1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thiết bị chịu áp lực như bình ga chẳng hạn?

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi nham_20022002, 17/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nham_20022002

    nham_20022002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Các thiết bị chịu áp lực như bình ga chẳng hạn?

    Không biết mọi người thấy mấy cái bình ga ,bình oxy như thế nào ,chứ mình thấy cứ như là mấy quả bom nổ chậm,hì.
    Giá mà có thể sáng chế ra thiết bị chỉ cần tiếp xúc với vỏ của mấy quả bom này mà cũng đánh giá được mức đọ nguy hiểm thì tốt quá?
  2. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Các bình chứa áp lực ngày nay đã rất an toàn. Ngày xưa, khi công nghiệp mới bắt đầu phát triển với các máy hơi nước thì nồi hơi rất hay bị nổ. Có lần, nôi hơi của một nhà máy thuộc da bên Mý phát nổ đã biến một nhà máy thành bình địa. Sau đó hiệp hội kỹ sư cơ khí Mỹ (ASME) đã phát triển phiên bản đầu tiên của bộ tiêu chuẩn "Nồi hơi và bình chứa áp lực" nổi tiếng và không ngừng được bổ sung. Đối với các bình chứa áp lực được vận tải trên đường còn phải thoả mãn các yêu cầu của Bộ GTVT Mỹ nữa (Department of Transportation DOT). Mấy cái bình ga còn phải thoả mãn thêm tiêu chuẩn của Hiệp hôi phòng cháy quốc gia Mỹ số 58 (National Fire Protection Association NFPA). Nói túm lại là hết sức an toàn. Chưa hết, các bình này còn phải được kiểm tra định kỳ theo TCVN nữa. Xác xuất chết vì nổ bình ga nhỏ hơn rất nhiều so với tai nạn giao thông, (mỗi ngày khoảng 30 người), do đó xin bạn yên tâm.
    Người ta cũng dùng máy siêu âm để đo chiều dày thành bình định kỳ để phát hiện những thay đổi bất thường (nếu có). Tai nạn bình ga hay xảy ra nhất là do bếp ga du lịch. Nguyên nhân là do bình được thiết kế để sử dụng 1 lần, và để chứa butan (áp suất khoảng 3kg/cm2) nhưng người ta đã nạp đi nạp lại bình với hỗn hợp propan + butan (áp suất khoảng 7 kg/cm2) hỏi làm sao mà không nổ.
    GPS
    Lat 10o50.425'
    Lon 106o40.468'
    UTM 48
    683047 E
    1198838 N
    Được gps sửa chữa / chuyển vào 01:29 ngày 23/02/2003
  3. IRC_Vietnam

    IRC_Vietnam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    30
    Các thiết bị chịu áp lực nói chung là các thiết bị làm việc ở trạng thái áp suất cao hơn áp suất khí quyển.
    Hiện nay theo các quy phạm an toàn, những thiết bị làm việc với áp suất từ 0,7 kG/cm2 trở lên được coi là các thiết bị chịu áp lực.

Chia sẻ trang này