1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    Tãi lên (Upload) do cập nhật hoá (update) liên quan ~ bài trong chủ đề & tiêu đề khác
    )>>>
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    Đôi Lời bàn về:Kinh Dịch & Nho giáo
    Điểm lại 1 số nhận định của nha nghiên cứu về KD (triết lý Âm DƯƠNG & Nho giáo.) Lương Cần Liêm, Tiến sĩ TÂM LÝ học, Bác sĩ tâm thần.
    http://ttvnol.com/threads/kinh-dich...ly-hoc-hien-dai.1412925/page-14#post-41097036

    Giảng viên Đại Học Paris 13.
    Chủ tịch Hội Pháp-Việt Tâm-thần và Tâm-lý Y Học (Paris).


    (triết lý _ _Âm ---DƯƠNG & Nho giáo. KINH DỊCH ra đời rất lâu, bắt đầu từ truyền thuyết vua Phục Hy nhìn các khoáy trên lưng con Long mã mà vạch thành tám quẻ Dịch, Sau đó

    Hoailong đã viết:
    Theo truyền thuyết, Vua Đại Vũ cũng vốn là một vị vua huyền thoại, đi trị thủy trên sông Lạc gặp một con rùa Thần có những chấm trên đầu, chân, mai bèn nghĩ ra LẠC THƯ & HẬU THIÊN BÁT QUÁI
    (Nhưng đồ hình Lạc thư như thế nào cũng không rõ và cũng chỉ được công bố vào đời Tống, tức là hơn 3000 năm sau khi cổ thư nhắc tới sự kiện này) và Ông viết, san định Hồng phạm Cửu trù. Trong Hồng Phạm cửu trù khái niệm Ngũ hành xuất hiện.

    Hồng phạm cửu trù được nhắc tới trong thiên Vũ Cống của "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm. Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành từ những tên của năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo sự vận dụng tính chất của các loại vật chất đó trong việc canh tác trị thủy (Hồng thủy) & canh nuôi trồng trọt.Hiện nay, sau khi ~ bài viết trong các chủ đề # nhau được Post, trên Mạng có fổ biến 1 loạt Clips (video) hoạt hình
    theo đó có nội dung hoàn toàn tương thích cùng các luận điễm trình bày qua các chủ đề # nhau đã được Post.
    Theo đó, Sự kiện Lạc Thư, Thần Quy & Hồng Phạm cửu Trù được trình bày Theo Clip sau đây:


    Bộ Phim Kinh Dịch - Chu Dịch - Tập 5: Vua Đại Vũ và Lạc Thư
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    tiếp theo đến đời Chu Văn Vương (trước tây lịch hơn 1000 năm) mới bổ sung vào các quẻ của Phục Hy những lời giải thích quẻ (Quái từ) còn gọi là Thoán từ. Sau đó Chu Công (Cơ Đán) con trai thứ của Văn Vương mới thêm Hào từ (Tượng từ). Mãi đến sau này Khổng Tử (được cho là Ng sáng lập Nho giáo) cũng chỉ là người "San định" Kinh Dịch và bổ sung thêm Thập dực để Kinh Dịch trở nên hoàn chỉnh. Cho đến nay, Kinh Dịch vẫn tồn tại cùng với thời gian theo suốt chiều dài của lịch sử nhận thức, và Dịch lý đã đóng góp phần mình vào mọi lĩnh vực văn hoá và khoa học Đông Á cổ, trong đó có khoa học về y học cổ truyển. Kinh Dịch đã trở thành một quyển kinh điển lớn cho toàn thế giới tìm hiểu và nghiên cứu về nó. Bản thân thân Kinh Dịch là một quyển kinh trọng yếu, đứng đầu trong ngũ kinh (Thư kinh, Thi kinh,Lễ kinh, Xuân Thu kinh và Kinh Dịch), được gọi là "Quần thủ chi kinh",KINH DỊCH là bộ đứng đầu cho nên gọi là "Dịch quán quần kinh chi thủ" làm nền tảng tư tưởng, theo sự vận động của tự nhiên mà định ra phép tắc trên dưới để định thiên hạ, ngõ hầu đem lại một xã hội ổn định theo Nho giáo và tinh thần của Dịch được tập trung ở quyển sách "Trung Dung" một trong tứ thư của đạo này. Như vậy có thể nói rằng, toàn bộ cái Đạo "Biến Dịch" được vận dụng hầu khắp các triết thuyết của Nho giáo, nói khác đi, đạo Nho chính là Đạo của Dịch. Do đó, muốn hiểu Nho điều tiên quyết là phải hiểu Dịch - "Bất học Dịch bất khả ngôn thuyết", K0 học Dịch thì K0 thể thuyết lý về Nho.



