1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi và đáp về công nghệ xử lý nước thải và nước cấp

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi steppy, 04/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Hỏi và đáp về công nghệ xử lý nước thải và nước cấp

    Chào tất cả các bạn,
    Tớ mở topic này ra nhằm tập trung các câu hỏi và giải đáp liên quan đến vấn đề công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước uống và để tránh làm loãng box vì tớ thấy nhiều bạn cũng chỉ vì một hai câu hỏi mà phải mở ra cả một topic mới, làm cho các Mod rất khó điều hành và bạn đọc cũng khó theo dõi. Như vậy chủ đề sẽ tập trung hơn. Xin mời các bạn nào có câu hỏi liên quan đến chuyên nghành xử lý nước cứ hỏi, bạn nào có chuyên môn thì chúng ta tham gia trả lời. Những vấn đề nào lớn quá thì sau đó có thể tách ra làm một chủ đề riêng, để cho topic đúng nghĩa là hỏi và đáp. Hy vọng là sẽ giúp ích được nhiều bạn đang quan tâm.
  2. Need_a_Place

    Need_a_Place Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi một chút về nước rích rác:
    Theo mình được biết thì các chỉ số ô nhiễm của nước rích rác rất cao, COD >20.000. Vậy công nghệ xử lý của loại nước thải này như thế nào? Có ai biết chỉ bảo cho mình với.
    Vừa rồi, nhà máy xử lý nước rác Nam Sơn vừa khánh thành, chạy tốt, ai có sơ đồ công nghệ có thể cho mình xin được không?
  3. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bạn rất nhiệt tình với các bạn trẻ thích đặt câu hỏi, và mở chủ đề mới với một câu hỏi. Thật sự điều này cũng luôn là điều trăn trở cho các mod làm sao để các bạn có được nơi tìm hiểu và chia xẻ thông tin, kinh nghiệm tốt nhất.
    Chủ đề sẽ giúp cập nhật thêm thông tin về nước, có thể gộp chung nứơc cấp và nước thải với nhau sẽ khó theo dõi cụ thể (nếu tương lại được bàn luận sôi nổi lên vài chục trang ) Nhưng trước mắt cứ thế đã.
    Trước hết xin paste lại phần danh sách các chủ đề trước về NƯỚC trích trong topic [topic] 362848 [/topic]
    Các bạn có thể tìm hiểu thêm các đề tài cụ thể trước kia.
    Thân ái
    B2. Môi trường nước
    U.A.S.B
    Mời bác Ếch tham gia thiết kế công trình xử lý này (Bạn sẽ học hỏi được khá nhiều từ chủ đề này đấy)
    Nước sinh hoạt
    Cách xử lí nước sinh hoạt (Ai muốn tự làm bể lọc nước nào ? Vào đây nhé )
    Khử sắt trong nước sinh hoạt
    Xử lí nước rỉ rác
    Xin chỉ giúp một bài toán vè headloss
    UASB, áp dụng ở đâu
    TO NTA - AOP/AOX in wastewater treatment
    Xử lí arsenic khỏi nưóc ngầm
    MANG LUOI NUOC CAP
    The full story of water and wastewater treatment
    PH trong phú dưỡng hoá
    Chất Cyanua
    Lục bình - ao hồ thực vật
    Thực vật làm sạch môi trường nước
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 18:20 ngày 04/03/2006
  4. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Chào bác Need_a_Place,
    Nước rích rác là lượng nước ngấm qua bãi chôn lấp rác hòa tan và kéo theo các chất gây ô nhiễm ở bên trong bãi rác ra ngoài bãi chôn lấp. Nguồn gốc lớn nhất là nước mưa, sau đó là các dòng nước ngầm xâm nhập, nước tràn từ các khu vực xung quanh đến, phần chất lỏng từ phân hủy sinh học.
    Qua trình rỉ rác xuất hiên khi độ ẩm rác đạt đến mức bão hòa. Thành phần và tính chất của nước rác hết sức phức tạp. Ở mỗi nước tùy theo thành phần rác thải, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, thời tiết và khí hậu mà thành phần và khối lượng nước rích rác từ khu chôn lấp khác nhau.
    Qúa trình phân hủy rác thải có 2 giai đoạn chính: (1) hình thành axit, và (2) tạo khí mê-tan.
    Giai đoạn 1: nước rác có đặc trưng là nồng độ các acide béo dễ bay hơi cao ( VFA); pH là acide ; BOD và COD cao. Nồng độ ammonia và nitrogen hữu cơ cao.
