1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng tàu ngầm các nước trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 28/03/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Sức mạnh hải quân Nga cuộn trào từ lòng biển, không phải trên mặt nước!


    [​IMG]
    Các tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga. Ảnh: Sputnik

    Việc duy trì được ít nhất một vài phương tiện hải quân mặt nước là yếu tố quan trọng nhưng với Nga, danh tiếng về một cường quốc quân sự lớn phải dựa nhiều hơn vào các tàu ngầm.
    Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt bình luận về những thay đổi "khó nhằn" ở bán kết và chung kết Tank Biathlon 2018


    Tàu mặt nước suy yếu

    Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, lực lượng suy giảm rõ rệt nhất trong các đơn vị vũ trang Nga có lẽ là binh chủng tàu chiến mặt nước hải quân. Thời kỳ khi Liên Xô còn tồn tại, phần lớn các tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Quân chủng Hải quân được đóng ở Ukraine, gồm cả các tàu khu trục và tàu sân bay.

    Các siêu tàu sân bay đầu tiên lớp Ulyanovsk của Liên Xô cũng được đóng tại nhà máy đóng tàu nổi tiếng Black Sea ở Mykolaiv của Ukraine vào thời điểm liên bang này tan rã.

    Kế thừa các di sản của Liên Xô, nước Nga sau này và cho tới tận ngay nay, vẫn chưa thể phát triển được một ngành công nghiệp đóng tàu mặt nước đủ mạnh để cho ra đời các tàu chiến hiện đại cỡ lớn trang bị cho hải quân.

    [​IMG]
    Tàu khu trục lớp Udaloy của Nga


    Tất cả các tàu khu trục trong biên chế của hải quân Nga hiện nay, kể cả chiếc tàu ngầm duy nhất - Đô đốc Kuznetsov cũng đều kế thừa từ Liên Xô và được hạ thủy bên ngoài nước Nga.

    Mặc dù đã nâng cấp đáng kể các khả năng tác chiến của tàu mặt nước, đưa vào trang bị những hệ thống vũ khí hiện đại nhất như tổ hợp S-300F phiên bản hải quân và tên lửa hành trình mới Kalibr, Hải quân Nga vẫn đang ở vị thế mất cân bằng lớn nếu so với các cường quốc khác trên thế giới.

    Hiện nay, mặc dù Hải quân Nga đang sở hữu hạm đội tàu khu trục lớn thứ 4 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản nhưng lực lượng này vẫn chưa thể bù đắp được cho những mất mát sau khi Liên Xô sụp đổ hay đưa vào biên chế các tàu mới để khuếch trương sức mạnh.

    Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu những tàu chiến này nghỉ hưu trong vài thập kỷ tới thì binh chủng hải quân mặt nước của Nga sẽ như thế nào? Các chương trình cải tiến, kéo dài tuổi thọ và nâng cấp vũ khí cho đến nay chỉ diễn ra với các chiến hạm từ thời Liên Xô.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-33 bay phía trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov


    Tàu ngầm lên ngôi

    Trong khi các khả năng đóng tàu mặt nước của Nga vẫn còn nghèo nàn thì Moscow lại được thừa kế cơ sở hạ tầng và công nghệ cần thiết để chế tạo những loại tàu chiến đóng vai trò nòng cốt trong học thuyết phòng thủ đất nước, đó chính là các tàu ngầm tấn công nhanh và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.

    Đặc điểm này, xét theo nhiều góc độ rất giống với nước láng giềng Triều Tiên - quốc gia với những khả năng phòng thủ dựa chủ yếu vào tàu ngầm hơn là tàu mặt nước. Tương tự Triều Tiên, Nga sở hữu các khả năng chế tạo tàu ngầm tiên tiến nhưng lại chỉ có thể sản xuất được các tàu chiến hạng nhẹ cơ bản cho hạm đội mặt nước.

    Kết quả là, Nga có thể đầu tư mạnh mẽ vào việc hiện đại hóa các khả năng tàu ngầm và trên thực tế đã nâng cao đáng kể sức mạnh kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Ngành công nghiệp này không những đáp ứng đủ nhu cầu của Hải quân Nga mà còn xuất khẩu nhiều tàu ngầm tấn công diesel cho các nước bạn bè đồng minh.

