1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng bàn luận chuyện chính tả và cách dùng từ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi gps, 13/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Cùng bàn luận chuyện chính tả và cách dùng từ trong tiếng Việt

    Các bài viết về vấn đề này đã được gửi ở các chủ đề khác trong box kysu.ttvn sẽ được chuyển vào đây.

    Mời cả nhà cùng vào đây bàn luận nhé!

    (PS: mình có viết sai chính tả hay dùng từ không chính xác trong khi viết tên chủ đề và viết mấy dòng trên không? các anh chị nói cho mình biết với để mình còn sửa lại nghe (mình thích dùng từ "nghe" - nghe dễ thương ).

    Chúc cuối tuần vui vẻ, an lành!

    FP
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Hoan nghênh Pearl đã mở topic này.
    Đọc mấy bài viết trên thấy đề cập về chuyện ngữ pháp tôi thấy dường như có nhầm lẫn về sự hiểu từ cổ của những người viết các bài ấy thì phải.
    Từ cổ trước tiên phải được hiểu là đã có từ rất lâu nay không còn dùng nữa. Sở dĩ tôi nhấn mạnh liên từ VÀ bởi vì nếu không có VÀ thì hàng vạn từ mà ta đang sử dụng, đã có từ rất lâu rồi, té ra đều là từ cổ hết ru?
    Các bạn hẳn không ai không biết ít nhất 1 bài thơ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương người sống cách chúng ta hơn 1 thế kỷ. Tuy nhiên khó có thể nhận ra một từ cổ trong các bài thơ của Bà. Điều này rất đơn giản vì hiện nay người ta vẫn đang dùng chúng.
    Những khác biệt theo kiểu chánh/chính; thơ/thư; gửi/gởi...mà cô em meoconsg đưa ra chỉ là khác biệt về khía cạnh địa phương của một ngôn ngữ trong một quốc gia sử dụng ngôn ngữ ấy mà giới ngôn ngữ học gọi đó là địa phương ngữ. Cho nên, khi ta tới một vùng nào đó mà thấy ai nói mày kêu em dìa để má biểu thì đừng cho bà đó đang sử dụng các từ cổ.
    Những từ có từ ngày xưa nay không dùng trong đời sống hàng ngày mặc nhiên là từ cổ. Ví dụ từ RU tôi dùng trên kia là một từ cổ không hàm chứa nghĩa, nó được dùng trong các câu hỏi cảm thán, tương đương Ư, NHƯ...
    Bạn Meocoonsg nói rằng
    thì tôi e rằng việc sửa đó đã làm hỏng một lá đơn của một người lớn tuổi, hơn là làm cho nó professional như bạn nói. Ngoài ra bạn đã mắc một sai phạm nặng về ngôn ngữ khi bạn sửa từ TẢO MỘ bằng QUYÉT MỘ đấy. Đã đành TẢO - một từ Việt gốc Hán có nghĩa là QUÝET nhưng nói QUYÉT MỘ sẽ khác hẳn nói TẢO MỘ. QUYÉT MỘ chỉ là một phần của TẢO MỘ. Đối với những ngôi mộ không xây thì làm sao có thể QUÝET MỘ, vậy bạn sẽ chuyển sao đây trong trường hợp này.
    TẢO MỘ là một hoạt động văn hóa mang tính tâm linh của người dân VN (cũng như của TQ) được tổ chức vào một dịp đó là vào tiết thanh minh tháng 3 âm lịch hàng năm. QUÝET MỘ chỉ đơn thuần là một động tác. Trong 1 năm bạn chỉ có một dịp đi TẢO MỘ, còn đi QUÝET MỘ thì bạn có thể đi bất kỳ ngày nào, giờ nào bạn muốn.
