1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Been There-Done That

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi netwalker, 10/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Sau mấy tháng trời tìm kiếm vô vọng hàng Việt nam trên mảnh đất Tây Á này, kết quả chỉ là số không. Hàng rẻ tiền Trung Quốc tràn ngập, hàng điện tử Nhật Bản, thực phẩm nhập từ Dubai, vv... nhưng tuyệt nhiên không có hàng Việt. Người Thái, người Nhật, người Trung Quốc đều có nhà hàng ở Baku, vậy mà nền ẩm thực Việt nam lại không hề có đại diện dù số người Vn từng đến nơi này trong quá khứ không phải là ít. Có lẽ doanh nhân Vn đã bỏ qua cái thị trường nhỏ bé này. Hàng Thái cũng nhiều với đủ loại nước chấm, nào là nước mắm, nước mắm pha ớt tỏi, xì dầu .... với nhãn hiệu Thai''s choice.
    Trong bữa trưa nay, thấy trên bàn ăn có chai tương ớt hình dáng quen quen. Nhìn gần chút nữa thì thấy nhãn hiệu Tâm Tâm, dụi mắt xem cho kỹ sợ hàng Thái lan giả dạng. Nhưng không phải, chính hiệu là hàng Việt Nam đây. Chỉ là một HTX thôi nhưng lại có cả website bằng tiếng Nga mới khiếp chứ. Đây nè http://www.tam-tam.ru
    [​IMG]
    Công nhận là một HTX nhỏ nhưng thật là năng động làm mình vui lên một chút. Sẵn có ớt ăn thêm dĩa nữa.
  2. ceramic

    ceramic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chiều ấy, sau khi đã chén xong mấy đĩa bánh bao trong khu phố cổ Hội An, chúng tôi rong ruổi chạy xe ra biển trong lúc trời đã nhập nhoạng tối. 7h tối, chúng tôi đến nơi, chỉ nghe thấy tiếng sóng biển vỗ rì rào. Bên bờ biển, lập loè những ánh đèn dầu của những gánh hàng rong, đám thanh niên từng tốp, ngồi vây quanh nhậu nhẹt rượu mực, ghẹ luộc. Hai đứa đi vẩn vơ dọc bãi biển, biển sau một đợt bão nên vân còn dư âm, thi thoảng sóng đánh rầm một cái như thể muốn xả cơn giận dỗi. Hai đứa rẽ vào hàng cháo trai của một chị mập mạp, tiếng người miền biển hơi khó nghe nhưng chẳng dấu được vể nhiệt thành với khách. Mỗi đứa làm một bát cháo, một tai nghe sóng biển rì rào, một tai vẫn dỏng lên tiếp chuyện chị . Cậu con trai nhỏ của chị mới chừng 3 tuổi, vậy mà đã theo mẹ đi bán hàng tối, Phía xa, tụi trẻ con đang dậm dịch gõ trống, múa lân. Cũng chỉ độ mươi bữa, nửa tháng nữa là đến rằm trung thu rồi. Tiếng trống rộn ràng trên biển tối, hoà quyện với sóng, với gió, nghe cũng âm âm, vui tai. Chúng lần lượt qua từng gánh hàng rong, múa cho khách ăn quà với hi vọng xin được ít tiền. Thằng bé lớn nhất cũng chỉ độ 8 - 9 tuổi, mấy đứa con trai, con gái lít nhít theo sau. Chúng cũng không quên rẽ qua chỗ chúng tôi ngồi, đúng lúc đấy, hai đứa đang tráng miệng bằng mấy quả lê. Chúng múa xung quanh chiếu, lắc lư cái đầu sư tử,trông cũng ra dáng chuyên nghiệp. Tiền lẻ trong túi không có, chẳng biết làm thế nào để cám ơn tấm thịnh tình của tụi trẻ, chúng tôi mời chú lân và đám lâu nhâu nhưng miếng lê. Xong hết một lượt, thằng bé con 6 tuổi thay ca và tiếp tục múa. Thêm một miếng nữa nhé. Thế là lần lượt những cái đuôi lâu nhâu còn lại cả con gái lẫn con trai thay nhau chui vào múa lân cho tới khi miếng lê cuối cùng cũng không còn nữa. Chúng vẫn cứ múa mãi trong khi lê cũng không còn, tiền lẻ cũng không có mặc dầu 2 đứa chúng tôi nhắn nhủ chúng sang chỗ khác. Cuối cùng thì phải nhờ đến sự viện trợ của chị hàng cháo chúng mới bỏ đi dùm. Cậu con trai của chị ngượng ngùng nép bên mẹ, thì thầm với mẹ chú. Chị đánh tiếng: cô còn miếng lê nào không, cho cháu xin một miếng? Hai đứa nhìn nhau, nhìn đống vỏ lê mà vừa thấy thương cậu bé, vừa ngượng vì mình vô tâm quá, chẳng để ý gì đến bé con của chị cả.....
