1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để giảm bụi trong nhà?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi 0904223800, 29/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 0904223800

    0904223800 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để giảm bụi trong nhà?

    Tôi đang ở trong một khu đô thị mới ở Hà Nội, vì đang xây dựng nên rất nhiều bụi. Cứ vừa dọn nhà buổi sáng thì đến trưa trong nhà đã có một lớp bụi. Tôi đã từng nghĩ đến việc sử dụng máy lọc không khí, tuy nhiên sau khi nghiên cứu tôi thấy máy lọc không khí chỉ thích hợp cho nhưng không gian kin, không phù hợp với gia đình tôi do cần không khí lưu thông vì đun nấu ở trong nhà.
    Để giảm bụi, tôi dự định sẽ trồng thêm một số cây ở ngoài nhà và sử dụng lưới lọc không khí ở các lỗ thông hơi và trên tum, đồng thời hạn chế mở cửa vào ban ngày.
    Xin các bạn cho ý kiến, chân thành cảm ơn và chúc các bạn năm mới luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn
  2. 0904223800

    0904223800 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Nếu gia đình có sân, vườn, có thể sử dụng mặt nước hồ, ao cá, hòn non bộ chống bụi trong mùa khô, hơi ẩm sẽ cản phần nào bụi cuốn vào nhà. Cây xanh quanh nhà cũng khá hữu hiệu trong việc tạo bức màn chắn và còn là "buồng phổi tự nhiên" bổ trợ cho môi trường sống.

    Nhiều chủ nhân biết cách chống bụi cho ngôi nhà của mình.
    Theo KTS Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Công ty Thiết kế xây dựng Tỷ Lệ Vàng, có hai phương án cản bụi mùa khô là chống bụi từ xa và cục bộ quanh nhà.
    Các gia đình có thể dùng lam đúc phương dọc hay ngang dựng phía ngoài ban công nhà hoặc bông gió cũng có tác dụng cản bớt bụi tung bay. Lam vừa là mảng thiết kế trang trí vừa có thể điều tiết nắng, gió lùa vào trong nhà. Đôi khi, sử dụng kính màu thiết kế ở vị trí này, nhất là để che chắn về hướng tây, hướng gần đường có nhiều bụi. Tuy nhiên, việc dùng kính cần hạn chế ở một tỷ lệ nhất định vì kết cấu này "bít bùng", không thông thoáng cho gió vào ra.
    Có ý kiến cho rằng, cứ quây kín các cửa bằng kính là đảm bảo chống bụi hơn cả. Điều đó không sai nhưng phải kết hợp với sử dụng máy điều hòa không khí. Mặt khác, khi quây kín các cửa thì lối đi của gió bị cản trở, không có gió lùa vào và thoát ra giếng trời hay lỗ thông gió thì nhà sẽ không thông thoáng. Nếu có giải pháp dùng không khí tự nhiên lưu thông trong nhà vẫn tốt hơn. Vấn đề còn lại là thoáng gió nhưng vẫn cản được bụi.
    Với hệ thống cửa sổ, có những giải pháp như dùng lưới chống muỗi đóng thành cánh ***g vào hay thiết kế cửa lưới cuốn. Ngoài ra, có thể dùng cửa lá sách bằng gỗ, kính hay nhôm cũng khá hữu hiệu trong việc cản bụi. Sử dụng vách ngăn hờ (bức bình phong) đặt trước cửa nhà, trước phòng khách hoặc các loại màn, rèm treo ở cửa. Có thể kết hợp nhiều loại rèm đóng mở tùy theo thời điểm để chống bụi. Màn kính nước (bơm nước cho chảy đều trên mặt kính) cũng đang là "mốt", vừa mát vừa chống bụi; nhưng lưu ý sẽ tạo ra nhiều độ ẩm và trong nhà có nhiều máy móc sẽ dễ bị hư hại.
