1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Lý do Chủ đề [​IMG] Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.mà 'Ng viết có tham gia đả bị tác giả Khoá . Ng viiết mạn fép xin Mod tiếp tục pót tiiếp trong fần 2 náy mà Ng viết vì lý do sức khoẻ trầm trọng ngoài ý muốn k0 tiếp tục liên tục dươc ,
    Ng viết sẻ tuỳ vào khả năng cua mính tieesp tục công việc này và mong các bạn cùng đóng góp và xây dựng thêm.
    Ng viết xin chân thành cảm ơ Mod & các bạn tham gia hầu rộng thêm đường dư luận.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Chủ đề [​IMG] Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.mà 'Ng viết tham gia chủ yếu đề cập đến các v/đ VÔ THỨC & BẢN NĂNG (thuộc TÂM sinh LÝ tức là những V/đ thuộc sinh học & Tự nhiên (NATURE).
    Trong Fần này chúng ta sẻ tiếp cận V/đ HỮU THỨC (trong đó có Ý Thức) tức là những v/đ về duỡng dục & Môi trường (NURTURE) trong đó những V/đ thuộc fajm vi Văn hoá, giáo dục & học tập sẻ dược bàn đến & mối quan hệ giữa
    Tự nhiên (NATURE).& duỡng dục & Môi trường (NURTURE) ra sao ?

    Mong các bạn cùng góp ý & tham gia (Chủ đề này sẻ có l
    iên kết mật thiết dến chủ đề [​IMG] Các vấn đề cơ bản về học thuật. cùng có sự đóng góp & tham gia của Ng Viết.

    Xin chân thành mời các bạn tham gia.

  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Tiếp theo bài nhận xét VỀ MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC của tác giả Đỗ Kiên Cường trong chủ đề[​IMG] Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.
    http://ttvnol.com/TamLy/324918/page-31
    Sẻ là 1 thiếu sót lớn nếu k0 post bài farn biện của ông sau buổi fỏng vấn do Phóng viên (PV) Báo điện tử VieTime với Phó tổng giám đốc Tâm Việt Group, thạc sĩ quản trị kinh doanh Nguyễn Huy Hoàng:

    Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam
    Thứ sáu, 23/11/2007, 07:00 GMT+7
    http://ttvnol.com/TamLy/324918/page-29#post12071994
    theo dòng link sau đây:

    >> Đừng công thức hóa duy tổng thể
    (link
    http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/4075/index.viet)

    {fần # là của ng Post}
    Link die thi` fải !!!
    Xin tạm post lại:

    Đầu tiên cần khẳng định rằng, do sự cố gắng hết mình của toàn xã hội và đội ngũ thày cô giáo cùng các nhà quản lý, nền giáo dục Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, được bạn bè quốc tế công nhận. So với các nước cùng mức thu nhập trên đầu người, các chỉ tiêu giáo dục, xã hội và văn hóa của chúng ta cao gấp mấy lần. Tuy nhiên so với yêu cầu hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa, nền giáo dục của chúng ta cũng bộc lộ nhiều điểm yếu, từ triết lý cho tới hành động.
    Quan điểm xuyên suốt bài phỏng vấn là giáo dục VN thiếu tư duy tổng thể. Vậy thế nào là tư duy tổng thể? Theo ông NHH thì có ba khái niệm về tổng thể. Thứ nhất là “phát huy tất cả các vùng của bộ não”. Thứ hai là triển khai được “8 năng lực tư duy”. Thứ ba thì gồm “các version” thể lực, trí lực, tình cảm và tâm linh. Ấy là tôi luận vậy thôi, chứ ông NHH không viết rõ ràng như thế.
    Tiếp theo, ông NHH cho biết tổng thể cũng chính là triết lý mà tập đoàn Tâm Việt đang trăn trở xây dựng. Đó là triết lý 5 phiên bản: thể lực; trí lực; tinh thần, tình cảm; tâm linh; và tổng thể, gồm tất cả các phiên bản trước. Thiếu chỉ một phiên bản thì không thể trở thành “công dân xứng tầm toàn cầu”, mà chỉ là “cá nhân khu trú trong một không gian giới hạn”.
    Ngoài ra ông NHH cũng bàn về sự khác biệt trong tư duy giữa Đông và Tây, và nguyên nhân của sự khác biệt đó; về các phương pháp rèn luyện tư duy; về một tính cách đang cản trở người Việt trở thành công dân toàn cầu…
    Có thể thấy, đó là những vấn đề hết sức hệ trọng đối với cả đất nước và toàn dân tộc, chứ không chỉ gói gọn trong phạm vi giáo dục. Tôi cho rằng không một học giả Việt Nam và quốc tế nào có thể giải quyết được tất cả các vấn đề đó. Vì thế nếu luận thuyết và giải pháp của ông NHH có bất cập thì cũng rất dễ hiểu. Và khi đã bàn tới những vấn đề căn cốt như vậy thì phải có nền tảng triết lý và kiến thức sâu rộng, nếu không sẽ bị ngợp trước đại dương các thách thức không thể vượt qua. Tuy bản thân có nhận thức rất hạn hẹp và kiến thức rất sơ sài, tôi cũng xin mạnh dạn trao đổi với ông NHH về những điểm dưới đây.
    Chúng ta thường nghe thấy những nhận định kiểu: cần rèn luyện cả hai bán cầu não cho học sinh; hoặc con người chưa khai thác hết các vùng của bộ não… Nghe qua thì có vẻ có lý, nhưng thật ra đó chỉ là nhận định của những người chưa có kiến thức cần thiết về thần kinh học.
    Thuyết toàn bộ (holistic theory) của thần kinh học cho rằng, các hoạt động tinh thần của con người là kết quả hoạt động của toàn bộ não, trong đó có những vùng có vai trò then chốt hơn các vùng khác, tùy thuộc vào các hoạt động tâm thần cụ thể.
    Về sự phân công chức năng của hai bán cầu não cũng vậy, tuy hai bán cầu có ưu thế với các hoạt động tinh thần khác nhau (với người thuận tay phải, bán cầu trái thiên về tư duy logic, bán cầu phải thiên về tư duy hình tượng; trong khi với người thuận tay trái thì ngược lại…), nhưng chúng luôn hành xử đồng bộ với nhau qua thể chai, là cầu nối giữa hai bán cầu. Mất thể chai sẽ thành người tâm thần, tuy một chức năng nào đó có thể trở nên siêu việt. Đó là hội chứng bác học, mà Kim Peek là trường hợp điển hình.
    Ông nhớ mã bưu điện của mọi thành phố Mỹ, chơi thành thạo hàng trăm bản nhạc cổ điển khi chỉ nghe qua một lần, nhớ chi tiết thời gian, địa điểm và số người tham dự buổi biểu diễn bản nhạc đó lần đầu tiên…
    Tuy nhiên ông không thể tự mặc áo và phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân.
    # http://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_Peek

    Kim Peek có thể nhớ mã bưu điện của mọi thành phố Mỹ, chơi thành thạo hàng trăm bản nhạc cổ điển khi chỉ nghe qua một lần, nhớ chi tiết thời gian, địa điểm và số người tham dự buổi biểu diễn bản nhạc đó lần đầu tiên… Tuy nhiên ông không thể tự mặc áo và phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân...
    Ông NHH cho rằng, “mỗi bộ não có vùng cảm giác, thị giác, thính giác, vùng vị giác và vận động”. Vậy là ông không biết thị giác, thính giác, vị giác chính là ba trong năm cảm giác. Chính xác thì bộ não có các vùng cảm giác, bao gồm xúc giác, vị giác, khứu giác, thính giác và thị giác (để nhận biết môi trường) và các vùng vận động (để tác động môi trường). Ngoài ra còn rất nhiều các trung khu khác để thực hiện các chức năng tự động (nhịp tim, nhịp hô hấp…) và cao cấp (trí nhớ, tư duy, cảm xúc…) khác nhau. Ông NHH cũng cho rằng, có người vận động thì ra vấn đề, có người ngồi tĩnh tâm mới ra vấn đề. Ý của ông NHH là có các kiểu tư duy vận động hay tư duy không vận động (ngồi tĩnh tâm)… Đây là quan điểm quá lạc hậu theo thuyết toàn bộ viết ở trên. Xem học sinh của ta khi học chỉ dùng vùng thính giác cũng là quan điểm phi tổng thể nên rất lạc hậu.
    Xin nhấn mạnh rằng, khi học sinh chỉ ngồi nghe, ngoài vùng thính giác, một loạt các trung khu thần kinh khác cũng được hoạt hóa, vì bất cứ hoạt động tâm thần nào cũng là kết quả tổng thể của toàn bộ não, với mức hoạt hóa khác nhau ở từng vùng não cụ thể. Ông NHH thích quan niệm tổng thể, vậy xin lưu ý ông rằng, các hoạt động tinh thần đều là các hoạt động mang tính tổng thể. Rồi “bản chất của não là tư duy bằng hình ảnh” cũng sai. Thế ông xếp tư duy logic vào đâu? Giới nhận thức học cho rằng, bộ não có hai chiến lược tư duy cơ bản là thuật toán và trực giác. Tất cả các hình thức tư duy cao cấp đều thực hiện qua hai phương thức này.
    Có thể thấy là ông NHH dùng quan niệm đa trí khôn (multiple intelligences) của nhà tâm lý Gardner để lập thuyết. Đáng tiếc là ông NHH hiểu chưa đúng Gardner.
    Lý thuyết đa trí khôn của Gardner bao gồm 8 phạm trù chính (ban đầu chỉ có 7): logic - toán, ngôn ngữ, không gian, âm nhạc, vận động cơ thể, liên cá nhân, nội cá nhân và thiên nhiên (phạm trù mới). Ngoài ra là một số kiểu trí khôn khác như tâm linh (theo nghĩa thần học - tôn giáo, chứ không theo nghĩa chuyện lạ như ngoại cảm chẳng hạn), hiện sinh và đạo đức.
    Các năng lực tư duy nói trên phù hợp với các ngành nghề khác nhau. Logic - toán phù hợp với nhà khoa học, tin học, kĩ sư, bác sĩ hay nhà kinh tế học. Ngôn ngữ là sở trường của nhà văn, luật sư, triết gia, nhà chính trị, giáo viên. Không gian hợp với nghệ sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư. Âm nhạc phù hợp với nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ. Vận động cơ thể liên quan với vận động viên, vũ công, diễn viên, nghề xây dựng. Liên cá nhân thích hợp với chính trị gia, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội hay ngoại giao. Nội cá thể là ưu thế của triết gia, tâm lý gia, nhà thần học hay nhà văn.
    Thiên nhiên là khả năng vượt trội của nhà khoa học, nhà tự nhiên học, người bảo vệ thiên nhiên, làm vườn, nông dân…

    Vì hiểu chưa đầy đủ Gardner nên ông NHH luận giải sai khá nhiều. Chẳng hạn Einstein có tư duy logic - toán và nội cá nhân kì diệu, chứ không phải “có tư duy nhạc điệu và nội tâm rất tốt”. Việc cho rằng chỉ số IQ chỉ đo hai năng lực logic và ngôn ngữ cũng chưa chính xác. Chẳng hạn Thang trí tuệ trẻ em Wechsler bao gồm 10 nhóm, cho phép trắc nghiệm không chỉ logic và ngôn ngữ, mà còn khả năng không gian (như hoàn thành bức tranh) và một số khả năng mang tính tổng hợp khác.

    Lý thuyết đa trí khôn của Howard Gardner:



    Cũng xin lưu ý thêm rằng, giả thuyết đa trí khôn của Gardner cũng chịu nhiều chỉ trích, giống như mọi lý thuyết tâm lý khác. Điều đó thực ra không lạ, vì bộ não con người là bí ẩn lớn nhất của tự nhiên, và tâm lý học là một khoa học còn khá non trẻ.
    Tuy nhiên quan trọng hơn là vấn đề như sau. Dường như ông NHH cho rằng cần giáo dục tư duy tổng thể (phát huy mọi vùng não và vận dụng cả 8 năng lực tư duy) cho mọi học sinh và cho mọi người. Nếu không thì không thể trở thành “công dân toàn cầu” được. Đây là một quan điểm phản khoa học và phi giáo dục.
    Trong thời buổi toàn cầu hóa, phương châm tổng quát cho mọi người, mọi ngành nghề, mọi hoạt động của con người là gì? Đó là suy nghĩ mang tính toàn cầu (toàn cục) và hành động mang tính địa phương (cục bộ). Mang các hành động phù hợp với điều kiện vật chất và tinh thần tại Mĩ áp dụng vào VN thì cầm chắc thất bại trong tay. Tương tự như vậy, trong giáo dục, cần suy nghĩ một cách tổng thể, nhưng phải hành động một cách cá thể. Tám năng lực tư duy ở trên là tài sản của loài người nói chung, chứ không phải của một cá nhân, dù là cá nhân siêu việt. Vì thế một nền giáo dục phải suy nghĩ một cách tổng thể, tức phải chuẩn bị sẵn sàng để giáo dục được cả 8 kiểu trí khôn. Nhưng khi hành động phải mang tính cá thể, tức phải biết một học sinh cụ thể có năng lực tư duy nào thì tập trung rèn luyện để phát huy tối đa năng lực đó. Theo ý tưởng của ông NHH, nếu bắt Einstein rèn luyện khả năng vận động cơ thể, thì loài người chỉ được một vận động viên xoàng thay cho một nhà khoa học lừng danh; bắt Mozart luyện tư duy logic- toán thì làm gì có các nhạc phẩm sống mãi với thời gian; còn bắt Pele học vẽ thì làm gì có vua bóng đá!
    Tất nhiên ban đầu một nền giáo dục toàn diện phải rèn luyện tất cả các kiểu tư duy một cách tổng thể ở mức sơ khởi (người viết xin nhấn mạnh) cho mọi học sinh. Như thế mới biết ai có tố chất gì để sau đó hành động một cách cá thể.
    Về các mức độ để trở thành “công dân toàn cầu”:
    Ông NHH cho biết Tập đoàn Tâm Việt đang rất trăn trở về triết lý tổng thể. Theo Tâm Việt thì triết lý đó gồm 5 mức độ, với cách đặt tên rất “công nghệ thông tin” là các version: “Theo mức version 1.0 trước tiên phải là thể lực; 2.0 là trí lực (IQ); 3.0 là tinh thần, tình cảm (EQ); 4.0 là tâm linh (tôi là ai, tại sao tôi tồn tại, sứ mệnh của tôi là gì?); 5.0 là tổng thể”. Trong đó version 5.0 bao gồm tất cả 4 version khác. Công dân toàn cầu phải có đủ 5 version nói trên.
    Rõ ràng Tâm Việt đặt mục tiêu đào tạo các siêu nhân, chứ người trần mắt thịt như chúng tôi thì mấy ai có đủ các version như thế! Học tập tinh thần Tháp nhu cầu Maslow, Tâm Việt dựng nên triết lý 5 mức độ thì cũng được. Tuy nhiên đi vào chi tiết thì có nhiều điểm gây tranh cãi. Các version 1.0, 2.0 thì ổn, nhưng version 3.0 là tinh thần, tình cảm (EQ) thì không ổn. Đã cho version 2.0 là trí lực (IQ), thì version 3.0 phải là (cảm) xúc lực, vì EQ là chỉ số cảm xúc, đối nghịch và bổ sung cho trí lực (IQ). Version 4.0 không phải là tâm linh, mà là siêu hình học (chẳng hạn thơ Chế Lan Viên: Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình - Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt…). Và phải chăng trí tuệ và các suy tư siêu hình học không thuộc phạm trù tinh thần? Rõ ràng người trả lời phỏng vấn chưa phân biệt được những khái niệm căn bản đó. Và theo ông NHH, IQ chỉ xét tới logic và ngôn ngữ, vậy 6 kiểu tư duy khác thì thuộc version nào? Phải chăng triết gia, văn nghệ sĩ, vận động viên… thì không thể trở thành công dân toàn cầu?
    Cũng xin được hỏi rằng, theo tiêu chí trên thì ai có thể trở thành công dân toàn cầu? Bill Gates cũng chưa chắc, vì có thể ông cũng không băn khoăn vì sao ông tồn tại (đó là câu hỏi dành cho giới triết học hay thần học). Hawking, nhà vật lý lừng danh, tác giả cuốn Lược sử thời gian: Từ vụ nổ lớn tới lỗ đen bán hơn 10 triệu bản khắp thế giới, kể cả VN, phát ngôn viên của khoa học hiện đại, cũng không đạt chuẩn, vì ông bị tật nguyền, nên chỉ có thể giao tiếp qua máy tính. Abramovich, ông chủ câu lạc bộ bóng đá Chelsea lại càng không. Có lẽ toàn cầu hóa thất bại đến nơi, vì lấy đâu cho đủ công dân toàn cầu!
    Về một số vấn đề khác:
    Bài phỏng vấn trên còn một số chủ đề cần trao đổi khác. Chẳng hạn sự khác biệt trong tư duy giữa phương Đông và phương Tây hay đặc điểm kém hợp tác của người Việt. Ở đây ông NHH trình bày lập luận của người khác nhưng thiếu tinh thần phản biện. Quan điểm phương Tây gốc du mục nên ưa chinh chiến, tư duy thiên về logic, lý tính và chính xác; còn phương Đông gốc nông nghiệp nên ưa hài hòa với thiên nhiên, tư duy thiên về cảm nhận và cảm xúc là không đúng với sự phát triển của loài người. Chính xác hơn thì cho đến cuộc va chạm đầu tiên giữa Đông và Tây (thế kỉ XIX), phương Đông chỉ mới phát triển tư duy tổng hợp sơ bộ (điều gì cũng được bàn giải, nhưng chỉ ở mức sơ khai, trực quan, cảm tính). Trong khi đó phương Tây đã vươn tới mức phân tích (và phát minh ra khoa học; hoặc do phát minh ra khoa học). Nay thì họ đang vươn tới mức tổng hợp chung kết của một giai đoạn (hay chu trình) nhận thức, khi cố gắng thống nhất các qui luật vận hành của vũ trụ, xã hội và con người. Rồi hệ quan điểm tổng hợp chung kết này lại trở thành các quan niệm tổng hợp sơ bộ của chu trình nhận thức tiếp theo, theo đúng qui luật phát triển đi lên theo đường xoáy ốc của triết học biện chứng.

    Đó là quan niệm về quá trình tam đoạn của tư duy nhân loại (tổng hợp sơ bộ - phân tích - tổng hợp chung kết), do người viết bài này suy rộng từ một ý tưởng của cố học giả Cao Xuân Huy, giải thưởng Hồ Chí Minh về triết học. Cho rằng phương Đông thiên về tư duy tổng hợp, phương Tây thiên về tư duy phân tích là không đúng.

    # Xem fan [​IMG] Các vấn đề cơ bản về học thuật.
    2- Khái niệm và ý niệm trong Tư Duy:
    Theo GS Cao Xuân Huy (**) , tư duy / tư tưởng con người theo 1 quá trình tam đoạn gồm:
    1 giai đoạn sơ bộ, 1 giai đoạn phân tích & 1 giai đoạn tổng hợp chung kết.
    Tiến trình "tổng-phân-hợp" vốn là đặc điểm chung của tư duy loài người,.
    Để nhận thức, con người vừa "dị biệt hóa" các khái niệm, lại vừa "đồng nhất hoá" các khái niệm đi liền theo đó. Khuynh hướng đồng nhất hoá bắt buộc người ta phải quy hai cái đó vào một, tìm Phạm trù gì là chung cho các bộ phận, tức là khái niệm gì chung cho cả 2 khái niệm Học, Thuật; (theo đề tài của chúng ta) làm cho đối tượng có tính nhất quán...
    I. Cái bi kịch của sự đồng nhất hóa (**)
    >>
    http://ttvnol.com/hocthuat/213548/page-11#post10081490
    Về tính cách cản trở người Việt thì ông NHH chính xác khi cho rằng, người Việt chỉ có tinh thần đồng đội khi bị dồn tới chân tường. Đúng là người Việt chỉ đoàn kết tốt với nhau trong chiến tranh, còn trong thời bình thì là “khối tự phát khổng lồ”, theo ông Vương Trí Nhàn. Nhưng không ai trong hai ông cho biết căn nguyên. Nên bạn đọc có thể bi quan vì cảm thấy không có lối thoát (đó là căn tính tiên thiên thì sao?). Thói hư tật xấu của người Việt là một chủ đề quá lớn, nên tôi hy vọng sẽ được lạm bàn vào dịp khác.
    Một vấn đề cần trao đổi nữa là nền giáo dục VN có thiếu tư duy tổng thể hay không? Câu trả lời có lẽ là không. Về mặt lý luận, giáo dục VN có đủ, từ mục tiêu tổng quát tới mục tiêu cụ thể, từ chương trình hành động tới giải pháp thực hiện. Chẳng hạn, giáo dục VN đặt ra mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thì quá đúng còn gì. Nhưng nói thì dễ mà làm thì khó, có tư tưởng là một chuyện, còn thực hiện được tư tưởng đó hay không lại là chuyện khác. Cũng như ông NHH và Tập đoàn Tâm Việt vậy, muốn có tư duy tổng thể là nguyện vọng chính đáng, nhưng thế nào là tư duy tổng thể thì ông cũng chưa rõ. Trong giáo dục cũng như trong các lĩnh vực khác, quan trọng hơn hết là các quyết sách và hành động thích hợp để thực hiện thành công một chủ trương chiến lược đúng đắn.
    Vậy điểm yếu lớn nhất của giáo dục VN là gì? Theo tôi đó là sự thiếu toàn diện, thể hiện ở các khía cạnh: 1) Quá coi trọng kiến thức so với các thành tố khác của tư duy và trí tuệ, biểu hiện ở việc chỉ chú trọng nâng cao IQ mà ít quan tâm tới EQ (chỉ số đo trí thông minh cảm xúc, yếu tố quyết định 80% sự thành công của một cá nhân, trong khi IQ chỉ quyết định 20%); 2) Hầu như chỉ quan tâm tới khả năng logic - toán mà bỏ quên các khả năng trí tuệ khác; và 3) Xem thường các hoạt động thể chất (“đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”!), trong khi khoa học chỉ ra rằng, các hoạt động thể chất giúp tăng sinh các tế bào thần kinh, do đó giúp chúng ta thông minh hơn (ở người ít tuổi) hay ít bị lão suy hơn (ở người cao tuổi). Nói cách khác, muốn trẻ em thông minh hơn, cần bắt chúng học ít hơn và chơi nhiều hơn!
    Vậy chúng ta phải làm gì? Trước mắt cần giảm tải tối đa chương trình, nhất là các môn tự nhiên. Nên đổi mới phương pháp dạy và học các môn xã hội, nhất là văn và sử, vốn có vai trò then chốt trong việc nâng cao EQ, tâm hồn và nhân cách. Trong văn và sử cũng bỏ xu hướng trọng kiến thức (có ai ngờ học sinh phải thuộc cả ngày sinh của Xuân Diệu, trong khi đó chỉ là chuyện của 1 hoặc 2 nhà Xuân Diệu học!). Tăng cường các hoạt động thể chất, các sinh hoạt tập thể và xã hội. Tổ chức thi gọn nhẹ, kiến thức rộng nhưng ít sâu, vận dụng hơn là thuộc kiến thức. Bạn đọc quan tâm có thể xem bài viết Về một số bất cấp trong giáo dục đã nói ở trên.

    Kết luận:
    Như đã trình bày ở trên, nguyện vọng của ông Nguyễn Huy Hoàng và Tập đoàn Tâm Việt thật đáng trân trọng.
    Tuy nhiên do quan niệm chưa đúng và kiến thức còn nhiều khiếm khuyết, nguyện vọng đó chưa được triển khai thành công.
    Tuy nhiên như người ta thường nói, thất bại là mẹ thành công, người viết bài này hy vọng là ông Nguyễn Huy Hoàng không nản chí để tiếp tục phấn đấu cho sự thành công của nền giáo dục nước nhà trong tương lai.

    Đỗ Kiên Cường
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Từ Tư duy tổng thể & tiến trình hội nhập đến Tư duy Cá thể (Từ Cái Chung đến Cái riêng)


    Tuy nhiên K0 fải ai củng cho rằng Tư duy tổng thể là 1 Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam, mà Tư duy Cá thể mới là Vấn đề

    GS. Nguyễn Đình Chú la` 1 NGND, thế hệ được thụ giáo với những “ông trùm văn hoá” của thế kỷ XX như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai,… & la` 1 chuyên gia đầu ngành về Ngữ văn cu`ng các vị giáo sư đầu ngành từ miền Bắc vào các trường Đại học ở phía Nam (từ Huế trở vào) thỉnh giảng như: Hoài Thanh, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Như Mai, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Văn Long, Phương Lựu Bùi Văn Ba, Thành Thế Thái Bình, Trần Xuân Đề, Lưu Đức Trung, Trần Duy Châu, Lương Duy Trung, Hoàng Nhân, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Thung, Đinh Xuân Hiền v.v..
    Trong dịp Đón chào 1000 năm Thăng Long, ông có viết 1 tiểu luận về
    TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ TƯ DUY
    Nguyễn Đình Chú
    Đặt vấn đề:
    Loài người sở dĩ thành chúa tể của muôn loài là nhờ được Thượng đế ban riêng cho bộ đại não để TƯ DUY.
    Kết quả của mọi hành vi của loài người, từ lớn đến nhỏ, từ cao siêu đến bình dị, từ phức tạp đến giản đơn, xét đến cùng đều do trình độ năng lực TƯ DUY quyết định.
    Trên đất nước ta, từ khi có đường lối đổi mới, giường như đã có trào lưu đổi mới TƯ DUY. Từ các nhà lãnh đạo đất nước, các bộ ngành, các cơ quan, đều nói đổi mới TƯ DUY.
    Một số bậc thức giả cùng bàn đến thế nào là đổi mới TƯ DUY. Đó là điều đáng mứng cho đất nước. Bởi chính sự đổi mới TƯ DUY, nâng cao phẩm chất, TƯ DUY, hơn gì hết, mới là động lực phát triển đất nước.
    Tuy nhiên, hiểu thế nào là đổi mới TƯ DUY sao cho thật đúng, thật tường minh, hẳn là chuyện hoàn toàn không đơn giản mà không tường minh về sự đổi mới TƯ DUY thì chắc chắn ý nghĩa thực tiễn, tác dụng thực tiễn sẽ bị hạn chế, nếu không muốn nói là vô tác dụng.
    Để tường minh thế nào là đổi mới TƯ DUY trên phạm vi đất nước hôm nay, không thể không thông qua công việc nghiên cứu, hội thảo khoa học. Và ở đây, vai trò của trí thức phải được đặt lên hàng đầu.
    Hàng đầu trong việc khai mở nâng cao phẩm chất TƯ DUY cho xã hội. Hàng đầu trong việc tự nâng cao phẩm chất TƯ DUY của chính mính là tri thức.
    Trong việc nâng cao phẩm chất TƯ DUY của xã hội, trước hết lại phải đặt ra với ngành giáo dục và đào tạo.

    I. NHẬN DIỆN TƯ DUY

    1. TƯ DUY là đối tượng nghiên cứu của cả hai ngành khoa học lớn: tự nhiên (sciences natureles) và xã hội (sciences sociales).
    Với khoa học tự nhiên mà cụ thể là sinh học đã nghiên cứu đại não thần kinh vốn là rất vi diệu. Thành tựu nghiên cứu này ngày một lớn nhưng vẫn chưa phải đã hết vấn đề: Nhờ những thành tựu đó mà y học hiện đại, kết hợp với vật lý học hiện đại, đưa lại những bước tiến phi thường trong việc chữa bệnh cho loài người. Với khoa học xã hội, TƯ DUY là đối tượng nghiên cứu trước hết của tâm lý học, kế đến là triết học, ngôn ngữ học, rồi nữa là giáo dục học, nghệ thuật học, xã hội học, kinh tế học, quân sự học… Các tôn giáo, ví như Phật giáo, cũng đã có những kiến giải rất phong phú về TƯ DUY Phật giáo. Trên thế giới, kể cả ở Việt Nam ta, đã có khoa học về TƯ DUY. Theo chỗ tôi biết, ở Việt Nam ta, công trình nghiên cứu TƯ DUY đáng được quan tâm, trước hết là công trình "Tìm nguồn gốc ngôn ngữ và TƯ DUY" (Recherches sur l’origine du langague et de la conscience) của triết gia Trần Đức Thảo, viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Pháp, được dịch ở một số nước, và cũng đã được dịch ra tiếng Việt. Công trình này chính là dựa vào thành tựu của sinh vật học mà tổng kết trên phương diện triết học sự phát triển của Ý THỨC và ngôn ngữ. Trước đó, giáo trình "Biện chứng pháp thần kinh" (1956-1957) cũng đã nghiên cứu từ trạng thái vô sinh đến hữu sinh và phát triển qua các loài từ giun đến bò sát, đến cá, đến chim, đến động vật có vú, đến vượn người, đến người có đại não. Với loài người, sự xuất hiện của ngôn ngữ sẽ khẳng định sự tồn tại của TƯ DUY. Phan Đình Diệu trong một tiểu luận về lịch sử phát triển TƯ DUY cũng cho người đọc thấy sự phát triển là từ TƯ DUY huyền thoại đến suy luận lôgic, đến trí tuệ khoa học (xen vào là TƯ DUY lôgic hình thức), đến TƯ DUY hệ thống… từ trực giác thị giác đến trực giác trí tuệ.

    2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu, phát hiện, định danh về thế giới TƯ DUY của nhiền ngành, nhiều phương tiện, rất mực phong phú, chứng tỏ sự phong phú, huyền diệu, kể cả sự bí ẩn của TƯ DUY loài người thì có:
    cảm giác, tri giác, lý tính, trực giác, Ý THỨC, vô thức, tiềm thức, tiền Ý THỨC, cảm xúc, cảm tưởng, cảm tình, cảm thức, tâm thức, tâm tưởng, tâm linh, tâm thế, tâm trạng, tâm khảm, tâm giao, tâm địa, tâm lý, tâm thần, tâm tính, tâm hồn, hoàn hồn, thần kinh, thần sắc, thần thái, thần tình, thần diệu, thần giao, thần giao cách cảm, tinh thần, tư tưởng, ý tưởng, tưởng tượng, liên tưởng, ảo tưởng, mộng tưởng, tương tư, suy tưởng, viễn tưởng, hồi tưởng, hồi ức, hồi vọng, trí tuệ, trí năng, tuệ năng, ngộ, đốn ngộ, giác ngộ, diệu ngộ, nhập diệu, thiền định, nhập thiền, mặc cảm, mặc định, TƯ DUY huyền thoại, TƯ DUY lôgic, TƯ DUY khái niệm, TƯ DUY trừu tượng, TƯ DUY cụ thể, v.v… TƯ DUY văn học, TƯ DUY toán học, TƯ DUY triết học.v.v..
    Đúng TƯ DUY là một sản phẩm kỳ diệu tuyệt vời được Thượng đế ban cho loài người và phát triển cùng sự phát triển SỰ SỐNG của loài người để ngày một xứng đáng là chúa tể của muôn loài.

    3. TÍNH CHẤT CÁ THỂ VÀ SỰ PHÁI SINH CỦA TƯ DUY:
    Nhân loại có 6 tỷ người là có 6 tỷ TƯ DUY CÁ THỂ. Hai anh em sinh đôi thì mỗi người vẫn là một TƯ DUY. Nhưng TƯ DUY lại đã phái sinh một cách thiên hình vạn trạng theo SỰ SỐNG thiên hình vạn trạng của loài người. Từ đó mà có TƯ DUY dân tộc, sắc tộc, TƯ DUY giới tính, TƯ DUY lứa tuổi, TƯ DUY theo trình độ học vấn, theo trình độ thể chất, theo cái ngành nghề, theo cái hình thái thiết chế xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, quân sự.v.v..
    Theo sự phân ngành phân nhánh trong khoa học tự nhiên và xã hội, vừa ở cấp độ khái quát vĩ mô vừa ở cấp độ vi mô cụ thể. Chỉ nói riêng ở bộ môn văn trong ngành nghệ thuật, đã có TƯ DUY sáng tạo, TƯ DUY lý luận, TƯ DUY phê bình, TƯ DUY nghiên cứu. Riêng trong sáng tác, cũng đã có bao nhiêu là kiểu TƯ DUY liên quan đến từng thể loại. TƯ DUY văn khác TƯ DUY thơ. Trong văn, TƯ DUY tiểu thuyết khác TƯ DUY truyện ngắn, khác TƯ DUY phóng sự, ký sự, tuỳ bút… Trong thơ cũng vậy, mỗi thể thơ có một kiểu TƯ DUY riêng. TƯ DUY Đường luật khác TƯ DUY thơ tự do, khác TƯ DUY thơ lục bát. TƯ DUY trường ca khác TƯ DUY thơ thông thường… TƯ DUY văn học thời trọng đại khác thời hiện đại. TƯ DUY được phái sinh không phải là bất biến mà có vận động. Không phải tự biệt lập mà còn có sự đan xen, liên kết.
    Rõ ràng ta lại thấy thế giới của TƯ DUY là vô cùng phong phú đa dạng, đa diện, vô cùng huyền diệu, kể cả ví ẩn.

    4. Nói qua về sự khác nhau giữa kiểu TƯ DUY phương Đông (trong đó có Việt Nam) với kiểu TƯ DUY phương Tây.

    Nói đến vấn đề này, vô hình trung, ít nhiều đã đặt mình vào cái thế chơi vơi bởi lẽ đã gặp phải tính xác định không đơn giản về hai khái niệm Đông Tây mà trong NHẬN THỨC lịch sử từng có sự biến đổi này nọ.
    Tuy vậy, trong giới hạn đó, thực tế đã có người từng nêu lên vấn đề mà không phải là không có điều khả thủ. Với tôi đã thu nhận được hai điều như sau:

    A) SỰ KHÁC NHAU VỀ KIỂU TƯ DUY:
    Nếu tôi không lầm thì người Việt Nam đầu tiên nói đến sự khác biệt giữa TƯ DUY phương Đông và phương Tây là chủ bút Nam Phong – Phạm Quỳnh khi đã viết:
    "…. đúng là sự khác biệt cơ bản chia cách phương Đông và phương Tây, châu Á và châu Âu. Một phía là niềm say mê cái tuyệt đối và cái toàn thể, phái kia, chủ ý vào cái ngẫu nhiên và cái riêng biệt".
    Người tiếp sau là học giả Cao Xuân Huy trong sách "Tư tưởng phương Đông – gợi những điềm nhìn tham chiếu" NXB Văn học 1994. ở Thiên II "Phương thức chủ toàn" và phương thức "chủ biệt" của tư tưởng và từ đó mà có hai ngả rẽ Đông Tây khác nhau. Từ quan điểm của hai học giả này, đặc biệt là từ hai khái niệm "chủ toàn" và "chủ biệt", người ta đã nói tiếp về hai kiểu TƯ DUY: cầu tính" (esprit sphèrique, globale) của phương Đông, tuyến tính (esprit linéaire) của phương Tây. Đặc điểm của TƯ DUY cầu tính là tính hỗn hợp trong TƯ DUY. Do đó kém tinh thần duy lý và khả năng phân tách (analytique).
    Ngược lại, với kiểu TƯ DUY tuyến tính thì lại rất giàu khả năng phân tách, do đó mà thuận lợi cho việc phát triển khoa học thực nghiệm, khoa học kỹ thuật để tạo ra một nền văn minh vật chất khổng lồ.
    Học giả Phạm Quỳnh cũng đã viết tiếp: "chỉ cần rút ra từ đó tất cả các hệ quả để khắc hoạ nên những nét của cái nền văn mình phương Tây và phương Đông. Đắm mình trong chiêm ngưỡng cái lý tưởng chăm chăm vào cuộc tìm kiếm và đuổi theo cái tuyệt đối phương Đông đã đông cứng lại trong sự phát triển của mình, dửng dưng với tất cả những tiến bộ của thế giới bên ngoài, không đủ sức chống lại các bộ lạc du mục man dã xâm chiếm đất nước mình… và mỗi lần như vậy lại rơi vào cảnh phụ thuộc nhục nhã, một nỗi kinh hoàng tinh thần" mà cái dân tộc của họ không bao giờ cuộc sống có thể hoàn toàn bình phục được".
    Các nhà duy tân đầu thế kỷ XX cũng đã đưa ra hai khái niệm: văn minh tĩnh và văn minh động để nói về sự khác nhau giữa văn minh phươg Đônog và văn minh phương Tây xuất phát từ sự khác nhau về hai kiểu TƯ DUY như trên đã nói.
    b. Từ sự khác nhau về TƯ DUY giữa phương Đông và phương Tây cũng đã dẫn đến thực tế: một bên coi trọng chủ nghĩa duy linh, một bên coi trọng chủ nghĩa duy lý.
    Chủ nghĩa duy linh thiên về hướng nội, chủ nghĩa duy lý thiên về hướng ngoại.
    Hướng nội nên có đời sống tâm linh phong phú nổi trội. Hướng ngoại nên phát triển khoa học kỹ thuật từ đó tạo ra một nền văn minh vật chất bậc cụ so với phương Đông.
    Với phương Đông, chữ Tâm có nội dung bao la đầy đặn, khác chữ Tâm của phương Tây. Năm 1937, giáo sư Đặng Thai Mai viết thư hỏi vị nhạc phục là cụ cử nhân Hán học Hồ Phi Thống về tình hình triết học thế giới. Trong bức thư trả lời con rể, vị nhạc phụ vốn say mê triết học này đã nói về cuộc đấu tranh sôi động ở phương Tây giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nhưng lưu ý ông con rể cần phân biệt chữ Tâm của phương Đông và của phương Tây. Một sự lưu ý quá đỗi đích đáng. Với chữ tâm phương Đông, Nguyễn Du chẳng đã viết: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Xem Từ Hải của Trung Quốc sẽ thấy khối lượng từ tố đứng đầu là chữ tâm rất lớn. Điều đó cũng chứng tỏ ở phương Đông (cụ thể ở Trung Hoa) với văn hoá Hán, chữ Tâm có một vị trí lớn lao biết chừng nào.
    TƯ DUY phương Đông đã tạo ra cho phương Đông một đời sống vật chất rõ ràng là kém phương Tây. Tuy nhiên, việc đánh giá hơn thua ở đây lại không đơn giản. Bởi đã đến lúc cần nhìn thêm vào mặt trái của cái huân chương phương Tây. Phát triển, giàu có phi thường nhưng cũng phá hoại môi sinh một cách phi thường. Chẳng phải đã có người của phương Tây kêu gọi phương Tây hãy tìm về phương Đông, dĩ nhiên là phương Đông cổ trung đại vốn coi trọng đời sống tinh thần, có đời sống tâm linh siêu hình nhưng lại có ý nghĩa thực tiễn không nhỏ chút nào. Muốn hiểu đúng phương Đông cổ trung đại thì phải hiểu đúng đời sống tâm linh trong đó có thuyết "thiên mệnh", thuyết tai dị" và những hình thức thiết chế hoá đời sống tâm linh như đã có.
    Những gì được nói trên đây chủ yếu là nói về phương Đông và phương Tây cổ trung đại. Chứ trên tiến trình giao lưu Đông Tây ngày một mở rộng thì sự khác biệt đó đã nhường chỗ dần cho sự thống nhất trong đó, dĩ nhiên, ảnh hưởng của phương Tây đối với phương Đông là chính.

