1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguồn gốc Khái niệm âm Dương

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Hoailong, 30/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Nguồn gốc Khái niệm âm Dương

    Có một câu nói gần như đã đi vào lòng tất cả người Việt: Nước Việt Nam có 4000 năm văn hiến.
    Hàm chứa trong câu nói đó là một niềm tự hào về văn minh và văn hóa lâu đời của người Việt.
    Nhưng nếu được hỏi cái mốc thời gian đó được tính như thế nào, thế nào là văn minh, thế nào là văn hóa,
    và thế nào là văn hiến, hay nét đặc trưng văn hóa và văn minh Việt Nam là gì thì phần lon người Việt,
    ngay cả những người có thể gọi là ?ocó ăn có học?, đều lâm vào tình trạng lúng túng.
    Và câu trả lời thường không suông sẻ chút nào.
    Nói một cách khác, chúng ta tin vào những gì đã được truyền đi từ đời này sang đời khác,
    chứ ít khi nào chịu khó đào sâu suy nghĩ về sự chính xác của niềm tự hào của chúng ta .

    Câu trả lời cho nguyên do của sự lúng túng đó có lẽ là tình trạng thiếu các tài liệu về văn minh và văn hóa
    Việt Nam để tham khảo.

    Hiện nay ở trong nước có Trần Ngọc Thêm với tác phẩm
    Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam cho là thuyết âm dương ngũ hành có nguồn gốc ở phương Nam.
    Gần đây, tác giả NVTA của những cuốn Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch, Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp, v.v...
    trực tiếp lặp lại thuyết âm dương ngũ hành có nguồn gốc ở Việt Nam.

    - Tác phẩm của Trần Ngọc Thêm có thể nói là rất ấn tượng,
    vì tác giả vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học,
    và sử dụng nhiều tài liệu cũ lẫn mới để thuyết phục người đọc.

    Nhưng không phải ai cũng cảm thấy thuyết phục. Chẳng hạn như trong bài điểm sách gần đây trên tờ Diễn Đàn, Ông Lê Thành Khôi đã chỉ ra một số mà ông cho là nhầm lẫn và đưa ra một vài bằng chứng để phản biện luận án của Trần Ngọc Thêm xem:
    http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u126ltkhoi.html

    Phần lớn những phê bình của Ông Lê Thành Khôi cho cuốn sách của Trần Ngọc Thêm
    là khui ra từng điểm nhỏ trong từng trang để phê bình & cho là thuyết âm dương ngũ hành có nguồn gốc ở phương Bắc.
    Trong Chương 2: tìm hiểu những giá trị văn hoá nhận thức, nghĩa là những triết lí giải thích bản chất của vũ trụ, cấu trúc không gian và thời gian
    Ông LTK viết:
    "Theo Trần Ngọc Thêm (TNT), âm dương ngũ hành có nguồn gốc ở phương Nam, bát quái thì nguồn gốc phương Bắc,
    tuy người Hán (TNT dùng chữ " Hoa tộc " không đúng) " đã có công rất lớn trong việc tổng hợp tri thức rồi hệ thống hoá và phát triển chúng " (tr. 98).


    Lập luận của TNT không thuyết phục tôi vì những lẽ sau này :

    Lẽ thứ nhất rất đơn giản là không thể khái niệm hoá nếu không có chữ viết.
    Một vật cụ thể ai cũng nhận được không cần phải nghĩ xa xôi.

    Từ thượng cổ ở đâu cũng biết phân biệt nam nữ ngày đêm
    vì đó là tự nhiên thôi (trời sáng trời tối). Ngày đêm, sáng tối đưa đến đen trắng : ngôn ngữ nào cũng có tối thiểu là
    2 màu đen và trắng (TNT dẫn khảo sát của Berlin và Kay, tr. 135). Ðó cũng là nghĩa đầu của âm và dương :
    âm là sườn núi tối (mặt trăng), dương là sườn núi sáng (mặt trời).
    Nếu nói " gốc " thì âm dương là nhận thức của mọi người chứ không phải của riêng Ðông Nam Á hay Tây Bắc Á.
    [​IMG]
    âm ____ dương


    ( chữ Hán giản thể )

    Trừu tượng hoá âm dương để thành một triết lí thì phải có chữ viết. Chữ viết không những có chức năng truyền thông rộng hơn là tiếng nói, mà còn cho phép trữ kiến thức, tăng thêm nó, phổ biến nó, và nhất là phát triển tư tưởng phê bình và khoa học. Tôi không nói là một xã hội truyền khẩu không biết phê bình. Nhưng họ chỉ biết phê bình cái gì họ nghe và thấy. Nghe một nhà hùng biện có thể bị lôi kéo mất óc phê bình. Chữ viết cho phép đọc từng dòng từng chữ, đọc đi đọc lại, có thời giờ ngẫm nghĩ suy luận, đối chiếu nhiều ý kiến. Và chữ viết cho phép trừu tượng hoá, mở đầu cho khoa học. Không có chữ viết không có khoa học, đó là một sự thật không ai chối cãi. Nhất là toán học, một dụng cụ chủ yếu của khoa học. Ta có thể làm vài tính thường trong óc. Nhưng tính phức tạp thì không được, phải viết trên giấy. Triết lí cũng vậy (chưa nói đến triết học). Triết lí cần chữ viết để trừu tượng hoá quan niệm thông thường, để dựng một hệ thống có quy c, để xem xét, phê bình, sửa đổi.