  3. ceramic

    ceramic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chiều ấy, sau khi đã chén xong mấy đĩa bánh bao trong khu phố cổ Hội An, chúng tôi rong ruổi chạy xe ra biển trong lúc trời đã nhập nhoạng tối. 7h tối, chúng tôi đến nơi, chỉ nghe thấy tiếng sóng biển vỗ rì rào. Bên bờ biển, lập loè những ánh đèn dầu của những gánh hàng rong, đám thanh niên từng tốp, ngồi vây quanh nhậu nhẹt rượu mực, ghẹ luộc. Hai đứa đi vẩn vơ dọc bãi biển, biển sau một đợt bão nên vân còn dư âm, thi thoảng sóng đánh rầm một cái như thể muốn xả cơn giận dỗi. Hai đứa rẽ vào hàng cháo trai của một chị mập mạp, tiếng người miền biển hơi khó nghe nhưng chẳng dấu được vể nhiệt thành với khách. Mỗi đứa làm một bát cháo, một tai nghe sóng biển rì rào, một tai vẫn dỏng lên tiếp chuyện chị . Cậu con trai nhỏ của chị mới chừng 3 tuổi, vậy mà đã theo mẹ đi bán hàng tối, Phía xa, tụi trẻ con đang dậm dịch gõ trống, múa lân. Cũng chỉ độ mươi bữa, nửa tháng nữa là đến rằm trung thu rồi. Tiếng trống rộn ràng trên biển tối, hoà quyện với sóng, với gió, nghe cũng âm âm, vui tai. Chúng lần lượt qua từng gánh hàng rong, múa cho khách ăn quà với hi vọng xin được ít tiền. Thằng bé lớn nhất cũng chỉ độ 8 - 9 tuổi, mấy đứa con trai, con gái lít nhít theo sau. Chúng cũng không quên rẽ qua chỗ chúng tôi ngồi, đúng lúc đấy, hai đứa đang tráng miệng bằng mấy quả lê. Chúng múa xung quanh chiếu, lắc lư cái đầu sư tử,trông cũng ra dáng chuyên nghiệp. Tiền lẻ trong túi không có, chẳng biết làm thế nào để cám ơn tấm thịnh tình của tụi trẻ, chúng tôi mời chú lân và đám lâu nhâu nhưng miếng lê. Xong hết một lượt, thằng bé con 6 tuổi thay ca và tiếp tục múa. Thêm một miếng nữa nhé. Thế là lần lượt những cái đuôi lâu nhâu còn lại cả con gái lẫn con trai thay nhau chui vào múa lân cho tới khi miếng lê cuối cùng cũng không còn nữa. Chúng vẫn cứ múa mãi trong khi lê cũng không còn, tiền lẻ cũng không có mặc dầu 2 đứa chúng tôi nhắn nhủ chúng sang chỗ khác. Cuối cùng thì phải nhờ đến sự viện trợ của chị hàng cháo chúng mới bỏ đi dùm. Cậu con trai của chị ngượng ngùng nép bên mẹ, thì thầm với mẹ chú. Chị đánh tiếng: cô còn miếng lê nào không, cho cháu xin một miếng? Hai đứa nhìn nhau, nhìn đống vỏ lê mà vừa thấy thương cậu bé, vừa ngượng vì mình vô tâm quá, chẳng để ý gì đến bé con của chị cả.....
  4. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    em lại tiếp tục chuyện Đồ Sơn nhé
    Xin được nói một chút về vị trí địa lý của Đồ Sơn, đặc biệt với các bạn ở miền Trung or miền Nam. Giở bản đồ hình chữ S của chúng ta ra, bạn đặt tầm mắt của mình vào thủ đô Hà Nội, liếc ngang sang bên phải, theo chiều ra phía biển và song song với đường vĩ tuyến, bạn sẽ thấy tỉnh Hải Phòng và tiếp đó là Đồ Sơn, một huyện ven biển của Hải Phòng. Nối Hà Nội với Hải Phòng là quốc lộ 5, xưa thì tởn lắm vì đường hẹp, dân đi lại đông, cánh xe tải chạy bạt mạng. Nhưng cách đây chừng mười năm đã xây thành đường cao tốc hai làn xe, vốn ODA của Đài Loan. Đây cũng chính là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam. Và chính vì là đường đầu tiên, nên dân cư quanh đường vẫn còn vô tư lắm. Ví dụ đang đi tự nhiên ngoặt một cái chả thèm xin đường, rồi rơi mũ là dừng lại luôn giữa đường để nhặt... Kết quả năm đầu tiên đưa QL5 vào sử dụng, khoảng vài chục người hy sinh, số bị thương còn cao hơn nhiều. Phải mất vài năm, mọi chuyện mới ổn và mọi người trở nên có ý thức hơn.