    II. THỬ BÀN VỀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HÔM NAY VÀ MAI SAU
    Đúng là đang có trào lưu đổi mới TƯ DUY mà tôi không thể theo dõi hết những gì đã có. Tuy nhiên, sơ bộ cũng thấy sự đổi mới TƯ DUY đang được diễn ra chủ yếu ở hai bình diện sau:
    a) Trước hết và phổ biến là ở cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến các bộ, các ngành, các cơ quan cụ thể. Ví như với bộ Giáo dục và đào tạo của tôi thì đó là "đổi mới TƯ DUY quản lý".
    Ví như với ga Hàng Cỏ mà tôi biết được qua đài báo là "đổi mới TƯ DUY bán vé".v.v..
    b) Bàn đến sự đổi mới TƯ DUY ở cấp độ vĩ mô, thuộc phạm vi toàn bộ SỰ SỐNG của đất nước mà có vị đã chủ trương: hãy từ bỏ chủ nghĩa duy tình duy cảm để chuyển sang chủ nghĩa duy lí.
    Chúng ta nghĩ gì trước hiện tình đổi mới TƯ DUY ở hai trạng thái đó? Đúng là không thể phủ nhận ý nghĩa và tác dụng của việc đổi mới TƯ DUY đã có đó.
    Nhưng cũng xin phép được nói thực lòng: quan niệm đổi rmới TƯ DUY như trên chưa thật sự trúng vấn đề, chưa đủ sự chắc chắn của vấn đề. Bởi với trạng thái thứ nhất thì nói là đổi mới TƯ DUY cũng được vì làm việc gì mà chẳng liên quan đến TƯ DUY. Hôm qua, quản lý bằng các việc làm, cách làm này thì có TƯ DUY của việc làm, cách làm này. Hôm nay, quản lý bằng các việc làm khác, cách làm khác thì cũng có TƯ DUY của việc làm khác, cách làm khác. Không ai có thể bác được điều đó. Nhưng ở đây, trong thực tế, lại có hiện tượng vẫn là TƯ DUY cũ, dù hôm qua làm thế này, hôm nay làm thế khác.
    Rõ là thay đổi cách làm, chưa hẳn đã thay đổi TƯ DUY. Đổi mới TƯ DUY với yêu cầu đích thực, còn có vấn đề khác cơ bản hơn, nền tảng hơn.
    Còn chủ trương rằng đổi mói TƯ DUY là từ bỏ chủ nghĩa duy tình duy cảm để chuyển sang chủ nghĩa duy lí thì quả có chút "hạt nhân hợp lý" bởi lẽ đất nước đang cần phát triển chủ nghĩa duy lý.
    Nhưng xét ở cấp độ vĩ mô, trước hiện tượng thiên hình vạn trung rất mực biến huyễn, huyền diệu, thậm chí còn là bí ẩn như đã nói thì cách đặt vấn đề như thế là phiến diện, bất ổn.
    Điều cần từ bỏ là chủ nghĩa duy tình duy cảm cực đoan phiến diện, một chiều chứ không phải là chủ nghĩa duy cảm duy tình.
    Thứ này mà bỏ đi thì con người sẽ là thế nào? Riêng với văn chương, đặc biệt là với thơ ca vốn là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, thì còn đâu mảnh đất để tồn tại nếu đã khai tử chủ nghĩa duy tình, duy cảm.
    Vậy thì đổi mới TƯ DUY là thế nào? Theo ý chúng tôi, nội dung đổi mới TƯ DUY vẫn phải được đặt ra ở hai bình diện như đã có.
    Bình diện thuộc phạm vi cụ thể của cái hình thái hoạt động cụ thể vốn là thiên hình vạn trạng trong SỰ SỐNG của đất nước.
    Bình diện thuộc phạm vi vĩ mô, bao trùm lên toàn bộ SỰ SỐNG của đất nước.
    Mỗi bình diện có nội dung riêng cần đổi mới, nhưng vẫn có quan hệ hỗ trương. Ở bình diện cụ thể, sẽ là chuyện người người đổi mới, ngành ngành đổi mới, việc việc đổi mới…
    Mà muốn đổi mới thực sự để có kết quả thì phải hiểu đúng thế nào là đổi mới chứ không phải là chuyện "sáng bốn chiều ba" "sáng ba chiều bốn" (triêu tam mộ tứ) của Thư Công nuôi khỉ thuở xưa. Cuốn sách "Bản đồ TƯ DUY trong công việc" (Mind maps at work) của Tony Buzan, công cụ TƯ DUY, đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng và được Nhóm tự duy mới (New Thinking Group) dịch. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Việt Nam - năm 2007, hẳn sẽ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta ở bình diện cụ thể này. Mặc dù chủ yếu là trên phương diện kỹ thuật, thao tác. Qua "Lời giới thiệu" sách (cho bản tiếng Việt), được biết các bạn sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã ứng dụng thành công "Bản đồ TƯ DUY" mà đạt kết quả học tập rất cao. Phải chăng, có thể và mở rộng phong trào ứng dụng "Bản đồ TƯ DUY" này, nếu đúng đã có kết quả thực.
    Trở lên là nói về sự đổi mới TƯ DUY ở bình diện việc làm cụ thể trong cuộc sống. Đến đây, xin nói về sự đổi mới TƯ DUY ở cấp độ vĩ mô bao trùm toàn bộ SỰ SỐNG của đất nước, cho hôm nay và mai sau.
    Nội dung TƯ DUY cần đổi mới ở cấp độ bao trùm này lại phải dựa theo quy luật phát triển TƯ DUY để phát triển cuộc sống của lịch sử nhân loại nói chung. Trong thực tế, những nội dung TƯ DUY cần được đổi mới này cũng chính là những điều mà đất nước chưa có, hoặc có nhưng chưa tới độ cần thiết cho sự phát triển đất nước hôm nay và mai sau. Và từ chỗ chưa có, hoặc có nhưng còn thấp đến chỗ có cho ra có hoàn toàn không đơn giản. Vấn đề là phải nhận chân được điều cần có để tìm mọi cách phát động dân tộc, trước hết là ở tầng lớp lãnh đạo quốc gia, đặc biệt tầng lớp trí thức phải đi đầu trong công cuộc khai mở, xây dựng cho đất nước có được những phẩm chất TƯ DUY cần có đó.
    Với quan niệm như trên, tôi xin đề xuất mấy vấn đề sau đây:
    1. Phát triển TƯ DUY trừu tượng khoa học
    Trong TƯ DUY của loài người, có hai kiểu, hai phương thức TƯ DUY tiêu biểu: TƯ DUY trừu tượng và TƯ DUY cụ thể. Năng lực TƯ DUY trừu tượng khoa học là năng lực NHẬN THỨC sự vật không chỉ ở cấp độ hiện tượng mà quan trọng hơn với nó là NHẬN THỨC về mối quan hệ vốn dĩ là trừu tượng và cũng rất phức tạp, chằng chịt của các hiện tượng. Trong khi năng lực TƯ DUY cụ thể thì kết quả NHẬN THỨC sự vật chủ yếu ngừng ở hiện tượng cụ thể nếu có NHẬN THỨC được quan hệ giữa các hiện tượng thì cũng chỉ ở mức đơn giản, thô sơ. Trong năng lực TƯ DUY trừu tượng lại có hai trạng thái: Một thứ trừu tượng từng được mệnh danh là trừu tượng khoa học bởi lẽ nó xuất phát từ hiện thực khách quan của sự sống.
    Một thứ trừu tượng được mệnh danh là tư biện (spéculatif) là thứ trừu tượng đơn thuần không dựa trên thực tế khách quan. Dĩ nhiên, điều cần phát triển là TƯ DUY trừu tượng khoa học. Ngược lại, với trừu tượng tư biện thì cần loại bỏ.
    Có thể nói được rằng: Người Việt Nam ta giàu về TƯ DUY cụ thể mà nghèo về TƯ DUY trừu tượng.
    Cứ nhìn vào kho từ vựng tiếng Việt thì thấy rõ điều đó. Từ cụ thể thì phong phú vô cùng. Còn từ trừu tượng thì nghèo và chủ yếu là ngoại nhập.
    Với ta, cùng một động tác di chuyển một vật thể đến một chỗ khác thì có không biết bao nhiêu là từ: mang, xách, ẵm, gồng, gánh, bê, bưng… trong khi với ngôn ngữ Pháp chẳng hạn một từ "porter" là đủ.
    Ở ta, không có truyền thống TƯ DUY trừu tượng là do kinh tế Việt Nam xưa là kinh tế nông nghiệp. Tuy dã có kinh tế hàng hoá nhưng không phát triển như ở các nước đã phát triển tư bản chủ nghĩa. Chính kinh tế hàng hoá là cơ sở phát triển TƯ DUY trừu tượng. "Hàng hoá" là biểu tượng có khả năng trừu tượng hoá mọi vật thể, kể cả lương tâm. Điều đáng nói là ở ta do không có truyền thống TƯ DUY trừu tượng nên về cơ bản cũng không có truyền thống khoa học, và cũng có thể nói là không có triết học. Vì không có truyền thống TƯ DUY trừu tượng, nên hễ có ai nói giọng trừu tượng thì thường bị coi là tư biện cả. Ngày nay, trên đã phát triển, đặc biệt là trong tình hình giao lưu quốc tế được tăng lên gấp bội, thì khả năng TƯ DUY trừu tượng của người Việt ta có được nâng cao, tăng trưởng nhưng so với yêu cầu vẫn bất cập, so với thế giới đó đây vẫn thua kém. Với người Việt Nam giỏi toán thì trong lao động toán học đã tỏ ra có năng lực TƯ DUY trừu tượng rất cao. Nhưng rời toán học, về lại đời thường, vẫn là thuộc tình trạng chung của đất nước.
    Sự yếu kém về TƯ DUY trừu tượng khoa học đã kéo theo một loạt sự yếu kém đối với các hình thái thao tác TƯ DUY khác như: TƯ DUY hệ thống, TƯ DUY tích hợp, TƯ DUY so sánh, TƯ DUY lựa chọn, TƯ DUY quy luật, TƯ DUY sáng tạo nói chung.
    Cứ nhìn vào tình trạng chung quanh vấn đề an toàn thực phẩm mà việc qui trách nhiệm không biết thuộc về bộ nào: Nông nghiệp? Y tế? Thương mại…?
    Cứ nhìn vào chuyện phát triển xây dựng nhà cửa, đường sá lộn xộn ở Hà Nội để gây ra tình trạng ngập lụt, ách tắc giao thông. Cứ nhìn vào tình trạng ngành giáo dục trong công cuộc cải cách giáo dục, chăm lo cải tiến sách giáo khoa mà thiếu sự quan tâm xây dựng phòng thực hành để rồi sách mới ra nhưng không có điều kiện thí nghiệm.
    Cứ nhìn vào việc tha hồ cho xây dựng xưởng máy này nọ mà quên mất khâu bảo vệ môi trường để rồi xảy ra các sự cố như công ty Vêđan xả nước bẩn làm hại môi trường sống của nhân dân trên sông Đông Nai. Đúng là cứ nhìn… cứ nhìn… đâu cũng thấy có chuyện khập khễnh, gây bất lợi cho cuộc sống đất nước nhãn tiền đủ biết là sự thiếu TƯ DUY hệ thống, TƯ DUY tích hợp… đã gây tác hại biết chừng nào. Ngay trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học. cứ chăm chăm vào việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ mà quên chăm lo năng lực TƯ DUY trừu tượng thì có chuyện gặp đâu nói đấy, có chuyện thầy bói sờ voi cũng không phải là hiếm.
    2. PHÁT TRIỂN TƯ DUY TRIẾT HỌC
    Tạm hiểu TƯ DUY triết học là TƯ DUY có khả năng NHẬN THỨC, phát hiện những quy luật của cuộc sống và cũng là năng lực NHẬN THỨC SỰ SỐNG con người ở độ sâu sắc nhất, tinh diện nhất, kể cả sự bí ẩn. Quả là Việt Nam ta, chưa có truyền thống TƯ DUY trừu tượng khoa học do đó cũng chưa có truyền thống TƯ DUY triết học. Thông thường, trước những vấn đề của cuộc sống vốn dĩ là thiên hình vạn trạng, là vô cùng phức tạp, khả năng NHẬN THỨC của chúng ta vẫn chủ yếu ngừng ở trình độ NHẬN THỨC xã hội học thường là chỉ ở phạm vi bề ngoài của sự sống. Cũng do thiếu năng lực TƯ DUY triết học nên đã có sự ngự trị của TƯ DUY chính trị một cách không bình thường và không lợi cho sự phát triển đất nước. Hẳn là ở ta, hiện đã có viện triết học, có một số giáo sư, phó giáo sư triết học. Nhưng liệu như thế đã có thể nói là có triết học được chưa.
    Xin mượn lời của giáo sư Trần Văn Giàu vốn được dư luận coi là vị giáo sư triết học sáng giá nhất dưới chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nói trong bài viết về giáo sư Trần Đức Thảo rằng: trên đất nước ta, nếu có một người xứng đáng là triết gia thì không ai khác là Trần Đức Thảo.
    Giàu này chỉ là một giáo sự dạy triết học. Quả là một sự tỉnh táo, trung thực. Bởi lẽ triết gia thì phải tạo ra triết thuyết riêng.
    Chứ đâu như giáo sư triết học chỉ là người đọc sách triết của người khác rồi truyền đạt lại cho học trò.
    Đất nước chẳng phải ngày nay không có triết gia mà trong quá khứ cũng đâu đã có. Hạn chế của văn hoá Việt Nam là thế. Vì thiếu một năng lực TƯ DUY triết học, nên ngay ở việc tiếp nhận triết học của thế giới vào nước mình cũng thiếu bản lĩnh. Đáng nói nhất là vì không có TƯ DUY triết học, nến có bao nhiêu quy luật của cuộc sống đang diễn ra một cách rõ mồn một, mà không thấy giới khoa học xã hội Việt Nam, các vị tự nhận là nhà nghiên cứu triết học nói đến. Ví như các quy luật: về sự đối trọng, về cạnh tranh sinh tồn, về sự trỗi dậy của cái tôi CÁ THỂ, vệ sự trỗi dạy của đời sống tâm linh, về quy luật "Sự văn minh tiến hoá bao nhiêu thì sự dã man cũng tiến hoá bấy nhiêu", quy luật về sự khập khễnh, không tương đồng giữa giàu có và đạo lý…
    Nói riêng trong lãnh vực nghiên cứu văn học của chúng tôi, mà chủ yếu là thuộc khả năng NHẬN THỨC về thế giới con người, SỰ SỐNG con người vốn dĩ rất phức tạp, rất kỳ diệu, kể cả sự bí ẩn, bí hiểm thì cũng dễ thấy sự hạn chế không nhỏ do thiếu TƯ DUY triết học. Một ví dụ "Chuyện người con gái Nam Xương" trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ mà từ trước tới nay, sách giáo khoa vẫn theo lối nhìn xã hội học giản đơn để cho rằng cuộc đời Vũ Nương tan nát đến phải tự vẫn là do chế độ nam nữ bất bình đẳng và chiến tranh. Trong khi, nếu nhìn theo triết học thì chẳng phải thế. Bởi lẽ, nam nữ có bình đẳng đến đâu, Trương sinh không đi trận mà đi xa với bất cứ trạng thái nào, về nhà, con không nhận cha, lại bảo cha là người khác thì chuyện Trương Sinh đánh ghen vẫn xảy ra và chuyện Vũ Nương uất quá đến tự vẫn, là chuyện dễ có, dể hiểu.
    Với cách nhìn triết học, sẽ thấy ở chuyện "Người con gái Nam Xương" chính là chuyền về cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà, trước sự trớ trêu, sự bất trắc không ai có thể lường trước được mà cuộc đời phải tan nát. Con hỏi mẹ bố đâu? Mẹ chỉ vào bóng mình trên vách bảo là cha đó. Đó không phải là sự đồng nhất tuyệt đối trong tình vợ chồng sao? Nhưng trời ôi, sự tan vỡ đời Vũ Nương oái ăm thay bắt đầu lại chính từ gắn bó đồng nhất đó với chồng. Giả sử, khi con hỏi bố đâu? Vũ Nương nói cha đi trận. Thì đâu đến phải tan nát cuộc đời. Rồi nữa, tham gia vào phá nát cuộc đời Vũ Nương, không ai khác lại chính bé Đản do nàng đứt ruột đẻ ra, mà nó thì trong trắng, ngây thơ nhưng trong trường hợp này lại trở thành tác nhân trực tiếp phá nát đời mẹ nó. Trớ trêu, oái ăm trong SỰ SỐNG con người mà liên quan đến hạnh phúc Vũ Nương là ma quái thế đó.
    Rồi nữa, còn là cái máu ghen mà tạo hoá cũng đã trớ trêu một lúc ban cho các cặp vợ chồng, các cặp trai gái tình yêu nồng thắm ngây ngất mãnh liệt thế kia nhưng cũng ban nốt cho họ cái máu ghen để rồi như một quả mìn đặt sẵn dưới giường hạnh phúc gái trai và nổ lúc nào không biết.
    Đúng là đất nước trên đường đi lên phải làm sao có được năng lực NHẬN THỨC SỰ SỐNG bằng triết học để từ đó có cách xử sự trong cuộc sống vững chắc hơn.
    Lấy thêm một ví dụ cho điều đang muốn nói ở đây.
    Đó là nếu có được NHẬN THỨC triết học về quy luật đối trọng mà học thuyết âm dương trong Kinh Dịch đã gợi mở để áp dụng vào việc xây dựng cuộc sống, điều hành đất nước, chắc chắn sẽ hay hơn nhiều so với những gì đang là hiện thực trước mắt. Vào những ngày đầu đổi mới, trên báo chí đã thấy xuất hiện ý tưởng đó mà tiếc rằng người đưa ra cũng chưa hiểu chắc vấn đề, rồi người phản đối lại cũng không hiểu vấn đề. Dĩ nhiên đây là chuyện không giản đơn chút nào. Mong có dịp khác sẽ nói rõ hơn.
    3. VẤN ĐỀ TƯ DUY CÁ THỂ
    Chính đây là vấn đề cơ bản nhất, trọng tâm nhất mà công cuộc đổi mới TƯ DUY của đất nước phải đặt ra để giải quyết và quyết tâm thực hiện theo yêu cầu phát triển vững chắc, bề thế, đích thực của đất nước, không chỉ là trước mắt mà còn lâu dài. Để có được điều này, trước hết phải có sự NHẬN THỨC trường minh và vấn đề con người – CÁ THỂ trong SỰ SỐNG của loài người là gì? Một vấn đề của triết học mà tiếc rằng giới nghiên cứu triết nói riêng, giới khoa học xã hội nhân văn nói chung ở nước ta còn bỏ quên hoặc lảng tránh. Chúng ta đều biết sở dĩ có loài người là do có những con người – CÁ THỂ (l’individu). Con người – CÁ THỂ là tế bào tạo nên cơ thể là các hình thái cộng đồng xã hội. Nó vừa là thực thể xã hội có quy luật sinh học tự thân, vừa là thực thể xã hội với hai thuộc tính: CÁ THỂ và cộng đồng. Trong thực tiễn cuộc sống, nó là một nhưng thành hai.
    Một thuộc bản chất nhân văn chân chính có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nên cầu nguyện cho nó sớm trỗi dậy càng mãnh liệt bao nhiêu càng tốt, càng có lợi cho đất nước, cho nhân quần bấy nhiêu. Một nữa thì ngược lại, phản nhân văn, nhân bản, huỷ hoại lợi ích của cộng đồng, nên tiêu diệt được nó sớm phút nào là xã hội, nhân dân được nhờ phút ấy.
    Ở đây quả là có hai thuật ngữ: CON NGƯỜI – CÁ THỂ (l’individu) và chủ nghĩa cá nhân (l’ individualisme).
    Tiếc rằng, ở ta, do thiếu TƯ DUY triết học và cũng là thiếu óc duy lý, thiếu khả năng TƯ DUY phân tách nên đã không tách bạch được hai phạm trù CÁ THỂ đó tuy xuất phát từ một nhưng đã thành hai ngả đối lập nhau như nước với lửa. Mà thực tế, tình hình NHẬN THỨC lại giường như chỉ ngừng ở ngả sau.
    Cho nên hễ nói đến CON NGƯỜI – CÁ THỂ thì chỉ thấy đó là chủ nghĩa cá nhân mà thôi. Điều này, dĩ nhiên cũng liên quan đến một thực tế ở nước ta là nặng về tâm lý cộng đồng vốn là một nét đẹp, trong chủ nghĩa nhân văn Việt Nam nhưng ngay ở đó lại là có mặt trái của vấn đề là coi nhẹ, là không NHẬN THỨC đầy đủ và cần thiết về CON NGƯỜI CÁ THỂ.
    Chính đây là điều có sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây, bởi phương Tây, nhờ có sự phát triển sớm nền kinh tế tiền tư bản và tư bản chủ nghĩa nên cũng đã sớm phát hiện được con người CÁ THỂ và biết tận dụng nó để phát triển cuộc sống, đưa xứ sở lên cõi văn minh phi thường.
    Còn phương Đông chậm phát hiện cái tôi, CÁ THỂ xét đến cùng cũng là do trong quá khứ sống chủ yếu với nền kinh tế nông nghiệp dù ít nhiều cũng có kinh tế hàng hoá. Và điều đó, dĩ nhiên đã gây bất lợi cho phương Đông không ít.
    Những gì nói về con người – CÁ THỂ như trên quả là còn sơ sài nhưng thiết tưởng cũng đã đủ để nói về vấn đề TƯ DUY – CÁ THỂ. Không ai khác, chính Đề các (Descartes) triết gia của Pháp ở thế kỷ XVII là người đầu tiên phát hiện ra vấn đề này với mệnh đề " Tôi TƯ DUY ấy là tôi tồn tại" (Je pense donc je suis). Đúng thế, con người hơn muôn loài là nhờ ở TƯ DUY như đã nói. Có TƯ DUY mà không TƯ DUY thì khác gì muôn loài.
    TƯ DUY CÁ THỂ là để tự tìm lấy CHÂN LÝ, chứ không phải là để nghĩ lung tung bừa bãi. Hiện tình ở nước ta, không ít người vì không tường minh vấn đề nên hễ nói đến TƯ DUY – CÁ THỂ là sợ có tình trạng bừa bãi, nghĩ và nói lung tung vô chính phủ. Tình trạng bao cấp về tư tưởng khá nặng nề một thời mà đến nay dù đã có sự phê phán nhưng trong thực tế không dễ gì thanh toán được tệ hại đó, kể cả tệ nạn độc tài tư tưởng không phải không có. Chính đó là những cản trở lớn trước yêu cầu đổi mới TƯ DUY để có TƯ DUY CÁ THỂ.
    Trong nhà trường, cũng đã có khẩu hiệu: phát huy độc lập suy nghĩ của học sinh, dĩ nhiên cũng đã có tác dụng nhất định nhưng về cơ bản vẫn chưa ăn thua gì cả. Bởi nói chung, cả xã hội, chủ yếu vẫn sống theo tình trạng trên bảo sao, dưới nghe vậy điều mà TƯ DUY chính trị với công tác tuyên huấn rất muốn như vậy.
    Ở ta, chủ yếu vẫn sống trong tình trạng rót CHÂN LÝ vào đầu các CÁ THỂ mà chưa phải là để các CÁ THỂ tự tìm lấy chân lí. Trẻ con nằm trên nôi, thì được mẹ qua lời ru, rót cho "CHÂN LÝ": "Việt Nam đất nước ta ơi. Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn". Tiếp đến, cô giáo mẫu giáo rót tiếp, rồi nhà trường cấp I, cấp II, cấp III… cứ thế mà rót. Phải nói rằng những gì được rót đó không phải không là CHÂN LÝ nhưng về mặt khoa học, sự rót vẫn là bất lợi về cơ bản. Có thể nói, nếu cứ sống mãi với tình trạng này thì chẳng bao giờ đất nước này có giải thưởng Nobel dù rằng người Việt Nam ta khả năng trí tuệ không hề thua kém, một số nước đã có giải thưởng Nobel. Giải quyết được vấn đề TƯ DUY – CÁ THỂ một cách thực sự đúng hướng như đã nói thì cũng là điều kiện tất yếu để giải quyết tốt vấn đề dân chủ, dân quyền một điều mà chính đất nước đang muốn giải quyết. Để đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề TƯ DUY – CÁ THỂ đi đúng hướng, không sợ gây ra mặt trái của vấn đề thì phải áp dụng quy luật đối trọng. Cụ thể là cùng một lúc khuyến khích và tạo điều kiện cho TƯ DUY – CÁ THỂ được thực thi thì phải phát triển mạnh mẽ TƯ DUY pháp luật, Ý THỨC pháp luật. Để cuối cùng là trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước mà tha hồ tự do TƯ DUY, kế đó là tự do phát ngôn CHÂN LÝ tự mình đã trải qua quá trình TƯ DUY nghiêm túc và công phu để tìm được, mà không ai có thể cấm đoán, gây khó dễ.
    Như đã nói vấn đề TƯ DUY – CÁ THỂ là vấn đề cơ bản nhất, trọng đại nhất của công cuộc đổi mới TƯ DUY phải được đặt ra với toàn bộ đất nước, với mọi người dân. Nhưng thiết thực hơn thì trước hết là phải đặt ra với đội ngũ trí thức, nhất là trí thức khoa học xã hội và nhân văn. Bởi đặc trưng bản chất của trí thức là hơn người về trí tuệ, có năng lực TƯ DUY hơn ai hết. Do đó, trí thức phải được giải phóng khỏi tình trạng thụ động về TƯ DUY để có được độc lập về TƯ DUY, đặng có thể làm đầu tầu cho công cuộc đổi mới TƯ DUY. Ở đây, rất cần được thiết chế hoá, chế tài hoá một cách chân chính cần cho sự đổi mới TƯ DUY để có TƯ DUY – CÁ THỂ. Tiếp sau vấn đề với tri thức, là vấn đề đối với tuổi trẻ học đường mà hiện thời đã có mầm mống nhất định. Khẩu hiệu chống lại tình trạng nặng về thuyết giảng, thầy giảng, trò ghi, trò nhớ, trò nói lại như vẹt là điều đáng khuyến khích và phải có cách làm sao cơ bản hơn những gì đang có, cũng là chuyện vô cùng khó khăn. Các nhà lãnh đạo đất nước, lãnh đạo ngành giáo dục phải NHẬN THỨC được rằng: Nếu muốn có một cuộc cải cách giáo dục thực sự đích thực thì không thể không đặt lên hàng đầu vấn đề TƯ DUY – CÁ THỂ. Có thể nói không sợ sai rằng: chừng nào vấn đề TƯ DUY – CÁ THỂ chưa được giải quyết thì chừng đó nền giáo dục nước nhà vẫn là nền giáo dục lạc hậu. Rộng ra, cũng có thể nói, chừng nào vấn đề TƯ DUY – CÁ THỂ với đất nước, chưa được giải quyết thấu đáo và thành hiện thực thì chừng ấy khả năng phát triển đất nước vẫn ỳ ạch, chậm chạp so với khu vực, với thế giới văn minh.
    *
    * *
    Bạn đọc kính mến!
    Những gì được trình bày trên đây dù là đã được suy nghĩ từ nhiều năm tháng, và không kém phần tâm huyết, nhưng bản thân vẫn thấy chưa dễ gì dã được quí bạn chấp nhận. Và những gì được viết trên đây cũng chưa thể hiện hết những gì đã nghĩ mà chưa thể nói ra hết.
    Chỉ mong được qúi vị chỉ bảo thêm, trao đổi thêm, kể các đối thoại để mong rằng có sự hợp lựi trong việc nâng cao chất lượng vấn đề.
    Và điều quan trọng hơn nữa là làm sao có thể đưa vấn đề vào cuộc sống của đất nước mà trước hết là cuộc sống trí thức, cuộc sống học đường.
    Hà Nội, tháng 7 năm 2010
    Đón chào 1000 năm Thăng Long
    Nguyễn Đình Chú
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Tản mạn về V/đ Bản năng cá thể & Lòng chung thuỷ

    Theo dòng các bài viết trong Chủ đề [​IMG] Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng
    http://ttvnol.com/TamLy/324918/page-17#post14630611
    trang 17


    >>>Nhưng đến đây, các nhà khoa học đã chạm vào một câu hỏi thuộc phạm trù đạo đức: Vậy thì các cặp vợ chồng sống với nhau chẳng qua vì họ sợ chia tay sẽ không thể chịu nổi cái cảm giác thiếu thốn, y như một con nghiện khi phải tách rời khỏi ma túy hay sao?
    Tất nhiên, các nhà khoa học không dừng lại ở đây, bởi nếu như vậy, họ có thể nói gì về lòng chung thủy mà rõ ràng là có hiện hữu?

    Nền tảng hóa sinh của lòng chung thủy ở con người:

    Khác với đa số loài động vật mà con đực và con cái chỉ cặp nhau để giao phối, hoặc cùng lắm là chung sống với nhau một thời gian nhất định sau khi con non ra đời, con người thường sống với nhau lâu dài trong mối quan hệ vợ chồng. Điều này không chỉ có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi việc phải xa rời những khoái cảm của hoóc môn endorphine như một thứ ma túy, mà họ cảm thấy dễ chịu thực sự khi sống chung với nhau.
    Tất nhiên, ngay trong trường hợp ấy, con người cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của các hoóc môn. Hai nhà sinh học Mỹ Sue Carter và Thomas Insel đã nghiên cứu "hiện tượng" chung thủy trên nền tảng hóa sinh và đã rút ra một số kết luận như
    sau:

    Ở chuột:

    Carter và Insel đã quan sát giống chuột núi và giống chuột sống trên đồng cỏ ở Mỹ. Bề ngoài chúng giống hệt nhau. Chuột núi thường xuyên thay đổi ********, thậm chí con đực chỉ giao phối một lần với một con cái nào đó. Chuột đồng lại khác hẳn: Chúng sống cả đời bên nhau. Theo Thomas Insel, điều này có lẽ liên quan đến hoóc môn oxytocin và vasopressin. Nồng độ của hai hoóc môn này trong máu chuột đồng nhiều hơn hẳn chuột núi.

    Bằng kỹ thuật chuyển gene, các nhà khoa học đã tạo ra giống chuột núi có nhiều hoóc môn oxytocin và vasopressin hơn. Kết quả, chúng tỏ ra chung thủy hơn hẳn và sẵn sàng "chiến đấu" khi có kẻ khác đến gạ gẫm ********.
    Rõ ràng, chung thủy là một đặc tính được quyết định bởi gene.

    ... và ở người

    ... và ở người

    Người cũng có hai loại "hoóc môn chung thủy" như ở chuột đồng.
    Tuy nhiên, liệu chúng có tác dụng như ở chuột hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Đến nay người ta mới chỉ biết rất ít về chúng:

    Sau mỗi lần đạt cực khoái, lượng hoóc môn oxytocin trong máu tăng mạnh. Trong một thực nghiệm, các nhà khoa học đã dùng cách hãm oxytocin của những người đàn ông. Kết quả, họ vẫn có khoái cảm như thường khi quan hệ ********, nhưng cảm giác dễ chịu và thư giãn thì mất hẳn.
    Rõ ràng, oxytocin giúp con người có những cảm giác dễ chịu lâu dài trong quan hệ vợ chồng, làm nền tảng cho lòng chung thủy, khiến người ta không chán nhau, dù cảm giác ngất ngây của tình yêu ban đầu đã nguội lạnh.

    Nhưng nếu ai nuôi hy vọng dùng cách nào đấy (ví dụ như kích thích gene) để làm tăng nồng độ oxytocin trong máu, mong giữ được tình chung với bạn đời, người ấy đã mắc một sai lầm cơ bản. Bởi lẽ, khác với chuột đồng, con người không phải là những tên nô lệ ngoan ngoãn của các định luật hóa học và sinh học, mà ở những khoảnh khắc nhất định (mặc kệ hoóc môn!), họ còn biết rung lên sợi tơ lòng (như thi hào Goethe đả mô tã):

    Hôm nay tất cả đều kỳ lạ với tôi, ước gì cứ mãi như thế
    Bởi tôi đã thấy tình yêu trong đôi mắt thủy tinh của nàng
    (J.W. Goethe)
    (theo Surfmed)

    Gần đây Các Phát hiện mới về hormone “tình thương” có liên quan tới bầy đàn & một số hành vi xã hội, mà theo quan điểm tâm lý học tiến hóa thì những hành vi này xuất hiện và phát triển ở người tiền sử.

    Xem tin gốc : Báo Tia sáng -
    http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=109&News=3787&CategoryID=4

    Oxytocin vẫn được coi là hormone của tình thương. Hóa chất này được sinh ra từ vùng não điều khiển thân nhiệt, kích thích ham muốn chăm sóc con nhỏ của chuột mẹ, duy trì lòng chung thủy với ******** ở chuột đồng, và điều đáng kể là, khiến con người tin cậy ở đồng loại hơn.

    Facebook Phát hiện mới về hormone “tình thương”

    Nhưng người đọc hẳn cũng đoán được phải có điểm giới hạn nào đó. Oxytocin thực ra không tạo nên tình thương vô điều kiện.
    Tình thương và sự tin cậy mà nó tạo ra chỉ dành cho những người ở cùng nhóm với chủ thể. Như vậy, oxytocin là hormone của tình thương bầy đàn thay vì tình thương dành cho thế giới đại đồng.

