1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 02/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HeartCoreTourist

    HeartCoreTourist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    7
    @Hoailong: Mình là AfoRhapsody đây.

    Mình đã viết một chủ đề trong đó liệt kê "300 nhân vật và sự kiện gây ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại". Trong đó tầm ảnh hưởng khổng lồ của Kinh Dịch cũng được vào danh sách và được tôn vinh.

    Mời bạn ghé box Văn Học để đọc và cho ý kiến nhé!
    http://ttvnol.com/threads/300-nhan-...hat-trien-cua-nen-van-minh-nhan-loai.1473940/
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2015
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Nói đến KINH DỊCH & CHỮ NGHIÃ fải kể đến 1 số tác fẫm & TG gần đây có ~ bài Tham luận rất lý thú về V/đ này:
    Về KHÁI NIỆM ÂM DƯƠNG trong tác phẩm "Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam":

    Phần lớn những phê bình của Ông Lê Thành Khôi (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%C3%A0nh_Kh%C3%B4i)
    http://vov.vn/xa-hoi/trao-giai-thuong-phan-chau-trinh-cho-2-giao-su-tai-paris-252821.vov
    cho cuốn sách của Trần Ngọc Thêm là khui ra từng điểm nhỏ trong từng trang để phê bình & cho là thuyết âm dương ngũ hành có nguồn gốc ở phương Bắc.
    Trong Chương 2: tìm hiểu những giá trị văn hoá nhận thức, nghĩa là những triết lí giải thích bản chất của vũ trụ, cấu trúc không gian và thời gian
    Ông LTK viết:
    "Theo Trần Ngọc Thêm (TNT), âm dương ngũ hành có nguồn gốc ở phương Nam, bát quái thì nguồn gốc phương Bắc,
    tuy người Hán (TNT dùng CHỮ_VIẾT " Hoa tộc " không đúng) " đã có công rất lớn trong việc tổng hợp tri thức rồi hệ thống hoá và phát triển chúng " (tr. 98).
    Lập luận của TNT không thuyết phục tôi vì những lẽ sau này :
    Lẽ thứ nhất rất đơn giản là không thể khái niệm hoá nếu không có CHỮ_VIẾT.
    Một vật cụ thể ai cũng nhận được không cần phải nghĩ xa xôi.
    Từ thượng cổ ở đâu cũng biết phân biệt nam nữ ngày đêm
    vì đó là tự nhiên thôi (trời sáng trời tối). Ngày đêm, sáng tối đưa đến đen trắng : NGÔN NGỮ nào cũng có tối thiểu là
    2 màu đen và trắng (TNT dẫn khảo sát của Berlin và Kay, tr. 135). Ðó cũng là nghĩa đầu của âm và dương :

    âm là sườn núi tối (mặt trăng), dương là sườn núi sáng (mặt trời).
    Nếu nói " gốc " thì âm dương là nhận thức của mọi người chứ không phải của riêng Ðông Nam Á hay Tây Bắc Á.

    CHỮ_VIẾT ÂM (phồn Thể) 陰 &giản Thể 阴 ____CHỮ_VIẾT DƯƠNG (phồn Thể) 陽 và giản Thể 阳


    ( CHỮ_VIẾT Hán giản thể )


    Trừu tượng hoá âm dương để thành một triết lí thì phải có CHỮ_VIẾT. CHỮ_VIẾT không những có chức năng truyền thông rộng hơn là tiếng nói, mà còn cho phép trữ kiến thức, tăng thêm nó, phổ biến nó, và nhất là phát triển tư tưởng phê bình và KHOA HỌC. Tôi không nói là một xã hội truyền khẩu không biết phê bình. Nhưng họ chỉ biết phê bình cái gì họ nghe và thấy. Nghe một nhà hùng biện có thể bị lôi kéo mất óc phê bình. CHỮ_VIẾT cho phép đọc từng dòng từng chữ, đọc đi đọc lại, có thời giờ ngẫm nghĩ suy luận, đối chiếu nhiều ý kiến. Và CHỮ_VIẾT cho phép trừu tượng hoá, mở đầu cho KHOA HỌC. Không có CHỮ_VIẾT không có KHOA HỌC, đó là một sự thật không ai chối cãi. Nhất là toán học, một dụng cụ chủ yếu của KHOA HỌC. Ta có thể làm vài tính thường trong óc. Nhưng tính phức tạp thì không được, phải viết trên giấy. Triết lí cũng vậy (chưa nói đến triết học). Triết lí cần CHỮ_VIẾT để trừu tượng hoá quan niệm thông thường, để dựng một hệ thống có quy c, để xem xét, phê bình, sửa đổi.