    Các tàu ngầm lớp Kilo - "Hố Đen Đại Dương" theo cách gọi của phương Tây bởi sự tĩnh lặng cực kỳ của nó là một ví dụ điển hình, trở thành một trong những loại tàu chiến được sản xuất nhiều nhất của Nga và các biến thể tiên tiến của nó đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Trung Quốc, Iran, Algeria và Việt Nam.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình Kalibr


    Những quốc gia này cũng đã được cung cấp các tên lửa hành trình Kalibr mới nhất, giúp các đối tác của Nga có trong tay loại vũ khí giá trị, đồng thời mang lại cho Moscow thêm nguồn tài chính phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu trong nước.

    Viễn cảnh sản xuất các tàu ngầm lớp Kilo dự kiến sẽ còn rất sáng sủa khi nhiều nước như Indonesia, Venezuela và Ai Cập vẫn đang mong muốn sở hữu chúng.

    Ngoài ra, Nga còn đang có những dự án tàu ngầm tham vọng khác như tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Yasen - được phát triển từ những năm 1990 và mới chỉ đưa vào biên chế năm 2013. Đó là chưa kể tới dự án Husky tân tiến hơn.

    Hải quân Nga hiện mới chỉ triển khai có 1 chiếc lớp Yasen nhưng hai chiếc khác cùng lớp đang chạy thử trên biển và tổng cộng sẽ có khoảng 10 chiếc theo kế hoạch. Đối ngược với các khả năng mặt nước, tàu ngầm Nga được xếp vào loại tiên tiến nhất trên thế giới.

    Các tàu chiến với chiều dài 140 m này có tầm hoạt động không hạn chế, có khả năng triển khai 40 tên lửa hành trình Kalibr và Kh-101 để thực hiện vai trò tấn công cùng với các ngư lôi. Chúng có thể mang theo 32 tên lửa hành trình chống hạm Oniks động cơ ramjet để thay thế cho Kalibr.

    Mặc dù có kích thước to lớn nhưng các tàu ngầm Yasen chỉ có thủy thù đoàn 90 người, cho thấy chúng có các mức độ tự động hóa cao so với các đối thủ Mỹ, Trung. Bản thân các tàu lớp Yasen cũng để lại ấn tượng rất mạnh mẽ với các quan chức hàng đầu của Hải quân Mỹ.

    Với việc các tàu ngầm tấn công mới Husky và các tàu ngầm không người lái vũ trang hạt nhân sẽ được sản xuất trong tương lai gần, các khả năng đóng tàu ngầm của Nga sẽ còn tiếp tục được cải thiện.

    [​IMG]
    Dự án tàu ngầm thế hệ thứ năm lớp Husky của Nga. Ảnh: RIA Novosti


    Liệu Nga có khôi phục được vị thế là quốc gia chế tạo tàu chiến mặt nước hàng đầu thế giới hay không vẫn là một cầu hỏi còn để ngỏ.




    Nhưng với việc các tàu chiến dạng này ngày càng dễ bị tổn thương trước các công nghệ tên lửa chống hạm tiên tiến cũng như thiếu vắng các khả năng sống sót và tác chiến phi đối xứng của tàu ngầm, Nga có lẽ sẽ không việc gì phải lãng phí hàng tỷ USD để khôi phục khả năng đóng tàu mặt nước hay đáng phải đầu tư trong tương lại gần.



    Điều này dự kiến sẽ tiếp tục định hình cơ cấu Hải quân Nga trong những thập kỷ tới đây. Trong khi các hạm đội tàu khu trục và tàu sân bay sẽ tiếp tục được cải tiến và tái trang bị thì lực lượng tàu ngầm mới đáng được đầu tư mở rộng và hiện đại hóa, cả để bảo vệ các vùng biển của Nga và cả để khuếch trương sức mạnh ra bên ngoài.

    Tất nhiên, việc duy trì được ít nhất một vài phương tiện hải quân mặt nước là yếu tố khá quan trọng nhưng đối với Nga, danh tiếng về một cường quốc quân sự lớn phải dựa ngày càng nhiều hơn vào các tàu ngầm.

