1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SAFETY MINUTE

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi levant57, 04/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Đọc topic này làm em-be nhớ lại những ngày đi thực tập ở BP quá. Mấy ngày đầu vào làm việc cứ nghe STOP CARD mà không hiểu lắm. Sau mới biết cty quy định nếu thấy người khác làm những việc không an toàn thì sẽ give STOP CARD sau khi đã giải thích cho họ và họ cũng đồng ý là việc đó là không an toàn. Mỗi NV sẽ được quy định mỗi tháng phải ?obắt? được bao nhiêu Stop Card đó. Lúc nghe giảng về cái regulation này em-be cười quá chừng , thấy nó sao giống như hồi đi học cấp 1 làm sao đỏ đi bắt mấy bạn đi trễ, ăn quà quá . Nhưng line manager giải thích là có số lượng thì từ từ mới có chất lượng được!
    Hì em-be từng bị cho Stop card vì rời khỏi máy tính mà quên locked, xuống cầu thang không vịn, quên mang seatbelt, xe chưa dừng hẳn đã lo đứng dậy đi .Còn 1 số lỗi khác mà em-be thấy trong thời gian thực tập bị cho Stop Card là là đổ nước ra sàn, không giữ WC sạch sẽ, ra khỏi phòng mà không đóng cửa, đi xe máy không đội nón bảo hiểm (thực ra là ai không đi xe cty mà đi xe máy đều có đội nhưng bạn em-be ?" cũng là intern - có một buổi không đi xe đưa đón về mà đi về với 1 anh đi xe máy thế là anh ấy bị 1 chị bên HR bắt gặp và cho ngay 1 Stop Card hihi )
    Nghe mấy lỗi đó thấy nhỏ và buồn cười nhưng mấy anh làm bên Operations nói HSSE (Health, Security, Safety, Environment) là rất quan trọng, đặc biệt là với cty dầu khí như BP. Tưởng tượng 1 bất cẩn nào đó có thể nổ nhà máy như chơi hay có thể nguy hại nghiêm trọng đến môi trường?
    Nhưng mà chuyện lớn bắt đầu từ những việc rất nhỏ đúng không? Sau đợt thực rập ở BP em-be thấy mình cũng thay đổi rõ rệt. Bắt đầu nhắc nhở bạn bè và người quen khi mình thấy họ có những hành động không an toàn hay có thể không tốt cho họ. Dĩ nhiên là phải mất thêm thời gian tranh luận để cả 2 cùng hiểu quan điểm của nhau. Nhưng mà thấy mình vui và trưởng thành hơn lúc trước, không còn thái độ bàng quang, vô tâm, ai làm gì mặc ai vì đó không là việc của mình!
    Được em-be sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 06/11/2005
  2. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, hôm trước đọc thấy chuyện Stop Card em_be viết bên BKSG nhưng N không biết hắn là cái chi chi , chỉ đoán nó như ..... thẻ vàng bên bóng đá . Sau mới biết.
    Em_be viết dễ thương quá ! Tặng cho em bé hoa này
  3. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Cái STOP card này vốn là của hãng DuPoint chuyên làm hoá chất, hãng này đã đưa ra một hệ thống quản lý an toàn tuyệt hảo nên được các hãng khác học hỏi, trong đó có các công ty dầu như Exxon, BP, Shell vv...
    STOP là viết tắt của cụm từ Safety Training Observation Programs, trong đó nhấn mạnh đến Training thông qua Observation. Từ những Observation các tình huống trong công việc đưa ra các Training tại chỗ. Ngoài ra, thống kê và phân loại các STOP card giúp người quản lý thấy được chỗ nào là nơi có rủi ro lớn nhất trong hoạt động của công ty để có điều chỉnh thích hợp.
    Tuy nhiên, với nền văn hoá qui trách nhiệm còn nặng trong đầu, cái STOP này đã được hiểu và sử dụng như một công cụ ''sao đỏ'' như bạn em-be đã cười.
