1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Cuộc sống lắm điều đáng suy ngẫm ...

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi votrungh, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    (truyện có thật 100%)
    Trẻ con với môn Tập làm văn - Những chuyện có thật
    "Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu" - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :
    Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
    Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.
    Em hãy tả con lợn nhà em:
    "con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
    Em hãy tả bạn em
    "bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
    Commentaire: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.
    Em hãy tả đêm giao thừa
    "em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang lóang..."
    Commentaire: bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.
    Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
    "Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!
    Commentaire: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình!
    Em hãy tả con gà trống nhà em
    "chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?

    "Hãy tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian" .
    "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
    Comment: đúng là "dương sao, âm vậy".
    Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
    "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
    Miêu tả hình dáng cô giáo em:
    "Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám".
    Hay
    "Cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn"
    Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
    Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
    "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương"
    Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
    "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
    Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
    +"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
    +"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
    "Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
    "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.
    " Thọ" : nhiều lần (lâu)
    Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
    Trời nổi cơn bão lớn
    Lao xuống tà vẹt đường
    Vợ trời đánh một tiếng chuông
    Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
    Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
    Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-****. Thật tài quá xá! "

    Đời thừa:
    Đề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Đời Thừa)

    Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
    Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
    "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
    Lời phê của thầy giáo: "Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)
    Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
    Đề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
    " Ngủ thì ai cũng như lương thiện
    Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".
    Phân tích:
    Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra... kẻ dữ hiền."

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tình bạn và tình yêu khác nhau thế nào?
    "Tình yêu nhằm tiến tới hôn nhân, tình bạn là để giúp đỡ, học hỏi và chia sẻ nỗi niềm với nhau. Bạn có nhiều, yêu chỉ một. Ở đây, tôi muốn đề cập đến tình yêu chân chính, tình bạn đứng đắn, trong sáng. Tình bạn trong sáng là phải thành thật, mình vì mọi người, mọi người vì mình, tuyệt đối không được lợi dụng nhau", đại đức Thích Đức Thiện nói.
    - Hai người bạn khác giới có thể thân mật được không?
    - Càng thân mật càng tốt. Thậm chí đôi bạn hiền có thể tâm sự với nhau nhiều điều thầm kín mà không giãi bày được với vợ, chồng, người yêu. Thí dụ bạn trai gặp vướng mắc với vợ có thể thổ lộ với bạn gái, nhờ gỡ rối tơ vò như ta hỏi chị Thanh Tâm, anh Tầm Thư, anh Bồ Câu chẳng hạn.
    - Hai người tính nết trái ngược có thể thành bạn hiền được không?
    - Tôi cho rằng được, miễn là cá tính đó không hại ai, không phá tình bạn. Thời trẻ, tôi cũng có cô bạn tính nóng còn hơn Trương Phi. Nhiều lần tôi bị cô quát tháo om sòm. Biết tính ấy, tôi không tự ái, không cãi lại nên tình bạn vẫn bền vững.
    - Tình bạn có phải "chung thủy" như tình yêu không?
    - Nhất định là có, người ta gọi là sống chết có nhau. Quan trọng là lúc bạn khó khăn, hoạn nạn, ta phải giúp đỡ tận tâm, tận lực, đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, tính thủy chung của tình bạn khác tình yêu ở chỗ: yêu nhau phải gắn bó đến khi đầu bạc răng long, còn tình bạn thì có thể vì hoàn cảnh nào đó buộc phải xa hoặc vì công tác quá bận nên hiếm khi gặp gỡ. Dù vậy, hai người bạn vẫn không bao giờ quên nhau.
    - Tình bạn có nên phát triển thành tình yêu?
    - Được lắm chứ, nhưng phải đảm bảo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, nghĩa là đôi bạn phải không ai có vợ, có chồng.
    ( St )
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tình bạn và tình yêu khác nhau thế nào?
