1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện năng

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi 7604, 22/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Thực ra cái mà Ami nói chính là DSM Demand-side management. DSM là tập hợp các giải pháp và sẽ rất hiệu quả ở VN, công tơ 3 giá chỉ là một giải pháp và đã được sử dụng ở VN rất lâu rồi, nhưng không áp dụng cho phụ tải gia đình. Cái RC (ripple control) cũng là một giải pháp hiệu quả, vấn đề xã hội quan trọng hơn vấn đề kỹ thuật.
    To 7604
    Sự cố vừa qua là do nổ máy cắt (CB) 110kV trạm Chèm, một phần do lưới trung áp (MV 22, 10,6kV) của HN bị sự cố. hehe ở VN gọi CB là máy cắt.
    Xin hỏi 7604 là bạn nói nhiệt điện dễ điều chỉnh và thuỷ điện chạy 24/24, có phải 7604 nói đến nhiệt điện tuabin khí không? Ở VN, và cũng theo như lý thuyết được học ở trường, nhiệt điện (dùng than) thường rất khó điều chỉnh, khả năng điều chỉnh rất ít, thuỷ điện điều chỉnh tốt hơn nhiều, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có công suất rất lớn (so với hệ thống điện của VN) được dùng để điều chỉnh tần số hệ thống, các nhà máy nhiệt điện chạy 24/24. Vào thời gian cao điểm phải chạy thêm tuabin khí rất đắt tiền, giá thành khoảng 2000VND/kWh, có nghĩa là lỗ.
    Theo tôi được biết, VN cũng bắt đầu sản xuất transformer 220kV, chất lượng thì tôi không biết thế nào, nhưng máy 110kV dùng khá tốt. Hình như xuất khẩu rồi thì phải.
    Trạm SA mà Ami nói đến có phải là trạm 220KV Nam Định không, Trạm này rất đồng bộ và hiện đại, của Siemens. Trạm này đã đưa vào vận hành vài năm rồi. Lúc đầu có đinh dùng không người không thì tôi không rõ, nhưng đến bây giờ thì SCADA của VN vẫn chưa đủ sức.
    Qiseng
  2. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Bạn nói đúng, Gas Combustion Turbine luôn có giá cao hơn những loại khác. Tuy nhiên, phải tùy theo cái mô hình của cả hệ thống điện mới biết lời lỗ ra sao. Nếu tính giá thị trường thì khá cao nhưng ngành điện hình như có liên quan mật thiết đến việc kinh doanh gas. Hơn nữa nếu dùng gas để ổn định và nâng cao chất lượng phục vụ thì có thể xin miễn thuế mua gas hoặc một sự giúp đỡ nào đó từ phía chính phủ....Hơn nữa cách tính tiền ra sao còn tùy thuộc vào mô hình vận hành.
    Nếu như thủy điện của ta vẫn chưa chưa sử dụng hết công xuất, tại sao ta vẫn tiếp tục đầu tư rất lớn vào xây dựng thủy điện? Theo mô hình và cách vận hành này thì dù ta có xây thêm bao nhiêu nhà máy thủy điện thì khi thấp điểm cũng phải điều chỉnh toàn bộ đến mức như hiện nay. Bỏ một số tiền khổng lồ vào đầu tư mà biết rằng không thể sử dụng hết khả năng thì có lẽ là quá lãng phí. Mà thôi nếu bàn rộng về vấn đề này có lẽ sẽ đi vào ngõ cục.
    =================
  3. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Thuỷ điện quá phụ thuộc vào thời tiết. Trước đây không lâu, ngành điện thường đổ lỗi cho việc cúp điện thường xuyên vào mùa khô là do ... ông Trời không chịu mưa (và gần đây, sự cố mất điện ở Hà nội là do trời quá nóng !!!)