    Cũng xin nói một chút về tỉnh Hải Phòng. Có lẽ nhiều người đã nghe tiếng Hải Phòng, là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, là thành phố có nhiều xe mini Nhật nhất, là thành phố ăn chơi nhất, là thành phố có những tay lái xe container cừ khôi nhất.. Hải phòng có đảo Cát Bà, làm nức lòng biết bao đám tây ba lô. Nhưng có lẽ không nhiều người biết về một đặc sản của Hải Phòng, đó là đầu gấu ( sorry mấy bạn trên diễn đàn này là người Hải Phòng nhé).
    Các bạn đọc báo vụ Năm Cam, khởi nguồn là từ việc thanh toán Dung Hà. Chị Dung là người Hải Phòng đấy. Tuy là xã hội đen, nhưng đoạn này tôi rất phục người Hải Phòng. Sống ngang tàng, trọng tình nghĩa, bao bọc bảo vệ nhau. Một anh chị người Hải Phòng có thể xách dao vào giữa chiếu bạc, cướp toàn bộ tiền trong chiếu bạc đó, rồi ra về dù xung quanh cũng toàn cao thủ. Bạn bè anh em của mình nếu có bị thanh toán thì kiểu gì cũng tìm cách trả nợ. Nghe thì hơi khó một tí, nhưng âu cũng là một cách sống.
    Mà thôi lạc đề mất rồi, quay trở lại ban đầu, chuyện bên bàn rượu với X, Y, Z nhé.
  5. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    em lại tiếp tục chuyện Đồ Sơn nhé
    Xin được nói một chút về vị trí địa lý của Đồ Sơn, đặc biệt với các bạn ở miền Trung or miền Nam. Giở bản đồ hình chữ S của chúng ta ra, bạn đặt tầm mắt của mình vào thủ đô Hà Nội, liếc ngang sang bên phải, theo chiều ra phía biển và song song với đường vĩ tuyến, bạn sẽ thấy tỉnh Hải Phòng và tiếp đó là Đồ Sơn, một huyện ven biển của Hải Phòng. Nối Hà Nội với Hải Phòng là quốc lộ 5, xưa thì tởn lắm vì đường hẹp, dân đi lại đông, cánh xe tải chạy bạt mạng. Nhưng cách đây chừng mười năm đã xây thành đường cao tốc hai làn xe, vốn ODA của Đài Loan. Đây cũng chính là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam. Và chính vì là đường đầu tiên, nên dân cư quanh đường vẫn còn vô tư lắm. Ví dụ đang đi tự nhiên ngoặt một cái chả thèm xin đường, rồi rơi mũ là dừng lại luôn giữa đường để nhặt... Kết quả năm đầu tiên đưa QL5 vào sử dụng, khoảng vài chục người hy sinh, số bị thương còn cao hơn nhiều. Phải mất vài năm, mọi chuyện mới ổn và mọi người trở nên có ý thức hơn.
    Cũng xin nói một chút về tỉnh Hải Phòng. Có lẽ nhiều người đã nghe tiếng Hải Phòng, là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, là thành phố có nhiều xe mini Nhật nhất, là thành phố ăn chơi nhất, là thành phố có những tay lái xe container cừ khôi nhất.. Hải phòng có đảo Cát Bà, làm nức lòng biết bao đám tây ba lô. Nhưng có lẽ không nhiều người biết về một đặc sản của Hải Phòng, đó là đầu gấu ( sorry mấy bạn trên diễn đàn này là người Hải Phòng nhé).
    Các bạn đọc báo vụ Năm Cam, khởi nguồn là từ việc thanh toán Dung Hà. Chị Dung là người Hải Phòng đấy. Tuy là xã hội đen, nhưng đoạn này tôi rất phục người Hải Phòng. Sống ngang tàng, trọng tình nghĩa, bao bọc bảo vệ nhau. Một anh chị người Hải Phòng có thể xách dao vào giữa chiếu bạc, cướp toàn bộ tiền trong chiếu bạc đó, rồi ra về dù xung quanh cũng toàn cao thủ. Bạn bè anh em của mình nếu có bị thanh toán thì kiểu gì cũng tìm cách trả nợ. Nghe thì hơi khó một tí, nhưng âu cũng là một cách sống.
