1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giáo dục ở Việt Nam ...

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 13/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Truyền thuyết!
    Norbert Wiener (1894--1964): Cha đẽ ngành Điều Khiển Học, là thiên tài toán học người Mỹ, năm ông lên 12 tình cờ ngồi đếm tưối, ông bổng phát hiện có sự trùng hợp và chứng minh được bằng toán là 1 người chỉ có thể trực tiếp chỉ huy 12 người, vậy là cái vụ nầy ra đời.

    References:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Norbert Wiener (1894--1964): Wiener entered university at 11 years of age. He received his undergraduate degree in Mathematics from Tufts University in 1909 at the age of 14. He attempted graduate school in zoology at Harvard, left for Cornell, where he had a miserable year, and returned to Harvard, achieving a Ph.D. in Philosophy at age 18.
    Cybernetics: Or Control and Communication in the Animal and the Machine (1948)
    This book, his seminal work on cybernetics, has a substantial math component. A good grasp of calculus, matrix algebra, and formal statistics and probability, along with some of the basic physics of information theory would be very helpful if you want to make sense of more than half of the book. Wiener himself said it possesses a "forbidding mathematical core". He wasn''t exaggerating!
    Norbert Wiener (1894--1964) http://www.everything2.com/index.pl?node_id=70879
    History of automatic control http://www.everything2.com/index.pl?node_id=1300732
    Cybernetics http://www.everything2.com/index.pl?node_id=70787
    Systems theory http://www.everything2.com/index.pl?node_id=416191

    --------------------------------------------------------------------------------
    KỸ SƯ KHÔNG BIÊN GIỚI đang sạo
    --------------------------------------------------------------------------------

    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 20:25 ngày 21/04/2006
  2. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề ''1 tiểu đội lính thường là 12 người'', thực ra ''Toán Điều Khiển dưới ánh sáng của Lý thuyết Thông tin'' có chứng minh và khuyến cáo, mình sẽ gửi sau.(chứng minh bằng Entropy: số đo độ bất định)
    Thân ái!
    u?c lan0303 s?a vo 02:09 ngy 23/09/2006
  3. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    - MOD THUYỀN NÓI ĐÚNG ĐÓ: LÝ THUYẾT THỰC TẾ. Xem http://ttvnol.com/kysu/513332/page-10

    - KHI LÁI XE NGƯỜI TA KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ''CÓ SÁNG KIẾN TỰ MÀY MÒ'' VÌ CÓ THỂ ''GÂY TAI NẠN CHO BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG''. Xem http://ttvnol.com/showthread/p-8702348#post8702348

    - GS Hoàng Tụy: ''Làm một con đường, xây một nhà máy, là những công việc phức tạp nhưng đã có sẵn quy trình, và kết quả biết trước chắc chắn, do đó có thể đấu thầu để chọn phương án rẻ nhất, tốt nhất, lợi nhất. Còn nghiên cứu khoa học là tìm cái mới, dò dẫm, có khi không tìm được cái định tìm nhưng lại tìm ra cái không dự kiến, quá trình sáng tạo không thể chắc chắn 100% mà thường có nhiều yếu tố bất ngờ. Cho nên chẳng ở đâu có chuyện đấu thầu để thực hiên một đề tài khoa học định sẵn, mà cũng chẳng ở đâu Nh_à N_ước định ra cả trăm đề tài khoa học cụ thể rồi đưa ra đấu thầu trong giới khoa học.
    Nhà khoa học muốn sáng tạo cần có cái gọi là 'tự do hàn lâm' (academic freedom) trong phạm vi nhất định, và thông thường chỉ có chuyên gia từng lĩnh vực, am hiểu và có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực đó mới biết nên nghiên cứu đề tài gì và cần phương tiện gì.'' Xem http://ttvnol.com/showthread/p-6028838#post6028838

    * Heuristic: Là phương pháp tiếp cận bằng cảm tính, mang tính kinh nghiệm, dùng phương pháp ''thử sai'' để giải quyết các bài toán khó.
    * Algorithmic: Là phương pháp tiếp cận bằng thuật toán.

