1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    F22 lúc đó chưa có tên lửa bạn à , pháo canon cũng ko lắp được, bán kính chiến đấu cũng ngắn
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Dịch: Block 3.0 với khả năng chiến đấu bay năm 2001

    The first combat-capable Block 3.0 aircraft first flew in 2001

    https://en.wikipedia.org/wiki/Lockheed_Martin_F-22_Raptor

    Đã có hơn 1 chiếc F-22 được bàn giao cho USAF trước ngày 11/9, tất cả đều ko có khả năng chiến đấu

    http://www.f-16.net/aircraft-database/F-22/serials-and-inventory/airforce/USAF/

    Top Fact 11-9-2001: Lúc đó F-15/16 cũng ko có đủ vũ trang trong nội địa nước Mỹ. Tất cả đều ko đủ vũ khí, nhiên liệu, quá trình chuẩn bị bay đánh chặn rất lâu, ko một máy bay khủng bố nào bị ngăn chặn mặc dù âm ưu khủng bố đã bị phát hiện khi chiếc máy bay đầu tiên lao vào tháp phía bắc

    F16 với droptank để đủ dầu mà bay trên new york ngày 12/9/2001, nếu người Mỹ sử dụng máy bay tiêm kích MiG-21 xịn thì có lẽ đã tránh được thảm kịch, MiG-21 được VN sử dụng đánh tan tác B52, F-4 chứ nói gì máy bay chở khách

    [​IMG]

    https://www.washingtonpost.com/loca...ory.html?noredirect=on&utm_term=.aaffb203243b
    Lần cập nhật cuối: 13/09/2018
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Báo Mỹ, Phi Công Mỹ nói:

    F-22 đối đầu Su-35: Phi công Mỹ thốt lên "thà quay đầu bỏ chạy còn hơn"!
    Anh Tú | 15/09/2018 07:56 AM

    3

    [​IMG]
    Xét trên các quy luật không chiến ở thời hiện đại, những lợi thế to lớn của tiêm kích F-22 về khả năng tàng hình lại không mấy phát huy tác dụng.

    Ngày 11/9, Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đã cho xuất kích bộ đôi tiêm kích tàng hình F-22 để ngăn chặn các máy bay ném bom hạt nhân chiến lược Tu-95 của Nga đang được hộ tống bởi các chiến đấu cơ Su-35 tiếp cận vùng Alaska của Mỹ.

    Tuy nhiên, qua sự vụ này, theo Business Insider, loại tiêm kích F-22 đầu bảng của Mỹ đã bộc lộ những điểm yếu nghiêm trọng và tỏ ra "lép vế" trước các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

    Với các khả năng nhào lột ngoại mục lại được trang bị công nghệ tàng hình tân tiến tránh sự phát hiện của radar đối phương, F-22 thuộc dòng máy bay chiến đấu "chết người" nhất của Mỹ.

    Thế nhưng, trong khi F-35 được chế tạo như một "cầu thủ tiền vệ", có thể không chiến, đánh bom các mục tiêu mặt đất, thu thập thông tin tình báo hoặc trinh sát thì F-22 chỉ chuyên dụng về một thứ: Tác chiến không đối không.

    Do đó, dựa trên các quy luật chiến đấu ở thời buổi hiện nay, những lợi thế to lớn của F-22 về khả năng tàng hình lại không mấy phát huy tác dụng.

    Trong phi vụ đánh chặn, một chiếc đấu cơ phản lực thường tiếp cận tới gần máy bay đối phương vừa xâm nhập không phận, sau đó qua sóng vô tuyến phát đi thông điệp, dạng như "quay đầu ngay, đừng để tình hình nghiêm trọng thêm".