    Từ những tiến bộ trong công nghệ vũ khí chống hạm những năm gầy đây, dễ nhận thấy rằng đây có lẽ cũng sẽ là xu hướng chung đang được các cường quốc hải quân trên thế giới tập trung đẩy mạnh trong những năm tới.

    http://soha.vn/suc-manh-hai-quan-ng...hong-phai-tren-mat-nuoc-20180723115250163.htm
  2. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    13 nước NATO hợp sức đối phó tàu ngầm Nga
    (Vũ khí) - Mỹ cùng 12 nước NATO quyết định cùng nhau phát triển vũ khí chuyên dụng đối phó với sự nguy hiểm của lực lượng tàu ngầm Nga.
    Kế hoạch phát triển phương tiện không người lái nhằm đối phó với tàu ngầm Nga được Mỹ cùng 12 nước NATO thống nhất trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 7/2018 bàn về những đe dọa an ninh khối phải đối phó từ lực lượng tàu ngầm hạt nhân lẫn thông thường của Nga.

    "Việc phát triển phương tiện không người lái trong lĩnh vực hàng hải phục vụ cho quân sự được coi là bước tiến mới hiện nay nhằm đối phó hiệu quả với sự nguy hiểm ngày càng tăng từ lực lượng tàu ngầm đối phương", nội dung thông báo chung có đoạn viết.

    [​IMG]
    Mỹ thử nghiệm tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter.
    Theo danh sách được công bố, 12 thành viên NATO cùng Mỹ tham gia phát triển vũ khí mới lần lượt là Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.

    Mặc dù thống nhất cùng phát triển nhưng nguồn tin này không tiết lộ thêm về chương trình vũ khí đặc biệt này. Nhưng theo nguồn tin của Defense News, phương tiện này sẽ được phát triển dựa trên nguyên mẫu chiếc Sea Hunter hiện nay của Mỹ.

    Cùng với việc phát triển vũ khí mới, theo quan chức quốc phòng cấp cao của Ba Lan là Czeslaw Mroczek tiết lộ, nước này sẽ cùng với Hà Lan và Na Uy góp tiền mua chung tàu ngầm để đối phó với bất ổn khu vực.

    Đây cách hiệu quả nhất để tăng cường năng lực tấn công ngầm mà vẫn tiết kiệm được chi phí.

    "Chúng tôi đang cân nhắc mua chung các tàu ngầm, chẳng hạn như cùng với Na Uy hoặc Hà Lan", vị quan chức này nói.

    Hiện Ba Lan đang thực hiện công việc đánh giá thông số kỹ thuật ban đầu của hạm đội tàu ngầm này. Mục đích của việc hợp tác với các quốc gia thành viên NATO là nhằm tiết kiệm chi phí.

    Trước khi tiết lộ kế hoạch phát triển vũ khí mới và mua chung tàu ngầm, Bộ Quốc phòng Ba Lan cũng đã công khai việc mua 3 chiếc tàu ngầm, dự kiến sẽ được bàn giao trong giai đoạn 2020-2025 và với chi phí khoảng 7,5 tỷ zloty (2 tỷ USD).

    Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị tạm dừng khi Ba Lan quyết định thay đổi hợp đồng nhằm dành tiền để trang bị các tên lửa cơ động cao cho hạm đội hải quân.

    Chính vì vậy, Defense News cho rằng, kế hoạch mua chung tàu ngầm của Ba Lan gần như không thể thực hiện do vướng mắc nhiều vấn đề, trong có liên quan đến tài chính và việc bên nào trực tiếp vận hành.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/13-nuoc-nato-hop-suc-doi-pho-tau-ngam-nga-3367748/
  3. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Tàu ngầm Nga trang bị ngư lôi bơi gần 100km/h
    (Vũ khí) - Theo TASS, lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga vừa được tiếp nhận Physicist-1 - dòng ngư lôi thế hệ mới có thể bơi gần 100km/h và diệt mục tiêu xa 50km.
    Nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Hải quân Nga vừa chính thức được trang bị thế hệ ngư lôi mới được thiết kế hoạt động tốt ở độ sâu lớn với tên gọi Physicist-1. Đây chính là phiên bản nâng cấp phát triển trên cơ sở ngư lôi trang bị đầu dò tự dẫn Physicist.