  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    Trước khi tiến hành so sánh các mối quan hệ giữa KD & Đạo giáo & sau đó là Khổng giáo hay nho giáo & PG chúng ta tiến hành điễm qua việc phân tích sâu sắc hơn 1 số Phạm trù liên quan giữa gốc Ngôn ngữ Đôg Á & Phương Tây (chủ yếu là Hi La, Anh Pháp ). & ~ LÔI TƯ DUY.

    (*) Phân là Phân tách hay Dị biệt hóa ( Differentiate Anh Pháp )

    (*) Tích là Tích hợp hóa ( Integrate Anh Pháp ) là 2 động tác kết hợp mà chúng ta thường gọi là Phân Tích (Analysis) là 2 thao tác V/động của tư duy được dùng vào việc tìm hiểu 1 sự vật, sự việc hay sự kiện CỦA não bộ

    ~ CON ĐƯỜNG CỦA TƯ DUY - CÁI ĐẠO CỦA TÂM LÝ; & CÁC PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN ĐÔNG TÂY

    Linear thinking và Lateral thinking Tư duy phi tuyến/tư duy đường vòng - Tư duy định hướng -(hay còn được gọi là tư duy ngoại biên“Tư duy đa chiều”)
    (còn Tiép)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    #Trỏ lại bàn về các mối quan hệ giữa KD & Đạo giáo & sau đó là Khổng giáo hay NHO giáo, Phật giáo & Lối Tư Duy của:

    Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam

    Chỉ từ những điều sở tri sở kiến của mình, chúng tôi muốn góp bàn về
    việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

    Trong lịch sử Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ XX, mẫu hình trí thức tồn tại lâu dài nhất, có tác động lớn nhất đến đời sống tinh thần xã hội là nhà NHO. Tinh thần văn hóa NHO giáo thấm sâu vào thành truyền thống, thậm chí thành bản sắc của nền văn hóa dân tộc. Về mặt diện mạo tổng thể, nền văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XIV đến hết thế kỷ XIX là nền văn hóa NHO giáo. Nếu lưu ý đến "đặc điểm lớn nhất của xã hội Việt Nam thời đại ngày nay" là sự phát triển bỏ qua (hay ít nhất là cho đến nay cũng chưa thành một phương thức sản xuất/một hình thái kinh tế - xã hội hoàn chỉnh) đối với hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, thì phải đồng ý với nhiều nhà KHOA HỌC (1) rằng Việt Nam đi từ NHO giáo lên chủ nghĩa (#XH dặc trưng) +sản.

    Trước khi có nền học vấn Âu hóa của thời hiện đại, và cả khi nền học vấn đó đã, đang trở thành xu thế chủ đạo thì quán tính của nền học vấn truyền thống vẫn chi phối từng bước đi của lịch sử một cách mạnh mẽ, khá vô hình nhưng vẫn khá quyết liệt.
    La mort saisit le vif, - cái chết đang túm lấy cái sống. Sự "túm lấy" này, tuy không hoàn toàn chỉ mang nghĩa tiêu cực, nhưng những tác động tiêu cực của nó là điều không thể xem thường.

    Trong vòng bảy, tám thế kỷ, đội ngũ trí thức - nhà NHO ở Việt Nam đã dần thay thế và cuối cùng là thay thế hẳn đội ngũ trí thức Phật giáo, tạo ra một nền học vấn kiểu nhà NHO, và vì thế, ngả theo mô hình của nền học vấn Trung Hoa.
    Nhưng khác với các trí thức Trung Hoa nói chung, tầng lớp nhà NHO Trung Hoa nói riêng, chưa bao giờ tầng lớp nhà NHO Việt Nam thực sự có được sự độc lập tương đối về chính trị, nhất là trong quan hệ với chế độ chuyên chế, để có thể có được những thành tựu độc lập trong sáng tạo tri thức và những giá trị tinh thần đủ để vinh danh chỉ riêng tầng lớp của mình.

