1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giá Trị Thặng Dư ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yu, 11/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yu

    yu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Giá Trị Thặng Dư ?

    Học thuyết về bóc lột Giá Trị Thặng Dư là một trong những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác.

    Giá Trị Thặng Dư là gì ?

    Marx thường đưa ra ví dụ như sau :

    Một người chủ thuê một người thợ dệt một tấm vải .
    Khi dệt xong , người chủ trả công người thợ 10 đồng . Tiền chi phí nguyên liệu , máy móc , thuế má linh tinh v.v...hết 40 đồng . Vị chi giá thành là 50 đồng .
    Người chủ bán tấm vải 100 đồng , lời 50 đồng bỏ túi .
    Cái khoản lời 50 đồng đó , Marx gọi là
    Giá Trị Thặng Dư do Sức Lao Động của người Thợ làm ra đã bị người Chủ Bóc Lột .
    Với khoản lời 50 đồng đó . Người chủ trích ra một phần để Tái Sản Xuất Mở Rộng, phát triển cơ xươ,ng, tậu thêm máy móc, , mướn thêm nhân công v.v....Và lần sau lại càng lời hơn nữa ....Cứ thế nhà Tư Bản béo dần lên , thành ông chủ kếch xù v.v....
    Marx kết luận :

    Chủ nghĩa Tư Bản phát triển nhờ vào sự Bóc Lột Giá Trị Thặng Dư của giai cấp Công Nhân .


    Kết luận này của Marx đúng một phần , nhất là vào thời điểm đầu thế kỷ 19 , khi mà CNTB đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển và người chủ một khi nắm Tư Liệu Sản Xuất trong tay, tha hồ làm mưa làm gió , bóc lột công nhân đến tận xương tuỷ .
    Vì lúc đó , đa số các nước trên thế giới chưa có một nhà nước Dân Chủ - Pháp Quyền, chưa có luật lao động qui định số giờ làm việc và mức lương tối thiểu , chưa có chế độ thuế khoá đánh vào thu nhập, chưa có chế độ an sinh xã hôi, chưa có công đoàn v.v...
    Tuy nhiên ngay trong quan điểm thuần kinh tế của Marx cũng đã có điều cực đoan và sai lầm :
    Dưới con mắt của Marx, dường như giai cấp Tư Sản là Vô Tích Sự , chỉ là một giai cấp ăn bám Xã Hội , làm giàu trên lưng của giai cấp Công Nhân , người thực sự , trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho XH .
    Đo đó Marx đi tiếp đến kết luận là chính Tư Hưũ về Tư Liệu Sản Xuất dẫn đến sự Bóc Lột giai cấp Công Nhân và nhân dân Lao Động nói chung .
    Và do đó muốn giải phóng người lao động và giải phóng cả XH khỏi chế độ người Bóc Lột người . Thì phải làm CM XHCN , xoá bỏ chiếm hữu Tư Nhân và Xây dựng chế độ Công Hữu về Tư Liệu Sản Xuất , xây dựng XHCN và CSCN ....

    Đến đây , dù sao, có thể nói, học thuyết Marx có tính nhân đạo rất cao .
    Thiện Tâm của Marx là muốn Giải Phóng Nhân Loại khỏi mọi ách Áp Bức Bóc Lột , Xây dựng cả Thế Giới thành một XH tốt đẹp và hoàn hảo hơn .....
    Cách đặt vấn đề của Marx là đúng , nhưng cách phân tích vấn đề và nhất là phương pháp giải quyết vấn đề của Marx có những sai lầm ....
    Thực tiễn đã không xảy ra hoàn toàn đúng như những dự báo của Marx .
    Tại sao vậy ?
    Trước hết , sai lầm của Marx nằm ngay trong Tư Duy Lý Luận của ông :
    Marx nhìn vấn đề bị tách bạch và tuyệt đối hoá sự vật một cách đơn giản .
    Trong cặp phạm trù Chủ - Thợ . Marx chỉ nhìn thấy mâu thuẫn đối kháng quyền lợi một mất một còn giữa Chủ và Thợ . Mày ăn thì tao nhịn và ngược lại .

