1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các hệ thống tác chiến điện tử trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi DLV47, 10/12/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Các hệ thống tác chiến điện tử Nga

    RB-531B Infauna

    Tổ hợp trinh sátgây nhiễu vô tuyến bắt đầu được phát triển từ năm 2005 bởi công ty Cozvezgie với sự tham gia của các doanh nghiệp tại Moscow, Voronezh, và St Petersburg. Tháng 9 năm 2010, tổ hợp RB-531B Infauna hoàn thành các bài kiểm tra cấp nhà nước và được lên kế hoạch sản xuất hàng loạt trong năm 2011. Này 16 tháng 01 năm 2012, 4 tổ hợp RB-531B Infauna đầu tiên đã được đưa vào trang bị trong quân đội Nga.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    RB-531B trên khung gầm BTR-80.


    [​IMG]
    [​IMG]
    RB-531B trên khung gầm Bomerang.


    RB-531B dùng để bảo vệ xe ô tô và xe bọc thép trước các thiết bị bom mìn được điều khiển bằng sóng vô tuyến và gây nhiễu thông tin của đối phương trong các đơn vị tác chiến điện tử cấp tiểu đoàn. Tổ hợp bao gồm các thiết bị thông tin và điều khiển chế áp vô tuyến điện tử, cũng như các thiết bị trinh sát và chế áp quang điện tử. RB-531B làm việc với băng thông rộng, tốc độ cao và có phạm vị hoạt động lớn. Hệ thống được bố trí trên khung gầm xe bọc thép BTR-80. Trong tương lai, Nga có kế hoạch phát triển hệ thống này trên khung gầm Boomerang.

    1L222 Avtobaza

    Hệ thống trinh sát điện tử 1L222 Avtobaza dùng để trinh sát thụ động và gây nhiễu các hệ thống radar trên máy bay của đối phướng như radar xung nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay ở độ cao nhỏ và bảo đảm thông tin trinh sát cho đài điều khiển tự động hóa các trạm gây nhiễu.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Avtobaza được thiết kế bởi Viện thiết kế Gradient và được sản xuất bởi Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Kvant. Hệ thống đã được đưa vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 2011.

    Hệ thống tác chiến điện tử Avtobaza tiêu chuẩn bao gồm một xe khí tài lắp trên khung gầm xe tải Ural-43203 và máy phát điện lắp trên khung gầm xe KAMAZ-4310.

    Hệ thống làm việc trong dải tần từ 8 đến 17,5 GHz và phạm vi hoạt động lên đến 150 km. Theo một số nguồn tin, Iran đã nhận được một số tổ hợp trinh sát điện tử 1L222 từ Nga.

    1L269 Krasukha-2

    Krasukha-2 có nhiệm vụ bức xạ sóng vô tuyến để gây nhiễu các hệ thống chiến tranh điện tử, làm thay đổi chất lượng thông tin thu được của đối phương và bảo vệ các hệ thống điện tử tránh khỏi những tác động từ các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương. Krasukha-2 có thể “chọc mù”các radar trên các máy bay cảnh báo sớm AWACS và máy bay không người lái khiến chúng không thể giám sát các hoạt động bên dưới của lực lượng phòng không mặt đất.

    [​IMG]
    Hệ thống này do Gradient phát triển và được sản xuất bởi Liên hiệp khoa học-sản xuất Kvant. Trong năm 2012, tổ hợp Krasukha-2 đầu tiên được đưa vào trang bị cho quân đội Nga. Tháng 4 năm 2013, Kvant thông báo rằng, Krasukha-2 sẽ được xuất khẩu cho các khách hàng tiềm năng.

    Hệ thống bao gồm một trạm phát sóng bức xạ điện tử cùng một ăng-ten có khả năng làm việc trong vùng rỉa quạt 360 độ. Tất cả được lắp trên khung gầm xe bánh hơi 4 trục BAZ-6910-022. Xe có thể di chuyển với tốc độ 80 km/h trên đường nhựa và tầm hoạt động 1.000 km.

    1RL257 Krasuha-4

    Trạm trinh sát gây nhiễu mặt đất phạm vi rộng 1RL257 Krasuha-4 được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu tĩnh trước radar của các máy bay radar trinh sát như E-8C, radar của máy bay tấn công, trinh sát đa chức năng, máy bay không người lái trinh sát-tấn công như Global Hawk hay Predator và và vệ tinh do thám radar dòng Lacrosse.

    Krasuha-4 được thiết kế bởi Viện thiết kế Gradient và được sản xuất bởi Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Kvant. Đây là một biến thể hiện đại hóa của hệ thống tác chiến điện tử Krasuha-2. 1RL257 đã trải qua các bài kiểm tra nhà nước vào năm 2009, tuy nhiên cho tới tháng 2 và tháng 4 năm 2012, 4 bộ đầu tiên mới được đưa vào hoạt động trong quân đội Nga. Hiện nay, ít nhất 10 tổ hợp Krasukha-4 đã được sản xuất và trang bị cho quân đội Nga.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Theo ông Theodore Dmitruk, Tổng giám đốc Công ty điện cơ Bryansk, Krasukha-4 có khả năng phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và trong trường hợp cần thiết nó có thể tạo nhiễu để làm rối loạn hệ thống tác chiến của đối phương.

    Đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật của Krasukha-4 chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, bán kính hoạt động của hệ thống vượt quá 300 km.

    Hệ thống Krasukha-4 gồm hai ăng-ten, một ăng-ten phát tín hiệu và một ăng-ten thu tín hiệu. Giá đỡ của ăng-ten được gắn chặt vào khung và được đặt trên khung gầm xe bánh hơi 4 trục KAMAZ. Vì vậy, mà tổ hợp có thể cơ động trên các địa hình ở Bắc Cực và sa mạc Ả Rập. Krasukha-4 có khả năng làm việc tin cậy trong điều kiện nhiệt độ từ -50 độ C đến +50 độ C.

    Được biết, chi phí sản xuất cho một mẫu thử nghiệm là 174,6 triệu rúp (5,4 triệu USD).

    1L267 Moskva-1




    Đài trinh sát Moskva-1 thực chất là một radar thụ động được sử dụng để phát hiện, nhận dạng, bám sát, đo hướng các mục tiêu dựa theo các nguồn năng lượng vô tuyến bức xạ từ các thiết bị trên mục tiêu đó (máy hỏi đáp, truyền số liệu, phát nhiễu…) hoặc năng lượng do các nguồn khác phản xạ từ mục tiêu (sóng phát thanh FM, sóng truyền hình…) đồng thời gây nhiễu khiến radarcủa đối phương trở nên “mù lòa”. Moskva-1 có thể phát hiện phát xạ của máy bay và tên lửa hành trình từ hơn 400km và có khả năng xác định loại mục tiêu cũng như mức độ nguy cơ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hệ thống Moskva-1 được thiết kế bởi Viện thiết kế Gradient và được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử KRET, một công ty con của tập đoàn Công nghệ Nga. Tổ hợp Moskva-1 đầu tiên đã được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào ngày 10/12/2013.

    Toàn bộ hệ thống trinh sát gây nhiễu Moskva-1 gồm 3 xe trên khung gầm xe bánh hơi 4 trục KAMAZ. Moskva-1 có thể làm việc trong điều kiện nhiệt độ từ -40 đến +50 độ C.