    Lý luận NHO giáo không được khái quát lên từ thực tế Việt Nam, mà lý luận đó chỉ phù hợp nên có thể vận dụng được trên thực tế Việt Nam ở những thời gian lịch sử nhất định, dù quãng thời gian lịch sử ấy có thể và trên thực tế đã kéo dài, thậm chí đã quá dài.

    Theo cách nhìn nhận cá nhân, tôi cho rằng tuy Phật giáo ở Việt Nam chỉ thật thịnh trong một khoảng thời gian không dài, nhưng lại có những thành tựu về sáng tạo tinh thần đột xuất và có những gương mặt trí tuệ đỉnh cao, khả dĩ vinh danh và đại diện cho trí tuệ Việt hơn cả những đóng góp mà nhà NHO tạo nên trong một thời kỳ lịch sử dài hơn nhiều.

    (còn Tiép)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    (Tiép)
    Sau đây là ~ Lời Bạt của TG cho Bài viết:

    Để xây dựng kinh tế tri thức trở thành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, chúng ta cần có một lực lượng lao động tương ứng là lao động có kiến thức cao, nói khác đi đòi hỏi mọi thành viên tham gia nền kinh tế này phải là người lao động trí tuệ hoặc sử dụng trí tuệ như công cụ lao động chủ yếu, đặc biệt là phải hình thành một giới trí thức tinh hoa.

    Vào đầu thế kỷ XX, khi tự tỉnh và lay tỉnh quốc dân, nhằm "khai dân trí, chấn dân khí", các nhà NHO duy tân đã đọc to lên tình trạng nghiệp dư quá quắt của tầng lớp mình:
    Khỏi làng mắt chửa thấy xa
    Lại toan mai mỉa hai nhà Khang, Lương
    Ở nhà chân chửa ra đường
    Lại toan ngang dọc bốn phương giang hồ
    -(*) Hỏi: "Ông TU những đường mô?
    Ông rằng: "TU những làng NHO đã thừa"
    -(*) Hỏi: "Ông mộ những gì ư?
    Ông rằng: "Mộ những người xưa là thầy"….
    --(*) Hỏi rằng: "Dây thép sao mau?"
    Ông rằng: "Khí học cũng màu mà thôi"
    Kìa như dây sắt, roi lôi
    Nào ai bày đặt mọi ngôi cho đành?
    -(*) Hỏi rằng: "Xe khí sao nhanh?"
    Ông rằng: "nghề máy cũng lành mà thôi"
    Kìa như lửa ống, nước nồi
    Nào ai bày xét đến nơi nhiệm màu?
    Năm châu tên gọi hay đâu
    Lại chê người rợ mà gào ta hoa
    Mắt nhìn chính HỌC không ra
    Lại chê người bá mà nhà ta vương" (4)
    --(*) Hỏi cụ việc thực
    Thì cụ làm thinh
    -(*) Hỏi trận pháp binh thư thì cụ ù ù cạc cạc
    -(*) Hỏi địa dư quan chế thì cụ u u minh minh;
    Cụ chẳng biết kèn sao kêu, súng sao nổ?
    Cụ không hay xe sao chóng, tàu sao lanh?
    -"Khí HỌC làm sao? Hóa HỌC làm sao? Cụ dẫn Dịch tượng Thư trù chi Cổ đế
    Cơ khí là thế, điện khí là thế, cụ rằng mộc ngưu lưu mã chi Khổng Minh
    Cụ phải đeo thẻ đóng sưu, cụ muốn nước Nhật, nước Tàu sang bảo hộ
    Cụ mà ngâm thơ đọc phú, cụ mong ông Chèm, ông Gióng chi phục sinh
    Ai nói chuyện tân HỌC tân văn, cụ ghét hơn người đầu thuốc độcAi dâng câu cổ thi cổ họa, cụ mừng hơn trẻ được cái đinh" (5)

    Tham khảo thêm: Các V/đ cơ bản về Học Thuật:

    http://ttvnol.com/threads/cac-van-d...ban-ve-hoc-thuat.112805/page-17#post-42634764

    http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-co-ban-ve-hoc-thuat.112805/page-18

    Nhìn vào những sản phẩm đỉnh cao cuối cùng theo cách nhìn cấu trúc đồng đại hóa, sẽ thấy:
    trong đội ngũ trí thức nhà NHO Việt Nam thiếu một cách nghiêm trọng những trí tuệ lý thuyết, những xung năng sáng tạo lớn.

