1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng bàn luận chuyện chính tả và cách dùng từ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi gps, 13/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0

    Nhân tiện các bạn đang bàn về chính tả, cho tôi góp vài câu. Cũng như nhiều người (nếu không nói là tất cả) tôi cũng có nhiều sai lầm, làm đâu sai đó, làm nhiều sai nhiều, trong nhiều cái sai đó, có sai chính tả khi viết. Mặc dù là mình cũng sai, nhưng tôi cũng công nhận rằng các lỗi chính tả (của người khác) có làm mình lăn tăn khi đọc.
    Chính tả có bao gồm việc viết đúng các các dấu chấm câu hay không?
    Hai dấu chấm câu phổ biến nhất là dấu chấm và dấu phẩy. Hai dấu này cần được viết liền với từ đứng trước nó và cách với từ theo sau bằng khoảng trắng.
    Dấu ngoặc (đơn và kép) cũng được viết liền với (các) từ bên trong ngoặc nhưng có khoảng trắng với các từ bên ngoài ngoặc.
    Cả hai chú ý về chấm câu này, tôi thấy nhiều người phạm lỗi, trong đó có thành viên khongcoviecgikho trong đoạn trích bên trên.

    (Mod chỉ xóa đoạn viết của khongcoviecgikho mà anh gps đã quote lại và một vài câu trả lời của anh cho đoạn quote! Mong anh gps thông cảm vì bài này đã được chuyển qua chủ đề mới nên cũng cần "dọn" một tí xíu thôi ạ ! )
    Được familypearl sửa chữa / chuyển vào 08:55 ngày 18/08/2006
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cái này là một topic rất hay đấy.
    Tôi xa ViệtNam đã gần ba chục năm rồi, có thể các từ
    tôi xài là từ đã cổ, và ngữ pháp có lẽ cũng cổ nữa.
    Bạn meoconsg có thể cho vài ví dụ ở một thread khác
    được không?
    Nếu có một thread nào bàn chuyện này, thì xin các bạn
    cho tôi cái link nhé.
  3. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Chào anh,
    rất tiếc em không biết topic nào bàn về chuyện này, chỉ là dựa vào những chuyện liên quan cá nhân thôi. Còn giờ hỏi từ nào thì không nhớ được, lúc đọc mới nhận ra nó phù hợp hay không. Chủ yếu đọc lên cảm nhận theo thói quen của mình.
    Anh xa VN lâu rồi nên chắc văn phong sẽ khác. Ví dụ một đoạn mail hôm rồi em nhận được thư của một anh việt kiều nhé:
    "Anh làm cho chánh phủ, cho nên rất nhàn, đa số là
    nhàn, chừng nào servers hoặc databases nó down thì mới bận thôi. Anh làm DBA nhưng không có ác chiến như em nghĩ tại vì Oracle rất là lớn, anh chỉ biết khoảng 15% mà thôi, phần còn lại anh không cần biết, và rất làm biếng để biết. Cái từ Chemical Engineering làm anh hơi confused, bản thân mỗi chữ thì anh biết, nhưng engineering mà cho chemical thì hơi chỏi tai, không biết là cái gì ??? "
    Chánh phủ thì giờ dùng là chính phủ. Nếu không gây shock cho người nhận và trong ngữ cảnh đó thì phải dùng chữ "lạ tai", chứ dùng chữ "chỏi tai" nghe giống như không đồng ý cái người ta nói, ý là nó sai và rất dễ gây cãi nhau.
    Đọc lên thì chỉ cười thôi vì anh ta đi từ hồi nhỏ nên chuyện từ ngữ không chính xác không phải là cố ý.
  4. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Với các ví dụ trên của bạn thì tôi thấy không có gì là sai, cũng chưa hẳn là cổ. Có lẽ bạn ít tiếp xúc với văn học mọi miền đất nước với cách dùng từ và vốn từ phong phú góp phần làm đẹp thêm cho tiếng Việt. Thiệt tình (thực tình) thì bản thân cái phong phú đã có hàm ý là khác nhau rồi, mà khác nhau không hẳn là đã sai, mà chỉ đơn giản là khác. Bạn meoconsg có lẽ không sống ở Sài Gòn, hèn gì (thảo nào) không có dịp nghe, đọc, tiếp xúc những cách dùng từ Nam bộ này.