    "Hiện tại, ngư lôi Physicist-1 đã hoàn thành quá trình thử nghiệm cấp quốc gia ở hồ Issyk-Kul, Kyrgyzstan và bắt đầu được trang bị", TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết.

    [​IMG]
    Hải quân Nga phóng thử ngư lôi.
    Theo những thông tin ban đầu, ngư lôi Physicist-1 sử dụng đầu dò cảm biến nhiệt và định vị bằng sóng thủy âm có tầm bắn đạt tới 50km, tốc độ di chuyển khoảng 50 hải lý/h và hoạt động tốt ở độ sâu tới 400m. Nhờ thiết bị đầu dò được cải tiến, Physicist-1 có khả năng kháng nhiễu và bám mục tiêu dưới nước rất tốt.

    Dòng ngư lôi mới của Nga là sản phẩm nghiên cứu của Viện thiết kế mang tên Morteplotehnika ở Saint Peterburg và được sản xuất tại nhà máy Dagdizel nằm bên bờ Biển Caspien.

    Theo đúng kế hoạch, sau khi được chấp nhận vào biên chế Hải quân Nga, ngư lôi Physicist-1 đã được trang bị trước tiên trên tàu ngầm nguyên tử lớp Borei và Yasen. Như vậy, những tàu ngầm hiện đại nhất của Nga sẽ được trang bị cặp ngư lôi đáng sợ hàng đầu thế giới là Physicist và Physicist-1.

    Theo những thông tin được công khai, Physicist-1 có chiều dài 7,2 m, trọng lượng 2.200 kg, trọng lượng phần chiến đấu 300 kg. Động cơ piston hướng trục không giảm tốc chủ trình hở DP4 công suất 460 kW dùng nhiên liệu một thành phần pronit có buồng đốt quay và giúp ngư lôi đạt tốc độ 30-55 hải lý/h ở tầm 40-50 km và độ sâu hành trình đến 500 m.

    Động cơ DP4 phần nhiều được chế tạo nhờ sử dụng các giải pháp kỹ thuật của ngư lôi Mỹ Мk 46. Mẫu chế thử đầu tiên với tên gọi Physicist ra đời ở Liên Xô vào năm 1990 và sử dụng nhiên liệu tương tự nhiên liệu một thành phần Otto-2 của Mỹ.


    Để dẫn đến mục tiêu, ngư lôi sử dụng hệ tự dẫn thủy âm với hệ thống nhận dạng vệt nước đuôi tàu với cự ly phản ứng của hệ tự dẫn là từ 1,2-2,5 km và cự ly phản ứng của ngòi nổ không tiếp xúc là từ 2-8 m tùy thuộc chủng loại và kích thước mục tiêu.

    Với khả năng của Physicist thì những ngư lôi được coi là vũ khí tiêu chuẩn của Mỹ như Mk-48, Mk-54 đều bị xếp chiếu dưới. Cụ thể, Mk-48 chỉ có độ sâu hoạt động là 3,7m, Mk-54 lại là ngư lôi hạng nhẹ, trong khi đó dù không còn mới nhưng độ sâu hoạt động của Physicist khá ấn tượng khi lên tới 500m.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-ngam-nga-trang-bi-ngu-loi-boi-gan-100kmh-3368409/
  4. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Dự án tàu ngầm mini của Indonesia tạm ngừng do thiếu kinh phí

    [​IMG]

    Kế hoạch chế tạo tàu ngầm mini nội địa bị ngừng do thiếu kinh phí, đại diện hãng đóng tàu tư nhân PT Palindo Marine trả lời Janes tại triển lãm Indodefence 2018.

    Bản thiết kế là sản phẩm từ sự hợp tác của BQP Indo, hãng PT Palindo Marine, đại học Indonesia và học viện kĩ thuật Sepuluh November. BQP và cty PT Palindo đã họp bàn từ 2017 cho dự án, phía công ty cũng chuẩn bị cơ sở vật chất ở Batam cho dự án, nhưng hiện vẫn chưa có hợp đồng nào được kí kết.