  3. 0904223800

    0904223800 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Theo số liệu khảo sát của Công ty Môi trường đô thị ô nhiễm không khí do bụi tại Hà Nội cao gấp 3-4 lần tiêu chuẩn cho phép- nồng độ bụi trung bình là 1,28 mg/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,2 mg/m3. Tại quận Long Biên và Ðống Ða, nồng độ bụi trung bình là 0,8mg/m3, tại quận Hoàn Kiếm, Ba Ðình con số này là 0,52mg/m3 và 0,55mg/m3.
    Một anh bạn kể dịp Rằm Trung thu vừa rồi đã được hưởng một đêm ngóng trăng quê ngay giữa Hà Nội... Hôm đó trời quang, trăng tỏ bố con anh đi qua phố Thái Thịnh định lên Lăng Bác ngắm trăng thì ôi thôi cả đoạn phố Thái Thịnh này nhão nhoẹt trong bùn. Lần theo vết bùn, hoá ra ?ocon đưòng bùn đất thân quen ngày xưa? được tái hiện bởi những chiếc xe tải của Công ty xây dựng nền móng JIKON đang thi công kéo ra từ công trình. Sáng ra, hai ba công nhân của công trường xây dựng này dùng vòi nước xối, xẻng vun hót bùn đi thì ít, mà họ còn mở cả nắp cống trên đường trước nhà 110 Thái Thịnh để nhồi bùn đất xuống đó. Dân phố kêu than: Hèn chi mới chỉ cơn mưa nhỏ đoạn phố này đã ngập. Làm gì còn cống mà thoát nước!
    Nhưng việc dọn bùn đất cũng chỉ ở khoảng chục mét quanh cổng công trường còn cả đoạn phố dài cho đến tận cầu Thái Thịnh vẫn dài những vệt đất bùn khi mưa thì nhào nhoẹt, còn khi nắng thì bụi mù. Thật không may nếu bạn đi qua đây mà còn gặp chiếc xe buýt đi trước. Từng đợt từng đợt đủ thứ cát đất, bụi bặm... tung mù tạt vào mặt khiến người giàu trí tưởng tượng có thể nghĩ mình đang ở trong cơn bão cát ở Sahara! Bụi. Bụi mịt mù. Bụi từ sáng tới chiều. Bụi kinh khủng! Người dân phố này than thở và đang phải chịu cảnh ăn, ngủ, buôn bán, hít thở với... bụi. Người đi đường cũng vạ lây khi dân tìm cách chống bụi bằng cách tạt nước ra đường và chẳng may bạn lãnh đủ một xô nước thì cũng chỉ đành nhận một nụ cười méo mó trên một bộ mặt đầy hối lỗi xin lỗi: ?oTé tí nước cho đỡ bụi?. Sự cố trên là ?ochuyện thường ngày? ở phố Thái Thịnh, bởi chẳng ai còn dại gì há miệng ra tranh cãi, đôi co cho bụi bay thêm vào miệng nữa... Như để góp thêm bụi cho đoạn phố này, ngay đầu cầu Thái Thịnh là một điểm bán gạch, cát đổ tràn lan trên hè và gió đã cũng tung bụi vào không khí...
    Những ngày trời khô ráo, người qua đây che khẩu trang, kính và mũ phòng thủ trước của bụi. Còn những hôm trời mưa thì đất bụi chuyển sang dạng khác là bùn không hại cho con mắt, nhưng đến lượt những chiếc xe và bộ quần áo, giày dép... chịu trận.
    Hiện không chỉ một phố này có cảnh như thế. Nếu có việc đi bạn nên tránh đoạn phố từ Phan Chu Trinh đến Lý Thường Kiệt. Ðoạn đường này cũng được ?o trải? một lớp bùn đất do các ô tô của đơn vị thi công dự án trên đất Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự vận chuyển làm rơi vãi ra đường nhão thành bùn, gặp nắng thì thành bụi.