    Đã từ lâu trong xã hội có tồn tại những kỳ thị về ngôn ngữ vùng miền, kỳ thị này đặc biệt là nhiều trong lớp thanh niên bi giờ. Đó là thể hiện một văn hóa phân biệt chủng tộc xấu xa. Bác Lyenson có nói CHỎI thay vì CHÓI là do thói quen sử dụng địa phương ngữ của bác ấy, chẳng có gì xấu để chê cười. Và đó cũng khó nói là bác ấy đã viết sai chính tả.
    Tuy nhiên, trong khi viết chúng ta nên theo một tiếng Việt tiêu chuẩn, như chúng ta đã học được trong thời kỳ phổ thông.
    Trên đây là đôi điều chia sẻ cùng mọi người.
  3. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Thời nay.... các cháu sử dụng tiếng Việt như CON MÈO KÊU GÂU GÂU.! miễn bàn! Đợi 10 năm nữa Ông Nhân báo cáo lại.
  4. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Nói chuyện viết sai chính tả thì không khí có vẻ rôm rả [​IMG], hihi.
    Gần đây N hay "bị đụng" tới các loại văn bản, giấy tờ (tờ trình, công văn ...) nên hay ngứa mắt dòm xem có lỗi chính tả hay lỗi trình bày không. Lỗi hay gặp nhất mà người Nam hay mắc phải khi viết là lỗi về dấu "hỏi" và ngã. Cứ đọc một tờ trình mà thấy viết "khách hàng củ" hay "kỷ thuật" là thấy ấm ức không chịu được, nên "len lén" sửa lại trong file của sếp cho đúng rồi mới in ra và đem đi trình ký [​IMG].
    Lỗi thường gặp khi trình bày văn bản là lỗi mà các anh chị đã đề cập ở trên rồi [​IMG]: cứ để khoảng trống rồi mới tới dấu phẩy (ví dụ: Đối với khách hàng mới , - thay vì viết là "Đối với khách hàng mới,).
    Khoảng trống trước dấu phẩy trong trường hợp này là một lỗi mà khi ta bật chế độ kiểm tra lỗi chính tả trong trình soạn thảo văn bản Microsoft Word, nó sẽ bắt lỗi.
    Mỗi địa phương có những từ rất riêng mà ta hay gọi là "từ địa phương", như "nè, dạ, hả, ..." ở miền Nam; "nẫu, mô, răng, rứa, tê ....." ở miền Trung; ......... và còn nhiều nhiều nữa.
    Bây giờ, nơi mình làm có phòng tên là phòng Tổ chức hành chánh; ai cũng gọi như thế. Nhưng khi nhắc đến giờ làm việc thì đa số luôn nói "tôi làm việc giờ hành chính" [​IMG]. Kể ra cũng là thói quen cả phải không ạ ?!
    Văn viết và văn nói khác nhau là điều dễ thấy. Văn viết thì ta cố gắng viết cho chỉn chu (đa số thích dùng từ "hình thức" - formal khi nói về trường hợp này"; còn văn nói thì có phong cách khác. Khi nói, người Nam có thể nói và phát âm khiến ta nghe "về" thành "dề"; "vui" thành "dzui/dui", "vợ" thành "dzợ"; nhưng khi viết thì không thể viết sai như khi nói được, không thể viết "Hôm nay mình dề dới dợ con" được rồi [​IMG].
    Tranh thủ mấy phút giải lao, viết năm ba dòng đây ạ [​IMG].
    Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ (dzui dzẻ [​IMG]).
     
