.

    Trong hố cá nhân gần cuối hướng bắc của mặt trận Ardennes, binh nhì Anthony Thibeau thuộc Sư đoàn 99 thức giấc vì những tiếng đạn bay ào ào trên đầu. Rồi đến tiếng nổ ầm ầm của đạn trái phá và hai giây sau, hai trái đạn súng cối nổ cách đó vài thước. Sau đó đạn trái phá rơi lẫn lộn quá nhanh khiến anh ta rối tinh rối mù.

    Phía sau nửa dặm, các sĩ quan Mỹ đang luýnh quýnh trong bộ quân phục. Trận pháo dữ dội liên hồi khiến họ hoang mang. Theo các báo cáo tình báo thì quân Đức chỉ có hai khẩu pháo do ngựa kéo đặt bên kia khu vực của họ. Viên sĩ quan phụ tá nói : «Chúa ơi ! Chắc họ đang bắt hai con ngựa làm việc cho đến chết mất !».

    Xa hơn nữa, về phía sau, nửa tá binh sĩ đang ngồi nhấm nháp cà phê nơi phòng ăn của Sư đoàn 99 trong khi anh đầu bếp tên Tyger đang trộn bột làm bánh. Đạn trái phá bắt đầu bay veo véo trên đầu. Một chú GI nói :

    «Kệ mẹ tụi nó, mấy bố ơi ! ».

    Một quả đạn trái phá nổ cách đó quãng 100 thước, Tyger ngạc nhiên nói : «Thư đến đó, mấy bồ!».

    Sau đó là một tiếng nổ trên đầu và Tyger bị hất tung lên cao. Trong lúc các binh sĩ khác đang đăm đăm nhìn một lỗ trái phá rơi trong lều.

    Về phía nam hành lang lỗ hổng Losheim, trung sĩ John Banister thuộc Trung đoàn 14 Kỵ binh bước ra khỏi giường, chăm chú nhìn qua màn đêm về phía tây. Chưa có quả đạn nào rơi vào làng Krewinkel, nhưng dân làng bên trái thì đang lãnh đủ. Anh ta nhớ lại căn nhà chứa đầy 50 lính Đức nằm cách chỗ anh nửa dặm. Nếu chúng dùng sức mạnh tấn công, đơn vị của anh sẽ khó lòng mà ngăn chúng được.

    Bên phải vị trí của Banister, trên khu đất lồi của vùng Schnee Eifel, tại Bộ chỉ huy của Trung úy Alan Jones, con trai tư lệnh sư đoàn 106 hết sức rối loạn. Trung úy Jones đã hoàn toàn mất liên lạc vì giây điện thoại bị đứt và các luồng sóng vô tuyến của Mỹ bị quân nhạc Đức xen vào phá rối. Jones biết rằng trận pháo rất nặng nề nhưng số tổn thất vào lúc này chưa nhiều lắm! Và anh ta chỉ biết có từng đó mà thôi.

    Phía nam, giữa phòng tuyến của Sư đoàn 28, pháo binh Đức dập tơi bời vào các làng nhỏ bé nằm dọc con đường trải nhiều lớp đá mang tên «Skyline Drive!»chạy cặp theo sông Our chừng hai dặm về hướng tây. Nhưng lần hồi trận pháo này bắn xa hơn. Vài quả bắt đầu rơi vào những thị trấn nằm phía sau. Clervaux là thị trấn hứng chịu trận pháo nặng nề nhất.

    Tại đây, chàng trai trẻ trong thị trấn tên là Joseph Geiben, người đã trốn khỏi quân Đức sau khi đã bị cưỡng bách làm việc bên Nga, choàng tỉnh giẩc vì những tiếng nổ. Anh ta mặc đồ vào và đánh thức bà mẹ dậy. Bà mẹ càu nhàu. « Ôi chào, tiếng súng của lính Mỹ bắn đấy mà. Thôi vào ngủ lại đi con ».

    Geiben bước xuống tầng dưới. Ngay khi vừa mở cánh cửa chính, anh đã nghe thấy một tiếng gió rít và một cái gì đó rơi xuống đất. Tiếng nổ làm rung chuyển căn nhà, bụi rơi đầy trên người anh. Sau đó, Geiben đứng lên và nhìn chung quanh. Cánh cửa chính bị bể nát, cửa sổ phía trước bay mất. Nhờ vào ánh sáng của căn nhà đang cháy bên kia đường, Geiben nhìn thấy bà mẹ và hai cô em, đôi mắt họ mở to sợ hãi, đang run rẩy bước xuống từng dưới. Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa. Quân Đức đang trở lại.

    Phía nam của Sư đoàn 28, trong các hố cá nhân đào sâu dọc bờ sông Saeur, các tân binh của Sư đoàn 99 Thiết giáp bị cầm chân dưới trận pháo đầu tiên. Trận pháo còn tàn khốc hơn họ tưởng. Làm sao một người có thể sống sót khỏi trận mưa pháo như vậy ?

    Xa hơn vài dặm về phía nam, các vị trí tiền phương của Sư đoàn 4 đang bị nghiền nát ra từng mảnh. Các tiền đồn bên trong và bên ngoài thị trấn Echternach đã bị tiêu diệt và các đường giây điện thoại bị phá hư hết.

    Suốt dọc mặt trận Ardennes, điệu kèn man rợ này đã làm thức tỉnh các binh sĩ Mỹ, Belgium và Luxembourg. Tuy nằm trong tình trạng hoang mang vì các phương tiện truyền tin bị phá hỏng, mỗi toán quân bị cô lập đều nghĩ rằng họ đang bị cày cho nát trước khi địch mở cuộc tấn công.

Chia sẻ trang này