    "Tình yêu nhằm tiến tới hôn nhân, tình bạn là để giúp đỡ, học hỏi và chia sẻ nỗi niềm với nhau. Bạn có nhiều, yêu chỉ một. Ở đây, tôi muốn đề cập đến tình yêu chân chính, tình bạn đứng đắn, trong sáng. Tình bạn trong sáng là phải thành thật, mình vì mọi người, mọi người vì mình, tuyệt đối không được lợi dụng nhau", đại đức Thích Đức Thiện nói.
    - Hai người bạn khác giới có thể thân mật được không?
    - Càng thân mật càng tốt. Thậm chí đôi bạn hiền có thể tâm sự với nhau nhiều điều thầm kín mà không giãi bày được với vợ, chồng, người yêu. Thí dụ bạn trai gặp vướng mắc với vợ có thể thổ lộ với bạn gái, nhờ gỡ rối tơ vò như ta hỏi chị Thanh Tâm, anh Tầm Thư, anh Bồ Câu chẳng hạn.
    - Hai người tính nết trái ngược có thể thành bạn hiền được không?
    - Tôi cho rằng được, miễn là cá tính đó không hại ai, không phá tình bạn. Thời trẻ, tôi cũng có cô bạn tính nóng còn hơn Trương Phi. Nhiều lần tôi bị cô quát tháo om sòm. Biết tính ấy, tôi không tự ái, không cãi lại nên tình bạn vẫn bền vững.
    - Tình bạn có phải "chung thủy" như tình yêu không?
    - Nhất định là có, người ta gọi là sống chết có nhau. Quan trọng là lúc bạn khó khăn, hoạn nạn, ta phải giúp đỡ tận tâm, tận lực, đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, tính thủy chung của tình bạn khác tình yêu ở chỗ: yêu nhau phải gắn bó đến khi đầu bạc răng long, còn tình bạn thì có thể vì hoàn cảnh nào đó buộc phải xa hoặc vì công tác quá bận nên hiếm khi gặp gỡ. Dù vậy, hai người bạn vẫn không bao giờ quên nhau.
    - Tình bạn có nên phát triển thành tình yêu?
    - Được lắm chứ, nhưng phải đảm bảo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, nghĩa là đôi bạn phải không ai có vợ, có chồng.
    ( St )
  4. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Chàng trai có 3 bằng đại học và 1 sợi dây thòng lọng
    Ở phường Hòa Lạc, thị xã Móng Cái nhiều người biết Nguyễn Đức Thịnh từ khi anh còn là học sinh phổ thông. Cậu bé con nhà nghèo có chí nên vừa đi làm thêm ở chợ vừa đi học. Sau khi giành được 3 tấm bằng đại học, cậu tự kết liễu đời mình.
    Chàng trai nhiều tham vọng
    Thi ĐH năm đầu tiên đỗ cả ba trường ĐH với số điểm cao. Thịnh quyết định học hai trường là Học viện Bưu chính viễn thông và khoa Kinh tế đối ngoại của ĐH Kinh tế Quốc dân. Năm sau nữa cậu thi tiếp và học thêm khoa Tiếng Trung của ĐH Ngoại ngữ HN.
    Học như thế, Thịnh vẫn tranh thủ đi dạy thêm. Ông Nguyễn Đức Phương- bố Thịnh kể: "Cả đời nó chỉ có học, rồi lại học. Hơn sáu năm ở Hà Nội nó tốt nghiệp loại ưu ba trường ĐH. Cha mẹ ở quê nhìn thấy con có chí ăn học thành người, bao nhiêu khó khăn vất vả chấp nhận hết".
    Chàng trai tỉnh lẻ không phụ lòng cha mẹ. Ra trường, công việc ổn định, tiền lương và thưởng của anh có tháng hơn 10 triệu đồng. Nhưng Thịnh sống tằn tiện, có bao nhiêu gửi hết về cho mẹ.
    Trong một lá thư về nhà, Thịnh viết: "Con cũng muốn hoà nhập như chúng bạn, song hoàn cảnh nhà mình khổ quá rồi. Con không thể buông tay nhẹ hều vài chục ngàn vào quán xá mà con quá biết, có thể bố mẹ làm cả ngày không bù nổi".
