1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ổ lăn có được không?

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi truyennguoita1000, 22/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. truyennguoita1000

    truyennguoita1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ổ lăn có được không?

    Khi chọn ổ lăn cho trục công tác của một loại máy ép, tôi gặp một vấn đề khá phức tạp. Máy ép có thể thực hiện một lực ép tối đa là 50 tấn. Tôi bố trí 2 ổ lăn , như vậy mỗi bên sẽ chịu một tải trọng hướng kính là 25 tấn. Tuy nhiên tôi tra một số loại ổ lăn tiêu chuẩn lại không tìm thấy mục nào có thể đáp ứng yêu cầu trên. Vậy có cách nào khác không ? Mong các ban góp ý giùm ...
  2. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Trường hợp của bạn có lẽ nên dùng ổ trượt! Với các trường hợp chịu lực lớn, trục có đường kính lớn, trục phi tiêu chuẩn ... thì nên chọn ổ trượt. Vừa rẻ hơn nhiều, và bạn có thể tự thiết kế và chế tạo lấy được!
    WJT
  3. truyennguoita1000

    truyennguoita1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn WJT nhiều. Mình cũng đang băn khoăn việc sử dụng ổ trượt thay thế. Tuy nhiên có một vấn đề cho việc này . Đó là việc bôi trơn cho ổ trượt như thế nào đây???
  4. wheel

    wheel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Máy ép 50T thuộc dạng "đàn em" trong dòng họ máy ép. Tải 25T trên 1 ổ không phải là lớn. Thông thường, tốc độ máy khá chậm. Bạn có thể bôi trơn theo định kỳ bằng dầu hoặc mỡ đều được. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo:
    1) Các mẫu máy ép, máy dập thực tế (đang dùng rất phổ biến trong các xưởng cơ khí)
    2) Tất cả các tài liệu về Chi tiết máy đều có phân tích rất cụ thể vấn đề này.
  5. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Ổ trượt là lựa chọn đúng trong ứng dụng này. Bạn nên tìm đọc cuốn Thiết kế chi tiết máy của Nguyễn Trọng Hiệp và Nguyễn Văn Lẫm, cuốn Hướng dẫn thiết kế đồ án chi tiết máy của Nguyễn Văn Lẫm.
  6. CanNotLove

    CanNotLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Em phản đối việc sử dụng ổ trượt trong ứng dụng này.
    Vấn đề không chỉ là tốc độ cao hay tốc độ thấp mà quyết định lựa chọn ổ trượt thay cho vòng bi (bạc đạn).
    Ổ trượt sẽ đương nhiên chịu lực tốt hơn, nhưng đồng thời là ma sát phát sinh cao hơn rất nhiều so với vòng bi (bạc đạn). Ma sát tăng thì công tiêu hao phải tăng ---> tốn năng lượng truyền động hơn.
    Bên cạnh đó là vòng bi (bạc đạn) có khả năng chịu tải trọng 25 tấn (250KN) không phải là quá hiếm có khó tìm hay quá đắt.
    Với ứng dụng trục ép, chủ yếu là tải hướng kính, tải trọng khá nặng, tốc độ khá thấp... Thông thường người ta thường dùng vòng bi đũa trụ.
    Với tải trọng 250KN, phải nói là tí hin so với các ứng dụng trục ép thông thường, bác em chỉ cần vòng bi đũa trụ một dãy hết sức bình thường, ví dụ như khi trục của bác có đường kính 60mm thì bác có thể dùng NJ 2312 của SKF, chỉ một vòng bi này thôi, vừa chịu tải hướng kính tới 260KN, vừa có khả năng chặn dịch chuyển dọc trục một chiều.
    Vì em chưa biết nhiều lắm về ứng dụng của bác nên em chưa dám đưa ra kiến nghị nào về loại vòng cách, nếu bác có thêm thông tin cụ thể thì em sẽ giúp được.
    http://www.skf.com/skf/productcatalogue/jsp/viewers/productTableViewer.jsp?&lang=en&tableName=1_4_1&presentationType=3&startnum=17
    Bác có thể tham khảo về vòng bi, và các thông số tại đường link trên, có cả tại trọng đó bác nhé.
    P/S, với vòng bi kiểu này thì bôi trơn cũng dễ bác nhỉ. cứ táng mỡ LGEP2 vào là ok ấy mà.
    Được CanNotLove sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 23/03/2007
  7. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Bạn thử tính với vòng bi thì cần vòng nào để chịu được tải 50 tấn! Mình tin rằng nếu bạn dùng 2 vòng SKF mà chịu được tải đó thì giá thành của riêng cặp vòng bi đó (vòng bi mới) cũng xấp xỉ bằng cả máy ép made in Vietnam rồi!
    WJT
  8. wheel

    wheel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Ngoài các yếu tố tốc độ, tải trọng, hiệu suất nói trên, bạn còn quên một yếu tố nữa mang tính đặc trưng của dòng họ máy ép - dập: tải trọng va đập rất mạnh. Sức bạn quai búa tạ có thể đạt đến 25T (xung lực) không? Bạn có dám "chơi" nó vào cái vòng bi SKF-NJ 2312 không?
    Mặt khác, ví dụ đây là máy dập trục khuỷu 50T. Vì lý do độ bền, độ cứng vững của trục và các yếu tố kết cấu, bố trí chung... kích thước của trục phải khá lớn. Ổ NJ-2312 e rằng quá "tí hin"! Giả sử đường kính chỗ lắp ổ là D80, bạn cứ đi khảo giá cái NJ-2316 chắc bạn sẽ cân nhắc lại.
    Tóm lại, đề nghị tác giả mô tả rõ hơn: công dụng máy, sơ đồ chịu lực của trục và ổ, tốc độ quay, đặc tính tải trọng... rồi anh em ta bàn tiếp.
  9. CanNotLove

    CanNotLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Trong bài trước của em đã có đưa ra ví dụ là vòng bi NJ 2312 của SKF rồi đấy ạ. Giá thành thì em có nói là ít tiền đâu nhỉ? Em cũng chẳng bám chặt vào phương án đó, đó chỉ là một ví dụ thôi mà.
  10. CanNotLove

    CanNotLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Như em đã nói, em không khư khư ôm lấy cái phương án NJ 2312, mà nó chỉ là một ví dụ của em để cho thấy rằng một cái vòng bi đũa tí hin vẫn dư sức chịu được tải 25 tấn.
    Còn nếu bác muốn trục 80 thì liệu bác có cần thiết phải sử dụng NJ 2316 tải trọng lên tới 41.5 tấn hay không? hay bác chỉ cần dùng NJ 316 tải trọng đã là 30 tấn rồi?
    Vấn đề là cả bác lẫn em đều cóc biết mà chỉ có bác chủ nhà mới biết. Hì hì.

Chia sẻ trang này