    Tàu dài 22m, ngang 4m, cao 3m, giãn nước 117 tấn khi nổi, 127 tấn khi lặn, tốc độ 10 hải lý/giờ, lặn sâu tối đa 150m, dự trữ hành trình 6 ngày.
  5. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Argentina tìm thấy tàu ngầm mất tích ARA San Juan ở độ sâu 800 mét trên Đại Tây Dương
    Thanh Tuấn | 17/11/2018 01:59 PM

    8

    [​IMG]


    Tàu ngầm ARA San Juan của Argentina. Ảnh: VOA


    Ngày 17/11, Argentina tuyên bố chiếc tàu ngầm ARA San Juan cùng thủy thủ đoàn 44 người của nước này mất tích 1 năm trước trên Đại Tây Dương cuối cùng đã được tìm thấy.



    Bộ Quốc phòng Argentina, Hải quân Argentina xác nhận Công ty Ocean Infinity của Mỹ đã khẳng định vật thể dài khoảng 600 mét mà công ty này phát hiện trước đó chính là ARA San Juan.

    Theo Hải quân Argentina, tàu ngầm Hải quân Argentina ARA San Juan được phát hiện nằm ở độ sâu 800 mét, tại khu vực ngoài khơi Bán đảo Valdes thuộc vùng Patagonia. Theo tờ Buenos Aires Times, Chính phủ Argentina sẽ cân nhắc phương án liệu có thể trục vớt con tàu hay không.

    Cách đây 1 năm, vào ngày 15/11/2017, tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentina cùng thủy thủ đoàn mất tích một cách bí ẩn ở vùng biển Nam Đại Tây Dương sau khi rời một căn cứ quân sự ở tỉnh cực Nam Ushuaia hướng về thành phố cảng Mar del Plata.

    Chính phủ Argentina đã thuê Công ty Ocean Infinity của Mỹ tìm kiếm chiếc tàu ngầm xấu số. Trong 1 năm qua Chính phủ Argentina đã huy động một nguồn lực lớn với sự hỗ trợ của nhiều nước trên thế giới để tìm kiếm tàu ngầm ARA San Juan. Khu vực tìm kiếm tàu ngầm ở giai đoạn cuối trải rộng tới 40.000m2, có độ sâu từ 200-1.000m.


    Trong lễ kỷ niệm 1 năm ngày con tàu mất tích vừa diễn ra tại thành phố cảng Mar del Plata, Tổng thống Argentina Mauricio Macri tuyên bố sẽ không từ bỏ nỗ lực tìm kiếm cho tới khi xác định được chính xác vị trị con tàu gặp nạn và đưa các thủy thủ xấu số về với gia đình.

    ARA San Juan, hạ thủy tháng 6/1983, là tàu ngầm mới nhất trong 3 tàu ngầm của Hải quân Argentina. Đây là loại tàu ngầm diesel-điện lớp TR-1700 do hãng Thyssen Nordseewerke của Đức chế tạo.

    Tàu dài 65 m, trang bị 4 động cơ diesel MTU và 1 động cơ điện Siemens, cho phép ARA San Juan đạt tốc độ tối đa 25 hải lý/h khi lặn. Tàu ngầm ARA San Juan có thể hoạt động 30 ngày liên tục.


    http://soha.vn/argentina-tim-thay-t...-met-tren-dai-tay-duong-20181117130412579.htm
  6. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
  7. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Mỹ đại tu tàu ngầm hạt nhân 10 năm chưa xong
    (Vũ khí) - Dù tàu ngầm USS Boise lớp Los Angeles đã bắt đầu dừng hoạt động để đại tu từ 10 năm trước nhưng đến nay, công việc này vẫn chưa hoàn thành.
    Trang USNI dẫn báo cáo do Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) công bố: "Hải quân Mỹ đã chi hơn 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2018 để phục vụ những tàu ngầm hạt nhân tấn công không thể tác chiến. Dù các nhà máy đã hoạt động quá công suất thiết kế nhiều năm qua, sự chậm trễ ngày càng kéo dài và các tàu ngầm hạt nhân phải đắp chiếu lâu hơn".

    [​IMG]
    Tàu ngầm Mỹ nằm chờ được sửa chữa.
    Tàu ngầm phải nằm chờ lâu nhất là USS Boise, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles. Nó dự kiến được đại tu và chỉnh sửa từ năm 2013, nhưng sự quá tải khiến nhà máy của hải quân Mỹ không thể bắt đầu quá trình sửa chữa.

