1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC GIẢI PHÁP VỀ NĂNG LƯỢNG - Mong được giúp đỡ

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 26/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể vào đây để xem một ít thông tin về năng lượng địa nhiệt:
    http://www.wru.edu.vn/fontcolorFFFFFFForumfont/tabid/57/forumid/54/threadid/7848/scope/posts/Default.aspx
  2. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa chạy xe qua trạm phát điện sức gió gồm 3 tuabin , mỗi cái cao 120 m , công suất cực đại 2000 kW . Tổng chi phí đầu tư cho 3 cái tuabin + thiết bị truyền tải là 10 triệu USD , nghe nói thời gian thu hồi vốn dự tính là 12-14 năm , còn thời hạn sử dụng tuabin là 20 năm
  3. atxkm

    atxkm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    giá dầu tăng vèo vèo, vậy mà dân ta vẫn ớn dùng các thiết bị tiết kiệm như loại tạo nhũ tương Kavitus. Hiệu suất 5-10% mà mình còn "ế hàng" đây!ai muốn hợp tác sản xuất nhũ tương không?
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Dùng ánh sáng mặt trời tách kẽm và sản xuất hydro   
    Các nhà khoa học Israel đã chinh phục năng lượng mặt trời để tách kẽm rồi sau đó đổ nước lên kẽm nhằm tạo hydro. 
    64 tấm gương hội tụ ánh sáng vào lò phản ứng.
    Nếu được cải tiến, quy trình này có thể là một phương pháp sản xuất hydro hiệu quả hơn và sạch hơn dành cho xe cộ sử dụng pin nhiên liệu. Các phương pháp sản xuất hydro hiện nay phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch hoặc công nghệ tách nước chưa hiệu quả, do vậy giá thành hydro còn cao.
     
    Từ lâu, con người đã biết các kim loại như kẽm có thể giải phóng hydro khỏi nước. Tuy nhiên, tinh lọc kim loại này lại là một công việc khó khăn. Phương pháp tách kẽm truyền thống từ quặng liên quan tới nhiều giai đoạn hoá học, bể axít và điện năng. Các nhà nghiên cứu thuộc nhà máy điện mặt trời, Viện khoa học Weizmann, đã tìm ra một cách tách kẽm kim loại: sử dụng 64 tấm gương có đường kinh 7m để hội tụ một chùm ánh sáng mặt trời lên một tháp chứa khoáng chất kẽm oxít và than củi. Chùm tia tạo ra 300kilowat điện, nung nóng lò phản ứng tới 1.200 độ C và cho ra lò 50kg bột kẽm mỗi giờ.
     
    Mặc dù vậy, quy trình trên còn chưa hoàn toàn sạch. Phản ứng hình thành kẽm cũng phát thải CO từ than củi. CO sau đó được biến thành CO2 trong khí quyển. Tuy nhiên, CO trong phản ứng của Epstein có nguồn gốc từ thực vật chứ không phải nhiên liệu hoá thạch. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu hy vọng thay thế than củi bằng chất thải nông nghiệp. Nếu họ có thể tạo những tấm gương mặt trời để nung nóng mọi thứ lên tới 1.800 độ C, họ sẽ có thể tách kẽm mà không làm phát thải CO2.
     
    Nhóm nghiên cứu đang cố gắng tạo ra các kim loại nhẹ hơn, chẳng hạn như magiê, theo cách tương tự. Tuy nhiên, những kim loại đó đòi hỏi nhiệt độ cao hơn. Theo Epstein, nếu có thể tìm ra một phương pháp sạch để sản xuất những kim loại này, có thể sử dụng chúng để sản xuất hydro ngay trong ôtô, không phải vận chuyến khí hydro. John Maddy, chuyên gia năng lượng hydro thuộc ĐH Glamorgan (Anh), cho rằng đây là một phương pháp hay song vận chuyển kẽm hoặc hydro đường dài là một trở ngại lớn.
     
    Minh Sơn (Theo Nature)
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Các dự án mới mở đường cho nhiên liệu sinh học phát triển ở Trung Quốc
    Hàng năm Trung Quốc thải ra hơn 700 triệu tấn trấu và rơm. Mặc dù chúng bị coi là chất thải, nhưng hiện tại các nhà khoa học ở Đại học khoa học công nghệ Trung Quốc (USTC) đã tiến hành những nghiên cứu để chuyển các chất thải nông nghiệp này thành các loại nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường.