    Cái lý thuyết đằng sau STOP có thể tóm tắt như sau. Thời thượng cổ, con người cho rằng tai nạn là do thần linh, trời kêu ai nấy dạ. Do đó cách tránh tai nạn là phải thờ cúng các thần linh. Tới thời cách mạng công nghiệp, người ta cho rằng tai nạn là do lỗi của thiết kế kém. Các thiết bị áp lực được gắn van an toàn, các thiết bị quay, chuyển động như dây cu roa, xích, bánh đà đều được che lại, vv... Tuy nhiên với sự phát triển của KHKT, các thiết kế ngày càng hoàn thiện hơn nhưng tai nạn vẫn còn, người ta mới nghĩ ra đủ loại các qui trình nhằm giảm thiểu tai nạn. Qui trình đã có, tai nạn đã giảm nhưng vẫn còn, khe hở lớn nhất còn lại chính là yếu tố con người. Và con người cần được train và STOP là một trong các công cụ.
    Để làm việc một cách an toàn, đầu tiên 1 người cần có sự giám sát (supervision), giai đoạn này người lao động còn bị lệ thuộc vào cấp trên (dependent). Một lúc nào đó, tự họ sẽ trở thành independent một khi họ tự biết làm sao để làm việc một cách an toàn (sefl). Và bước cao nhất là khi mọi người cùng quan tâm đến an toàn của nhau (interdependent) trong nhóm (team).
    Chắc phải viết thư cho DuPoint đòi tiền quảng cáo quá.
  4. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hihi, vote cho em-be và gps 5* . Mấy thông tin này N đọc cũng thích lắm nghen.
    Ngày ngày mình nhiều lúc rất không cẩn thận ở những chuyện nhỏ như ..... con thỏ , hay quên rằng: "Đừng khinh thường chuyện nhỏ - lỗ nhỏ làm đắm thuyền" lắm ! (vụ này không dính gì đến chữ thuyền trong nick thuyenxaxu đâu nghe, hehe )
  5. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Hey, that''s not fair nha ... ! Thuyền đề nghị anh LeVanT, chủ nhân thread "safety" giải quyết gấp lời ... "hăm dọa" này của cô Ngọc ! hihihi
    Lời nhỏ như con thỏ này của cô Ngọc, gì gì mà "lỗ nhỏ sẽ làm đắm Thuyền gì gì đó", làm Thuyền .. hông có cảm thấy safe nữa ! Trời ơi, lỗ nhỏ thì mình trám lại, còn nhắm trám hông được thì ... "năn nỉ" ai đó đừng đâm chọc cho thuyền thủng lỗ chứ ! hihih
    Anh Levant làm in si đăng gì về chuyện này ngay đi ... ! (Thuyền đeo bảng phản đối đi qua đi lại truoc văn phòng cô Ngọc và anh LeVanT để ... hihih để đình công khiếu nại)
  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Đục một lỗ nhỏ ở đít thuyền, ý tớ nói là đục một lỗ nhỏ ở đáy con thuyền sẽ tạo ra một nguy cơ lớn đó là nguy cơ đắm thuyền. Nước cứ theo lỗ rỉ nhỏ vào thuyền, giờ này qua giờ khác. Sau khi tới một lượng nhất định thuyền sẽ nghiêng, cộng thêm tác động của sóng và gió nữa làm thuyền cuối cùng sẽ đắm.
    "Vụ này không dính dáng tới cái nick trong..." Pearl cố gắng phân bua như thế nhưng thuyen co biết Pearl đang ranh mãnh cuời kìa!!!