    Trong hệ thống kinh tế TBCN, Marx cũng chỉ nhìn thấy giai cấp Công Nhân sản xuất ra của cải Vật Chất cho XH mà không thấy chính giai cấp Tư Sản cũng tạo ra và làm tăng thêm giá trị thặng dư cho những của cải vật chất ấy .

    Do cách nhìn phiến diện và cực đoan . Marx cho rằng giai cấp Tư Sản là Vô Tích Sự , là ăn bám XH , cần phải loại trừ để giải phóng g/c CN ....

    Trở lại ví dụ " Dệt vải " .

    Chúng ta cần phải xác định xem việc trả tiền công 10 đồng cho tấm vải có đúng giá trị không ?

    Nếu như 10 đồng tiền lương trả người thợ không đủ sống và không tương ứng với sức lao động của người thợ , thì đúng là bóc lột .

    Điều này xảy ra thực sự dưới chế độ Tư Bản rừng rú thời Thế Kỷ 19 và ngày nay , ở những nước chưa phát triển, chưa có luật lệ Lao Động rõ ràng .
    Tất nhiên ta hiểu rằng với qui luật mua bán của kinh tế thị trường, những người tham gia thi trường, người nào cũng có xu hướng " Mua Rẻ - Bán Đắt " .
    Vì thế , ngay cả khi có luật Lao Động rõ ràng , thì người chủ nào cũng luôn luôn có khuynh hướng bóc lột người thợ , ăn gian luồn lách pháp luật càng nhiều càng tốt .
    Trái lại người thợ nào cũng có khuynh huớng đòi tăng lương , giảm giờ làm càng nhiều càng tốt .
    Chính vì thế cần phải có một bộ Luật, cần phải thuơng lượng để đi đến chỗ thuận mua vừa bán, trả một cái giá sát nhất vơi gía trị của nó. Đồng thời áp dụng một mức giá tối thiểu cho sức lao động để ngăn chặn sự ép giá của giới chủ .
    Ở thời Marx hoàn toàn không có những yếu tố của xã hội văn minh này .
    Bản thân Marx cũng không có tư tuởng về Pháp Luật.
    Vì thế chủ nghĩa Mác không chủ trương xây dựng một xã hội dựa trên Pháp quyền Trái lại dựa trên Ý Chí để thiết lập trật tự mới và lãnh đạo xã hội này bằng một lực lượng giả định là Ưu Tú. Điều này cũng gần với tư tưỏng Đức Trị của Nho Giáo chủ trương lãnh đạo xã hội là những người Quân Tử được giả định là có phẩm chất Ưu Tú " Thế Thiên Hành Đạo " .

    Chỉ xét riêng về quan điểm kinh tế thuần tuý không thể cho rằng người chủ chỉ làm giàu trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người Thợ và càng không thể cho là CNTB phát triển được là nhờ bóc lột giai cấp Cần lao và trước kia là sự bóc lột Thuộc Đia .

    Điều đó có một phần hỗ trợ vào sự giàu có của giai cấp tư sản và chế độ thực dân, nhưng theo tôi, yếu tố quyết định CNTB phát triển được , chính là nhờ vào việc
    Không ngừng sáng tạo ra giá trị thặng dư
    Tức là người chủ cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra Giá Trị Thặng Dự
    Việc bán tấm vải 100 đồng là rất tương đối .

    Làm sao có thể định trước được Giá Trị Thặng Dư sẽ là bảo nhiêu ?
    Giá trị thặng dư của hàng hoá hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường và tài năng của người quản lý

    Giá trị thặng dư có thể tăng lên rất nhiều lần nghĩa là nó có thể làm công ty trở nên Giàu Có , hoặc ngược lại , giảm đi rất nhiều lần, thậm chí biến mất hoàn toàn hoặc trở thành âm có Nghĩa là Giá bán dưới Giá Thành, nghĩa Là Lỗ Vốn, Nghĩa là làm công ty Phá Sản , Sập Tiệm ....