    Trên đây là kết luận của một số nhà tâm lý học. Tác giả chính của nghiên cứu mới này về oxytocin là Carsten K. W. De Dreu, nhà tâm lý học làm việc tại Đại học Amsterdam. Trái với quan điểm chính thống ca ngợi những tác động tích cực, ấm áp mà oxytocin tạo ra, ông đã cho rằng không ai có thể tồn tại khi tin tưởng vô điều kiện ở người khác. Vì vậy, nhất định phải có giới hạn của oxytocin trong việc tạo dựng lòng tin, và ông nhất quyết phải xác định cho được giới hạn này.
    Trong một nghiên cứu công bố vào năm ngoái trên tạp chí Science, dựa trên các thí nghiệm về việc đem tiền đi phân phát của các chủ thể, De Dreu và các cộng sự đã chứng minh rằng oxytocin khiến con người dễ ưu đãi những người cùng nhóm với mình, bất chấp điều đó có thể khiến những người ở ngoài nhóm bị thiệt thòi. Còn trong nghiên cứu mới nhất gần đây đăng trên tạp chí the Proceedings of the National Academy of Sciences, ông đã mở rộng phạm vi đề tài nghiên cứu, trong đó tìm hiểu về thái độ con người đối với những người không cùng nhóm với mình. Trong thí nghiệm này, đối tượng chủ thể là các sinh viên Hà Lan, các đối tượng có tính chất không cùng nhóm là người Đức và người Hồi giáo.
    Những đối tượng này được lựa chọn thí nghiệm vì kết quả thăm dò năm 2005 cho thấy 51% người Hà Lan có quan điểm tiêu cực về người theo đạo Hồi giáo, đồng thời nhìn nhận chung về người Đức là “hung hăng, kiêu ngạo, lạnh lùng”.
    Đối với việc thí nghiệm lần này, người ta cân nhắc rằng những sinh viên Hà Lan có mức độ giao tiếp với xã hội tương đối cao sẽ khó lòng nói ra điều gì tiêu cực về những nhóm người khác. Vì vậy, một phần trong thí nghiệm của De Dreu là tìm hiểu qua phần tiềm thức, đơn giản bằng việc yêu cầu người sinh viên ấn vào một phím để xác nhận khi được nhìn thấy một cặp từ, trong đó gồm một tính từ có tính chất tiêu cực, từ còn lại sẽ là một cái tên, có thể là một tên người Hà Lan thông dụng như Peter, hoặc tên một người có tính chất không cùng phe, như Markus hay Helmut nếu là người Đức, hoặc Ahmad hoặc Youssef nếu là người Hồi giáo.
    Tiêu chí được đo lường là thời gian mà đối tượng chủ thể cần đến trước khi ấn phím xác nhận. Nếu hai từ có sự tương đồng về cảm xúc thì đối tượng chủ thể sẽ ấn phím nhanh hơn so với khi hai từ có sự mâu thuẫn về cảm xúc. De Dreu báo cáo rằng khi đối tượng chủ thể hít một liều oxytocin vào 40 phút trước khi tham gia tham gia thí nghiệm thì sẽ dễ thiên vị những người cùng phe với mình.

    Trong một phần khác của thí nghiệm, các sinh viên Hà Lan buộc phải gặp một bài kiểm tra giả tưởng về đạo lý, trong đó họ sẽ phải cân nhắc việc cứu một người lên một xuồng cứu sinh đã quá tải, qua đó để mặc cho 5 người khác cũng đang ở dưới nước bị chết đuối. Trong thí nghiệm này, người tham gia thí nghiệm sẽ phải lựa chọn cứu một người có cái tên Hà Lan, hay là cứu một người có cái tên Hồi giáo. Qua đó thì thấy rằng những người đã dung qua một liều oxytocin thì có thiên hướng rõ rệt trong việc cứu những người có cái tên Hà Lan, ví dụ như Maarten, thay vì cứu những người có cái tên Hồi giáo như Muhammad.
    Tuy rằng oxytocin thể hiện những giới hạn trên đây, tác động của nó dường như xuất phát từ việc kích thích tình đồng bào với người cùng nhóm, chứ không phải là gây ra sự thù hằn với người khác nhóm. Tuy rằng các nhà nghiên cứu Hà Lan có tìm thấy một số bằng chứng cho thấy oxytocin có thể gây ra cảm nhận tiêu cực, nhưng không rõ ràng.
    De Dreu dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu liệu oxytocin có liên quan tới một số hành vi xã hội, mà theo quan điểm tâm lý học tiến hóa thì những hành vi này xuất hiện và phát triển ở người tiền sử. Bên cạnh việc trung thành với nhóm của mình, người tiền sử cũng thiên vị với những đối tượng cùng hợp tác, và xa lánh những ai bất hợp tác. Nếu như Oxytocin cũng liên quan đến những hành vi này, thì có thể nó đã giúp các cộng đồng người tiền sử hình thành nên những tiêu chuẩn về hành vi.
    Những tôn giáo sơ khai trước kia cũng tách các cộng đồng người thành các nhóm liên kết, và những nhóm này thường trừng phạt những ai không thuộc nhóm mình. Liệu oxytocin có liên quan tới hành vi mang tính xã hội này của tôn giáo. Theo De Dreu thì ảnh hưởng của oxytocin là rất chung, và nó tác động tới các nhóm tôn giáo theo cùng một cách nó tác động tới các nhóm hooligan bóng đá. “Khi con người gặp gỡ những ai cùng chia sẻ quan điểm với mình, mức oxytocin trong họ sẽ cao lên”. Đối với các sỹ quan quân đội, chẳng có gì quan trọng hơn tinh thần hợp tác liên kết trong binh sĩ, và oxytocin giờ đây có vẻ là liều thuốc lý tưởng. Nhưng những giả thuyết này có lẽ đã đi hơi xa, De Dreu nói, vì căn cứ hiện nay mới chỉ là một số kết quả thí nghiệm.
    Vậy vì sao cốt lõi hóa học cho tình đồng bào lại nằm trong não người? “Trong môi trường thời tiền sử, điều quan trọng là làm sao nhận biết được những ai có thể hợp tác lâu dài”, TS. De Dreu nói.

    “Tình đồng bào là một phần cơ bản của con người, và nó không phải là thứ mà người ta có thể tạo ra thuần túy dựa vào giáo dục”.
    Bruno B. Averbeck, một chuyên gia về các quá trình cảm xúc ở não, làm việc tại Viện Quốc gia về Sức khỏe Tinh thần, nói rằng ảnh hưởng của oxytocin như miêu tả trong công bố của De Dreu là rất thú vị. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu như trong tâm trí con người chưa có những thông tin dựa trên kinh nghiệm về đối tượng, chẳng hạn như khi người ta phải cân nhắc liệu có tin tưởng ở một người hoàn toàn xa lạ, thì khi đó bộ não sẽ nghe theo sự tác động từ oxytocin, nhưng khi người ta đã có kinh nghiệm thì tiếng nói của lý trí sẽ át đi.
    Trần Lê dịch (Nicholas Wade, New York Times)

    sẻ cho ta 1 tia sáng mơi về Mối quan hệ Bản Năng / & những hành vi xã hội cơ bản của con người




  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Để làm 1 chiếc cầu giao thao giữa 2 fần chủ đề & Nói đến tư duy, Ng Viết xin tạm mượn lời của Nhà tư tưởng triết học , toán học Pascal:
    Con người chỉ là một cây sậy nhỏ bé, nhưng là một cây sậy biết tư duy.
    L'homme est un roseau, un roseau pensant
    Nhưng đó là theo Pascal. Rồi thì, tôi tư duy có nghĩa là tôi hiện hữu. Vì đó là Descartes.

    Nhung thời nay, cái máy thì nó lại tư duy vì nó đang tồn tại... Vậy ai là người và ai là máy!
    Trong văn chương
    Câu nói nổi tiếng nhất về cây sậy trong văn chương châu Âu có lẽ là của Blaise Pascal khi ông nói rằng
    "Người là một 'cây sậy biết suy nghĩ'" (roseau pensant).
    Trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine Le chêne et le roseau, cây sậy nói với cây sồi đầy kiêu hãnh rằng: "Tôi uốn cong, và không gãy" ("Je plie, et ne romps pas"), trước khi cây sồi đổ.

    Kiến thức xã hội: Có 1 bạn trẻ đang học ở Mỹ đả viết trong trang Blog như sau: —


    Chúng ta vẫn thường xuyên nghe đi nghe lại luận đề “Con người là động vật biết tư duy”, rằng sự khác biệt giữa người và vật là ở chỗ con người có khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề, còn con vật thì không. Chúng ta
    đã nghe lập luận này quá nhiều lần đến nỗi chúng ta tin vào sự đúng đắng tuyệt đối của nó và chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện tìm hiểu xem liệu bản thân ta hay những người xung quanh có thật sự suy nghĩ hay không.
    William Golding, nhà văn người Anh đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 1983, lại không hoàn toàn tin như vậy.
    Trong một bài luận viết năm 1961 có tựa đề “Tư duy là sở thích của tôi”, ông phân loại tư duy của con người thành 3 cấp độ.
    Những người thuộc cấp thấp nhất, cấp độ 3, là những người chẳng hề dùng đến đầu óc để tư duy và họ chiếm 90% dân số nước Anh (ta có thể mở rộng ra cho 90% dân số thế giới). Cái gọi là tư duy đối với 9/10 dân Anh chẳng
    qua chỉ là một tập hợp những “thành kiến trong vô thức, sự thiếu hiểu biết và thói đạo đức giả” (unconscious prejudice, ignorance and hypocrisy). Để minh họa, Golding đưa ra ví dụ về một ông thầy cấp 2 của mình, một
    người tự nhận là có nhiều tư duy và nhiều lần khẳng định hùng hồn trước đám học trò về một cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần, về đạo đức và nghĩa vụ. Ấy vậy mà bọn học trò ai cũng biết ông là kẻ bợm rượu và mỗi
    khi đang giảng bài nếu thoáng thấy có bóng dáng một chiếc váy đi ngang qua cửa số là ông quay đầu nhìn như muốn sái cả cổ. Một vài ví dụ khác Golding đưa ra để minh họa cho hành vi và lối tư duy của những người tư
    duy cấp 3: đám đông la hét mừng rỡ đón chào vua hay nữ hoàng Anh đi ngang qua để thể hiện lòng yêu nước của mình, một ************** Anh ra quyết định bỏ tù Nehru và Gandhi rồi tuyên bố làm như vậy là có lợi cho dân Ấn,
    hay các chính trị gia Mỹ câu trước tuyên bố hùng hồn về hoà bình thế giới, câu sau lại từ chối gia nhập Liên hiệp các Quốc gia [League of Nations, tiền thân của Liện Hiệp Quốc hiện nay]. Theo Golding, “tư duy” ở mức
    độ này nghiêng về cảm giác hay cảm xúc (feeling) nhiều hơn là lý trí.
    Ở cấp độ cao hơn một bậc, những người tư duy cấp 2 khám phá ra rằng xã hội loài người chứa đầy những mâu thuẫn và những điều trái ngược nhau. Những người lên được tư duy cấp 2 là những người đứng tách biệt, lùi mình khỏi
    đám đông. Họ mở to đôi mắt và giong đôi tai để quan sát, tiếp thu, và phân tích. Người tư duy cấp độ 2 có khả năng đạp đổ nhưng không xây dựng được một kiến trúc mới thay thế cho cái họ đã phá hủy. Họ có thể đứng bên
    ngoài chế diễu đám đông cuồng nhiệt đang bày tỏ lòng hâm mộ trước các siêu sao điện ảnh và ca nhạc, hay chế diễu sự mâu thuẫn trong hành vi của những con chiên ngoan đạo một mặt tuyên bố sẵn sàng chìa má còn lại cho
    người khác tát nhưng mặt khác sẵn sàng cầm gươm, giáo tham gia thánh chiến. Nhưng ngoài việc chế diễu, vạch trần, đạp đổ các quan điểm mang tính thành kiến, sai lầm và lạc hậu, tư duy cấp 2 không đưa ra được một giải
    pháp tích cực nào thay thế.
    Vạch ra những điểm yếu kém của các thế hệ đi trước có thể làm thoả mãn cái “tôi” của những người tư duy cấp 2 nhưng không mang lại cho họ cảm giác yên ổn. Họ giống như những người bơi giỏi, có thể bơi ra xa bờ để lại
    những người khác ở đằng sau. Nhưng ở xa bờ, mực nước vượt quá đầu họ và ở đó họ chỉ có đơn độc một mình. Pontius Pilate của La Mã cổ đại là ví dụ điển hình cho tư duy cấp 2.
    Ông đã từng phát biểu, “Sự thật là gì? Nó chỉ là cái mà người ta dùng để chấm dứt tranh luận thay vì để khởi đầu sự tranh luận”.

    Khác với người tư duy ở cấp độ 2, sau khi đặt câu hỏi “Sự thật là gì?” người tư duy đẳng cấp 1 sẽ bắt tay đi tìm kiếm và đưa ra câu trả lời thích đáng.
    Dĩ nhiên, những người người tư duy đẳng cấp 1 là cực kỳ hiếm. Golding đưa ra Einstein làm một ví dụ. Ví dụ khác ông đưa ra chính là … bản thân ông, Golding. Ông giải thích rằng khi đạt đến đỉnh cao tư duy cấp độ 1
    “tất cả các hệ thống chính trị, tôn giáo, tập tục xã hội, trung thành với truyền thống, quốc gia đều bị giựt đổ cho té nhào, như những trái táo thối rơi khỏi cành.” Ở đẳng cấp này, Golding tự xây dựng cho mình một hệ
    thống đạo đức và cấu trúc xã hội rất chặt chẽ và hoàn toàn lôgic, trong đó ông “gạt bỏ một loạt những thứ vặt vãnh, vô bổ như chính phủ, các tập đoàn kinh doanh lớn, quân đội, hôn nhân ….”
    Dĩ nhiên, ông khám phá được rằng đa số loài người hài lòng với cuộc sống mà họ đang có và chẳng ai hồ hởi muốn tham gia xây dựng cái thế giới “hoàn hảo” do ông nghĩ ra.
    ~.~.~
    Pascal có câu nói nổi tiếng, “Con người là cây sậy biết tư duy”. Vậy Pascal đúng hay Golding đúng? Con người có thật sự biết tư duy?
    Thật ra, nếu đọc kỹ toàn bộ đoạn văn Pascal viết và hiểu đúng những gì Golding trình bày, ta sẽ nhận thấy quan điểm của Pascal và Golding không đối chọi nhau. Pascal viết,
    “Con người chỉ là một cây sậy, một loại cây yếu ớt nhất trong thế giới tự nhiên, nhưng họ là một cây sậy biết suy nghĩ … Một hơi nước, một giọt nước cũng đủ để giết chết họ.
    Nhưng nếu có bị vũ trụ nghiền nát, thì sự hiện diện của con người vẫn còn cao thượng hơn thế lực đã giết chết họ, bởi vì con người ý thức được cái chết của mình và biết được ưu thế của vũ trụ, trong khi đó vũ trụ là vô
    tri, vô giác và không hề biết được điều này. Vì vậy tất cả sự tôn nghiêm của con người nằm ở chỗ họ biết tư duy.
    Chúng ta cần nâng cao vị trí của mình thông qua tư duy, chứ không thông qua chiều không gian và thời gian vì [chúng là vô hạn và] chúng ta không thể lấp đầy không gian và thời gian được.
    Vì vậy chúng ta hãy nỗ lực tư duy cho tốt [to think well]; đây chính là nguyên tắc của đạo đức.” (Penseés, VI: 347)
    Pascal không kêu gọi con người “hãy tư duy đi”, vì nói vậy chẳng khác nào buộc tội họ là những sinh vật không biết tư duy. Golding cũng không nói rằng loài người không biết tư duy. Ngược lại, ông muốn chỉ ra cho thấy
    90% loài người tin và chấp nhận một cách mù quáng những hành vi, tập tục, thể chế cổ hủ và tiêu cực trong xã hội. Pascal kêu gọi mọi người hãy “tư duy cho tốt” và xem đó là “nguyên tắc của đạo đức”, điều này cũng phù
    hợp với quan điểm của Golding khi ông đánh giá cao những cá nhân dám vươn mình bước lên trên đám đông, đạp đổ những “thành kiến, sự thiếu hiểu biết và thói đạo đức giả” và từ đó đề xướng ra những con đường đi mới.
    ~.~.~
    Câu chuyện về ba ông thầy của tôi.
    Câu chuyện thứ nhất: ông thầy khoa Nhân chủng học. Vừa về hưu năm ngoái vì đã 70 tuổi. Mấy câu cửa miệng ông thích trích dẫn: “People don’t think, they don’t want to think, because thinking is painful.” Và “We have culture to help us not to think”.

    Câu chuyện thứ hai: ông thầy khoa Sử. Nhận xét về cuốn “Democracy in America” do một tác giả người Pháp, Tocqueville, viết vào giữa thế kỷ 19 sau khi đi vòng quanh nước Mỹ trong 9 tháng, một cuốn sách kinh điển về
    xã hội-văn hóa Mỹ mà cho đến nay sau hơn 150 năm vẫn chưa một tác giả Mỹ nào vượt qua được, ông nói: “Culture is something we don’t think about because we all take it for granted.” Rồi ông nói tiếp, đại khái một
    người nước ngoài từ một nền văn hóa khác sẽ dễ dàng nhận thấy những gì mà những người sống bên trong nền văn hóa không nhìn thấy. (Trong môt thoáng tích tắt, ông gieo vào đầu tôi ảo ưởng mình có thể trở thành một
    Tocqueville thứ hai :-).

    Câu chuyện thứ ba: ông thầy gốc da đỏ dạy khoa Hoa Kỳ Học. Sau khi cho học trò xem xong một phim tài liệu mà bây giờ tôi không nhớ là về đề tài gì, ông chỉ bình luận một câu ngắn gọn, đại khái là: “It’s tra***ions
    that keep people from thinking.”
    ~.~.~

    Cách đây 2 năm, có một anh giáo viên đại học ở Sài Gòn được học bổng qua chỗ tôi du học.
    Có một lần ngồi tán phét với nhau, hắn ta thú nhận từ nhỏ đến lớn ở VN hắn chưa bao giờ nghĩ rằng nữ giới thông minh như nam giới hoặc nữ giới có khả năng trí óc ngang bằng với nam giới. Chỉ khi đặt chân sang Mỹ du
    học hắn mới bắt đầu thay đổi quan niệm này. Tôi quên không hỏi điều gì đã gây ra sự thay đổi và lý do nào trong hơn hai mươi mấy năm trời hắn tin rằng phụ nữ là thua kém nam giới về khả năng trí tuệ và lãnh đạo. Tôi
    chỉ có thể suy đoán rằng đó là sản phẩm của một nền văn hóa Khổng giáo với những thành kiến phân biệt đối xử “trọng nam, khinh nữ” như “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “nam thượng nữ hạ”, hay “nữ nhân ngoại tộc”.

    Văn hóa là những gì bao bọc, vây quanh ta hàng ngày. Chúng là một phần quen thuộc của cuộc sống đến nỗi ta chấp nhận và xem sự hiện diện của chúng là đương nhiên. Ít có ai bổng nhiên đi đặt câu hỏi: những điều bấy
    lâu nay ta vẫn làm có đúng không? có phải sinh con trai là tốt hơn sinh con gái? tại sao con trai lại tốt hơn con gái? Tôi đã thử vật lộn tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên dựa vào hiểu biết ít ỏi của mình về xã
    hội VN và cho rằng có 2 trường hợp có thể xảy ra.

    Trường hợp 1, người được hỏi những câu hỏi trên sẽ đưa ra những câu trả lời rất “củ chuối” đại loại như “vì xã hội/ông bà ta trước nay vẫn quan niệm vậy”, hay “sinh con trai để nối dõi tông đường” hoặc “vì con trai sẽ phụng dưỡng bố mẹ khi về già, còn con gái thì phải đi lấy chồng và chỉ biết lo cho chồng, con và gia đình chồng”.

    Đối với những người trả lời kiểu này này, nếu bị vặn hỏi tiếp, họ sẽ không thể giải thích được con gái và con trai khác nhau chỗ nào, vì sao con gái không thể nối dõi tông đường, và vì sao có những trường hợp con gái đi lấy chồng không thể quay lại chăm sóc cho cha mẹ mình. (Dĩ nhiên, con trai có bao giờ chăm sóc cho cha mẹ bao giờ, chúng lấy vợ và bắt vợ phải chăm sóc cho mẹ mình.

    Đó chẳng qua chỉ là một hình thức trao đổi “hàng hóa con người” trá hình: đổi con gái mình lấy con gái người khác về làm nô lệ trong nhà. Nếu không có con gái thì coi như lời to.)

    Khá hơn một chút là những câu trả lời như “vì con trai dễ đạt được công danh sự nghiệp, mang lại vinh dự cho gia đình”, “vì con trai kiếm được nhiều tiền cho gia đình hơn con gái”, hoặc “vì con trai đóng góp được nhiều ích lợi cho xã hội hơn con gái”. Với những người này, việc giải thích để họ hiểu tại sao lại có những hiện tượng nữ -giỏi-hơn-nam-sẽ mất khá nhiều thời gian. Họ cần phân biệt được sự khác biệt giữa nam và nữ do thiên nhiên tạo ra và sự khác biệt giữa nam và nữ do con người tạo ra. Nam giới có được tất cả những ưu thế nêu trên không phải là nhờ vào năng lực bẩm sinh mà là vì cơ cấu xã hội đã được thiết kế để cho phép nam giới có cơ hội làm những việc đó tốt hơn nữ giới. Điểm mấu chốt ở đây là sự bất bình đẳng về cơ hội, nó không liên quan gì đến sự khác biệt về mặt tự nhiên giữa nam và nữ.

    Blog này có tên là no-mind là vì vậy. Đôi khi điểm xuất phát của một người thuộc dạng no-mind lại có nhiều ưu thế hơn những người chứa đựng quá nhiều nhận thức và thành kiến sai lầm trong đầu. Tháo gỡ những nhận thức
    và thành kiến sai lầm là một quá trình thật không đơn giản chút nào.

    ~.~.~
    Phụ chú:

    1. Trong bài viết của mình, Golding chỉ đề cập đến Einstein là người có tư duy ở đẳng cấp 1. Lẽ ra ông còn có thể kể tên ra một số nhân vật lịch sử khác ở châu Á như Khổng Tử, Phật Thích Ca, Gandhi, v.v. vì đây là những nhân vật đã để lại cho nhân loại một mô hình xã hội hoặc một triết lý sống gần như hoàn toàn tách rời khỏi những truyền thống đi trước và phần nào giải quyết được những vấn đề nhức nhối vào thời đó.

    2. Nếu bạn đọc thấy trên blog này có quá nhiều ý kiến chê bai, chỉ trích nhưng lại thiếu ý kiến đóng góp, bạn phải hiểu rằng tôi đang mon men trèo các nấc thang để bước lên tầng 2 của toà nhà tư duy. Nói một cách
    khác, tôi chỉ có thể cố gắng đập phá cái chai để chui ra khỏi nó, nhưng chưa biết làm cách nào tạo ra được một cái chai khác to và đẹp hơn. “Đập phá” ở đây mang nghĩa bóng, ám chỉ đến sự thay đổi trong nhận thức về tư
    duy thông qua giáo dục, hy vọng nó sẽ dẫn đến thay đổi về hành vi và tập tục xã hội. Tôi hoàn toàn ý thức được tác hại nguy hiểm của việc “đập phá cái cũ xây dựng cái mới” và hoàn toàn không chủ trương dùng bạo lực.

    3. “Man can alter his life by altering his thinking” (* William James).
    Vấn đề là bằng cách nào chúng ta có thể thay đổi được cách tư duy của mình?
    Ông bà ta đã có sẵn câu trả lời: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn.” [Câu này được dịch sang tiếng Anh nghe rất hay: Leave the village for a day and come back with a basketful of wisdom.]
    Nếu đi từ Huế vô Sài Gòn, ta sẽ học được nhiều điều mới mẻ và tư duy sẽ có vài chuyển biến, mặc dù vẫn còn trong phạm vi tư duy người Việt.

    Nếu đi từ Á qua Âu, chắc chắn sẽ có những thay đổi trong nếp tư duy, vượt qua cái khung văn hóa Việt.
    Ở đây tôi không hề có ý cổ suý cho việc bài các, chê bai, đạp đổ văn hóa Việt để trở thành một người châu Âu hay người Mỹ trăm phần trăm.

    Trong phần viết về “tư duy trong-cái-chai”, tôi đã nói rõ một thế giới hoàn hảo là thế giới kết hợp cả những cái hay của Á và Âu.
    Dĩ nhiên, câu hỏi cuối cùng là ta có làm được vậy không? Hay “Đông là Đông/Tây là Tây/Cả hai sẽ chẳng bao giờ gặp/hiểu được nhau”?

    4. Vậy còn những người không có cơ hội đi đây đi đó? Họ cần đọc nhiều để phát triển óc tò mò và trí tưởng tượng của mình. Trí tưởng tượng càng phong phú, đầu óc càng ham học hỏi thì càng dễ tiếp nhận những kiến thức mới và mở rộng sự hiểu biết. [The man of prejudice is, a fortiori, a man of limited mental vision - Webster Dictionary.]

    (* William James).
    (sinh 11 tháng 1 1842 - mất 26 tháng 8 1910) là một nhà tâm lý họctriết học tiên phong người Mỹ. Ông đã viết những cuốn sách có tầm ảnh hưởng về khoa học tâm lý, tâm lý học giáo dục, tâm lý học trải nghiệm tôn giáo, chủ nghĩa thần bí cũng như triết học về chủ nghĩa thực dụng. Ông là em của nhà văn Henry James và anh của Alice James.
    William James là một người có nhiều ảnh hưởng tới nhiều và học giả như Ralph Waldo Emerson, Horace Greeley, William Cullen Bryant, Oliver Wendell Holmes, Jr., Charles Peirce, Josiah Royce, George Santayana, Ernst Mach, John Dewey, W. E. B. Du Bois, Helen Keller, Mark Twain, Horatio Alger, Jr., James George Frazer, Henri Bergson, H. G. Wells, G. K. Chesterton, Sigmund Freud, Gertrude Stein, và Carl Jung.

    ghi Chu'
    Hì Hì !!!
    Đoạn này:
    đám đông la hét mừng rỡ đón chào vua hay nữ hoàng Anh đi ngang qua để thể hiện lòng yêu nước của mình, một ************** Anh ra quyết định bỏ tù Nehru và Gandhi rồi tuyên bố làm như vậy là có lợi cho dân Ấn

    có lẻ là" Cái Máy biết Tư duy" đang kiểm duyệt đấy. Chỉnh sữa cả vài lần Vẫn như củ !!!
    chả thấm vào đâu !!!^:)^^:)^^:)^[r37)][r37)][r37)]
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Thiên niên kỷ thứ III (2000-2999) , Bắt đầu vào năm 2009 là nămkỷ niệm
    I- 150 Năm Thuyết Tiến Hóa & Charles Darwin & 200 năm ngày sinh của nha` KH thien tai (Các bác có đọc lệch thiên tai= chống trời hay tài củng k0 sao)
    II- 400 Năm Thiên Văn Học & Galilei

    1 số nhà KH hàng đầu VN có xuất bản 2 tập Kỷ yếu 2009:

    Năm 2009 có nhiều sự kiện lịch sử, đặc biệt nó được Liên Hiệp Quốc công bố là "năm Thiên văn Quốc tế" để kỷ niệm 400 năm Galilei dùng kính thiên văn thám hiểm vũ trụ, và kỷ niệm tác phẩm Thiên văn học mới của Kepler; 2009 cũng là năm sinh nhật thứ 200 của Darwin cũng như 150 năm thuyết Tiến hóa của ông.Hưởng ứng năm quốc tế Thiên văn và Sinh học, với sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Bộ Kỷ yếu 2009 gồm 2 tập cho 2 đề tài nói trên đã được NXB Tri thức ấn ...

    Theo đó Ng viết tajm trích 1 đoạn liên quan đến đề tài này:

    Từ Darwin đến thuyết tiến hóa hiện đại

    Đến đầu thế kỷ 20, thuyết tiến hóa của Darwin đã lần lượt được củng cố, minh chứng và phát triển từ nhiều lĩnh vực khoa học như cổ sinh vật học (paleontology) và các ngành mới như di truyền, di truyền quần thể (population genetics). Sự khám phá ở Solenhofen (Đức) vào năm 1861 (hai năm sau Darwin xuất bản Nguồn gốc các loài) một hóa thạch "Archaeopteryx”, một loài sinh vật cuối thời Jurassic có cánh, lông giống như chim nhưng lại có đặc tính của loài bò sát (có răng, xương đuôi,...) đã làm Darwin và những người ủng hộ vững tin hơn về thuyết tiến hóa. Một loài chuyển tiếp từ bò sát đến chim đã hiện diện trước đây trên trái đất.
    Tuy nhiên, vì giới hạn tri thức di truyền trong thời điểm giữa và gần cuối thế kỷ 19 và cho là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính di truyền, nên Darwin đã đưa ra ý niệm di truyền hòa trộn (blending) các tính trạng tập nhiễm (acquired characteristics) qua thuyết mầm toàn diện (pangenesis), trong đó mỗi tế bào trong cơ thể sinh ra các mầm (gemmules) tập trung vào tế bào giới tính (tinh trùng và trứng) để di truyền đến thế hệ sau. Qua các hiểu biết thêm về di truyền, Alfred Wallace và August Weismann đã bác bỏ ý niệm Lamarck sai lầm này của Darwin và đưa ra thuyết di truyền dựa vào thuyết tế bào mầm (germ plasm) của Weismann (1893). Các kiến thức mới về hệ di truyền nằm trong nhiễm sắc thể (chromosome) hệ gen của tế bào qua những kết quả nghiên cứu và khám phá của các nhà sinh học T. Boveri, W. Sutton và T. Morgan giải thích được cơ chế di truyền các đặc tính qua nhiễm sắc thể mà trước đây Gregor Mendel đã ghi nhận qua các thí nghiệm về di truyền qua nhiều thế hệ.

    Nhưng chính những công trình của các nhà toán học Ronald Fisher, John Haldane và Sewall Wright về lĩnh vực di truyền mà ngày nay ta gọi là di truyền quần thể đưa thuyết tiến hóa qua sự chọn lọc tự nhiên đến một cơ sở khoa học có nền tảng vững và chắc kiểm nghiệm được.

    Bài nghiên cứu nổi tiếng của R. Fisher có tựa đề "The Correlation Between Relatives on the Supposition of Mendelian Inheritance" (Mối tương quan giữa các quan hệ họ hàng dựa trên thuyết tiến hóa di truyền của Mendel) đăng trong tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society of Edinburgh năm 1918 được coi như bài viết quan trọng trong lĩnh vực di truyền và xác suất thống kê.

    Bài viết này là kết quả của sự quan tâm về di truyền của Fisher lúc còn ở Cambridge và sau này được sự hậu thuẫn hỗ trợ của Leonard Darwin (con của Charles Darwin) sau khi Fisher tốt nghiệp, rời Cambridge và lập gia đình, về quê sống trong thời gian Thế chiến thứ Nhất (Fisher mắt kém từ lúc nhỏ nên không vào quân đội được). Lúc ông được học bổng vào Cambridge năm 1909 cũng là thời gian không lâu sau khi di truyền Mendelian được biết đến năm 1900 sau nhiều năm bị lãng quên, không ai biết đến công trình nghiên cứu của tu sĩ người Áo Gregor Mendel vào năm 1865. Lúc này ở Cambridge có hai trường phái khác nhau về đặc tính của sự thay đổi di truyền trong quá trình tiến hóa. Nhà sinh học W. Bateson thuộc trường phái Mendelian, tin rằng có sự thay đổi lớn, bất liên tục của các đặc tính trong quá trình tiến hóa như kết quả của Gregor Mendel cho thấy. Trường phái sinh trắc học (biometry) mà nhà toán học xác suất K. Pearson đại diện thì lại ủng hộ ý của Charles Darwin cho rằng chỉ có sự thay đổi nhỏ, liên tục dần dần trong quá trình tiến hóa mà thôi.

    Trong bài viết này, Fisher đã dùng toán xác suất để chứng minh qua một mô hình di truyền là sự thay đổi liên tục của các đặc tính có thể là hệ quả của di truyền Mendelian và vì thế không có sự nghịch lý nào của kết quả di truyền Mendelian với ý tưởng của Darwin về sự thay đổi nhỏ liên tục của các đặc tính trong quá trình tiến hóa. Về phương diện toán học xác suất, Fisher lần đầu tiên đưa ra khái niệm về phương sai (variance), tức bình phương của độ lệch chuẩn (standard deviation) của các đại lượng độc lập ngẫu nhiên (independent random variables) và từ đó phương pháp phân tích phương sai là cơ bản cu/a toán thống kê và đã được xử dụng rộng rãi trong nhiều ngành toán áp dụng.

    Cũng trong thời gian này T. Morgan đã phát triển thuyết của Bovery-Sutton về sự liên hệ của nhiễm sắc thể (chromosome) với di truyền Mendelian. Qua các thí nghiệm trên ruồi, vai trò của nhiễm sắc thể giới tính XY cũng có quyết định trong di truyền các đặc tính. Mô hình gen trội (dominant), đồng trội (co-dominant), gen lặn (recessive), kiểu hình (phenotype), kiểu gen (genotype), đồng hợp tử (homozygote), dị hợp tử (heterozygote) và allele chứng minh rằng hệ di truyền trong nhân tế bào là nguyên do của kết quả di truyền Mendelian và đặt nền tảng cho thuyết di truyền cổ điển.

    Mang định lượng vào di truyền, Fisher đã đặt nền tảng cho di truyền quần thể và sinh thái học với các kết quả toán học có thể kiểm chứng được. Ông cho thấy đột biến (mutation) gen càng lớn thì xác suất độ khỏe (fitness) của sinh vật do đột biến mang lại sẽ càng giảm và quần thể nào càng nhiều thì quần thể đó có nhiều sự khác biệt do đột biến giữa các sinh vật và do đó càng có cơ hội sinh tồn.

    Cùng với các công trình của Fisher là các công trình của Haldane và Wright, toán học về sự phân phối tần số allele trong di truyền quần thể dựa vào khái niệm đột biến, sự chọn lọc tự nhiên, dòng gen (gene flow) qua di trú hay nhập cư, độ lệch di truyền (genetic drift) đã mang lại kết quả và giải thích thỏa đáng những quan sát về hiện tượng trong sinh thái và cho thấy thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên là có cơ sở. Nhà toán học Mỹ S. Wright đã đưa ra quan niệm F-statistic để xác định sự liên hệ và sự đa dạng (qua mức độ của dị hợp tử) giữa các quần thể và trong quần thể. Ông đặc biệt để ý đến vai trò của di trú liên quan đến độ lệch di truyền. Bộ sách đồ sộ của Wright Tiến hóa và di truyền của các quần thể (Evolution and the Genetics of Populations) có ảnh hưởng lớn trong môn di truyền quần thể mà các nhà khoa học cận đại về thuyết tiến hóa như T. Dobzhansky, E. Mayr, và G. Simpson đã thiết lập và phát triển một cách có hệ thống. Simpson dựa vào lý thuyết và kết quả của Wright về độ lệch gen ngẫu nhiên (random genetic drift) để đưa ra thuyết tiến hóa với nhiều tốc độ thay đổi khác nhau gọi là tiến hóa lượng tử (quantum evolution). Đóng góp không kém quan trọng là quyển sách xuất bản năm 1932 tựa đề Những nguyên nhân của tiến hóa (The Causes of Evolution) của nhà khoa học Anh J. Haldane. Haldane là người đã khai triển ra các phương pháp để ước lượng nhịp độ đột biến (mutation rate) trong di truyền ở người.

    Sau khi xuất bản cuốn Lý thuyết di truyền của sự chọn lọc tự nhiên (The Genetical Theory of Natural Selection) vào năm 1930, tiếng tăm và ảnh hưởng của Fisher rất rộng, ông viếng thăm các nước như Mỹ và Ấn Độ để giảng dạy và tham gia nhiều buổi nói chuyện. Trong thời gian ông trở lại Cambridge, ông nhận nhà nghiên cứu Cavalli-Sforza vào làm việc. Cavalli-Sforza ngày nay là nhà khoa học nổi tiếng về di truyền ở người và là người thiết lập ra đề án Đa dạng hệ gen con người (Human Genome Diversity Project, HGDP). Nhà sinh học tiến hóa W. Hamilton, người sáng lập ra thuyết tiến hóa chọn lọc huyết thống (kin selection), cho biết cuốn Lý thuyết di truyền của sự chọn lọc tự nhiên đã làm ông say mê và có tác động lớn đến ông khi còn học ở Cambridge.