  7. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Woa không biết gps đã từng làm ở cty nào mà có kiến thức về phần này rõ quá! Phần quote thì em-be vào cuối đợt thực tập mới biết (hix lúc đầu vào cty hiền quá, chẳng dám hỏi, chẳng dám nói chuyện với ai nên chỉ thấy nó giống giống ?osao đỏ? thui). Trong cty cũng có phần mềm để mọi người tự input vào các lỗi Stop card mà mình thấy được (mỗi NV tùy theo level được quy định phải bắt được bao nhiêu STOP card mỗi tháng ). Nhờ vậy nên dễ dàng thống kê được các lỗi + thấy được rủi ro + lesson learnt như gps nói đó . Ngoài ra ngoài giàn (Offshore) mỗi tháng còn bình chọn ra những STOP card có ?ogiá trị? (potential high risk) để thưởng nữa (Office thì chắc đi đi lại lại mấy lỗi nên không có thưởng )
    Phần này thì gps viết quá hay , xứng đáng được 5* (nhớ vote lại nhe, ke ke ke )
    Chà, từ giờ chắc phải thường xuyên vào box Kỹ sư chơi rồi
  8. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Lục túi trên túi dưới (túi áo quần N thôi - hông dzám lục túi ai hết ).
    A, còn ..... 500VNĐ . Mua bản quyền 2 chữ của Mod Thuyền hay xài đââââây
    Wéo-cằm em-bé nghen ! Lâu lắm rồi mới thấy em-be lại post bài trong box này đó - từ hồi xí một chân trong ni ..... , hihi
    (chạy đi kiếm 500VND khác, để dành chớ mần chi nữa ....., hehe, hehe )
    Được familypearl sửa chữa / chuyển vào 00:24 ngày 08/11/2005
  9. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Một ít thông tin về bệnh cúm A (không biết post ở đâu nên mượn tạm đất bác Levant đứng tên vậy )
    Không biết có lạc đề Safety Minute không nữa
    ===============================​
    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/11/3B9E423D/
    Hỏi đáp về bệnh cúm A (phần 2)
    Virus cúm A thường xuyên thay đổi cấu trúc kháng nguyên nên dễ gây dịch nguy hiểm. Sự thay đổi lớn về kháng nguyên về mặt thường là kết quả của hiện tượng lai tạo gene giữa các phân type của virus cúm A, tạo thành dịch lớn.
    Tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại cảnh báo rằng virus cúm A có thể biến đổi và trở nên hung hãn hơn?
    Virus cúm A thường xuyên thay đổi cấu trúc kháng nguyên nên dễ gây dịch nguy hiểm. Thay đổi nhỏ về kháng nguyên bề mặt (trôi dạt) sẽ gây dịch nhỏ và vừa; thay đổi lớn đột ngột (di chuyển) có thể gây ra dịch lớn. Sự thay đổi lớn này thường là kết quả của hiện tượng lai tạo gene (tái tổ hợp) giữa các phân type của virus cúm A. WHO lo ngại về sự tái tổ hợp giữa H5N1 với virus H3N2, H1N1 (gây bệnh cúm thông thường ở người), hay với virus cúm ở lợn để tạo ta type mới mãnh độc và lan truyền mạnh hơn trên người hay động vật có vú.
    Nếu H5N1 trực tiếp lây từ người sang người thì sẽ có đại dịch cúm rất nghiêm trọng?
    Đúng vậy. Điều đó chứng tỏ H5N1 đã có cấu trúc phân tử và cơ chế thích ứng để lây được từ người sang người trong khi chúng ta hoàn toàn chưa có khả năng miễn dịch chống lại sự lan tràn của nó.
    Nguy cơ mắc bệnh cúm gà có như nhau với mọi người không?
    Về lý thuyết, nguy cơ là gần như nhau vì đây là tác nhân gây bệnh mới mà mọi người chưa có khả năng miễn dịch. Tuy nhiên trên thực tế, khả năng cảm nhiễm virus H5N1 của mỗi người có thể khác nhau do cơ địa không giống nhau. Trong các vụ dịch vừa qua, tuy cùng tiếp xúc như nhau với gia cầm ốm nhưng có người mắc bệnh, có người không. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ quy luật và mức độ cảm nhiễm nên mọi người đều phải cảnh giác.
    Bệnh cúm H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người như thế nào?