    Hàng loạt các tuyến phố khác như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Trần Khát Chân, Hoàng Quốc Việt..., bụi cũng đã ?o chung sống với cư dân sở tại.
    Không biết đáng cười hay đáng khóc thay anh bạn đi ngắm trăng được lội bùn quê kia bởi chính anh đã có lần ao ước: Ước gì Hà Nội là quê với suy nghĩ về một sự trong lành của môi trường, dè đâu... Bây giờ khó còn có những chiều thu trong vắt trên đường Nguyễn Du hồ Thiền Quang của hoa sữa như lời bài hát da diết với những gương mặt, những nụ cười, những mái tóc bay trên đường. Bởi người Hà Nội ra đường đã bịt mặt, bịt mũi như những Ninja, chẳng ai nhận ra ai. Ban đầu chỉ có chị em phụ nữ mới đeo khẩu trang, dùng khăn bịt miệng. Bây giờ đàn ông cũng thế. Trẻ, già, nam, nữ đều đeo khẩu trang, dùng khăn bịt mặt. Ra đường, phải đeo khẩu trang khó thở, ngứa ngáy nhưng cũng đành khi ô nhiễm môi trường do bụi đã vượt quá mức.
    Bụi ơi , từ đâu đến?
    <Ô nhiễm bụi hiện nay là do phương tiện giao thông mất vệ sinh, xe vận chuyển VLXD như đất thải, cát, xi măng, vôi... có bùn đất bám ở lốp, thành xe trở thành nguồn phát tán bụi di động khắp nơi rất khó kiểm soát.
    Các tụ điểm buôn bán VLXD không đủ các điều kiện kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trường, không che chắn vật liệu và thường xuyên sử dụng lòng đường vỉa hè làm nơi tập kết vận chuyển và bốc dỡ là tác nhân gây ra bụi trong thành phố. Hầu hết các tụ điểm trên kinh doanh tự phát, không có giấy phép, tập kết vật liệu rời trên đường phố, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Các điểm vi phạm tập trung ở đường Hàm Tử Quan, Bạch Ðằng (quận Hoàn Kiếm), La Thành, Láng Hạ, Ðội Cấn, đường Bưởi (quận Ba Ðình), Ðại Cồ Việt, Võ Thị Sáu, Tây Sơn (quận Ðống Ða), rải rác ven hành lang sông Tô Lịch, phường Dịch Vọng, đường Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Khang, Hoàng Quốc Việt, Tam Trinh... Trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 300 điểm mua bán VLXD không đảm bảo vệ sinh trong đó quận Hai Bà Trưng nhiều nhất có 82 điểm, quận Hoàn Kiếm có 18 điểm.... Các loại hàng hóa vật liệu khai thác trung chuyển qua đây liên tục không kể ngày đêm đều là những nguồn gây ô nhiễm bụi như cát vàng, than....
    Thêm một hiện tượng nữa là việc người dân thực hiện... đổ trộm rác thải về đêm bằng nhiều loại phương tiện chuyên chở tống khứ những bao đất, cát, rác ra đường! Việc đổ bậy chất thải bừa bãi ra đường miễn là nhà mình sạch dường như không phải là chuyện hiếm. Ðiển hình là bờ sông ở đường Nguyên Hồng đã trở thành nới đổ phế thải xây dựng tồn tại từ lâu nay chưa được chính quyền cơ sở và các đơn vị chức năng ra tay dẹp bỏ.
    Một nguyên nhân nữa nhìn thấy được là do việc thi công các công trình xây dựng không tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, không có các biện pháp kỹ thuật che chắn hợp lý cũng trở thành nguyên nhân gây ra bụi trong thành phố. Các nguồn phát sinh là công trình xây dựng nhà ở, phát triển các khu đô thị mới, cải tạo các khu đô thị cũ, đào hè đường phục vụ phát triển hạ tầng thoát nước, giao thông. Trong quá trình vận chuyển làm rơi vãi trên các tuyến phố tạo ra nguồn bụi gây ô nhiễm không khí và mất vệ sinh cho các tuyến đường. Theo khảo sát tại 3 điểm Ðuôi Cá - Yên Sở, Láng - Hòa Lạc và đường Phạm Văn Ðồng - Phạm Hùng có đến 95% tổng số xe tải lưu thông không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, 65% số xe không được che chắn.