    Người_Việt dù có 20 CHỮ_VIẾT hay 200 CHỮ_VIẾT cũng không đủ để trừu tượng hoá âm dương thành triết lí.
    Người Hán thì có thể vì có CHỮ_VIẾT từ thế kỉ 16, đến thế kỉ 11 trước C. N. đã có 5000 chữ. CHỮ_VIẾT " văn " trong văn hoá hay văn minh không có nghĩa là " ĐẸP " như TNT viết tr. 27, mà nghĩa là " CHỮ_VIẾT ".
    Ði đôi với sự xuất hiện của CHỮ_VIẾT là sự xuất hiện của một loại người lấy CHỮ_VIẾT làm nghề. Ðó là loại sĩ, có người thì làm việc cho triều đình (soạn và giữ các văn kiện, bói toán, làm cố vấn cho nhà vua), có người thì dạy học, suy nghĩ, viết sách. Chỉ có nhóm này mới có thời giờ và tri thức để xây dựng một hệ thống tư tưởng triết lí. Mà nhóm này chỉ có ở người Hán.
    Ở Việt Nam cũng như ở tất cả miền Nam sông Dương Tử không nơi nào có những điều kiện ấy, nhất là đủ CHỮ_VIẾT và người để nghiên cứu triết lí. Có "gốc" không đủ để đi đến một quan niệm và cũng không đủ để đi đến một khái niệm. Nhất là khi "gốc" là của toàn thế giới ! Trừu tượng hoá " nữ " = " tối ", " nam " = " sáng " không phải văn hoá nào cũng làm (hay làm được).

    Và nói như TNT rằng ngũ hành và bát quái là sản phẩm của hai dân tộc khác nhau vì có sách chỉ nói đến bát quái không nói đến ngũ hành, hay vì trong ngũ hành và bát quái cùng một số hiện tượng (đất, nước, lửa) có những tên khác nhau, do đó phải xuất phát từ hai kiểu tư duy khác nhau, thì đó là chuyện thường trong văn học. Ở một trình độ nào đó trong một nước, về một vấn đề có nhiều ý nghĩ khác nhau, cùng một CHỮ_VIẾT có nhiều cách hiểu. Trong một nước Pháp có bao nhiêu sách khác nhau nói về tư tưởng của Marx ! Khổng giáo và Phật giáo cũng thế. Ở Tây Tạng có 4 phái đều được coi là chính phái của Phật giáo !...
    Nói về nước Việt ta thì phải công nhận ta không có óc triết học (người Nhật Bản cũng thế). Ngoại trừ mấy thiền sư thời Lí-Trần, ta không có một nhà triết học nào cả. Lê Quý Ðôn mà nhiều người gọi là một nhà triết học sự thật chỉ là một người sưu tập.
    Một lẽ cuối cùng mà TNT không nhận thấy là một mâu thuẫn lớn giữa tín ngưỡng cổ của người Hán và Người Việt . TNT viết (tr. 99) : " đất được đồng nhất với mẹ, trời được đồng nhất với cha " (trong quan niệm của người nông nghiệp). Sự thật Người Việt cổ coi trời là mẹ chứ không phải là cha, như trong câu :
    Ông Trăng mà lấy Bà Trời
    Chính TNT cũng nói đến Bà Trời trong Chương 4, §13,2, nhưng khi viết Chương 2 thì quên đi !
    Chắc rằng ta nói Bà Trời, Bà Ðất, Bà Nước, v. v. , vì lúc bấy giờ ta còn ở chế độ mẫu hệ trong khi người Hán đã sang chế độ phụ hệ. Sau này bị Hán xâm chiếmvà ảnh hưởng, ta mới sang chế độ phụ hệ và gọi Trời là Ông.
    Ở thời Thượng cổ ta gọi Trăng là Ông trong khi người Hán thì coi là âm (nữ) đối với mặt trời (dương).



    Tất cả những lí lẽ trên đây đưa đến kết luận là triết lí âm dương ngũ hành là gốc Hán chứ không phải là gốc Việt.


    Lần cập nhật cuối: 14/07/2015
  3. daotran19

    daotran19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    1
    hì. Cũng quan tâm vấn đề này. Nhưng các bác triết lý quá. EM đọc mà đau hết cả đầu.
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Bất nghi bất ngộ, Tiểu nghi tiểu ngộ, Đại nghi đại ngộ
    不疑不悟, 小疑小悟, 大疑大悟

    Trích: Thiền sư Bạch Ẩn
    Chào Bác @daotran19; Bác bắt đầu ngộ đấy: Đại nghi đại ngộ Vì các tiêu chí bài viết là:

    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng" KHÔNg.