    Bạn bè gọi Thịnh là "mọt sách". Trong anh còn nhiều tham vọng.
    Sập bẫy tình
    Mọi người trong gia đình nhận thấy sự thay đổi của Thịnh khi lần đầu tiên anh đưa Hương về nhà và giới thiệu là bạn gái. Cô gái có mái tóc vàng hoe, bĩu môi quay ngoắt khi nhìn thấy cái nhà vệ sinh lợp bằng phên nứa của gia đình.
    Quen và yêu Hương mới mấy tháng, Thịnh đã lột xác thành gã trai sành điệu chốn thị thành. Số tiền gửi về quê cho gia đình ngày một ít đi, tỉ lệ nghịch với những đêm quay vòng trong vũ trường và những buổi ăn chơi suốt sáng. Gia đình phản đối quyết liệt mối quan hệ này và dọa sẽ từ Thịnh.
    Những lời khuyên của gia đình, bạn bè, cùng với thời gian đã khiến Thịnh dần nhận ra sự hư hỏng của cô gái. Anh quyết định chia tay. Hương chỉ tay vào mặt anh tuyên bố: "Anh là thằng hèn! Bất nghĩa với tôi, anh cũng chả thọ được lâu đâu". Hương bỏ đi.
    Nhưng hai tháng sau anh gặp lại cô ở Sài Gòn trong một chuyến dẫn khách du lịch. Hương nói đã có thai với Thịnh và muốn gặp gỡ anh lần cuối để ôn lại những gì ngọt ngào nhất hai người đã có. Chút kỷ niệm xưa còn sót lại làm Thịnh mụ mị. Đêm vũ trường, Thịnh nhảy điên cuồng và sau đó, tiếp tục cùng đám bạn Hương thuê nhà nghỉ ở ngoại ô đến trưa hôm sau. Và chính trong cái ngày định mệnh đó, Hương đã bí mật tiêm vào những chai bia Heiniken anh uống một lượng thuốc lắc lớn.
    Lần này thì Thịnh không đủ bản lĩnh để từ bỏ ảo giác có được trong những chuyến "bay" (những đêm đi lắc) thác loạn cùng Hương. "650 ngàn một liều (thuốc lắc), 400 ngàn một viên hồng phiến, nó cho con cảm giác vui vẻ suốt đêm ngày và sức lực không ngờ. Con không thể chịu được cảm giác trống trải trầm uất do hậu quả của những cuộc chơi mang lại khi thuốc hết công hiệu. Ngay cả khi về Hà Nội con đã cố liên lạc với bạn của Hương nhờ giới thiệu để tìm mọi cách mua thứ thuốc giết người ấy. Cũng có lúc giật mình, biết mình đang chết mòn mà con không thể dừng lại, cũng không đủ can đảm để nói với mọi người, chỉ biết cố gắng kiếm tiền lao vào thoả mãn những cuộc chơi không ranh giới"- Thịnh viết trong thư tuyệt mệnh.
    Chưa đến một năm, từ một chàng trai khoẻ mạnh, cao 1m72 nặng 66 kg, Thịnh bệ rạc tong teo. Anh xin nghỉ làm, vào viện hơn một tháng thì bị trả về. Thịnh sống với gia đình gần hai tháng, ngày 15/6/2004 ông Phương phát hiện con trai mình đã treo cổ tự vẫn trong phòng bằng một sợi dây cắt từ máy bơm nước.
    Anh để lại một bức thư tuyệt mệnh dày đặc chữ trên ba trang giấy A4. Kẹp bên trong là tập hồ sơ bệnh án của bệnh viện. "Con xin bố mẹ cho con ra đi, con sống thêm chỉ tốn tiền và khiến bố mẹ day dứt. Chỉ khiến con đau đớn chết mòn vì tủi hổ. Con đã đi khám ở bốn bệnh viện lớn tại Hà Nội, ma tuý đã làm con viêm gan, hỏng thận, thần kinh suy kiệt... nhiều lắm cũng chỉ duy trì được sáu tháng nữa thôi".