    Biến thể của Moskva-1 dành cho xuất khẩu mang tên Moskva -1E. Theo Izvesstia, các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh đang đàm phán để có được hệ thống tác chiến điện tử vô cùng mạnh mẽ này. Chi phí của Moskva được ước tính trong khoảng từ 9 triệu đến 30 triệu USD tùy thuộc vào cấu hình.

    1L262E Rtut-BM

    Tổ hợp tác chiến điện tử Rtut-BM do viện Gradient – một bộ phận của Tập đoàn Công nghệ điện tử vô tuyến KRET phát triển để bảo vệ nguồn nhân lực và trang thiết bị quân sự tránh bị phát hiện và tấn công bởi tên lửa đường đạn và pháo phản lực.

    Rtut-BM được phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép đa năng MT-LB (biến thể trước đó Rtut-B được phát triển trên khung gầm BTR-80). Tổ hợp 1L262E Rtut-BM được sử dụng để chế áp các hệ thống thông tin liên lạc, gây nhiễu vô tuyến bom đạn, tên lửa của đối phương và có thể hoạt động trong các điều kiện bị gây nhiễu vô tuyến điện mạnh. Rtut-BM sử dụng một máy thu đặc biệt có thể xác định đúng tần số vô tuyến của ngòi nổ và vô hiệu hóa các tín hiệu của bom đạn. Tổ hợp tác chiến điện tử này có khả năng xác định tần số của ngòi nổ chỉ trong vài micro giây, và tạo ra các tín hiệu phản ứng trong vài mili giây.

    [​IMG]
    Rtut-BM trên khung gầm MT-LB


    1L262E được thiết kế và sản xuất từ năm 2011 và là một trong những tổ hợp tác chiến điện tửtiên tiến nhất của Nga hiện nay, nó có thể bảo vệ nhân viên và thiết bị quân sự trong khu vực rộng 0,5 km2.

    Trong năm 2013, KRET đã hoàn thành hợp đồng thứ 2 cung cấp 10 tổ hợp tác chiến điện tử Rtut-BM trị giá 22 triệu USD cho Bộ Quốc phòng Nga. Hiện nay, KRET cũng đang chuẩn bị ký kết một hợp đồng dài hạn thứ ba, cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga thêm 20 tổ hợp chiến tranh điện tử hiện đại này.

    Divnomore

    Tại một hội nghị báo chí tổ chức vào ngày 11/12/2013, Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử KRET đã thông qua kế hoạch phát triển hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới mang tên Divnomore. Theo Tổng giám đốc KRET, ông Nikolai Kolesov, Divnomore là một biến thể hiện đại hóa sâu sắc của đài trinh sát thụ động Moskva-1. Divnomore có thể quét vùng trời, phát hiện và gây nhiễu các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.

    Nikolai Kolesov cho biết, tổ hợp tác chiến điện tử mới dự kiến sẽ được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào năm 2016, đồng thời cung cấp cho các khách hàng tiềm năng.
    http://soha.vn/quan-su/cac-he-thong...a-lua-chon-cua-viet-nam-20131225143848464.htm
  2. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Khí tài tác chiến điện tử của Nga 2

    Quân đội Nga có thể “bịt mắt” đối phương bằng những phương tiện tác chiến điện tử nào?

    [​IMG]
    Hệ thống tác chiến điện tử Rychag-AV (KRET)
    >> Khí tài tác chiến điện tử của Nga (2)
    Ngày 15/4/2017, nước Nga kỷ niệm Ngày Chuyên gia tác chiến điện tử. Lịch sử tác chiến điện tử ở Nga bắt nguồn từ thời chiến tranh Nga-Nhật. Ngày 15/4/1904, trong khi biên đội tàu Nhật Bản pháo kích vùng nước bên trong của cảng Port Arthur, các đài vô tuyến điện của thiết giáp hạm Pobeda của Nga và trạm mặt đất “Zolotaya gora” (Núi vàng) đã gây nhiễu trên làn sóng của quân Nhật và gây khó khăn cho việc truyền các bức điện của các tàu hiệu chỉnh hỏa lực của địch.

    Hiện nay, kỹ thuật đang phát triển nhanh chóng, các hệ thống tác chiến trên bộ, trên không và trên biển mới đang được chế tạo. Năm 2016, đã bắt đầu thử nghiệm các bộ phận cấu thành của một hệ thống tác chiến điện tử có khả năng bảo vệ quân đội và các mục tiêu dân sự chống tiến công đường không-vũ trụ.
    Hệ thống tác chiến điện tử là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tổ chức quân đội của nhà nước và bộ phận không tách rời của tất cả các cuộc xung đột vũ trang trong những năm gần đây, ví dụ nó đã chứng tỏ được hiệu quả của mình trong chiến dịch của Không quân-vũ trụ Nga (VKS) ở Syria.
    Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov khẳng định, tất cả các cuộc xung đột quân sự cho thấy rằng, các khí tài tác chiến điện tử là hiệu quả nhất và quân đội rất cần có chúng trên tất cả các hướng.

    Ông Borisov nói: “Tất cả các sản phẩm mà các viện của tập đoàn KRET (Nga) phát triển đều được Bộ Quốc phòng Nga tin dùng và tiêu thụ tốt trên thị trường nước ngoài. Tôi biết rằng, khối lượng xuất khẩu sản phẩm của KRET tăng hàng năm”.

    Theo Tư lệnh Bộ đội Tác chiến điện tử quân đội Nga Thiếu tướng Yuri Lastochkin, khí tài tác chiến điện tử hiện đại của Nga vượt trội các loại tương tự của phương Tây về nhiều tính năng, trong đó có tầm hoạt động. Điều đó đạt được nhờ sử dụng các thiết bị phát mạnh hơn và các hệ thống anten hiệu quả hơn.

    Tướng Lastochkin nói rằng: “Khí tài tác chiến điện tử Nga còn có các ưu thế cả về số lượng chủng loại các đối tượng mà chúng có thể tác động, khả năng sử dụng nó hiệu quả hơn trong tác chiến bằng cách áp dụng cơ cấu chỉ huy mềm dẻo cả các hệ thống tác chiến điện tử, lẫn các mẫu khí tài riêng lẻ hoạt động độc lập và trong thành phần các cặp liên hợp”.

    Nga cũng chú trọng các vấn đề phát triển các khí tài đối phó với máy bay không người lái (UAV). Năm 2018, dự định xây dựng thao trường chuyên dụng cho bộ đội tác chiến điện tử.

    Các hệ thống tác chiến điện tử hàng không

    Cựu Cục trưởng Cục Tác chiến Điện tử Không quân Nga, hiện là cố vấn của Phó Tổng giám đốc tập đoàn KRET (thuộc Tổng công ty Rostec, Nga) Vladimir Mikheyev, khả năng sống còn của máy bay được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tăng lên 20-25 lần.

    Ông Mikheyev nói: “Nếu như trước đây trên các máy bay đã lắp các trạm gây nhiễu tích cực, thì ngày nay, tất cả các phương tiện bay đều được trang bị các hệ thống phòng vệ trên khoang. Khác biệt chủ yếu của chúng so với trạm gây nhiễu tích cực là ở chỗ hệ thống phòng vệ trên khoang được tích hợp hoàn toàn và liên kết với toàn bộ hệ thống avionics của máy bay, trực thăng hay UAV”.

    Các hệ thống phòng vệ trên khoang trao đổi với các máy tính trên khoang tất cả những thông tin cần thiết:

    • Về chuyến bay, các nhiệm vụ chiến đấu;
    • Về các mục tiêu và các đường bay của phương tiện bay cần bảo vệ;
    • Về khả năng của vũ khí của mình;
    • Về tình hình tác chiến điện tử thực tế trên làn sóng;
    • Về các mối đe dọa tiềm tàng.