    Tất cả những điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào Tài Năng của ông chủ và qui luật khách quan của thị trường .

    Cùng 1 tấm vải , Có thể ông này bán 100 đồng, nhưng ông khác giỏi làm marketing có thể bán 200 đồng hay hơn nữa .
    Trái lại nếu rơi vào tay ông chủ dở, không biết cải tiến mẫu mã , theo kịp thị trường v.v... có thể chỉ bán được 30 đồng hay không bán được . dẫn đến lỗ vốn, làm ăn lụn bại và đi dến chỗ phá sản .

    Vậy thì cái Giá Trị Thặng Dư là do cả người Lao Động và nhà Tư Sản cùng tạo ra .

    Trong quá trình sản xuất , tất nhiên mối quan hệ Chủ - Thợ vô cùng phức tạp và qua hàng tỷ khâu trung gian . Người chủ vẫn có thể qua các khâu trung gian , bóc lột người thợ một cách tinh vi hơn mà người thợ không biết .
    Nhưng có một điều là nếu Chủ cần Thợ Thì Thợ cũng cần Chủ .

    Đó là mối quan hệ hỗ tương , đối lập trong sự đối đãi , chứ không phải triệt tiêu nhau , môt mất một còn .

    Cũng như giữa tướng và quân , lãnh tụ và quần chúng . Cả hai bên đều cần nhau .
    Chỗ này Marx cũng cực đoan khi đi từ tư duy kinh tế san g tư duy Lịch Sử cho là Quần Chúng làm nên lịch sử .

    Giữa Quần Chúng và Lãnh Tụ là mối quan hệ hỗ tương gắn bó . Lãnh Tụ mà không có Quần Chúng thì Lãnh Tụ cũng Bất Lực . Ngược lại hàng Triệu quần chúng mà không có Lãnh Tụ cũng chỉ là các con số 0 vô nghĩa . Chỉ khi Lãnh Tụ giỏi, kết hợp với sức mạnh của hàng triệu quần chúng thì mới làm nên sức mạnh vĩ đại thay đổi thời thế , thúc đẩy lịch sử tiến lên .
    Và thực chất thì trong những biến chuyển lớn của Lịch Sử , Lãnh Tụ đóng vai trò Quyết Định.
    Mặc dù quân lính hy sinh xương máu trực tiếp, nhưng tài năng của vị Tướng, quyết định tầm mức của Chiến Thắng hay Thất Bại.
    Cũng vậy :
    Mặc dù Công Nhân đổ mồ hôi làm ra sản phẩm trự tiếp. Nhưng Giá Trị của nó Cao hay Thấp là do người Quản Lý tạo ra.

    Ta hãy lấy một ví dụ :

    Sau khi nước Đức chia đôi năm 1949 . Hãng chế tạo ống Kính Quang Học Carl Zeit vì nằm bên Đông Dức nên thuộc nên thuộc nền KinhTế XHCN . Toàn bộ Công nhân máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật, qui trình sản xuất còn nguyên . Nhưng ông chủ bỏ sang Tây Đức, thiết lập nhà máy mới , chế tạo ống kinh Quang Học cũng mang tên Carl Zeit và đề rõ Made in West Germany .
    Kết quả 20 năm sau . Các ống kính Tây Đức cực tốt và đắt như vàng . trong khi các ống Kính Đông Đức vẫn không hơn gì ngày xưa và khi mang ra thị trường hễ nói tới Carl Zeit Đông Đức thì ngươi ta cho là Carl Zeit " Dổm " ?
    Tại sao vậy ?
    Nhà máy gốc, qui trình kỹ thuật và CN vẫn còn nguyên , Công Nhân " Làm Chủ " nhà máy tại sao bán không được đắt , tức là tại sao " Giá Trị Thặng Dư " không tăng lên ?
    Trong khi bên Tây Đức, nhờ có ông chủ chạy sang , mở xưởng mới , cũng ngươi CN như thế , ông đã " Bóc Lột " cách nào mà Giá Trị Thặng Dư lại Tăng lên gấp bội làm cho ống kính Tây Đức Bán được giá như vàng ?
    Đó chính là bí quyêt của người chủ. Hay nói cách khác , Chính nhà Tư Sản đã góp công vào việc làm tăng giá trị thặng dư củ XH .
    Nói rộng ra : CNTB phát triển được, chính là nhờ đã không ngừng Sáng tạo ra giá trị thặng dư . chứ không phải chỉ có Bóc Lột Giá Trị Thặng Dư


