1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

rồng có ăn thịt nổi gấu ???

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 0anh89th, 05/10/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 0anh89th

    0anh89th Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    7
    Đã có chủ đề này bên box lịch sử văn hóa nhưng hơi lạc đề 1 chút nên chuyên sang đây , các pro cho 1 chút nhận định nhé :
    TQ va nga 2 thằng hàng xom không lồ . lich sử cho thấy TQ là thằng hàng xóm không tốt đẹp gì , Sự quá tải dân số khổng lồ của nước này cộng với kinh tế phát triển nhanh đang tạo ra một tổ hợp các vấn đề cực kỳ phức tạp. Sự liên hệ lẫn nhau của các vấn đề này là giải quyết những vấn đề này lại làm trầm trọng những vấn đề kia. TQ về khách quan không có sức sống trong đường biên giới hiện tại.

    TQ sẽ trở nên lớn hơn nhiều nếu như không muốn nhỏ hơn nhiều. TQ có thể không tránh khỏi việc bành trướng ra ngoài để giành giật tài nguyên và lãnh thổ, thực tế là thế. Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế ấy, song không thể tránh khỏi nó.

    Ngoài ra, không cần phải tưởng tượng ra là hướng bành trường chủ yếu của TQ sẽ là Đông Nam Á. Ở đó có khá ít lãnh thổ và tài nguyên, trong khi đó lại có rất đông dân cư bản địa. Một tình hình trái ngược - rất nhiều lãnh thổ, tài nguyên cực kỳ dồi dào, dân cư quá thưa thớt - ở Kazakhstan và phần châu Á của Nga. Và đây chính là hướng mà TQ sẽ bành trướng tới. Hơn nữa, vùng lãnh thổ ngoại Ural của Nga bị TQ coi là lãnh thổ của họ.
    Nguồn nhân lực vô tận biến quân đội Trung Quốc thành một quân đội thực sự đáng sợ, còn nhờ vào việc làm chủ các loại phương tiện kỹ thuật mới, nó trở nên bất khả chiến bại. Trung Quốc có khả năng đèp bẹp bằng quân số bất kỳ đối phương nào trong một cuộc chiến quy ước trên bộ. Bố trí binh lực của quân đội Trung Quốc cho thấy họ coi Nga là một trong những đối tượng tác chiến chủ yếu.

    Lục quân đã, đang và vẫn sẽ là nền tảng sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc bởi lẽ số dân khổng lồ, hơn nữa là việc quá thừa mứa nam giới ở độ tuổi thanh niên mang lại cho bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc một nguồn lực hiếm có mà lãnh đạo chính trị-quân sự các nước khác đến mơ cũng không thể có. Thậm chí là với sự lạc hậu nhất định về kỹ thuật so với quân đội nhiều nước, Trung Quốc vẫn có thể đè bẹp bằng số lượng mọi địch thủ mà họ gặp trong một cuộc chiến tranh quy ước trên bộ. Việc Trung Quốc coi ai là đối phương thì chỉ cần xem xét việc bố trí các cụm binh lực của họ.
    Mạnh nhất trong 7 đại quân khu của Trung Quốc là các đại quân khu với bộ tư lệnh đặt tại Bắc Kinh và Thẩm Dương, giáp giới với Nga (đại quân khu Bắc Kinh nhằm đối phó với quân khu Siberia của Nga, còn đại quân khu Thẩm Dương nhằm vào quân khu Viễn Đông của Nga). Ngay hiện tại, chỉ 2 trong 7 đại quân khu của quân đội TQ là Bắc Kinh và Thẩm Dương tiếp giáp với Nga cũng đã mạnh hơn toàn bộ quân đội Nga (từ Kaliningrad đến Kamchatka). Còn trên chiến trường tiềm tàng (Zabaikalie và Viễn Đông), lực lượng các bên đơn giản là không nên so sánh, TQ vượt trội Nga không phải mấy lần mà mấy chục lần.