    Các kết quả của di truyền quần thể cho phép các nhà khoa học như J. Huxley, T. Dobzhansky, E. Mayr kết hợp với các kết quả khám phá trong sinh học di truyền gen với thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên của Darwin để tạo thành một khung cơ chế Tiến hóa hiện đại tổng hợp (Modern evolutionary synthesis) về thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên. Đây là phương thức mà hiện nay các nhà khoa học đều chấp nhận để giải thích về thuyết tiến hóa của Darwin.
    Julian Huxley, một nhà sinh học xuất chúng và có cá tính nhân bản. Ông là cháu nội của T. Huxley (người bạn luôn ủng hộ Charles Darwin), trong các thập niên 1940 và 1950 đã viết sách nghiên cứu, tổng hợp các kết quả trong khoa học và nhiều bài trên báo chí phổ biến về thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên cho tất cả mọi thành phần trong xã hội.


    Cuốn sách Evolution: The Modern Synthesis (tiến hóa: Tổng hợp hiện đại) xuất bản năm 1942 đánh dấu thành quả kiến thức khoa học về thuyết tiến hóa và có ảnh hưởng sâu đậm đến các nhà khoa học trên thế giới. Được giải thưởng cao quý Darwin của Hội Hoàng gia (Royal Society) và Darwin-Wallace của Hội Linnaean (Linnaen Society), và được bầu là Tổng Giám đốc (Director-General) đầu tiên của UNESCO 1946-1948, ông cũng là một trong những người thành lập tổ chức Quỹ Hoang dã Thiên nhiên (World Wild Fund) năm 1961. Thuyết tiến hóa hiện đại tổng hợp không những giải thích được các hiện tượng quan sát định tính và định lượng trong các ngành sinh học qua quy trình tiến hóa chọn lọc tự nhiên mà còn là nền tảng và công cụ cho các nhà khoa học nghiên cứu tiên đoán và tìm ra những cái mới, chức năng mới trong các lĩnh vực di truyền, hệ sinh thái, biến đổi gen, môi trường và ngay cả các lĩnh vực khác như ngôn ngữ, thần kình, tâm lý, phát triển tổ chức xã hội... có liên hệ đến đời sống.

    Cùng với Huxley, T. Dobzhansky cũng có những đóng góp không kém quan trọng trong sự phát triển di truyền quần thể định lượng và tổng hợp với thuyết tiến hóa chọn lọc tự nhiên của Darwin. Nhà di truyền học Mỹ (gốc Ukraine) Dobzhansky rất xác đáng khi cho rằng Không có gì trong sinh học thấu hiểu được ngoại trừ dưới ánh sáng của tiến hóa ("Nothing in Biology Makes Sense Except in the Light of Evolution”) trong bài viết cùng tên. Ernst Mayr, nhà sinh học Đức, không dùng toán học như trong di truyền quần thể nhưng cũng đóng vai trò tổng hợp di truyền Mendelian, phát triển them thuyết tiến hóa của Darwin khi định nghĩa thế nào là loài (species) và giải thích tại sao có sự xuất hiện của các loài. Ông cho rằng sự biệt lập và tách biệt của một quần thể từ một quần thể khác sẽ dẫn tới sự hình thành một loài mới khi loài này không còn thể hòa giống sinh sản với loài kia nữa. Quần thể tách ra càng nhỏ thì càng mau tiến hóa, dẫn tới một loài mới vì độ lệch gen sẽ nhanh hơn. Ông đã giải thích thỏa đáng tại sao có sự phát tán, lan tỏa thích ứng (adaptive radiation) của các loài mới từ các quần thể nhỏ biệt lập sau khi di cư tách từ quần thể chính như trường hợp các loài chim sẻ của Darwin ở quần đảo Galapagos. Ý niệm về phát triển chủng loài mới của Mayr dựa vào quần thể nhỏ tách ra biệt lập khỏi quần thể chính (allopatric speciation) là nền tảng cho Niles Eldredge và Stephen Jay Gould sau này đưa ra thuyết tiến hóa theo cân bằng đột ngột (punctuated equilibrium theory of evolution).

    Khi Dobzhansky di cư sang Mỹ làm việc với T. Morgan về di truyền ở ruồi thì không lâu sau ở Liên Xô, một nhà sinh học người Ukraine, T. Lysenko bác bỏ thuyết tiến hóa của Darwin qua chọn lọc tự nhiên và di truyền gen, thay vào đó Lysenko đưa ra một quan niệm dựa vào thuyết của J. B. Lamarck. Chủ thuyết Lysenko đã bị Julian Huxley phản bác là không dựa trên các phương pháp khoa học và không thể kiểm nghiệm được. Với tư cách là nhà khoa học và đại diện cho tổ chức quốc tế UNESCO, Huxley cho rằng ông phải có trách nhiệm phổ biến kiến thức khoa học thông tin chính xác thực nghiệm chứ không cảm tính, cảm nghiệm mang tính chất chính sách như của Lysenko cho mọi người. Ông miệt mài không mỏi mệt viết sách, các bài viết trong tạp chí khoa học và báo chí phổ thông phổ biến thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên, phê bình thuyết Lysenko chủ quan, mang ý thức hệ chính trị áp đặt vào khoa học tự nhiên.

    Năm 1954, một cuộc tranh luận khoa học nổi tiếng ở Karachi (Pakistan) giữa Huxley và nhà sinh học Liên Xô N. Nuzhdin (người ủng hộ Lysenko) nổ ra sau một hội thảo khoa học hằng năm của Hội Phát triển Khoa học Pakistan (Pakistan Association for the Advancement of Science) (9). Trong hội thảo, Nuzhdin tấn công chỉ trích tất cả những gì trong bài nói chuyện của Huxley về di truyền Mendelian. Huxley thách thức Nuzhdin tranh luận ngày hôm sau về thuyết tiến hóa Darwin - di truyền Mendelian và thuyết Lysenko-Lamarck với sự hiện diện của tất cả mọi người trong hội và công chúng tham dự ở một hội trường lớn.

    Cuộc tranh luận này giữa Huxley-Nuzhdin ở Karachi quan trọng và hào hứng không kém cuộc tranh luận gần 100 năm trước ở Đại học Oxford năm 1860 giữa giám mục Wilberforce chống lại thuyết tiến hóa của Darwin và người ủng hộ Darwin là nhà sinh học Thomas Huxley. Kỳ diệu thay, Thomas Huxley ngày xưa cũng chính là ông nội của Julian Huxley ngày hôm đó. Ngày tranh luận, hội trường đông nghẹt người, tràn ra cả ngoài hành lang, các phóng viên phải đứng ngoài cửa. Cũng như ông nội mình đã phục vụ cho khoa học và nhân loại trong buổi chiến thắng vẻ vang ở Oxford, Julian Huxley đã hoàn thành nhiệm vụ không những cho danh dự cá nhân của mình mà cho cả nền khoa học sinh học khắp nơi, kể cả ở Liên Xô. Hôm sau, trên trang đầu của tờ báo The Star ở Karachi với tít lớn “Huxley versus Nuzdin: Huxley wins.”

    Trong buổi tranh luận, Nuzhdin cho rằng nguyên lý về gen chỉ là một tiền đề. Huxley trả lời “đó là một ý nghĩ sai lầm thiếu hiểu biết. Gen và sự hiện diện của chúng đã được chấp nhận là một tiền đề vì đã được suy ra từ những kết quả thí nghiệm, trước hết ngay lúc đầu là những hệ số giả thiết, như Bateson đã làm, và sau này thật sự là những đơn vị trên nhiễm sắc thể... các dữ kiện (của môn di truyền ngày nay) đã được thu thập từ loài ruồi Drosophila và những loài bò sát côn trùng (insects) khác, các loài có vỏ giáp (crustacean), từ nhiều loài thực vật, men... từ các loài chim, các loài có vú, và cá và ngay cả từ con người nữa. Giáo sư Nuzdin có thể không đồng ý với sự kiện, ý niệm này hay kia nhưng ông hoàn toàn không có lý do để cho rằng một lý thuyết toàn diện như thế là không có hiện hữu.”(9).

    Thuyết Lamarck ngày nay không được chấp nhận trong khoa học vì không có cơ sở.
    (1) Nhà di truyền và nghiên cứu nông học xuất sắc N. Vavilov, người bạn và đồng nghiệp với W. Bateson, được nhiều người kính trọng nhưng bị thất sủng vì ý tưởng của ông trái với phương pháp và quan điểm của Lysenko. Sau khi Vavilov mất, năm 1968, ông được khôi phục lại danh dự và Viện Kỹ nghệ Cây trồng Vavilov ở St. Petersburg (Vavilov Institute of Plant Industry) được mang tên ông, nơi trước đây ông làm việc và thu thập hạt giống từ khắp nơi trên thế giới, ngày nay là một trong những viện nghiên cứu còn chứa nhiều hạt giống lớn nhất.

    Trong cuốn Nguồn gốc các loài, trong Chương XII, Darwin khẳng định mối liên hệ giữa các loài trên các hải đảo và lục địa có thể được giải thích qua thuyết của E. Forbes cho rằng trước kia các lục địa như Âu châu và Phi châu đã trải dài ra xa nối liền với nhau và với các đảo (như Azores, Madeira, Canary ở Đại Tây Dương), nhưng ông không dùng thuyết của Forbes mà chú trọng vào thuyết tiến hóa qua sự di cư của các loài đến các hải đảo. Sự liên hệ giữa sinh học và địa chất học được mở rộng qua thuyết tiến hóa và thuyết trôi dạt lục địa (continental drift) vào đầu thế kỷ 20 cho đến các thập niên 1950, 1960. Thuyết trôi dạt lục địa do nhà khí hậu học người Đức, Alfred Wegener, đưa ra vào năm 1912.
    Theo thuyết trôi dạt lục địa, cách đây khoảng 180 triệu năm vào thời kỳ Jurassic, chỉ có một lục địa lớn gọi là Pangea và một đại dương gọi là Panthalass trên trái đất và các sinh vật sống trên cùng một lục địa Pangea này. Sau đó, Pangea bắt đầu nứt ra chia làm hai lục địa Laurasia (gồm Bắc Mỹ, GreenLand, châu Âu, châu Á ngày nay) và lục địa Gondwana (gồm Nam Mỹ, Phi châu, Australia, Antarctica, Ấn Độ ngày nay). Cách đây khoảng 120 triệu năm, Gondwana bắt đầu tách ra thành ba mảng lớn: Nam Mỹ-Phi châu, Ấn Độ và Australia-Antarctica. Lúc này, loài thú có túi (marsupial) xuất hiện ở Nam Mỹ (đi đến từ Bắc Mỹ thuộc Laurasia) và chúng di chuyển qua các dãi đất (gọi là cầu đất, land bridge) lúc đó vẫn còn nối vùng cực Nam Mỹ với lục địa Australia-Antractica trước khi Nam Mỹ, Australia và Antarctica tách ra. Vì thế loài thú có túi đã lan ra chỉ ở ba nơi này mà thôi (cho đến nay chúng vẫn còn tồn tại ở Australia và Nam Mỹ).

    Cách đây khoảng 100 triệu năm, khi Nam Mỹ và Phi châu nứt ra thì loài có vú xuất hiện ở Laurasia tràn xuống Nam Mỹ, Phi châu và Ấn Độ (khi các lục địa này đụng với Laaurasia ở phía bắc) cạnh tranh và khi chúng đến cực Nam Mỹ thì cầu nối ở đây với Australia và Antarctica đã tách ra. Vì thế, hiện nay các loài thú có túi còn nhiều nhất ở Australia (kangaroo, possum, koala, wombat, Tasmanian devil) không bị tuyệt chủng hay còn rất ít như những nơi khác vì chúng không bị cạnh tranh và hơn nữa nếu có loài có vú từ nơi khác đến thì chúng vẫn trội hơn vì thích hợp hơn với khí hậu khô. Ở Nam Mỹ, vẫn còn một ít các loài có túi (opossum) và ở Bắc Mỹ chỉ còn lại một loài (Viginia opossum). Cách đây khoảng 60 triệu năm, Laurasia tách ra thành Bắc Mỹ, Greenland, Eurasia, sau đó Bắc Mỹ nối với Nam Mỹ qua một eo đất nhỏ. Cùng lúc đó mảnh Ấn Độ của lục địa Gondwana cũ trôi lên phía bắc đụng với Eurasia tạo thành dãy núi Himalaya và loài có vú đến nơi này. Lục địa Australia-Antarctica vẫn trôi biệt lập về phía đông nam và sau đó Australia tách ra khỏi Antractica đi về phía bắc. trong khi Antarctica dạt về phía Nam Cực giá lạnh làm cho mọi sinh vật trên lục địa này đều tuyệt chủng hết.

    Thuyết trôi dạt lục địa đã được kiểm chứng qua nhiều hóa thạch động vật và thực vật và vì thế cho thấy sự trôi dạt lục địa cùng với thuyết tiến hóa đã giải thích được sự phân phối các loài liên hệ trên trái đất hiện nay. Đúng như Darwin đã tiên đoán trong cuốn Nguồn gốc các loài, thuyết tiến hóa đã ảnh hưởng đến địa chất học và minh chứng cho thuyết trôi dạt lục địa qua các hóa thạch của các loài và sự phân phối của các loài sinh vật như loài thú có túi ở Nam Mỹ và Australia.
    Ngày nay, thuyết tiến hóa qua sự chọn lọc tự nhiên đã có những tiến triển mới mở rộng phạm trù so với thuyết tiến hóa của Darwin ban đầu. Sau đây là những vấn đề và những khám phá mới trong lĩnh vực thuyết tiến hóa.
    TIẾN HÓA THEO CÂN BẰNG ĐỘT NGỘT (PUNCTUATED EQUILIBRIUM EVOLUTION)
    Như đã đề cập ở trên, phương thức tiến hóa đến một loài mới qua sự chọn lọc tự nhiên có thể không phải là một quá trình dần dần mà là thay đổi nhanh chóng đi đến một loài mới trong một môi trường thay đổi đột ngột. Tốc độ tiến hóa trong trường hợp như vậy sẽ rất nhanh gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài và sự xuất hiện của các chủng loại mới thích hợp với môi trường đã thay đổi.
    Năm 1972, trong bài viết “Punctuated equilibria: an alternative to phyletic gradualism” (“Cân bằng đột ngột: một phương cách khác so với sự tiến hóa dần dần của các loài”) (11) hai nhà cổ sinh học Niles Eldredge và Stephen Jay Gould đã thiết lập ra thuyết tiến hóa qua cân bằng đột ngột dựa vào ý tưởng về sự sinh loài qua cách biệt địa lý giữa hai quần thể (allopatric speciation) của E. Mayr để giải thích những sự thay đổi đột ngột rất khác nhau của các sinh vật hóa thạch trong các tầng địa chất. Các loài mới xuất hiện thay đổi rất nhanh qua sự biệt lập, chúng không có cùng một không gian sinh tồn và tiến hóa khác với loài tổ tiên và vì thế ta thấy các “khoảng cách” (gaps) giữa các hóa thạch trong các tầng địa chất. Eldredge và Gould dùng những kiến thức rất rộng trong nhiều ngành từ sinh học, toán học, lịch sử đến triết học để giải thích sự tạo thành ý niệm sinh loài dần dần mà nhiều nhà khoa học tin vào là sự thực và thuyết phục quan điểm tiến hóa qua cân bằng đột ngột.

    Trước đây, những “khoảng cách”, “gạch nối bị mất” (missing links) là vấn đề gây khó khăn cho sự giải thích thuyết tiến hóa và là những chứng cớ mà những người không tin hay hoài nghi về thuyết tiến hóa của Darwin dùng để chỉ trích thuyết tiến hóa và coi đó là bằng chứng của sự sáng tạo các loài một cách thình lình trong phút chốc của “đấng sáng tạo”. Thuyết tiến hóa qua cân bằng đột ngột đã đưa ra một giải thích thỏa đáng cho thuyết tiến hóa của Darwin về các “khoảng trống” trong hóa thạch. Các nghiên cứu gần đây (12)(13) cho thấy sự thay đổi khí hậu do con người gây ra qua khí nhà nóng đã đẩy sự tiến hóa đến tốc độ nhanh chóng của một số sinh vật như sự phát sinh ra hai loài ếch cây (treefrogs: Pseudacris crucifer và P. triseriata) rất khác biệt trong sự trưởng thành và thích ứng trong hai môi trường khác nhau. Đây là một trong nhiều bằng chứng cho thấy sự biến đổi đột ngột của các loài đến một cân bằng mới là có thật và đã xảy ra.
    Đứng trên quan điểm dựa vào khoảng cách thời gian lâu dài thì tốc độ tiến hóa trung bình là chậm so với sự thay đổi dần dần nhưng trong khoảng thời gian đó lại có những thời điểm mà sự thay đổi xảy ranhanh chóng đột ngột. Thuyết tiến hóa qua cân bằng đột ngột không trái với thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên của Darwin mà bổ sung cho thấy các loài đã được tạo ra như thế nào dưới sức ép của sự chọn lọc tự nhiên.

    Cũng không có gì lạ, S. Gould trong các thập niên cuối thế kỷ 20, là một trong những nhà khoa học đã xông xáo tích cực đứng ra tranh luận bảo vệ thuyết tiến hóa chọn lọc tự nhiên và cân bằng đột ngột chống lại sự đả kích thuyết tiến hóa của các tổ chức, cá nhân (chủ yếu là ở Mỹ) tin vào sự tạo thành muôn loài là do thần quyền. Tuy vậy, nhiều ý tưởng mới khác của ông, như sự chọn lọc qua loài (species selection) chọn lọc không qua thích ứng môi trường kiểu spandrels (một loại đặc tính kiểu hình (phenotype) không qua đặc tính kiểu gen (genotype)) đã không nhận được sự đồng thuận của một số các nhà khoa học khác như John Maynard Smith, Richard Dawkins và Daniel Dennett.

    Một nghiên cứu gần đây của J. Whittal và S. Hodges (10) về loài cây hoa bồ câu (columbine Aquilegia) cho thấy chiều dài của ống cựa (spur) chứa mật có khuynh hướng tiến hóa làm cho ống cựa càng dài thêm theo chiều hướng của các loài côn trùng thụ phấn có lưỡi dài, và có các bằng chứng về sự thay đổi đột ngột chiều dài ống cựa trong những biến cố tạo thành chủng loài. Trước đây, vào năm 1862, để giải thích ống cựa chứa mật rất dài ở hoa của loài thảo vật Angraecum sesquipedale, Darwin đã đặt ra giả thuyết là có sự “chạy đua” đồng tiến hóa đã làm tăng chiều dài ống cựa mật và lưỡi của côn trùng thụ phấn. Vì thế, ông tiên đoán là có sự hiện hữu của một loài sâu ******* (moth) có lưỡi rất dài. Mặc dù sự khám phá loài sâu ******* Xanthopan morgani ssp. Praedicta năm 1903 với lưỡi dài 22 cm đã kiểm chứng thuyết tiên đoán của Darwin, nhưng mô hình “chạy đua” về sự tiến hóa chiều dài ống cựa chứa mật vẫn còn nhiều tranh luận.

    Kết quả nghiên cứu của Whittal và Hodges cho thấy loài cây hoa bồ câu Aquilegia có các ống cựa chứa mật đã tiến hóa rất nhanh để thích hợp với những sự thay đổi rất nhanh đã được định trước bởi sự thay đổi hình thái của các côn trùng thụ phấn hoa. Những khám phá này cho thấy tiến hóa có thể tiến triển theo con đường tiên đoán được và sự thay đổi nhiều nhất tập trung vào lúc tạo ra loài mới.
    Sự chọn lọc nhóm (group selection), chọn lọc huyết thống (kin selection)
    Theo thuyết tiến hóa của Darwin và nhiều nhà sinh vật học thì về cơ bản thuyết tiến hóa được thể hiện như sau. Môi trường tự nhiên thường thay đổi. Tiến hóa qua sự chọn lọc tự nhiên (natural selection) cho rằng sinh vật thích nghi với môi trường tự nhiên sẽ tồn tại và phát triển và sinh vật không thích nghi sẽ bị đào thải và tuyệt chủng. Sinh vật từ một tế bào đến nhiều tế bào (multicellular organism) đều bị chi phối bởi luật tiến hóa qua sự chọn lọc tự nhiên và ở phần vi mô thì tế bào và gen là tâm điểm của sự vận hành của quy luật tiến hóa.
    Tuy vậy, từ các thập niên cuối thế kỷ 20, một số các nhà sinh học đã nới rộng thuyết tiến hóa qua phạm trù tiến hóa nhóm. Nhiều loài sinh vật thường sống chung trong một nhóm, trong mỗi nhóm thì các thành phần đều có liên hệ gen gần gũi với nhau. Ông Vero Wynne-Edwards trong thập niên 1960 cho rằng sự chọn lọc tự nhiên tác động vào nhóm chứ không phải vào cá thể sinh vật và các cá thể trong nhóm tự giới hạn sự tiêu thụ và sinh sản để cho cộng đồng sinh tồn và phát triển. Cuốn sách của ông đã gây một làn sóng phản đối chống lại ý tưởng của ông cho là tiến hóa tác động vào cộng đồng và vai trò của cá thể là không đáng kể. S. Gould cũng là một trong nhiều nhà khoa học hoài nghi về vai trò của nhóm trong quá trình tiến hóa của các loài. Ý tưởng của Wynne-Edwards bị cho ra ngoài lề và quên rơi vào lãng trong giới khoa học về thuyết tiến hóa, cá thể gen mới chính là tâm điểm của quá trình tiến hóa. Điển hình cho quan điểm gen là tâm điểm, đơn vị của tiến hóa là nhà sinh học R. Dawkins với cuốn sách nổi tiếng Gen ích kỷ (The Selfish Gene, 1976). Dawkins, dùng các kết quả toán học của B. Hamilton, cho rằng sự rộng lượng (altruism) của các cá thể trong nhóm được hiểu và giải thích qua chọn lọc gen chứ không trên cơ sở chọn lọc nhóm.
    Tuy vậy, gần đây David Wilson cho rằng gạt bỏ thuyết chọn lọc tự nhiên trên nhóm là một sai lầm lịch sử lớn (1). Ông được ủng hộ bởi Edward Wilson, một nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng nghiên cứu về các loài động vật có tổ chức như kiến, ong. D. Wilson, E O. Wilson và một số các nhà sinh học khác cho rằng sự chọn lọc tự nhiên tác động cùng lúc ở các tầng khác nhau: ở cả cá thể và nhóm.

    Sự chọn lọc nhóm và sự chọn lọc liên hệ huyết thống mà gần đây được nhiều người đề cập thật ra là tương đương nhau, chỉ khác là đứng ở hai góc cạnh khác nhau của một ý tưởng. Sự chọn lọc huyết thống cho rằng trong nhóm có sự hợp tác và nhiều cá thể đã tự hy sinh, rộng lượng (altruistic) ngay cả có hại cho mình, để cả nhóm được lợi - một số thể được hưởng lợi nhờ có hệ gen giống như gen của cá thể hy sinh. Đây là thuyết của William Hamilton và được nhiều người gọi là sự chọn lọc qua huyết thống (kin selection) để phân biệt với ý tưởng tương tự là sự chọn lọc nhóm. Thuyết chọn lọc qua huyết thống được thể hiện qua phương trình của Luật Hamilton (Hamilton Rule) như sau: Sự rộng lượng sẽ xảy ra trong quần thể khi:
    R x B > C
    (R = Chỉ số liên hệ huyết thống, hay còn gọi là chỉ số Sewal Wright, giữa cá thể cho và cá thể nhận, B = Lợi điểm di truyền mà cá thể nhận thêm từ cá thể cho và C = Giá phải trả về di truyền cho thế hệ sau mà cá thể cho phải chịu).
    Thuyết chọn lọc huyết thống trở nên phổ thông và được nhiều người chấp nhận nhất là từ khi cuốn gen ích kỷ của Richard Dawkins xuất bản.
    Một số các nhà sinh học như John Maynard Smith, không đồng ý với thuyết chọn lọc nhóm (hay chọn lọc huyết thống) và cho rằng trong nhóm chỉ cần có một cá thể ích kỷ, tăng trưởng không hợp tác, hưởng lợi cho mình làm thiệt hại các cá thể rộng lượng là có thể phá hoại sự thành công của cả nhóm. Vì thế, sự chọn lọc cá thể luôn luôn thắng, lấn át sự chọn lọc nhóm.
    D. Wilson và E O. Wilson đồng ý là có sự chọn lọc trong nhóm nhưng không nhất thiết là sự chọn lọc nhóm thua và nhường cho sự chọn lọc cá thể trong nhóm mà tùy từng trường hợp. Họ tóm tắt nguyên lý về sự rộng lượng trong nhóm qua ba câu ngắn gọn: “Ích kỷ thắng rộng lượng trong nhóm. Nhóm rộng lượng luôn thắng nhóm ích kỷ. Tất cả các điều khác chỉ là các ý kiến hay nhận xét” (1).
    Trên tầng lớp khái niệm trừu tượng, thì sự chọn lọc gen ở cá thể có thể không trái ngược với tiến hóa qua sự chọn lọc tác động trên nhiều tầng lớp (multi-level selection). Samir Akasha đã đặt ra một câu hỏi là sự chọn lọc nhóm có đòi hỏi nhóm phải tự sinh sản như cá thể không hay là nhóm có các mức độ phát triển khác nhau. Ông chia sự chọn lọc nhóm nhiều tầng ra hai loại gọi là MSL1 và MSL2 (multi-level selection Type 1 and Type 2). MLS1 chú trọng vào vấn đề sự phân chia nhóm có ảnh hưởng về số lượng, tần số của cá thể khác nhau ra sao trong một quần thể. MLS2 chú trọng về số lượng, tần số của chính các nhóm. Thí dụ cổ điển của MLS1 là chủ thuyết rộng lượng (altruism): một quần thể gồm nhiều nhóm sẽ giúp nhóm rộng lượng sinh tồn hơn là nhóm không rộng lượng và vì thể sẽ có nhiều cá thể rộng lượng hơn. Thí dụ của MLS2 là các tế bào tạo thành nhóm trở thành một sinh vật đa tế bào (multi-cellular organism). Các thành phần nhỏ kết cấu tổng hợp thành các thành phần lớn, như từ các phân tử kết thành các tế bào hay các “sinh vật” kết tạo vào một cộng đồng “xã hội”, để trở thành một thực thể mới. Để các thực thể mới này bền vững thì khuynh hướng “ích kỷ” của các thành phần phải bị đè nén ở tầng lớp nhóm. Nhóm nào mạnh là nhóm có nhiều số lượng nhất.
    Ông D. Wilson cho rằng sỡ dĩ những nhà sinh vật học chỉ chú trọng đến vấn đề tiến hóa tác động trên cá thể gen và không đồng ý với quan điểm tiến hóa qua sự chọn lọc nhóm thật ra là bị ảnh hưởng từ bên ngoài lĩnh vực khoa học: “ý niệm cho rằng tư lợi (self-interest) có thể là một nguyên lý lớn giải thích được nhiều sự kiện trong mọi lĩnh vực dường như trở thành phổ quát vào khoảng giữa thế kỷ 20, và những gì xảy ra trong lĩnh vực sinh học tiến hóa PHẢN ÁNH một phần của trào lưu đó. Hiện nay, trong bối cảnh của chủ nghĩa cá nhân và tư lợi, chúng ta đang có một ý tưởng mới là loài người là một loài linh trưởng (primate) tương đương với tổ ong hay một “sinh vật”. Vậy thì sẽ có những hệ quả nào từ ý tưởng trên?. Đây không phải là khoa học tưởng tượng: đây là sự đồng thuận ngày càng tăng lên trong cộng đồng các nhà sinh vật học.”(1)
    Hiện nay, vấn đề về sự cạnh tranh hay chiến tranh giữa các nhóm thúc đẩy sự phát triển của tính rộng lượng trong các nhóm trong quá trình tiến hóa, được thảo luận rộng rãi. Chiến tranh và rộng lượng là hai mặt của một đồng tiền. Một đề tài không kém gay go là cá tính hành động (behaviour) của cá thể có phải nằm trong hệ gen và di truyền đến các thế hệ sau hay không?
    Hay rộng hơn nữa là ý niệm memes, các đơn vị ý tưởng (idea) trong văn hóa con người, của R. Dawkins cũng qua quá trình tiến hóa chọn lọc các memes trong xã hội loài người.
    Các mô hình về tiến hóa nhóm (group evolution) chỉ ra những hệ quả có thể giúp ta hiểu về sự phát triển của xã hội con người.
    Sự chọn lọc nhóm là một trong những đề tài trong ngành sinh học tiến hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến việc số phận xã hội con người thay đổi ra sao trong tương lai. Như ta đã biết trong sự chuyển tiếp kết hợp thủy tổ của ty lạp thể (mitochondria) và của nhân (nucleus) trong tế bào eukaryotic, tư lợi của cả hai được hợp nhất, nếu ta hiểu thấu đáo về quá trình trên, ta cũng có thể hợp nhất tư lợi của các nhóm trong xã hội con người.

    TIẾN HÓA Ở TẦNG LỚP MẠNG GEN
    Ở tầng lớp gen, một kiểu gen (genotype) thể hiện một loại đặc tính kiểu hình (phenotype) trên sinh vật. Trước đây, người ta cũng cho rằng ngược lại một đặc tính kiểu hình (phenotype) cũng chỉ được điều khiển bởi một kiểu gen (genotype). Trong bộ gen (genome) của các sinh vật, mặc dù thuộc các loài khác nhau và hình thái bên ngoài rất khác biệt, nhưng cũng có nhiều chuỗi DNA của một hay nhiều gen giống nhau (và vì thế có cùng các protein tạo ra từ gen). Điều này cho thấy qua hàng trăm triệu năm tiến hóa, một số gen cơ bản vẫn giữ nguyên không biến đổi. Kỹ thuật xác định trình tự DNA (DNA sequencing) và loại trừ gen (gene-knockout) cho thấy sự bao quát về bảo tồn của các gen và chức năng của chúng ở các sinh vật. Thí dụ, các gen xác định sơ đồ cơ thể của động vật hầu như hoàn toàn giống nhau về cả cơ cấu cấu trúc và chức năng ở các loài thú, mà nếu nhìn bên ngoài thì chúng không có điểm chung gì (3). Những khám phá như vậy làm vững hơn cho ý niệm trực giác của mọi người là nếu trình tự gen và cách tổ chức của chúng được bảo tồn thì các chức năng cũng sẽ được bảo tồn như vậy.
    Nhưng gần đây đã có nhiều quan sát nghiên cứu cho thấy điều này không còn đúng trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Có nghĩa là một gen có một vai trò trong một quá trình gồm nhiều loại gen tạo ra một chức năng, nhưng một chức năng có thể có nhiều hệ thống quá trình khác nhau chứ không phải chỉ có một hệ thống quá trình. Mỗi hệ thống quá trình này gồm các gen khác nhau để tạo ra một chức năng duy nhất giống nhau. Thí dụ, gen Bicoid ở ruồi Drosophila điều khiển các gen khác thiết lập sơ đồ cơ thể đầu, cổ, bụng của ruồi trước đây trong thập niên 1980 được coi là cơ bản và có trong tất cả các loài côn trùng khác, nhưng những khám phá vào cuối thập niên 1990 cho thấy gen Bicoid không có ở các loài khác như loài bọ bột mì (flour beetle) và ong ký sinh (parasitic wasp) nhưng bù lại sự thiếu gen Bicoid lại có sự thay đổi của các gen mà gen Bicoid điều khiển hoạt động để chúng phục hoạt mà không cần gen Bicoid.
    Có nhiều kiểu gen khác nhau qua các mạng điều tiết gen (gene regulatory network) có chức năng cho ra cùng một kiểu hình (phenotype) (3). Mô hình phần mềm cho hệ thống gen cũng cho ra kết quả như vậy. Như vậy, một kiểu hình hay một chức năng của một loài sinh vật có thể có nhiều các dư thừa (redundancy) các gen tạo thành các hệ thống gen mà thiết lập nên kiểu hình hay chức năng này của loài sinh vật ấy. Thông thường chỉ một trong các hệ thống này được hoạt động ở một loài nhưng ở một loài liên hệ có các gen tương tự lại không dùng hệ thống đó để thể hiện kiểu hình hay chức năng mà lại dùng hệ thống khác để thể hiện như các loài men làm phó mát là một thí dụ.(3)
    Dùng mô hình cho một kiểu hình nhưng với nhiều kiểu gen khác nhau cho thấy khi kiểu hình được giữ bất biến không đổi và đột biến (mutation) được cho phép xảy ra ở các kiểu gen thì sau một thời gian được vận hành, mô hình sẽ cho ra một số lượng kiểu gen rất lớn và trải ra rộng. Điều này cho thấy một loài sinh vật có một kiểu hình nhưng có nhiều kiểu gen sẽ có lợi cho loài sinh vật đó trong quá trình tiến hóa thích nghi với môi trường. Trong một thí nghiệm gần đây của M. Isalan (16), trong đó 22 protein của vi khuẩn Escherichia Coli được chọn và từ đó ông tìm ra hơn 600 dãy DNA khác nhau cho các protein này. Các dãy DNA tổng hợp này sau đó được đưa vào bộ di truyền của vi khuẩn Escherrichia Coli. Kết quả là khoảng 95% vi khuẩn có thêm các gen DNA tổng hợp nhân tạo sống sót, điều này cho thấy mạng điều khiển gen rất bền chịu được các DNA mới được mang nối thêm vào mạng di truyền gen. Và một số các vi khuẩn này có thể cạnh tranh hữu hiệu hơn các vi khuẩn bình thường khác.
    Như vậy, sinh vật có thể có nhiều đột biến mà vẫn bình thường, trái với ý niệm độ lệch di truyền đơn giản trong di truyền quần thể. Không những thế, nó còn đặt lại ý niệm trong ngành tiến hóa-phát triển (evo-devo) là các mầm sinh (embryo) của các loài sinh vật giống nhau không phải vì chúng có cùng một gen kiểm soát thiết lập sơ đồ mà vì có chung một đặc tính nào đó của các hệ thống mạng gen điều khiển. Đây là một lĩnh vực mới mà thuyết tiến hóa đang được phát triển và nghiên cứu chi tiết.

    TIẾN HÓA DẪN ĐẾN THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG?
    Sự cách ly của một quần thể ra các quần thể biệt lập với sự thay đổi môi trường hay hệ sinh thái là nguyên nhân và yếu tố quyết định dẫn đến sự tiến hóa từ một loài thành nhiều loài khác khác nhau - một quá trình gọi là sự lan tỏa thích ứng (adaptive radiation) của các loài.
    Một câu hỏi quan trọng ngược lại mà ít người tự hỏi là hệ quả của sự tiến hóa ngược lại có tác động thay đổi môi trường hay không? Nghiên cứu gần đây (3) (4) cho thấy sự tiến hóa ra các loài cá có gai ở lưng (stickleback) đã có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nước ngọt trong các hồ ở Canada dọc bờ biển Thái Bình Dương. Loài cá có gai ở lưng là loài cá đặc biệt không có vảy sống ở châu Âu, Bắc Mỹ và Á châu. Chúng cũng có đặc điểm là con đực làm tổ ở đáy nước, ve vãn con cái đến đẻ trứng trong tổ rồi thụ tinh trứng, sinh con và sau đó chăm sóc các con (2).
    Khi băng hà tan ở cuối thời kỳ Băng Hà, cách đây hơn 10.000 năm, cá có ba gai ở lưng (stickleback) phát triển trong các hồ nước ngọt được thành hình từ băng hà và tiến hóa thích hợp với cách sinh hoạt và môi trường khác nhau. Ở một số hồ, có hai loài hiện hữu qua quá trình tiến hóa sinh thái (ecological speciation), một thích ứng với hệ sinh thái dưới đáy (benthic) gần ven hồ và loài kia thích ứng với hệ sinh thái dưới sâu, xa bờ (limnetic). Ở một số hồ khác, khi chỉ có một loài sống, thì chúng có khuynh hướng thuộc loại không chuyên (generalist) vào một hệ sinh thái đặc biệt nào trong hồ mà sống ở toàn các hệ sinh thái của hồ, mặc dù mức độ chuyên có thay đổi tùy ở mỗi hồ. Qua các thí nghiệm thiết lập các hệ sinh thái trung tầm (mesocosm) giống như ở hồ (thuộc hệ sinh thái vĩ tầm, macrocosm) trong phòng thí nghiệm thì các kết quả cho thấy ngoài sự khác nhau của các loài mồi (prey) như phytoplankton, zooplankton, ở mỗi hệ sinh thái khi có sinh vật không xương (invertebrate) sinh sống và có sự hiện diện của các loài cá có gai ở lưng (sống dưới đáy sâu gần ven hồ, xa bờ và phổ biến khắp nơi) hay của cả hai loài (loài sống đáy sâu gần ven hồ và loài xa bờ) thì môi trường ở mỗi hệ sinh thái cũng thay đổi khác nhau qua sự hiện diện của các thành phần vật chất hữu cơ, và màu sắc cũng như cường độ ánh sáng dưới nước đều khác biệt. Điều này là một bằng chứng rất cụ thể chứng tỏ tiến hóa có ảnh hưởng và thay đổi hệ môi trường vô sinh (abiotic) và sinh học (biotic). Môi trường thay đổi quá trình tiến hóa thì ngược lại tiến hóa cũng thay đổi môi trường: cả hai hỗ tương nhau kết cấu thành một hệ sinh học tiến hóa hoàn ngược (feedback).
    Và ta cũng biết là bầu khí quyển chung quanh trái đất có nhiều khí oxygen hơn so với lúc trái đất thành hình là vì sự sản xuất oxygen kéo dài rất lâu cả tỉ năm do các vi sinh vật sơ đẳng nhất xuất hiện trên trái đất như cynobacteria thuộc nhóm prokaryote lấy năng lượng từ quang hợp thải ra oxygen và từ đó sự sống tiến hóa đến các vi sinh vật sử dụng oxygen thuộc loài eukaryote. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy tiến hóa thay đổi môi trường trái đất một cách toàn diện.