    Người Việt dù có 20 chữ hay 200 chữ cũng không đủ để trừu tượng hoá âm dương thành triết lí. Người Hán thì có thể vì có chữ từ thế kỉ 16, đến thế kỉ 11 trước C. N. đã có 5000 chữ. Chữ " văn " trong văn hoá hay văn minh không có nghĩa là " đẹp " như TNT viết tr. 27, mà nghĩa là " chữ viết ".

    Ði đôi với sự xuất hiện của chữ viết là sự xuất hiện của một loại người lấy chữ làm nghề. Ðó là loại sĩ, có người thì làm việc cho triều đình (soạn và giữ các văn kiện, bói toán, làm cố vấn cho nhà vua), có người thì dạy học, suy nghĩ, viết sách. Chỉ có nhóm này mới có thời giờ và tri thức để xây dựng một hệ thống tư tưởng triết lí. Mà nhóm này chỉ có ở người Hán.

    Ở Việt Nam cũng như ở tất cả miền Nam sông Dương Tử không nơi nào có những điều kiện ấy, nhất là đủ chữ và người để nghiên cứu triết lí. Có "gốc" không đủ để đi đến một quan niệm và
    cũng không đủ để đi đến một khái niệm. Nhất là khi "gốc" là của toàn thế giới ! Trừu tượng hoá " nữ " = " tối ", " nam " = " sáng " không phải văn hoá nào cũng làm (hay làm được).
    Và nói như TNT rằng ngũ hành và bát quái là sản phẩm của hai dân tộc khác nhau vì có sách chỉ nói đến bát quái không nói đến ngũ hành, hay vì trong ngũ hành và bát quái cùng một số hiện tượng (đất, nước, lửa) có những tên khác nhau, do đó phải xuất phát từ hai kiểu tư duy khác nhau, thì đó là chuyện thường trong văn học. Ở một trình độ nào đó trong một nước, về một vấn đề có nhiều ý nghĩ khác nhau, cùng một chữ có nhiều cách hiểu. Trong một nước Pháp có bao nhiêu sách khác nhau nói về tư tưởng của Marx ! Khổng giáo và Phật giáo cũng thế. Ở Tây Tạng có 4 phái đều được coi là chính phái của Phật giáo !...

    Nói về nước Việt ta thì phải công nhận ta không có óc triết học (người Nhật Bản cũng thế). Ngoại trừ mấy thiền sư thời Lí-Trần, ta không có một nhà triết học nào cả. Lê Quý Ðôn mà nhiều người gọi là một nhà triết học sự thật chỉ là một người sưu tập.

    Một lẽ cuối cùng mà TNT không nhận thấy là một mâu thuẫn lớn giữa tín ngưỡng cổ của người Hán và người Việt. TNT viết (tr. 99) : " đất được đồng nhất với mẹ, trời được đồng nhất với cha " (trong quan niệm của người nông nghiệp). Sự thật người Việt cổ coi trời là mẹ chứ không phải là cha, như trong câu :

    Ông Trăng mà lấy Bà Trời

    Chính TNT cũng nói đến Bà Trời trong Chương 4, §13,2, nhưng
    khi viết Chương 2 thì quên đi !

    Chắc rằng ta nói Bà Trời, Bà Ðất, Bà Nước, v. v. , vì lúc bấy giờ ta còn ở chế độ mẫu hệ trong khi người Hán đã sang chế độ phụ hệ. Sau này bị Hán xâm chiếmvà ảnh hưởng, ta mới sang chế độ phụ hệ và gọi Trời là Ông.
    Ở thời Thượng cổ ta gọi Trăng là Ông trong khi người Hán thì coi là âm (nữ) đối với mặt trời (dương).


    Tất cả những lí lẽ trên đây đưa đến kết luận là triết lí âm dương ngũ hành là gốc Hán chứ không phải là gốc Việt.

    ...
  2. cafeteria

    cafeteria Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Lỗi logic : Đánh tráo khái niệm .
  3. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Nữ ---------- âm
    Nam --------dương
    Trời ----------dương
    Đất ----------âm
    ------------------------------------------
    Nữ --------Đất
    Nam------Trời
    Điều này giải thích tư thế truyền giáo thì nam ở trên nữ ở dưới .
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Tham khảo chủ đề .
    Tâm lý học Môi trường củ mà lại mới .
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Tham khảo trong chủ đề .

    Tâm lý học Môi trường (củ mà lại mới).

    http://www.ttvnol.com/threads/tam-ly-hoc-moi-truong-cu-ma-lai-moi-tiep.590142/page-2
    Lần cập nhật cuối: 08/12/2013
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    1 trong ~ câu trã lối thỏa đáng là theo dòng LINK sau đây:
    http://ttvnol.com/threads/kinh-dich...-ly-hoc-hien-dai.1412925/page-9#post-27666674
  7. ngatran17

    ngatran17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2016
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Nguồn gốc Khái niệm âm Dương
    đi cùng sự Hình thành của Bộ Kinh Dịch hay chu dịch nổi tiếng của các Dân Tộc Đông Ấ trong đó có TQ, VN, Nhật, triều tiên (Hàn Quốc) Đài Loan; Singapo.

Chia sẻ trang này