     
    Được familypearl sửa chữa / chuyển vào 11:05 ngày 18/08/2006
  5. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    thì tôi e rằng việc sửa đó đã làm hỏng một lá đơn của một người lớn tuổi, hơn là làm cho nó professional như bạn nói. Ngoài ra bạn đã mắc một sai phạm nặng về ngôn ngữ khi bạn sửa từ TẢO MỘ bằng QUYÉT MỘ đấy. Đã đành TẢO - một từ Việt gốc Hán có nghĩa là QUÝET nhưng nói QUYÉT MỘ sẽ khác hẳn nói TẢO MỘ. QUYÉT MỘ chỉ là một phần của TẢO MỘ. Đối với những ngôi mộ không xây thì làm sao có thể QUÝET MỘ, vậy bạn sẽ chuyển sao đây trong trường hợp này.
    [/QUOTE]
    Theo tôi hiểu thì phụ huynh bạn meoconsg dùng từ QUÉT, và bạn đã sửa lại là TẢO, nếu đúng như thế thì bạn meoconsg đã dùng từ rất đắt trong trường hợp này.
    Hòan tòan đồng ý với bác. Việc phân biệt vùng miền, cục bộ địa phương là một thói cực kỳ xấu, một dạng sơ khai của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Chúng ta là những người còn trẻ, hoặc chưa già, nên có cái nhìn rộng mở hơn về vấn đề này.
  6. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Đúng là không chính xác khi nói đó là "từ cổ" vì chúng vẫn được dùng. Sai một ly đi một dặm nhỉ, làm mọi người cứ xóay vào đó mà bắt bẻ. Em đã giải thích lý do tại sao em "gọi" như thế. Chỉ là cảm giác khi đọc các đơn từ, văn bản,... sử dụng các từ như vậy. Và việc dùng từ "từ cổ" này chỉ trong phạm vi bài viết trên diễn đàn của box KS, mang tính theo kiểu trà dư tửu hậu nói chuyện với nhau. Còn nếu nghiêm túc bàn luận theo khía cạnh học thuật như box tiếng Việt, chỉnh chu ngữ nghĩa từng từ như các nhà ngôn ngữ học thì sẽ là chuyện khác.
    Chuyện chữ TẢO MỘ và QUÉT MỘ (QUÝET??): nếu gia đình đi vào ngày 25 tháng chạp hằng năm và mỗi năm gần như chỉ đi 1 lần và mồ mả lúc đó theo kiểu xưa, không xây thì sẽ dùng chữ nào? QUÉT hay TẢO? ba em dùng chữ QUÉT vì ông nói ở quê thường làm vào ngày 24, thường bà con thương tình phát quang cây cỏ dùm luôn, nhà mình 25 về thì chỉ là quét dọn, cúng kiếng. Sửa lại từ Tảo thì nghĩa không lệch đi nhiều nhưng câu văn nhẹ nhàng hơn.
    Văn nói hay văn viết không mang tính hình thức thì thỏai mái, ở đây đang nói về văn viết trong các giấy tờ mang tính hình thức. Ngay chỉ chuyện dấu hỏi dấu ngã trong bài viết trên diễn đàn mà còn bị nói, bắt bẻ như thế thì trên giấy tờ sẽ bị nhìn nhận ra sao?? Không thể biết được người đọc, xử lý giấy tờ của mình là khó hay dễ tính, trạng thái khi đọc là quạu quọ hay vui vẻ, là người có kỳ thị vùng miền hay không, ... do vậy đơn từ, giấy tờ của mình cố gắng giảm những yếu tố gây khó chịu cho người đọc mà đôi khi ảnh hưởng đến việc giải quyết. Cách dùng từ, cách ngắt câu, cách trình bày và cách viết câu chốt lại thế nào,... và lỗi chính tả nữa. Nếu mình đã "dị ứng" với các lỗi như thế trong công việc (và sẽ có người dị ứng giống mình) thì tốt nhất "nếu được cho phép sửa" thì đừng để sai sót như thế diễn ra. Mục đích là làm cho đơn từ được giải quyết thuận lợi thì không thể gọi là làm hỏng. Chuyện nhà hay công việc đều thế, những cái như thế đều sửa bằng viết chì, ba hay sếp đồng ý mới đánh máy vào.