    USTC, thành viên của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS), vừa công bố thành công của chương trình nghiên cứu trên cây trồng thí điểm. Cây trồng thí điểm của phòng thí nghiệm năng lượng sạch từ chất thải sinh học (BCEL) của USTC có thể sản xuất ra nhiên liệu từ chất thải nông nghiệp và lâm nghiệp. Loại nhiên liệu này có thể được sử dụng trực tiếp để đun, hoặc tinh chế để làm nhiên liệu chạy máy.
    Đọc toàn bộ bài báo tại địa chỉ: http://english.cas.cn/eng2003/news/detailnewsb.asp?InfoNo=26116
     
     
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Nông dân biến năng lượng mặt trời thành điện  
    Nông dân Nguyễn Văn Nê, ngụ ấp Tân Thuận, xã Tà Đảnh (Tri Tôn, An Giang) đã biến năng lượng mặt trời thành điện sinh hoạt.  
    Anh Nguyễn Văn Nê
    Anh Nê cho biết qua tìm tòi, tháng 7-2005 anh mua hai tấm kiếng (0,6x1m/tấm), sau đó ghép lại và gắn vào khung sắt có bốn chân đặt trên mái nhà .
    Bên dưới kiếng là bộ phận tiếp và truyền năng lượng mặt trời gồm hai miếng cao su màu đen, dây điện được nối từ cao su dẫn xuống bình ăcqui 12V-100ampe đặt trong nhà. Từ dòng diện này (một chiều) qua một máy biến áp thì biến thành dòng điện xoay chiều (AC) 220V.
    Hệ thống này phát ra dòng điện thắp sáng được một bóng đèn 6 tấc, hai TV màu (9 inch), hai bóng đèn (3 tấc), quạt gió..., rất tiện lợi cho vùng nông thôn sâu chưa có điện.
    (Theo Tuổi trẻ)
     
    Năng lượng mặt trời - mảng thị trường còn bỏ ngỏ
    Mặt trời - câu hỏi đặt ra cho các thế hệ
    Trong khi các dạng năng lượng truyền thống đang ngày một cạn kiệt, thì ánh sáng mặt trời được coi là một trong những kho năng lượng quý giá có thể thay thế được. So với các dạng năng lượng khác, năng lượng mặt trời có ưu thế hơn là vừa sạch, vừa rẻ, lại gần như vô tận. Bởi thế, nó đã sớm được con người nghĩ đến và tìm cách khai thác. ở nước ta, từ hơn hai mươi năm trở lại đây đã sử dụng nhiều loại thiết bị thu hứng ánh sáng mặt trời để phục vụ cho quá trình sản xuất như: thiết bị sấy, thiết bị đun nước nóng, thiết bị chưng cất nước và dàn pin mặt trời. Các thiết bị này nhìn chung phù hợp với điều kiện khí hậu và đặc điểm địa lí nước ta. Thiết bị sấy dùng để làm khô các loại nông sản, hải sản hoặc dược liệu; thiết bị đun nóng được lắp đặt tại các trường học, bệnh viện hay tại các hộ gia đình đề lấy nước nóng sử dụng trong mùa đông; thiết bị chưng cất nước được ứng dụng nhằm cung cấp nước ngọt cho người dân vùng biển, vùng nước chua phèn, cho bộ đội ngoài hải đảo hoặc dùng trong công nghiệp.
    Tính đến cuối năm 1999, trên cả nước đã lắp đặt được khoảng 70 thiết bị sấy, 70 thiết bị đun nóng, 600 dàn pin và hàng loạt thiết bị chưng cất nước tại nhiều khu vực. Những thiết bị này hàng năm đã tạo ra một lượng điện năng đáng kể từ ánh sáng mặt trời cung cấp cho người dân, đồng thời tiết kiệm được cho Nhà nước hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, đây chưa phải là những con số đáng mừng, bởi có một thực tế là hoạt động ứng dụng KHCN vào việc khai thác nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta vẫn còn rất manh mún và kém hiệu quả. Qua hơn hai thập kỉ, phần lớn các thiết bị do chúng ta sản xuất vẫn ở trong tình trạng thủ công và chắp vá. Mặc dù một số cơ quan như Viện Năng lượng, Trường ĐHBK Hà Nội?đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng cho đến nay, nước ta vẫn chưa tự sản xuất được pin mặt trời. Chúng ta vẫn phải mua loại thiết bị này của các nước như: Mỹ, Italia, Nhật Bản, Đức? Những tấm pin mặt trời được lắp đặt ở một số khu vực từ đầu những năm 90, thế kỷ XX đến nay chủ yếu là từ nguồn vốn của các dự án nước ngoài, hoặc là do Nhà nước đầu tư mua để lắp đặt cho những vùng kinh tế khó khăn. Loại pin mặt trời do nước ngoài sản xuất vừa có tuổi thọ lâu năm, vừa có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt và những tác động của các yếu tố thời tiết. Chỉ cần đầu  tư một lần là có thể sử dụng được trong một thời gian dài mà không phải mất tiền để mua điện. Thế nhưng, giá của chúng lại đắt (khoảng 11 - 12USD/Wp), nên để ứng dụng tại khu vực nông thôn, miền núi là điều rất khó. Bởi người nông dân với mức sống và thu nhập thấp, sẽ không bao giờ nghĩ đến việc đầu tư một khoản tiền lớn để mua sắm các thiết bị điện.