    HiHi! Lắt léo là ở chỗ nầy, khi nào được dùng Heuristic và khi nào phải dùng Algorithmic!; Tuy nhiên ĐIỀU KHIỂN HỌC có nghiên cứu VIỆC DẠY HỌC ta cũng cần tham khảo.

    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 25/09/2006
  4. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0

    Kính Gửi Quý Bác Thành Viên![​IMG]

    Toàn văn bài ''Sáng Tạo (Creation)'' của Giáo Sư TẠ QUANG BỬU đăng trong tạp chí Nghiên Cứu Nghệ Thuật số 6 (41) 1981. [​IMG] dạng ảnh, đã được tôi post tại địa chỉ sau đây:

    http://ttvnol.com/showthread/p-6421872#post6421872

    Thân Ái! [​IMG][​IMG][​IMG]


  5. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Em cũng có sưu tầm được một câu truyện cười hay lắm về 1001 đêm về vấn đề này..hihi
    Đêm thứ 1001.....
    Nàng Sêhêrazat đã kéo dài được cuộc sống của mình suốt 1.000 đêm qua những chuyện kể vô cùng hấp dẫn. Thế nhưng đến đêm thứ 1001...
    Vua Saria háo hức:
    - Thế rồi việc đó ra sao?
    Nàng Sêhêrazat mỉm cười:
    - Tâu bệ hạ! Họ lại... cải cách!
    Nhà vua ngạc nhiên:
    - Sao lại thế?! Sêhêrazat! Nàng có biết trong chuyện này họ đã cải cách bao nhiêu lần không?
    - Thưa... thiếp không nhớ rõ lắm ạ!
    Nhà vua ngao ngán:
    - Hơn chục lần rồi!... Thôi được, lần này kết quả tốt đẹp chứ?
    - Bẩm... vẫn như xưa ạ!
    - Chán thật! Nàng hãy kết thúc đi rồi qua chuyện khác.
    Sêhêrazat bối rối! Quả tình câu chuyện chưa có hồi kết thúc.
    - Bệ hạ! Ngài không thích ư?
    - Cứ đổi nửa vời mãi như thế này... phải giải quyết căn cơ và triệt để...
    - Vậy... Theo ý của ngài...?
    Nhà vua ngao ngán: - Hơn chục lần rồi!... Thôi được, lần này kết quả tốt đẹp chứ?
    - Bẩm... vẫn như xưa ạ!
    - Chán thật! Nàng hãy kết thúc đi rồi qua chuyện khác.
    Sêhêrazat bối rối! Quả tình câu chuyện chưa có hồi kết thúc.
    - Bệ hạ! Ngài không thích ư?
    - Cứ đổi nửa vời mãi như thế này... phải giải quyết căn cơ và triệt để...
    - Vậy... Theo ý của ngài...?
    Vua Saria nghiến răng:
    - Hãy đem bọn học trò dốt nát ra chém sạch. Chất lượng giáo dục ắt sẽ lên thôi!
    - Không được đâu! Chúng chỉ học những gì thầy dạy, nào có lỗi lầm chi.
    - Vậy thì đem các thầy...
    - Cũng không được. Họ chỉ thực hiện theo những chỉ đạo từ trên.
    - Đúng rồi! ?oNhà dột từ nóc?... Hãy lôi tuốt tuồn tuột ra...
    Sêhêrazat hoảng hốt:
    - Tuyệt đối không được... Tâu bệ hạ!
    - Sao lại không?