    28 tuổi, người trai trẻ mang theo xuống mồ 3 tấm bằng đại học.
    SVVN
    [
    Được mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 02/11/2004
  5. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Chàng trai có 3 bằng đại học và 1 sợi dây thòng lọng
    Ở phường Hòa Lạc, thị xã Móng Cái nhiều người biết Nguyễn Đức Thịnh từ khi anh còn là học sinh phổ thông. Cậu bé con nhà nghèo có chí nên vừa đi làm thêm ở chợ vừa đi học. Sau khi giành được 3 tấm bằng đại học, cậu tự kết liễu đời mình.
    Chàng trai nhiều tham vọng
    Thi ĐH năm đầu tiên đỗ cả ba trường ĐH với số điểm cao. Thịnh quyết định học hai trường là Học viện Bưu chính viễn thông và khoa Kinh tế đối ngoại của ĐH Kinh tế Quốc dân. Năm sau nữa cậu thi tiếp và học thêm khoa Tiếng Trung của ĐH Ngoại ngữ HN.
    Học như thế, Thịnh vẫn tranh thủ đi dạy thêm. Ông Nguyễn Đức Phương- bố Thịnh kể: "Cả đời nó chỉ có học, rồi lại học. Hơn sáu năm ở Hà Nội nó tốt nghiệp loại ưu ba trường ĐH. Cha mẹ ở quê nhìn thấy con có chí ăn học thành người, bao nhiêu khó khăn vất vả chấp nhận hết".
    Chàng trai tỉnh lẻ không phụ lòng cha mẹ. Ra trường, công việc ổn định, tiền lương và thưởng của anh có tháng hơn 10 triệu đồng. Nhưng Thịnh sống tằn tiện, có bao nhiêu gửi hết về cho mẹ.
    Trong một lá thư về nhà, Thịnh viết: "Con cũng muốn hoà nhập như chúng bạn, song hoàn cảnh nhà mình khổ quá rồi. Con không thể buông tay nhẹ hều vài chục ngàn vào quán xá mà con quá biết, có thể bố mẹ làm cả ngày không bù nổi".
    Bạn bè gọi Thịnh là "mọt sách". Trong anh còn nhiều tham vọng.
    Sập bẫy tình
    Mọi người trong gia đình nhận thấy sự thay đổi của Thịnh khi lần đầu tiên anh đưa Hương về nhà và giới thiệu là bạn gái. Cô gái có mái tóc vàng hoe, bĩu môi quay ngoắt khi nhìn thấy cái nhà vệ sinh lợp bằng phên nứa của gia đình.
    Quen và yêu Hương mới mấy tháng, Thịnh đã lột xác thành gã trai sành điệu chốn thị thành. Số tiền gửi về quê cho gia đình ngày một ít đi, tỉ lệ nghịch với những đêm quay vòng trong vũ trường và những buổi ăn chơi suốt sáng. Gia đình phản đối quyết liệt mối quan hệ này và dọa sẽ từ Thịnh.
    Những lời khuyên của gia đình, bạn bè, cùng với thời gian đã khiến Thịnh dần nhận ra sự hư hỏng của cô gái. Anh quyết định chia tay. Hương chỉ tay vào mặt anh tuyên bố: "Anh là thằng hèn! Bất nghĩa với tôi, anh cũng chả thọ được lâu đâu". Hương bỏ đi.
    Nhưng hai tháng sau anh gặp lại cô ở Sài Gòn trong một chuyến dẫn khách du lịch. Hương nói đã có thai với Thịnh và muốn gặp gỡ anh lần cuối để ôn lại những gì ngọt ngào nhất hai người đã có. Chút kỷ niệm xưa còn sót lại làm Thịnh mụ mị. Đêm vũ trường, Thịnh nhảy điên cuồng và sau đó, tiếp tục cùng đám bạn Hương thuê nhà nghỉ ở ngoại ô đến trưa hôm sau. Và chính trong cái ngày định mệnh đó, Hương đã bí mật tiêm vào những chai bia Heiniken anh uống một lượng thuốc lắc lớn.