    Công ty Môi trường đô thị Hà Nội còn cho biết, một nguyên nhân quan trọng góp phần gây ô nhiễm hiện nay còn là các cơ sở công nghiệp đang nằm trong nội thành. Ða số các cơ sở này có công nghệ chống ô nhiễm lạc hậu.
    Cuộc chiến chống lại bụi
    Ðể bảo vệ môi trường, đảm bảo văn minh đô thị nói chung, Chính phủ và thành phố đã có nhiều văn bản pháp quy (Quyết định 3093; Quyết định 36; Quyết định 25...) về vấn đề quản lý việc gây ô nhiễm bụi với mọi đối tượng, xử lý vi phạm về môi trường nhằm giảm bụi trên địa bàn Hà Nội, trật tự VSMT trên các tuyến phố chính để đảm bảo thành phố sáng - xanh - sạch - đẹp; kiểm tra xử lý các xe chở phế liệu, vật liệu rời làm rơi vãi gây mất vệ sinh môi trường; kiểm tra xử lý các công trình xây dựng làm mất vệ sinh đường phố; phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý các vi phạm đổ trộm đất phế thải.
    Mới đây, một cuộc hội thảo nhằm tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm bụi trên đường phố tìm kiếm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường của địa bàn Thủ đô.
    Ðược biết, trên cơ sở đề án: ?oNghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm bụi trên địa bàn Hà Nội? do Công ty Môi trường đô thị Hà Nội xây dựng, một chiến dịch giảm bụi tòan diện đã lên kế hoạch.
    Lực lượng thanh tra GTCC sẽ phối hợp với Phòng CSTT, CA các quận, huyện, Cty môi trường đô thị, UBND các phường, triển khai đợt cao điểm xử lý nghiêm mọi trường hợp các vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng gây mất vệ sinh môi trường nhằm làm giảm bụi trên địa bàn TP. Toàn bộ điểm vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định như phạt tiền 200.000 đồng, thu giữ phương tiện hành nghề và toàn bộ vật liệu xây dựng của các hộ vi phạm như cát, sỏi, gạch đá bị tịch thu sẽ bàn giao cho cơ quan chức năng để xây dựng các công trình phúc lợi. Tới đây, mức giá xử phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với các phương tiện chuyên chở vật liệu rời, phế thải không thực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo kín khít thùng xe; từ 300.000 - 500.000 đồng nếu chất đầy quá thành thùng xe hoặc xe ra khỏi công trình, các điểm khai thác, buôn bán vật liệu không được rửa sạch (tạm thu giữ giấy phép lưu hành xe trong vòng 15 ngày để chủ phương tiện tiến hành gia cố xe đúng quy định).
    Tương tự, chủ công trình vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng (vi phạm 3 lần trở lên sẽ bị thu hồi giấy phép xây dựng, đình chỉ công trình. Chủ khai thác, buôn bán vật liệu có thể bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng và buộc hoàn trả mặt bằng, vệ sinh môi trường trong vòng 48 giờ đồng hồ (vi phạm 3 lần trở lên cũng bị thu hồi giấy phép kinh doanh).