    Khi đó, theo lệ thường thì chiếc phi cơ đánh chặn sẽ "xù lông", để lộ cho đối thủ thấy đôi cánh gắn đầy tên lửa. Tuy nhiên, F-22 lại không thể làm được điều đó, bởi do thiết kế tối ưu khả năng tàng hình, chiếc máy bay chiến đấu này đã cất giữ toàn bộ tên lửa và bom ở các khoang bên trong.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-22 phóng mồi bẫy

    Như vậy, một phi công đối phương khi xâm nhập vào bên trong không phận nước Mỹ hoặc không phận một quốc gia nào đó do Mỹ bảo vệ, lúc đối đầu với F-22 thực sự không có ý tưởng nào rằng chiếc máy bay này có được vũ trang hay không.

    Trong khi đó, các chiến đấu cơ F-35 của Nga mang nhiều tên lửa hơn F-22 và được treo ở những vị trị mà bất cứ phi công đối thủ nào khi đối diện cũng đều nhìn thấy. Vì thế, nếu cuộc ngăn chặn thông thường biến thành một cuộc đối đầu thực sự, F-22 sẽ lâm trận với một bất lợi lớn.

    Đặt tình huống, vụ ngăn chặn ngày 11/9 nêu trên diễn biến xấu trở thành một cuộc chiến đấu trên không thì các phi công Nga chắc chắn giữ lợi thế hơn bởi họ đã nhìn thấy rất rõ F-22. Hơn nữa, các máy bay Su-35 của Nga còn có khả năng cơ động tốt hơn cả F-22.

    Trung tá nghỉ hưu David "Chip" Berke, phi công thủy quân lục chiến Mỹ duy nhất từng lái cả F-22 và F-35 đã chia sẻ trên Business Insider rằng, nếu khi đó mà đanh điều khiển F-22 thì "mục tiêu của tôi sẽ không phải là biến phi vụ ngăn chặn thành cuộc chiến với đối thủ".

    Thay vào đó, Berke cho biết, anh sẽ "sử dụng các ưu thế tàng hình tự nhiên của F-22 để đào thoát, tránh một cuộc không chiến".

    [​IMG]
    Su-35 với trang bị vũ khí đầu đủ. Ảnh: TASS

    Trên thực tế, Mỹ cũng thường xuyên phải điều động các phi cơ ngăn chặn máy bay Nga hoạt động gần không phận nhưng luôn hành xử theo cách an toàn và chuyên nghiệp.

    Quan hệ giữa Mỹ và Nga có nhiều mâu thuẫn và vẫn đang ở mức căng thẳng cao liên quan tới các vấn đề Ukraine và Syria nhưng một cuộc chiến giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới là kịch bản rất khó xảy ra.

    Tại Syria, nơi các máy bay chiến đấu của Nga và Mỹ hoạt động rất gần nhau nhưng hai nước vẫn duy trì một đường dây nóng tránh các tình huống ngoài mong muốn và vẫn thường xuyên liên lạc với nhau để báo động cho mỗi phía tránh nguy cơ đụng độ.

    Tuy nhiên, việc Không quân Mỹ thiết kế F-22 theo hướng giấu vũ khí bên trong và thực hiện tấn công từ xa khiến cho loại máy bay chiến đấu này rơi vào tình thế bất lợi khi phải tham gia vào tình huống đánh chặn gây tranh cãi nào đó.

    http://soha.vn/f-22-doi-dau-su-35-p...uay-dau-bo-chay-con-hon-20180915075630866.htm

    Thực ra những người nào rành KTQS, có đầu óc của 1 con người sẽ hiểu, F22 rất yếu, nó yếu hơn cả F15

    Độ cơ động tốt, nhưng đó là tất cả những gì nó có, dựa vào cáo áo tàng hình nhảm nhí mà gọi là vô địch ?! nực cười. Trong khi nó là chiếc máy bay được trang bị công nghệ cũ nhất hiện nay, F16E, F15C/X, FA18E đều có công nghệ vượt trội nó, chưa kể F35. Nó còn ko có ECM pod thì làm sao để sống sót cơ chứ ?