    - Nếu làm thế thì còn ai làm... hiệu trưởng!
    Bây giờ đến phiên nhà vua bối rối:
    - Vậy... cấp cao hơn thì sao?
    Nàng Sêhêrazat thở dài sườn sượt:
    - Càng không được. Ở đó, họ ?onghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm...? là xong!
    Vua Saria nhăn nhó một hồi:
    - Nếu thế... ai chịu trách nhiệm đây?
    - Bẩm không ai cả!
    - Sao lại không! Tình hình rối beng lên như thế này mà chẳng ai chịu trách nhiệm sao?!... Sêhêrazat! Ta nhớ nàng từng kể trong ngành này có nhiều người trách nhiệm lắm mà!
    - Vâng, chính vì thế nên rất khó... Tập thể mà!
    Nhà vua vò đầu bứt... rứt! Bỗng ngài ?oyé? lên một tiếng thật lớn:
    - Sêhêrazat! Nàng kể rằng ở xứ này có cái câu gì đó... Đại thể như ?oCon hư tại mẹ, tại cha... Tại ông, tại bà... chú, cậu, dì, cô...!?. Có phải thế không?
    - Tâu bệ hạ, đúng thế! Ý của ngài là...?
    Vua Saria vuốt râu đắc ý:
    - Thế thì phải rồi. Cứ đem bọn... phụ huynh ra chém tất là xong!
    Nàng Sêhêrazat thở dài:
    - Đừng!... Họ khổ lắm. Cho con đi học bị hành hạ đủ điều! Nào là sáng đưa, trưa đón, chiều chờ. Cả ngày quần quật, đêm về lại phải nai lưng ra làm bài giúp con! Chưa kể phải chạy vạy lo toan đủ... ?ophí?!
    Saria nước mắt đầm đìa, nấc lên:
    - Vậy... ta phải làm sao bây giờ?
    - Ngài là vua... xin cứ quyết!
    Sau một lúc trầm tư, nhà vua thở dài:
    - Sêhêrazat! Câu chuyện giáo dục này do chính nàng bày ra. Có phải thế không? Khẽ đảo mắt lưỡng lự, nàng Sêhêrazat nhè nhẹ gật đầu.
    - Vậy nàng hãy giải quyết đi!
    - Tâu bệ hạ! Quả tình nó như nồi canh hẹ... Hãy cho phép thiếp một thời gian!
    - Không được! Nàng chỉ còn một ơn huệ cuối cùng! Hãy kết thúc câu chuyện này sao cho có hậu, bằng không...!
    Saria gằn giọng trong lúc Sêhêrazat vô cùng bối rối. Bỗng ngài quát lên:
    - Nói ngay!
    - Dạ... Vâng! Xin bệ hạ nghe tiếp: ?oSau đó họ lại... đổi mới...!?... Nhà vua khoát tay, lắc đầu.
    Nhìn bọn lính lôi Sêhêrazat ra ngoài, vua Saria bùi ngùi: - Sêhêrazat! Ta cùng nàng đã trải qua 1.000 đêm. Dẫu sao cũng có chút cảm tình. Nhưng lỗi tại nàng. Bày ra cho lắm bây giờ không biết thu xếp lại ra sao. Thôi thì kiếp sau nhớ đừng dính vào câu chuyện giáo dục nữa nhé!
  6. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Thư gửi các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh, sinh viên nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2008

    Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2008

    Thưa các thầy giáo, cô giáo

    Thưa các bậc cha mẹ học sinh

    Các em học sinh, sinh viên thân mến

    Năm nay, khi cả nước cùng ngành giáo dục đón chào Ngày Nhà giáo Việt Nam, đất nước sẽ đạt một thành tựu quan trọng, một mốc đáng ghi nhớ trong phát triển của dân tộc: năm 2008 lần đầu tiên, tổng sản phẩm nội địa theo đầu người sẽ vượt 1.000 đôla Mỹ/người/năm, Việt Nam chúng ta sẽ ra khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới. Trong thành tựu này của quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đ_ảng, có sự đóng góp quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo, đó là cung cấp nhân lực cần thiết cho nền kinh tế trong suốt 22 năm qua. Ch_ủ t_ịch n_ước vừa ký Quyết định công nhận danh hiệu cao quý Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú cho 917 thầy cô giáo. Đây là đợt công nhận có số lượng nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú cao nhất từ trước tới nay.

    Ngành giáo dục và đào tạo đã bước vào năm thứ 3 thực hiện cuộc vận động ?oHai không? để thiết lập lại môi trường sư phạm với 6 đặc trưng: trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả. Chúng ta phấn đấu để đến năm 2010 sẽ kết thúc cuộc vận động ?oHai không? khi môi trường sư phạm như vậy đã được tái lập ở hầu hết các trường.

    Mùa thi hè năm 2008 đã được tổ chức nghiêm túc, tỷ lệ tốt nghiệp THPT qua hai lần thi đạt 86%, tăng 6% so với năm 2007. Với đà tiến bộ này, hè năm 2009 sẽ không cần thiết tổ chức thi lần thứ hai nữa. Năm học vừa qua, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đã bắt đầu bước vào một giai đoạn mới: chuyển mạnh từ đào tạo theo khả năng, sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp. Hơn 500 thoả thuận, hợp đồng đào tạo giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề đã được ký kết, có những hợp đồng có giá trị trong thời hạn 10 năm, đào tạo hàng nghìn lao động theo đặt hàng của doanh nghiệp.

    Năm học vừa qua, Chính phủ đã triển khai chương trình cho gia đình sinh viên, học sinh học nghề diện nghèo và cận nghèo được vay tiền để cho con em mình có điều kiện được ăn, học. Gần 800.000 sinh viên, học sinh đã được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Với chương trình này, Việt Nam thuộc vào một trong số ít quốc gia trên thế giới có một chương trình cho vay để học to lớn, phủ kín diện nghèo và cận nghèo.

    Ngành giáo dục đã bước vào năm thứ 2 thực hiện cuộc vận động ?oMỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo?. Chúng ta đã thấy ngày càng rõ hơn, sâu sắc hơn những tấm gương thầy cô giáo tận tụy với nghề, miệt mài sáng tạo để việc dạy và học hiệu quả hơn, để các em học sinh nhanh chóng trưởng thành, trở thành công dân tốt của nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Cô giáo dạy toán Đỗ Thị Hồng Hà, Trường THCS Đống Đa, Hà Nội mặc dù không còn trẻ, sức khoẻ rất hạn chế, ba lần lên bàn mổ nhưng vẫn tự học về máy tính, ứng dụng các phần mềm tin học để thiết kế bài giảng rất sinh động, hiệu quả. Thầy giáo dạy môn Giáo dục công dân Trần Tuấn Anh, Trường THCS Bạch Đằng, Thành phố H_ồ Ch_í M_inh bằng cách đưa các hình ảnh, thông tin của cuộc sống thực tế và lịch sử dân tộc một cách hợp lý vào giờ học, luôn tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động khác nhau trong giờ học, coi hiểu biết và suy luận của các em chính là một tài nguyên của quá trình dạy học, đã làm cho mỗi giờ học môn Giáo dục công dân là một giờ học hứng thú, bổ ích. Cô Hồng Hà, Thầy Tuấn Anh và biết bao thầy cô khác ở mỗi nhà trường đang hàng ngày, hàng giờ là những tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh, sinh viên.

    Ngành giáo dục đã bước vào năm đầu tiên triển khai phong trào thi đua ?oXây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực?. Ngày 19 tháng 8 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Đoàn TNCS H_ồ Ch_í M_inh đã ký kết Kế hoạch liên ngành triển khai phong trào thi đua ?oXây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực? giai đoạn 2008-2013. Theo đó, ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23 tháng 11 sẽ là ?oNgày về nguồn? để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động đặc biệt của Đoàn TNCS H_ồ Ch_í M_inh, Đội Thiếu niên tiền phong H_ồ Ch_í M_inh và của các trường. Cũng từ năm học này, các trường tiểu học, trung học sẽ nhận chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và c_ách m_ạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền, phát huy giá trị các di tích để giáo dục học sinh và cộng đồng dân cư. Chia sẻ sâu sắc với sự nghiệp trồng người của dân tộc, Tổng Công ty Viễn thông quân đội đã quyết định từ năm học 2008-2009 cho phép tất cả các trường phổ thông của cả nước kết nối và sử dụng Internet miễn phí để hiện đại hoá việc dạy và học, việc quản lý nhà trường. Sáng kiến của mỗi thầy cô giáo sẽ trở thành tài sản quý giá của toàn ngành để phát triển, khó khăn của mỗi trường sẽ được toàn ngành và cả nước biết và chia sẻ, mỗi học sinh, sinh viên có thể đối thoại, trao đổi thông tin bình đẳng với hàng triệu người trên thế giới. Đó là nhờ đưa Internet vào nhà trường miễn phí. Rất hiện đại và cũng rất Việt Nam.