    Song, dù đã có nhiều văn bản xử lý các vi phạm thì việc thực thi chưa hiệu quả, chưa được kiên quyết thực hiện. Tình trạng các tụ điểm kinh doanh, các hộ gia đình, công trường đang xây dựng tập kết vật liệu bừa bãi, không che chắn, ô tô chở vật liệu để rơi vãi ra đường chưa bị xử lý nghiêm. Rõ ràng cần phải xây dựng các cơ chế chính sách văn bản pháp quy, phân công phân cấp thực hiện cho rõ và tổng kiểm tra xử lý vi phạm vệ sinh môi trường có tính răn đe cao; sự phối hợp giữa các phường xã chưa chặt như việc JIKON làm bẩn cả phố Thái Thịnh kéo dài nhiều ngày nay nhưng chưa hề có một chế tài nào, chưa hề thấy một đơn vị nào ?o ra tay? xử lý, ngăn chặn buộc chủ đầâu tư công trình phải có những biện pháp đảm bảo VSMT. Thiết nghĩ, bên cạnh việc nâng cao ý thức giữ gìn VSMT đối với các chủ công trình xây dựng nên có sự ràng buộc với chủ công trình bằng cách thế chấp tiền khấu trừ phạt ngay khi có vi phạm. Khắt khe hơn là các cơ quan có chức năng của thành phố phải đình chỉ thi công đối với các công trình không có giải pháp làm sạch lốp xe, tạm thu giữ phương tiện không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật chống rơi vãi trong vận chuyển.
  4. TONIenGUY

    TONIenGUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Bệnh này nan y rồi bác ơi, ko chữa được đâu vì cái vòng luẩn quẩn Gió là ngọn nguồn của vấn đề, bác ko muốn bụi thì bịt kín nhà lại như cái hộp đi Còn nếu bác muốn thông thoáng thì chấp nhận bụi, thế thôi! Chúc khu đô thị chỗ bác sớm xây cất xong để giảm được phần nào bụi bặm Còn cái chuyện làm lam cản bụi thì đúng là... vớ vẩn thật, bác đừng nghe theo nhé
  5. 0904223800

    0904223800 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------
    Thanhyou bác đã tham gia với em, đúng là bụi đưa vào nhà qua gió là chính. Vì vậy, em đã trồng nhiều cây ở nhà (gồm một cây bàng, một dành hoa tigon và một số cây khác nhiều lá) để khi gió thổi qua đó đã cản lại một số bụi. Thực tế cho thấy bụi có giảm hơn. Do nhà mới xây do đó khá kín, vì vậy tại các cửa dùng để thông gió từ ngoài vào em đang dự kiến sẽ làm lưới lọc bụi từ loại lưới trồng phong lan, để có thể tháo ra rửa định kỳ. Có lẽ nếu có thể em sẽ làm một hệ thống lọc không khí tĩnh điện trước tại các cửa thông gió này.
  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Ngày trước tớ có căn hộ cũng ở một khu đang xây dựng. Mua mà để đấy vì chưa kịp ở. Khi mua xong đóng của để đấy, ngoài ra có lấy giấy dán đề can bịt kít hết những chỗ có thể bịt.
    Nửa năm sau quay lại, công trường vẫn ầm ầm ngựa xe qua lại chốn cũ hồn...bụi bặm. Mở cửa ra vào nhà, trời ơi, bụi phủ một lớp mịn như nhung, màu nâu nâu, lên sàn nhà, lên cốc chén, lên bàn ghế...
    Tiện...chân, tôi vẽ lên sàn nhà một bông hoa sen và ước gì chuyển được căn hộ đó ra ngoài biển Đông.
    To bạn 090, trong một môi trường như thế đừng nghĩ tới cách xử lý bụi làm chi.
  7. 0904223800

    0904223800 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    ------------------
    Trước đây em có đọc một bài báo nói về bụi, trong đó có nêu ra rằng ngay cả trên tầu con thoi cũng có bụi, hay trong các loại đồng hồ chịu nước khi mở ra cũng phát hiện ra bụi ở trong đó. Vì vậy, kể cả đóng kín cửa cũng không thể ngăn được bụi. Vì vậy, em chỉ giám nghĩ đến vấn đề là làm sao giảm được bụi vào trong nhà thôi.