    Các tác giả Trần Văn Giàu, Trần Đình Hượu, Hà Văn Tấn đã nhiều lần lưu ý đến sự thiếu hụt ấy. Nói thiếu vắng hoàn toàn thì không phải, nhưng chắc chắn đội ngũ những người như vậy trong lịch sử Việt Nam khá thưa thớt, có những thế kỷ hầu như không tìm thấy được(2).
    Điều đáng cảm thán không chỉ là "Ôi thương sao những thế kỷ vắng anh hùng" như Chế Lan Viên từng thốt lên, mà cũng cả "Ôi thương sao những thế kỷ vắng thiên tài"!
    Nhận xét tỷ mỷ hơn cả về điều này là ý kiến của cố học giả Trần Đình Hượu:

    a) Không có ai có hứng thú đi vào những tư tưởng TRIẾT HỌC . Chưa có tác phẩm, tác giả chuyên về tư tưởng TRIẾT HỌC .
    Những người mà ta phải tính là các nhà tư tưởng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Nhậm, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… đều là như vậy.

    Loại hình chính là những nhà hoạt động yêu nước, những người làm văn học, HỌC THUẬT (chủ yếu là sử học), và thông qua hoạt động chính trị, HỌC THUẬT hay nghệ thuật của mình mà đề cập đến những vấn đề tư tưởng.
    Những ông thầy khi giảng kinh, sử cũng bàn những vấn đề tư tưởng, mà nhiều khi chính những ông thầy đó lại nói tư tưởng nhiều hơn, nói nhiều nhưng là nói lại, có hay không sửa chữa chút ít.

    b) Ở đây chưa hình thành mối quan hệ tương hỗ giữa KHOA HỌC kỹ thuật và TRIẾT HỌC , tức là TRIẾT HỌC làm cơ sở lý luận cho KHOA HỌC và phát triển theo sự phát triển của KHOA HỌC… Có thay đổi thì cũng chỉ là lấy, bỏ, thêm, bớt từ những cái có sẵn trong và ngoài từng hệ thống…

    Nhìn chung, TƯ DUY思/恖惟 lý luận không phát triển. Những vấn đề nhận thức, logic, phương pháp không được bàn bạc. Ở đây phát triển một cách TƯ DUY思/恖惟 thực tiễn nhằm không phải vào sự chính xác mà sự hợp lý (phải khoảng). Cái ngự trị ở trong nhiều phạm vi là một cái lí - lẽ phải thông thường. TRIẾT HỌC không tách khỏi tôn giáo, HỌC THUẬT. "Về căn bản, trong lịch sử chưa xảy ra một sự thay đổi nền móng sản xuất, tổ chức xã hội, văn hóa, HỌC THUẬT. Tôi nói cả văn hóa, HỌC THUẬT vì khi còn học theo, bắt chước, nói lại thì chưa gây ra tác động sâu từ KHOA HỌC sang TRIẾT HỌC , không tạo ra cách mạng trong tư tưởng" (3).

    (còn Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp )
    Nền học vấn truyền thống theo NHO giáo ấy rốt cuộc ở lớp trên cùng chỉ đẻ ra được nhà NHO – ông quan (đường quan hay học quan, võ quan có học hay văn quan, kể cả loại "văn võ kiêm bị" đi nữa thì nói gọn lại, cũng chỉ là quan).
    Các loại hình trí thức then chốt của một xã hội trí thức, một kết cấu của tầng lớp trí thức thực thụ như nhà kỹ thuật, nhà KHOA HỌC (hay học giả), nhà nghệ sĩ, tiếp đến là nhà tư tưởng – nhà TRIẾT HỌC(#~ Lập Luận/Lý Luận Logic chặc chẻ: Cái HỌC: LOGOS) loại thì xuất hiện thưa thớt, mở nhạt, loại thì hoàn toàn vắng bóng.