    Giai đoạn 2: nồng độ VFA thấp, pH trung tính hoặc kiềm yếu. BOD và COD thấp. Nồng độ ammonia cao. Giai đoạn này đặc trưng cho bãi rác đã chôn lấp lâu năm ( ít nhất là 10 năm sau khi đóng bãi).
    Ngòai ra ra nước rác còn chứa hàm lượng kim loại nặng lớn và một số lượng đáng kể chất hoạt tính bề mặt surfactant. Kim lọai và chất hoạt động bề mặt rất không có lợi cho xử lý sinh học.
    Do có thành phần rất phức tạp nên khi xử lý nước rác người ta phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý với nhau
    Vật lý: lọc, lắng, kết tủa, tuyển nổi
    Hóa: hấp thụ, keo tụ, trao đổi i-on, oxi hóa
    Sinh học: yếm khí, háo khí với bùn hoạt tính hoặc màng sinh học v.v.v
    Nói tóm lại là phải có thành phần cụ thể đầu vào của nước rác. Vì ko có tiêu chuẩn thiết kế cho xử lý nước rác như là xử lý nước thải sinh hoạt nên tốt nhất đỗi với mỗi một bãi rác phải dùng thực nghiệm để tìm ra dây chuyên công nghệ hợp lý. Tớ ko biết gì về dây chuyền xử lý nước rác ở Nam sơn và cũng chưa biết một dây chuyền xử lý nước rác nào cả, tuy vậy tớ có một số ý kiến sau.
    Ở các nước nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều như nước ta thêm vào đó là các bãi chôn lấp rác chưa hoàn hảo nên có một số lượng lớn nước rích rác ở các bãi rác được hình thành, nhất là vào mùa mưa. Có sự chênh lệch lớn giữa lượng nước rác mùa khô và mùa mưa. Do đặc điểm là BOD và COD của rích rác rất cao nên chắc chắn phải kết hợp giữa yếm khí ( anaerobic) và háo khí ( aerobic). Vì BOD cao ( bác nói là trên 20.000 mg/l ) nên trước tiên dùng UASB reactor (upflow anaerobic sludge blanket) hoặc là EGSB (Anaerobic Granular Sludge Bed) tiếp theo là xử lý háo khí dùng bể aeroten - dùng bể aeroten trộn ( mixed aerotank). Trước khi vào các công trình xử lý sinh học phải có bể điều hòa pH, đồng thời nên dùng keo tụ vào quá trình lắng sơ bộ hoặc lắng 1 để giảm tải trọng hữu cơ trong các công trình xử lý sinh học. Có thể dùng phèn nhôm hoặc sắt cho rẻ. Quá trình này sẽ lọai bỏ một phần SS và BOD, các kim lọai nặng ko có lợi cho qua trình xử lý sinh học, nhưng đồng thời cũng lọai bỏ một phần phospho ( PO4-P). Do tớ chưa biết thành phần nước rích rác như thế nào nên trong khâu thiết kế phải xem xét khả năng bổ sung N và P cho nước đầu vào cho bể UASB (EGSB) làm sao để tỷ lệ BOD(Carbon):N:P vào khoảng 250:5:1. Bổ sung bằng phân đạm NPK. Sau đó là bể aeroten trộn, bể lắng 2 và khử trùng. Nói chung là phải có thực nghiệm chỗ này mới hiệu quả.
    Tùy theo qui định luật pháp về chỉ tiêu nước được xả ra nguồn mà chúng ta tính toán mức độ xử lý và thiết kế công nghệ.
    Tóm lại những công trình chính của trạm xử lý ở điều kiện Việt nam theo tớ có khả năng như thế này:
    Ngăn tiếp nhận => Bơm => song chắn rác => lắng cát =>Bể điều hòa lưu lượng + điều chỉnh pH => bể lắng 1 kết hợp với keo tụ (hoặc tốt hơn thì dùng tuyển nổi kết hợp lắng 1 có thêm hóa chất keo tụ, thằng cha này sẽ khử hiệu quả thêm đựợc surfactant có nhiều trong nước rích rác) => bể UASB hay EGSB => bể aeroten trộn => lắng 2 => khử trùng và xả ra ngoài.
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 07:40 ngày 05/03/2006
  5. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Steppy ơi tôi không hiểu "xử lý nước uống" là sao?
  6. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Nước dùng cho sinh hoạt. Drinking water. Cám ơn 6hsangHN đã góp ý, tớ sửa lại chủ đề cho chính xác hơn rồi.
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 06/03/2006
  7. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Từ bạn netfaraday