    Đến năm 2016, Hải quân Mỹ tuyên bố USS Boise không đủ điều kiện vận hành và nó mới được bảo dưỡng từ giữa năm nay. Báo cáo được GAO công bố sau khi kiểm tra các đơn vị tàu ngầm, phân tích mức độ sẵn sàng chiến đấu trong 10 năm qua.

    Dữ liệu về hoạt động tác chiến, chi phí vận hành và hiệu quả bảo dưỡng cũng được nghiên cứu. Tuy nhiên, GAO không tiết lộ một số chi tiết trong báo cáo, như tỷ lệ tàu ngầm bị tháo phụ tùng để lắp cho những chiếc còn lại.

    Phản ứng với báo cáo của GAO, Thượng nghị sĩ Joe Courtney, thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, gọi báo cáo này là "đánh giá nghiêm túc về những thách thức với lực lượng tàu ngầm Mỹ", đồng thời yêu cầu hải quân nước này tận dụng các nhà máy tư nhân để sửa chữa những chiến hạm còn đang đắp chiếu.

    GAO và Lầu Năm Góc đặc biệt lo ngại về khả năng sẵn sàng chiến đấu của những tàu ngầm tấn công nhanh như USS Boise vì chúng được coi là xương sống của hải quân Mỹ. Vì vậy, sự chậm trễ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mạnh của bộ 3 hạt nhân Mỹ.

    Tàu ngầm USS Boise thuộc lớp Los Angeles được đánh giá là loại tàu ngầm mạnh mẽ và chạy êm hàng đầu thế giới hiện nay. Chúng được tạo ra để thay thế tàu ngầm lớp Sturgeon.

    Cho đến nay, một số chiếc tàu ngầm này đang dần dần được thay thế bởi vì những vấn đề liên quan đến lò phản ứng cũ và những loại tàu ngầm mới lớp Seawolf, và sau đó Virginia.

    Vậy tại sao những chiếc tàu Los Angeles còn lại vẫn có thể khiến Nga và Trung Quốc e ngại? Câu trả lời đã được nhà phân tích Kyle Mizokami đăng trên tờ báo National Interest.

    Tác giả đã ca ngợi cấu tạo của con tàu cũng như khả năng trinh sát và chiến đấu của nó. Không chỉ trong những năm 90 đã làm Nga và Trung Quốc sợ hãi mà cho tới tận bây giờ.

    Tàu được thiết kế theo phương pháp 1 vỏ, bao gồm một thân ống hình trụ (dài hơn 50% vỏ tàu) phần mũi tàu và đuôi tàu được thiết kế dạng cầu parabol, được lắp bằng các bồn nước. Các tàu ngầm vẫn duy trì khả năng phóng tên lửa qua ống phóng ngư lôi.

    Các tên lửa Tomahawk tấn công mục tiêu trên bờ có tầm bắn lên đến 2.500 km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon có tầm bắn khoảng 70km. Chính những vũ khí này là nguyên nhân khiến Nga kiêng nể tàu ngầm Mỹ, chuyên gia Kyle Mizokami nhận định.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-dai-tu-tau-ngam-hat-nhan-10-nam-chua-xong-3371028/
  8. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    430
    Ko biết ai up chưa? Có mấy cái ảnh Akula làm tư liệu:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Những lần thực chiến của tàu ngầm TQ, khiến đối phương phải thất kinh trước mức độ yên tĩnh của chúng, cú tát vào mồm bọn anti TQ luôn sủa sub TQ ồn ào

    Nổi tiếng nhất là lần tàu ngầm thông thường phi hạt nhân, phi AIP là Type 039 nổi lên ngay giữa nhóm TSB Mỹ


    https://vnexpress.net/the-gioi/lan-...-ngam-trung-quoc-giua-ham-doi-my-3609264.html
    https://www.warhistoryonline.com/hi...-in-the-middle-of-a-carrier-battle-group.html

