1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dịch một số từ cơ khí ra tiêng Việt ?

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi ngutdung, 24/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngutdung

    ngutdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Dịch một số từ cơ khí ra tiêng Việt ?

    Các bác dịch hộ mấy từ tiếng Anh này với, em không phân biệt được:

    tensile
    stress
    strain
    strength


    Nó đều là sức căng ?
  2. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Tra từ điển:
    tensile: sức (lực) căng, sự kéo căng. Ví dụ: tensile test: thí nghiệm kéo. tensile strain: biến dạng kéo.
    stress: ứng xuất, ví dụ: crack stress: nứt vì ứng suất trong, cooling stress: ứng xuất khi làm nguội.
    strain: biến dạng, ví dụ : cooling strain: biến dạng khi nguội, internal ~: biến dạng bên trong
    strength: sức bền
    Trong 4 từ trên chỉ có tensile chuyên dùng cho lực kéo.
  3. ngutdung

    ngutdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác, ứng suất thì đơn vị tính phải là lực/đơn vị diện tích chứ. sao tôi thấy vẫn ghi là kN.
    Đối với vật liệu có: rated tension strength dịch là Sức bền chịu kéo cho phép có đúng không ?
    Được NguTDung sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 26/07/2006
  4. dzung754

    dzung754 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    2
    Tôi có góp ý thêm là tensile là 1 tiếng tính từ (adjective) của chữ tension nên nó luôn đi trước 1 danh từ. Theo tôi nghĩ nên dịch tensile là "thuộc về sự kéo". Một số tài liệu cũng viết tắt bằng chữ tensile.
    Khi người ta làm tensile test thì người ta dùng 1 lực kéo đặt cùng trục với mẫu test để kéo ra, lực kéo chia cho diện tích cắt ngang của vật gọi là normal stress. Lực kéo được kéo cho đến khi vật bị gãy. Người ta sẽ lấy chiều dài của mẫu lúc vật mẫu vừa bị gãy chia cho chiều dài ban đầu của vật mẫu, cái này gọi là strain. Như vậy thì stress và strain khác nhau nhưng có liên quan mật thiết đến nhau.
    Còn đơn vị của stress thì tôi không nghĩ là kN, có thể là Ksi or psi.
    Cám ơn các bạn tôi học được thêm 1 chữ stress = ứng xuất (s hay x nhỉ)
  5. ngutdung

    ngutdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Ứng suất mà đơn vị chỉ là kN, nên mới khó hiểu:
    [​IMG]
  6. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Rated tension strength dịch là Sức bền chịu kéo cho phép[/QUOTE]
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Ứng suất mà đơn vị chỉ là kN, nên mới khó hiểu:
    [​IMG]
    [/QUOTE]
    Ứng suất có đơn vị là lực/đơn vị diện tích. Trong trường hợp cụ thể này, sợi cáp đã có tiết diện mặt cắt ngang cụ thể rồi, nhà sản xuất muốn cho đơn giản, cho luôn con số chỉ lực. Như vậy, trong khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa, phải bảo đảm không vượt quá các giá trị giới hạn đó. Nếu nhà sản xuất cho kN/mm 2 thì người sử dụng phải tự tính tóan ra. Công bằng mà nói thì nhà sản xuất đã sử dụng sai thuật ngữ, nhưng trong trường hợp này có thể chấp nhận được.
    Ví dụ, người bán xăng (hoặc nước mắm) có thể bảo xăng (nước mắm) nguyên chất. Theo định nghĩa thì không đúng, vì xăng (hay nước mắm) đều là các hỗn hợp. Nhưng điều quan trọng là ai cũng có thể hiểu rằng người nói muốn nhấn mạnh là họ không pha trộn thêm bớt gì vào sản phẩm. Nếu ta cứ bê nguyên văn các định nghĩa trong sách vào đời sống thì khó lắm.
    Được gps sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 26/07/2006
  7. hoacchuken

    hoacchuken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì cũng phải tuỳ ngữ cảnh mà dịch.
    Nếu vật liệu thông thường thì chỉ cho module đàn hồi, hệ số Poisson, giới hạn chảy..
    Ở đây cho cả diện tích mặt cắt ngang dây cáp (124.19mm^2) nên tớ nghĩ, các giá trị stress cho ở đây là độ lớn lực trong phép thử độ bền vật liệu, ví dụ tensile stress là lực kéo. Vì thế đơn vị là KN.
    Còn normal stress là ứng suất pháp. Strain là biến dạng tỷ đối. Hai chú này liên hệ = định luật Hooke.
  8. ngutdung

    ngutdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn. Mấy cái trị số RTS, MAT, UOS hiểu như thế nào ạ ?
  9. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Tớ không phải là dân dây nhợ, nhưng thử vừa đoán vừa dịch xem sao nhé.
    RTS: Rated Tension Strength: Giới hạn kéo - được xác định bằng thí nghiệm tension test. Già néo đứt dây, kéo quá giá trị này thì đứt.
    MAT: Maximum Allowable sTress: Sức bền kéo cho phép - được xác định dựa trên công thức MAT = RTS/n
    trong đó, n là hệ số an toàn, trong trường hợp cụ thể này n=2.5
    UOS: Utimate Operational Stress: chả biết dịch sao, đại loại là ừa, sức căng dây là trong điều kiện bình thường, dài hạn là như thế. Còn cái UOS này cho phép sử dụng dây với lực căng lớn hơn, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Hay là dịch là Sức bền kéo quá tải ngắn hạn nhể.
  10. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Giá trị UOS cũng được xác định từ RTS luôn. UOS = RTS x k%
    Trong ví dụ cụ thể này k% = 60%

Chia sẻ trang này