    Đối với thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời cũng vậy. Sản phẩm của chúng ta sản xuất ra có giá rẻ hơn sản phẩm ngoại nhập, nhưng chất lượng lại kém, hay bị rò rỉ và hiệu quả không cao, nên không được người tiêu dùng ưa chuộng. Họ sẵn sàng mua sản phẩm ngoại nhập với giá đắt, nhưng sau 4 - 5 năm họ sẽ được hoàn vốn. Tức là từ đó cho đến khoảng 10 năm nữa họ sẽ được dùng nước nóng ?omiễn phí?, thay vì phải trả tiền để đun bằng điện. Vậy là dù tự sản xuất được thiết bị đun nước nóng, nhưng chúng ta vẫn phải mua loại sản phẩm này của nước ngoài và cho đến nay, chỉ còn lại khoảng 30% lượng thiết bị sản xuất trong nước còn hoạt động.
    Việc ứng dụng các sản phẩm khác như: thiết bị chưng cất nước hoặc thiết bị sấy cũng manh mún tương tự như vậy. Các sản phẩm này có mặt trên thị trường rất ít. Để cho hàng của mình bị hàng nước ngoài đánh bại ngay trên ?osân nhà? là một bất lợi lớn đối với công tác nghiên cứu, ứng dụng, đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khi đó, nước ta với vị trí địa lí gần xích đạo, có tổng số giờ nắng và cường độ bức xạ nhiệt cao (trung bình xấp xỉ 5kwh/m2/ngày), được đánh giá là khu vực có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt là tại khu vực miền Trung và miền Nam. Không những thế, theo các nhà chuyên môn thì trong tương lai, nhu cầu sử dụng các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời ở nước ta là rất lớn, kể cả khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn. Tại khu vực nông thôn, miền núi hay hải đảo -  những nơi không có điều kiện đưa mạng điện lưới quốc gia tới, thì việc sử dụng hệ thống pin mặt trời là hoàn toàn hợp lí. Pin mặt trời vừa có thể thay thế cho thuỷ điện nhỏ khi mùa hanh khô, vừa có thể là nguồn năng lượng dự trữ khi điện lưới quốc gia không đủ cung cấp cho người dân. Vậy, làm thế nào để khắc phục những mặt khó khăn và tận dụng được những thế mạnh mà chúng ta đang có? Câu trả lời liên quan trực tiếp đến việc ứng dụng các thiết bị đã nói trên đây. 
    ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận và có giá trị kinh tế rất lớn. Muốn khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách định hướng và hỗ trợ hợp lí. Bên cạnh việc cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, Nhà nước cần đỡ đầu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào quá trình chuyển giao công nghệ, nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm. Hiện nay, nước ta mới chỉ có ngành Bưu chính viễn thông và ngành Hàng hải là đầu tư, ứng dụng loại thiết bị pin mặt trời. Con số đó là quá nhỏ. Bởi vậy, ngoài chiến lược đầu tư còn phải tích cực tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá thêm về sản phẩm để hình thành thói quen dùng hàng nội với người tiêu dùng. ở địa phương, các sở KH&CN cần phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khác mở các lớp tập huấn cho cán bộ về lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị mỗi khi chúng bị hỏng hóc, đáp ứng nhu cầu của người dân. Có như vậy thì nước ta mới có thể đưa ngành này thành một ngành công nghiệp năng lượng mới, tiến tới trọng điểm trong tương lai.
    Hương Thảo.