    Trong trường hợp xuất hiện mối nguy hiểm nào đó, có thể hiệu chỉnh đường bay sao cho phương tiện bay cần bảo vệ không đi vào vùng hỏa lực sát thương bằng cách bảo đảm tiêu diệt điện tử (chế áp) các phương tiện phòng không nguy hiểm nhất và máy bay địch, đồng thời nâng cao hiệu quả chiến đấu của các phương tiện sát thương của mình.
    [​IMG]
    Vitebsk
    Vitebsk là một trong những hệ thống phòng vệ trên khoang hiệu quả nhất. Nó dùng để bảo vệ máy bay và trực thăng chống lại các tên lửa phòng không lắp đầu tự dẫn radar và quang học (hồng ngoại).

    Vitebsk được lắp trên:

    • Các cường kích hiện đại hóa Su-25SM;
    • Các trực thăng tiến công Kа-52, Mi-28N;
    • Các trực thăng vận tải-chiến đấu họ Mi-8;
    • Các trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 và Mi-26Т2;
    • Các máy bay, trực thăng chuyên dụng và dân sự do Nga sản xuất.

    Trong tương lai, Vitebsk sẽ được lắp cho các máy bay vận tải quân sự mới Il-76MD-90А.

    “Vitebsk là một serie các hệ thống có thể thích ứng gần như với bất kỳ loại máy bay nào, trong đó có máy bay vận tải quân sự và máy bay dân dụng. Hệ thống như thế đã được chế tạo. Trong đó, tất cả các thử nghiệm cần thiết trên một số loại máy bay đã được tiến hành”, ông Yuri Mayevsky, Tổng giám đốc tập đoàn KRET cho biết.

    Còn có biến thể xuất khẩu của hệ thống có tên Prezident-S vốn đang có nhu cầu cao trên thị trường nước ngoài và cung cấp cho nhiều nước sử dụng máy bay Nga.

    Rychag-AV

    Rychag-AV là trực thăng gây nhiễu chuyên dụng có nhiệm vụ chính là bảo đảm chế áp điện tử và tạo tình huống giả để che giấu, bảo vệ các máy bay và trực thăng của mình, cũng như bảo vệ các mục tiêu mặt đất quan trọng nhất.

    Rychag-AV có khả năng “bịt mắt” hoàn toàn đối phương trong bán kính mấy trăm ki-lô-mét và có thể chế áp cùng lúc mấy mục tiêu. Trong điều kiện nhiễu từ trạm này, các hệ thống tên lửa phòng không, cũng như các hệ thống máy bay đánh chặn của đối phương bị mất đi khả năng phát hiện bất kỳ mục tiêu nào và dẫn các tên lửa có điều khiển không đối không, đất đối không, không đối đất đến các mục tiêu, đồng thời khả năng sống còn và hiệu quả chiến đấu của máy bay của mình tăng đáng kể.

    Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga đang tiếp nhận các trực thăng chuyên dụng Mi-8MTPR-1 được trang bị Rychav. Họ đã đặt mua tổng cộng 18 trực thăng. Trong những năm tới, Nga có thể triển khai sản xuất loạt biến thể hiện đại hóa của hệ thống là Rychag-AVM.

    Khibiny

    Năm 2013, quân đội Nga nhận vào trang bị hệ thống chế áp điện tử Khibiny dùng để bảo vệ máy bay chống lại các phương tiện phòng không.
    [​IMG]
    Tiêm kích-bom Su-34
    So với các trạm chế áp thế hệ trước, hệ thống Khibiny có công suất cao hơn và trí năng. Nó có thể giúp điều khiển vũ khí của máy bay, tạo tình huống điện tử giả, cũng như bảo đảm cho máy bay đột phá phòng không nhiều thê đội của đối phương.

    Điều đó đã xảy ra với tàu khu trục Mỹ Donald Cook vào năm 2014 khi một máy bay Su-24 đã bịn các phương tiện phòng không trên tàu bám theo.

    Lúc đó, trên các radar của tàu xuất hiện thông tin đặt thủy thủ đoàn vào tình trạng bế tắc. Máy bay lúc thì biến mất khỏi các màn hình, lúc thì bất ngờ thay đổi vị trí và tốc độ, lúc thì tạo ra thêm các mục tiêu điện tử giả. Đồng thời, các hệ thống thông tin và điều khiển vũ khí của tàu khu trục gần như bị tê liệt. Trong bối cảnh, tàu chiến này đang ở Biển Đen cách xa nước Mỹ 12.000 km thì không khó để tưởng tượng cảm xúc mà các thủy thủ trên tàu này đã trải qua. Hiện nay, Nga đang phát triển hệ thống mới Khibiny-U dành cho máy bay chiến thuật, cụ thể là Su-30SM.

    Himalaya

    Hệ thống này là sự phát triển tiếp theo của Khibiny, được thiết kế riêng cho tiêm kích thế hệ 5 PAK FA Т-50.

    Khác biệt chính của nó so với Khibiny ở chỗ Khibiny là một dạng contenơ treo dưới cánh, chiếm chỗ một điểm treo nhất định, còn Himalaya được tích hợp hoàn toàn vào máy bay và được chế tạo dưới dạng các bộ phận riêng lẻ của vỏ máy bay.
    [​IMG]
    Tiêm kích T-50
    Các hệ thống anten của Himalaya được chế tạo theo nguyên tắc “vỏ thông minh” và cho phép thực hiện cùng lúc mấy chức năng: trinh sát, tác chiến điện tử, định vị... Hệ thống có thể gây nhiễu tích cực và tiêu cực đối với các đầu tìm hồng ngoại của các loại tên lửa hiện đại, cũng như các trạm radar hiện đại và tương lai.

    Tính năng của hệ thống này hiện được bảo mật, Т-50 là tiêm kích tối tân nhất thế giới, hiện chưa được VKS nhận vào trang bị.

    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/ew/Khi-tai-tac-chien-dien-tu-cua-Nga-1/20176/55251.vnd
  3. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Khí tài tác chiến điện tử của Nga 3