    Hiện nay, kết quả phân tích mã gene của virus H5N1 gây bệnh ở người và ở gia cầm là hoàn toàn giống nhau (98,5-99,7%). Vì vậy, có thể khẳng định virus H5N1 trong dịch cúm ở người hiện nay là lây từ gia cầm. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời xác đáng về cơ chế lây truyền. Những khả năng có thể xảy ra là:
    - Lây qua đường hô hấp bởi các giọt nhỏ dớt dãi, dịch tiết đường hô hấp và tiêu hóa của gà ốm (khi trực rtiếp chăm sóc, giết mổ, tiêu hủy) hoặc do người hít phải không khí có bụi từ phân gà, phân chim, dịch tiết khô mang virus còn sống.
    - Lây qua đường tiếp xúc, virus cúm trong bàn tay bẩn, thức ăn nước uống ô nhiễm... đi vào miệng và qua đó thâm nhập đường hô hấp.
    Tại sao bệnh cúm A lại nặng và tỷ lệ tử vong cao?
    Bệnh cúm A thường có diễn biến nặng, nhất là ở người già, trẻ em những người bị bệnh mạn tính như tim mạch, phổi, thận, rối loạn chuyển hóa, thiểu năng miễn dịch. Nguyên nhân là virus cúm A có độc lực cao, lại có khả năng nhân lên rất mạnh trong các tế bào biểu mô của toàn bộ đường hô hấp. Nó còn có thể gây viêm phổi tiên phát hoặc biến chứng viêm phổi do bội nhiễm. Virus H5N1 xa lạ với cơ thể người nên gây tổn thương rất nhanh, phá hủy nhu mô phổi và nhiều phủ tạng, tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn các type virus cúm A khác.
    Làm thế nào để phân biệt một ca nghi ngờ và một ca được xác định mắc cúm gà trên người?
    Một người được coi là nghi ngờ nhiễm cúm A khi: Sốt cao liên tục, kèm ho, đau ngực, khó thở thở nông; từng tiếp xúc với gia cầm ốm hoặc bệnh nhân cúm A trước khi phát bệnh trong vòng 7 ngày; hoặc đang có mặt trong vùng dịch cúm gia cầm. Các trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân, có tiền sử tiếp xúc dịch tễ với nguồn lây cúm gà cũng được coi là nghi nhiễm.
    Một ca bệnh được xác định mắc cúm gà ngoài các triệu chứng nêu trên còn cần thêm các xét nghiệm khẳng định sự có mặt của H5N1 trên bệnh nhân: thử nghiệm RT-PCR xác định type H5 và N1 dương tính; nuôi cấy virus trên tế bào dương tính, thử nghiệm Elisa phát hiện kháng thể kháng H5N1 dương tính...
    Người nghi ngờ mắc cúm A phải làm gì?
    Những việc cần làm là đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, đầu và chân; giữ vệ sinh răng miệng, mũi họng, mắt và bàn tay. Nên ăn uống nóng, đủ chất, giàu vitamin, nhất là vitamin C. Đi khám bệnh ngay, nên đến phòng khám chuyên khoa truyền nhiễm hoặc nhi (nếu là trẻ em).
    Theo Bộ Y Tế
    (còn tiếp)​
    Được familypearl sửa chữa / chuyển vào 01:10 ngày 18/11/2005
  10. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/11/3B9E42ED/
    Hỏi đáp về bệnh cúm A (phần 3)

    Virus cúm A tấn công vào phổi.
    Bệnh cúm thường phát triển trong tiết trời lạnh. Tuy nhiên, cúm A type H5N1 vẫn xuất hiện cả khi trời nóng hoặc những vùng có khí hậu nóng; đó là do chúng đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện môi trường.
    Chim cảnh có làm lây cúm A sang người? Liệu muỗi hút máu gà hay động vật rồi lại đốt người thì có làm lây cúm không?
    Hầu hết các loài chim đều có thể nhiễm virus cúm A, trong đó có một số loài phát bệnh, một số khác chỉ là ổ chứa virus. Như vậy, các loài chim cảnh có khả năng nhiễm virus cúm A từ các loài chim hoang dã hoặc gia cầm ốm rồi lây nhiễm cho người, vì chim cảnh thường được nuôi gần người.