    Có lẽ vì không tham khảo thêm tư tưởng Triêt Học phương Đông nên có thể Marx đã nhìn XH một cách cực đoan .
    không thấy vai trò của ngươi chủ trong quá trình sản xuất và sáng tạo giá trị thặng dư cũng như không thấy vai trò của Lãnh Tụ trong mỗi quan hệ với Quần Chúng để làm nên Lịch sử ,nên Học Thuyết của ông , xét trên Lý thuyết thì hay , nhưng đem áp dụng máy móc vào thực tiễn thì thất bại .

    CNXH hiện thực do xoá bỏ Tư Hữu và g/c Tư Sản , nên đã triệt tiêu luôn Động Lực phát triển của XH .

    Công nhân được " Giải Phóng " được " Làm Chủ " nhà máy , nhưng chẳng ai muốn sáng tạo , chẳng ai có thể làm giầu được . Cha chung không ai khóc ; Lắm Vãi không ai đóng cửa chùa , đã thê , chế độ Bao Cấp lại làm người ta ỷ lại , lươi biếng và ăn cắp .
    Giá Trị Thặng Dư không còn bị ai Bóc Lột nữa . Nhưng vấn đề là ở chỗ không ai thiết tha tạo ra Giá trị Thặng Dư nữa .

    Tấm Vải giờ đây chẳng những không bán được 100 đồng mà chỉ bán 30 đồng cũng không xong. Chi phí sản xuất chẳng những không phải 40 dồng mà có khi lên tới 80 đồng vì do quản lý tồi nhiều " tiêu cực phí " nên nhà máy tất nhiên hải đi đến chỗ xập tiệm .