    Các hệ thống tác chiến điện tử mặt đất
    Các hệ thống tác chiến điện tử mặt đất hiện đại hoạt động ở chế độ xử lý số tín hiệu, cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả của chúng.
    Theo cố vấn của Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Tập đoàn KRET Mikheyev, trước đây, nhân viên vận hành trạm tác chiến điện tử phải tự xác định chủng loại mục tiêu theo dõi qua các thông tố tín hiệu trinh sát được và lựa chọn loại nhiễu cho nó.
    Kỹ thuật số có thư viện điện tử bộ nhớ lớn và cung cấp cho nhân viên vận hành biết các chủng loại phương tiện của đối phương, cũng như đề xuất với anh ta những tín hiệu gây nhiễu hiệu quả nhất và các thuật toán đối kháng tối ưu
    Krasukha-S4
    Hệ thống này hội tụ trong mình tất cả những gì ưu tú nhất từ các phương tiện tác chiến điện tử các thế hệ trước. Ví dụ, Krasukha thừa kế hệ thống anten độc đáo từ loại đi trước là trạm gây nhiễu SPN-30.
    [​IMG]
    Hệ thống Krasukha-S4
    Một ưu thế khã của hệ thống mới là việc tự động hóa gần như hoàn toàn. Nếu như trước đây, hệ thống được điều khiển bằng tay thì ở Krasukha-4 áp dụng nguyên tắc “không động vào máy và nó sẽ không phụ lòng bạn”, có nghĩa là vai trò nhân viên điều hành chỉ còn là người quan sát, còn chế độ làm việc chính là điều khiển tập trung hóa tự động hóa.
    Chức năng chính của Krasukha-S4 là che giấu các sở chỉ huy, cuimj quân, phương tiện phòng không, các cơ sở công nghiệp quan trọng chống trinh sát radar đường không và các vũ khí chính xác cao.
    Khả năng của trạm gây nhiễu tích cực dải rộng của hệ thống cho phép đối phó hiệu quả với tất cả các trạm radar hiện đại sử dụng trên các loại máy bay khác nhau, cũng như với tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
    Krasukha-2
    Biến thể này dùng để chế áp vô tuyến điện tử đối với các hệ thống radar chỉ huy/báo động sớm (AWACS) của Mỹ. Đây là máy bay chỉ huy và trinh sát cực mạnh chở theo cả một kíp trắc thủ đông đảo. Để “bịt mắt” máy bay này, cần rất nhiều năng lượng. Krasukha-2 có đủ công suất và trí năng để đối phó với máy bay này.
    Toàn bộ hệ thống được triển khai trong vòng vài phút, không cần sự tham gia của con người, và sau khi triển khai, hệ thống có khả năng loại khỏi vòng chiến các máy bay AWACS ở cự ly mấy trăm ki-lô-mét.
    Moskva-1
    Hệ thống Moskva-1 dùng để thực hiện trinh sát radar (radar thụ động), tương tác và trao đổi thông tin với các sở chỉ huy bộ đội tên lửa phòng không và bộ đội radar, các đài dẫn đường máy bay, cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu và chỉ huy các đơn vị gây nhiễu và các phương tiện chế áp vô tuyến điện tử đơn lẻ.
    Trong thành phần hệ thống Moskva-1 có module trinh sát và trạm chỉ huy các phân đội (các trạm) gây nhiễu.
    Hệ thống Moskva-1 có khả năng:
    - trinh sát vô tuyến điện và trinh sát radar ở tầm đến 400 km;
    - phân loại tất cả các phương tiện bức xạ vô tuyến theo mức độ nguy hiểm;
    - bảo đảm hỗ trợ đường bay;
    - bảo đảm phân phối mục tiêu và hiển thị toàn bộ thông tin;
    - bảo đảm kiểm tra ngược hiệu quả hoạt động của các phân đội và phương tiện tác chiến điện tử đơn lẻ mà hệ thống điều khiển.
    Các hệ thống Moskva-1 ra mắt lần đầu vào tháng 3/2016 trong cuộc tập trận chiến thuật chung của các lực lượng không quân và phòng không Nga ở tỉnh Astrakhan.
    Infauna
    Hệ thống Infauna do Tổng công ty Chế tạo dụng cụ thống nhất (OPK) cho phép tiến hành trinh sát vô tuyến điện và chế áp vô tuyến điện, bảo vệ sinh lực, xe bọc thép và xe ô tô trước hỏa lực có ngắm bắn từ vũ khí cận chiến và súng phóng lựu, cũng như từ các loại mìn/thiết bị nổ điều khiển bằng vô tuyến.
    Hệ thống trinh sát vô tuyến điện dải rộng làm tăng đáng kể bán kính bảo vệ các mục tiêu cơ động cần bảo vệ chống các loại mìn điều khiển bằng vô tuyến. Khả năng tạo màn khói xon khí cho phép che giấu phương tiện kỹ thuật trước vũ khí chính xác cao trang bị hệ dẫn video và laser.
    Hiện nay, các hệ thống này sử dụng khung gầm bánh lốp K1Sh1 (khung gầm xe bọc thép chở quân BTR-80) đang được sản xuất loạt và biên chế cho các đơn vị trong quân đội Nga.
    Borisoglebsk-2
    Là hệ thống chế áp vô tuyến điện tử, cũng do hãng OPK phát triển, cấu thành nền tảng kỹ thuật của các đơn vị tác chiến điện tử của các binh đoàn chiến thuật.
    [​IMG]
    Hệ thống Borisoglebsk-2
    Dùng để trinh sát vô tuyến điện và chế áp vô tuyến các kênh liên lạc vô tuyến điện mặt đất và máy bay sóng ngắn, sóng cực ngắn, các thuê bao đầu cuối điện thoại di động và liên lạc trung kế ở các cấp chỉ huy chiến thuật và chiến thuật-chiến dịch.
    Nòng cốt của hệ thống là 3 trạm gây nhiễu và một sở chỉ huy lắp trên các xe bọc thép chở quân MT-LB vốn là khung gầm xích truyền thống dành cho các phương tiện tác chiến điện tử mặt đất. Mỗi hệ thống được biên chế 9 xe.
    Hệ thống áp dụng các giải pháp kỹ thuật hoàn toàn mới để cấu hình các phương tiện trinh sát vô tuyến điện và các hệ thống chỉ huy tự động hóa. Ví dụ như sử dụng các tín hiệu dải rộng về năng lượng và cấu trúc ẩn, cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao và chống nhiễu.
    Dải tần trinh sát và chế áp được mở rộng hơn 2 lần so với các trạm gây nhiễu trước đây, còn tốc độ phát hiện tần số tăng lên hơn 100 lần.
    Các hệ thống tác chiến điện tử trên hạm tàu
    Các hệ thống này dùng để bảo vệ hạm tàu các loại chống trinh sát và tránh bị tiêu diệt bằng hỏa lực. Đặc điểm của chúng là đối với mỗi tàu tùy thuộc vào chủng loại, lượng giãn nước, cũng như các nhiệm vụ mà nó đảm nhiệm đều có một tập hợp chuyên dụng các phương tiện tác chiến điện tử.
    Các hệ thống tác chiến điện tử trên hạm tàu bao gồm:
    Các trạm trinh sát vô tuyến điện và trinh sát radar;
    Các phương tiện tác chiến điện tử tích cực và tiêu cực;
    Các thiết bị tự động bảo đảm ngụy trang tàu trên các trường vật lý khác nhau;
    Các thiết bị phóng mồi bẫy…
    Tất cả các hệ thống này được tích hợp với các phương tiện hỏa lực và thông tin trên tàu để nâng cao khả năng sống còn và hiệu quả chiến đấu của tàu.
    TK-25E và MP-405E
    Đây là các hệ thống tác chiến điện tử trên tàu cơ bản, cho phép bảo vệ chống lại vũ khí hàng không và vũ khí hạm tàu điều khiển bằng vô tuyến bằng cách gây nhiễu tích cực và tiêu cực.
    TK-25E cho phép tạo nhiễu xung đánh lừa và tạo giả bằng cách sử dụng các tín hiệu sao chép kỹ thuật số cho các tàu thuộc tất cả các lớp cơ bản. Hệ thống có khả năng phân tích đồng thời đến 256 mục tiêu và cho phép bảo vệ tàu hiệu quả.
    MP-405E dùng để trang bị cho tàu có lượng giãn nước nhỏ. Nó có khả năng ngăn chặn phát hiện, phân tích và phân loại các chủng loại phương tiện vô tuyến điện tử có phát xạ và các phương tiện mang chúng theo mức độ nguy hiểm, cũng như bảo đảm chế áp vô tuyến điện tử đối với tất cả các phương tiện trinh sát và sát thương của đối phương.

    http://thu.vietnamdefence.com/Home/ktqs/ew/Khi-tai-tac-chien-dien-tu-cua-Nga-2/20177/55258.vnd
  4. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler: phương tiện tác chiến điện tử mạnh nhất của Mỹ

    Boeing EA-18G Growler là máy bay tác chiến điện tử hoạt động trên tàu sân bay, một phiên bản đặc biệt của tiêm kích hạm 2 chỗ ngồi F/A-18F Super Hornet.