    TQ có nền công nghiệp quốc phong thuộc loại manh nhất thế giới :
    Trung Quốc không định chuyển các sư đoàn tăng và cơ giới vốn là sức mạnh đột kích chủ lực của lục quân thành các lữ đoàn.
    Trong trang bị của lục quân Trung Quốc hiện có gần 10.000 xe tăng chủ lực (450 chiếc Туре 90II, 1.200 Туре 96, 200 Туре 98, 400 Туре 88С, 500 Туре 88В, 1.000 Туре 80, 500 Туре 79, 200 Туре 69, 5500 Туре 59) và 2.000 tăng hạng nhẹ (1.200 Туре 62, 800 Туре 63).
    Có thể liệt vào lại hiện đại là các loại tăng Туре 90II, Туре 96 và Туре 98, trong đó Type-98 được cho là không thua kém các loại tăng tốt nhất của phương Tây (М1А2, Leopard-2А6). Cả 3 loại tăng này được trang bị pháo 125 mm giống như loại lắp trên các loại xe tăng Nga (kể từ Т-64А).
    Tất cả các loại tăng còn lại của lục quân Trung Quốc là những biến thể cải tiến bất tận dựa trên xe tăng T-54 được Liên Xô chế tạo vào cuối thập niên 1940 (mà mẫu sao chép trực tiếp của T-54 là Туре 59), bởi vậy chúng có tính năng chiến đấu thua xa các loại xe tăng tốt nhất của phương Tây và Nga.
    Các loại xe thiết giáp khác (đến 3.000 xe chiến đấu bộ binh, 100 xe chiến đấu đổ bộ đường không, không dưới 8.000 xe bọc thép chở quân) hoặc là các mẫu sao chép các mẫu của Liên Xô hoặc cải tiến từ chúng, hoặc là do Trung Quốc tự phát triển (đôi khi có sử dụng công nghệ phương Tây).
    Cũng có thể nói như vậy về pháo binh Trung Quốc (đến 15.000 khẩu pháo, trong đó có 1.200 pháo tự hành, đến10.000 khẩu cối, đến 4.000 hệ thống rocket phóng loạt).
    Trung Quốc rất chú trọng pháo phản lực mà sức mạnh của nó người Trung Quốc đã nếm trải trong trận đánh thứ hai giành đảo Damansky trong cuộc xung đột biên giới với Liên Xô.
    Họ đã phát triển nhiều hệ thống rocket phóng loạt hạng nặng (Туре 83, А-100, WM-80, WS-1 cỡ từ 273-320 mm. Có thể sánh với chúng về uy lực chỉ có hệ thống MLRS của Mỹ và Smerch của Nga.
    Trong trang bị của lục quân Trung Quốc còn có đến 8.000 hệ thống tên lửa chống tăng và khoảng chừng đó pháo chống tăng, 150 hệ thống tên lửa phòng không cơ động (Tor, HQ-7, HQ-61, LY-60, PL-9D), đến 15.000 pháo phòng không (cỡ từ 23-100 mm).
    Tuy nhiên, số lượng pháo phòng không lớn như thế cũng không thể bù đắp cho việc thiếu hụt các hệ thống tên lửa phòng không, bởi vậy phòng không của lục quân Trung Quốc không đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Nhưng xét tới tình trạng suy sụp của Không quân Nga thì lực lượng phòng không như vậy cũng có thể đủ cho Trung Quốc.
    Lực lượng máy bay lục quân Trung Quốc rất đa dạng, gồm có các loại trực thăng của Nga (128 Mi-17, 30 Mi-8), của Mỹ (22 S-70C) và châu Âu (100 НС-120, 110 Z-9 [SA-365], 8 SA-342, 30 Z-11, 10 Z-8 [SA-321]).
    Đối với một quân đội to lớn như của Trung Quốc thì số lượng trực thăng như vậy hiển nhiên là không đủ. Quan trọng nhất là đến nay, quân đội Trung Quốc vẫn không có trực thăng tiến công và đây chính là nhược điểm cốt tử của khựa .
    Đồng thời, rõ ràng là Nga chưa nhận thức được rằng, từ lâu Nga đã mất đi không chỉ ưu thế số lượng mà cả chất lượng đối với TQ về vũ khí trang bị. Thời Liên Xô, chúng ta có cả 2 ưu thế ấy và điều đó, như “làn sóng nhỏ” giành đảo Damansky đã bù lại trước ưu thế sinh lực rất lớn của TQ.
    Nhìn tổng thể, như đã nói ở trên, trên thực tế về tất cả các chủng loại vũ khí thông thường, ưu thế chất lượng của Nga chỉ còn là quá khứ. Ở đâu đó, TQ thậm chí còn vượt Nga, ví dụ về máy bay không người lái và vũ khí bộ binh. TQ đang dần thay thế súng AK bằng các súng trường tự động tối tân chế tạo theo sơ đồ Bullpup (cái tẩu) dựa trên thiết kế súng АК và các súng trường phương Tây (FAMAS, L85).