    Mà thôi lạc đề mất rồi, quay trở lại ban đầu, chuyện bên bàn rượu với X, Y, Z nhé.
  6. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Chả phải là có nốt ruồi ở chưn hay là ở quanh đâu đấy mới đi nhiều, quan trọng là bạn có thực sự say mê du hí hay không.
    Tớ cũng có nốt ruồi cực xinh ở gót chân, và khi phát hiện ra điều đó thì cái thú đi lại, dịch chuyển đã ngấm sâu trong tâm trí từ bao giờ rồi. Mỗi tội chưa đi được mấy nơi, hic hic
    Có khi phải tạo thêm một em nốt ruồi nữa gót chưn kia cho cân bằng...
  7. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Chả phải là có nốt ruồi ở chưn hay là ở quanh đâu đấy mới đi nhiều, quan trọng là bạn có thực sự say mê du hí hay không.
    Tớ cũng có nốt ruồi cực xinh ở gót chân, và khi phát hiện ra điều đó thì cái thú đi lại, dịch chuyển đã ngấm sâu trong tâm trí từ bao giờ rồi. Mỗi tội chưa đi được mấy nơi, hic hic
    Có khi phải tạo thêm một em nốt ruồi nữa gót chưn kia cho cân bằng...
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hì.....hì,
    Hồi bé tôi cứ học xong là lang thang ngoài đường chơi với lũ trẻ con hàng phố, toàn xui bọn nó nghịch ngợm lung tung. Nhà tôi lại ngay sát đường tàu điện ( bây giờ khôngcòn nữa) thế là rỗi rãi cả lũ trẻ con lại rủ nhau "đu boong" đi lang thang khắp nơi, du lịch thành phố, ngắm vẻ đẹp đời thường từ trên cái tàu điện. Đôi lúc ngồi nhớ lại kỷ niệm tuổi thơ cũng thấy thú vị. Nhiều đứa trẻ con nhà cán bộ gia giáo bị cấm chơi với tôi ( vì tôi là con nhà buôn bán, cha mẹ suốt ngày bị đấu tố trong các buổi họp của phường) nhưng cũng lại rất thích nghe tôi kế chuyện mà tôi nhìn thấy khi ngồi trên tàu điện đi từ trạm xuất phát cho đến bến cuối cùng. Có lần mấy đứa sướng quá muốn đi xem khu Cao Xà Lá ( Cao Su - Xà phòng - Thuốc Lá) mà đọc trong sách giáo khoa thấy tả là khu công nghiệp hiện đại của Việt nam để tiến lên ........XH.....Tôi thì bảo chẳng có gì khác lạ cả, xung quanh toàn đồng không mông quạnh, mấy cái nhà máy trông như mấy khối bê tông xám ngoét, giống nhau, chỉ khác về mùi , khi đi khu Cao su thấy toàn mùi cao su xăm lốp, khi đi qua khu Xà phong thấy toàn mùi sút và bột giặt, khi đi quá khu thuốc lá là thơm nhất toàn mùi thuốc lá . Bọn nó tò mò đi thực tế để kiểm nghiệm ( field trip). Thế là đi cả lũ trẻ con đi chơi từ sáng đến tối mới về, cha mẹ chúng nó đi tìm loạn cả lên, thế là cứ lôi mẹ tôi ra mắng, cuối cùng tôi toàn bị ba tôi đánh đòn vì những tội như vậy. Được cái bù lại, điểm học hành của tôi luôn luôn tốt cho nên mẹ tôi xót con thường hay bênh là " nó có nốt ruồi ở chân thì nó hay đi, hay chạy nhảy lung tung chứ có gì đâu", " trẻ con đứa nào chẳng nghịch" để ba tôi nới tay trừng phạt.
    Đấy câu chuyện nốt ruồi ở chân là như vậy , chẳng qua chỉ là cái cớ mà thôi , kiểu như người Việt Nam hay nói, ăn tim bổ tim, ăn óc bổ óc, nôt ruồi ở miệng hay ăn, v...v Thật ra, không có cơ sở khoa học, chỉ là cách nói thuận miệng mà thôi.
    Chúc các bạn vui!