    Giới thiệu chung

    Boeing EA-18G Growler được dùng để thay thế Northrop Grumman EA-6B Prowlers phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1971. Khả năng tác chiến điện tử của Growler chủ yếu được cung cấp bởi Northrop Grumman. EA-18G bắt đầu sản xuất vào năm 2007 và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2009.

    Ngày 15/11/2001, Boeing đã hoàn thành một chuyến bay thử nghiệm với nguyên mẫu F/A-18F "F-1" được trang bị hệ thống tác chiến điện tử ALQ-99 để phục vụ cho khái niệm máy bay tấn công điện tử (Airborne Electronic Attack) EA-18 mới.

    Trong tháng 12/2003, Hải quân Mỹ trao một hợp đồng phát triển cho Boeing để sản xuất máy bay EA-18G. Là nhà thầu chính, Boeing chế tạo phần thân trước, cánh chính và thực hiện việc lắp ráp cuối cùng.

    Northrop Grumman là nhà thầu phụ sản xuất khung máy bay, họ sẽ cung cấp phần thân trung tâm và thân sau cũng như các hệ thống tác chiến điện tử chính. Năm 2003, Hải quân Mỹ dự kiến sẽ nhận được 90 chiếc EA-18G.

    [​IMG]
    Nguyên mẫu F/A-18F "F-1" được trang bị hệ thống tác chiến điện tử ALQ-99 để phục vụ cho khái niệm máy bay tấn công điện tử (Airborne Electronic Attack)


    Nguyên mẫu thử nghiệm EA-18G đầu tiên sản xuất vào ngày 22/10/2004, được gọi là EA-1. Ngày 3/8/2006 lăn bánh ra khỏi nhà máy và thực hiện chuyến bay đầu tiên tại St. Louis vào ngày 15/8/2006; sau đó được chuyển đến sân bay Hải quân Patuxent River, Maryland vào ngày 22/9/2006.

    EA-1 chủ yếu hỗ trợ thử nghiệm mặt đất trong buồng không vang của Cơ sở Thử nghiệm và Đánh giá môi trường không chiến (Air Combat Environment Test and Evaluation Facility/ACETEF).

    Nguyên mẫu thứ hai (EA-2) thực hiện chuyến bay vào ngày 10/11/2006 và đã được chuyển tới NAS Patuxent River vào ngày 29/11/2006.

    EA-2 là một máy bay thử nghiệm khái niệm AEA, sau đó chuyển sang khái niệm Tác chiến điện tử tầm xa (Electronic Combat Range/ECR hoặc "Echo Range") trong Căn cứ Vũ khí Hải quân China Lake tại California. Cả hai nguyên mẫu đều được chuyển cho phi đội VX-23 "Salty Dog".

    EA-1 và EA-2 là 2 chiếc F/A-18F F-134 và F-135 sửa đổi lại bởi Boeing theo cấu hình EA-18G. Vì không được chế tạo ban đầu là Growlers, nên Hải quân đã đặt tên 2 nguyên mẫu thử nghiệm là NEA-18G. Có tổng cộng 5 nguyên mẫu NEA-18G được chế tạo.

    [​IMG]
    1 trong 5 nguyên mẫu NEA-18G Growler
    Máy bay EA-18G Growler đầu tiên chính thức được trang bị cho phi đội VAQ-129 "Vikings" tại NAS Whidbey Island, vào ngày 3/6/2008. Hải quân có kế hoạch mua khoảng 85 máy bay trang bị cho 11 phi đội vào năm 2008. EA-18G hoàn thành việc đánh giá hoạt động vào cuối tháng 7/2009.

    Vào ngày 5/8/2009, phi đội VAQ-129 Vikings và phi đội VAQ-132 Scorpions đã hoàn thành việc hạ cánh EA-18G trên tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75). Phi đội đầu tiên triển khai hoạt động EA-18G là phi đội VAQ-132 Scorpions.

    [​IMG]
    Chiếc EA-18G đầu tiên trang bị cho phi đội VAQ-129 “Vikings”
    Hệ thống điện tử hàng không trên EA-18G Growler

    EA-18G có tới 90% giống với F/A-18E/F, từ khung thân cho tới hệ thống điện tử hàng không. Trong đó EA-18G trang bị các hệ thống dùng để gây nhiễu radar tầm xa và hộ tống gây nhiễu. EA-18G Growler có thể bay cùng với F/A-18 trong tất cả các giai đoạn của một nhiệm vụ tấn công.

    Để Growler bay ổn định hơn trong các nhiệm vụ tác chiến điện tử, Boeing đã thay đổi lại phần cánh chính và bản lề ở chỗ gấp cánh, thêm gân cánh và cánh liệng kiểu "tripper strips".

    [​IMG]
    Gân cánh (khoanh đỏ) được thêm vào trên cánh chính của EA-18G để tăng độ ổn định khi bay. “Răng chó” trên cánh tà trước (khoanh xanh) được thiết kế lại
    EA-18G trang bị radar AESA AN/APG-79 theo tiêu chuẩn của Super Hornet Block II. Khu vực chứa pháo M61 trước mũi máy bay được thay thế bằng hệ thống kiểm soát các hệ thống gây nhiễn AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99.

    Giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, các giá treo ở chính giữa thân và cánh giúp nó mang được 2, 4 hoặc 5 hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99.

    AN/ALQ-218 kết hợp với AN/ALQ-99 cung cấp đầy đủ một bộ tác chiến điện tử giúp phát hiện và gây nhiễu nhằm chống lại tất cả những mối đe dọa từ các hệ thống phòng không.

    [​IMG]
    Khu vực chứa pháo M61 trước mũi máy bay được thay thế bằng hệ thống kiểm soát các hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99


    [​IMG]
    Giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, giá treo dưới cánh lắp hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99
    Ngoài hệ thống tác chiến điện tử, EA-18G Growler còn được trang bị các tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM để chống lại các mối đe dọa từ trên không.

    Ngoài ra còn máy bay còn trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM để chế áp, tiêu diệt radar và các hệ thống tên lửa phòng không đối phương. Lắp hệ thống quang điện tử AN/ASQ-228 ATFLIR để chỉ thị mục tiêu được phát hiện và phối hợp tấn công với các máy bay Hornet khác.




    [​IMG]
    EA-18G của phi đội VAQ-132 Scorpions được trang bị tên lửa AGM-88 HARM, VAQ-132 Scorpions là phi đội đầu tiên triển khai EA-18G vào hoạt động


    Thông số kỹ thuật cơ bản của EA-18G Growler

    Phi hành đoàn: 2 người; Dài: 18,31 m; Sải cánh: 13,62 m; Cao: 4,88 m; Diện tích cánh: 46,5 m2; Trọng lượng rỗng: 14.552 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 29.937 kg.

    Động cơ: 2 động cơ turbine khí phản lực F414-GE-400 có khả năng tái khai hỏa. Khả năng chứa nhiên liệu bên trong: 6.354 kg; Tốc độ tối đa: Mach 1,8; Tầm hoạt động: 2.356 km; Bán kính chiến đấu: 722 km; Tầm hoạt động với 3 thùng dầu phụ: 3.330 km; Trần bay: 15.000 m; Tốc độ leo cao: 228 m/s.