    Học giả lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam trước thế kỷ XX là Lê Quý Đôn, người mà với tất cả sự ngưỡng mộ và lòng kính trọng cũng không thể gán cho là tác giả của bất cứ định lý, định luật hay nguyên lý, quy tắc nào, ý tưởng nào thực thụ mang tính đột phá tri thức, nên có lẽ danh xưng xứng đáng nhất trong việc phân loại chuyên gia KHOA HỌC thời hiện đại thì đúng nhất là xếp vào dạng nhà sưu tầm, nhà biên khảo hay nhà thư tịch học.
    Thật đau lòng khi phải nói lên điều này.

    Nhà NHO thuộc loại hình trí thức nguyên hợp. Đó là loại trí thức điển hình cho một hình thái kinh tế-xã hội khi mà lao động trí óc chỉ mới là đặc quyền của một thiểu số rất nhỏ.
    Tuy so với loại quý tộc, loại người có được những đặc quyền chỉ nhờ quan hệ huyết thống với người hay dòng họ cầm quyền thì sự xuất hiện và phát huy tác động trong xã hội của trí thức nhà NHO là một bước tiến bộ, nhưng đến lượt họ, khi đã tự khẳng định và được khẳng định địa vị trong xã hội, trong cơ chế thì nhà NHO cũng từng bước một kiến tạo đặc quyền theo lối huyết thống hóa, tạo ra không phải những cá nhân người trí thức sáng tạo, mà những "thế gia, vọng tộc, cự môn", vừa theo mô hình quý tộc hóa, vừa theo lối đẳng cấp giữ những chức năng đặc thù.
    Họ không ngần ngại gì mà không khẳng định "vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao", tự coi là người bề trên tự nhiên (và cũng thường được thừa nhận) là người đỡ đầu trực tiếp của các tầng lớp cư dân khác.

    Với tôn chỉ "Nhất nghệ bất tri NHO giả sở sỉ" (một nghề nào đó mà không biết thì kẻ làm nhà NHO tự thấy xấu hổ).

    Họ thường kiêm luôn công việc của nhiều loại "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí khá xa lạ đối với nhau.
    Người dân gọi họ là "thầy", và ở nông thôn xưa thì nhà NHO làm tất tật công việc của các thứ thầy như vầy:
    Thầy đồ dạy học (NHO), thầy thuốc chữa bệnh (y), thầy địa lý lo chuyện phong thủy (lý), thầy bói xem tướng số (số), cả chuyện làm…thầy dùi, "tư vấn" cho các bên tham gia vào các vụ kiện tụng.

    (Còn Tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp )ww
    Bộ phận hiển NHO - các nhà NHO hữu danh và thành đạt – cũng hầu như K0 có ai đủ căn đảm để chỉ "đi đến cùng một con đường đã chọn" có lẽ trừ Hải Thượng Lãn Ông. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Hải_Thượng_Lãn_Ông
    Ngay Hải Thượng Lãn Ông cũng chọn con đường trở thành một danh y vào lúc tuổi đời K0 còn trẻ và tình huống cơ hồ K0 thể khác. Clip Video



    Nói tổng quát, mẫu trí thức nhà NHO ở ta chuyên môn hóa khá muộn màng và K0 trở nên là đội ngũ chuyên gia thực thụ, ở hầu như bất cứ bình diện nào của lao động sáng tạo tinh thần.
    Trong các hoạt động nghệ thuật, chỉ thơ là có thành tựu nổi bật, nhưng K0 có ai, kể cả nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử văn học dân tộc là Nguyễn Du, cũng K0 trở thành nhà thơ "chuyên nghiêp".

