1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

khuon mau

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi kimtthanh, 03/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Khuôn cát là loại khuôn đúc sử dụng 1 lần. Sau khi đúc thì phải phá khuôn để lấy vật đúc ra. Vật mẫu thường có hình dáng mô phỏng vật thật sau đó thêm vào lượng dư gia công, tạo các độ dốc, góc lượn để lấy mẫu ra dễ dàng mà không phá hỏng khuôn. Một phần khuôn cát sẽ nóng chảy và dính vào vật đúc, lớp này thường được cắt gọt đi bằng gia công cơ khí.
    Sinh viên cơ khí trước đây phải thực tập đúc tại xưởng bao gồm thiết kế mẫu, thiết kế khuôn, chế toạ mẫu và khuôn, nấu chảy và rót kim loại. Bây giờ thì không biết sinh viên sơ khí có còn (bị) được học cái công nghệ có ngàn năm tuổi này hay không.
  2. canhcaykho

    canhcaykho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    107

    Chú em Ăn Hành Tây hỏi thật hay đùa đấy?
    Tât nhiên là SV cơ khí vẫn đang và sẽ được học công nghệ này. Đây là công nghệ đúc đơn giản nhất có nhiều ưu điểm nổi bật như rẻ tiền, dễ tạo khuôn, đúc được các chi tiết rất lớn ...
    Tuy nhiên hiện nay, trong ngành cơ khí chế tạo người ta sử dụng các thiết bị ép khuôn cát thuỷ lực chứ không tạo khuôn bằng tay nữa.
    Không biết bác GPS học từ bao giờ chứ em học năm 1999 và cả những năm gần đấy, SV chỉ được học thiết kế khuôn, làm khuôn, nấu chảy và rót kim loại. Cụ thể là làm Ê tô.

Chia sẻ trang này