    Lại chuyện Hại "điên nặng"="Điện" ==>"Hại điện" _ Hiện Đại THỜI

    Làm Hại tiền (Cần Tài Liệu bắt Dịch & k0 mắc Dịch) Là Hiền Tài
    [​IMG] SẤC MÀU diễn DỊCH
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Các Luận điểm của Ông TNT vê triết lí âm dương ngũ hành được trình bày theo dòng link sau đây:
    http://vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/...-thoai-cung-ban-doc-ve-am-duong-ngu-hanh.html

    LỜi bình của Ông LTK: CHỮ_VIẾT " VĂN " trong văn hoá hay văn minh không có nghĩa là " ĐẸP " như TNT viết tr. 27, mà nghĩa là " CHỮ_VIẾT "

    Theo Ng viết có lẻ thiển cận 1 tý: " CHỮ_VIẾT " TQ (hay HÁN TỰ) là "~ NÉT VẼ"; VĂN là "~ NÉT VẼ" ĐẸP.
    Lần cập nhật cuối: 11/08/2015
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46

    Và tại sao " VĂN " trong văn hoá hay văn minh nghĩa là " CHỮ_VIẾT " là "~ NÉT VẼ" ĐẸP"?
    Chúng ta hãy theo dòng clip video sau đây:
    ShaoLan: Học tiếng Hoa dễ dàng hơn

    ShaoLan là con gái của một nhà viết thư pháp và cũng là một cây bút về công nghệ, là một nhà đầu tư... Hiện nay cô tập trung vào việc dạy tiếng Hoa bằng những phương pháp dễ dàng hơn. Ở đây cô cũng cho chúng ta vài ví dụ rất dễ hiểu về phương pháp của cô. Nhờ đó có lẽ chúng ta sẽ tìm được hứng thú nhiều hơn trong việc học tiếng Hoa. Và tất nhiên, chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp tương tự cho các thứ tiếng & "CHỮ_VIẾT" đồng văn khác như tiếng Nhật, Hàn,vv...?

  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    TRở lại ~ Qan điễm nhà KHOA HỌC Dương Chấn Ninh về KINH DỊCH & VHTQ. Năm 2004 khi nhà KHOA HỌC Dương Chấn Ninh [2] trình bày tại Bắc Kinh bản báo cáo Ảnh hưởng của KINH DỊCH đối với văn hóa Trung Quốc, được truyền thông nước này đăng tải dưới tít Dương Chấn Ninh nổ súng vào KINH DỊCH và đã gây phản ứng lớn trong dư luận Trung Quốc.

    Họ Dương tóm tắt nội dung những người đi trước đã bàn thảo thành 5 lý lẽ giải thích:

    Theo ông, hai lý lẽ sau cùng có liên quan chặt chẽ với Kinh Dịch.

    SUY DIỄN và QUY NẠP là hai phương pháp tư duy không thể thiếu trong KHOA HỌC cận đại.

    QUY NẠP là sự suy lý từ tiền đề cụ thể chuyển tiếp tới kết luận có tính khái quát. Nó có chức năng khái quát tình hình chung và suy đoán kết quả trong tương lai, kết luận của nó đều vượt quá phạm vi của tiền đề.

    Ngược lại, SUY DIỄN (hoặc diễn dịch) là sự suy lý từ tiền đề có tính chung chung chuyển tiếp tới kết luận cụ thể; kết luận của nó không vượt quá phạm vi của tiền đề. QUY NẠP là tinh thần xuyên suốt KINH DỊCH; bởi thế văn hóa truyền thống Trung Quốc chỉ có phép QUY NẠP mà không có phép SUY DIỄN, đồng thời cũng không chú ý logic và trình tự thuyết lý, mà đòi hỏi người đọc tự hiểu ra kết luận cuối cùng.

    Quan niệm triết học Thiên nhân hợp nhất bắt nguồn từ KINH DỊCH: mỗi quẻ đều bao hàm đạo trời, đạo đất và đạo người; coi quy luật của trời và quy luật của người là một; trong khi đó KHOA HỌC cận đại đòi hỏi phải thừa nhận thế gian người có quy luật và các hiện tượng phức tạp riêng, khác với "Trời" (giới tự nhiên); hai chuyện ấy không thể hợp làm một như quan điểm của KINH DỊCH.

    KINH DỊCH là kinh điển được Trung Quốc coi là quốc bảo, là Sách Trời, là nguồn gốc nền văn minh Trung Quốc. Nhiều người Hoa (& trong đó có 1 số Ng VN) cho rằng toàn bộ các khám phá KHOA HỌC hiện có và chưa có đều đã được viết sẵn trong KINH DỊCH, chỉ đợi phát hiện; vì thế dựa vào kinh điển này, Trung Quốc sẽ bá chủ thế giới! Thế mà giờ đây Dương Chấn Ninh cho rằng vì tư tưởng và phương pháp của sách ấy hoàn toàn xa lạ với KHOA HỌC, nên KHOA HỌC cận đại không ra đời tại Trung Quốc.
    (CÒN TIẾP)
    huongphamkiti thích bài này.
  8. MsPhuongSacomreal