    Hơn nữa, cho rằng, TQ đang ở thế phụ thuộc công nghệ vào Nga như nhà cung cấp vũ khí chủ yếu (nghĩa là TQ không thể tấn công Nga), đó là sự ảo tưởng hoàn toàn.

    Bên cạnh đó, cả về huấn luyện chiến đấu, nhất là ở các đơn vị, binh đoàn được trang bị hiện đại nhất, quân đội TQ cũng vượt Nga từ lâu. Chẳng hạn, tập đoàn quân 38 của đại quân khu Bắc Kinh, pháo binh đã hoàn toàn tự động hóa, về độ chính xác thì còn thua kém pháo binh Mỹ, song lại vượt trội so với pháo binh Nga. Tốc độ tiến công của tập đoàn quân 38 đạt 1000 km trong 1 tuần (150 km trong 1 ngày đêm).

    Vì vậy, trong chiến tranh thông thường, quân đội Nga không có cơ hội nào hết. Đáng tiếc là cả vũ khí hạt nhân cũng không bảo đảm chắc chắc cứu vãn được tình thế bởi vì TQ cũng có vũ khí hạt nhân. Đúng là hiện tại Nga có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng nó đang bị cắt giảm nhanh. Trong khi đó, Nga không có tên lửa đường đạn tầm trung, còn TQ lại có chúng và điều đó gần như xóa bỏ sự tụt hậu về tên lửa đường đạn xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm đi).

    Tương quan lực lượng về vũ khí hạt nhân chiến thuật thì chưa rõ, chỉ có điều phải hiểu rằng, Nga phải sử dụng nó ngay trên lãnh thổ của mình. Liên quan đến việc trao đổi các đòn đánh bằng lực lượng hạt nhân chiến lược thì tiềm lực của TQ là quá đủ để tiêu diệt các thành phố lớn ở phần lãnh thổ châu Âu của Nga mà TQ không cần (ở đó có đông người và ít tài nguyên). Có những nghi vấn rất mạnh rằng, vì hiểu điều đó nên Kremlin sẽ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân. Bởi vậy, kiềm chế TQ bằng vũ khí hạt nhân cũng ảo tưởng như nói họ phụ thuộc công nghệ vào Nga.
    nếu quả thật con rồng điên nó cắn gấu thì không biết thế nào , các bác cho chút bình luận : chi tiết ở đây . http://ttvnol.com/f_533/1261012
  2. formidable

    formidable Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2010
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Hoang tưởng!
    Trung Quốc không phải có nguồn lực vô hạn mà là hữu hạn. Nếu để TQ trở thành một nước văn minh thì phải đốt hết 4 cái quả đất như chúng ta đang sống. TQ cố giữ cho họ như ngày nay là quá giỏi rồi, còn để tổ chức chiến tranh quy mô với một cường quốc quân sự như Nga thì họ đã tự ký cho mình bản án tử hình rồi.
    Mongomenry chỉ bảo là đừng có mà đánh nhau trên bộ với người TQ ở TQ chứ không bảo là đừng đánh nhau với lính TQ khi họ ra khỏi biên giới. Khi rời khỏi tổ rồi thì việc tiếp tế cho một đạo quân khổng lồ là điều bất khả thi mà chưa nước nào từng làm được trước đây ngoài Liên Xô và Mĩ.
    Nói chung kiến thức của bạn Oanh còn tạp nham và nặng nề định kiến lắm, tự bổ túc thêm đi =))
  3. thunder07

    thunder07 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    5
    Bài này tui đã đọc ở đâu đó rùi, hình như là Vitinfo. Đừng trách nhầm bạn ấy tội nghiệp.
  4. txdai148

    txdai148 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    0
    lâu ni ábc vào vitinfo bằng cửa nào thế? chỉ thằng em với. nó thay địa chỉ xoàng xoạch lần không ra :D
  5. kutonhuphjt

    kutonhuphjt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Bỏ trái bom H xem nó đông quân tới cỡ nào[r23)] mie ỷ đông mún híp ai thì híp ah`..Nhảm nhí
  6. MyHeaven

    MyHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    1
  7. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    1. Về chính trị
    2 thằng điên ấy không đánh nhau đâu. Thế giới bây giờ đang trong thời tam quốc diễn nghĩa với các bên là Tau Nga Meo. Thằng nào chẳng ngồi chực 2 thằng còn lại đánh nhau để lên lam vua, vì thế chúng nó sẽ chỉ thâu nạp chư hầu - chém gió phần phật chứ không dám múa may gươm đao đâu. Trừ phi là động vào nồi cơm hay nhà thờ tổ tiên của chúng nó.
    2. Về quân sự
    Nếu nói về tranh chấp thông thường trên bộ, Nga có thể yếu hơn thằng BC một chút trên tuyến biên giới. Vấn đề không phải là số lượng vũ khí hay chất lượng vũ khí mà vấn đề về hạ tầng - giao thông - hậu cần phía thằng BC tốt hơn thằng Nga. Tuyến đường sắt nối phía đông Siberi và lãnh thổ phía châu Âu của Nga tương đối dễ bị cắt đứt khi có chiến tranh với khựa. Chưa kể những đường ống dẫn dầu hay gas cũng là những mục tiêu chiến lược.
    Thực ra nhìn trên bản đồ, vùng Siberi rất rộng lớn nhưng vùng có thể có người sinh sống tương đối hẹp, chỉ là một dải vài trăm km dọc theo biên giới dọc theo vĩ tuyến 50 -60. Qua vĩ tuyến 60 hầu như là vùng trắng. Vì thế, khi quân khựa chỉ cần tiến được vài mục tiêu sâu vài trăm km thì cũng cắt đứt được tuyến hậu cần của Nga.
    Tuy nhiên, Nga không bao giờ là đối thủ dễ chơi, lịch sử cho thấy là ngay cả khi vùng đất đai châu Âu ( main land ) bị đánh chiếm thì cũng không phải là đủ để kết liễu nước Nga. Chiến tranh www2 với quân đội Đức trang bị tốt hơn, tổ chức tốt hơn, mục tiêu chiến dịch cụ thể cho từng trung tâm công nghiệp, nông nghiệp cụ thể mà cũng không làm Nga sụp đổ thì cũng đừng mong việc giải quyết biên giới với Khựa là vấn đề quá khó với Nga hôm nay.
    Còn gây chiến với Nga mà không kết liễu được nó thì chỉ có một kết quả như từ trước đến nay. Nước Nga rộng hơn, mạnh hơn và đoàn kết hơn.

    Khựa chưa đủ ngu để không hiểu những điều như thế.
    (Đây mới là bàn về xung đột biên giới bằng vũ khí thông thường, loại trừ hạm đội và hạt nhân rồi nhé).
  8. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ mục tiêu của Khựa là các đảo và vùng biển giáp Nga thôi, tranh đất với Nga thì kết quả chưa bao giờ được tử tế cả, bọn này so với làng giếng cũng tham như Khựa. Cứ sau 1 cuộc chiến nước nó lại to ra, mạnh lên.
  9. SSX999

    SSX999 Guest

    Em Oảnh em Oanh..... Ơ kìa!!!

    Trước khi ăn thịt gấu, Khựa lấy Đài làm bữa sáng, Xực Hàn làm bữa trưa, Đưa Nhật làm bữa tối. Còn Mẽo thì lại từ Nhật Hàn chạy tót về New York nhưng thịt Mèo thúi quá nên Khựa chẳng ăn. Chỉ đập chết vứt đi thôi.

    Anh sợ rằng lần này Sa Hoàng chẳng phái tàu đến New York cứu Mèo như năm 1863 nữa đâu.


    [​IMG]
  10. txdai148

    txdai148 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    0
    vụ này là sao bác? nói rõ hơn dc không ạ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này