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Hiện trạng ứng dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời ở Việt Nam 
    Ngày nay nguồn năng lượng tái tạo đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, với qui mô khá lớn và đạt hiệu quả cao
    ở Việt Nam, từ đầu những năm 80 Nhà nước đã thành lập Chương trình Quốc gia về nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới và tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã có nhiều cơ quan triển khai nghiên cứu và thử nghiệm từ nguồn vốn của Nhà nước và tài trợ của một số tổ chức quốc tế . Sau đây xin tóm tắt hiện trạng ứng dụng nguồn năng lượng gió và mặt trời ở Việt Nam
    1. Năng lượng gió
    Động cơ gió phát điện đã được nghiên cứu, ứng dụng ở nước ta từ đầu những năm 80, các cơ quan tham gia nghiên cứu và lắp đặt thử nghiệm về lĩnh vực này là: Viện Năng lượng, Bộ Giao thông vận tải, Viện Cơ giới Bộ quốc phòng, các trung tâm nghiên cứu năng lượng mới của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các cơ quan này đều nghiên cứu, thử nghiệm loại turbin gió cỡ công suất nhỏ từ 150 W đến 3 kW. Tính đến cuối năm 2003 đã có khoảng 1300 máy phát điện gió phát điện cỡ gia đình (Công suất từ 150 W đến 200 W) đã được lắp đặt sử dụng, chủ yếu ở vùng ven biển từ Đà nẵng trở vào.
    - Một máy phát điện gió có công suất 2 kW đã được lắp đặt vào cuối năm 2000 tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum do Công ty TOHOKU (Nhật Bản) tài trợ. Đến nay máy phát điện gió này đang hoạt động tốt. Năm 2002, Viện Năng lượng đã nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt một động cơ gió phát điện có công suất 3,2 kW.
    - Dự án phát điện gió tại đảo Bạch Long Vĩ là dự án gió có công suất lớn nhất - 800 kW. Đây là hệ thống hỗn hợp giữa tua-bin gió và máy phát điện Diezen. Công trình đã lắp đặt hoàn thiện từ tháng 6/2004, hiện đang vận hành tốt.
    - Dự án phát điện gió tại đảo Phú Quí, tỉnh Bình Thuận đã được EVN phê duyệt Dự án đầu tư, hiện đang triển khai đấu thầu cung cấp thiết bị, do EVN làm chủ đầu tư.
    - Dự án phát điện gió tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã được EVN phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, hiện đang tìm đối tác phối hợp đầu tư.
    - 2 Dự án phát điện gió tại Qui Nhơn: Công suất dự kiến là 51 MW và 84 MW do Công ty Grabovski của Đức thực hiện trên cơ sở đầu tư BOT. Hiện tại dự án đã triển khai xong FS, song chưa thoả thuận được về giá bán điện với EVN.
    2. Năng lượng mặt trời
    2.1. Dàn đun nước nóng bằng Năng lượng Mặt trời
    Một số mẫu của thiết bị đun nước nóng bằng Năng lượng Mặt trời đã được nghiên cứu và lắp đặt thử nghiệm tại một số cơ sở như: Bệnh viện, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ăn tập thể và trung tâm điều dưỡng. Một số mẫu của thiết bị đun nước nóng dùng cho gia đình cũng được nghiên cứu ứng dụng và đã đưa bán ở thị trường tại một số khu vực. Qui mô thiết bị đun nước nóng hệ tập thể thường có diện tích mặt thu bức xạ từ 10 -:- 50 m2, tương ứng với lượng nước nóng được cung cấp từ 1 -:- 5 m3, ở nhiệt độ từ 50 -:- 700C. Đối với hệ gia đình thường có diện tích bộ thu từ 1 -:- 3 m2 và cung cấp được 100 -:- 300 lít nước nóng, ở nhiệt độ từ 45 -:- 650C. Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 40 thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời hệ tập thể và 7300 hệ gia đình được lắp đặt ứng dụng trong phạm vi toàn quốc.
    2.2. Thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời
    Một số mẫu thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời đã được nghiên cứu và lắp đặt ứng dụng thử, phục vụ cho việc sấy các sản phẩm:
    - Nông nghiệp (vải, nhãn, chuối, thức ăn gia súc và thóc); dược liệu; hải sản; cột bê tông ly tâm.
    2.3. Hệ thống chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời
    Các thiết bị chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời được nghiên cứu và triển khai ứng dụng nhằm cung cấp nước ngọt cho nhân dân vùng hải đảo và vùng nước chua phèn, đặc biệt là cung cấp nước ngọt cho bộ đội ở quần đảo Trường Sa. Ngoài ra nước chưng cất còn phục vụ cho công nghiệp tráng gương và sản xuất ắc qui.