    Vũ khí trang bị: 9 giá treo với tải trọng tối đa vũ khí mang được là 8.050 kg, bao gồm

    - Tên lửa không đối không: AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM.

    - Tên lửa chống bức xạ: AGM-88 HARM.

    - Bom có dẫn đường: AGM-154 JSOW (Joint Standoff Weapon); GBU-31, GBU-32, GBU-38 JDAM; GBU-54 LaserJDAM; Paveway II, III.

    - Hệ thống tác chiến điện tử có vỏ bọc: AN/ALQ-218, AN/ALQ-99.

    - Hệ thống quang điện tử trinh sát hồng ngoại có vỏ bọc: AN/ASQ-228 ATFLIR.
    http://soha.vn/quan-su/may-bay-tac-chien-dien-tu-ea-18g-growler-co-gi-dac-biet-20150901120107573.htm

  5. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Hệ thống gây nhiễu làm mù tên lửa đối phương mới nhất của Mỹ

    Với bộ gây nhiễu mới, tiêm kích EA-18G có thể hỗ trợ tấn công chính xác mục tiêu mà không lo bị radar và tên lửa đối phương phát hiện.

    [​IMG]
    Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler của Mỹ. Ảnh: USAF
    Hải quân Mỹ sắp trình làng một công nghệ gây nhiễu trong tác chiến điện tử công nghệ cao mới có thể giúp chiến đấu cơ Mỹ phá hủy các mục tiêu mà không lo bị các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không hiện đại của đối phương phát hiện, theo Scout.com.

    "Toàn bộ ý tưởng là ngăn các hệ thống phòng không của đối phương phát hiện ra đòn tấn công của bất kể chiến đấu cơ nào mà chúng tôi đang bảo vệ. Thiết bị gây nhiễu mới không chỉ giúp máy bay sống sót mà còn giúp nó thực hiện đòn tấn công và trở về an toàn", Earnest Wiston, chỉ huy Phòng Trang bị Tấn công Điện tử, nói.

    Thiết bị Gây nhiễu Thế hệ mới (NGJ) gồm hai pod dài hơn 4,5 m gắn ở hai đầu cánh của tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler để phát đi các sóng điện tử gây nhiễu radar. Khi sóng radar bị thiết bị này chặn phá, hoặc gây nhiễu, đối phương không thể phát hiện vị trí, kích thước của mục tiêu.


    "Hệ thống mới với công nghệ radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) giúp chúng tôi tăng cường được sức mạnh, tính linh hoạt và có khả năng gây nhiễu mạnh hơn đối với nhiều radar cùng lúc", Wiston nói.

    Thiết bị NGJ dự kiến được đưa vào vận hành năm 2021 để thay thế cho bộ gây nhiễu tác chiến điện tử ALQ 99 đang trang bị cho máy bay EA-18G Growler của hải quân Mỹ hiện nay.


    Một trong những hạn chế của ALQ 99 là nó ra mắt cách đây 40 năm và gặp khó khăn trong việc đối phó với các mối đe dọa hiện đại, chẳng hạn như máy bay địch trang bị radar mảng pha đồng bộ, có uy lực lớn, có khả năng xử lý tín hiệu được tăng cường và các dạng sóng hiện đại hơn, Winston giải thích.

    NGJ được thiết kế để ngăn các mối đe dọa trên mặt đất và trên không như tiêm kích đối phương điều khiển tên lửa "khóa mục tiêu" tấn công. NGJ có "cấu trúc mở", có thể nhanh chóng tích hợp các công nghệ mới và bổ sung các mối đe dọa mới. Nếu đối phương sử dụng một mẫu máy bay hay tên lửa mới, NGJ có thể được nâng cấp để bổ sung dữ liệu về mối đe dọa này để kịp thời cảnh báo cho phi công.

    Trong khi thiết bị cảnh báo radar chỉ đơn thuần là công nghệ phòng thủ, NGJ được cấu hình để có thể tấn công điện tử, gây nhiễu hỗ trợ cho các chiến đấu cơ như tiêm kích F/A-18 Super Hornrt hay tiêm kích đa nhiệm F-35, bảo vệ chúng trước các hệ thống phòng không đối phương.

    [​IMG]

    Một pod gây nhiễu NGJ do Raytheon sản xuất. Ảnh: RaytheonNGJ đặc biệt hữu ích trong việc bảo vệ oanh tạc cơ như B-2, B-21 và tiêm kích F-35. Công nghệ này được thiết kế để phong tỏa, gây nhiễu, cản trở hoặc "làm mù" các hệ thống radar phòng không của đối phương, tạo điều kiện để chiến đấu cơ xâm nhập, ra đòn tấn công và rút lui an toàn.
    Điều này sẽ hữu ích trong môi trường tác chiến hiện đại ngày nay do công nghệ tàng hình không còn giữ vai trò chủ đạo hoặc tỏ ra kém hiệu quả trước các công nghệ phòng không hiện nay. Hệ thống tên lửa phòng không S-300 hay S-400 của Nga ngày càng có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở khoảng cách xa hơn với dải tần rộng hơn, chưa kể các hệ thống tối tân hiện nay và trong tương lai sử dụng bộ xử lý máy tính nhanh hơn nhiều, công nghệ kỹ thuật số và kết nối mạng nhiều hơn.

    Hải quân Mỹ dự kiến mua 135 bộ NGJ trang bị cho tiêm kích EA-18G và có thể là các máy bay trong tương lai.

    "Đây là một cột mốc quan trọng với tác chiến điện tử. NGJ là bộ gây nhiễu thông minh chứa công nghệ tấn công điện tử tối tân hiện nay và có thể dễ dàng thích ứng khi môi trường đe dọa thay đổi, giúp chiến đấu cơ của chúng ta hoàn thành nhiệm vụ và trở về an toàn", Rick Yuse, giám đốc Các hệ thống Không quân và Vũ trụ của hãng Raytheon, nhấn mạnh.

    https://www.tienphong.vn/hanh-trang...-lam-mu-ten-lua-doi-phuong-cua-my-1000156.tpo
  6. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Máy bay tác chiến điện tử mới nhất của Trung Quốc nguy hiểm đến đâu

    Sự xuất hiện bất ngờ của GX-11 trong diễn tập tác chiến liên hợp ban đêm cho thấy, loại máy bay này có thể được TQ sử dụng cho nhiệm vụ gây nhiễu và chế áp điện tử cấp chiến dịch.

    Ngày 18/7, Kênh Quốc phòng của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã cho đăng tải các hoạt động diễn tập tác chiến liên hợp trong đêm của Không quân Trung Quốc.

    Sự kiện diễn ra tại khu vực sa mạc Tây Bắc nước này với sự tham gia của nhiều quân binh chủng, các loại máy bay chiến đấu như máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay trinh sát, gây nhiễu, tiêm kích, cường kích.

    Cụ thể, từ bản tin mà CCTV đăng tải có thể thấy rất rõ, Không quân Trung Quốc đã điều nhiều máy bay gồm hàng loạt chiến đấu cơ như J-10, J-11, J-16, J-20, H-6K, máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000.

    Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của loại máy bay tác chiến điện tử mới nhất của Không quân Trung Quốc: Cao Tân -11 (GX-11).