    Hôm rồi đi học thấy thầy mình cho xem mấy mô hình xử lý nước cấp trong cái CD GRD2000 hay lắm
    http://72.14.207.104/search?q=cache:LPs3vuvafScJ:www.poweronline.com/Content/ProductShowcase/product.asp%3FDocID%3D%257BC4E7B75E-2907-11D3-9A49-00A0C9C83AFB%257D+grd2000+%2B+glegg&hl=vi&gl=vn&ct=clnk&cd=2
    Bác này biết chổ nào cho down free ko chỉ giúp mình nha
    EVERYTHING SHOULD BE MADE AS SIMPLE AS POSSIBLE , BUT NOT SIMPLER
  8. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Cám ơn bác nvl đã sửa giúp.
    Không thâý có ai giúp bác Faraday chỗ dowload free nhỉ. Tớ cũng không biết. Nếu không được dowload free thì đành chịu vậy. Hãy nghĩ đến những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề rẻ tiền hoặc ít phải tốn tiền bạn sẽ ngạc nhiên về những kết quả mà chúng mang lại.
  9. Need_a_Place

    Need_a_Place Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Steppy nhìu nhìu,
    Chỉ có điều theo mình được biết, hàm lượng Nitơ tổng trong nước rác cực kỳ lớn (có thể tới 500 - 600 mg/l). Nếu trong trường hợp không xử lý nitơ thì chắc chắn không đảm bảo được yêu cầu đầu ra. Mà xử lý theo phương pháp thiếu khí (Anoxic) thì cần diện tích lớn, do đó đầu tư cũng lớn!???. Các bác có phương pháp nào xử lý Nitơ hiệu quả hơn không? Đau đầu quá.
    À, còn về nước cấp, có phương án nào xử lý hiệu quả sắt dưới dạng keo? Nước bị nhiễm mặn (nhưng ko dùng các thiết bị lọc điện thẩm tách, thẩm thấu ngược... vì đắt tiền lắm, không chịu được).
    Cảm ơn các bác đóng góp ý kiến giúp đỡ.
  10. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    cháo bác,
    Hàm lượng nitơ chưa phải là lớn nếu so sánh với một số nước thải công nghiệp.
    Nếu nói về nước rác thôi, vì thành phần rất phưc tạp nên theo chỉ cần khử được hết BOD cho đủ tiêu chuẩn là được rồi. Có thể dùng nước naỳ tưới lại bãi rác cũng được. .
    Trong xử lý nước thải dùng aeroten vẫn là công nghiệp nhất và đơn giản dễ bảo dưỡng và phục vụ nhất. Khi thiết kế bạn chu sý vân sđề này.
    Nói riêng về khử nitrogen cho nước thải thì có nhiều phương pháp. Cổ điển vẫn là phải khử BOD sau đó mới đến N trong từng công trìn riêng lẻ nối tiếp nhau nên thể tích trạm rất to. Trong công nghệ mới hệ bùn đơn ( single sludge system) có ngăn anoxic không hề làm công trình to hơn nhiều. Nhỏ hơn so với công nghệ cũ, Thậm chí bạn có thể cải tạo aeroten thường để làm việc ở chế độ khử nitrogen (N) hoặc phospho (P) với công nghệ Anaerobic-Anoxic- Aerobic. Nên nhớ rằng khi dùng Anaerobic-Anoxic- Aerobic thì bạn sẽ tiết kiệm được thêm năng lượng điện để sục khí ( vì lúc đó thở NO3 mà). Xử lý nước thải sinh hoạt đối với nước thải của Mỹ chẳng hạn thì ngăn anoxic có thể tích bằng khoảng 1/3 thể tích của ngăn sục khí. Trình tự biến đổi chất của nó là thê này. NH4=>NO2=>NO3=>NO2=>N2 bay ra ngoài.
    Ngoài ra gần đây có phương pháp khử nitrogen nữa là ANNAMOX. Trong điều kiện thiếu khí ANNAMOX, khi tỷ lệ NH4+/NO2 = 50/50 thì nitrogen bị khử trực tiếp thành N2 tự do, không qua Nitrate NO3-. Tức là không có quá trình denitrification như ở trong ngăn anoxic. Lại tiết kiệm được thêm nữa năng lượng.
    Tớ không nghĩ là ở VN cần phải khử sâu đến thế, vì khử càng sâu, càng sạch thì lại càng đắt tiền. Qui trình và hệ thống điều khiển càng phức tạp. Nếu bạn làm thiết kế, hãy đơn giản giản mức khử đi và bảo vệ ý kiến của mình trước chủ đầu tư. Còn nếu là nghiên cứu thì là chuyện khác.

Chia sẻ trang này