    Có khoảng 8 hệ thống chưng cất nước loại cố định và khoảng 50 thiết bị chưng cất nước dạng khay đã được lắp đặt ứng dụng. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 30% các thiết bị đang hoạt động.
    2.4. Hệ thống pin mặt trời
    Loại thiết bị này được nghiên cứu và triển khai ứng dụng ở Việt Nam muộn nhất. Vào đầu những năm 90, các hệ thống pin mặt trời mới được ứng dụng ở nước ta. Đến năm 1994 việc triển khai ứng dụng các thiết bị này phát triển khá mạnh mẽ. Đi đầu trong việc phát triển ứng dụng này là ngành Bưu chính Viễn thông và ngành Bảo đảm Hàng hải.
    Khu vực phía Nam là nơi ứng dụng sớm nhất các giàn pin mặt trời phục vụ thắp sáng và sinh hoạt văn hoá dân cư tại một vùng nông thôn xa lưới điện. Các trạm điện mặt trời có công suất từ 500 - 1000 Wp được lắp đặt ở các trung tâm xã để nạp điện vào ắc quy cho các gia đình đưa về sử dụng. Các giàn pin mặt trời có công suất từ 250 - 500 Wp phục vụ thắp sáng cho các bệnh viện, trạm xá và các cụm văn hoá thôn, xã. Đến nay, có khoảng 800 giàn pin mặt trời đã được lắp đặt và sử dụng cho các hộ gia đình với công suất 22,5 - 50 Wp.
    Khu vực miền Trung là vùng có bức xạ mặt trời khá tốt và số lượng ngày nắng tương đối cao, rất thích hợp cho việc ứng dụng pin mặt trời. Hiện tại, ở khu vực miền Trung có 2 dự án lai ghép của pin mặt trời có công suất lớn nhất Việt Nam:
    - Dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ với công suất 125 kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, trong đó công suất của hệ thống pin mặt trời là 100 kW. Dự án được đưa vào vận hành từ cuối năm 1999 cung cấp điện cho 5 làng (trong đó có 2 làng dân kinh tế mới). Đây là dự án do tổ chức NEDO tài trợ, Viện Năng lượng là đối tác chính phía Việt Nam.
    - Dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió phát điện với công suất là 9 kW, trong đó pin mặt trời là 7 kW và gió là 2 kW. Dự án trên được lắp đặt tại làng Kongu 2, huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum do Viện Năng lượng thực hiện. Toàn bộ vốn của công trình do Công ty điện lực Tohuku (Nhật Bản) tài trợ (trừ phần lưới hạ thế do Tổng công ty Điện lực Việt Nam đóng góp). Công trình đã được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2000, cung cấp điện cho một bản người dân tộc thiểu số với 42 hộ gia đình.
     
    - Các giàn pin hệ gia đình cũng được ứng dụng tại các tỉnh Gia Lai, Quảng Nam, Bình định, Quảng Ngãi và Khánh Hoà. Tổng số các giàn gia đình được lắp đặt là 165 với công suất từ 40 - 50Wp. Các giàn được sử dụng cho các trung tâm cụm xã phục vụ cho thắp sáng công cộng, thông tin văn hoá, liên lạc và phục vụ các trạm y tế xã có công suất từ 200 - 800 Wp. Đã có khoảng 25 giàn loại này được lắp đặt.
    Khu vực phía Bắc bắt đầu triển khai ứng dụng pin mặt trời có chậm hơn khu vực phía Nam. Song việc ứng dụng các giàn pin mặt trời cho các hộ gia đình ở các vùng núi cao, hải đảo và cho các trạm biên phòng được triển khai khá nhanh. Công suất của các giàn dùng cho hộ gia đình từ 40 - 75Wp. Các giàn dùng cho các trạm biên phòng và bộ đội nơi hải đảo có công suất từ 165 - 300 Wp. Các giàn dùng cho trạm xá và các cụm văn hoá thôn, xã là 165 - 525 Wp. Tính đến tháng 6 năm 2002 khối lượng lắp đặt ứng dụng các giàn pin mặt trời ở các vùng núi và hải đảo khu vực phía Bắc như sau:
    - Tổng số giàn dùng cho các hộ gia đình: 450 giàn
    - Tổng số giàn dùng cho các trạm biên phòng và bộ đội ở hải đảo: 94 giàn
    - Tổng số giàn dùng cho các trạm xá, trường học hay trung tâm văn hoá xã : 42 giàn.