    Một khi họat động sáng tạo tinh thần, lao động trí óc (# Cái Lý Đầu óc) chưa được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, thì mọi hoạt động lao động khác gắn liền với các hệ thống tri thức chuyên nghiệp sẽ chỉ trở thành các loại (#Thuật: Nghề Nghệ thuật ) lao động thủ công, nghiệp dư.
    Tình trạng đó là phổ biến từ các loại làng nghề gắn bó xa gần với hoạt động nghệ thuật cho chí các loại làng nghề sản xuất ra các sản phẩm thuần túy mang tính thương mại. "

    Công tượng", gọi nôm na là thợ, xếp loại ba, sau nông dân, còn được an ủi là xếp trên loại người tiêu thụ sản phẩm cho họ, tức thương nhân, tầng lớp "dưới đáy", bị gọi miệt thị là loại "con buôn". Giữ gìn phương tiện mưu sinh: theo ý tôi trong cách hành xử ấy còn tiềm ẩn cả tâm trạng ẩn ức, cả sự chống đối theo kiểu tiêu cực, cả niềm kiêu hãnh về những phẩm tính và kỹ năng ưu việt K0 được thừa nhận.

    ***
    (Còn Tiếp )
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    Lơi fi lộ :
    Trước khi khảo sát 1 cách sâu sắc ~ mối quan hệ giữa KD & Đạo giáo & sau đóa là Khổng giáo hay nho giáo & PG, chúng ta lạm bàn 1 tý về LS các Đường hướng phát triển tư tưởng & của TƯ DUY_(思/恖 惟) Đông & Tây trên TG
    ~ lối hay ~ con đường của TƯ DUY_(思/恖 惟) (Tao of the mind) trong Tâm lý học Cận đại

    Trong LS phát triển tư tưởng triết học TG Đôg Tây _nói chung & TQ - Ấn độ _nói riêng; Chusg ta thường đối mặt với 2 lối TƯ DUY_(思/恖 惟) điển hình chính là
    Linear thinking+1 Sơ đồ/Giản đồ hay Lược đồ (mind Map)tuyến tính và Lateral Thinking+1 Sơ đồ/Giản đồ hay Lược đồ (mind Map) fi tuyến

    Trong LS phát triển tư tưởng triết học của Trung Hoa,.Giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc (thuộc thời đại Đông Chu) là thời kỳ hoàng kim về sự kiện này.
    Số triết gia và các nhà tư tưởng giai đoạn này thật là đông đảo, người Trung Hoa dùng cụm từ Chư Tử Bách Gia 諸子百家 để gọi chung các bậc hiền triết này.
    Lúc bấy giờ, các Tử đã cho ra đời hàng loạt danh tác về triết lý, luận thuyết nên gọi là Bách Gia Tranh Minh 百家爭鳴 tức là Trăm nhà đua tranh hay Trăm nhà đua tiếng. & trong toàn bộ ~ tư tưởng triết học của Trung Hoa đều ít nhiều liên quan đến KD

    Trong số đó, Nho Giáo do đức Khổng Tử sáng lập và Đạo Giáo (hay còn gọi là Lão Giáo) do Lão Tử khởi lập có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến đời sống người Trung Hoa _nói riêng và người Đông Á _nói chung. Trang này gộp các trang con thành trang Nho Đạo và chủ yếu bình dịch các danh tác quan trọng nhất của hai Nhà này. Danh tác Nho Giáo có Tứ Thư và Ngũ Kinh; danh tác của Đạo Giáo, gọi chung là sách Lão Trang, có Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh và Xung Hư Kinh.
    Tuy nhiên trước Thời dại Nhà Chu là nhà Thương là thời bắt đầu có chử viết. Trước đó vào thời nhà Hạ thì chử viết mới bắt đầu xuất hiện & Giáp Cốt Văn & Quy thư chưa định hình & trở thành hệ thống rỏ nét. cho đến đời nhà Thương lúc ~ trận & Sau đó trúC thư xuất hiện thời nhà Chu

    Để tiện cho việc tìm hiểu, trong phần Chư Tử của Trang này là các bài tổng hợp và lược soạn về tiểu sử của các Tử và tóm lược một số trước tác quan trọng khác của mỗi Nhà.

    1. Linear thinking
    Cái bẫy TƯ DUY_(思/恖 惟) thường gặp của một người giỏi chuyên môn lên làm quản lý. Tại sao các bác sĩ luôn cảm thấy rối khi đối diện với các vấn đề quản lý?