    Còn tàng hình !, bất kì ai học vật lý cơ bản sẽ hiểu bất kì vật kể nào di chuyển sẽ tạo ra vận tốc ( velocity ) trong chân không, tạo ra sự thay đổi trong môi trường ko có gì, mọi radar ngày nay lẫn radar (radar doppler đã được phát triển từ WW2) đều phát hiện được hết

    http://www.ob-ultrasound.net/doppler-radar.html



    Các loại radar chỉ bị đánh lừa khi các máy nhiễu (EW/ECM) tiến hành gây nhiễu, gây nhiễu tiếng ồn, tạo nhiễu tốc độ giả trên màn hình radar. Nếu ko có EA6B, EA18G dọn đường thì B2, F117, F22/35 đều vứt đi hết, dĩ nhiên khi đi đánh nhau cho nhiệm vụ dogfight thì F22/35 lại phải kéo thêm EA18G đi kèm ? vô tình lậy ông tôi ở bụi này
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Vì sao Mỹ đình chỉ thử nghiệm toàn diện F-35?
    (Vũ khí) - Lầu Năm Góc tạm ngừng giai đoạn thử nghiệm vận hành toàn diện máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 vì không đáp ứng được yêu cầu về phần mềm.
    Một tài liệu do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố cho biết rằng, chương trình tạo ra chiếc máy bay tiêm kích-tàng hình của Lầu Năm Góc với chi phí hơn 1,5 nghìn tỷ USD không đáp ứng được với các yêu cầu cơ bản nhất trong việc thử nghiệm. Đây là những yêu cầu quan trọng quyết định loại máy bay này bước sang giai đoạn thử nghiệm vận hành toàn diện (IOT&E), tờ Defence Aerospace cho biết.

    [​IMG]
    Máy bay vàng F-35 của Mỹ

    Cuộc thử nghiệm này được coi là bài kiểm tra, là trở ngại pháp lý cuối cùng để quyết định sản xuất đẩy đủ máy bay tiêm kích thế hệ mới này. Vì vậy, thông tin này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn sản xuất hàng loạt F-35.

    Giám đốc bộ phận đánh giá và thử nghiệm tác chiến thuộc Lầu Năm Góc, ông Robert Behler cho biết, sẽ tạm dừng giai đoạn thử nghiệm IOT&E máy bay tiêm kích tàng hình cho đến khi nào khắc phục hoàn toàn những sự cố của chúng, đặc biệt là liên quan đến vấn đề về phần mềm.

    “Hoạt động thử nghiệm tiếp theo không thể bắt đầu cho đến khi các phiên bản mới của phần mềm trên F-35 được cập nhật”, ông Robert Behler nói.

    Theo ông Behler, phần mềm phiên bản mới trên F-35 cần phải đảm bảo cho chiếc máy bay khả năng thực hiện được một số nhiệm vụ quân sự quan trọng.

    Trước đó, theo kế hoạch của Lầu Năm Góc ngày 15/9/2018 sẽ bắt đầu tiến hành thử nghiệm IOT&E. Tuy nhiên với quyết định mới này thời hạn thử nghiệm sẽ phải chuyển dời sang ít nhất hai tháng sau.

    Ngoài vấn đề về phần mềm, mới đây tạp chí nổi tiếng của Mỹ The National Interest cũng đã tiết lộ rằng, chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 rất dễ bị sét đánh.

    Theo nhận định của người đứng đầu văn phỏng thử nghiệm và đánh giá của Lầu Năm Góc, F-35 đang bị quá nhiều lỗi nghiêm trọng và cần thời gian khắc phục.

    Trước đó, Ủy ban kiểm tra ngân sách (GAO) của Mỹ cho biết, cơ quan này đã phiện ra gần 1000 khuyết điểm trong dự án chế tạo máy bay tiêm kích F-35 Lightning II, trong đó có 110 lỗi có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của chúng. Hơn nữa, Lầu Năm Góc đã bị vạch trần việc nhà sản xuất cố gắng che giấu những khuyết điểm quan trọng của chiếc máy bay tiêm kích mới nhất của Mỹ.