    GX-11 không giống với các loại máy bay GX từng phục vụ trước đó mà nó được phát triển trên nền chiếc máy bay vận tải Y-9, trang bị 6 ăng ten cỡ lớn bố trí dọc phần thân và bên dưới phần mũi máy bay. Hai sườn phía trước thân máy bay được trang bị radar cỡ lớn, phía sau thân còn có radar hình tròn.

    [​IMG]
    GX-11 nhìn từ cận cảnh trên CCTV

    Những đặc tính nhận biết này cho thấy đây là loại máy bay GX-11 được Trung Quốc công khai vào năm 2015. Các hình ảnh khác trên CCTV cũng cho thấy, phía sau radar hình tròn của GX-11 còn có 1 radar hình vuông nhưng không lộ ra bên ngoài thân máy bay.

    Giai đoạn đầu xuất hiện, GX-11 được giới quan sát bên ngoài suy đoán là máy bay trinh sát điện tử giống GX-8 và Y-9JB, dùng để thay thế cho GX-1 và GX-2 đã bắt đầu lỗi thời và thiếu đồng bộ. Sự khác biệt chủ yếu của các máy bay này là GX-8 được dùng cho hải quân, GX-11 dùng cho không quân.
    Tuy nhiên, trong điều kiện Y-9JB thường xuyên xuất hiện còn GX-11 lại liên tục vắng bóng nên sự xuất hiện bất ngờ của GX-11 trong bản tin trên cho thấy GX-11 có thể không được dùng cho trinh sát điện tử mà dành riêng cho nhiệm vụ gây nhiễu và chế áp điện tử cấp chiến dịch.

    Do GX-11 và GX-12 tương đối ít xuất hiện nên sự hiện diện bất ngờ của GX-11 trong diễn tập tác chiến đêm lần này thu hút rất nhiều sự chú ý. Khi loại máy bay này được đưa vào sử dụng thường xuyên nó có thể sẽ góp phần tăng cường đáng kể khả năng tác chiến điện tử của Không quân Trung Quốc.

    http://soha.vn/lo-dien-may-bay-tac-...-quoc-nguy-hiem-den-dau-20180719115806594.htm

    Trung Quốc có thể đã thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử ở Trường Sa
    Tình báo Mỹ cho biết các thiết bị gây nhiễu được Trung Quốc lần đầu tiên kích hoạt trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa.

    [​IMG]
    Trung Quốc được cho là lắp thiết bị gây nhiễu sóng trái phép trên đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồ hoạ: DigitalGlobe.

    Một số nguồn tin được tiếp cận với các báo cáo tình báo mới đây của Mỹ cho biết Trung Quốc đã âm thầm kích hoạt và thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử được lắp đặt gần đây trên các tiền đồn xây dựng phi pháp ở Biển Đông, CNBC ngày 5/7 đưa tin.

    Tình báo Mỹ đánh giá đây là lần đầu tiên Trung Quốc kích hoạt các thiết bị tác chiến điện tử này kể từ khi chúng được triển khai hồi đầu năm tới các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Lầu Năm Góc từ chối đưa ra bình luận về thông tin này, do nó có liên quan đến thông tin tình báo.

    Các chuyên gia quân sự đánh giá việc thử nghiệm thiết bị tác chiến điện tử được bố trí phi pháp ở Trường Sa có thể giúp Trung Quốc gây nhiễu, thậm chí vô hiệu hóa các hệ thống thông tin liên lạc và radar trong khu vực.

    Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa triển khai tên lửa chống hạm và phòng không lên ba đảo nhân tạo ở Trường Sa. Các hệ thống tên lửa cùng thiết bị tác chiến điện tử này được đánh giá là không có mục đích nào khác ngoài phục vụ ý đồ quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa ra khỏi Trường Sa, không tiến hành quân sự hóa và có các hành động phương hại đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...ng-tac-chien-dien-tu-o-truong-sa-3774053.html

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...truong-sa-3734394.html#ctr=related_news_click
  7. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Máy bay tiêm kích tác chiến điện tử của Trung Quốc tương đương với EA-18G

    Tuyên bố thử nghiệm thành công máy bay tác chiến điện tử J-15D, Hải quân Trung Quốc đã sánh ngang Mỹ...

    Hiện nay trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ, át chủ ài trong những phi vụ tập kích đường không đáng ngạc nhiên chẳng phải là tiêm kích F-35C Lightning II hay F/A-18E/F Super Hornet mà lại chính là máy bay tác chiến điện tử EG-18G Growler.

    EA-18G được coi là mẫu máy bay với khả năng công thủ toàn diện khi có thể áp chế hoạt động của radar đối phương, đồng thời sử dụng ngay các tên lửa mang theo để tấn công các mục tiêu của quân địch.

    Chiếc chiến đấu cơ này có khả năng sử dụng hệ thống xóa bỏ nhiễu tín hiệu INCANS, cho phép truyền thông tin bằng một kênh giao tiếp nội bộ, trong khi vẫn gây nhiễu được hệ thống liên lạc của kẻ thù, khiến cho mạng lưới phòng không và radar cảnh giới bị tê liệt.

    [​IMG]
    Phóng to
    Máy bay tác chiến điện tử trên hạm J-15D của Không quân Hải quân Trung Quốc
    Ưu thế mà EA-18G Growler mang lại trong các phi vụ tập kích đường không khiến cho nhiều quốc gia khác có sở hữu tàu sân bay đang phải cố gắng tìm cách chế tạo một phương tiện có tính năng tương đương.

    Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay từng tham vọng sản xuất một phiên bản đặc biệt của Su-33 hoặc MiG-29K với tính năng tiệm cận EG-18G.

    Thật đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc mới bắt đầu tham gia vào cuộc đua này nhưng họ tuyên bố đã nhanh chóng về đích, điều này có thể được giải thích là nhờ tiềm lực tài chính hùng hậu và hoạt động hiệu quả của mạng lưới tính báo ở nước ngoài.

    [​IMG]
    Máy bay tác chiến điện tử trên hạm J-15D được Trung Quốc tiến hành song song với dự án J-16D
    Trong năm 2017 đã xuất hiện những hình ảnh đầu tiên về hai chủng loại máy bay tác chiến điện tử đang được Trung Quốc phát triển, đó là chiếc J-16D của Không quân và J-15D dành cho tàu sân bay. Những chiếc chiến đấu cơ này đều sử dụng kết cấu buồng lái 2 chỗ ngồi nhưng điểm khác biệt của J-15D đó là nó có một cặp cánh mũi.

    Sau một thời gian ngắn thực hiện các bài kiểm tra đánh giá, mới đây Hải quân Trung Quốc đã ra thông báo chiếc J-15D đã gần như hoàn thành quá trình thử nghiệm để sẵn sàng triển khai trên tàu sân bay trong tương lai.

    Cùng với việc biên chế máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên hạm và nay là máy bay tác chiến điện tử, rõ ràng nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc đã đạt đến trình độ gần như tương đương Hải quân Hoa Kỳ và vượt xa Ấn Độ và Nga.

    J-16D, biến thể của tiêm kích hai chỗ ngồi J-16. Chuyên gia quân sự Sebastien Roblin cho rằng J-16 là bản sao chép tiêm kích Su-30MKK nhập khẩu từ Nga, có uy lực tương đương với tiêm kích F-15E Mỹ. Nó được trang bị hệ thống điện tử mới gồm radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) hiện đại. Dù gặp trở ngại lớn trong chế tạo động cơ phản lực đáng tin cậy, Trung Quốc đã rất thành công trong chế tạo hệ thống điện tử tối tân.