    Đấy chính làmột trong những sai lầm mà Marx không hề ngờ tới .
    Marx cứ "tưởng là , xoa '' bỏ xong g/c TS , Công hữu hoá T/liệu SX thì Công Nhân được Gaỉi Phóng sẽ hăng hái SX hơn và năng suât lao động sẽ cao hơn , nhưng thực tế kêt quả đã ngược lại .
    Vì thế đối chiếu với thực tiễn, Marx nói đúng điều này :
    " Mô hình sản xuất nào có Năng Suất Lao Động Cao Hơn sẽ thắng "
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề này khá nhạy cảm. Tôi cũng sẽ tham khảo ý kiến các mod khác để có quyết định tốt nhất.
    Trong thời gian chờ đợi, mong các bạn chú ý để ko xảy ra tình trạng quá nhạy cảm, gây bất lợi cho diễn đàn.
    Còn về quan điểm cá nhân, tôi cũng nhận thấy rằng, quan điểm của Marx có nhiều phần hạn chế về mặt nhận định xã hội. Nguyên nhân một phần có thể là do hạn chế về lịch sử, và nguyên nhân thứ hai là sự đấu tranh giữa hai giai cấp Tư bản và Vô sản khiến cho giai cấp Tư bản phần nào phải thay đổi cách quản lý.
    Một nguyên nhân nữa điều tiết sự thay đổi này là Thị truờng và hiện này VN cũng đã có một nền kinh tế thị truờng tuơng đối đầy đủ và hợp lý.
    Tức nước vỡ bờ
  3. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Không có gì là nhạy cảm cả. Việc tổng kết đánh giá Mác là việc chúng ta đã và đang làm bằng hành động thực tế từ hơn 10 năm nay rồi. Việc chúng ta chấp nhận kinh tế thị trường, chấp nhận doanh nghiệp tư nhân thuê nhân công, khuyến khích nhân dân làm giàu, mở thị trường chứng khoán v.v...tức là chúng ta công nhận nhà tư sản có đóng góp trong việc tạo giá trị thặng dư để thực hiện khẩu hiệu " dân giàu, nước mạnh ...."
    Không những thế bên Trung Quốc, chủ tịch Giang Trạch Dân còn đề ra học thuyết Ba Đại Diện, chấp nhận để nhà tư sản tham gia đảng cộng sản, tức là không những không xoá bỏ họ như Mác chủ trương mà còn công nhận họ là những lực lượng tiên tiến trong xã hội, tức là công nhận họ không phải là giai cấp bóc lột mà là lực lượng tham gia sáng tạo ra giá trị thặng dư làm giàu cho xã hội .
    Thực tế chỉ cần một hệ thống Luật Pháp nghiêm minh, một bộ Luật Lao Động chặt chẽ, qui định số giờ làm, mức lương tối thiểu ....một chính sách đánh thuế thu nhập hợp lý, một chế độ an sinh xã hội ưu việt v.v...như các nước phương Tây tiên tiến đã làm, người ta có thể xoá bỏ hiện tượng người bóc lột người như Marx ước mơ, đồng thời còn hơn cả ước mơ của Marx, xoá bỏ giai cấp vô sản, nghèo đói, thực hiện một xã hội giàu có, trong đó đa số mọi người đều ở mức trung lưu trở lên....
    Tha hồ làm giàu, nhưng "cấm " không được nghèo, bằng một mạng lưới an sinh , trợ cấp xã hội như welffare, RMI v.v...khiến cho mọi người dù rủi ro đến đâu cũng đều có thu nhập tối thiểu từ 400 - 700 USD/ tháng trở lên v.v...Trong khi đó lại mở ngỏ cánh cửa làm giàu, tạo điều kiện cho động lực phát triển của Xã Hội tự do vươn lên với một sự bảo đảm quyền tư hữu, ai có sức có tài , cần cù hoặc thông minh, tha hồ sáng tạo làm giàu và được nhà nước bảo vệ.
    Ai rủ ro cũng được nhà nước nâng đỡ chu cấp đủ sống đàng hoàng v.v..
    Đó chính là những chính sách mà chúng ta cũng đang học tập : Một mặt xoá đói giảm nghèo, một mặt khuyến khích nhân dân phát huy năng lực của mình ra sức làm giàu để miễn sao xã hội không còn một nguời nghèo nào , xoá bỏ hoàn toàn giai cấp vô sản càng tốt và khuyến khích càng nhiều người giàu, càng nhiều tư sản càng tốt ....
    Cuối cùng để thực hiện khẩu hiệu :