    Lần này thì Thịnh không đủ bản lĩnh để từ bỏ ảo giác có được trong những chuyến "bay" (những đêm đi lắc) thác loạn cùng Hương. "650 ngàn một liều (thuốc lắc), 400 ngàn một viên hồng phiến, nó cho con cảm giác vui vẻ suốt đêm ngày và sức lực không ngờ. Con không thể chịu được cảm giác trống trải trầm uất do hậu quả của những cuộc chơi mang lại khi thuốc hết công hiệu. Ngay cả khi về Hà Nội con đã cố liên lạc với bạn của Hương nhờ giới thiệu để tìm mọi cách mua thứ thuốc giết người ấy. Cũng có lúc giật mình, biết mình đang chết mòn mà con không thể dừng lại, cũng không đủ can đảm để nói với mọi người, chỉ biết cố gắng kiếm tiền lao vào thoả mãn những cuộc chơi không ranh giới"- Thịnh viết trong thư tuyệt mệnh.
    Chưa đến một năm, từ một chàng trai khoẻ mạnh, cao 1m72 nặng 66 kg, Thịnh bệ rạc tong teo. Anh xin nghỉ làm, vào viện hơn một tháng thì bị trả về. Thịnh sống với gia đình gần hai tháng, ngày 15/6/2004 ông Phương phát hiện con trai mình đã treo cổ tự vẫn trong phòng bằng một sợi dây cắt từ máy bơm nước.
    Anh để lại một bức thư tuyệt mệnh dày đặc chữ trên ba trang giấy A4. Kẹp bên trong là tập hồ sơ bệnh án của bệnh viện. "Con xin bố mẹ cho con ra đi, con sống thêm chỉ tốn tiền và khiến bố mẹ day dứt. Chỉ khiến con đau đớn chết mòn vì tủi hổ. Con đã đi khám ở bốn bệnh viện lớn tại Hà Nội, ma tuý đã làm con viêm gan, hỏng thận, thần kinh suy kiệt... nhiều lắm cũng chỉ duy trì được sáu tháng nữa thôi".
    28 tuổi, người trai trẻ mang theo xuống mồ 3 tấm bằng đại học.
    SVVN
    [
    Được mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 02/11/2004
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những kiểu truy bài hành hạ học sinh

    Việc kiểm tra bài cũ dưới dạng dò bài, truy bài ở nhiều nơi và cách làm của nhiều thày giáo hiện nay đang trở thành một nỗi ám ảnh, thậm chí khiếp sợ đối với học sinh. Người học không còn hứng thú với môn học.
    Truy bài giữa học sinh với nhau - kiểu này thường được áp dụng ở bậc tiểu học và THCS. Giáo viên phân cặp, thường là 2 học sinh ngồi cùng bàn. Một em đọc bài học, một em dò trong sách, trong tập hoặc đề cương. Chỗ nào sai thì nhắc bạn. Có người thày quy định nghiêm ngặt hơn bằng cách cho học sinh đếm lỗi sau đó báo với giáo viên. Để buộc học sinh phải học bài tử tế, không ít giáo viên bắt học sinh chép phạt. Có người bắt chép phạt rất nặng. Chép 50, thậm chí 100 lần là điều không lạ. Hình phạt kiểu này học sinh rất sợ.
    Giáo viên tự truy bài: Với những môn học thường được coi là học thuộc lòng như văn, sử, địa, giáo dục công dân, nhiều người đã có những ?osáng kiến? hết sức độc đáo. Chẳng hạn một giờ truy bài môn văn, giáo viên gọi lên bảng một lúc 3-4 em. Mỗi em một câu hỏi. Các em trả lời bằng cách viết lên bảng (bảng được chia ra thành 3-4 phần). Trong lúc đó, giáo viên đưa ra một câu hỏi cho cả lớp và gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời. Một lát sau giáo viên gọi một em khác đọc tiếp. Cứ như thế, em này tiếp tục em kia đến hết câu trả lời mới thôi. Cách làm này có người gọi là kiểu truy bài ?odây chuyền?. Học sinh rất sợ. Vì muốn trả lời được phải rất thuộc và thuộc hết.
