1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

làm thế nào mà tàu hỏa chạy qua khúc quanh lại không bị kẹt ray ?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi kienchaoban, 11/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Hình này tuyệt quá!
    WJT.
  2. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1

    cảm ơn bác gps , đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh .
    mấy cái link và hình của bác giải thích kỹ lắm .
    It ra phải như thế thì đọc lý thuyết ko bị nhức đầu .
    Tôi khoái sách của bọn Mỹ , bọn Tây là vì vậy , cái gì cũng vẽ rất cụ thể , thực tế , hình 2 chiều , 3 chiều ...gí tận tay day tận mắt . Dễ tiếp thu .
    Chứ ba cái sách khoa học kỹ thuật của bọn Nga xô với đám tiến sĩ " hữu nghị" Việt Nam toàn công thức vi tích phân cao siêu , toàn copy của nhau rồi viết như đánh đố và loè cho độc giả sợ , nể (!) ( mà ngay thằng tác giả copy chắc gì đã hiểu )

    Chịu bác với câu phát biểu xanh rờn này. Sách của Mỹ, của Châu âu đa phần như giới thiệu sản phẩm. Anh đọc cho tôi rồi mua hàng của tôi về, nghĩ làm gì cho mệt. Cứ như thế nên gành gạo đi mà đổi lấy máy về.
    Cứ thử làm đi rồi thấy thiếu cái gì, lúc đó làm thế nào, không ngồi mà tính toán kỹ, làm xong vứt đi không ai nhặt.
    Rồi cứ bắt tay vào tính đi xem dùng toán sơ cấp giải được không. Tự nhiên người ta bịa ra mấy cái công thức, thuật toán kia để chơi à.
  3. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Bác Vinh nói rất có lý! Thực ra mình cũng không thích tranh luận về chủ đề "sách nào thì hay" nhưng tiện thể thì cũng nêu ý kiến cá nhân luôn.

    Đúng như bác Vinh nói, mình vẫn dùng đồng thời cả sách Nga, Mỹ, Việt, Đức... và thấy như sau:

    -Sách Mỹ (sách của các nước tư bản nói chung) thường không nêu sâu về quá trình tính toán. Không tạo cho các kỹ sư có nhiều cơ hội tự thiết kế. Tuy nhiên nếu để hiểu và sử dụng sản phẩm thì rất tuyệt. Vì mục đích của họ là để bán hàng và phụ tùng sau này. Bác nào cứ thử so sánh câtlog máy của Mỹ và Nga thì thấy rõ. Của Mỹ thì đúng là để dùng cho vận hành là chính, còn của Nga thậm chí bạn có thể thiết kế đến từng chi tiết của máy, nhất là những đồ mau hỏng. Sách của Đức thì đi sâu hơn nhiều sách của Mỹ về bản chất quá trình và tính toán cụ thể.
    -Rất nhiều sách chuyên sâu của Mỹ là sách dịch từ sách Nga, hoặc do các tác giả người Nga (hoặc gốc Nga) viết.
    -Các sổ tay thiết kế thì của Nga mình thấy là hay nhất. Còn của Mỹ thì nghe có vẻ hoành tráng nhưng dùng thì còn nhiều bất tiện. Có thể lấy 1 ví dụ là cuốn "Machinery''s Handbook" của Nhà xuất bản công nghiệp New York. Cuốn này là cuốn sổ tay về thiết kế rất kinh điển và phổ biến không chỉ ở Mỹ và là "niềm tự hào" của sách cơ khí Mỹ. Nó được tái bản 44 lần (kể từ lần đầu xuất bản năm 1914; dầy hơn 2000 trang. Khi mình mua cuốn này về mình rất hy vọng ở nó, nhưng càng dùng thì càng thấy nó kém hẳn sách Nga. Ví dụ đơn giản là tính chế độ gia công cho 1 loại cắt gọt nào đó (tiện, mài...) thì cực kỳ phức tạp và lại kém chính xác. Phức tạp không phải vì mình chưa quen hệ tính mà là ở các công thức và số liệu không đủ, hoặc rất khó tra cứu. Đồ thị thì thường để ở dạng logarit - là dạng để hiểu là chính chứ không phải để tra lấy số liệu.
    -Các loại sách và sổ tay chuyên dùng của Việt mình là cũng khá hay đấy. Vì các bác Việt mình thường " vi phạm bản quyền" nên hay chuyển luôn sách Nga, Đức... sang mà quên trích dẫn tài liệu tham khảo. Tuy nhiên bây giờ do sức cuốn hút của money và phong trào phong "chức danh" nên nhiều cuốn sách của mình xuất bản với chấtt lượng đáng chê trách.
    WJT.
  4. noandyes

    noandyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Thôi thôi các cậu , đó là nhận xét cá nhân của tôi , nhưng trong lòng tôi và bạn bè tôi nghĩ thì đúng là sách Anh - Mỹ đọc dễ hiểu và thiết thực hơn sách bọn Nga ngố nhiều .
    Hình vẽ đầy đủ , bố cục súc tích đơn giản và thông minh .
    Bạn tôi có 2 đưa con gái , hồi bên VN hai đưá rất sợ môn Toán , nhưng khi qua Mỹ với cách giảng dạy học lẫn hành , hình vẽ cụ thể tự dưng chúng nó lại rất hăng say học Toán lẫn Vật Lý và đứng đầu lớp !
    Noí về kỹ sư Việt Nam thì ( xin lỗi có thể đụng chạm tự ái các bác ) chứ ngay cty tôi vài anh kỹ sư thậm chí không biết ...lắp đèn huỳnh quang ! Máy lạnh văn phòng hỏng , có cậu là kỹ sư nhiệt đàng hoàng nhưng lóng nga lóng ngóng chẵng biết sửa thế nào , đành gọi thợ ...dốt hơn cả thợ . Hỏi tại sao không biết làm , trả lời : cái này em chưa tháo ra bao giờ !
    Chứng tỏ các cậu kỹ sư VN toàn học lý thuyết mà không được cọ xát thực tế nên đa số dở dở ương ương , học thì giáo trình rất quan trọng , giáo trình bê những công thức trời ơi đất hỡi cao siêu mà không thiết thực thì học xong ra đời chăng biết làm gì .
    mà cứ nhìn sản phầm của bọn Mỹ AnhNhật bao giờ cũng thiết thực và đẹp hơn cái bọn Nga Ngố cục mịch nhiều , nhìn cái xe gắn máy là biết .
  5. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Xin chào đồng nghiệp, tớ cũng học thiết kế rồi cắt gọt ra nhưng không được làm nghề nên cũng mai một gần hết rồi. Không biết có phải cuốn bạn WJT dùng có phải là cuốn này hay không. Tớ có 1 bản dạng pdf, bìa của nó đây nè. Tớ dùng nó để tra cứu thép hình, bù lon con tán là chính nên thấy nó rất tiện. Nhu cầu chỉ có vậy thôi mà.
    [​IMG]
  6. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Gps cũng làm nghề cơ khí à! Hay quá! Còn quyển của gps đúng là quyển đấy đấy đấy. Bạn có bản mới nhất rồi đấy. Quyển này để tra cứu cũng khá tốt nhưng muốn dùng sâu hơn 1 tý là có nhiều bất tiện. Có lẽ 1 phần vì sách trình bầy nhiều món quá nên không thể đi sâu được. Chưa nói là về quan điểm sách của Mỹ và Tây âu cũng có phần khác.
    WJT.
  7. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Nhân bàn về sách, có bác nào biết cuốn sách hay nào của Mỹ hay các nước khác (hệ tư bản) về thiết kế hộp giảm tốc (hộp bánh răng, trục vít bánh vít...) thì cho mình biết tên sách với. (Nếu có sách điện tử nữa thì càng tuyệt). Mình muốn biết quan điểm và cách tính toán của họ có gì khác và ưu điểm hơn với cách tính của bên mình.
    WJT.
  8. cujnon

    cujnon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bác chứ nói kiểu này chắc ba trường đào tạo kỹ sư của Việt Nam chắc dẹp tiệm hết. Đánh giá không đúng năng lực người khác mà dám tuyển vào làm thì công ty của bác chắc cũng chẳng ra gì đâu.
    Nói về sách thì tuỳ theo nhu cầu mà tìm đọc thôi, có quyển sách của Tây thì hay nhưng cũng nhiều cuốn của ta cũng hay đấy chứ... Tuỳ theo lĩnh vực, tuỳ theo chuyên ngành ... tại sao cứ quơ đũa cả nắm hết như vậy...
  9. noandyes

    noandyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Khì khì , bác noí đúng đấy , cty chỗ tôi làm chỉ có vài ngươì có năng lực thật sự , còn đâu toàn đám con ông cháu cha học dốt vào ngồi không à . Hôm rồi tay kỹ sư đếch biết lắp đèn huỳnh quang , tôi (chả phải kỹ sư) vào lắp hộ cho nó mà lòng thấy buồn quá !
    Chuyện giáo dục Vn thì thôi rồi , noí mãi không hết , cái box gì bên kia đang làm um lên chuyện thầy giáo đại học bách khoa hà nội ăn tiền sinh viên ( kỹ sư tương lai đấy ) kia kìa để gà đề , gà bài !
    Nhục hết chỗ noí , loạn hết chỗ noí .
    Cậu gì member post bài reply lại còn phán : chuyện thường , chuyện này diễn ra ở trường cậu ( trường khác , không phải bách khoa ) từ lâu lắm rồi ! Trời đất !!!
    Biết noí ra sự thật thì sẽ có vài bác tự ái đụng chạm , nhưng noí ra sự thật để cùng nhìn vào sự thật và cùng tiến bộ .
    Về sách VN , noí thật tôi thấy dân Việt mình chỉ được cái giỏi bắt chước và copy của ngươì ta , sách viết thì thiếu trầm trọng hình minh hoạ và tính toán thí dụ sát thực tế . Học xong cứ lơ tơ mơ .
    ra sách ngoại văn thấy người ta biên soạn chu đáo , hình vẽ hai ba chiều đầy đủ , tính toán chắc gọn không lan man , thậm chí vài cuốn còn kèm CD minh hoạ . ( Chẳng hạn cuốn Y học về bệnh học dành cho bác sĩ , sách kỹ thuật điện , sách kiến trúc ..)
    Noí ra thì sợ bảo tôi quo đũa cả nắm chứ thực ra cả nắm đũa có tốt đâu mà quơ , sinh viên bây giờ lên net tìm tư liệu Anh - Mỹ cho đồ án của mình , gia đình đưá nào khá thì bỏ đô la tót đi du học ở xứ sở giáo dục mạnh như Âu Mỹ Sing ...
    Kỹ sư thì yếu , thiếu , nhát và kém năng động . Hôm rồi đọc cái báo gì đó thấy mấy anh Hai Lúa nóng máy chế tạo máy bay trực thăng ! Nhưng chẳng Bộ nào vào xác nhận cấp giấy , chính quyền thì không cho bay thử ! Nền khoa học VN cứ thế mà đì đẹt .
    các bác kỹ sư nên tập nhìn thẳng vào sự thật , bớt tự ái hão đi
  10. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0

    Chào bác, thực sự thì em cũng là kỹ sư Việt Nam, em cũng bức xúc với cái chương trình đào tạo; hưng bác ơi, kỹ sư bọn em là sản phẩm của cái chương trình đào tạo, bọn em là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân. Do đó, bác cũng nên thông cảm, đừng quá nặng lời với các bạn kỹ sư trẻ. Em nghĩ, nếu bác hướng dẫn cho anh kỹ sư kia cách lắp cái đèn huỳnh quang thì tốt hơn là bác tự lắp lấy rồi chê trách anh ta.
    Còn cái máy lạnh thì cũng thế, các bạn kỹ sư nhiệt được học toàn là tính toán với thiết kế. Chuyện tháo cái máy lạnh ra sửa thì không có trong chương trình ạ. Mà có tháo ra cũng không làm gì được nhiều ạ trừ trường hợp văn phòng bác có đủ dụng cụ sửa chữa. Thực tình thì sửa cái máy lạnh văn phòng cần nhiều kinh nghiệm hơn là kiến thức ạ. Hồi mới ra trường, em đã từng làm máy cấp đông, máy lạnh băng chuyền, kho trữ lạnh, máy lạnh xe tải (Thermo King), máy lạnh xe buýt vv... trong 5 năm mà khi mở cái máy lạnh văn phòng ra còn lóng ngóng ạ.
    Em thì chỉ mong cho dân mình bắt chước giỏi hơn chút nữa. Mình là người đi sau, có rất nhiều cái hay, cái tốt của người mình chẳng cần tốn tiền nghiên cứu làm gì, cứ copy cho thật tốt là ổn. Bao giờ mình khá lên chút đỉnh, lúc ấy làm R&D cũng chẳng muộn. Như bác nói sách vở ngoại văn nó tốt như thế, sao cái bác GS TS nhà mình cứ phải soạn giáo trình, giáo khoa cho nó mệt. Cứ lựa bộ nào hay hay, đem ra dịch thì có phải khẻo hơn không, để thì giờ soạn sách, viết sách (mà thực chất cũng là copy) làm chuyện khác có ích hơn, mà lại danh chính ngôn thuận, hơn là "biên soạn" xong rồi cứ nơm nớp sợ thằng nào đó nó vạch ra cái tội đạo sách của mình.
    Em thấy bác hơi bị tự mâu thuẫn chổ này. Khi sách trong nước thiếu và chất lượng tồi, thì người sinh viên phải năng động tìm nguồn bổ sung kiến thức cho mình và net là một cái biển kiến thức miễn phí. Khi chất lượng đào tạo trong nước còn thấp thì chuyện đi du học là chuyện nên làm nếu có điều kiện. Những người thật sự có ý muốn tìm tòi học hỏi trên net hay ở nước ngoài, em tin rằng họ sẽ là kỹ sư giỏi và biết lắp đèn huỳnh quang.
    Đúng là kỹ sư Việt Nam đa số là yếu, nhát và kém năng động. Nhưng về số lượng thì tràn ngập. Họ yếu vì chương trình đào tạo kém, năng lực thầy cô kém, trang bị kém thậm chí không có, không được thực tập, chỉ học chay. Họ nhát vì từ nhỏ đã được học phải vâng lời, thầy cô nói gì cũng đúng, cấm không được cãi. Những yếu kém đó toàn là yếu kém hệ thống mà bác buộc tội các kỹ sư thì cũng oan cho họ, trong đó có em.
    Thật sự thì dù có yếu hay kém nhưng ai cũng có tự ái bác ạ, hão hay không hão thì cũng là tự ái.

Chia sẻ trang này