    Dân Giàu- Nước Mạnh- Xã Hội Công Bằng - Dân Chủ - Văn Minh
    Điều không ai có thể không tán thành.
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn.
    Tôi đồng ý với các luận điểm mà bạn đưa ra, nhưng tôi không nghĩ Marx kô tham khảo triết học phương Đông. Một bộ óc vĩ đại như Marx kô có chuyện phiến diện và cực đoan như thế.
    Tôi lại nghĩ rằng, nó liên quan đến mục đích của Marx.
    Và điều này thì lại khá nhạy cảm. Nếu tiếp theo, sự phát triển của Lê nin vào học thuyết này sẽ làm rõ hơn điều này.
    Tức là hình như, Marx cũng là một nhà tư bản , bạn nghĩ sao về điểm này?
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tha hồ làm giàu, nhưng "cấm " không được nghèo, bằng một mạng lưới an sinh , trợ cấp xã hội như welffare, RMI v.v...khiến cho mọi người dù rủi ro đến đâu cũng đều có thu nhập tối thiểu từ 400 - 700 USD/ tháng trở lên v.v...Trong khi đó lại mở ngỏ cánh cửa làm giàu, tạo điều kiện cho động lực phát triển của Xã Hội tự do vươn lên với một sự bảo đảm quyền tư hữu, ai có sức có tài , cần cù hoặc thông minh, tha hồ sáng tạo làm giàu và được nhà nước bảo vệ.
    Ai rủ ro cũng được nhà nước nâng đỡ chu cấp đủ sống đàng hoàng v.v..
    Tôi ko hiẻu ý anh lắm ở đây.
    Nên nhớ mặt gì cũng có mặt trái cả. Nước Mỹ và Pháp vẫn có hàng người xếp hàng dài xin đồ ăn cứu tế.
    Nếu anh vào bệnh viện mà ko có bảo hiểm y tế thì đừng mơ đên ai chạm vào người anh.....
    Về cơ bản tôi nhận thấy lý luận của anh rất hay. Nhưng như đã nói trước, trong thời gian thẩm định và kể cả sau này, nếu như có hiện tượng quá khích hoặc quá nhạy cảm tôi sẽ buộc lòng phải xử lý topic. Lúc đó rất mong anh thông cảm.
    Tức nước vỡ bờ
  6. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Tôi có người bạn, tạm gọi là anh X. Anh X có một công ty xây dựng be bé, chỉ có vài người. Các công nhân của anh thấm nhuần tư tưởng rằng anh X là chủ, là kẻ bóc lột, là đại diện cho giai cấp đôí kháng. Thỉnh thoảng họ phá một cái gì đó, công cụ lao động hay cố tình xây một bức tường lạc chỗ. Họ không thấy rằng anh X là người tạo ra việc làm cho họ, anh X đặt cược cả tài sản, sự nghiệp của mình vào công việc kinh doanh, nhờ đó tạo ra một số việc làm, và họ chính là những người đạt được số việc làm này và sống được nhờ nó.
    Giai cấp tư sản, mà anh bạn tôi là một thành viên theo nghĩa sở hữu tư liệu sản xuất, không có họ, liệu chúng ta có một công nghiệp sản xuất, dịch vụ, tài chính vv... Hiện nay chúng ta đang kêu gọi đầu tư nước ngoài, phải chăng là một sự công nhận rằng họ góp phần mang đến việc làm, thu nhập, nghĩa là mang đến cuộc sống khá hơn nếu không nói là giàu đẹp hơn, hạnh phúc hơn ? (Chứ không lẽ kêu gọi các nhà tư bản nước ngoài đến đầu tư để bóc lột chúng ta)
    [topic]136135[/topic]
  7. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Trời ? Rõ như thế mà bạn còn không hiểu ?
    Dĩ nhiên vẫn có một số người không hội đủ tiêu chuẩn để lĩnh Welfare, RMI ( chẳng hạn nhập cư bất hợp pháp, không có thẻ cư trú, hoặc không có nguồn gốc rõ ràng, hoặc lập dị, kiên quyết sống ngoài vòng pháp luật ..v.v..... ) Nhưng về cơ bản, các mô hình an sinh xã hội này là tốt nhất thế giới . Chúng ta không thể có một sự hoàn hảo tuyệt đối : Cái đó chỉ có trong lý thuyết của các tôn giáo và chủ thuyết không tưởng, không có thiên đường trên hạ giới, chúng ta chỉ có những mô hình tốt nhất có thể được. Tuy vẫn còn khuyết điểm, nhưng thực tiễn chúng minh không có mô hình nào tốt hơn.