    MsPhuongSacomreal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Kinh Dịch là nguồn kho báu vô tận của nhân loại. Có tìm hiểu cả đời cũng chưa chắc hiểu hết được Kinh Dịch.
  9. choigamehaylam

    choigamehaylam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2015
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    4
    Kinh dịch chắc chỉ mấy bạn theo phật giáo mới hiểu, mình đọc nhưng cũng không nghiệm ra được điều gì
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (TIẾP)

    GS Dương Chấn Ninh phát biểu: Có nhiều người Trung Quốc đi đâu cũng nói bừa, hoặc bảo trong KINH DỊCH có hạt giống của KHOA HỌC cận đại, hoặc bảo KINH DỊCH dẫn đường cho KHOA HỌC phát triển. Những thói mê tín truyền thống có vô vàn mối liên hệ với KINH DỊCH như PHONG THỦY, BÓI TOÁN, cảm ứng trời người, vu thuật ... trong khi được dựng lên từ đống tro tàn lại còn khoác cái áo KHOA HỌC; có người nói đấy là những "KHOA HỌC mới", "KHOA HỌC tiềm ẩn", nói KINH DỊCH là trước tác KHOA HỌC đi trước thời gian, chứa nhiều phát kiến KHOA HỌC lớn như cơ học lượng tử, thuyết tương đối, lý thuyết máy tính, mật mã di truyền... Có người muốn dùng KINH DỊCH để chỉ đạo nghiên cứu KHOA HỌC, để dự báo khí tượng, để đề xuất "mô hình nguyên tử thái cực", suy ra "hệ mặt trời có 14 đại hành tinh" ...

    Quan điểm của Dương Chấn Ninh cũng giống ý kiến của Einstein và một số nhà KHOA HỌC Trung Quốc trước đây, nhưng ông đi sâu quy kết vào ảnh hưởng của KINH DỊCH. Dương Chấn Ninh nhấn mạnh ông không hề công kích triết học truyền thống Trung Quốc; ông nói nội hàm của thiên nhân hợp nhất không chỉ có nội ngoại nhất lý (nội: sự việc của đời người; ngoại: sự việc của thiên nhiên; nhất lý: QUI NẠP hai cái này làm một thể) mà còn có cái quan trọng hơn, là thiên nhân hòa hài (trời người hài hòa), một yếu tố có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới tư duy truyền thống và xã hội Trung Quốc. Quan trọng hơn cả việc KHOA HỌC cận đại không xuất hiện tại Trung Quốc. Nhất là gần đây Đảng +Sản Trung Quốc hết sức đề cao xã hội hài hòa, coi là một yếu tố để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng.

    Các nhà Quốc học, Dịch học cho rằng Dương Chấn Ninh đã "nổ súng" vào KINH DỊCH, như vậy ông đã trở thành kẻ "ly kinh phản đạo".
    Họ xúm vào phê phán ông, nhưng nhìn chung các phê phán ấy thiếu cơ sở lý luận, chủ yếu chê ông không hiểu KINH DỊCH mà làm ra vẻ hiểu, nói toàn những lời ngoại đạo. Có người moi chuyện ngày xưa ông vào quốc tịch Mỹ,– dù trước đây khi ông về giúp Trung Quốc phát triển KHKT họ hết lời ca ngợi ông là nhà yêu nước, là Einstein của Trung Quốc.
    Moi chuyện ông 82 tuổi lấy vợ 28 tuổi để chê ông không yêu nước, không đứng đắn

    Món quà cuối cùng của thượng đế

    Dương Chấn Ninh cho rằng mình suốt đời gặp may. Sau khi bà vợ đầu từng chung sống với ông hơn nửa thế kỷ (1950-2003) qua đời, thượng đế đã tặng ông món quà cuối cùng: Người vợ mới cưới.

    Ngày 24-12-2004, Dương Chấn Ninh, 82 tuổi, đăng ký kết hôn với cô Ông Phàn (Weng Fan), nữ nghiên cứu sinh thạc sĩ người huyện Sán Đầu (Quảng Đông) 28 xuân xanh, kém Dương Chấn Ninh 54 tuổi và còn kém con gái út của ông 15 tuổi. Cuộc hôn nhân này gây xôn xao dư luận TQ, khiến đôi tình nhân không thể không bận tâm. Ông cho rằng Ông Phàn yêu quý tính ngay thẳng chân thành của ông. Nhiều người lo Dương Chấn Ninh bị Ông Phàn lừa. Ngược lại, ông cho rằng thiên hạ đều nghĩ ông đã làm một việc thiếu đạo đức là lừa bịp cô gái trẻ. "Thực ra hai chúng tôi đã suy nghĩ rất chín chắn về cuộc hôn nhân này" – ông nói.

    (CÒN TIẾP)

Chia sẻ trang này