    Tại Quảng Ninh đã có 2 dự án pin mặt trời do vốn của Chính phủ Việt Nam tài trợ:
    + Dự án sử dụng pin mặt trời cho các đơn vị bộ đội trên các đảo vùng Đông Bắc. Tổng số vốn đầu tư khoảng trên 3 tỷ đồng, tổng công suất lắp đặt khoảng 20 kWp. Dự án trên do Viện Năng lượng và Trung tâm Năng lượng mới - Đại học Bách khoa thực hiện. Công trình đã được vận hành hơn 4 năm.
    + Dự án pin mặt trời cho các cơ quan hành chính và một số hộ dân của huyện đảo Cô Tô. Tổng công suất lắp đặt là 15 kWp. Dự án trên do Viện Năng lượng thực hiện. Công trình đã được đưa vào vận hành từ tháng 12/2001.
    Công ty VP Solar của úc đã tài trợ một dự án pin mặt trời gồm 5 hệ thống. Trong đó 3 giàn có công suất 150Wp phục vụ cho thắp sáng công cộng, và một trạm 400 Wp phục vụ việc bảo quản vắc xin tập trung có công suất là 6120 Wp phục vụ cho trạm xá, trụ sở xã, trường học và khoảng 10 hộ gia đình. Dự án trên được lắp đặt tại xã Sĩ Hai, huyện Quảng hà, tỉnh Cao Bằng.
    Dự án "ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam" tại xã ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành vào tháng 11/2002. Tổng công suất dự án là 3.000 Wp, gồm 6 hệ thống phục vụ cung cấp điện cho trung tâm xã và trạm thu, phát truyền hình của xã. Toàn bộ kinh phí do Chính phủ Phần Lan tài trợ.
    Ngành bưu chính viễn thông và ngành bảo đảm hàng hải cũng ứng dụng một khối lượng pin mặt trời khá lớn.
    - Tổng số giàn pin mặt trời dùng cho các trạm đèn biển và đèn sông trong cả nước khoảng 260 giàn.
    Tính đến cuối năm 2005, tổng công suất pin mặt trời đã được lắp đặt ứng dụng ở Việt Nam là 1.150 kWp. Có thể thấy rằng, việc khai thác, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời để thay thế một phần nguồn năng lượng hoá thạch đang dần cạn kiệt đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường là rất cần thiết trong hiện tại và tương lai.
    ( theo Tạp chí Điện Lực)
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng mặt trời, giải pháp tiết kiệm điện cho tương lai        
      Không phải đến năm nay ngành điện mới đưa ra dự báo thiếu điện cho mùa khô giai đoạn 2006-2007. Nhưng, tình trạng ?othiếu? điện đã dẫn đến phải cắt điện luân phiên tại miền Bắc vào mùa khô năm 2005 khiến cho nỗi lo ngày càng lớn. Các biện pháp chống thiếu điện được Bộ Công nghiệp và ngành điện triển khai từ rất sớm. Tuy nhiên, theo dự kiến, lượng điện sẽ phải cắt năm nay vào khoảng từ 1-3 triệu KWh/ngày. Điều này khiến nhiều người nghĩ đến loại năng lượng đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu nhưng chưa được đầu tư phát triển một cách rộng rãi ?" đó là năng lượng mặt trời.
    Năng lượng mặt trời - thị trường bỏ ngỏ
    Thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nguồn năng lượng mặt trời chỉ mang tính chất thử nghiệm. Nhưng gần đây, khi con người ý thức được rằng, trong tương lai, các nguồn nhiên liệu trên trái đất sẽ cạn kiệt, bầu khí quyển cũng bị phá huỷ, thêm vào đó, các vụ mất điện lớn làm ngưng trệ đời sống sinh hoạt và sản xuất xảy ra thường xuyên hơn thì năng lượng mặt trời được coi như một nguồn năng lượng dự trữ vĩnh cửu.
    Việt Nam là nước nhiệt đới, tiềm năng bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế giới với tổng số giờ nắng và cường độ bức xạ nhiệt cao (trung bình xấp xỉ 5KWh/m2/ngày). Đặc biệt là ở các vùng phía Nam, số giờ nắng khoảng 1.600-2.600 giờ/năm. Nước ta đã phát triển nguồn năng lượng điện mặt trời từ những năm 1960, tới nay, hoàn toàn làm chủ công nghệ điện mặt trời. Tuy nhiên, dù có nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời lớn nhưng sau một thời gian phát triển, việc ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời vào cuộc sống, với mục đích tiết kiệm điện, cũng chỉ mới ở mức giậm chân tại chỗ và chưa được khai thác hiệu quả do thiếu kinh phí.