    [​IMG]
    Nhìn vào biểu đồ trên thì thuỷ điện vẫn là nguồn cung cấp điện năng quan trọng ở Việt nam. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn cung cấp đang có sự thay đổi. Với sự hình thành và phát triển của cụm nhiệt điện Phú Mỹ có tổng công suất khi hoanthành là 3600 MW, thì nhiệt điện phát từ các nhà máy điện tuốc bin khí sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giảm được sự phụ thuộc vào ông trời. Trung Tâm Phú Mỹ bao gồm:
    Phú Mỹ 1: 1090 MW
    Phú Mỹ 2.1: 600 MW
    Phú Mỹ 2.2: 720 MW
    Phú Mỹ 3: 720 MW
    Phú Mỹ 4: 450 MW
    gps đọc đâu đó nói rằng gas từ vùng trũng Nam Côn Sơn là nguồn nhiên liệu sạch và rẻ tiền cho trung tâm điện lực Phú Mỹ. Trong khi đó các bạn 7604 và qiseng lại nói phát điện bằng gas đắt tiền, các bạn có thể giải thích thêm chỗ này không. Hay là do giá gas tại Việt nam rẻ.
    GPS
    Lat 10o48.528'
    Lon 106o44.203'
    UTM 48
    689874 E
    1195378 N
  4. ami

    ami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Việt nam từ trước tới giờ chưa bao giờ thừa (đủ) điện cả đâu bác ạ. Thế nên việc xây thêm nhà máy luôn là cấp thiết.
    Song song với việc xây thêm nhà máy thì các biện pháp sử dụng hiệu quả lượng điện sản xuất được là rất quan trọng ---> chính là cái DSM.
    Đúng là DSM đã được áp dụng trong công nghiệp, cho các nhà máy lớn. Dưng mà không nhiều. Lý do rất đơn giản là những nhà máy lớn thì thường của nhà nước. Việc tiết kiệm điện đối với họ xem ra không được quan tâm, dùng nhiều thì họ có bị
    "kiểm điểm" đâu, tiết kiệm (dùng và giờ thấp điểm để trả ít tiền điện) thì họ cũng có được thưởng đâu. Thế nên hiệu quả cũng chẳng được là bao.
    Nói đến cái vụ này lại đụng đến việc đánh giá hiệu quả làm việc của 1 nhà máy. Hồi trước nghe các thầy nói là người ta đánh giá hiệu quả hoạt động của một nhà máy chỉ dựa vào sản lượng điện phát ra. Thế là nhà máy nào phát nhiều điện là được thưởng. Mà cái vụ phát nhiều thì cứ tống nhiều than củi vào là nó ra điện. Trong khi có 1 yếu tố khác rất quan trọng là hiệu suất thì hình như không được quan tâm.
    hẹ hẹ, nói mấy cái vụ này hay bị chuyện nọ xọ chuỵen kia quá
    amitie
  5. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề là dựa vào lượng điện phát ra để đánh giá khả năng cung cấp điện là chính còn vấn đề cung cấp như thế nào để đạt hiệu quả cao thì thuộc vấn đề khác và nhiệm vụ của người khác. Đó chính là lý do tại sao ngành điện ở các nước tiên tiến quản lý và chịu trách nhiệm ngay cả sau cầu dao chính nhưng ở VN thì trách nhiệm chỉ dừng lại trước cầu dao.
    DSM chỉ là một mô hình giúp xây dựng biện pháp quản lý thích hợp nhất trên những điều kiện nhất định (study level). Việt Nam chưa bao giờ thừa (đủ) điện thì tại sao công suất thủy điện lại không tận dụng tối đa khi mà nhiên liệu của nó gần như là "trời cho"? Càng xây dựng thêm thì lãng phí càng nhiều nếu không thay đổi mô hình quản lý ngành điện. Như GPS đã nói nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ sẽ thay đổi bản chất của toàn nguồn điện. Dùng gas để tạo nhiệt luôn "mắc" hơn các dạng nhiên liệu như nước, than...nhưng mắc như thế nào mới là quan trọng. Theo cách tính của Qiseng thì sẽ tốn khoảng 2000Kwh thì đúng là quá mắc, nhưng số liệu này dựa trên cách tính của Qiseng. Còn tại sao Phú Mỹ lại dùng Gas combustion turbine là chính vì họ lại có một cách tính khác từ những số liệu khác.
    Nói một cách khách quan là các nhà quản lý chưa có một cái nhìn thống nhất nên mô hình điện VN phát triển phụ thuộc nhiều vào bên dưới. Bên trên đang làm gì thì quả là khó hiểu.