    Anh nói thanh niên bây giờ có "văn hóa phân biệt chủng tộc xấu xa" là hơi nặng đấy. Hay moctui chơi một câu là người trẻ như "con mèo kêu gâu gâu". Để tránh phiền hà và không bị nói như thế thì phải dùng cách viết theo chuẩn đã được học trong trường thôi. Mà chuyện này thì cả người trẻ lẫn già đều có thể mắc phải.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xin có 2 điều cần nói ở đây:
    "Tổ chức hành chánh" có thể là "Phòng Nhân Sự" hay "Phòng
    Lao Động và Tiền Lương" được không?
    "Tảo Mộ" có thể là "Thăm mộ" hay "Viếng Mộ" được không?
    Tháng Ba trong tiết Thanh Minh,
    Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.
  8. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Phòng Tổ chức ở các công ty nhà nước có chức năng như Phòng Nhân Sự (Human Resources)
    Phòng Hành chánh lo việc hành chánh (administration).
    Một số công ty ghép 2 phòng này lại thành phòng Tổ chức hành chánh.
    Còn phòng Lao Động và Tiền Lương lại có chức năng chấm công, trả lương, có lẽ tương đương với Payroll Section/Deparment. Cũng có những công ty thì việc lương bổng do Nhân sự (HR) quản, có công ty thì Payroll thuộc phòng Kế tóan, có công ty outsource hẳn cho nó tiện.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Lao Động và Tiền Lương không chỉ chấm công và trả lương
    đâu. Việc chính của nó là tìm người, thuê người, thải người,
    cho về hưu, bổ nhiệm, thăng giáng chức, bố trí việc làm, chuyển
    người qua các bộ môn khác nhau, thoả thuận tiền lương, tiền
    hưu, tiền đền tai nạn, tiền thưởng, tiền bảo hiểm an toàn, tiền
    trợ cấp vợ con ở nhà, tiền bảo hiểm ốm đau, nghỉ đẻ, nghỉ lễ,
    và nhiều các loại tiền khác mà tôi không biết hết, không kể hết.
    PayRoll thì là một việc rất dễ, hoàn toàn có thể cho máy tự động
    làm được, nhưng các con số và công thức tính toán phải do
    Phòng Lao Động và Tiền Lương đưa vào theo chính sách Lao
    Động và Tiền Lương của công ty. Một số công ty nhỏ thường
    gửi các con số và cách tính toán làm lương cho những công ty
    chuyên nghiệp làm cho rẻ hơn thuê người và mua máy móc tính
    lương và in cheque.
    Ví dụ, một kỹ sư mới ra trường làm việc với lương bắt đầu là
    35 nghìn đôla một năm, thì chính sách trả lương của công ty
    sẽ giữ khoảng 10 nghìn để nộp thuế thu nhập cho anh ta,
    nhưng thực tế làm lương chỉ nộp thuế cho nhà nước mỗi
    đôla cho 4 đô lương trả cho anh ta thôi, còn thừa thiếu thuế
    thì đầu năm sau anh ta sẽ làm thuế với nhà nước. Sau một
    tháng, thì anh ta đề nghị cứ giữ mỗi đôla thuế cho 3 đô lương .
    Một tháng sau, anh ta lấy vợ từ Việtnam qua, không biết tiếng
    Anh, không đi làm được, và sẽ sinh con cuối năm, nên anh ta
    đề nghị không giữ đồng thuế nào cả. Không ngờ anh ta có
    sáng kiến, được thưởng mấy chục nghìn đôla, và lên chức
    trưởng phòng R&D (Research và Development) với lương
    100 nghìn đôla . Lúc ấy, tiền thuế giữ lại phải ước chừng tổng
    cộng là 20 nghìn thì mới được, và từng kỳ trả lương phải điều
    chỉnh để sát với con số đó.
  10. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Thế à, bọn LDTL chỗ em chỉ lo chấm công thôi ạ, lười thế không biết. Cái chuyện tuyển người, đào tạo nhân viên vv.. thì nó tị nạnh cho phòng Nhân sự. Mà có lẽ cái công ty của bác nó khác cái công ty em đang bán sức lao động.
    Mà cái đoạn này cũng không liên quan tới tiếng Việt nên em xin phé ạ.

Chia sẻ trang này