    Nhờ giáo viên chủ nhiệm hay một giáo viên dạy bộ môn khác, kể cả giáo viên dạy thể dục. Có người nhờ giám thị, thậm chí cả bảo vệ để truy bài. Cách làm này thường được áp dụng với những học sinh các lớp cuối cấp đang ôn tập để chuẩn bị thi tốt nghiệp. Vì không có chuyên môn nên hầu hết những người được ủy thác trách nhiệm đều trung thành với những dòng chữ trong sách. Họ càng trung thành, càng nhiệt tình bao nhiêu thì người bị truy bài càng khốn khổ bấy nhiêu.
    Còn có ?osáng kiến tập thể? như giáo viên bộ môn cứ ghi tên những học sinh không thuộc bài nộp cho giám thị, đến cuối tuần và kể cả chủ nhật tất cả những học sinh đó đều phải làm nghĩa vụ trả bài. Trả bài xong thì mới được về. Giáo viên truy bài kiểu này thường là được nhà trường phân công, đúng với bộ môn. Những học sinh bị truy bài phải nạp một khoản tiền, gọi là ?otiền truy bài? nên giáo viên có thể yên tâm làm việc cả chủ nhật.
    Bản thân cái tên gọi ?otruy bài?, ?odò bài? như trên đã nói lên cách dạy - học áp đặt máy móc, người học chỉ biết phục tùng, thụ động. Nó không đo được năng lực tư duy mà chỉ đơn thuần là kiểm tra sự ghi nhớ, tái hiện một cách máy móc những gì phải học. Nhiều học sinh thuộc bài mà không hiểu, không biết cách vận dụng kiến thức. Có khi sự sáng tạo của học sinh trong câu trả lời lại trở thành tai họa. Chẳng hạn một số học sinh giỏi, khá khi được bảo vệ hay giáo viên bộ môn khác truy bài đã ngẫu hứng nói lên những ý tưởng sáng tạo của bản thân nhưng người truy bài cho rằng học sinh không thuộc bài, vì không đúng như trong sách. Và hậu quả như thế nào chắc mọi người đều đoán được. Với cách làm đó, học sinh phải học vì sợ điểm thấp, sợ bị phạt chứ không phải vì hứng thú. Kiểu học đối phó, thụ động và phục tùng máy móc cứ thế ăn sâu vào trong não trạng. Nó giết chết sự sáng tạo và niềm hứng thú của người học trong quá trình học tập.
    (Theo Người Lao Động)
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những kiểu truy bài hành hạ học sinh

    Việc kiểm tra bài cũ dưới dạng dò bài, truy bài ở nhiều nơi và cách làm của nhiều thày giáo hiện nay đang trở thành một nỗi ám ảnh, thậm chí khiếp sợ đối với học sinh. Người học không còn hứng thú với môn học.
    Truy bài giữa học sinh với nhau - kiểu này thường được áp dụng ở bậc tiểu học và THCS. Giáo viên phân cặp, thường là 2 học sinh ngồi cùng bàn. Một em đọc bài học, một em dò trong sách, trong tập hoặc đề cương. Chỗ nào sai thì nhắc bạn. Có người thày quy định nghiêm ngặt hơn bằng cách cho học sinh đếm lỗi sau đó báo với giáo viên. Để buộc học sinh phải học bài tử tế, không ít giáo viên bắt học sinh chép phạt. Có người bắt chép phạt rất nặng. Chép 50, thậm chí 100 lần là điều không lạ. Hình phạt kiểu này học sinh rất sợ.
    Giáo viên tự truy bài: Với những môn học thường được coi là học thuộc lòng như văn, sử, địa, giáo dục công dân, nhiều người đã có những ?osáng kiến? hết sức độc đáo. Chẳng hạn một giờ truy bài môn văn, giáo viên gọi lên bảng một lúc 3-4 em. Mỗi em một câu hỏi. Các em trả lời bằng cách viết lên bảng (bảng được chia ra thành 3-4 phần). Trong lúc đó, giáo viên đưa ra một câu hỏi cho cả lớp và gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời. Một lát sau giáo viên gọi một em khác đọc tiếp. Cứ như thế, em này tiếp tục em kia đến hết câu trả lời mới thôi. Cách làm này có người gọi là kiểu truy bài ?odây chuyền?. Học sinh rất sợ. Vì muốn trả lời được phải rất thuộc và thuộc hết.