    TIẾN HÓA TRONG LĨNH VỰC NHẬN THỨC, TÂM LÝ VÀ VĂN HÓA
    Thuyết tiến hóa của Darwin cho thấy, con người và các loài linh trưởng cũng như các sinh vật khác có cùng nguồn gốc. Từ sự có chung nguồn gốc lịch sử tiến hóa đó, ông tiến xa hơn nữa và phỏng đoán cho rằng các sinh vật khác cũng có một số đặc tính, khả năng nhận thức giống như con người. Đối với nhiều người thì điều này quả là khó tin và cho rằng Darwin đã đi quá xa và cùng với các lý do khách quan khác về thực nghiệm nên không được chú ý đến hay bỏ qua.

    Tuy nhiên, trong nhiều năm qua đã có những kết quả và câu hỏi liên quan đến mối lien hệ giữa khả năng nhận thức của thú vật và con người như khả năng nhận thức ngôn ngữ, sáng tạo âm nhạc, đồng cảm, huấn luyện… gây được sự chú ý và tranh luận của các nhà khoa học về vấn đề mà trước kia Darwin đã nêu ra. Các nhà nghiên cứu về tiến hóa trong nhận thức, ngôn ngữ và tâm lý như Daniel Dennett, Steven Pinker cho rằng những khả năng này là do tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên. Con người có thể thể hiện những hình thức văn hóa vô hạn, thí dụ như các thể loại nhạc từ baroque, hip hop, đàn đá, gamelan… cho thấy những sự biến dạng như thế là liên tục, vô hạn trong khả năng cũng như hình thức.Từ ý tưởng và quan điểm liên tục trên, sẽ không có các khoảng cách nào trong sự phân phối khả năng nhận thức dọc theo tất cả các loài sinh vật hay trong sự phân phối các hình thể văn hóa có thể có (7).

    Con người có khả năng nhận ra các hình dạng khuôn mặt khác nhau và các loài linh trưởng khác cũng có khả năng này, cũng như khả năng “hòa giải” sau đụng chạm như ôm, hôn, vuốt ve ..., bắt chước, hoạch định tính toán, khôi hài, vui đùa.

    Các nhà khoa học thần kinh khám phá các “tế bào thần kinh gương” (mirror neuron) trong óc loài linh trưởng macaque và sau đó trong óc của chim sẻ, và thấy rằng các tế bào thần kinh này xuất hiện ở tổ tiên của loài có vú và chim. Các tế bào thần kinh gương phát tín hiệu khi con vật làm một hành động và khi nó thấy hay nghe con vật khác làm hành động giống như vậy, tế bào thần kinh gương được cho là có vai trò giúp con người có khả năng bắt chước và đồng cảm (6).
    Loài linh trưởng chimpanzee đã chết đuối ở hồ quanh chuồng trong sở thú khi nhảy vào cứu đồng loại bị nạn. Nhiều nhà sinh học, như F. de Waal, cho rằng sự nhận thức về đạo lý ở con người là phát triển tiến hóa bắt nguồn từ thái độ, luật cư xử trong xã hội các loài linh trưởng. Gen về đạo lý nằm ở hệ di truyền linh trưởng mà con người là một thành phần.
    Loài linh trưởng khỉ (tamarin monkey, Saguinus oedipus) trong thí nghiệm gần đây đã phân biệt được văn phạm tiền tố (prefix) và hậu tố (postfix) dùng cùng một âm tiết (syllable) trong các từ có hai âm tiết trong tiếng Anh (8). Điều này cho thấy một phần cơ chế văn phạm trong một số ngôn ngữ con người có chung nguồn gốc với linh trưởng. Cơ chế này dựa vào nhận thức hay trí nhớ tiềm thức cơ bản tiến hóa cho các chức năng khác không phải ngôn ngữ.
    Tuy nhiên, quan điểm về sự liên tục trong khả năng nhận thức không hoàn toàn nhận được sự đồng thuận. Nhà sinh học M. Hauser cho rằng không thể có sự vô hạn liên tục các đặc tính mà có khoảng cách vì sự giới hạn của các thông số trong sự phát triển cũng như trong hệ gen các sinh vật có khả năng có rất nhiều dạng nhưng chúng không được thể hiện hoặc không có trong nhiều loài. Những khả năng nhận thức, sáng tạo ý tưởng trừu tượng, ký hiệu hóa… của con người là những khả năng hiện nay chưa tìm thấy ở các loài sinh vật khác. Những khả năng này có từ hệ thống tế bào thần kinh do sự biểu hiện của sự kết hợp các gen mà hiện nay chúng ta chưa biết rõ chúng liên kết ra sao trong bộ di truyền người là nguồn phát sinh đủ các “dạng văn hóa” (cultural forms). Tuy nhiên, không phải các dạng văn hóa là liên tục và vô tận mà chúng giới hạn trong “không gian văn hóa” (cultural space). Thí dụ, ngôn ngữ có nhiều dạng và văn phạm khác nhau nhưng có những cấu trúc ngôn ngữ văn phạm không thể nào có.
    Kỹ thuật hiện nay có thể cho phép các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu về CƠ CHẾ TIẾN HÓA VỀ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC Ở CÁC LOÀI VẬT.
    Thí dụ, các con chuột được dùng kỹ thuật di truyền để ghép gen người FOXP2 (GEN NÀY CÓ VAI TRÒ TẠO RA TIẾNG NÓI), kết quả cho thấy chúng học khả năng âm thanh (cụ thể là hành xử theo âm thanh) khác các chuột có gen riêng của chúng. Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới liên hệ đến nhiều ngành khác nhau trong khoa học.

    THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA gen-văn hóa (gene-culture co-evolution theory/ Dual Inheritance Theory)THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA (co-evolution) sinh học, trong đó hai hay nhiều đặc tính sinh học của một loài hay giữa các loài ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tiến hóa (như loài chủ và loài ký sinh, loài mồi và loài săn, cây hoa và chim hay bươm *******, côn trùng) mà Darwin có đề cập, được Paul Erhlich và Peter Raven khai triển thêm và gọi là đồng tiến hóa trong bài nghiên cứu nổi tiếng vào năm 1964 khai mào cho lĩnh vực nghiên cứu đồng tiến hóa, “******* và cây: một nghiên cứu về đồng tiến hóa” (Butterflies and plants: a study in coevolution) (14). Trong bài, Ehrlich và Raven cho thấy các cây khi tiến hóa sản xuất ra các hợp chất hóa học chống lại được các loài ******* đến đẻ trứng, nếu thành công sẽ phát tán đến nhiều nơi khác và thích ứng với môi trường mới, tạo thành một loài mới. Nhưng sau đó ******* cũng sẽ tiến hóa thích ứng với hợp chất này và cũng phát tán theo đến môi trường mới tạo thành những loài mới. Đồng tiến hóa tạo thành chủng loài qua thoát và phát tán thích ứng (escape and adaptive radiation co-evolution).

    THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA ngày nay đang có nhiều nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực sinh thái.
    Ngoài THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA sinh học của Ehrlich và Raven, đáng chú ý gần đây là sự phát triển của thuyết tiến hóa trong lĩnh vực văn hóa xã hội gọi là THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA gen-văn hóa hay còn gọi là thuyết lưỡng di truyền (Dual Inheritance Theory).
    Trọng tâm của THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA gen-văn hóa là sự liên đới trong quá trình tiến hóa trong xã hội con người giữa gen và văn hóa. Cũng như gen, văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Đơn vị văn hóa để truyền có thể là một ý tưởng, ý niệm, niềm tin hay một biểu tượng (symbol) mang ý nghĩa, thông tin trong xã hội, văn hóa của một quần thể hay như R. Dawkins gọi là “meme”, một đơn vị thông tin (như phoneme, âm vị trong ngôn ngữ học) truyền trong óc trong quá trình truyền văn hóa giữa các thế hệ.

    THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA gen-văn hóa được đặt nền móng từ những công trình cơ bản của D. Campbell trong thập niên 1960 và sau đó phát triển trong các mô hình toán học đồng tiến hóa của Marcus Feldman và Luigi Luca Cavalli-Sforza. THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA được biết đến nhiều sau khi R. Dawkins phổ thông hóa nó trong tác phẩm Gen ích kỷ (1976).
    Cũng như di truyền quần thể qua gen, các đơn vị văn hóa cũng chịu sự thay đổi ngẫu nhiên (random variation), độ lệch văn hóa (cultural drift) tương tự như độ lệch di truyền ở quần thể gen, các thiên vị trong văn hóa, sự chọn lọc nhóm văn hóa... đều có ảnh hưởng đến sự truyền gen qua sinh học của quần thể. Trong thập niên 1980, ba tác phẩm quan trọng về ý niệm và mô hình toán học trong di truyền-văn hóa quần thể đã được xuất bản: C. Lumsden và E.O. Wilson với công trình Gen, tinh thần và văn hóa (Genes, Mind and Culture, 1980), L. Cavalli-Sforza và M. Feldman với cuốn Nối truyền văn hóa và tiến hóa: Một tiếp cận định lượng (Cultural Transmission and Evolution: A Quantitative Approach, 1981) dựa nhiều vào toán học trong di truyền quần thể, R. Boyd và P. Richerson với Văn hóa và quá trình tiến hóa (Culture and the Evolutionary Process, 1985) cũng dùng các mô hình toán học và ảnh hưởng các lực chọn lọc và thiên vị trong quần thể để giải thích các hiện tượng tiến hóa trong quần thể con người.
    Việc nghiên cứu và phát triển THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA gen-văn hóa cho thấy ứng dụng và phạm trù của thuyết tiến hóa đã được mở rộng qua các lĩnh vực khác ngoài sinh học.


    Kết luận
    Darwin đưa ra nền tảng lý thuyết tiến hóa là sự thay đổi của các loài sinh vật qua thời gian từ trước đến nay, bắt đầu từ sự thay đổi môi trường và sự đấu tranh sinh tồn dẫn đến sự chọn lọc tự nhiên loài sinh vật thích hợp nhất. Thuyết tiến hóa đã trả lời được câu hỏi quan trọng mà bao nhiêu người từ bao đời ở mọi xã hội từ Đông đến Tây đã đặt ra là con người và các sinh vật từ đâu đến. Một câu hỏi giản dị nhưng mang tầm triết học rộng lớn mà nhiều bộ óc của các thế hệ đã cố tìm câu trả lời. Cũng như tư tưởng của Galileo cách đây năm thế kỷ đã đảo lộn niềm tin trái đất là trung tâm của vũ trụ thì thuyết tiến hóa của Darwin cũng đánh đổ quan điểm cho rằng con người là một kiến tạo đặc biệt, trung tâm của muôn loài và trên các sinh vật khác mà thật ra chỉ là một nhánh có liên hệ họ hàng gần xa với tất cả những sinh vật khác trên trái đất kể cả các loài vi khuẩn đơn giản và cổ xưa nhất nhưng vẫn còn hiện hữu hiện nay. Một khám phá có tính đột phá và cách mạng trong lịch sử khoa học và tư tưởng con người.
    Từ đó đến nay, trải qua 150 năm, thuyết tiến hóa đã có nhiều bước tiến trong nhiều lĩnh vực khoa học. Thuyết tiến hóa không những là nền tảng cơ bản trong sinh học, cổ sinh học, sinh thái học để hiểu về sự sống, thế giới sinh vật trong quá khứ, hiện tại, ở nhiều tầng lớp từ nhóm, cá thể đến gen trong nhân tế bào mà còn phát triển đến những lĩnh vực khác như di truyền, di truyền quần thể, sinh học phân tử, tâm lý, thần kinh, nhận thức học, văn hóa… Nói chung, quá trình tiến hóa được vận hành và thể hiện trong bất cứ hoạt động tri thức nào của con người. Thuyết tiến hóa vẫn còn đặt ra các câu hỏi khó (siêu hình và không siêu hình) mà chưa được hay không thể lý giải được. Nhận thức từ đâu và đến với quá trình thế nào. “Mục đích” của quá trình tiến hóa là gì?, đi từ những sinh vật giản đơn đến các sinh vật càng phức tạp với nhiều chức năng (có trái với luật thứ hai của nhiệt động học không?), có thể tiên đoán được con người tiến hóa đến đâu không hay thật ra không có một “mục đích” gì mà tất cả đều là ngẫu nhiên. Có các đời sống nào khác trong vũ trụ ngoài trái đất không? Nếu có và nếu ngẫu nhiên là luật phổ quát thì nơi đó có hệ sống đời sống thế nào?
    Điều kỳ diệu của tiến hóa là một trong kết quả hay sản phẩm các loài của quá trình tiến hóa là con người lại có được sự nhật thức và khám phá ra chính quá trình tiến hóa này. Một sinh vật hiểu được mình từ đâu đến và quá trình tạo ra mình cũng là một kỳ diệu của tạo hóa.

    Chú thích:

    (1) Năm nay, kỷ niệm 150 năm thuyết tiến hóa cũng là kỷ niệm 180 năm ngày mất của J. Lamarck.
    (2) Đây là loài cá mà Julian Huxley khi còn bé được ông nội, nhà sinh học Thomas Huxley (bạn của Charles Darwin), nói là các loài cá không biết săn sóc các con, đã đáp lại là “nhưng các loài cá có gai trên lưng thì sao?.”
    Tham khảo:
    (1) M. Kohn, The needs of the many, Nature, Vol. 456, 20 November 2008, pp. 296-299.
    (2) J. Baker, Darwin: Heading to a town near you, Nature, Vol. 456, 20 November 2008, pp. 322-323.
    (3) T. Chouard, Beneath the surface, Vol. 456, 20 November 2008, pp. 300-303.
    (4) O. Seehausen, Speciation affects ecosystems, Nature, Vol. 458, no. 7242, 30/4/2009, pp. 1122-1123.
    (5) Harmon, L. et al, Evolutionary diversification in stickleback affects ecosystem functioning, Nature Vol. 458, no. 7242, 30/4/2009, pp. 1167-1170.
    (6) F. de Waal, Darwin’s last laugh, Nature, Vol. 460, 9 July 2009, pp. 175.
    (7) M. Hauser, The possibility of impossible cultures, Vol. 460, 9 July 2009, pp. 190-196.
    (8) A. Endress et al, Evidence of an evolutionary precursor to human language affixation in a non-human primate, Biology Letters, Jul 8 2009.
    (9) K. R. Dronamraju, If I am to be remembered. The Life and Work of Julian Huxley, World Scientific, 1993.
    (10) J. Whittall, S. Hodges. 2007. Pollinator shifts drive increasingly long nectar spurs in columbine flowers. Nature 447: 706-709.
    (11) N. Eldredge, S. Gould, Punctuated equilibria: an alternative to phyletic gradualism, in “Models in paleobiology”, pp. 82.115, Ed. T. Schopf, Freeman Cooper & Co, 1972, San Francisco. (Pdf document: http://www.blackwellpublishing.com/ridl ... dredge.pdf).
    (12)C. Zimmer, First Comes Global Warming, Then An Evolutionary Explosion, 3 Aug 2009, http://e360.yale.edu/content/feature.msp?id=2178.
    (13)E. Werner et al., Comparative landscape dynamics of two anuran species: climate-driven interaction of local and regional processes, Ecological Monographs, Volume 79, Issue 3 (August 2009), pp. 503-521.
    (14)P. Erhlich, P. Raven, Butterflies and plants: a study in coevolution, Evolution: 18, 1964, pp 586-608. Available at http://www.blackwellpublishing.com/ridl ... lrich1.pdf.
    (15)C. Darwin, On the origin of species by means of natural selection, or the preservation of favoured races in the struggle for life, London: John Murray. 1st e***ion, 1st issue, 1859. Online : The complete work of Charles Darwin online, http://darwin-online.org.uk/content/fra ... &pageseq=1.
    (16)M. Isalan et al., Evolvability and hierarchy in rewired bacterial gene networks, Nature, Vol. 452, 17 April 2008, pp. 840-845.
    Trích từ "Kỷ yếu 2009"
    © http://vietsciences.free.frhttp://vietsciences.org Nguyễn Đức Hiệp
    [:P][:P]@}

    Chống Cự / hay Bỏ Chạy [Fight/Flight] cùng Cái Máy biết Tư duy" đang kiểm duyệt
    Thử chỉnh đoạn Này xem !!!

    THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA gen-văn hóa (gene-culture co-evolution theory/ Dual Inheritance Theory)THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA (co-evolution) sinh học, trong đó hai hay nhiều đặc tính sinh học của một loài hay giữa các loài ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tiến hóa (như loài chủ và loài ký sinh, loài mồi và loài săn, cây hoa và chim hay bươm *******, côn trùng) mà Darwin có đề cập, được Paul Erhlich và Peter Raven khai triển thêm và gọi là đồng tiến hóa trong bài nghiên cứu nổi tiếng vào năm 1964 khai mào cho lĩnh vực nghiên cứu đồng tiến hóa, “******* và cây: một nghiên cứu về đồng tiến hóa” (Butterflies and plants: a study in coevolution) (14).

    Trong bài, Ehrlich và Raven cho thấy các cây khi tiến hóa sản xuất ra các hợp chất hóa học chống lại được các loài ******* đến đẻ trứng, nếu thành công sẽ phát tán đến nhiều nơi khác và thích ứng với môi trường mới, tạo thành một loài mới. Nhưng sau đó ******* cũng sẽ tiến hóa thích ứng với hợp chất này và cũng phát tán theo đến môi trường mới tạo thành những loài mới. Đồng tiến hóa tạo thành chủng loài qua thoát và phát tán thích ứng (escape and adaptive radiation co-evolution).

    THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA gen-văn hóa (gene-culture co-evolution theory/ Dual Inheritance Theory)
    THUYẾT ĐỒNG TIẾN HÓA (co-evolution) sinh học, trong đó hai hay nhiều đặc tính sinh học của một loài hay giữa các loài ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tiến hóa (như loài chủ và loài ký sinh, loài mồi và loài săn, cây hoa và chim hay bươm bươ'm, côn trùng) mà Darwin có đề cập, được Paul Erhlich và Peter Raven khai triển thêm và gọi là đồng tiến hóa trong bài nghiên cứu nổi tiếng vào năm 1964 khai mào cho lĩnh vực nghiên cứu đồng tiến hóa, “bươ'm và cây: một nghiên cứu về đồng tiến hóa” (Butterflies and plants: a study in coevolution) (14).

    Trong bài, Ehrlich và Raven cho thấy các cây khi tiến hóa sản xuất ra các hợp chất hóa học chống lại được các loài bươ'm đến đẻ trứng, nếu thành công sẽ phát tán đến nhiều nơi khác và thích ứng với môi trường mới, tạo thành một loài mới. Nhưng sau đó bươ'm cũng sẽ tiến hóa thích ứng với hợp chất này và cũng phát tán theo đến môi trường mới tạo thành những loài mới. Đồng tiến hóa tạo thành chủng loài qua thoát và phát tán thích ứng (escape and adaptive radiation co-evolution).

    Hê Hê Thành công !!! " border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">

    Cái Máy biết "Tư duy" chẳng thể nào hiểu "Cái bươ'm" & "Con bươ'm" là thế nào nhỉ ???
    ~X~X~X
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Các lý thuyết mới về văn hóa


    Dominique Guillot (Huyền Giang dịch từ tiếng Pháp)
    Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật

    Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết TIẾN HÓA, đó là mục tiêu của các mô hình Darwin mới về văn hóa.
    Một số lý thuyết ấy đem lại một tính độc lập cho văn hóa đối với những bó buộc của tự nhiên.
    Đạo đức, quyền lực, tình yêu, tôn giáo, những liên hệ xã hội hoặc cả văn hóa nữa, liệu chúng ta có thể được giải thích bằng sự TIẾN HÓA kiểu Darwin, nghĩa là nhắc lại sự chọn lựa tự nhiên và các cơ chế di truyền, không? Đối với câu hỏi tế nhị và nhạy cảm ấy, nhân học và xã hội học ở thế kỷ XX rất thường hay trả lời theo lối tiêu cực. Từ đầu thế kỷ, các khoa học xã hội thật ra đã phát triển chung quanh ý tưởng cho rằng cái riêng của con người là ở chỗ tự giải thoát phần lớn khỏi những bó buộc tự nhiên để đi vào thế giới của văn hóa: nhờ ở ngôn ngữ, kỹ thuật, trí tuệ, tính phức hợp về tổ chức xã hội, hay cả ở sự cấm đoán loạn luân. Một đường ranh giới như vậy là đã được ngầm vạch ra giữa các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; một bên là tự nhiên, trong đó các quy luật sinh học chi phối; bên khác, văn hóa và các xã hội người bị điều khiển bởi những động thái độc lập.
    Từ những năm 70, các lý thuyết Darwin mới về văn hóa đã tìm cách bác bỏ sự chia cắt ấy. Chúng đề xướng áp dụng những lô gích của TIẾN HÓA vào những hiện tượng xã hội và văn hóa. Những ý định này đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi. Các tác giả của chúng thường bị lên án mắc phải "chủ nghĩa quy vào sinh học" (réductionnisme biologique) và phủ nhận mọi sự độc lập đối với văn hóa người. Cuộc tranh luận ngày càng triệt để giữa những người chủ trương "tất cả đều là sinh học" và "tất cả đều là văn hóa" làm cho người ta hiểu rõ hơn những lập trường hiện có. Các lý thuyết Darwin mới khá thường khi được mô tả như những biến thể của một khối học thuyết thuần nhất, chủ yếu tập trung vào ý tưởng quyết định luận di truyền. Thế nhưng, đằng sau việc quy chiếu chung vào những lý giải đương thời của Darwin, những mô hình giải thích ấy vẽ nên một tập hợp khá rộng, trong đó người ta thấy, bên cạnh những luận điểm theo thuyết quy vào sinh học và hoàn toàn đối lập với chúng, là những lý thuyết quay chung quanh ý tưởng về một sự độc lập hoàn toàn của văn hóa con người đối với gien. Trong tập hợp ấy, có thể rút ra ít nhất bốn mô hình tiêu biểu lớn:
    1) sinh học xã hội về con người stricto sensu;
    2) lý thuyết về các “mem VH” (xem sự giải thích dưới đây - N.D) do Richard Dawkins xây dựng;
    3) các lý thuyết về sự cùng TIẾN HÓA gien / văn hóa;
    4) và cuối cùng, các lý thuyết nhân học lấy cảm hứng từ các khoa học nhận thức/ (#Tâm lí học nhận thức).
    SINH HỌC XÃ HỘI VỀ CON NGƯỜI
    Sinh học xã hội (sociobiologie) về con người xuất hiện trong cảnh tượng trí tuệ phương Tây giữa những năm 70, dưới sự thúc đẩy chủ yếu của nhà côn trùng học Edward O. Wilson. Lý thuyết đó được xây dựng như sự kéo dài của sinh học xã hội động vật (sociobiologie animale). Nó là sự mở rộng từ chủ nghĩa Darwin ra sự giải thích những ứng xử xã hội, như sự vị tha thường thấy trong thế giới sinh vật, có thể quan sát trong thế giới sinh vật.
    Sự tận tụy đối với kẻ khác, như sự tận tụy của những con ong không sinh đẻ hiến toàn bộ năng lượng của mình cho việc tái sinh và bảo vệ con ong chúa, vẫn là một bí ẩn từ thời Darwin: giải thích như thế nào về những ứng xử rõ ràng là bất lợi đối với những cá thể lẽ ra có thể được giữ lại bởi sự chọn lọc tự nhiên? Đầu những năm 60, nhà di truyền học William Hamilton đưa ra giải pháp cho bí ẩn ấy qua lý thuyết "chọn lọc họ hàng" (kin selection). Nói một cách đơn giản, lý thuyết này cho rằng một ứng xử vị tha đối với một thành viên họ hàng (chẳng hạn, đối với những con kiến thợ, sự chăm sóc những ấu trùng do kiến chúa đẻ ra), trong một số trường hợp, có thể là một ứng xử thích nghi: khi chăm sóc những con chị em nhỏ của nó - có chung với nhau đến ba phần tư di sản di truyền-, con kiến không đẻ bảo đảm sự lan truyền một phần quan trọng những gien của nó, trong khi vẫn trực tiếp sinh đẻ theo con đường hữu tính.
    Trong cuốn Sociobiology (1975), E.O. Wilson đã tập hợp và tổng hợp cả một loạt công trình "nghiên cứu những cơ sở sinh học của ứng xử xã hội ở động vật cũng như ở con người" (1). Dù nói tới việc săn mồi tập thể ở sư tử hay chó sói, những liên hệ tôn ti trật tự ở gà mái, những ứng xử họ hàng và tính dục ở các loài chim và động vật có vú, E.O. Wilson cố chứng minh rằng những hành vi xã hội có thể được giải thích theo lối thích nghi. Chẳng hạn, việc các con cái bỏ công chăm sóc con của chúng nhiều hơn các con đực ở phần lớn các loài động vật chính là do việc đẻ ra một quả trứng cần tới sự đầu tư sinh học lớn hơn việc sản sinh ra một tinh trùng. Những ứng xử đực và cái ở động vật có lẽ là hai chiến lược thích nghi khác nhau, nhưng đều có hiệu quả như nhau: chiến lược của con đực là dành tất cả những nỗ lực của mình nhằm nhân lên những tế bào tính dục và làm chúng lan rộng ra đến mức có thể, bằng cách chi phí một lượng năng lượng tối thiểu cho sự phát triển của con cháu chúng thoát thai từ các tế bào ấy; còn chiến lược của các con cái là sản sinh ra ít tế bào tính dục nhưng đem lại mức tối đa cho những cơ may phát triển và sống sót của mỗi tế bào đó, nhất là không tiếc sức chăm sóc sự lớn lên của chúng. Trong chương cuối của cuốn sách gây tranh luận ấy, E.O. Wilson muốn chuyển lô gích của Darwin vào cả một lớp hiện tượng của con người: hôn nhân, đạo đức, tôn giáo, nghi thức, đổi chác, phân công lao động đàn ông / đàn bà. Vì thế, trong mắt ông, các chuẩn mực xã hội (các quy tắc đạo đức, việc tránh loạn luân, hôn nhân và thân tộc) là biểu hiện những thiên hướng sinh học ăn sâu vào các gien con người. Các thiên hướng di truyền ấy, mà trung tâm của chúng chủ yếu nằm ở hệ rìa của não, có lẽ đã được chọn lựa ở tổ tiên thuộc thế pleistocene của chúng ta (2), do những ưu thế chúng mang lại. Những sự phê phán đối với sinh học xã hội về con người không chỉ đến từ các nhà khoa học hay trí thức đối nghịch với những luận điểm động vật học của E.O. Wilson.
    Từ đầu những năm 70, một số nhà tập tính học theo phái Darwin mới không muốn mở rộng những kết luận của họ ra con người. Tuy vậy, một bộ phận trong số đó vẫn tin chắc rằng chủ nghĩa Darwin còn có giá trị để giải thích những hiện tượng xã hội và văn hóa con người, nhưng dưới một hình thức ngược hẳn lại với thuyết quyết định sinh học do sinh học xã hội về con người đề xướng. Với việc lấy lại và cập nhật hóa một ý tưởng khá cũ, được các nhà tâm lý học như Donald T. Campbell hay vài nhà di truyền học như Luca Cavalli-Sforza ủng hộ cũng vào thời đó, các nhà nghiên cứu này đã chủ trương luận điểm cho rằng nguyên lý chọn lọc hay TIẾN HÓA vẫn còn hoàn toàn thích hợp với việc giải thích những hiện tượng của con người, nhưng chỉ dùng nó như một sơ đồ trừu tượng cho phép hình thức hóa động thái văn hóa bằng loại suy.
    Các "mem /(#MEME)" chống lại các "gien"
    Nổi tiếng nhất trong các cấu trúc lý thuyết ấy chắc chắn là lý thuyết về các "mem /(#MEME)" do nhà tập tính học Anh R. Dawkins đề xướng vào những năm 70 và ngày nay được lấy lại, nhất là bởi nhà triết học Mỹ Daniel C. Denneth. Trong cuốn sách được coi như một cột mốc, Gien vị kỷ (#The Selfish genes), Dawkins (3) nhấn mạnh rằng ý tưởng cách mạng của chủ nghĩa Darwin là ở chỗ coi sự TIẾN HÓA như một quá trình đi xuống có thay đổi, hay có thể nói, việc sao chép có những đột biến (4). Nhà tập tính học Anh nói rõ rằng các gien là những đơn vị sống lâu dài có khả năng tạo ra những sự sao chép trung thành với chính bản thân chúng, hoặc do sự tái sinh sản, hữu tính hay không, những cơ thể mang theo chúng, hoặc bằng những cách khác, đặc biệt là những ứng xử xã hội do chúng đẻ ra trong những cơ thể ấy. Những cơ thể sinh học, vì thế, chỉ là những cái máy được các gien sử dụng để chúng tự tái sinh sản. Nhưng, giống như trong mọi quá trình sao chép, những bản sao ấy có những sai lầm: đó là những đột biến tạo ra những gien mới. Một số gien mới ấy có thể sản sinh ra nhiều bản sao hơn những gien khác. Lúc đó, chúng trở thành những gien chiếm ưu thế về mặt thống kê trong quần thể gien mà chúng phải cạnh tranh. Đôi khi chúng bị thất bại về sự sao chép và biến mất.
    Theo R. Dawkins, các gien chỉ là một ví dụ trong nhiều ví dụ sao chép khác. Cơ chế TIẾN HÓA, như đã được mô hình hóa trong chủ nghĩa Darwin, vượt ra ngoài giới hạn những hiện tượng sinh học, nó cũng chỉ huy cả động thái văn hóa. Văn hóa của mỗi nhóm người có thể được mô tả, theo R. Dawkins, như một tập hợp những đơn vị mà ông muốn gọi là các "mem /(#MEME)" (mem /(#MEME)es) - có thể nói là chúng tạo thành những ý tưởng cơ bản của một nền văn hóa.
    Một mem /(#MEME) - có lẽ Thượng đế muốn thế - là một thực đơn, một ca khúc, một ý kiến bài ngoại, một adagio của Mozart, một định lý toán học... Các mem /(#MEME) được truyền từ bộ não này đến bộ não khác bằng cách tự sao chép, giống hệt như các gien trong tiến trình tái sinh sản. ở đây, sự sao chép chủ yếu được thực hiện bằng cách bắt chước kẻ khác, theo nghĩa rộng. Những gien văn hóa tốt như vậy cư trú trong các quần thể người. Do đó, các mem /(#MEME) truyền từ bộ não này sang bộ não khác giống như những vi khuẩn trong một quá trình dịch tễ. Nhưng giống như đối với các gien cũng truyền đi bằng cách sao chép, đôi khi cũng có những cái hỏng trong quá trình sao chép. Và sự sao chép bị thay đổi ấy kết thúc bằng việc sản xuất ra một bản sao đột biến: một tu sĩ thời trung đại quên mất hay thay đổi một câu trong khi chép lại một cuốn sách cổ; một chính phủ cho bỏ phiếu về một sự sửa đổi trong một đạo luật; một người thay đổi một chữ trong điệp khúc một bài hát; hoặc nữa, một kẻ nào đó thực hiện một cải tiến kỹ thuật trong động cơ ôtô hay thay đổi cách cắt một bộ áo quần. Thường thì các mem /(#MEME) đột biến không tự chúng đi tới chỗ sản sinh ra các bản sao: nói cách khác, không ai bắt chước chúng cả. Nhưng trong một số trường hợp, khi nhảy từ bộ não này sang bộ não khác, chúng lan ra cả quần thể, đôi khi theo lối thoáng qua - như các mốt thời thượng -, còn những lần khác thì lại theo lối vững bền - như "mem /(#MEME) Thượng đế" chẳng hạn. Theo nghĩa đó, các mem /(#MEME) cũng như các gien là đối tượng của một quá trình chọn lọc. Các mem /(#MEME) có thể thay đổi cơ may lan truyền của chúng bằng cách liên kết với nhau, tạo thành những phức hợp tích hợp có thể sao chép lẫn nhau có hiệu quả hơn là chúng ở cách xa nhau. Chẳng hạn, ý tưởng về ngọn lửa địa ngục và về Thượng đế, một khi chúng liên kết nhau, thì chúng càng củng cố lẫn nhau một cách mạnh mẽ hơn và làm tăng thêm những khả năng thích ứng với quần thể, giống hệt như các gien chỉ huy một sự gắn kết mật thiết của răng, hàm, dạ dày, ruột và các giác quan.
    Trong lý thuyết về các mem /(#MEME), văn hóa người hiện ra như một trung tâm TIẾN HÓA độc lập, tách khỏi sự TIẾN HÓA sinh học và nhanh hơn nhiều.
    Những kẻ sao chép văn hóa, chẳng hạn như ý tưởng độc thân, cũng đối lập với các gien. Theo nghĩa đó, lý thuyết do R. Dawkins đề xướng đối lập với mọi hình thức của thuyết quyết định sinh học hay của thuyết quy vào sinh học trong sự giải thích những hiện tượng văn hóa.

    Sự cùng tiến hóa gien / văn hóa
    Chính trong nhân học, những lý thuyết này cho đến nay đã dành được những thành công lớn, nhất là qua mô hình truyền thụ những đặc điểm văn hóa của L. Cavall-Sforza và Marcus W. Fedman, và mô hình tiến hóa của các cơ thể văn hóa do Robert Boyd và Peter J. Richerson đề xướng. Trong môn khoa học này, những suy nghĩ lý thuyết xung quanh sự loại suy giữa các gien và các tác nhân sao chép văn hóa dần dần hướng tới việc xây dựng một lý thuyết tổng thể về văn hóa, bằng cách hợp nhất hai trình độ phát triển. Hai xu hướng chính hiện lên trong những mô hình hóa về sự cùng tiến hóa gien / văn hóa.

    Xu hướng thứ nhất, do E.O. Wilson đại diện trong những năm 80, hơi cách xa với sinh học xã hội để bảo vệ một lý thuyết trong đó văn hóa, ít ra về nguyên tắc, không còn bị quan niệm như một biểu hiện đơn giản của những thiên hướng sinh học nữa, mà như một loại hiện tượng tương đối độc lập, tác động qua lại với các gien trong một quá trình cùng tiến hóa. ý tưởng chung của sự cùng tiến hóa gien / văn hóa, theo cách hiểu của E.O. Wilson, có thể tóm tắt như sau: sự chọn lọc tự nhiên giúp cho các gien mang một số năng lực có được những ứng xử văn hóa (năng lực tập việc, sáng tạo công cụ, nắm được ngôn ngữ, hành vi xã hội, v.v...). Các văn hóa người phát triển từ cái vốn năng lực ấy (được chương trình hóa về di truyền) sẽ ảnh hưởng trở lại tới sự chọn lọc những gien mang theo những ứng xử ấy (5).