    Trường hợp Chính - Chánh:
    Có nhiều từ Hán Việt có nhiều cách phát âm, ký âm khác nhau mà chính - chánh ()là một ví dụ. Các ví dụ khác có thể kể: .
    Chu - Châu
    Huỳnh - Hoàng
    Thì - Thời
    Nhậm - Nhiệm (Ngô Thì Nhậm hay Ngô Thời Nhiệm)
    vân vân và vân vân.
    Trong miền Nam thì các đọc Chánh phổ biến, còn miền Bắc thì ngược lại. Sau 1975 thì cách đọc Chính trở nên áp đảo trong hệ thống chính quyền, chính sách vv...
    Tuy nhiên, cách nói Chánh không vì thế mà chết hẳn. Cách dùng ''Cải tà qui chánh'' (",歸正) cũng phổ biến không kém ''Cải tà qui chính''. Thậm chí, thử Google cụm từ ''cải tà qui'' trên Vnn nhận được duy nhất một kết quả, trên Tuoitre cũng nhận được một kết quả duy nhất, cả hai đều là chánh
    http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2004/06/169735/
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=121976&ChannelID=193
    Đáng ngạc nhiên là từ Chánh án [正^] lại được dùng gần như tuyệt đối, mặc dù ta hoàn toàn có thể nói Chính án mà không sợ sai nếu chính thức (正式) hay chính diện (正面 ) mới là cách nói đúng và không cổ hủ.
    Trường hợp Chỏi:
    Đúng như bạn nhận xét, chỏi tai là lạ tai, nhưng không chỉ có thế, chỏi tai thì lạ tai vì nó không thuận tai. Bởi vì nghĩa của từ chỏi là không thuận nhau, chống lại nhau. Một ví dụ trên ThoibaoVIET.com ''Mỗi nhãn hiệu có sản phẩm thế mạnh riêng, nhưng không nên kết hợp cùng lúc, bởi có thể có những thành phần ''chỏi'' nhau hoặc tích hợp tạo nên sự dư thừa không cần thiết.''
    http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Giai-tri/News-page?contentId=9292
    Môt ví dụ khác trên Thanhnien: Sao Mai - Điểm hẹn 2006: Chính thống ''chỏi'' thị trường http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2006/8/7/158078.tno
    Cả hai ví dụ trên đều còn tươi rói (tháng 6 và 8 năm 2006) thì không thể nói rằng chúng là từ cổ được và càng không thể nói rằng chúng sai.
    Được gps sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 14/08/2006
    Được gps sửa chữa / chuyển vào 13:45 ngày 14/08/2006
  5. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Chào anh,
    Chánh phủ và chính phủ: Trên phương diện chính tả không sai, nhưng trong các văn bản thuộc dạng formal (hiện nay) thì gần như không dùng nữa.
    Em sinh ra và sống cùng gia đình ở SG đến hiện nay nên không phải là không biết chánh và chính là thế nào. Một từ đặc sệt phong cách nam bộ. Không chỉ qua từ đó mà từ các mail đầu tiên em đã nhận ra người viết đến từ nơi nào, và sau này anh đó nói quê ở Châu Đốc, An Giang.
    Còn về từ thế nào gọi là từ cổ thì em cũng đã nói rõ rồi, em chẳng thể ngồi một lúc mà nhớ ra hết được vì em không nghiên cứu cái vụ này. Đọc lên thì mới nhận ra từ có có còn được dùng trong ngữ cảnh đó không. Đụng ngay cái mail nhận được nên sẵn dịp đem làm ví dụ luôn. Mà mail mang tính unformal rồi thì sửa làm gì chứ.
  6. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn trong trường hợp chính phủ "o được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên, cách đọc chính hay chánh chưa hẳn là nhất quán. Người miền Nam có thể nói chính xác 正確 chứ không nói chánh xác; người miền Bắc lại nói chánh án chứ không nói chính án (như đã ví dụ trong bài trước). Dù là nói theo cách Nam hau Bắc, trong hai ví dụ dưới đây đều thể hiện sự không nhất quán.