    Người ta chưa chứng minh được đường lây truyền bệnh cúm qua vật trung gian là muỗi cũng như các côn trùng hút máu khác.
    Liệu virus cúm A có dễ lây truyền ở nơi đông đúc?
    Bệnh cúm thông thường lây truyền qua đường hô hấp trong quần thể người đông đúc bằng giọt nhỏ nước bọt nhỏ hay dịch tiết mũi họng. Sự lây lan diễn ra nhanh hơn trong thời tiết lạnh và ẩm thấp. Ở những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ khi có người mắc cúm, tỷ lệ lây lan rất cao, dễ gây thành dịch.
    Cúm A H5N1 hiện chưa lây từ người sang người nên bệnh mang tính tản phát, chỉ xuất hiện trên những cá thể tiếp xúc chặt chẽ với gà ốm và có sự mẫn cảm cao với virus cúm gà. Tuy nhiên, vẫn cần đề phòng nhiễm virus cúm gà khi tiếp xúc đông người.
    Tại sao ta dễ bị cúm trong mùa lạnh?
    Bệnh cúm là bệnh của đường hô hấp. Vị trí đột nhập đầu tiên của virus cúm là các tế bào đường hô hấp. Trong điều kiện lạnh và ẩm thấp, các tế bào hô hấp của người dễ bị tổn thương, tạo điều kiện tốt cho bệnh cúm phát triển. Ngoài ra, virus cúm dễ bị diệt ở nhiệt độ cao (bị diệt trong vài chục phút ở 56 độ C) nhưng lại có thể tồn tại lâu trong cái lạnh. Vì vậy, dịch bệnh thường bùng phát vào cuối thu, đầu đông ở Việt Nam.
    Riêng với virus cúm H5N1, do có thể sống sót bền hơn trong điều kiện môi trường lạnh khô và cả nóng ẩm (trong phân gà, chúng có thể tồn tại hàng tháng) nên chúng ta phải đề phòng sự kéo dài của dịch cúm gà trên người cả khi ngoài mùa lạnh.
    Tại sao các tỉnh miền Nam khí hậu khô nóng mà vẫn bị dịch cúm?
    Các nghiên cứu cho thấy, bệnh cúm thường xuất hiện trong các giai đoạn chuyển mùa thu đông, đông xuân, tức là vào mùa lạnh. Một khi bệnh xuất hiện tại một khu vực có khí hậu nóng hơn có nghĩa là virus đã thích nghi với điều kiện khí hậu đó và có thể gây ra dịch.
    Tại sao khi bị bệnh cúm lại phải cách ly? Việc cách ly diễn ra như thế nào?
    Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao và lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch và đại dịch, nhất là các chủng cúm mới. Vì vậy, các ca nghi cúm đầu tiên cần được chẩn đoán xác định sớm, sau đó cách ly điều trị tại cơ sở y tế
    Tại bệnh viện, cần có các buồng cách ly riêng dành cho bệnh lây nhiễm cao như cúm. Trong điều kiện bệnh xá và gia đình, bệnh nhân và người tiếp xúc phải đeo khẩu trang kín, kính mắt, găng tay, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Thời gian cách ly khoảng 5 ngày từ khi khởi bệnh. Riêng với cúm A - H5N1, có các hướng dẫn cách ly riêng với mức độ an toàn cao hơn.
    Trong thời gian có dịch cúm, có cần cho trẻ em tạm nghỉ học không?
    Tỷ lệ mắc bệnh cúm có biểu hiện lâm sàng là 50% trong các trường học, nhà trẻ. Vì vậy, khi ở địa phương có công bố dịch cúm trên người, cần cho trẻ tạm nghỉ học. Tốt nhất là phát hiện sớm các ca bệnh nghi cúm trong số trẻ đến trường từ những ngày đầu để cách ly và điều rị, ngăn chặn dịch bùng phát.
    Theo Bộ Y Tế
    (còn tiếp)​

Chia sẻ trang này