    Sở dĩ, năng lượng mặt trời chưa phát triển ở Việt Nam là do chi phí lắp đặt quá lớn, khoảng 20.000 USD/gia đình. Ở nước ta chỉ có một vài nơi ứng dụng hệ thống điện mặt trời như: Mạng lưới điện mặt trời tại buôn Chăm-Ea Hleo-Dak Lak cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ dân, nhà sinh hoạt cộng đồng của buôn, các lớp học, bơm nước giếng khoan... trên địa bàn. Loại năng lượng này còn được ứng dụng để tạo nhiên liệu cho xe cấp cứu của bệnh viện huyện Easup, Dak Lak; du thuyền của Công ty Mê Kông, TP.Hồ Chí Minh; trạm điện thoại vô tuyến ở cù lao Long Định, Đồng Tháp...
    Đến nay, cả nước có khoảng 3.000 hộ sử dụng điện mặt trời. Nhưng điều đáng quan tâm là kinh phí lắp đặt mạng lưới điện mặt trời của 3.000 hộ này phần lớn này là do nước ngoài tài trợ và nhà nước chưa có một chính sách nào để ngành công nghiệp đưa nguồn năng lượng mặt trời vào phát triển.
    Ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam
    Năng lượng mặt trời đã được rất nhiều nhà khoa học, các trường đại học ở Việt Nam nghiên cứu, thử nghiệm các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Các thử nghiệm này đều thành công và cho thấy những kết quả đáng khích lệ nhưng việc ứng dụng vào cuộc sống và sản xuất lại chưa được quan tâm đúng mức.
     
    Hơn 20 năm trở lại đây, nước ta đã sử dụng nhiều loại thiết bị thu hứng ánh sáng mặt trời để phục vụ cho quá trình sản xuất như thiết bị sấy, thiết bị đun nước nóng, thiết bị chưng cất nước và dàn pin mặt trời... Thiết bị sấy dùng để làm khô các loại nông sản, hải sản hoặc dược liệu; thiết bị đun nóng được lắp đặt tại các trường học, bệnh viện hay tại các hộ gia đình để lấy nước nóng sử dụng trong mùa đông; thiết bị chưng cất nước được ứng dụng nhằm biến nước mặn, ô nhiễm (nhiễm phèn, thuỷ ngân, nitrat....) thành tinh khiết... rất hữu ích, tiết kiệm được nhiều chi phí cho người dân vùng biển, vùng nước chua phèn, cho bộ đội ngoài hải đảo... Theo thống kê, tính đến cuối năm 1999, cả nước lắp đặt được khoảng 70 thiết bị sấy, 70 thiết bị đun nóng, 600 dàn pin và hàng loạt thiết bị chưng cất nước tại nhiều khu vực. Những thiết bị này hàng năm đã tạo ra một lượng điện năng đáng kể kể ánh sáng mặt trời cung cấp cho người dân, đồng thời tiết kiệm được cho nhà nước hàng tỷ đồng.
    Tuy nhiên, đây chưa phải là con số khả quan bởi đến nay, việc ứng dụng thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời vẫn chưa được người tiêu dùng quan tâm và cũng chưa được các ngành khai thác một cách hiệu quả. Nguyên nhân cũng bởi những vấn đề rắc rối trong thiết kế, lắp ráp và vận hành. Đặc biệt là những tấm pin mặt trời hiện nay đều phải nhập ngoại nên giá thành cũng còn cao. Duy chỉ có một sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời đã ?ođến? được với người tiêu dùng là đèn năng lượng mặt trời. Loại đèn này sử dụng pin ắc quy mặt trời để phát điện, tích điện bằng pin niken, dùng liốt (LED) phát ra ánh sáng cao, tuổi thọ cao, chịu nhiệt, chịu lạnh, chống ăn mòn tự nhiên. Ưu điểm lớn nhất của các loại đèn năng lượng mặt trời là không tiêu hao nguồn năng lượng, tự động khống chế đèn sáng. Tuổi thọ của ắc quy tích điện thông thường là từ 3-4 năm, tuổi thọ của đèn là 80.000h. Mạch điều khiển thông minh, ngoài tính năng tự động bật tắt còn có thể tự điều khiển nạp và chống xả kiệt ắc quy. Đèn có khả năng làm việc trong 2-3 ngày khi trời không có nắng trong điều kiện ắc quy đã được nạp đầy vào ngày trời nắng. Đèn năng lượng mặt trời rất dễ lắp đặt vì không cần thiết kế đường điện, an toàn cho người sử dụng vì điện áp thấp (chỉ 12VDC). Giá của những chiếc đèn năng lượng mặt trời chỉ trên dưới 100.000VND/chiếc.