    P.S. Chưa thấy madam Toet kể chuyện Thailand nhỉ
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hì.....hì,
    Hồi bé tôi cứ học xong là lang thang ngoài đường chơi với lũ trẻ con hàng phố, toàn xui bọn nó nghịch ngợm lung tung. Nhà tôi lại ngay sát đường tàu điện ( bây giờ khôngcòn nữa) thế là rỗi rãi cả lũ trẻ con lại rủ nhau "đu boong" đi lang thang khắp nơi, du lịch thành phố, ngắm vẻ đẹp đời thường từ trên cái tàu điện. Đôi lúc ngồi nhớ lại kỷ niệm tuổi thơ cũng thấy thú vị. Nhiều đứa trẻ con nhà cán bộ gia giáo bị cấm chơi với tôi ( vì tôi là con nhà buôn bán, cha mẹ suốt ngày bị đấu tố trong các buổi họp của phường) nhưng cũng lại rất thích nghe tôi kế chuyện mà tôi nhìn thấy khi ngồi trên tàu điện đi từ trạm xuất phát cho đến bến cuối cùng. Có lần mấy đứa sướng quá muốn đi xem khu Cao Xà Lá ( Cao Su - Xà phòng - Thuốc Lá) mà đọc trong sách giáo khoa thấy tả là khu công nghiệp hiện đại của Việt nam để tiến lên ........XH.....Tôi thì bảo chẳng có gì khác lạ cả, xung quanh toàn đồng không mông quạnh, mấy cái nhà máy trông như mấy khối bê tông xám ngoét, giống nhau, chỉ khác về mùi , khi đi khu Cao su thấy toàn mùi cao su xăm lốp, khi đi qua khu Xà phong thấy toàn mùi sút và bột giặt, khi đi quá khu thuốc lá là thơm nhất toàn mùi thuốc lá . Bọn nó tò mò đi thực tế để kiểm nghiệm ( field trip). Thế là đi cả lũ trẻ con đi chơi từ sáng đến tối mới về, cha mẹ chúng nó đi tìm loạn cả lên, thế là cứ lôi mẹ tôi ra mắng, cuối cùng tôi toàn bị ba tôi đánh đòn vì những tội như vậy. Được cái bù lại, điểm học hành của tôi luôn luôn tốt cho nên mẹ tôi xót con thường hay bênh là " nó có nốt ruồi ở chân thì nó hay đi, hay chạy nhảy lung tung chứ có gì đâu", " trẻ con đứa nào chẳng nghịch" để ba tôi nới tay trừng phạt.
    Đấy câu chuyện nốt ruồi ở chân là như vậy , chẳng qua chỉ là cái cớ mà thôi , kiểu như người Việt Nam hay nói, ăn tim bổ tim, ăn óc bổ óc, nôt ruồi ở miệng hay ăn, v...v Thật ra, không có cơ sở khoa học, chỉ là cách nói thuận miệng mà thôi.
    Chúc các bạn vui!
    P.S. Chưa thấy madam Toet kể chuyện Thailand nhỉ
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Có cái ảnh tàu điện bánh sắt ngày xưa post lên để những bạn nào sinh ra vào thời kỳ phát minh đoạt giải "tàu điện bánh lốp" thay thế bánh sắt hoặc khi Hà Nội không còn đường ray, có thể tưởng tưởng ra cái tàu điện là cái gì. Về phần tàu điện bánh lốp là loại tàu cần có 3 người điều khiển như vậy là tạo công ăn việc làm cho người dân vì tàu bánh sắt chỉ cần 1 người thôi, tàu bánh lốp cần một thằng lái và hai thằng cầm cần, cứ đến lúc tàu vào cua, cần rẽ là hai anh chàng cầm cần dây điện phải chạy xuống đường, đôi khi chạy tít lên vỉa hè bên kia để cho tàu vào cua, đến khi tàu chạy thẳng lại nhảy lên tàu đi tiếp. Thế mà được huân chương lao động hạng nhất, giả thưởng khoa học cao quý gì đó thì sợ thật.
    Thấy bảo nhà nước bây giờ lại chuẩn bị chi ra $2.8 tỷ đô la để làm lại tàu bánh sắt để phát triển du lịch, phá xong lại xây
    [​IMG]
    Ảnh này của Longking post bên Public Hà nội.
    Các bạn muốn biết thêm thông tin về dự án phục hồi tàu điện bánh sắt có thể xem ở đây:
    Chính quyền Hà nội đã cho phép phục hồi trở lại hệ thống tàu điện bánh sắt với chi phí dự kiến 2,8 tỷ USD

    .
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 00:22 ngày 19/04/2004

Chia sẻ trang này