    Ông đưa ra ví dụ sau đây. Sợ hãi và bị thôi miên trước những con rắn một phần là do một bản năng bẩm sinh ở phần lớn động vật có vú. ở con người, việc truyền sự sợ hãi ấy hình thành bởi sự chuyển tiếp văn hóa cũng như bởi bản năng “nhiều xã hội đã xây dựng các huyền thoại về rắn như kẻ đại diện cho cái ác. Việc tiếp thụ “gien văn hóa” sợ rắn ấy đã đẩy người ta chạy trốn khỏi rắn, còn những xã hội có các “gien văn hóa” được coi là tốt như thế thì có cơ may sống còn của họ nhiều hơn. Như vậy, đã có một sự cùng tiến hóa giữa gien / văn hóa. Tuy nhiên, ngay cả khi văn hóa can thiệp vào quá trình chọn lựa các năng lực, xét đến cùng nó cũng chỉ là cái chuyển tiếp hay gia tốc sự tiến hóa hơn là động cơ thật sự của nó. Rốt cuộc, những hành vi và tín ngưỡng, nói cách khác là văn hóa, vẫn chịu sự kiểm soát của các gien: “các gien dắt mũi văn hóa”, E.O. Wilson nói.

    Xu hướng thứ hai quy tụ những nhà nhân học tuy đồng ý có một sự độc lập thực sự của văn hóa, nhưng lại cố dựng lên một sự phân loại về những liên hệ có thể có giữa các gien và các đơn vị văn hóa - hay các men - và đề xướng những nghiên cứu kinh nghiệm để minh họa cho những mô hình được xây dựng như vậy. Đặc biệt, nhà nghiên cứu Mỹ William H. Durham đã phân biệt hai hình thái lớn (6): một mặt, những phương thức liên hệ gien / văn hóa trong đó sự tiến hóa văn hóa tác động và phản ứng lẫn nhau, như trong trường hợp ăn sữa ở người lớn (đa số đến tuổi trưởng thành không thể tiêu hóa sữa được, chứng tật này thấy rõ chủ yếu ở những nước không có truyền thống tiêu dùng những sản phẩm sữa); mặt khác, những hoàn cảnh trong đó văn hóa thay đổi chủ yếu dưới ảnh hưởng của động thái của chính nó.

    Theo W.H. Durham, phải phân biệt ba trường hợp trong tập hợp nhỏ thứ hai này: “sự tăng cường” động thái văn hóa do động thái di truyền - mà sự tiến hóa văn hóa của cấm kỵ và loạn luân, dưới con mắt của nhà nhân học Mỹ này, là ví dụ rõ nhất -, sự “trung tính” và, cuối cùng, sự “đối lập” - mà người ta có thể quan sát một cách đặc biệt ở người Fore tại Nouvelle Guinée. Những tập quán ăn thịt người, được khuyến khích về mặt văn hóa trong xã hội Fore, đã lan sang các nhóm khác cũng ở trong xã hội đó, khiến cho một chứng bệnh tâm sinh lý gây chết người - bệnh kuru, một dạng thể cũ của bệnh bò điên - từng giết hại khá đều đặn một phần dân cư.

    Từ đầu năm 80, một trào lưu Darwin khác xuất hiện, nằm trong sự nối tiếp những luận điểm tâm lý học được phát triển trong khuôn khổ các khoa học nhận thức. Những người đại diện cho trào lưu này, đặc biệt nhà nhân học Dan Sperber, giống như các nhà lý thuyết về men và phần lớn các nhà lý thuyết về cùng tiến hóa, cho rằng sự tiến hóa văn hóa tuân theo một lô gích lan truyền giống như sự lan truyền của dịch tễ. Theo D. Sperber, những ý tưởng và biểu tượng lan từ một bộ não sang một bộ não khác bằng một lối lây nhiễm, do đó mà có nhan đề cuốn sách Sự lây nhiễm của các ý tưởng (7). Tuy nhiên, các nhà nhân học được nhắc tới ở đây đã cho thấy rất rõ khoảng cách của họ đối với những mô hình khác nhau, dựa vào ý tưởng về những tác nhân sao chép văn hóa bằng cách này hay cách khác, và đã đưa ra nhiều sự phê phán đối với các mô hình đó. Đặc biệt, D. Sperber lưu ý rằng sự lan tỏa của những đơn vị văn hóa chỉ được thực hiện rất hiếm hoi theo một bản sao lại cái gốc. Rất thường thấy là khi chuyển từ bộ não này sang bộ não khác, các ý tưởng đã biến đổi.

    Một sự bất ổn như vậy không cho phép coi những biểu tượng văn hóa như những bản sao. Trên thực tế, ông nhấn mạnh, sự biến đổi mà không phải sự sao chép mới là quy luật chung của sự truyền thụ văn hóa.

    Theo D. Sperber, nếu như một số biểu tượng văn hóa có một sự ổn định nào đó, thì đó là do có những “tác động văn hóa” (attracteurs culturels). Câu chuyện Cô bé trùm khăn đỏ, chẳng hạn, bị thay đổi không ngừng từ một người nào đó qua một cuốn sách hay từ một cuốn sách qua một người khác. Nhưng những thay đổi cộng thêm lẫn nhau ấy không có những biến đổi đến mức cái bản có được sau nhiều sự lan truyền chẳng dính dáng gì với bản gốc. Hoàn toàn ngược lại, những bản khác nhau vẫn được giữ chung quanh một nội dung chuẩn trung bình mà không bao giờ giống hẳn với nó cả. Theo D. Sperber, tính ổn định của những biểu tượng văn hóa ấy là do tính chất “hấp dẫn” của những bản trung bình ấy.

    Những sức hấp dẫn của các biểu tượng từ đâu đến? Tại sao một ý tưởng nào đó lại quan trọng hơn những ý tưởng khác và được tái hiện dễ dàng hơn? Về điểm này, D. Sperber lấy lại những luận điểm của tâm lý học tiến hóa đã được các khoa học nhận thức noi theo, đặc biệt là những công trình của John Tooby và Leda Cosmides (8).

    Một tập hợp không thuần nhất
    Từ sinh học xã hội về con người đến những lý thuyết về cùng tiến hóa gien / văn hóa; từ lý thuyết về các men đến nhân học nhận thức, các mô hình hiện nay phỏng theo Charles Darwin trong các khoa học xã hội là rất khác nhau. Thậm chí đôi khi chúng trái ngược nhau trong những nguyên lý và kết luận của chúng. Dù sao thì chúng cũng không quy vào một mô hình của sinh học xã hội về con người. Những lý thuyết này, nói cho đúng hơn, xuất hiện những cách nêu lại một số mô hình xã hội học truyền thống lớn theo ngôn ngữ khoa học, các khoa học về sự sống.

    Trong những mô hình Darwin mới ấy, không phải tất cả đều có chất lượng khoa học như nhau. Một số dựa vào những tư biện sơ sài và mang nặng hệ tư tưởng. Đó là trường hợp của nhiều nghiên cứu thỉnh thoảng xuất hiện trong sách báo sinh học xã hội về con người(9). Một số khác, như của W.H. Durham, là những mô hình được xây dựng kỹ và phức hợp. Sự giống nhau hay gần giống nhau về từ vựng không thể đánh lừa về bản chất của những mô hình ấy. Điều quan trọng là phân tích từng mô hình ấy theo tính chuyên môn của nó nếu ở đó có một sự đề xuất lại độc đáo về lý thuyết và đủ vững chắc để thảo luận, hay đó chỉ là một trang phục từ vựng để xem lại cái dáng vẻ khoa học cho những quan niệm không có hiệu quả.

    1. E.O. Wilson, Sinh học xã hội (dịch từ bản tóm tắt Sociobiology: The new synthesis, 1975), Le Rocher, 1987.
    2. Thời kỳ nằm ở đầu thế kỷ thứ tư, tương ứng với thời đá cổ.
    3. R. Dawkins, Gien vị kỷ (The selfish genes), Odile Jacob, 1996.
    4. Tái sinh sản dưới cùng một hình thức của chất liệu di truyền.
    5. C.J. Lumsden, E.O. Wilson, Genes, Mind and Culture. The coevolutionary process, Harvard University Press, 1981.
    6. W.H. Durham, Coevolution, Genes, culture and human diversity, Stanford University Press, 1991.
    7. D. Sperber, La contagion des idées, Odile Jacob, 1996.
    8. Đặc biệt, xem J.F. Dortier, Tâm lý học tiến hóa là gì?, Sciences humaines, No 119, tháng Tám - tháng Chín 2001.
    9. R. Wright, L’animal moral, Michalon, 1995.

    Nguồn: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật

  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    LỜI BÌNH & LƯU Ý:
    Chú ý đoạn trích nói về ý tưởng Cao Xuân Huy của Đỗ Kiên Cường & HL trong sụ so sánh & tương quan giữa 2 Ng có sự # nhau :
    *Đỗ Kiên Cường đề cập đến qui trình tiến hoá của TƯ Tưỡng.
    * HL nói đến sự hình thành các Ý NIệm; khái niệm & Fạm trù trong tư duy

    LỜI PHI LỘ :
    Nói đến VH là nói đến 1 mãng đề tài mêng mông như biển cả quãng đại như đại dương & bao la như vù trụ,
    Vốn là Ng ngoại đạo, & nhầm hạn chế bớt, giới hạn vào tầm hiểu biết của mình; ng viết xin nếu có gì sơ xuất nhờ các Bác Cao Nhân chỉ dạy cho
    Tuy nhiên trong các bài viết & trích trong tương lai các bài viết dề cập đến nhiều V/đ mang tính HỌC THUẬT đương đại k0 tránh khỏi Đụng chạm đến ~ Bậc tài danh ~ nếu có ~ gì so xuất xin các Bác Cao Nhân nếu có giơ cao nên đánh khẻ
    Vốn dĩ là Hai Lúa với vốn tư duy như thằng bờm # ngược hẳn với vốn tư duy Hàn Lâm=HL


    Từ ý niệm-Khái niệm/ phạm trù "CÁI" Bươ'm /"CON" Bươ'm đến Khái niệm/ phạm trù MEM văn hóa / GIEN (GEN);
    Ôi VĂN HÓA !! Đâu cái chử để điền (Điên cái chử để đầu !!!)

    2 phạm trù "CÁI" /"CON" là 2 fạm trù rất cơ bản trong ngôn ngữ dân gian VN
    phạm trù con động CÁI tĩnh
    & phạm trù CON-CA'I (dồng nhất hoá)

    Trích Lảo tử (phạm trù Vô / Hữu):

    [Vô], danh thiên Địa chi thủy, [Hữu], danh vạn vật chi mẫu (無名天地之始, 有名萬物之母).

    CXH (ăn theo Vương An Thạch) đã giãi thích 1 cách tài tình là :
    Dùng chữ Vô phạm trù Vô để nói lên cái thuở Ban đầu của trời đất
    Dùng chữ [Hữu] phạm trù [Hữu] để nói lên Mẹ đẻ của Vạn Vật

    Bác HaiLúa nhà ta lại chêm vào:

    Dùng chữ CON phạm trù CON để nói lên cái thuở Ban đầu của trời đất
    Dùng chữ [NGƯỜI] phạm trù [HNGƯỜI] để nói lên Mẹ đẻ của Vạn Vật

    danh khả danh, phi thường danh [ 名 可 名 , 非 常 名 。]

    Đạo khả đạo phi thường đạo [道 可 道 ,非 常 道 。]


    Đây là bắt đầu ~ câu văn của LT; Duy có điều là chúng được trình làng "nghịch nhĩ" tí tẹo.

    Thử Đọc lại Cao Xuân Huy thông qua Đào Duy Anh (NHỚ NGHĨ CHIỀU HôM Nxb. Trẻ, 1989)
    ---- o0o ---

    ĐỐI THOẠI VỚI MỘT NHà ĐẠO HỌC HIỆN ĐẠI

    Tôi ở ngay cạnh một ông bạn già, ông Cao Xuân Huy mà tôi thường gọi đùa là nhà Đạo học của thế kỷ XX, mà tôi đả thường quen thân từ 40 năm trước đây ở Huế. Ngày trước ông là giáo sư Pháp văn song lại thông Phật học nhất là chuyên trị học thuyết Lảo trang. Tính tình ông điềm đạm, ung dung, không bao giờ nóng nảy, không bao giờ vội vàng, đối với ai cũng hòa nhả và rất thích cái phẩm chất của Liễu Hạ Huệ mà Mạnh Tử đả khen là "thánh chi hòa". Năm 1970, ông đúng thất tuần, tôi đả làm câu đối tặng đùa ông rằng:

    Bảy chục năm trong áng "tiêu diêu", cỏi đạo tuy gần không vội tới;
    Hai mươi kỷ chính trường "Thiên diễn", lẽ đời rốt cuộc cố chờ xem;
    Từ khi giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, chúng tôi ở xa nhau một thời gian lâu nhưng gần đây trở lại ở gần nhau nên thường gặp nhau nói chuyện luôn. Về Đạo học, chúng tôi thường nói chuyện với nhau cách đây hơn ba chục năm khi còn ở Huế, nhưng gần đây thì trao đổi ý kiến nhiều hơn. Một hôm ông vui vẻ nói với tôi rằng:

    CXH: Anh vẫn chê cái nhược điểm của tôi là chỉ hay suy nghĩ một mình mà không chịu viết ra cho người khác đọc. Đến nay trên cơ bản tôi thấy đả có thể viết ra những điều suy nghĩ của mình vì đả kết cấu thành hệ thống rồi, nhưng trước khi viết ra giấy, tôi muốn trao đổi với anh, anh có rảnh không?

    ĐDA: Về hưu rồi thì có gì đâu mà không rảnh. Công việc riêng của tôi có phải là việc không làm kịp thì hại người đâu. Chúng ta có thể bắt đầu ngay đi.

    CXH: Anh có thấy tính chất bi kịch của cuộc đời không?

    ĐDA: Đời người từ xưa đến nay vẫn là bi kịch. Từ sau sự tan rả của công xả nguyên thủy, con người tiến vào văn minh thì đồng thời cũng tiến vào cảnh bi kịch, khắp thế giới đều thế. Qua các hình thái xả hội từ đó đến nay, loài người vẫn quằn quại trong cảnh bi kịch mà ngày nay cái hệ thống triết học hiện đại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác đương mong tìm đường giải quyết dứt khoát để cho con người có thể tự làm chủ vận mệnh chứ không bị vận mệnh đè nén như trước kia.

    CXH: Tôi lại muốn nói cái bi kịch về tư tưởng kia, tức là cái bi kịch của sự đồng nhất hóa là một nhu cầu gay gắt của tư tưởng mà luận lý học hình thức là kết tinh của nhu cầu đồng nhất hóa, nó dựa trên khái niệm mà nêu ra những nguyên lý đồng nhất tính (principe d’identité).
    Luận lý học hình thức tự đặt cho mình nhiệm vụ phát hiện ra cái tiêu chuẩn của chân lý để tư duy cho đúng, nhận thức hiện thực cho đúng, và hành động trong thực tế một cách có hiệu quả. Luận lý học và nguyên lý đồng nhất tính là bài xích cái gì bất nhất, mâu thuẫn, nhưng thực là mỉa mai, vì mới ở bước đầu khi hình thành khái niệm thì nó đả rơi vào bất nhất và mâu thuẫn, và khái niệm tức là phản ánh những cái cụ thể, cá biệt, tương đối bằng một cái gì trừu tượng, phổ biến, tuyệt đối. Phạm trù nhân quả, phạm trù không gian và phạm trù thời gian cũng đều mang nặng mâu thuẫn trong mình. Cũng bởi nguyên lý đồng nhất tình mà chủ thể và khách thể tồn tại trong một quan hệ đối kháng tuyệt vọng, làm cho nhận thức luận bị hảm vào đường cùng.
    Trong quá trình nhận thức, tư tưởng loài người đả đi đến nhận thấy rằng trong thế giới có hai cái hiện thực bao quát là tâm và vật, mà cái khuynh hướng đồng nhất hóa bắt buộc người ta phải quy hai cái ấy vào một, suy ra nhất nguyên luận duy tâm hay duy vật, nhưng cả hai đều vi phạm lôgíc, vì đả biết tâm và vật chỉ là một bộ phận cấu thành của thế giới, thế thì duy tâm hay duy vật đều lấy bộ phận làm toàn thể.
    Luận lý học với cái nguyên lý đồng nhất tính của nó vẫn là một phương pháp tư tưởng có giá trị chân lý. Thế thì sao cái nguyên lý đồng nhất tính lại đem đến những mâu thuẫn nghiêm trọng như thế và đả gây cho tư tưởng loài người một cuộc khủng hoảng trầm trọng, một cái bi kịch mà triết học từ xưa đến nay gỡ không ra.
    Chúng ta phải tìm ra cái nguyên nhân của tình trạng này để đánh giá lý trí.
    Tôi có cái tham vọng phát hiện được nguyên nhân của cái tình trạng điên đảo trong hoạt động đồng nhất hóa của tư tưởng, do đó phải tìm hiểu cái đồng nhất tính của bản thể, cái hoạt động hữu cơ của nó để lại đến sự sinh thành của những cá thể mà loài người gán cho một đồng nhất tính trong khái niệm, do đó nghiên cứu sự phát sinh ra ý thức và cái thực chất của lý trí, xác định giá trị của lý trí và lý do của cái tình trạng đảo điên nói trên này. Anh nghĩ thế nào?
    ĐDA: Trước khi nghe tiếp, tôi muốn nhắc rằng cái bi kịch của sự đồng nhất hóa anh nói đó chính là cái bi kịch của luận lý học hình thức, mà bi kịch ấy thì phép biện chứng duy vật do Mác và Ăngghen đả lật ngược phép biện chứng duy tâm của Hêghen mà xác định đả giải quyết một cách tôi thấy là thỏa đáng rồi.
    Vả chăng cái bi kịch về tư tưởng này chỉ là phản ánh cái bi kịch của cuộc sống tôi nói khi ban nảy mà Mác và Ăngghen đồng thời đả tìm được giải pháp cho cả hai bi kịch trong cuộc sống và trong tư tưởng. Bây giờ anh hảy nói đi và xin hỏi anh cái bản thể anh nói đó có phải là cái Thái cực của Dịch, cái Đạo của Lảo Trang hay là cái Chân như của Phật đó không?

    CXH: Cũng có lẽ là thế nhưng ta hảy cứ gọi là bản thể theo thuật ngữ triết học mới cho dễ hiểu nhau: Tôi có thể nói ngay rằng nguyên nhân của cái bi kịch đồng nhất hóa là ở chỗ tư tưởng loài người đả đem cái đồng nhất tính tuyệt đối của bản thể mà gán cho những sự vật cá biệt, tương đối. Bản thể, thực thể của vũ trụ, cái cơ sở của vạn vật, cái làm cho mọi vật tồn tại được, chúng ta gọi nó là cái thực hữu, cái có. Cái có thì không ai chối cải được nó. Người ta không thể xây dựng một bản thể có giá trị nếu không tiến hành định nghĩa từ ấy một cách khoa học, thế mà các nhà triết học xưa nay rất xem nhẹ việc định nghĩa ấy. Triết học thông tục theo quá trình dị biệt hóa và đồng nhất hóa mà lập thành những chủng những loại mà cái cao nhất là cái thực hữu, tức cái có, cái bản thể. Cái có không phụ thuộc vào loại nào và không có đặc điểm về chủng, từ đó người ta đả đi đến chỗ mường tượng rằng bản thể là trống rỗng, là không có nội dung. Cả Descartes, Kant, Hegel đều không xác định nội dung của bản thể. Một mặt cái thực hữu là cái hiển nhiên, mọi người đều phải thừa nhận, nhưng mặt khác nó lại rất là bí ẩn, nó nằm ở trong một chỗ rất sâu kín của mọi vật. Cho nên triết học phải tìm cho được cái phương pháp tiếp cận nó. Chúng ta chỉ cần xem xét cái ý thức của đứa trẻ sơ sinh thì biết rằng cái bản thể biểu hiện ra đó một cách rỏ ràng. Đứa trẻ sơ sinh không biết gì về cái tôi của nó, không biết gì về tâm trạng của nó, cũng không phân biệt được với người khác với nó, cũng không phân biệt được vật này với vật khác, mà nó chỉ cảm giác một cái tổng thể bao quát tất cả. Sau đó đứa trẻ mới phân biệt được người này với người khác, vật này với vật khác, những sự vật ở bên ngoài nó và những tâm trạng ở bên trong nó, những cái gì ở bên trong nó thì được đồng nhất hóa làm cái tôi của nó, những gì ở bên ngoài nó thì phụ thuộc về cái "chẳng phải tôi" là khách thể, cái tôi là chủ thể. Theo quá trình dị biệt hóa và đồng nhất hóa mà chúng ta mới thấy rỏ ràng cái tôi, cái ý thức là ở trong cái tổng thể hồn nhiên. Thế mà các nhà duy thức luận và duy tâm luận, duy tâm lý học, hơn nữa, cả đến những nhà duy vật luận, nhà vật lý học, đều chứng minh một cách không thể cải được rằng sở dĩ chúng ta nhận thức được thế giới là thông qua những giác quan của chúng ta, thế giới chẳng qua là tổng cộng những hình trạng, vận động, màu sắc, thanh âm… Thế mà tình trạng, vận động, màu sắc thì ở trong thị giác, cho nên dù anh là nhà duy tâm luận, anh cũng không cải được rằng cái thế giới mà chúng ta tri giác được chỉ là một cái màn ảnh giăng ra ở trong tâm giới của chúng ta, chỉ có điều nhà duy vật luận thì cho rằng cái màn ảnh giăng ra ở trong tâm giới của chúng ta, chỉ có điều nhà duy vật luận thì cho rằng cái màn ảnh ấy phản ảnh một cái thế giới có thật mà nhà duy tâm luận thì cho rằng nó chỉ là một cái ảo ảnh do ý thức của chúng ta gây nên.
    Cái nhịp mạch dị biệt hóa và đồng nhất hóa trong tâm lý của đứa trẻ vô tri chính là cái nhịp mạch của bản thể ở trong con người, chính là cái hình thức vận động lưỡng tập của bản thể biểu hiện ở trong sự vật. Về mặt khách quan, tức trong thế giới, chúng ta thấy rằng bản thể cũng tác động với nhịp mạch của bản thể ở trong con người, chính là cái hình thức vận động lưỡng tập của bản thể biểu hiện ở trong sự vật. Về mặt khách quan, tức trong thế giới, chúng ta thấy rằng bản thể cũng tác động với cái nhịp mạch như thế, dù là trong thái dương hệ hay tinh hệ khác, hay trong thế giới sinh vật, cho đến lịch trình biến chuyển của xả hội cũng đều như thế cả.

    Người ta vẫn thường nói rằng bản thể là "bất khả tư nghị" nghĩa là không thể hiểu được, không thể nói được. Thật ra người ta cũng có thể quan niệm bản thể một cách tích cực và nói lên những phẩm chất của nó. Do các động tác dị biệt hóa và đồng nhất hóa ở trong ý thức con người và trong thế giới khách quan, chúng ta cũng thấy được rằng bản thể chính là toàn thể của vũ trụ, nó là một. Cái Nhất, cái "chí nhất", mà cũng là cái duy nhất, cái độc nhất, vạn vật đều là biểu hiện của nó, đều là kết quả của sự phân hóa tự nhiên, tự phát của nó, do cái tác động và hoạt động vô cùng tích cực của nó. Vậy thì cái bản thể là cái Đại toàn, nó là cái chí nhất mà đồng thời lại là chí đa, nó chí động, nhưng đồng thời là cái chí tĩnh, vì nó là cái nồng cốt bất di bất dịch của mọi vật tương đối có sinh có diệt. Cái mặt chí nhất là cái thể của bản thể, cái mặt chí đa là cái dụng của nó. Lảo tử gọi thể là đạo, dụng là đức. Chí đa chí nhất tương ứng với chí động, chí tĩnh. Bản thể biến hóa thành ra vạn vật, đó là một sự biến hóa vô cùng, tức là hoạt động vô cùng, cho nên nó là chí động. Bản thể là cái nồng cốt duy nhất của vạn vật hữu sinh hữu diệt, cho nên nó lại là bất di bất dịch, bất sinh bất diệt, nó lại là vô thủy vô chung, vì nó không phải sinh từ hư vô nên cũng không tiêu tán vào hư vô, như thế là hằng thường, vĩnh cửu, trường tồn, và đó là mặt chí tĩnh của nó. Bản thể có mặt dương và mặt âm, chúng đối lập và đấu tranh với nhau, nhưng lại liên đới hỗ trợ cho nhau, và đều cùng chung một gốc.

    Vì bản thể vừa là chí nhất, vừa là chí đa, vừa chí tĩnh, vừa chí động, cho nên vũ trụ là toàn thể đối với vạn vật, là một khối hài hòa rộng rải và bao la. Nhưng trong vũ trụ thì mọi cái đều là toàn thể, hoặc lớn, hoặc nhỏ, có nhiều bực, chứa đựng bao trùm và giới hạn lẫn nhau, mỗi vật là một khối hài hòa nhỏ ở trong một khối hài hòa lớn.
    Nhưng HÀI HÒA mà luôn luôn biến hóa; một thế thăng bằng nào cũng dần dần chuyển sang sự mất thăng bằng để sau lại dần thành thế thăng bằng mới, cứ thế không bao giờ hết. Đó là tác động của Bản thể.

    ĐDA: Đến nay thì tôi thấy cái quan niệm về Bản thể, về Đạo của anh rất hấp dẫn, vì tôi thấy nó rất hợp với quan niệm biện chứng về vũ trụ mà các nhà duy vật biện chứng đả trình bày. Nhưng tôi muốn thấy rỏ chỗ khác nhau giữa quan niệm của anh với quan niệm duy vật biện chứng.

    CXH: Rồi dần dần sẽ thấy giống nhau khác nhau ở chỗ nào. Vạn vật chỉ có đồng nhất tính tương đối, bản thể mới có đồng nhất tính tuyệt đối. Cái bi kịch xảy ra là bởi người ta đả tuyệt đối hóa cái đồng nhất tính tương đối của những vật cá biệt. Muốn giải quyết cái bi kịch ấy thì chỉ có cách là trả lại đồng nhất tính tuyệt đối cho Bản thể. Nhưng cái bi kịch ấy từ đâu mà có? Đứa trẻ sơ sinh và người nguyên thủy còn giữ được trực quan về cái toàn thể phổ biến, cho nên đứa trẻ sơ sinh chưa có khái niệm, người nguyên thủy chỉ có những khái niệm phôi thai, tức là chưa tuyệt đối hóa cái đồng nhất tính của vật cá biệt, cho nên dần dần xa gốc mà gần ngọn, tức là gán cho những vật cá biệt cái đồng nhất tính tuyệt đối mà chỉ Bản thể mới có: đó là đặc tính của khái niệm và phạm trù. Người nào còn giữ được ít nhiều cái thiên chân của đứa trẻ sơ sinh, tức như Lảo tử nói "năng anh nhi hồ" tức là còn giữ được cái cảm thụ về Bản thể, về toàn bộ thực tại thì có thể lý giải và hình dung rất dễ dàng cái Bản thể vô thủy vô chung. Nhưng khi nói với người thường rằng vạn vật không ở trong không gian và thời gian mà ở trong Bản thể thì người ấy cảm thấy mình chơi vơi lủng lẳng trong tồn tại, không bám víu vào đâu được, người ấy không cảm thụ được, không hình dung được cái gì mà cô đơn lặng lẽ vần xoay không nghỉ, mà lại thường trụ, thường tồn. Sở dĩ như vậy là vì người ta đả quen bám víu vào không gian và thời gian để làm trường sở cho sự tồn tại của mình, của vạn vật, không biết rằng không gian và thời gian là hai cái gì rất loáng thoáng, chập chờn, mông lung, phiến diện, trên hai cái đơn vị không có thực thể là cái điểm (point) và cái lát (instant).
    Trái lại, người nào lý giải và cảm thụ được rằng bản thể là cái nơi, cái trường sở duy nhất để cho vạn vật hóa sinh thì người ấy có chỗ bấu víu là rất vững vàng, chắc chắn. Einstein cho rằng không có tồn tại nào giới hạn được vũ trụ, họa chăng có cái hư vô mới giới hạn được nó, nhưng phải biết rằng không có cái gì là cái hư vô, chỉ định nghĩa từ hư vô cũng biết rằng hư hư vô là không có. Vậy thì quả thật không có vật gì giới hạn được vũ trụ, mà chỉ có Bản thể làm giới hạn cho nó vì bản thể là siêu xuất vạn vật, tuy rằng đồng thời cũng là nội tàng ở mọi vật. Để giải quyết thắc mắc của người thông thường, chúng ta có thể tượng trưng vũ trụ bằng một cái cầu thể không phải là quay tít ở trong không gian mà lại quay tít ở trong tự mình, nhưng đường kính của cầu thể này cũng quay tít thành cái vòng tròn lý tưởng, gặp nhau, cắt nhau, xuyên qua nhau, luồn qua nhau, theo đủ mọi chiều hướng. Mỗi một hệ thống tinh cầu là một cái vòng tròn như vậy. Cho nên mặc dù vũ trụ là hữu cũng như Einstein nói đúng, thế mà đối với chúng ta, đối với khoa học, không có một hệ thống tinh cầu nào khác vượt qua, do đó tưởng tượng của người thường cho rằng ngoài một hệ thống tinh cầu còn lớn hơn nữa, vì vậy khoa học có thể phát hiện những hệ thống tinh cầu mải mải mà không hết. Thêm vào đó, bản thể là trường tồn, cho nên sự vận hành của nó có tính chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm có sự xuất hiện, sự liên tục, và sự tiêu diệt của một thế giới, mà không thế giới nào láy lại thế giới nào, mỗi thế giới là một sự đổi mới đối với thế giới trước.

    ĐDA: Đến đây thì đả thấy rỏ chỗ khác nhau căn bản giữa quan niệm về Bản thể của Đạo học với quan niệm về tồn tại của chủ nghĩa Mác, mặc dầu mới xem qua thì thấy tất cả những phẩm chất anh kể ra ban nảy để nêu lên nội dung của cái có, cái thực hữu, cái thực thể của vũ trụ mà anh gọi là Bản thể là phù hợp với những phẩm chất của khái niệm về cái có, cái tồn tại mà chủ nghĩa Mác gọi là vật chất, chỉ khác là – mà đây là chỗ khác cơ bản – vật chất., là cái hiện thực, cái khách quan đem lại cho người ta ở trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại độc lập đối với những cảm giác ấy (Lênin), mà cái khái niệm và phạm trù này là do kinh nghiệm của loài người qua nhiều thế kỷ được khoa học xác nhận và được khái quát lại mà có. Còn cái Bản thể của Đạo học thì cảm giác của người thường không thể cảm thụ được mà phải là cái thiên chân của đứa trẻ sơ sinh chưa mất gốc hay cái trực quan – không phải là cái trực quan của khoa học – huyền diệu của người nào còn giữ được ít nhiều cái thiên chân của đứa trẻ con, hay nói đúng hơn là của người nào có một trí tưởng tượng rất phong phú, trong trẻo và hồn nhiên mới cảm thụ được một cách tổng quát mông lung gần như đứa trẻ sơ sinh cảm thụ thực tại ở xung quanh nó. Song phải nói rằng con người hiếm có ấy, như Thích ca, Lảo tử, Trang tử, hay như mấy nhà Đạo học ngày nay thì họ đủ trí thông minh mà diễn đạt sự cảm thụ của mình. Có khi viện cả thành tựu của khoa học để chứng minh, chứ đứa trẻ sơ sinh thì chỉ biết cảm thụ mà thôi. Đây tôi chỉ mới nói cái chỗ khác nhau chứ không nói ai kém đâu.

    CXH: Thế thì chúng ta có thể tiếp tục. Trong cái Đại toàn thể, tức trong vũ trụ, chỉ có những cái hệ thống cụ thể, và sự vận động – do một tách thành hai, mỗi cái này lại tách thành hai, và cứ thế mải mải – sự phát triển của chúng, mà chính sự vận động, sự phát triển ấy đả bị tư tưởng loài người trừu tượng hóa thành ra thời gian và không gian. Trong hiện thực, không có cái gì là sát na, giây phút, giờ, ngày, tháng, năm… không có cái gì là thời gian mà chỉ có sự vận động của những hệ thống cụ thể trong lòng cái Đại hữu vô thủy vô chung. Chính vì điên đảo cái tính đồng nhất tuyệt đối của Bản thể mà tư tưởng loài người đả huyễn hóa cái tính vĩnh hằng của nó làm cái dòng thời gian. Còn cái phạm trù không gian thì nó là sự siêu hình hóa những quan hệ vị trí cụ thể giữa vật này và vật khác, quan hệ bên trên bên dưới, bên tả bên hữu, đằng trước đằng sau, bề trong bề ngoài… Những quan hệ này luôn luôn thay đổi, tuy mau chậm có khác nhau, do sự vận động của mỗi vật và sự phát triển của sinh vật. Thật ra trong vũ trụ vận động của mỗi vật và sự phát triển là những hiện tượng cụ thể mà không gian chỉ là một sự huyễn hóa của tư tưởng thôi. Nhưng trong vật lý học vi mô (microphysique) và vĩ mô (macrophysique) thì hay khái niệm không gian và thời gian gặp phải nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng, do đó Einstein đả dựng lên cái phạm trù không thời gian để thống nhất mâu thuẫn. Thật ra, Einstein chỉ mới đẩy lui vấn đề một bước và chưa giải quyết được nó. Làm như thế cũng là đả thực hành cái nguyên tắc "đơn giản" và kinh tế của phương pháp khoa học. nhưng chưa phải bằng sự thủ tiêu không gian, thời gian và không thời gian, tức nói rằng vận động và phát triển của vạn vật không có môi trường nào khác ngoài Bản thể.


    ĐDA: Cách phê bình của anh đối với hai khái niệm không gian và thời gian rất thú vị, nhưng ở đây thì mặc dầu xuất hiện điểm của anh khác với xuất phát điểm của các nhà triết học duy tâm như Kant, nhưng rốt cuộc cả hai bên giống nhau ở chỗ đều không nhận ra không gian và thời gian là thực tại khách quan. Triết học mác – xít thì họ cho rằng đả thừa nhận "vũ trụ là vật chất đang vận động", đả thừa nhận điều ấy thì phải thừa nhận không gian và thời gian là thực tại khách quan vì "vật chất đang vận động chỉ có thể vận động trong không gian và trong thời gian" (Lênin). Thừa nhận như vậy tức là đặt nền tảng cho khoa học có thể nghiên cứu có hiệu quả những tính chất vật lý của không gian và thời gian. Sự phủ định luận điểm của triết học duy tâm về không gian và thời gian đả được chứng thực rỏ ràng trong tương đối luận của Einstein và bằng những lý luận vật lý hiện đại, còn anh thì đả phủ định cả luận điểm duy tâm của Kant và luận điểm vật lý học của Einstein mà thủ tiêu cả không gian, thời gian và không thời gian vào cái Bản thể là chỗ mà khoa học chịu chết không vào được. Sao anh không nhắc tới quan niệm không gian và thời gian của Engels? Có lẽ quan niện này sẽ khiến anh dễ thỏa mản hơn.