    =================
  6. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam thiếu cả công suất lẫn năng lượng (điện), nhưng các bạn hiểu công việc điều chỉnh (tần số, điện áp ...) trong hệ thống điện là cần thiết như thế nào. Tôi có nói rằng ở VN điều chỉnh dùng thuỷ điện là chính. Không thể nói là tôi thấy rẻ nên tôi phát hết tốc lực. Việc xây dựng tiếp thuỷ điện là vô cùng cần thiết, vì VN thiếu điện, ngoài ra nhà máy điện dùng để điều tần phải có những điều kiện gì các bạn cũng hiểu.
    Thuỷ điện không quá phụ thuộc vào thời tiết, chỉ không quá thôi chứ vẫn phụ thuộc. Bài toán điều tiết nước cho cả 1 năm vận hành vẫn giải quyết vấn đề này.
    Còn vấn đề sản lượng đánh giá hiệu quả là vô lý, không ai tính toán như vậy.
    Qiseng
  7. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Xây dựng thêm nguồn điện là điều phải làm, không thể nghi ngờ khi hiện tại điện vẫn chưa đủ và khả năng tiêu thụ điện ngày càng tăng nhanh tại VN. Tuy nhiên xây dựng nguồn năng lượng nào và phối hợp với các ngành liên quan ra sao cần phải đồng bộ. Bài toán công xuất của thủy điện nếu không giải quyết mà từ bây giờ thì sự lãng phí ngày càng cao. Cho đến 2020 nhà máy điện nguyên tử sẽ đưa vào vận hành thì lúc đó sẽ ra sao? Khi đã chạy ĐNT thì kỷ thuật và kinh tế đòi hỏi luôn vận hành ở mức cao nhất thường khoảng 98%. Có phải lúc đó nhà máy thủy điện sẽ phải ngưng máy giờ thấp điểm? Nhìn lại sự cố mất điện HN tuần rồi có phải chăng hệ thống điện VN vẫn còn sử dụng single circuit (singe point of failure) đối với thành phố chính của đất nước? Vậy hệ thống điện ở những thành phố khác ra sao? Với nguồn điện hiện tại mà mạng điện hầu như chưa luôn trong tình trạng báo động thì khi nguồn tăng lên chuyện gì sẽ xảy ra? Vào thành phố thì gần như nhà nào cũng thấy "suỵt-vô-tơ" và cửa hàng nào thì cũng trang bị máy phát điện cá nhân thì power quality của mạng điện ra sao? Nếu đánh giá ngành điện trên năng xuất và hiệu quả thì thật là khó nên các bản báo cáo hầu như chỉ dựa vào những "con số" phát điện là chính.
    ====================
  8. hoangtuan03

    hoangtuan03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Các bác nói nhiều về SCADA/EMS, thế các bác có nghĩ khi nào VN có thể tự mình làm SCADA/EMS. Nước mình cần gì?, nghành mình cần gì?. Hiện nay tôi có thể làm được RTU vài ngàn tín hiệu từ linh kiện rời và truyền dữ liệu qua mạng. Nhưng tôi cũng chẳng biết phải làm gì tiếp theo. Các bác có biết cách làm transducer P, Q,... không?
  9. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tôi hoàn toàn tin tưởng VN có thể làm cho mình một hệ thống SCADA và là điều cần làm. SCADA chỉ là một khái niệm Supperior Control and Data Aqquisition cũng như EMS Energy/Emegency System hay TGM cũng chỉ là Transmisson Grid Management.
    Trước hết high level manager phải có khái niệm và hiểu lợi ích và sự cần thiết của SCADA vì đây có thể là một sự đầu tư lớn nhất trong ngành điện nhưng cũng sẽ mang lại lợi ích cao nhất. Những lợi ích căn bản như điều khiển ổn định nguồn điện, hoặch định, bảo trì, và dự đoán....và những lợi ích còn tùy thuộc vào đặc tính của từng vùng, từng bộ phận....