    Đây là vấn đề rất nan giải và hầu như ai cũng gặp phải, nhưng có lẽ chưa ai có ý thức tìm cách giải quyết.
    Nhân tiên ở đây có bác nào có kinh nghiệm về lọc bụi tĩnh điện thì hướng dẫn em với.
    Cám ơn bác levant57, em đã vote cho bác rồi. Chúc bác năm mới vui vẻ
  8. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Xin chào,
    Cái này... đơn giản, theo tiêu chí "không có việc gì khó... ". Vấn đề là bạn chịu chi bao nhiêu và có dám chịu chi phí năng lượng cho nó không thôi.
    Nguyên tắc rất đơn giản là dùng quạt để tạo áp suất trong nhà cao hơn ngoài trời (khoảng 15 Pa) để không khí trong nhà chỉ có thể lọt ra ngoài bằng con đường tự nhiên thôi. Đồng thời, bạn phải sử dụng bộ lọc bụi lắp đặt ở đường hút của quạt, như vậy sẽ KIỂM SOÁT HOÀN TOÀN ĐƯỢC KHÔNG KHÍ MANG BỤI VÀO NHÀ.
    Tuy nhiên, để giảm bớt công suất quạt, trước hết bạn phải hạn chế tối đa khả năng lọt không khí tự nhiên ra ngoài. Tốt nhất bạn nên thay hết các cửa gỗ, cánh mở bằng cửa nhôm, cánh lùa và lắp thêm gioăng mút cho tất cả các cửa. Để duy trì được áp suất + trong nhà, lượng không khí mà quạt cần cấp vào nhà (cũng chính là kích cỡ và tiêu thụ điện năng của quạt) phải tương đương với lượng lọt ra ngoài vì thế mà hạn chế lọt cũng chính là giảm kích cỡ và chi phí điện năng cho quạt tăng áp.
    Về lọc bụi tĩnh điện, có 2 nguyên lý sau:
    1- Dùng 1 điện cực làm cho các hạt bụi nhiễm điện rồi sau đó hút (thu hồi) chúng bởi 1 điện cực trái dấu khác.
    2- Dùng 2 điện cực trái dấu làm cho các hạt bụi nhiễm điện trái dấu để chúng tự hút nhau và "vón" lại thành các hạt có kích thước lớn hơn. Nhờ vậy có thể sử dụng các loại fin lọc lỗ to để lọc các hạt bụi có kích thước bé. Phương pháp này thường được dùng để tăng hiệu quả của các fin lọc mà không làm tăng độ "bí" của chúng (vì nếu tăng bằng cách giảm kích thước lỗ của màng lọc thì trở kháng thuỷ lực của màng lọc se tăng theo, do đó tốn nhiều năng lượng hơn để đẩy cùng một lượng không khí đi qua).
    BGĐK.
  9. 0904223800

    0904223800 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    ------------------------
    Thankyou bác, em cũng nghĩ là vân đề này đơn giản thôi tuy nhiên em không phải là kỹ sư nên thấy nó khó quá.
  10. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử dùng cyclone xem sao. Nguyên tắc cũng đơn giản, cho dòng không khí đi vào một ống hình trụ theo phương tiếp tuyến, các hạt bụi va vào thành ống, mất dần vận tốc và rơi dần xuống đáy trụ. Không khí sạch thoát ra đỉnh trụ. Trong đồ án tốt nghiệp của tớ năm xưa có phần thiết kế cyclone để thu hồi bụi. Tìm đọc cuốn Quá trình và thiết bị hoá chất của tác giả tên Tuyển, họ gì quên mất rồi, trong thư viên ĐHBK và Quốc gia đều có cuốn này. Xem thêm tiếng Anh ở đây. http://billpentz.com/woodworking/cyclone/Equipment.cfm#Cyclone%20Separators
    [​IMG]

Chia sẻ trang này