    Biến thể J-16D cất cánh lần đầu ngày 18/12/2015. Các bức ảnh được công bố cho thấy pháo 30 mm và hệ thống cảm biến hồng ngoại (IRST) đã bị tháo bỏ, chứng tỏ nó không được chế tạo để không chiến tầm gần. Thay vào đó, J-16D được trang bị hàng loạt ăng ten và khối thiết bị tác chiến điện tử dọc thân. Phần mũi được rút ngắn và thiết kế lại để chứa radar AESA.

    Đáng chú ý, các khối thiết bị (pod) tác chiến điện tử gắn trên cánh J-16D khá giống pod AN/ALQ-218 trên EA-18G Growler. Đây là cảm biến điện từ có thể phân tích tần số và định vị thiết bị phát tín hiệu radar, từ đó gây nhiễu và khóa mục tiêu. Nhiều khả năng khung thân J-16D được tối ưu cho tên lửa diệt radar, cũng như mang được 2-3 pod gây nhiễu dưới cánh và thân. Mỗi pod dùng đối phó một dải tần số radar khác nhau, cũng như ứng dụng công nghệ AESA.


    [​IMG]





    EA-18G Mỹ bị cho là bản mẫu sao chép của J-16D Trung Quốc

    Khi mang toàn bộ khí tài tác chiến điện tử, J-16D vẫn còn 6 giá treo vũ khí. Trung Quốc đang sở hữu ba loại tên lửa diệt radar (ARM) khác nhau có thể gắn lên tiêm kích này. Tên lửa CM-103 chứa đầu đạn nặng 80 kg, tầm bắn gần 100 km và có thể đánh trúng các mục tiêu trên mặt đất và trên biển.

    Bắc Kinh tự phát triển biến thể YJ-91 sao chép tên lửa Kh-31P của Nga, với tầm bắn xa hơn và tăng cường khả năng diệt hạm. Cuối cùng là mẫu LD-10, phát triển từ tên lửa phòng không PL-12. J-16D cũng có thể mang theo hầu hết vũ khí cơ bản như tên lửa đối không PL-9 và PL-12.

    Chuyên gia Jeffrey Lin và P.W. Singer đánh giá J-16 D có nhiệm vụ bảo vệ oanh tạc cơ và tiêm kích trong các chiến dịch đường không. Trong đó, J-16D sẽ sử dụng bộ gây nhiễu để vô hiệu hóa hỏa lực phòng không, trước khi phóng tên lửa diệt radar, loại khỏi vòng chiến các hệ thống phòng không di động và cố định của đối phương. Được thiết kế trên nền tảng tiêm kích, nó vẫn có thể tự phòng thủ và bảo vệ các máy bay khác trước chiến đấu cơ đối phương.

    [​IMG]
    Những đặc điểm riêng biệt của tiêm kích J-16D. Ảnh: Popsci.

    Ngoài J-16D, Trung Quốc đang vận hành tiêm kích bom tự thiết kế JH-7, có khả năng tác chiến điện tử, với số lượng khoảng 240 chiếc. Cả JH-7 và bản nâng cấp JH-7A đều trang bị pod gây nhiễu nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, mẫu máy bay này không được tích hợp trang bị tác chiến điện tử trên khung thân, khiến khả năng của nó bị hạn chế đi nhiều.

    Trung Quốc cũng sở hữu một phi đội máy bay cỡ lớn có khả năng hỗ trợ gây nhiễu từ xa, gồm 24 vận tải cơ Y-8GX và Y-9GX và máy bay tác chiến điện tử HD-6 dựa trên oanh tạc cơ H-6.

    Sự xuất hiện của J-16D cho thấy Trung Quốc ngày càng quan tâm đến những máy bay thiết kế đặc biệt, giúp họ sở hữu đầy đủ tính năng không chiến giống quân đội Mỹ, chuyên gia Sebastien nhận định.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...rung-quoc-bi-nghi-sao-chep-tu-my-3578416.html
  8. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Tác chiến điện tử trong tham vọng biển đảo của Trung Quốc

    Theo tạp chí Airrecognition, việc Trung Quốc đang âm thầm phát triển phi đội máy bay tác chiến điện tử để phục vụ cho tham vọng biển đảo của Bắc Kinh.

    Theo Airrecognition, hiện nay Trung Quốc đang âm thầm phát triển một mẫu máy bay tác chiến điện tử mới, dựa trên nền tảng máy bay vận tải thế hệ mới Y-9.

    Airrecognition cho rằng, Y-9 là biến thể nâng cấp của máy bay vận tải Y-8F do Trung Quốc sản xuất, nhưng bản thân Y-8F lại được phát triển dựa trên An-12 của Liên Xô chế tạo. Chính vì vậy, cả hai biến thể này đều mang thiết kế của An-12.

    Theo định danh của Trung Quốc, biến thể mới của Y-9 gọi là GX-11 hoặc Y-9G, dựa trên hình ảnh mà các trang mạng quân sự Trung Quốc đăng tải cho thấy GX-11 được trang bị 6 ăng ten cỡ lớn bố trí dọc phần thân và bên dưới phần mũi máy bay.

    [​IMG]
    Máy bay tác chiến điện tử Y-8G/GX-3 của Trung Quốc.
    Mục đích sản xuất các máy bay tác chiến điện tử của Trung Quốc về cơ bản là làm gián đoạn hoặc gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc và tín hiệu radar của đối phương.

    Chính vì vậy, từ lâu Quân đội Trung Quốc đã luôn coi trọng việc phát triển lực lượng tác chiến đặc biệt này, GX-11 được chú trọng phát triển dành riêng cho lực lượng Không quân Trung Quốc nhằm thay thế cho mẫu máy bay tác chiến điện tử đã lỗi thời là Y-8G.

    Theo một số thông tin được Trung Quốc tiết lộ, Y-9 có trọng lượng cất cánh khoảng 77 tấn, tầm hoạt động 5.700km, vận tốc tối đa 650km/h và đạt trần bay là 10.400m.

    Ngoài ra, Y-9 còn được biết tới với cái tên khác là Y-8X và đã được Trung Quốc phát triển vào năm 2001 với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010.

    Máy bay vận tải tầm trung Y-9 được Trung Quốc phát triển như một mẫu máy bay nền tảng cơ sở tương tự như C-130J của Quân đội Mỹ, nó có thể được chuyển đổi và sử dụng cho nhiều nhiệm vụ đặc biệt khác nhau dành cho lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc.

    Hiện tại có tổng cộng 5 biến thể khác nhau của Y-9, ngoài biến thể mới nhất là GX-11. Nó còn các biến thể khác gồm: các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 và KJ-200, máy bay trinh sát điện tử Y-9JB và một biến thể tác chiến đặc biệt dành cho lực lượng không quân.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...ng-tham-vong-bien-dao-cua-trung-quoc-3224736/

    --- Gộp bài viết: 10/12/2018, Bài cũ từ: 10/12/2018 ---
    Tóm lược thì Mỹ chỉ có 1 loại duy nhất, tuy trang bị hiện đại nhưng ít chủng loại, khó có thể triển khai liên tục trong mọi điều kiện, trong khi TQ và Nga khá đa dạng, Nga đa dạng nhất khi có các chủng loại cho cả trực thăng và xe mặt đất cùng hành quân với lục quân được còn TQ thì đa dạng về chủng loại máy may EW dành cho hải quân

Chia sẻ trang này