    Về high level technical thì có 3 khái niệm cần hiểu là on-line, real-time và control. Đây là sự tổng hợp của software, hardware cũng như telecommunication và database....vì vậy ngành điện có thể nói là 1 khách hàng lớn nhất của truyền thông cũng như information technology. Cái khác giữa nghành điện và những ngành khác là nhận và giải quyết những thông tin phức tạp tính trên cycle hoặc giây. Chính vì on-line và real-time nên độ phức tạp của hệ thống SCADA rất cao. Và SCADA còn có nghĩa là control nên security trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
    - Low level technical hay detail thì có hàng tỉ thứ mà nói nhưng chủ yếu đều đi ra từ 3 khái niệm trên. Những chi tiết dễ dàng kiếm được trong các sách dạy về SCADA trong trường học.
    RTU, remote terminal unit là một bộ phận của hệ thống SCADA thường đặc tại substation (trạm điện). Bạn có thể rõ về "vài ngàn tính hiệu" truyền qua mạng không? cũng như protocol mà bạn sử dụng để truyền tải? Đây là 2 vấn đề quan trọng. Transducer P, Q đọc tính hiệu từ physical device được chuyển thành dữ liệu scaling level. Vì vậy mà protocol để nhận, truyền tải và dịch dữ liệu của nghành điện thường dùng vẫn là proprietary one. Các CT (current transformer) PT (Potental Transformer) là những component của power transformer nên transducer đã có sẳn không cần phải lo. Tiêu chuẩn mới của transformer còn có cả dụng cụ để nhận tính hiệu nhiệt độ của dân, dầu....và tại các giao điểm (interconnection or PD point of delivery) thường được gắn các meter. Tất cả những cái này thuộc bên instrument còn khi làm SCADA bạn chỉ cần xem nên mua loại nào cho thích hợp với túi tiền và bảo đảm yêu cầu cần thiết cũng như yêu cầu tương lai....Design cũng tốt nhưng cái gì cũng ôm hết vào mình thì cuối cùng chẳng đi đến đâu.
    Tại RTU tính hiệu có thể được nhận và truyền tải dưới dưới cycle nhưng do trong quá trình truyền tải nên SCADA chấp nhận tính hiệu 2s. Tuy nhiên tại RTU change of state (logic scheme) được giữ lại dưới data file những dữ liệu dưới cycle để được trung tâm phân tích sử dụng. Vì vậy việc truyền tải tính hiệu của RTU rất quan trọng tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng mà bạn phải đáp ứng.
    Khi SCADA mới hình thành sử dụng DAC machine nên storage là một vấn đề khó khăn. Để giải quyết vấn đề đó tính hiệu được sử lý 5 mổi năm phút rồi đưa vào buffer và 15 phút thì đưa ra giữ liệu để giữ lại. 15 minutes data được chấp nhận và trở thành industrial standard. Ngày nay sự phát triển của các vật liệu điện quá nhanh cũng như độ cảm ứng vật liệu ngày càng lớn nên 15 minutes date đã không theo kịp để giải quyết vì vậy lưu trữ dữ liệu @ scan rate trở nên quan trọng. Ví dụ trong một cơn giông trung tâm phục vụ có thể nhận hàng trăm cú phone báo mất điện trong một khu vực rộng lớn vài trăm cây số vuông, rất khó biết chính xác đâu là nơi có vấn đề. Lúc đó tại EMS toàn bộ hệ thống được nhìn thấy và với phương pháp loại trừ có thể tìm ra địa điểm trục trặc kỷ thuật mà thu nhỏ khu vực ảnh hưởng và gởi người đến sửa trong thời gian nhanh nhất.....
    Càng ngày SCADA càng gần đến real-time dù rằng chẳng bao giờ có thể đạt đến đó.
    ====================
  10. hoangtuan03

    hoangtuan03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Mình hoàn toàn đồng ý với 7406, nhưng mình muốn độc lập càng nhiều càng tốt. Với lại mình đang rảnh, đợi đến khi đề tài của mình được duyệt để tiến hành tiếp. Nên mình muốn nghiên cứu thử về transducer thôi. 7406 có tài liệu gì có thể giúp mình không?, còn share lên forum đi.

Chia sẻ trang này