    Ông chánh án đã phải đính chánh cho thật chính xác.
    Ông chánh án đã phải đính chính cho thật chính xác.
    Tôi cũng đóan là bạn sống ở Sài Gòn vì trong nick của bạn có cái đuôi sg. Vì thế tôi mới nói đùa rằng ''Bạn meoconsg có lẽ không sống ở Sài Gòn, hèn gì (thảo nào) không có dịp nghe, đọc, tiếp xúc những cách dùng từ Nam bộ này.''
    Nếu đề tài nầy được tiếp tục bàn luận, có lẽ chúng ta phải kéo nhau qua Box Tiếng Việt mất
  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Chuyện sai đúng chính tả (hay chánh tả nhỉ ) này cũng hay mà, kỹ sư cũng bàn luận được chứ việc gì phải kéo qua box tiếng Việt làm gì. Chỉ cần mod nào đấy chuyển các bài liên quan qua một topic mới là được thôi.
    Cái vụ dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép,... có cách khoảng trống hay không trước giờ em vẫn nghĩ là lỗi trình bày vì nếu các dấu này không sát vào chữ, nếu nằm mem mem chỗ cuối hàng dễ bị lọt xuống, thành ra văn bản không đẹp. Kiểm lại trong đây cũng không thấy nên chắc là đúng .
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/tiengvietth/chuong4.htm
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bài của Thanh Thao mà Thuyền trích dẫn rất hay.
    Cũng như ý tôi đã nói ở trên, Ph D là một cái cần câu cơm ở
    Mỹ, một cái mũ cao để đội ở ViệtNam, chứ người có nó chẳng
    có gì xuất sắc hơn người cả. Cứ có điều kiện và thích thì sẽ
    được thôi. Tôi e rằng nó còn xa mới sánh được với danh tiếng
    Tiến Sỹ của các cụ nhà ta ngày xưa.
    Tôi đề nghị bàn về ngôn ngữ ở thread khác, vì không muốn
    loãng chủ đề này mà thôi. Cũng như châm chọc nhau ở đây
    vậy, không đi vào vấn đề, có thể bị Mod xoá đi cho sạch.
    Còn bạn Boy đừng nên viết bằng chữ Hán nữa . Có phải bạn
    mới học được vài tháng phải không? Người học được một
    năm thì không viết câu tiếng Hán bằng cách lắp từng chữ tìm
    trong tự điển vào câu tiếng Việt đâu. Ví dụ tiếng Anh:
    Tôi nói thế có phải không ? I speak this has right zero?
  10. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Hình như hổm rày cái chuyện "từ cổ" này coi bộ nhiều người thắc mắc quá . Thật ra chúng không sai chính tả hay sai về ngữ nghĩa, chỉ là chúng ít được dùng một cách phổ biến nữa trong cách viết hiện hành. Nếu dùng, văn bản hay bài viết sẽ mang hơi hướm hay văn phong mang tính cách có vẻ xưa xưa. Nếu ai tinh ý có thể nhận ra và ít nhiều phán đóan về người viết mà có khi chính người viết thì không nhận ra được.
    Em thì bệnh nghề nghiệp, hay viết theo kiểu quy củ nên cái tật hay chỉnh sửa giấy tờ của ông già ở nhà để nó trông professional hơn thôi. Chứ nhiều khi đọc giấy tờ của một số người cứ cảm giác như đọc truyện từ thời Hồ Biểu Chánh vậy. Giống như chữ "chính/chánh phủ", "đào kép chính/chánh", "lá thư/thơ","gửi/gởi", "Hoa Kỳ/Huê Kỳ/ Mỹ", ... khi cho vào văn bản sẽ tạo smelling khác liền.
    Còn nhớ một lần ba ở nhà viết thư xin phép cho em nghỉ học một ngày đi tảo mộ với gia đình. Ba viết:... con tôi là cháu Lê...., học trò lớp..., .... lý do: về quê quét mộ ông bà...". Em sửa chữ học sinh = học trò, tảo mộ = quét mộ để cái thư nghe nhẹ nhàng, xuôi tai hơn.

Chia sẻ trang này