    Một tình huống quen thuộc:

    - Bạn lên một kế hoạch chi tiết triển khai 83 tiêu chí, với công thức 5W+1H hẳn hỏi. Và bạn nghĩ cứ thể mọi việc sẽ chạy rù rù.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    (*) Công thức 5W+1H llà công thức thuộc QUI PHẠM LUẬN (NOMOLOGY) có 5 thành tố là WHO, WHAT, WHEN , WHERE, WHY, và HOW của lối TƯ DUY_(思/恖 惟) điển hình chính
    Linear thinking+1 Sơ đồ/Giản đồ hay Lược đồ (mind Map)tuyến tính

    (Tiếp )
    - Ba tháng sau bạn quay lại, chả ai làm gì hết (hoặc rất ít việc được triển khai), bạn rối lên, cáu lên và bắt đầu đem sếp ra dọa. Mà ít có sếp nào nghe QLCL lắm, tôi chắc với bạn. Cùng lắm họ nhắc nhở vài câu cho xong. Bạn bắt đầu cảm thấy chán nản, sao sếp không nghe mình. Phải cho mình nhiều quyền hơn để thúc đẩy người khác…
    Những người giỏi về chuyên môn thường xuất thân từ khoa học tự nhiên, được cài đặt sẳn cách nghĩ, để đi tìm điểm A đến điểm B chỉ có 1 và chỉ 1 đường thẳng ngắn nhất. Cứ thế mà đi. Không có gì để bàn cãi.

    Nhưng bạn đừng quên, quản trị không phải là khoa học tự nhiên, quản trị là khoa học về con người và xã hội. Điều một nhà quản lý cần làm là tác động đến con người, một nhóm người để hoàn thành một mục tiêu công việc. Nhà quản trị không phải đang cài đặt cái máy, đặt đúng các thông số kỹ thuật, ấn power thế là cái máy tự chạy, và ngồi chờ kết quả.

    Giống như, bạn yêu cầu con bạn: “con à, 7h ngồi vào bàn học, 8h đánh đàn, 9h vệ sinh, 9h30 lên giường ngủ”; ngay ngày mai con bạn râm rấp theo thời khóa biểu ấy, cho dù bạn không có ở nhà.
    Thế là bạn đã đẻ ra cái máy chứ không phải con người.

    2. Lateral Thinking + 1Sơ đồ/Giản đồ hay Lược đồ tư duy (mind Map) fi tuyến

    Lên kế hoạch công việc chi tiết, mới chỉ là 5% trong bước đường bạn đi đến mục tiêu. Chông gai đang chờ phía trước.

    95% nỗ lực còn lại là nghĩ cách lay chuyển, nghĩ cách tác động, “sáng tạo chiêu thức”.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.337
    Đã được thích:
    46
    Trước khi bàn tiếp về:

    Chúng ta tạm lan man về: NHỮNG VẤN ĐỀ giữa TƯDUY思/恖惟 PHƯƠNG ĐÔNG và Phương Tây

    Trong Phần đầu chủ đề này; Chúng ta đả Bàn đại lược về ~ V/đ các loại hình TƯDUY思/恖惟 thông qua các Bài viết của 3 TG:
    (*) TG Nguyễn Đình Chú[/
    http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-tam-ly-ly-thuyet-va-ung-dung-phan-2.531073/#post-12744858
    (*) Tác giả Đỗ Kiên Cường trong chủ đề Các vấn đề TÂM lý - Lý thuyết và ứng dụng.
    http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-tam-ly-ly-thuyet-va-ung-dung-phan-2.531073/#post-12744857
    (*) & cùng 1 TG vô danh Với ~ V/đ cấp độ trong TƯDUY思/恖惟
    http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-tam-ly-ly-thuyet-va-ung-dung-phan-2.531073/#post-12744861

    Cả 3 TG này đều đề cập đến V/đ khác biệt về LốiTƯDUY思/恖惟 giữa phương Đông và Phương Tây
    Tuy nhiên chưa đi sâu vào fân tích chi tiết V/đ chỉ nêu lên 1 số Tác phẫm nổi tiếng của các Nhân vật lổi lạc để tham khảo

    Bình luận (1):
    Bài viết sau đây sẽ soi rọi vào V/đề 1 cách cụ thể hơn:

    NHỮNG VẤN ĐỀ TƯDUY思/恖惟 PHƯƠNG ĐÔNG

    Người ta thường đồng nhất TƯDUY思/恖惟 phương Đông với tinh thần truyền thống từ tổ tiên để lại, tập trung ở minh triết, nhận thức về ngã và K0 kham được TƯDUY思/恖惟 duy lý tiêu biểu cho Phương Tây.