    Chúng ta rất lo lắng khi tiêu cực, bệnh thành tích, hay rộng hơn là sự giả dối vẫn đang tồn tại trong ngành và xã hội. Chúng ta rất day dứt khi hàng vạn thầy cô giáo phải chấp nhận sự không công bằng để đem cái chữ, ánh sáng cuộc đời cho các em học sinh người dân tộc, các gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bắt đầu từ năm học này, toàn ngành giáo dục phát động phong trào quyên góp hàng năm, vào mỗi mùa hè, để có sách vở, đồ dùng học tập và quần áo cho học sinh vùng miền núi, vùng khó khăn. Nh_à n_ước đã cam kết không để dân đói, ngành giáo dục sẽ bằng nỗ lực của mình và vận động xã hội để các em đủ sách vở, đủ quần áo. Bắt đầu từ năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng với Uỷ ban nhân dân các tỉnh đưa các thầy cô giáo đã dạy học từ 10 năm trở lên, rồi 5 năm trở lên ở các vùng rất khó khăn được trở về công tác ở nơi thuận lợi hơn, nếu có nguyện vọng.

    Cuộc vận động ?oHai không? là cuộc vận động của ngành và cả xã hội để tái tạo môi trường sư phạm lành mạnh, làm nền tảng cho đổi mới giáo dục. Cuộc vận động ?oMỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo? là nhằm khẳng định vị trí quyết định của người thầy, của hơn một triệu thầy cô giáo là đầu tầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục hôm nay. Phong trào thi đua ?oXây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực? do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Đoàn TNCS H_ồ Ch_í M_inh phối hợp triển khai là cơ chế nh_à n_ước và nhân dân cùng làm để giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách cho học sinh Việt Nam. Đó chính là sự cụ thể hoá đòi hỏi thi đua ?oDạy tốt, học tốt? trong giáo dục hiện nay.

    Lịch sử hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam đẫm mồ hôi, nước mắt và máu của bao thế hệ đi trước. Nhưng dân tộc Việt Nam, dù phải đương đầu với những giặc ngoại xâm to lớn, không bao giờ bế tắc. Không có lý do gì để giáo dục Việt Nam bế tắc, nếu mỗi người dân Việt Nam đều dành trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp thiêng liêng này. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng Chiến lược giáo dục Việt Nam 2008-2020, sẽ công bố trong tháng 11 năm 2008 để cả xã hội tham gia ý kiến, hoạch định con đường đi của nền giáo dục Việt Nam.

    Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi tới các thầy, các cô, các anh chị, các bác đã và đang làm trong ngành Giáo dục ở tất cả các Bộ, ngành, ở tất cả các địa phương, gửi tới các bậc cha mẹ đã quan tâm đến việc học hành của con em và sự nghiệp giáo dục nước nhà, sự biết ơn sâu sắc và những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các em học sinh, sinh viên năng động, tự tin, không ngừng trưởng thành, tiến bộ.

    Tương lai của dân tộc Việt Nam trong thể kỉ XXI là nằm ở khối óc và trái tim của các thầy cô giáo.

    BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    NGUYỄN THIỆN NHÂN

    ---------------------------------------------------------------------

  7. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2009,
    KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ TRIỆU TRIỆU ĐÓA HOA HỒNG
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  8. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2011,
    Kính chúc Quý Thầy Cô những lời chúc tốt lành nhất.

Chia sẻ trang này