    CXH: Tôi sẽ nhắc đến ngay sau đây khi chúng ta đề cập đến vấn đề "tri giác và thế giới". (Sau khi phê phán nhận thức luận của triết học duy tâm của phương Tây, ông bạn nói tiếp" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">
    Cái bản thể chất tối hậu duy vật là Bản thể. Vạn vật có một thể chất chung, nhưng do sự dị hóa của Bản thể, mỗi loại có một bản chất cá biệt, không loại nào giống loại nào. Nhờ kinh nghiệm khoa học chúng ta nhận thức được Bản thể cá biệt của mỗi loại, nhưng sở dĩ chúng ta trực giác được sự tồn tại của một vật nào đó là vì cái bản thể, cái sự tồn tại phổ biến ở trong mình các vật ấy.
    Lúc đầu tri giác của con người không phân biệt cái ở bên trong với cái ở bên ngoài (đứa trẻ sơ sinh) và đến một lúc thì nó phân biệt rành mạch hai cái đó, bấy giờ thì nói nhìn thẳng vào thế giới bên ngoài mà không phải nó nhìn thế giới bên ngoài qua màn ảnh tâm lý. Về những vật mà tri giác chạm sát được thì không thành vấn đề, nhưng đối với vật ở cách xa thì thị giác của ta làm thế nào thấy thẳng được, do đó phải đặt vấn đề tác dụng có cự ly.
    Nhưng ví dụ khi chúng ta thấy những tinh thể cách xa chúng ta hàng tỷ kí - lô – mét thì hoàn toàn không có tác dụng cự ly nào cả, mà chỉ có điều là ý thức của chúng ta đả "cưỡi" ánh sáng mà đến sát những tinh thể chính ở cái nơi của nó, chứ không phải trên một màn ảnh tâm lý nó phiên dịch những quảng cách thực sự của không gian thành những quảng cách lý tưởng nào đó ở trong tâm giới.
    Do vấn đề tri giác của chúng ta có thể tiến lên vấn đề do lai của ý thức. Con mắt của lương thức vẫn thấy rằng ý thức là một sự kiện xuất hiện rất muộn trong lịch sử địa cầu, đồng thời với xả hội loài người.
    Thế mà giới triết học nói chung lại cho rằng ý thức là nguồn gốc, là cơ sở của vũ trụ. (ông bạn tôi phê phán nhận thức luận duy tâm của giới triết học phương Tây một cách rất thú vị để chứng minh rằng từ Descartes con người phương Tây ngày càng bị giam hảm trong ý thức của mình như con chim trong ***g tìm đủ mọi cách để chui qua các song, đả trầy trượt mỏ mà không thoát thân được, và còn nói tiếp " border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">
    Vấn đề ý thức gắn liền với vấn đề sự sống, vì con người ý thức là sinh vật cho nên muốn giải quyết vấn đề ý thức thì phải giải quyết vấn đề nguồn gốc của sự sống.
    Cái mệnh đề "vật chất là đệ nhất tính, ý thức là đệ nhị tính"của duy vật luận biện chứng là một mệnh đề chính đáng, hoàn toàn thỏa mản được cái lương thức của con người. Nhưng tôi cảm thấy nó vẫn chưa đọng một vấn đề bất khả giải.
    Nó cắt nghĩa làm sao cái bước nhảy vọt từ thế giới vô sinh đến thế giới hữu sinh? Không thể giải quyết câu hỏi này bằng phạm trù "biến chất", vì thế vấn đề vẫn là làm sao mà biến chất được.


    Nhà duy vật cổ Hy Lạp Démocrite nói rằng cái tế phần nguyên thủy là thực chất của vạn vật, chúng tạo ra vạn vật từ vô thủy, chúng đả lưu hành ở trong không gian. Nói rằng chúng tạo ra vạn vật thì cũng tức là nói rằng chúng là những cái tuyệt đối, những cái vô điều kiện, chúng quy định tất thảy mà không có gì quy định được chúng, thế mà lại nói rằng chúng lưu hành ở trong không gian thì chẳng hóa ra không gian là điều kiện tồn tại của chúng và chúng không còn là vô điều kiện nữa sao?
    Vì vậy cho nên Ăng-ghen phải nói rằng vật chất là trường tồn và phổ biến mà không gian và thời gian chỉ là hai phương thức tồn tại của vật chất.
    Nói như thế sợ cũng chưa hết mâu thuẫn. Nếu những tế phần gọi là vật chất tổ hợp lại với nhau thành vạn vật đó mà là đồng nhất thì phải có một cái lực lượng nội tại làm cho chúng có tác dụng tương hỗ với nhau, và như thế thì chúng không phải là những cái tuyệt đối, những cái vô điều kiện nữa, mà chúng là những cái bị quyết định bởi cái lực lượng nội tại ấy chúng là những bản phẩm của nó. Mà cái lực lượng nội tại ấy thì chỉ có thể là cái toàn thể, cái bản thể. Cái lực lượng này chứa đựng tất cả những gì có khả năng tồn tại.
    Theo tôi thì cái quá trình tiến hóa từ khoảng vật lên sinh vật là như thế này:
    Chúng ta đả biết Bản thể là chí nhất và chí đa. Cái mấu chốt của tác dụng biến hóa là sự đấu tranh và hợp lại giữa hai mặt của Bản thể. Một mặt là cái năng động, cái tích cực, một mặt là cái cơ giới, cái tiêu cực.
    Bản thể biến hóa là sự đấu tranh và hợp tác giữa hai mặt của Bản thể. Một mặt là cái năng động, cái tích cực, một mặt là cái cơ giới, cái tiêu cực.
    Bản thể biến hóa theo phương thức lưỡng phân mà cứ như thế kéo mải. Nó là hệ thống tuyệt đối, nó tách ra thành những hệ thống tương đối, cái lớn vả nhỏ chứa đựng bao bọc lẫn nhau, có quan hệ phức tạp với nhau.
    Trong vũ trụ bất cứ cái gì cũng có tính hệ thống. Nguyên tử là một hệ thống hoàn chỉnh, một vũ trụ nhỏ. Nguyên tử hay phân tử, khoáng vậ hay sinh vật là một hệ thống có hai mặt, một mặt năng động, tích cực, một mặt cơ giới, tiêu cực. Trong khoáng vật có những tố chất (phân tử) là thuộc về mặt cơ giới, tiêu cực, mà cái sức (nhiệt, điện…) làm cho các phân tử dẫn dụ, khu trục lẫn nhau của các phân tử, tức là cái mà các nhà khoa học gọi là quy luật vật lý hóa học, lại còn thêm cái sức đồng hóa dị hóa.
    Lên đến giai tầng động vật thì thêm vào những cái sức này lại còn các năng lực cảm thụ, tri giác… và lên một bực cao nữa ở trong con người thì gọi là ý thức phản tính. Trình độ cao của khoáng vật, động vật, thực vật và người biểu hiện bằng đặc tính vật lý, đặc tính vật lý – hóa học, đặc tính sinh lý và đặc tính tâm lý.
    Cần phải đề cập đến hai phạm trù "cứu cánh" và CHỨC NĂNG/Function(Fonction) để giải thích những đặc tính này, nguyên lý cứu cánh tính đả bị các nhà khoa học loại trừ ra khỏi phạm vi phương pháp luận, vì họ cho rằng nó ám hàm khái niệm Thượng đế.
    Thật ra nguyên lý cứu cánh tính không có quan hệ nội tại với thần học mà trái lại còn là nguyên lý cơ bản nhất, cần thiết nhất của khoa học tự nhiên, chính vì nó là cơ sở của nguyên lý nhân quả tính. Vì vậy cho nên hiện nay có những nhà sinh vật học, những nhà sinh thành học phải tuyên bố bằng nếu không có nguyên lý cứu cánh thì sinh vật học không đi được một bước.
    Trong sự vận động và phát triển của vũ trụ có cái hướng đi nhất định từ chí nhất đến chí đa, hướng đi ấy ở vật lớn cũng như vật nhỏ là cơ sở, là điều kiện của sự tồn tại trong vũ trụ. Chỉ có tư tưởng "chủ toàn" (cái tư tưởng cho toàn thể quyết định bộ phận) mới lý giải được khái niệm cứu cánh, chứ tư tưởng chủ biệt (cho rằng bộ phận quyết định toàn thể mà toàn thể chỉ là tổng số các bộ phận) thì không lý giải được.
    Phạm trù "cứu cánh" là cơ sở của phạm trù "CHỨC NĂNG/Function(Fonction)" mà sinh vật học phải dùng đến luôn luôn. Một CHỨC NĂNG/Function(Fonction) là một hệ thống những vận động động tác, hành vi, góp phần vào sự duy trì tồn tại của một vật. Dịch ra từ ngữ thông thường thì những vận động, động tác, hành vi ấy là những phương tiện mà sự duy trì tồn tại của một vật ấy là mục đích. Khí quan là cái công cụ để thực hiện CHỨC NĂNG/Function(Fonction), mà CHỨC NĂNG/Function(Fonction) đó là lý do tồn tại của khí quan. Nếu ta nghĩ rằng mỗi toàn thể là một cứu cánh (mục đích vô Ý THỨC) thì tự nhiên nhi nhiên cái toàn thể phải tạo thành, sử dụng, phối hợp tất cả những gì là phương tiện để thực hiện mục đích của mình. Chỉ có thể lý giải như vậy các CHỨC NĂNG/Function(Fonction) sinh lý và những hiện tượng như động tác tự vệ của cơ thể, động tác điều chỉnh ở trong hoạt động hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng… Cơ thể sinh vật có những trạng thái tế nhuyễn như là sự dinh dưỡng, sự trưởng đại, sự sinh dục … mà khoáng vật không có. Cho nên nhà duy vật biện chứng nói rằng từ khoáng vật lên sinh vật có một sự biến chất, mà nội dung là sự phủ định cái trạng thái tĩnh nọa đến khẳng định các trạng thái sinh động, mà trong sự phủ định vẫn có sự bảo lưu cho nên trong cơ thể sinh vật vẫn có những quy luật vật lý – hóa học.
    Thật ra không có biến chất này cả, mà chỉ có sự dị biệt về trình độ.
    Một khoáng vật là một hệ thống còn đơn giản, quan hệ của nó đối với môi trường còn ít ỏi, quan hệ giữa nó với các bộ phận cũng không có mấy. Trái lại, một sinh vật là một hệ thống phức tạp, quan hệ của nó với môi trường có nhiều, quan hệ của nó với các bộ phận của nó cũng phong phú. Vì vậy các CHỨC NĂNG/Function(Fonction) của nó có thể tinh tế hơn thôi.
    Ví dụ sinh dục cũng chỉ là một sự tinh tế hóa so với đa hóa của vật vô sinh, chẳng hạn một dảy núi tách ra làm nhiều nhánh.
    Cách lý giải của tư tưởng "chủ toán" đối với sự tiến hóa từ vật vô sinh đến vật hữu sinh là như thế, mà như thế nó sẽ đem lại cho các nhà khoa học một điều rất bổ ích là khỏi phải lảng phí nảo lực mà phát hiện một chất trung gian (colloidal) giữa chất vô sinh và chất hữu sinh hay là một hiện tượng trung gian giữa hiện tượng sinh lý với hiện tượng Ý THỨC.
    Giữa hiện tượng vật lý và hiện tượng sinh lý chỉ có sự dị biệt về trình độ. Vậy thì giữa hiện tượng sinh lý và tâm lý có sự dị biệt về trình độ hay về tính chất?
    Nếu một hiện tượng sinh lý là một hiện tượng vật lý tế nhuyễn hóa thì một hiện tượng tâm lý cũng là hiện tượng sinh lý được tế nhuyễn hóa.
    Động vật là sản phẩm cao nhất, tinh xảo nhất của tồn tại; nó có cái khả năng tự động, chủ động, hầu như tự do, để duy trì, bảo vệ sự tồn tại của nó.
    Cái khả năng di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác là điều cần thiết cho cái phương thức sinh hoạt cao cấp của nó, nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ cho nó, do đó động vật phải có cảm thụ, tri thức, hành động, tức là tâm thể, Ý THỨC (Ý THỨC là thành phần cao nhất của tâm thể, psychime). Ý THỨC tâm thể là cái CHỨC NĂNG/Function(Fonction) soi đường, dẫn đường cho động vật trong sinh hoạt của nó. Ý THỨC là một CHỨC NĂNG/Function(Fonction) trong cơ thể động vật có khả năng giải quyết được những vấn đề rắc rối về quan hệ đồng dị giữa hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý. Vì người ta quan niệm Ý THỨC là một thực thể, hoặc là tâm (duy tâm), hoặc là vật (duy vật) hay là một tác dụng của tâm hay của vật, cho nên vấn đề quan hệ giữa cơ thể và Ý THỨC trở thành bất khả giải, bao nhiêu lý thuyết người ta đặt ra toan giải quyết vấn đề ấy cuối cùng chỉ dẫn đến ngỏ cụt.
    Sở dĩ như vậy là vì người ta không lý giải được khái niệm cứu cánh và CHỨC NĂNG/Function(Fonction), không lý giải được rằng Ý THỨC là CHỨC NĂNG/Function(Fonction) cao cấp nhất, tổng hợp nhất của cái hệ thống hữu sinh gọi là con người.
    Bản thể có vô số động tác, nhưng mọi động tác đều châu về một hướng duy nhất. Mỗ vật cũng có nhiều động tác, những động tác ấy, ở trong mỗi vật, cũng châu vào một hướng duy nhất, những hướng ấy là vô số, mà chúng gặp nhau cắt nhau, chéo nhau đủ mọi cách, nhưng không phương hại đến cái hướng duy nhất của Bản thể. Do đó mà toàn thể vũ trụ có cái cứu cánh duy nhất của nó. Mà mỗi vật cũng đều có cái cứu cánh duy nhất của nó, mà mỗi vật cũng đều có cái cứu cánh duy nhất của mình, mặc dù Bản thể vũ trụ mọi vật hoàn toàn vô Ý THỨC, chỉ trừ con người là vật trong cứu cánh ấy đả trở thành mục đích tự giác.
    Ý THỨC con người cao hơn Ý THỨC động vật ở chỗ nó có tính phản tính, tức là Ý THỨC trở lại bản thân để quan sát hoạt động của mình. Động vật bị cảm giác khống chế hoàn toàn, Ý THỨC của nó không thể tách ra khỏi cảm giác để nhìn vào cảm giác, không thể vượt ra ngoài tâm trạng hiện hành để xem xét nhận thức tâm trạng ấy. Con người thì có động tác phản tỉnh, tự rút khỏi tâm trạng hiện hành của mình và ngoái trở lại để nhận xét nó.
    Ăn uống và mạnh khỏe là một hệ thống cứu cánh về sinh lý ở trong con vật cũng như ở trong con người. Con vật phải ăn mới khỏe được, cho nên khi có cái gì ăn thì nó vui thích sung sướng, nhưng nó chỉ là hiện tượng cảm thụ thuộc về Ý THỨC tự phát, chưa lên đến trình độ nhận thức rằng ăn uống là phương tiện, mạnh khỏe là mục đích, ăn uống là nguyên nhân, mạnh khỏe là kết quả. Vì con người có Ý THỨC phản tỉnh cho nên nó nhận thấy quan hệ nhân quả giữa ăn uống và mạnh khỏe.
    Nhưng trong Ý THỨC con người có sự đảo lộn trật tự lịch sử giữa hai vế của quan hệ nhân quả, cho nên con người thường xác nhận mục đích của mình trước khi tìm kiếm phương tiện. Đối với con vật thì cái yêu cầu toàn bộ của nó là cuộc sống bản năng, tự nhiên, sinh lý. Cái yêu cầu toàn bộ của con người cao hơn, là cuộc sống, nghệ thuật, đạo đức, khoa học… vì vậy cho nên Ý THỨC phản tỉnh là cái CHỨC NĂNG/Function(Fonction) toàn diện nhất của cơ thể nhỏ ở trong vũ trụ là con người.
    Nó là cơ sở, là tiền đề, là điều kiện của mọi CHỨC NĂNG/Function(Fonction) khác, của toàn bộ cơ thể với mọi khả năng lớn nhỏ, nó quyết định tất cả cái này, mặc dầu có nhiều khi xảy ra phản tác dụng của các khí quan đối với nó, và trở lại có thể cũng quyết định nó. Một mặt Ý THỨC bị quyết định bởi những hệ thống khác và cuối cùng bởi cái hệ thống toàn diện nhất là cái tồn tại phổ biến, và một mặt khác Ý THỨC lại quyết định cái hoạt động đạo đức, nghệ thuật, khoa học của con người và so cải tạo được thế giới như người ta đả nói.
    Cần nói thêm nữa là vật gì cũng phát sinh từ cái tồn tại phổ biến, những vật gì, hệ thống gì cũng bị quyết định bởi một vật khác, một hệ thống khác làm điều kiện tiên quyết của nó. Sở dĩ một hệ thống nào ra đời là bởi cái nhu cầu tiến hóa của tồn tại phổ biến. Vì vậy bất cứ vật gì trước khi phát sinh cũng có cái khả năng tồn tại rồi.
    Chính cái tồn tại dưới hình thức khả năng, tiềm phục nó quyết định tồn tại hiễn phát, hiện hành.
    Một vật, một hệ thống nào cũng có hai mặt của nó tác động lẫn nhau. CHỨC NĂNG/Function(Fonction) quyết định thể chất, làm cho thể chất phát triển. Thể chất của con người dần dần trưởng đại trong lúc đó CHỨC NĂNG/Function(Fonction) cũng được tinh xảo hóa. Còn CHỨC NĂNG/Function(Fonction) Ý THỨC của động vật cao đẳng và con người cũng được tinh xảo hóa trừu tượng từng bước và khí quan của nó là đại nảo, là hệ thống thần kin được tinh xảo hóa từng bước.
    Cái bực cao nhất củaÝ THỨC là biểu tượng/# Tín Hiệu (représentation/# Symbols; Meme), là ý niệm (Idée/idéa), # Fạm Trù (Category)/ ngôn ngữ (khái quát hóa, trừu tượng hóa) thì cái bực cao nhất ở trong đại nảo là cái khu vực gồm có những cái trung khu thị tính, cử động, ngôn ngữ… Biểu tượng, ý niệm, ngôn ngữ… là tác nhân, là điều kiện tiên quyết của những cái trung khu ấy, những cái trung khu ấy chỉ có phản tác dụng đối với tư tưởng, chứ không phải là điều kiện tiên quyết của tư tưởng như người ta tưởng. Biểu tượng là một thành phần xuất hiện khá muộn của CHỨC NĂNG /Function (Fonction) Ý THỨC. Với tư cách là một thành phần của CHỨC NĂNG/Function(Fonction) toàn bộ trong con người thì biểu tượng cố nhiên là phải có tác dụng đối với các cơ trong cánh tay qua đại nảo, qua hệ thống thần kinh… Điều ấy không có gì lạ hơn là cái tác dụng của CHỨC NĂNG/Function (Fonction) tuần hoàn đối với hệ thống thần kinh, các van nhỏ… trong trái tim.
    Tóm lại là với tư tưởng chủ biệt, người ta không thể nào giải thích sự phát sinh của Ý THỨC được, nhưng tư tưởng "chủ toàn" với cái mệnh đề "chí nhất ở trong chí đa" và mệnh đề toàn thể quyết định bộ phận" thì không những giải thích được cái huyền bí của Ý THỨC mà có thể giải thích được vô số huyền bí khác của vũ trụ.

    ĐDA: Tôi thấy anh đả hiện đại hóa một cách tài tình hệ thống tư tưởng Kinh Dịch với mệnh đề mở đầu "dịch hữu thể Thái cực. Thái cực sinh lưỡng nghi…và hệ thống tư tưởng của Lảo Tử mệnh đề: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị" và đả kết hợp cả được những phát hiện mới của khoa học một cách thú vị. Tôi muốn nói ngay rằng cách giải thích vấn đề cứu cánh tính và cách giải thích Ý THỨC như một CHỨC NĂNG/Function(Fonction) của cơ thể là một cách giải thích có ý nghĩa phong phú. Khoa học hiện đại đều xem Ý THỨC là một hiện tượng tâm lý có cơ sở ở đại nảo và ở thần kinh hệ cũng như muốn biết tại sao chúng ta nghe được, thấy được, chạm được các hiện tượng thanh âm, màu sắc, cứng mềm, nóng lạnh… là những hiện tượng thấp hơn các hiện tượng tâm lý một bực. Như thế nghĩa là người ta cũng vẫn thấy rằng để hiểu then máy của sự cảm giác âm thanh, màu sắc… thì phải nghiên cứu xem lỗ tai, con mắt làm việc thế nào, phát huy tác dụng của chúng thế nào, nghĩa là thực hiện những cái CHỨC NĂNG/Function(Fonction) gọi là thính giác thị giác như thế nào, cũng như muốn hiểu then máy của hiện tượng tâm lý về Ý THỨC, người ta phải nghiên cứu xem cái bộ khí quan đạo nảo và thần kinh hệ làm việc thế nào, hay nói cách khác là thực hiện CHỨC NĂNG/Function(Fonction) của nó như thế nào. Như vậy thì gọi là tác dụng hay CHỨC NĂNG/Function(Fonction) chỉ là cách gọi khác mà thôi, song nếu anh gọi dùng tiếng Pháp thì anh thấy tác dụng hay CHỨC NĂNG/Function(Fonction) đều là fonction cả. Nhưng chỗ tôi không đồng ý với anh là anh cho tôi giữa Ý THỨC của động vật với Ý THỨC của con người, cũng như giữa khoáng vật và sinh vật chỉ có sự dị biệt về trình độ chứ không có dị biệt về tính chất. Nảo và thần kinh hệ của con vật và con người đều có tác động lên then máy như nhau, vì vận động vật chất chỉ là một, nhưng ở con người có thêm cái khả năng phản tỉnh của Ý THỨC như anh cũng đả nói, lại còn có tác dụng của quan hệ xả hội. Theo tôi thì cái thêm đó không phải là một con toán cộng đơn thuần mà là một sự biến chất ghê lắm, có hậu quả khó lường và cho phép Ý THỨC phát triển lên cao một cách kỳ diệu, chính cũng như từ khoáng vật chuyển lên sinh vật thì có thêm khả năng truyền giống và sự đào thải tự nhiên, đó cũng là một sự biến chất lớn ghê lắm. Đó không phải là vận động cơ giới đơn thuần mà là vận động biện chứng có chỗ nhảy vọt rỏ ràng. Tôi còn có một ý kiến dị đồng như sau nữa. Về phần phê phán lịch sử triết học duy tâm phương Tây của anh thì tôi không có ý kiến khác, nhưng tôi nghĩa rằng giá anh nghiên cứu kỹ thêm cách phê phán của Mác (Ý THỨC hệ Đức, Sự nghèo nàn của triết học, Gia đình thần thành) của Engels (Chống Duyrinh, Sự cáo chung của triết học cổ điển, Phép biện chứng của tự nhiên) và của Lênin (Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Vở ghi triết học) đối với triết học cũ thì sự phê phán của anh có ẽ sẽ thú vị hơn nhiều. Về không gian và thời gian, Lênin dựa vào quan niệm của Engels đả phê phán rất sâu sắc những quan niệm duy tâm cho không gian và thời gian là những hình thức của cảm tính. Khi Engels nói rằng không gian và thời gian là hai phương thức tồn tại của vật chất thì tôi chẳng thấy gì là mâu thuẫn như anh nói mà chính cách nhìn không gian và thời gian của anh, theo tôi nghĩ, mới là mâu thuẫn. Này nhá, anh cho rằng không có cái gì là không gian và thời gian cả mà chỉ có Bản thể và nói rằng không gian và thời gian chỉ là kết quả của sự huyễn hóa tư tưởng loài người, cho nên chủ trương thủ tiêu cả không gian và thời gian vào Bản thể. Nhưng anh đả cho Bản thể là cái thực tại khách quan lớn nhất bao gồm tất cả các thực tại nhỏ, thế thì không gian và thời gian chính là bản thể mang cái tên khác, cái tên do sự huyễn hóa mà đặt ra, thì tại sao lại biến đi đâu mà không còn là thực tại nữa? Chẳng lẽ chỉ vì đặt cho nó một cái tên sai mà làm mất nó đi sao? Rỏ ràng là không lôgíc. Không gian và thời gian theo Enggels là hai phương thức tồn tại của vật chất, khi người ta đả nhận vật chất là thực tại khách quan thì cái phương thức tồn tại của nó, dù có là trừu tượng đi chăng nữa, cũng vẫn là có thực. Không thể vì cớ cái tên nó là một khái niệm trừu tượng mà nó lại đánh mất tính chất thực tại đi, tôi không thấy mâu thuẫn ở đâu cả.
    Đến như nói cái mệnh đề "vật chất là đệ nhất tính, Ý THỨC là đệ nhị tính" là chính đáng, nhưng còn có một vấn đề bất giả giải, tức là vấn đề vì sao có thể từ thế giới vô sinh lên thế giới hữu sinh. Vấn đề này khoa học và tư tưởng chủ biệt và người mác – xít với tư tưởng vừa chủ biệt vừa chủ toàn thì thấy rỏ như ban ngày, theo lời anh nói.
    Đối với các vấn đề khác, Đạo học với cái khả năng trực quan kỳ kiệu "bất xuất hộ tri thiên hạ, bất khuy dũ kiến thiên đạo" (không ra ngỏ biết thiên hạ, không dòm cửa thấy đạo trời) cũng không giải quyết được dễ dàng.
    Nhưng cái cách anh giải thích quá trình từ khoảng vật lên sinh vật tôi thấy cũng phưởng phất như, cách giải thích của cách nhà sinh khí luận ở thế kỷ thứ 19 giải thích sự sống bằng chất tố sinh khí chẳng khác cách cắt nghĩa vì sao thuốc phiện khiến người ta dễ ngủ mà bảo rằng vì nó có tố chất gây ngủ.
    Cùng với vấn đề trên, mà người ta còn gọi là vấn đề nguồn gốc của sự sống, còn có nhiều vấn đề hóc búa khác như vấn đề cứu cánh tính, vấn đề nguồn gốc của Ý THỨC hay các hiện tượng thị giác về cự ly, về màu sắc mà anh đả nêu ra, những vấn đề mà các nhà sinh vật học và tâm lý học tài tình tốn bao nhiêu công phu mà rồi vẫn chưa giải quyết xong, thế mà với bản thể luận tức Đạo học cùng tư tưởng chủ toàn của anh thì anh giải quyết rất dễ dàng. Sở dĩ như thế là vì với Đạo học anh có một cái chìa khóa vạn năng, một cái chìa khóa thần, bất kì bí mật nào anh cũng khám phá được.
    Chỉ có điều là từ cái mệnh đề "Toàn thể quyết định bộ phận cứ dùng phương pháp suy diễn để xử lý mọi vấn đề mà không cần đến sự kiểm tra của thực tiễn thì tôi e rằng đó chỉ là một cách lộng xảo của lý trí, cho nên cái chìa khóa vạn năng của anh không chừng chỉ là một cái chìa khóa ảo mà thôi.
    Nhà duy vật biện chứng thì khác. Anh ta chỉ là một người thợ chìa khóa thường bằng xương bằng thịt cố gắng lực chọn những vật liệu tốt trong các kết quả mà khoa học cung cấp cho đền dần dần rèn luyện những cái chìa khóa thích hợ mà lần lượt mở những cánh cửa bí mật mà anh ta gặp trên đường đời, cho nên trong các bí mật của vũ trụm anh ta mới mở được một phần nhỏ thôi, còn nghìn muôn bí mật khác nữa, anh ta sẽ cùng hàng nghìn muôn nhà khoa học tương lai mà cố gắng rèn chìa khóa để mở dần thôi, mà mỗi khi rèn được cái chìa khóa mới, anh ta lại phải nhờ thực tế kiểm tra xem cái chìa khóa ấy có thực đúng là chìa khóa đúng không.
    Sở dĩ đối với các vấn đề lớn như nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc của Ý THỨC, anh ta chưa rèn được chìa khóa là vì các nhà khoa học là những người cung cấp nguyên liệu cho anh ta chưa cung cấp được gì chắc chắn mà anh ta thì không phải là thần tiên nên "không có bột không gột nên hồ được".
    Một nhà khoa học, một nhà sinh vật học lớn ở nước Pháp hiện nay, phần thưởng Nobel Francois Jacob, cho biết rằng: Về nguồn gốc sự sống, người ta không thấy có sự khác biệt nào về cấu thành về liên hệ, về tính chất hóa học giữa những phân tử của thế giới vô sinh và của thế giới hữu sinh… Phải thừa nhận rằng ở nguồn gốc đả có cái gì đơn giản lắm…
    Một vật sống là gì? Là cái gì truyền giống, cái gì đó đảo tự nhiên… Một hy vọng là làm sao tìm được một cơ thể rất sơ đẳng, rất đơn giản, nhưng tìm ở đâu?
    Cái mật mả nguyên sinh thường nói đó là cái gì? Những cái ấy là điều kiện cho người ta giải quyết vấn đề về nguồn gốc sự sống hiện nay còn mù mờ lắm. Về nguồn gốc Ý THỨC thì ông nói rằng chỉ mới nói hệ thần kinh "sự nhận thức của chúng ta còn ít ỏi lắm.
    Người ta biết được một số tính chất điện lực nào đó của thần kinh và bắt đầu phân tích ở từng phân tử cái cách liên hệ với nhau của các tế bào thần kinh mà dòng điện truyền từ cái này sang cái khác, nhưng người ta hầu như chẳng nhận biết gì về cách tín hiệu được truyền đi, được chứa lại, được ghi lại và phát trở ra.
    Người ta chưa biết then máy thần kinh của trí nhớ, của sự học kinh nghiệm…
    Người ta chưa biết những màng lưới nhận được do học kinh nghiệm làm sao mà gắn những màng lưới đả cố định do di truyền…"
    Xem như thế thì về vấn đề hai nguồn gốc của sự sống và nguồn gốc của Ý THỨC người ta còn biết ít lắm, còn nói gì đến vấn đề vô Ý THỨC, tiềm thức, siêu thức…
    Đối với những bí mật của vũ trụ, các nhà khoa học và người mác – xít còn phải tìm tòi lâu nữa. Cái nhìn rất bao quát của nhà Đạo học cũng có nhiều hứng thú đối với họ. Nhưng khó lòng giúp cho họ bước tới chắc chắn được. Song nhà Đạo học chỉ mỉm cười với cái nụ cười của Thích ca hay Lảo tử khi thấy những người loay hoay suốt đời để khám phá những bí mật không có gì là bí mật đối với chính mình cả, chính anh cũng nói rằng tư tưởng "chủ toàn" của Đạo đem lại cho các nhà khoa học một điều rất bổ ích là khỏi lảng phí nỗ lực để tìm tòi cách giải quyết về nguồn gốc của sự sống và vấn đề nguồn gốc của Ý THỨC.
    Nhưng nói cho đúng thì phải nói rằng với tư tưởng "chủ toàn" của Đạo thì có thể bỏ tất cả mọi hoạt động khoa học đúng như Lảo tử nói: Tuyệt thánh khí trí – "Dứt thánh bỏ khí" mà người ta chỉ cần nhập định hoặc tọa thần để gạn bỏ hết thảy những cái lôi thôi phức tạp mà cuộc sống và lịch sử đả dấn cho để trở lại các trạng thái thiên chân lảng mạn của đứa trẻ sơ sinh mà cảm thụ ngay được Bản thể, thế là giác ngộ, là nắm được chân lý.
    Đối với nhà Đạo học thì những người mác – xít và tất cả những nhà khoa học chỉ là những con chim yến chim tước nhảy nhót ríu rít ở trên cành cây thấp thỏi so với chim bằng của Trang tử vỗ cánh một cái là bay xa muôn dặm trên trời xanh, nhưng có điều là chim yến chim tước kia là những con chim sống thực biết hót những điệu nhạc du dương mà cũng biết bay vút lên bầu trời cao rộng, chứ như chim bằng bay xa muôn dặm đó chỉ có trong tưởng tượng của các nhà nghệ sĩ mà thôi.
    Nhân chim bằng của Trang tử tôi thấy rằng Trang tử bất lực trước những vấn đề thực tế cuộc đời đặt cho đả tìm lối thoát bằng cách cưỡi chim bằng mà tiêu diêu trên trời xanh, xét cho cùng cũng chỉ là chàng AQ của Lỗ Tấn mà thôi. Mà nghĩ cho rộng ra thì cả Thích ca và Lảo tử cho đến thầy đồ Mạnh tử lang thang vất vả khắp nơi mà chê Trương Nghi và Công Tôn Diễn không phải là đại trượng phu để tự cho mình phải "lập thiên hạ chi chính vị, cư thiên hạ chi quảng cư, hành thiên hạ chi đại đạo", cho đến nay anh nữa đương chê các nhà khoa học loay hoay vất vả đó vô ích và cả tôi nữa trong lúc vô liêu chỉ ngồi tán dóc với anh về chuyện ngoài trời, cũng chỉ là những chàng AQ thôi.

    Tôi dứt lời thì bạn tôi cười đả cười phá lên mà nói: "Đúng quá! Đúng quá! Là AQ tuốt."

    Nguồn: Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm. Nxb. Trẻ, 1989.

    Thứ bảy, 19 Tháng 2 2011 17:31
    Đào Duy Anh
    NHỚ NGHĨ CHIỀU HôM
    Nxb. Trẻ, 1989

    [r2)]/p>

    Phần Tô Hồng là ~ ghi chú của Ng Viết
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    @};-Tản Mạn: Nhân nói đến KN MEME của R. Dawkins.
    NG Viết chân thành tặng 1 Bài Viết này cho Bác DUMB trong Chủ đề [​IMG] Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.
    của TG Nguyễn Văn Hoàng
    Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
    Ngày: 03-07-2007
    Đề tài: Khoa học & Đời sống

    Nguyễn Văn HoàngBài dự thi viết về Giáo dục Việt Nam


    Dẫn đề

    “Sin thì sincos cossin, cos thi coscos sinsin dấu trừ”. Đó là câu vè để nhớ một công thức toán lượng giác mà ta tiếp thu được trong đời trung học.
    Những kiến thức về khoa học tự nhiên và nhân văn khiến con người mở mang hiểu biết cũng là căn bản cho những sự học vấn cao hơn ở bậc đại học, với mục đích sau cùng là để phục vụ thực tế của đời sống.
    Song, rốt cuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta, không mấy ai gặp lại hay cần dùng cái hiểu biết “sin, cos” của môn hình học lượng giác này.

    Những điều mà các em học sinh va chạm trong đời sống hàng ngày sau khi tốt nghiệp trung học ngoài việc thi vào đại học là đi tìm việc làm, là tình yêu đôi lứa và nói chung là sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
    Trong một cuộc phỏng vấn xin việc làm, trong những lần tạo ấn tượng với người bạn khác phái, thậm chí trong những cuộc tiếp xúc hàng ngày với người quen hay kẻ lạ, các em cần thuyết phục đối tượng. Nhưng kiến thức làm sao để thuyết phục đối tượng không được dạy trong trung học.
    Các em sẽ phải đương đầu với những lo lắng trong thi cử, thất chí trong cuộc sống kiếm cơm, đau khổ trong những cuộc tình dang dở, đối phó với những thăng trầm của cuộc sống. Làm sao để có đủ ý chí vượt qua các thử thách? Làm sao để bớt lo lắng?
    Làm sao để sự thất vọng không làm ta nhụt chí? Trước sự thất tình ta phải nghĩ sao, làm gì?


    Những vấn nạn này không những chỉ xuất hiện ở tuổi đôi mươi, mà nếu không may, còn theo đuổi con người suốt một kiếp.
    Sa ngã trong nghiện ngập, thất bại trong kế mưu sinh, bị bạn bè phản bội, người thân lừa dối, con cái ngỗ nghịch không nên người là những nỗi khổ và khó khăn của đời người. Làm sao để tránh, làm sao để vượt qua?

    Trong 100 em học sinh, có lẽ chỉ có một vài em sẽ cần kiến thức “sin, cos” của hình học lượng giác sau này, chỉ có vài em cần áp dụng kiến thức công thức vật lý F=ma nhưng em nào cũng được học. Trong khi đó, trên 90% các em sẽ trở thành những người cha, người mẹ, cần phải hướng dẫn con cái, nhưng không có bài học nào dạy làm sao để hiểu, đối xử và dạy dỗ trẻ em.
    Những công thức hóa học, những định lý toán học, những câu ca dao lục bát tuy không thể thiếu trong chương trình trung học, song trên bình diện đời sống cá nhân, có những điều rất ư là quan trọng, lại thường xảy ra, mà các em cần được trang bị để ra đời đã không được giảng dạy đúng mức.

    Đó là nói trên bình diện của mỗi cá nhân. Trên tầm nhìn quốc gia, dân tộc ta lại thấy những điểm khác,
    có thể bổ túc thêm cho chương trình giáo dục của Việt Nam.

    Ai đã từng tiếp xúc qua với học sinh của các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Úc, Pháp, hay đã từng biết sinh hoạt của người Tây Phương thì có lẽ cũng thấy được sự dạn dĩ, tự nhiên của họ. Những đứa trẻ trong nền giáo dục của các nước tiên tiến lớn lên với một sự tự tin. Ngoài sự tác động từ đời sống bên ngoài, sự giáo dục của nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sự giáo dục này không chỉ nằm trong kiến thức được truyền thụ mà tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp giáo dục.

    Những tiền đề trên cho ta ấn tượng là có rất nhiều điều cần được bổ túc, cải cách, trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, từ nội dung chương trình đến phương pháp, song bài viết này chỉ chú trọng về phương diện nội dung chương trình giáo dục.