    Và ko chỉ có 1 lần Type 039 làm nhục hệ thống săn ngầm NATO, đã nhiều lần khác , 2007 cũng lại 1 lần nữa Type 039 làm nhục nhóm TSB Kitty Hawk, vẫn tiếp tục nổi lên thị uy ngay đội hình TSB Mỹ mà nhóm hộ tống ko hề hay biết

    http://www.deagel.com/Fighting-Ships/Type-039_a001844001.aspx

    1 lần nữa năm 2009 vẫn là Type 039 tiếp tục làm nhục nhóm TSB Mỹ khi nổi lên thị uy ngay phạm vi bắn ngư lôi ngắn nhất, đó là chưa kể hàng chục lần khác mà ko dám công khai

    https://thediplomat.com/2015/11/clo...chinese-submarine-tailed-us-aircraft-carrier/

    Hồi tháng 11 năm nay, tàu ngầm TQ nổi lên mặt biển để chào TSB mới nhất của Nhật, trước đó Nhật ko hề phát hiện được, lần nào tàu ngầm TQ cũng chủ động cuộc chơi cả

    https://www.straitstimes.com/asia/e...during-a-fueling-drill-yomiuri-shimbun-writer

    Tàu ngầm tấn công nhanh hạt nhân Type 093 bất ngờ nổi thình lình, dương quốc kỳ TQ thị uy (ảnh được tàu tuần duyên Nhật chụp vội) ngay khu vực tranh chấp Điếu Ngư Senkaku mà Nhật vốn tuyên bố chủ quyền, luôn túc trực lực lượng săn ngầm (media Nhật và anti TQ nói tàu ngầm TQ bị theo dõi từ lâu, nhưng chỉ là lời lẽ chống nhục, vì chúng ko đưa ra bằng chứng sonar hay phương tiện nào phát hiện, ở độ sâu hoặc phạm vi cụ thể nào cả, trong khi việc để 1 tàu ngầm hạt nhân đi vào tận khu vực mà mình tuyên bố chủ quyền mà ko dám thả bom chìm, bắn ngư lôi săn ngầm để đánh chìm hoặc chí ít là phát hiện ở vòng ngoài, phát tín hiệu cảnh báo ngăn nó đi vào lãnh hải chủ quyền, điều đó chứng minh là Nhật ko phát hiện được, TQ luôn là người chủ động ở mọi lần, tàu ngầm TQ đều nổi lên thình lình chứ ko hề bị các phương tiện săn ngầm tấn công, buộc phải nổi lên)

    [​IMG]

    Dĩ nhiên bọn anti TQ ko não sẽ sủa rằng tụi Nhật Mỹ phát hiện được nhưng ko thèm báo cáo, vâng nói cùn như bọn nó thì cũng đúng đấy, nhưng chả ai thèm tin cả, với miệng lưỡi quảng cáo, marketing của bọn Mỹ Nhật mà nếu chúng phát hiện được sub TQ, thì đã chẳng chụp ảnh hệ thống sonar theo dõi, phát hiện sub TQ rồi, hoặc thậm chí chúng dám thả bom chìm, ngư lôi để tiêu diệt bịt đầu mối cũng nên, chứ ko phải yên lặng ko dám nhận nhục đâu

    Muốn chứng minh phát hiện được 1 tàu ngầm thì chí ít phải như Nga khi săn được tàu ngầm NATO, công bố cụ thể phương tiện săn ngầm và phạm vi cũng như thời gian, địa điểm cụ thể

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/gioi-han-do-cho-tau-ngam-ha-lan-tren-dia-trung-hai-3322794/

    Còn những lần chạm chán sub TQ vs Mỹ Nhật từ trước tới nay, ko hề có 1 thông báo nào cho thấy sub TQ thực sự bị phát hiện ở phạm vi nào, địa điểm thời gian nào, loại phương tiện phát hiện cũng ko hề có ? toàn là sub TQ nổi lên trước rồi Mỹ Nhật mới phát hiện được, việc để sub đối thủ nổi lên thị uy thì coi như thua cmnr, vì nếu trong tình trạng chiến tranh thì sub TQ chỉ cần ở ngoài bắn ngư lôi hoặc tên lửa là song phim
    Lần cập nhật cuối: 23/12/2018
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    nhiệm vụ của tàu ngầm là phải ngầm, và tác chiến ngầm, ko hoàn thành nhiệm vụ đó "nổi lên mà ăn mứt ah"

Chia sẻ trang này