    Tham vọng của Mỹ sẽ là sản xuất F-35 Lightning II với số lượng lớn, ước tính khoảng gần 3000 chiếc. Và mặc dù chúng chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt nhưng ngoài Israel, các quốc gia như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ… cũng đã đặt hàng trước loại tiêm kích này.

    F-35 là một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 do Lockheed Martin phát triển cho Không quân, Hải quân Mỹ. Nó được xem là một “cứu cánh” để Mỹ có thể hỗ trợ các nước đồng minh của Mỹ một loại máy bay tàng hình khi mà F-22 không được phép xuất khẩu.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vi-sao-my-dinh-chi-thu-nghiem-toan-dien-f-35-3365508/
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
    Chú chó hoang cạn bài rồi à
    canmuamuontatca thích bài này.
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F-35B diễn tập cất hạ cánh từ sân bay trên mặt đất tại Guam
    điều này dẫn tới nghi vấn về tính sẵn sàng hoạt động trên tàu đổ bộ của phiên bản này


  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    kuyomuko thích bài này.
  9. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Bijleveld mở rộng cửa cho việc
    mua sắm thêm máy bay F-35

    [​IMG]

    https://www.defensenews.com/global/europe/2018/09/20/dutch-defense-chief-opens-door-for-more-f-35s/

    Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ triển khai hoạt động lần đầu tiên cho F-35B
    ở châu Phi với Pod súng máy gắn ngoài

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    https://theaviationist.com/2018/09/...-horn-of-africa-flying-with-external-gun-pod/

    Lũ nghiện ngập và hán nô càng ngày càng phải câm lặng trước các thông tin về sự sẵn sàng hoạt động của dòng F35!
  10. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Hà Lan cũng là nhà đồng chế tạo, góp vốn phát triển F-35, nên dĩ nhiên việc Hà Lan mua sản phẩm có phần do mình góp vào là bình thường, bọn rồ Mỹ hình như ko biết F35 được chế tạo bởi các nước đồng minh Mỹ + Mỹ chứ ko chỉ riêng Mỹ thì phải, xin nhắc lại việc này giống như Mỹ mua F-16 hay Anh, Đức mua Typhoon, vì nó là máy bay được góp vốn, chế tạo chung chứ ko phải 1 mình Mỹ chế tạo, R&D, các độc giả cần phân biệt

    As one of the original nine partner nations for the F-35, and the second international partner to receive the F-35, the Netherlands continues to be a key contributor to the development, production and sustainment of the F-35 program.
    • Fokker with Lockheed Martin for cabling and housing for the drag parachute system;
    • Fokker with Northrop Grumman for ‘doors and hatches’;
    • Aeronamic with Honeywell for part of the ‘energy supply systems’;
    • Thales with Northrop Grumman for parts of the radar system;
    • PM Aerotec with Moog for ad***ional work on mechanic components.

    https://www.f35.com/global/participation/netherlands
    https://english.defensie.nl/topics/f-35-visits-the-netherlands

    Cho tới thời điểm này chỉ có đúng 2 quốc gia thực sự nhập khẩu nhận F-35 (3 chiếc thử nghiệm, 1 chiếc bị S200 bắn hỏng) là Israel và Nhật (1 chiếc thử nghiệm). Tức F35 chưa hoàn vốn được bởi vì chỉ có Mỹ mua nhiều nhất, còn các nước đồng chế tạo (đồng cha đẻ) F35 cũng chỉ nhận 1-2 chiếc thử nghiệm (Hà Lan cũng chỉ nhận 2 chiếc thử nghiệm)

    Canada và Ý mặc dù góp vốn chế tạo F-35 nhưng cũng đã hủy bỏ mua sắm, tức F35 sẽ ko bao giờ hoàn vốn được
    Lần cập nhật cuối: 23/09/2018

Chia sẻ trang này