    Kiến thức về khoa học có thể giúp cho một người có bằng cấp kỹ sư. Song trong đời sống của một kỹ sư thì có gia đình, bạn bè, cấp trên, thuộc hạ, bạn đồng nghiệp, cộng đồng, dân tộc… chứ không chỉ có công việc tính toán khoa học.
    Cái hành trang kiến thức của trung học chỉ đóng góp được một phần rất nhỏ trong cả cuộc đời người kỹ sư. Và nếu chẳng may sau khi ra khỏi trung học đương sự không trở thành kỹ sư mà làm ca sĩ, thì tất cả những kiến thức toán, vật lý cũng không còn công dụng gì nữa. Song một ca sĩ thì cũng như một kỹ sư, ai cũng phải đối diện với thực tế đời sống, trong đó cảm nhận của bản thân và quan hệ giữa người và người là điều quan trọng và thực tế nhất.

    Như vậy, xin được tạm gọi cái kiến thức mà chúng ta cần trang bị thêm một cách chu đáo cho các em tốt nghiệp bậc trung học là môn “con người và đời sống”.
    Nếu gọi những kiến thức khoa học và nhân văn là để làm tăng IQ (intelligence quotient) của học sinh, thì môn “con người và đời sống” là phần nào để làm tăng “EQ” (Emotional Quotient) của học sinh, chuẩn bị cho các em ra đời thành công. Sự thành công không chỉ đặt căn bản trên vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần. Người cảm thấy hạnh phúc là người thành công.

    Việc soạn thảo chương trình của môn “Con Người và Đời Sống” phải là công trình của nhiều người, nhiều chuyên gia.
    Chương trình này là tổng hợp của nhiều kiến thức về TÂM lý, sinh lý, triết lý… bao gồm công dân, đức dục được sàng lọc và gói ghém lại để thích hợp với trình độ và nhu cầu của người tiếp thu. Khuôn khổ một bài viết của một người sẽ không thể nào trình bày hết.

    Song, muốn hoàn thiện hóa một cơ chế, một sự việc điều tiên quyết là chúng ta cần hiểu rõ cơ chế hay sự việc ấy. Muốn hoàn thiện hóa cá nhân chúng ta và quan hệ giữa người với người, chúng ta phải hiểu rõ về con người. Đóng góp dưới đây là một vài kiến thức mà người viết cho là căn bản cho môn “Con Người và Đời Sống”. Bài viết này được gởi đến các em học sinh của những năm cuối cùng của trung học, vì người đọc cần một số kiến thức khoa học căn bản để có thể tiếp thu một cách dễ dàng.


    Viết cho các bạn trẻ…

    Các bạn trẻ thân mến,

    Sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Hoa Kỳ đã làm chấn động hoàn cầu. Hàng chục người đã tham gia vào công tác cảm tử, cướp các phi cơ dân sự, lao vào các mục tiêu quân sự lẫn dân sự của Mỹ. Có người xem đó là hành động khu~ng bố, hèn hạ, vô nhân, cũng có người xem đó là những hành động tử vì đạo vô cùng anh hùng, cao thượng. Còn những cảm tử quân kia thì nghĩ gì? Không nhiều thì ít, chắc chắn phải có một số cảm tử quân tin vào đấng thượng đế của họ và một thiên đàng sau cõi chết. Nhưng cũng có những người trên thế giới không tin như vậy.

    Đời sống của nhân loại quả thật là muôn màu muôn vẻ, một lãnh tụ chính trị được nhiều người suy tôn, nhưng cũng bị nhiều người khác khinh dễ, và lại cũng có người dửng dưng. Trước một biến cố, thậm chí một bài thơ hay một bản nhạc, qua nhãn (và nhĩ) quan của con người nó bỗng trở thành hay, dở, tốt, xấu khác nhau, nghĩa là được cảm nhận một cách khác nhau.

    Tại sao như vậy? Cá nhân chúng ta thuộc loại nào? Tại sao ta lại nghĩ như vầy, mà người khác lại nghĩ như thế kia? Các cảm tử quân rốt cuộc có lên thiên đàng không? Trước quá nhiều gút mắc chúng ta hãy chọn những gút chính mà tháo gỡ. Cái gút đầu tiên cần được tháo gỡ là “Tại sao người ta lại có những niềm tin, suy nghĩ khác nhau?”.



    MEMes- KÝ NIỆM và niềm tin

    Chắc các bạn trẻ đều có nghe qua chuyện Tarzan hay những mẩu chuyện em bé hay ~ đứa trẻ được chó sói nuôi trong rừng.

    Những em bé hay ~ đứa trẻ & người này, chưa từng tiếp xúc với loài người, không nói được tiếng người, chỉ biết sủa và tru. Một con người chưa bao giờ nghe qua tôn giáo A nào đó thì không thể nào biết có tôn giáo đó để mà đặt niềm tin vào.
    Một người chưa từng bao giờ nghe qua tên nhân vậy B thì cũng không thể nào tôn sùng, yêu kính hay ghét bỏ nhân vật B. Nhưng cuối cùng, khi họ lớn lên thì người này tin thế này, người kia nghĩ thế kia. Để tìm hiểu xem tại sao như vậy ta hãy theo dõi họ ngay từ thuở lọt lòng.

    Các bạn trẻ thân mến,

    Ngay từ thuở lọt lòng, không có một đứa trẻ nào có một niềm tin nào cả. Điều nó biết chỉ là những cảm giác sinh lý như đói no, nóng lạnh, sáng tối, đau đớn hay thoải mái. Để dễ hiểu cho những lập luận sau này, chúng ta hãy tạm xem bộ NÃO của đứa nhỏ như một cái máy điện NÃO vi tính mới mua về, trong đó chỉ có những chương trình thật căn bản để sinh tồn mà thôi.

    Rồi thì nó nhìn thấy nụ cười của bà mẹ. Nó tiếp thu nụ cười vào NÃO như một máy vi tính tải vào một chương trình nhỏ. Rồi một hôm nó húp một chút nước đường, cái vị ngọt của nước đường làm nó thoải mái, và đó cũng là một chương trình nhỏ giữ lại trong bộ NÃO non nớt trinh trắng đó. Lớn lên một chút, một hôm nó nghe người ta kể chuyện ma, câu chuyện ma được tiếp thu vào KÝ NIỆM ức của nó như một “program” được “load” vào “computer”.

    Nụ cười của bà mẹ, vị ngọt của đường, câu chuyện ma, những cái mà ta tạm gọi là chương trình (program) bên trên được các nhà khoa học gọi là những “MEMes”, tạm dịch là “KÝ NIỆM” (như ký hiệu).

    MEMe có thể nhỏ như một nụ cười, nhưng cũng có thể lớn như một lý thuyết tôn giáo hay chính trị. Không ai tự nhiên sinh ra mà tin vào lý thuyết này, sự kiện nọ. Tất cả đều dựa trên những MEMes trong đầu, và những MEMes này được đưa vào NÃO qua ngũ quan của ta. Một cách nôm na, MEMes hay KÝ NIỆM là những kinh lịch của cuộc sống.

    Hãy giả sử khi vừa ra đời, các cảm tử quân trong vụ 11 tháng 9 bị bắt cóc. Một số được nuôi dưỡng trong nhà dòng ở La Mã, một số được gởi qua Tây Tạng ở cùng các vị Lạt Ma, một số đưa sang VN cho những gia đình nông dân nuôi dưỡng, tất cả đều không có phương tiện liên lạc truyền thông như TV, radio, để biết về Hồi giáo, thì khi lớn lên có được mấy người tin vào đấng Allah và thuyết Hồi Giáo? Có lẽ chúng ta cùng tin rằng không có người nào có niềm tin như họ đã có khi tham gia công tác cảm tử. Và có lẽ không một ai tham gia công tác cảm tử này. Nếu chưa nghe qua thánh Allah, chưa bao giờ biết qua trên đời có kinh Koran thì người ta không thể tự nhiên mà có niềm tin vào lý thuyết của đạo Hồi. Đó là điều chắc chắn. Trước khi người Tây Phương sang Việt Nam, vì chưa nghe đến đạo Kitô nên không có người Việt Nam nào theo đạo Chúa và thờ Chúa Giê-su cả. Do đó, niềm tin trong ta được thành lập trên những điều ta được nghe qua, thấy qua, dạy dỗ, và đó là những MEMes, những ký chứ không phải tự nhiên mà có.

    MEMes là những ký hiệu được giữ lại trong tiềm thức của ta. Chúng là căn bản cho sự suy nghĩ của ta. Người ta nghĩ khác nhau, cảm nhận khác nhau về cùng một sự kiện 11 tháng 9, cũng vì có những MEMes khác nhau.

    Như vậy, việc đầu tiên chúng ta đồng ý là suy nghĩ của mình chỉ có thể dựa trên những MEMes mà mình đã kinh qua. Người Việt, có những MEMes về VĂN HÓA giống nhau nên có suy nghĩ tương tự nhau. Nhưng người Việt ở trong nước suy nghĩ khác người Việt ở hải ngoại, người có MEMes của chủ nghĩa này, kẻ có MEMes của lý thuyết kia, vì họ có kinh lịch đời sống khác nhau.

    Nếu mỗi người chúng ta chỉ có một bộ MEMes thì chỉ có MEMes chịu trách nhiệm cho mỗi suy nghĩ, cảm nhận và hành động của ta, nhưng trong một con người thường khi có rất nhiều MEMes và người ấy phải chọn lựa. Thí dụ như cô A có hai anh chàng đang theo đuổi, mỗi chàng đã để lại môt bộ KÝ NIỆM (set of MEMes) trong ký ức của cô. Vấn đề của cô là phải quyết định xem chọn anh nào, hoặc không chọn ai cả, hay... bắt cá hai tay. Một người Việt lớn lên thường đã nghe qua và biết qua nhiều lý thuyết tôn giáo lẫn phi tôn giáo, tức là có nhiều MEMes khác nhau, vậy thì họ sẽ chọn tin theo lý thuyết nào?

    Các bạn trẻ thân mến,

    Khi các MEMes mâu thuẫn nhau, tranh chấp với nhau trong đầu thì cũng chính là lúc ta đang suy nghĩ và cuộc tranh đấu giữa các MEMes càng ác liệt, càng khó phân thắng bại thì ta càng cảm thấy bối rối, phân vân. Và đó là vấn đề mà chúng ta phải đụng độ hàng ngày.

    Vậy thì cái gì có quyền quyết định, cái gì có quyền chọn lựa? Thông thường, câu trả lời là “TA” chọn lựa, “TA” quyết định.

    Các bạn trẻ thân mến,

    Muốn hiểu về con người và đời sống thì cái đầu tiên, và quan trọng nhất mà ta cần hiểu biết là cái TA. Nó thực sự bí ẩn hơn cách hiểu thông thường.

    Thông thường, khi nói “TA”, hay “TÔI”, thì người ta chỉ vào ngực, hoặc vỗ vào ngực và có lẽ người ta muốn chỉ trái tim. Song mọi người đều biết trái tim không phải là trung TÂM của sự chọn lựa, quyết định, và điều này được dẫn chứng bởi những ca đau tim và những người được thay tim. Có khi xưng tôi thì người ta chỉ vào mặt, nhưng dĩ nhiên mặt mũi không phải là nơi quyết định, và điều này cũng được dẫn chứng qua những ca giải phẫu thẩm mỹ.

    Vậy thì cái “TA” có phải nằm trong NÃO bộ chăng, bởi vì khi bị thương tổn NÃO bộ người ta mất trí, chọn lựa và quyết định trở nên bậy bạ? Đặc biệt, các người mà NÃO bộ bị đánh thuốc mê, hay thậm chí chỉ cần say rượu đến bất tỉnh (tức là bị phân tử rượu tác động lên NÃO), thì họ cũng không quyết định gì được cả.

    Từ trước đến nay, người ta thường phân tích hoạt động sinh lý của NÃO, và phân tích đời sống tinh thần, TÂM lý, của con người một cách tách biệt. Nhưng kỳ thật, thưa các bạn, cái thí dụ đánh thuốc mê bên trên đã cho thấy rõ đời sống tinh thần, suy nghĩ, cảm giác của ta có liên quan mật thiết đến NÃO bộ và những phân tử thuốc mê vật chất. Sự liên quan giữa tinh thần, TÂM lý, suy nghĩ và NÃO bộ có thể được ví như mối liên quan giữa các chương trình, hay phần mềm (software), và phần cứng (hardware) của máy vi tính. Phần mềm là các MEMes, còn NÃO bộ của ta là phần cứng.
    Cái “TA” quyết định mọi thứ cũng núp trong cái phần cứng và phần mềm này.

    Các bạn trẻ thân mến,

    Tình yêu nam nữ, tình yêu gia đình, tổ quốc, đồng loại, sự phân biệt thiện ác, đúng sai, niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ, hy vọng, tức giân, hờn ghen, tủi nhục, vinh quang, đến tất cả những ký ức, và cuối cùng là quyết định của các bạn, của tất cả chúng ta đều diễn ra trong bộ NÃO. Hôm nay chúng ta bỏ ra vài phút, truy cho tới cùng cái TA, hiểu nó cho tường tận.
    Cái kết quả của vài phút suy nghiệm này sẽ đưa ta đến một khám phá đáng ngạc nhiên, tương tự như lúc mọi người đang tin là trái đất là mặt phẳng, bỗng một hôm phát hiện ra nó hình cầu.

    Trong vài dòng tới, các bạn trẻ sẽ có cơ hội vận dụng những kiến thức khoa học căn bản nhất để suy ra một chân lý mà trường trung học chưa bao giờ giảng dạy qua, ngay cả ở đại học cũng vậy. Các bạn sẽ hiểu được cái “TA” mà có lẽ bạn chưa từng nghe nói tới kể cả trong tôn giáo hay ngoài xã hội. Nó lạ lùng kỳ diệu mà cũng rất ư đơn giản và khoa học.


    Ta

    Một hôm, một nhân công làm đường rầy xe lửa, trong khi đang đặt thuốc nổ phá núi đã bị tai nạn, cây xà beng cắm vào đầu ông xuyên qua NÃO bộ. Bộ óc bị mất một phần nhưng ông ta không chết. Sau thời gian dưỡng bệnh, ông ta trở lại làm việc. Tuy sức khỏe bình thường, tính tình của ông ta đã đổi khác. Từ một người nhút nhát ông trở nên rất bạo dạn. Không những chỉ khác ở tính tình mà sau khi bị mất một phần NÃO ông còn khác xưa ở những điểm kỳ lạ. Sau khi lành bệnh, ông ta dùng lưỡi để khám phá ra vật lạ thay vì dùng mắt hay tay như trước đây dù ông ta vẫn thấy đường và có xúc giác bình thường. Ông ta lại có thể động tình với bất cứ ai nam cũng như nữ, luôn cả với thú vật mà trước đó thì ông là một người đàn ông bình thường, không phải như vậy.

    Qua hiện tượng này cùng với nhiều hiện tượng bị bệnh hay giải phẫu NÃO bộ, người ta nhận thấy rằng cá tính, suy nghĩ, cảm giác, thái độ của con người sẽ khác đi nếu như NÃO bộ bị hư hao, thương tổn và người ta biết rằng có những trung khu với những chức năng riêng, như cảm giác, suy nghĩ vân vân.

    Các bạn trẻ thân mến,

    Nếu có cái ta cao hơn bộ NÃO, nghĩa là có thẩm quyền trên bộ NÃO thì sao ông nhân viên hỏa xa kia lại thay đổi ý thích về ******** và có thái độ kỳ dị như vậy?

    Để thí nghiệm, người ta đã cắt mất phần NÃO tương ứng của những con khỉ tương tự như trường hợp của nhân viên hỏa xa nói trên. Kết quả là những con khỉ trở nên rất dễ dạy, không sợ hãi như trước.
    Chúng cũng khám phá đồ vật bằng miệng và lưỡi và cũng ******** với cả cái lẫn đực, lẫn những con vật khác.

    Các bạn trẻ không cần lo lắng là chúng ta sẽ phải kinh qua một bài học về sinh lý NÃO. Ở đây chúng ta chỉ muốn chứng minh rằng từ cảm giác của ngũ quan, sinh lý đến các cảm giác TÂM lý như vui buồn, sợ, tức, đến cả suy nghĩ và quyết định của ta cũng nằm trong NÃO bộ và liên quan đến sự vận hành của NÃO bộ.

    Bộ NÃO là tập hợp của các tế bào, mà sự vận hành trong đó là những phản ứng hóa học. Nếu các tế bào ấy không hoạt động, tức là các phản ứng hóa học không xảy ra, thì ta không có cảm giác, suy nghĩ hay quyết định, thậm chí không biết ta hiện hữu. Ứng với mỗi sự suy nghĩ hay quyết định của ta phải là một luồng thần kinh, tức là một chuỗi phản ứng sinh hóa xảy ra trong NÃO bộ. Hiện tượng sinh hóa khác nhau thì ứng với những suy nghĩ quyết định và cảm giác khác nhau.
    Các hóa chất gây mê, kích thích, lượng đường trong máu, thuốc trị bệnh trầm cảm và các loại bệnh thần kinh khác là những minh chứng cho vai trò của hóa chất trên suy nghĩ và cảm giác của ta.
    Các chuỗi phản ứng hóa học trong NÃO bộ, tức là hoạt động thần kinh trung ương là bất khả phân với suy nghĩ và quyết định của ta, tức là TA.

    Đến đây thì có một câu hỏi lớn nhất mà chúng ta phải trả lời. Trả lời xong câu hỏi này thì ta hiểu được cái TA kỳ diệu và có được chiếc chìa khóa để mở tất cả những hệ luận triết lý sau này. Câu hỏi đó là:

    (1) sự quyết định, suy nghĩ của ta khiến cho những hóa chất trong tế bào vận hành và phản ứng (theo ý ta), hay

    (2) những chuỗi phản ứng hóa học ấy chỉ diễn ra theo định luật của tự nhiên - tức là những định luật lý, hóa, mà chúng ta đã được học qua - và chính những phản ứng hóa học này đã phát sinh ra cái mà ta goi là suy nghĩ ý muốn và quyết định của ta?

    Câu hỏi này có tính cách quyết định, bởi vì nếu ta cho rằng là ý chí của ta điều khiển sự hoạt động của NÃO bộ, thì quả là trên đời này có một cái TA làm chủ NÃO bộ này và ta phải đi tìm cho ra nó. Còn bằng cho rằng chính cái ý chí ấy cũng chỉ là một sản phẩm của sự vận hành của những hạt hóa chất li ti trong một khối NÃO trăng trắng bầy nhầy, thì không còn cái TA nữa, mà chỉ còn một bộ máy sinh hóa chạy tự động, và trong quá trình hoạt động này nó sản sinh ra một dạng hiện hữu khác, mà ta gọi là suy nghĩ, cảm giác.

    Các bạn trẻ thân mến,

    Qua các kiến thức sơ đẳng về vật lý, như điện tích âm hút điện tích dương, và những kiến thức sơ đẳng về hoá học, các bạn đều biết rằng vật chất, hóa chất chỉ hoạt động, phản ứng tuân theo luật thiên nhiên chứ không hề tuân theo một ý chí nào. Vậy, việc bảo rằng ý chí của ta khống chế các hoạt động hóa học trong NÃO là không đúng.

    Nhưng rõ ràng là các hoạt động của NÃO bộ ứng với cảm giác và suy nghĩ của ta. Vậy thì cách giải thích duy nhất là cảm giác của ta, suy nghĩ của ta, là thành phẩm, hay được gọi là sản phẩm phụ, của các hoạt động vật chất trong NÃO bộ.

    Khi có một ánh đèn xanh chiếu vào mắt, một chuỗi hoạt động thần kinh sẽ diễn ra trong trung khu thị giác của NÃO bộ ta, và thế là ta có được cái cảm giác “thấy” màu xanh. Khi miếng chanh kích thích tế bào vị giác ở lưỡi, luồng thần kinh được đưa vào khu vị giác của NÃO bộ và một cảm giác “chua” xuất hiện. Tương tự như vậy, những luồng thần kinh, tức là những phản ứng hóa học, xảy ra ở những trung khu khác sẽ tạo ra những cảm giác TÂM lý như vui buồn, và cả cái cảm giác mà ta vẫn mệnh danh là suy nghĩ, hay quyết định.

    Các bạn trẻ thân mến,

    Đến đây ta gặp phải một vấn đề khó hiểu, đó là cái “phẩm chất” của cảm giác vui buồn, của vị chua, của màu xanh hay của suy nghĩ hoàn toàn khác với những chuỗi phản ứng hóa học mà ta vừa mô tả. Đó là hai dạng hiện hữu hoàn toàn khác nhau. Thật khó mà tưởng tượng ra sự tương quan giữa những phản ứng hóa học trong NÃO và quyết định chọn ai, bỏ ai, hay cảm giác ghen tức, thất tình trong một cuộc tình tay ba.

    Để dễ hiểu, xin tạm lấy một vài ví dụ.

    Chúng ta đều biết hễ có dòng điện chạy qua bóng đèn thì tim đèn mới bật sáng. Giữa ánh sáng, tức hiện tượng phát quang, và chuyện các điện tử chạy trong dây điện và tim đèn thoạt xem thì thấy khác nhau, như kỳ thực từ một mà ra. Dòng điện đã tạo nên hiện tượng phát quang. Tương tự, cảm giác của ta có thể được ví như ánh sáng và luồng thần kinh thì được ví như những luồng điện trong dây đèn. Có rất nhiều thí dụ về cơ chế tương tự như trên. Khi cái dĩa CD quay thì có tiếng nhạc phát ra từ cặp loa. Tuy lời ca tiếng hát xem chừng như khác hẳn việc cái dĩa CD đang quay nhưng kỳ thực tất cả những âm thanh phát ra đều hoàn toàn tùy thuộc vào các tín hiệu trên dĩa CD. Trong trường hợp này, cảm giác và suy nghĩ của ta có thể ví như âm thanh bản nhạc, còn các MEMes là những tín hiệu trên CD, NÃO bộ thì được ví như cái máy CD.

    Ô hay, nhưng như vậy thì trớ trêu lắm. Như vậy thì con người nào khác chi cái máy!

    Thực vậy các bạn trẻ ạ, nếu có bạn nào đọc đến đây mà không đồng ý với bài viết, thì đó là vì các MEMes được chứa trong NÃO bộ của các bạn không hạp với cái MEMe mà bạn đang tiếp nhận qua những dòng chữ này. Hầu hết chúng ta đều cho là con người khác với cái máy, nguyên nhân chính là vì con người có quyền tự quyết.

    Các bạn trẻ ạ, chơi cờ là điển hình của sự suy nghĩ và quyết định, và công việc suy nghĩ cùng quyết định này được computer chơi rất tài tình, tài tình bằng hay hơn cả con người. Điều duy nhất khác biệt giữa ta và cái computer, là khi suy nghĩ đế đánh cờ thì ta biết ta đang chơi cờ và suy nghĩ, rồi khi thắng, khi bại ta cảm thấy vui hay buồn. Computer thì không hề biết nó đang làm công việc suy nghĩ, cũng không biết vui buồn. Nếu cái computer có cảm giác như con người thì nó cũng ngỡ rằng nó có quyền tự quyết trên mỗi nước cờ, nó chẳng biết rằng suy nghĩ của nó đã bị chương trình hóa và những suy tính của nó đều là tự động. Nó cũng sẽ bị lầm như chúng ta đang bị lầm là TA có quyền tự quyết (freewill).

    Quyền tự quyết của ta vẫn có, trên một phương diện nào đó, vì không có ai có thể nhảy vào NÃO để làm thay đổi tư tưởng của ta, nhưng trên cái nhìn rộng hơn thì chính ta cũng không làm sao thay đổi nó được. Việc nó thay đổi hay không là tùy thuộc vào một quá trình tự động, vận hành theo luật của tự nhiên (hay nếu muốn, có thể nói là theo “thiên ý”).

    Cấu trúc kỳ diệu nhất vũ trụ

    Chắc một số bạn trẻ cũng có nghe qua nhạc phẩm Cát Bụi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với câu bất hủ
    “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”. Thật thi vị nhưng cũng thật chính xác.
    Các hạt bụi oxygen, carbon, điện tử, vân vân… ráp lại thành thân ta, NÃO ta, và kỳ diệu thay, trong sự tương tác của hạt bụi trần gian này phát sinh ra những TÂM hồn vui buồn, lãng mạn, phát sinh ra cả những dòng nhạc và lời của Trịnh Công Sơn.

    Theo các khoa học gia, cấu trúc tinh vi, kỳ diệu, nhất của vũ trụ là bộ NÃO. Nó tinh vi và kỳ diệu không chỉ vì khả năng suy nghĩ của nó, vì nó suy nghĩ còn kém máy vi tính, nhưng là vì sự vận hành của nó. Khi các mạch điện NÃO trong óc hoạt động, bộ NÃO phát sinh ra được một dạng hiện hữu, khác hẳn với những dạng đang tồn tại mà ta biết đến, đó là cái giác và thức.

    Khi các mạch điện trong NÃO của ta hoạt động thì nó phát sinh ra cảm giác sinh lý như đói, no, nóng lạnh, vị giác, xúc giác, thị giác, và những cảm giác TÂM lý như sợ, tức, vui, buồn, yêu, ghét, thương, hận. Xin tạm gọi chung những cảm giác trên là giác. Chua và đắng cùng là vị giác, nhưng khác nhau về “phẩm”. Cảm giác thấy màu xanh, hay đỏ, cũng khác nhau về “phẩm”, tuy cùng là thị giác. Vui buồn, tức sợ, suy nghĩ cũng vậy, là những cảm giác, và chúng khác nhau về phẩm.

    Sự “biết”, hay “cảm nhận” được các suy nghĩ, quyết định, cảm giác vui buồn được gọi là thức, hay Ý THỨC, tiếng Anh gọi là consciousness.

    Như vậy, TA là một bộ máy sinh học nhưng có cảm giác. Điều ta cần biết là mọi suy nghĩ, âm mưu, tham vọng, tình thương, lòng nhân từ của ta đều không phải do ta muốn mà ra, và ngay cả cái ý muốn của ta cũng không phải do ta muốn mà có, mà tất cả chỉ là thành quả của những sự vận hành vô tri, vô giác của những hạt bụi vật chất li ti.

    (Nếu bạn trẻ nào có những suy nghĩ liên quan đến linh hồn để phản bác những lập luận trên, xin đọc thêm phụ lục 1 bên dưới)

    Các bạn trẻ thân mến,

    Có lẽ các bạn chưa nghe một môn học nào, một bài học nào kết luận rằng con người là một cái máy có cảm giác. Song đó là sự thật. Sở dĩ bao lâu nay ta không nghe người ta nói đến là vì thứ nhất, các hiểu biết về NÃO khoa, phân TÂM học chỉ mới phát triển gần đây, thứ nhì, các khoa học gia thường chỉ chú trọng vào sự phân tích khoa học mà không áp dụng những hiểu biết vào triết lý, thứ ba, các khoa học gia và triết gia đã nói đến vấn đề này trong 10 năm nay, nhưng những kiến thức này chưa được phổ quát đến học sinh trung học, và cuối cùng, những kiến thức này đi ngược lại một số các lý thuyết tôn giáo nên sự phổ biến bị dè dặt hơn.

    (Neuronal Correlates of Consciousness, sự liên quan giữa Ý THỨC và hoạt động thần kinh, là đề tài mà Francis Crick, người khám phá ra phân tử DNA của di truyền học, được trao giải Nobel năm 1962, nghiên cứu. Các bạn có thể đọc thêm qua những quyển sách trong trang Neuronal Correlates of Consciousness).

    Những phân tích về NÃO học bên trên có thể được tìm đọc trong quyển “An Anatomy of Thought” của Giáo Sư Ian Glynn, Cambridge University. Định nghĩa con người là một cái máy tự động có Ý THỨC, human beings are conscious automata, cũng được ghi lại trong quyển sách này, và đó là ý kiến chung của nhiều triết gia.

    Những kiến thức về MEMes có thể được tìm đọc trong “The MEMe Machine” của Dr Susan Blackmore. )

    Các bạn thân mến,

    Như vậy là các bạn đã có một khái niệm khá mới nhưng khoa học về cái ta. Cái ta mà ta thường tưởng là chủ của cơ thể này, quyết định mọi việc thực ra chỉ như là cái bóng bên lề, mà cái thực thể chính là sự vận hành của những phân tử vô tri trong NÃO bộ. Các phân tử vô tri vận hành thế nào, thì cái bóng ghi lại hoạt động y như vậy. Nhưng cái bóng thì chẳng thể nào quyết định được hoạt động của thực thể. Đến đây thì ta đã hiểu được con người.


    Con người

    Cổ nhân có nói nhân chi sơ tính bản thiện. Theo ngành phân TÂM học, TÂM lý học thì câu trên không đúng.
    Con người khi vừa chào đời không hề biết thiện hay ác mà chỉ biết đến bản thân. Nhân chi sơ tính bổn ích kỷ thì mới đúng hơn.

    Một đứa trẻ sơ sinh không hề nghĩ cho nỗi đau của mẹ nó, nó chỉ biết khóc khi đói sữa. Một em bé 6 tháng không hề biết chia xẻ thức ăn cùng cha mẹ dù họ đang đói. Nó không hề biết thiện hay có hành động thiện. Nhưng các em bé cũng không hề muốn hại ai, do đó cũng chẳng ác. Tính thiện ác chỉ có sau khi lớn lên nhưng mầm mống của ích kỷ thì sẵn có, chẳng cần ai dạy nó vì nó thuộc về bản năng để cá thể đó sinh tồn. Nó đã được quy định sẵn trong hệ di truyền, giống như khi mua một cái máy computer mới về thì luôn luôn nó có sẵn chương trình của windows.

    Vì con người là cái máy, nó cũng phải hoạt động theo một số nguyên tắc hay nguyên lý chung.

    Nguyên lý chung là con người luôn luôn hướng về một cảm giác tốt đẹp hơn hay trong nhiều trường hợp phải nói là hướng về một cảm giác ít xấu hơn. Mục tiêu chung của con người là những cảm giác tốt đẹp, tức hạnh phúc, và động cơ chung là những cảm giác xấu, như sự đói rét khiến người ta cố gắng, sự đau khổ, tức giận là động cơ của sự vùng dậy. Cảm giác là tất cả.

    Nhưng dù có toan tính, dù có thương yêu, dù cảm thấy vinh nhục thăng trầm, dù luôn luôn nghĩ rằng ta làm chủ bản thân này, sự thật, tất cả chỉ là kết tinh của những hoạt động sinh hóa vô tri. Ta hiện hữu vì ta biết ta hiện hữu, song ta không thể nào suy nghĩ, quyết định và toan tính khác hơn những gì mà định luật tự nhiên bắt buộc. Nhưng biết được con người là một bộ máy, hiểu được những điều ta suy nghĩ, cảm nhận chỉ là sản phẩm của những hoạt động vô tri thì có ích gì? Có ý nghĩa gì?


    Thấu triệt, tha thứ và chấp nhận

    Các bạn trẻ thân mến,

    Nhiều người, đặc biệt là người Do Thái rất căm ghét Hitler vì ông ta đã cố ý giết hại hàng triệu người Do Thái, gây đau khổ cho biết bao sinh linh. Các bạo chúa đều bị căm ghét như vậy. Nhưng nếu hiểu rằng chính ý muốn diệt chủng Do Thái của Hitler cũng chỉ là một quá trình của các phản ứng hóa học vô tri mà ngay cả chính Hitler cũng không hề làm chủ thì ta không thể nào căm hận, hay chẳng cần căm hận. Cái MEMe trong đầu của Hitler, chủ thuyết phát xít Đức quốc xã, kỳ thị chủng tộc có thể xem như một con virus. Tự bản thân con virus không sống được bên ngoài nhưng có khả năng sống trong các bộ NÃO và nhân lên từ bộ NÃO này sang bộ NÃO khác. Trường hợp một máy vi tính nào đó bị virus thì ta bắt virus ra, nếu bắt ra không được thì cùng lắm là tắt điện, dẹp máy vi tính đó chứ chẳng hơi đâu mà ta hận thù nó.

    Hiểu được con người là cái máy, hiểu được cái Ý THỨC của một người là sản phẩm tất nhiên của những quá trình vô tri thì ta không còn tức, giận, oán, hờn, trách móc mà chỉ còn hiểu. Nếu phải triệt tiêu một virus, một MEMe hay một con người thì ta cũng chỉ làm vì để bảo vệ hạnh phúc cho những con người khác chứ không vì thù, vì hận, vì tức giận.

    Hiểu được rằng sự phản bội, gian dối, yếm trá của con người cũng chỉ là hậu quả tất yếu của những quá trình tự nhiên, vô tri, thì ta không còn căm ghét họ. Trên mặt tình cảm đó là một sự tha thứ, trên phương diện lý trí đó là sự chấp nhận sau khi thấu triệt căn nguyên.

    Nhưng, các bạn trẻ thân mến, nhiều khi chính chúng ta cũng mang lòng căm hận, cũng rắp tâm, toan tính và thực hiện việc trả thù. Và, các bạn trẻ thân mến, đôi lúc chính chúng ta cũng tham lam mưu lợi cho mình hay vì nhỏ mọn mà hãm hại người. Nếu công nhận rằng chính bản thân ta cũng giống như Hitler và mọi người khác, nghĩa là ta cũng chỉ là những cái máy tự động, và những toan tính xấu xa kia cũng chỉ là kết quả tự nhiên không thể khác hơn được, thì ta cũng sẽ tha thứ cho chúng ta. Trớ trêu hơn nữa, nếu ta vẫn không tha thứ cho chúng ta thì sự dằn vặt này cũng chỉ là một kết quả tự nhiên và tất nhiên thôi. Sự dằn vặt trong TÂM trí ta là cuộc chiến giữa các MEMes, không có cách gì tránh nó nhưng hiểu nó là sự tất nhiên, là kết quả đương nhiên của những quá trình vô tri thì ta dễ dàng chấp nhận nó, ít phiền muộn vì nó.

    Các bạn trẻ thân mến,

    Có nhiều người e rằng khi nhận ra con người chỉ là cái máy thì nhiều giá trị đạo đức và tinh thần sẽ bị mai một. Có người e rằng là khi hoàn toàn vô thần, duy vật con người dễ trở nên vật chất, xấu xa, tàn bạo. Các bạn thân mến, sự xấu xa và tàn bạo có ở mọi xã hội, từ vô thần đến hữu thần. Lương TÂM và đạo đức của con người cũng hiện diện cả trong những người vô thần lẫn hữu thần. Cùng là người Đức, Đức quốc xã tin vào tôn giáo, còn Đông Đức thì theo chủ nghĩa vô thần, nhưng không hẳn Đức Quốc Xã đã nhân từ và đạo đức hơn Đông Đức. Một tay anh chị Mafia có thể là một tín đồ của đạo giáo, cũng có thể là một kẻ vô thần. Một tín đồ tôn giáo cũng có thể là tên khủng*bố, gây nhà tan cửa nát. Trong số hải tặc Thái Lan ha~m hiếp phụ nữ thuyền nhân Việt Nam ắt cũng có tên từng đi chùa lạy Phật, cũng tin vào cõi siêu hình. Cuối cùng, khi tiếp xúc với một người, đánh giá họ tốt hay xấu, thiện hay ác hình như ít có ai trong chúng ta dựa vào niềm tin tôn giáo của họ. Lý thuyết tôn giáo giúp con người hướng thiện nhưng không hẳn con người phải bất thiện khi không có niềm tin tôn giáo.

    Chỉ cần hiểu con người là cái máy tự động thì ta sẵn sàng tha thứ và chấp nhận cho mọi người cũng như cho bản thân ta. Ta không tha thứ vì mong rằng lòng vị tha đưa ta đến thiên đàng hay vì lòng vị tha là cao thượng, mà chỉ đơn thuần vì một chữ hiểu.

    Nếu hiểu để rồi tha thứ, thế thì ta có chống lại sự trừng phạt, những bản án tử hình chăng?
    Cổ nhân có câu “giết một nhà, răn trăm họ”, hình phạt đôi khi là biện pháp duy nhất để thay đổi các MEMes xấu, hay ít nhất, cũng ngăn chận sự tác hại tiếp tục của những MEMes này, những con người này.
    Cho nên tha thứ luôn luôn là tư tưởng của người hiểu biết, nhưng không phải luôn luôn là hành động của người hiểu biết

    Nguyễn Văn Hoàng
    [r2)]:-ss@};-

Chia sẻ trang này