    Mà điều quan trọng là phải nhìn vào nguyên tắc tổ chức của họ : Tiền trợ cấp không phải từ trên trời rơi xuống : Nó là tiền đóng góp của toàn dân, bao gồm tiền bảo hiểm bắt buộc, tiền thuế lthu nhập luỹ tiến rất nặng đối với nguời giàu v.v...
    Đăc biệt cái hay của họ là bảo hiểm Xã hội và Y Tế toàn dân 100% nhưng không bao cấp, nghĩa là đóng bảo hiểm XH bắt buộc theo lũy tiến đối với những ai có thu nhập, nhưng lại miễn cho nhưng ai không có thu nhập ...Chính vì thế tuy chi phí Y Tế rất cao, nhưng quĩ Bảo Hiểm lo hết từ 50-100% tuỳ theo thu nhập của đương sự. Chính vì thế, tuy các nước này chưa phải là thiên đường của tất cả mọi người, nhưng đã là thiên đường của trẻ em, người già, người tàn tật và nói chung những người rủi ro , cơ nhỡ trong Xa Hội. Những người hội đủ điều kiện, nhiều khi có thu nhập thấp lại sướng hơn cả người,có thu nhập cao vừa phải, vì họ không phải đóng thuế mà lại được hưởng trợ cấp 100% tiền khám chưa bệnh, tiền đi lại và tiền nhà ở v.v...
    Trong khi đó xã hội không bị rơi vào tình trạng cào bằng ( công bằng giả tạo, thực ra là bất công ) vì những người khoẻ mạnh, tài giỏi, thông minh ....tha hồ phát huy tài năng, nghị lực và sự cần cù của mình để tìm trăm phương ngàn kế vươn lên làm giàu không giới hạn, miễn là họ tuân thủ đúng pháp luật, đóng thuế đầy đủ. Nhà nước bảo đảm công việc làm ăn và quyền tư hữu của họ, nên động lực sáng tạo ( ước mơ tiềm ẩn chính đáng về sự giàu có, sung sướng và làm chủ của con nười ) không bị triệt tiêu ....cuối cùng làm xã hội giàu có đi lên mãi ....như chúng ta đã thấy ...( Tất nhiên đừng mỗi lần như thế lại đòi hỏi sự tuyệt đối không bao giờ có )...
  8. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    yuyuy nó sai, vấn đề cào bằng không làm mất công bằng, mà chính là tạo ra sự công bằng trong xã hội. Tuy nhiên cái chưa được của nó là làm cho sự phát triển kinh tế chậm đi mà thôi. Sự công bằng mà yuyuy muốn đề cập chỉ là sự công bằng một phía không phải là sự công bằng của xã hội.
    ____________________________
    I came, I saw, and I conquer
  9. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    to thetabp
    Bác nói vậy thì cũng đúng. Nhưng mà cái kiểu lý luận như bác thì ai mà chịu nổi chứ. Trong khi với người ta bảo là đi trước đón đầu. Còn mình thì bắt xã hội chậm tiến lại vài nhịp vậy là thế nào cơ. Em không hiểu cái lý do này thật. Bác chỉ dùm há.
    Mà nói cho bác nghe cái này nè. Nếu cải tiến không được thì cứ để nguyên nó đi. Cải lùi thì ít nhất cũng phải nói cho người ta một tiến để còn phòng bị chứ. Không nói không rằng, cứ thích là làm thì ai mà chịu nổi chứ. Với cái lý luận như vậy mà không chống đối, phản kháng mới lạ. Để thằng nào thằng đó tự đi. Sa chân lỡ thế thì kệ nó đi. Mình cứ ung dung mà hưởng. Buồn cười. Thử thằng nào biết mà không nói mới là hèn đấy bác ạ. Làm đàng hoàn, không phải để người ta ý kiến này ý kiến nọ thì chuyện gì mà phản đối chứ
    Buồn cho sự thật quá. hi`
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
  10. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Cào Bằng là Công Bằng ?
    Tôi hỏi bạn một câu ?
    Trong một lớp học - tất cả học sinh, bất kể học chăm, học lười, bất kể học giỏi, học dốt - Đều có số điểm bằng nhau . Thế là Công Bằng ?

Chia sẻ trang này