    Thật ra là thế nào?

    Ngày 5-10-1989, ở New Port Beach (Hoa Kỳ), một cuộc gặp gỡ được tổ chức giữa Đức Dalai Lama và các nhà nghiên cứu Phương Tây (các nhà triết học, tâm lý học, thần kinh học) chung quanh đề tài các khoa học tinh thần[1].
    Cuộc họp chưa bắt đầu thì người ta biết tin Giải Nobel Hòa bình được trao tặng cho ngài Dalai Lama. Vẻ nhã nhặn, nụ cười luôn luôn trên môi và rõ ràng là tách khỏi mọi vẻ sôi nổi bên ngoài,
    Dalai Lama K0 muốn hoãn lại cuộc gặp đã dự định. Hôm đó, các cuộc tranh luận hướng tới bản chất của ý thức, ký ức, cái ngã và phương pháp khoa học.

    Vượt ra khỏi nội dung của nó, cuộc gặp này thật thú vị. Nó trình bày hai thế giới quan, hai truyền thống TƯDUY思/恖惟, hai vũ trụ tinh thần.

    Một bên, khoa học Phương Tây được các nhà khoa học và triết học trình bày. Phần lớn đều là những người duy vật. Họ bàn tới tinh thần con người bằng những cấu trúc và những chức năng não.
    Bên kia, Dalai Lama trình bày tinh thần phương Đông nói về cái Ngã, về những trạng thái ý thức khác nhau, về kinh nghiệm của các cuộc đời trước kia.
    Một bên, lý trí, khoa học, thực nghiệm, những bằng chứng khoa học; bên kia, minh triết, suy tưởng, trải nghiệm về các trạng thái ý thức, v.v..

    Đó là cái cách mà người Phương Tây thích tự trình bày về TƯDUY思/恖惟 phương Đông. Một cách nhìn được tổ chức chung quanh một vài ý tưởng chủ đạo.
    Có lẽ phương Đông đã phát triển các minh triết (như Phật giáo hay Ấn Độ giáo) hơn là các triết thuyết hay các khoa học.
    Nếu tin vào Friedrich Hegel, Edmund Husserl, Martin Heidegger, thì TƯDUY思/恖惟 lý tính đã ra đời ở Hy Lạp và phát triển ở châu Âu vào thế kỷ Khai sáng mà K0 phát triển ở phương Đông.
    TƯDUY思/恖惟 phương Đông đã bỏ lại các hệ thống triết học, các triết học, để đi vào các kỹ THUẬT tinh thần dựa vào cuộc sống bên trong.

    Từ sự trình bày này về phương Đông đã làm nảy sinh một thái độ pha trộn sự hạ cố và sự quyến rũ.

    Hạ cố vì phương Đông bị coi là chưa đạt tới tuổi lý trí. Quyến rũ đối với những kỹ THUẬT tinh thần và những từ thần diệu - thiền[2], yoga[3], Đạo, nirvana[4], v.v., cũng như những hứa hẹn về hài hòa, thanh thản và cân bằng/ĐIỀU HÒA nội tâm.

    Phải đợi đến nửa sau thế kỷ XX, các nhà sử học về các khoa học và triết học mới đề xướng một cách nhìn mới về các trật tự sự vật này.
    K0 những châu á giàu có về một khối triết học - hùng vĩ và rất tinh tế - được ghép với những minh triết truyền thống, mà các nhà khoa học và kỹ THUẬT ở đó cũng có một vị trí quan trọng.
    Nhưng trước tiên, ta hãy trở về với những gốc rễ của TƯDUY思/恖惟 phương Đông ấy.

    PS:
    các bài viết có kèm theo chữ Hán Việt dùng để minh họa
    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 23/11/2018

Chia sẻ trang này