    Hiện nay, sử dụng điện mặt trời là xu hướng tất yếu của thế giới. Muốn khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách định hướng và hỗ trợ hợp lý. Bên cạnh việc cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiêm, nhà nước cần đỡ đầu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào quá trình chuyển giao công nghệ, nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm. Có như vậy, nước ta mới có thể đưa ngành này thành một ngành công nghiệp năng lượng mới, tiến tới trọng điểm trong tương lai, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện theo hướng lâu dài.
    (Nguồn: CNTT)
     
    Thái Lan đẩy mạnh XK pin năng lượng mặt trời sang Đức
    Nhờ chính sách khuyến khích sản xuất thiết bị tiết kiệm năng lượng của Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI), xuất khẩu pin năng lượng mặt trời của Thái Lan đang gia tăng.
    Dự kiến, mỗi năm Thái Lan sẽ xuất khẩu sang Đức hơn 90% trong số 750.000 pin năng lượng mặt trời sản xuất trong nước, với tổng trị giá hơn 1,7 tỷ baht. Trước đây, Thái Lan xuất khẩu khoảng 400.000 pin năng lượng mặt trời sang Đức.
    BOI đã thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư cho công ty Bangkok Solar Co. Ltd., nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời để xuất khẩu. Ban đầu, Bangkok Solar chỉ sản xuất 125.000 pin năng lượng mặt trời để hỗ trợ kế hoạch lắp đặt loại pin này cho các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa để họ có thể tiếp cận với dịch vụ cung cấp điện của cơ quan này. Sau đó công ty đã mở rộng cơ sở sản xuất này để xuất khẩu.  
    TTXVN 
    Nêu các tài liệu này để các kỹ sư VN có cái nhìn khách quan về nền năng lượng nước nhà!
    Nguyễn Yên Sơn.
     
     
  9. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    [/quote] Có một cách đơn giản , có thể sử dụng ngay năng lượng mặt trời áp dụng cho điều kiện Việt nam ta :
    - trồng nhiều lúa hơn nữa - tăng sản lượng gạo
    - khuyến khích chuyển đổi phương tiện giao thông xài động cơ đốt trong sang phương tiện giao thông xài ... cơm
    - cấp không phếu gạo hàng tháng 15 kg và phiếu thịt 3 kg cộng với xe đạp miễn phí trong 2 năm cho những ai huỷ đăng ký kinh doanh xe gắn máy
    - Ư tien cung cấp miễn phí máy giặt , máy rửa bát .. đa năng xài ... cơm cho những ai hủy đăng ký kinh doanh xe ô tô , chia làm nhiều cấp , theo chức vụ công tác : bìa A - trên 40 tuổi , bìa B - 30/40 tuổi , bìa C - 25/30 tuổi ... diện đặc biệt : 18/25 cao trên 1m60
  10. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Em xin phép được nghi ngờ bài báo này. Lúc em đọc trên TTO, em cũng đã không bị thuyết phục bởi tác giả bài báo. Theo em biết thì việc sản xuất các panel biến năng lượng mặt trời thành điện năng cần công nghệ khá phức tạp, không chỉ là hai miếng kính và một lớp cao su.
    Theo http://www.solarpanelinfo.com/solar-panels/how-are-solar-panels-made.php thì Making solar panels is a delicate process, and it is for this reason that major solar advances did not come into play until the lattermost quarter of the last century, when advances in semiconductors and photovoltaic design allowed increasingly efficient and affordable solar cells to be developed.
    Em nghĩ chuyện này có lẽ kiểm chứng không khó, đã có tên tuổi, địa chỉ rồi, ta có thể đến tận nơi để thực mục sở thị. Nếu quả Vn ta có nhà sáng chế tài ba như thế thì ta mua công nghệ, hoặc hợp tác sản xuất, chẳng mấy chốc mà giàu.

Chia sẻ trang này