    Nhờ giáo viên chủ nhiệm hay một giáo viên dạy bộ môn khác, kể cả giáo viên dạy thể dục. Có người nhờ giám thị, thậm chí cả bảo vệ để truy bài. Cách làm này thường được áp dụng với những học sinh các lớp cuối cấp đang ôn tập để chuẩn bị thi tốt nghiệp. Vì không có chuyên môn nên hầu hết những người được ủy thác trách nhiệm đều trung thành với những dòng chữ trong sách. Họ càng trung thành, càng nhiệt tình bao nhiêu thì người bị truy bài càng khốn khổ bấy nhiêu.
    Còn có ?osáng kiến tập thể? như giáo viên bộ môn cứ ghi tên những học sinh không thuộc bài nộp cho giám thị, đến cuối tuần và kể cả chủ nhật tất cả những học sinh đó đều phải làm nghĩa vụ trả bài. Trả bài xong thì mới được về. Giáo viên truy bài kiểu này thường là được nhà trường phân công, đúng với bộ môn. Những học sinh bị truy bài phải nạp một khoản tiền, gọi là ?otiền truy bài? nên giáo viên có thể yên tâm làm việc cả chủ nhật.
    Bản thân cái tên gọi ?otruy bài?, ?odò bài? như trên đã nói lên cách dạy - học áp đặt máy móc, người học chỉ biết phục tùng, thụ động. Nó không đo được năng lực tư duy mà chỉ đơn thuần là kiểm tra sự ghi nhớ, tái hiện một cách máy móc những gì phải học. Nhiều học sinh thuộc bài mà không hiểu, không biết cách vận dụng kiến thức. Có khi sự sáng tạo của học sinh trong câu trả lời lại trở thành tai họa. Chẳng hạn một số học sinh giỏi, khá khi được bảo vệ hay giáo viên bộ môn khác truy bài đã ngẫu hứng nói lên những ý tưởng sáng tạo của bản thân nhưng người truy bài cho rằng học sinh không thuộc bài, vì không đúng như trong sách. Và hậu quả như thế nào chắc mọi người đều đoán được. Với cách làm đó, học sinh phải học vì sợ điểm thấp, sợ bị phạt chứ không phải vì hứng thú. Kiểu học đối phó, thụ động và phục tùng máy móc cứ thế ăn sâu vào trong não trạng. Nó giết chết sự sáng tạo và niềm hứng thú của người học trong quá trình học tập.
    (Theo Người Lao Động)
  8. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Em có cái page [size=3[B]]"Interwiew With God"[/[/B]size=3] hay quá, ngày nào cũng vào xem mấy lần mà không chán..., xin chia sẻ với bà con...relax....lắm điều đáng suy ngẫm .........lại
    http://www.theinterviewwithgod.com/windowmovie.html
  9. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Em có cái page [size=3[B]]"Interwiew With God"[/[/B]size=3] hay quá, ngày nào cũng vào xem mấy lần mà không chán..., xin chia sẻ với bà con...relax....lắm điều đáng suy ngẫm .........lại
    http://www.theinterviewwithgod.com/windowmovie.html
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Money .........
    It can buy a house
    But not a home
    It can buy a bed
    But not sleep
    It can buy a clock
    But not time
    It can buy a book
    But not knowledge
    It can buy a position
    But not respect
    It can buy medicine
    But not health
    It can buy blood
    But not life
    It can buy ***
    But not love
    So you see money isn''t everything.
    And it often causes pain and suffering.
    I tell you this because I am your friend and I want to take away your pain and suffering.
    So send me all your money and I will suffer for you.

Chia sẻ trang này