1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới -(Tiếp)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 14/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tháng 4 là tháng chấm dứt cuộc chiến trên đất Campuchia; & củng là ngày Dân Cam buộc fải di tản khỏi các TP Cam & sau đó fải hứng chịu 1 sự diệt chủng chưa từng có do chính nhà cầm quyền Khơ me đỏ của họ gây ra.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Gần đâyTS Nguyễn Thị Hậu lại có 1 bài tham luận trên TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN "thời đại mới" Số 33 Tháng 7/2015
    http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai33/201533_NguyenThiHau.pdf

    với tiêu đề:
    Câu chuyện hòa hợp, hòa giải - Thử nhìn từ lịch sử và văn hóa
    nói lên mem VH "Tấm Cám" đóng vai trò trong GD trê em như thế nao...
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trong fần MỞ ĐẦU quyển sách: Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam TG & Nhà Báo Winfred Burchett (https://vi.wikipedia.org/wiki/Wilfred_Graham_Burchett ) viết:

    Sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khme đỏ gây ra đối với nhân dân Campuchia.
    Chẳng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Đã có đầy đủ tư liệu để khẳng định rằng ban lãnh đạo Khme đỏ đã phạm phải những tội ác gần như có 1 không 2 trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ từ ngày 17/4/1975, khi các lực lượng Lon Nol đầu hàng và họ lên nắm chính quyền cho đến ngày 7/1/1979, khi đến lượt họ, bị đánh đổ.

    Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khme đỏ lặp lại và lặp lại "có sáng tạo", phát minh thêm nhiều cái mới. Gơ rinh, Gơ ben và những tên Quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được coi là tột cùng của "cái ác" trong thời đại của Chúng_Ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khme đỏ do bọn PolPot, Ieng Xary và Khieu Samphan cầm đầu.
    Hitle đã có tiêu diệt người Do thái, người Slavơ, người Digan và những người không thuộc "chủng tộc Arien" khác. Còn PolPot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt, người Hoa, người Chàm theo đạo Hồi và các nhóm người thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khme của chính bản than hắn nữa.
    Hitle bắt người từ PHÁP, Balan và các nước khác về làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn ban lãnh đạo Khme đỏ thì lại biến cả đất nước của họ thành 1 trại tập trung khổng lồ.
    Hitle đốt cháy và làm ô uế các giáo đường Do thái, ngược đãi các nhóm tôn giáo. Còn Khme đỏ thì lại đàn áp mọi hình thức lễ bái tôn giáo. Họ biến nhà chùa đạo Phật, nhà thờ đạo Hồi và nhà thờ Thiên chúa giáo thành các trung tâm tra tấn, thành chuồng lợn, thành kho chứa, hoặc đơn giản hơn, phá tan tành, biến Chúng_Thành 1 đống gạch nát.
    Hitle đốt sách của các nhà văn chống phát xít. Còn PolPot và bè lũ thì đốt tất cả sách vở và thư viện, chà đạp lên mọi di tích của truyền thống và nền VĂN HOÁ Campuchia.
    Hitle tìm cách dồn phụ nữ Đức trở lại vai trò "bếp núc, nhà thờ và con cái". Còn Khme đỏ thì tách vợ khỏi chồng, cha mẹ khỏi con cái và thủ tiêu hoàn toàn cuộc sống gia đình.

    Có 1 số trí thức cánh tả, quen ngồi ghế bành ở phương Tây không muốn tin vào tất thảy vào những chuyện đã xảy ra. Họ bênh vực chính quyền Khme đỏ, coi đó là 1 "Cuộc thí nghiệm xã hội" có thể biện minh được.
    Việc họ từ chối thực tế không thể đứng vững nổi trước lời minh chứng áp đảo của những ai đã thực sự tới Campuchia, kể cả những đại diện của các cơ quan cứu trợ quốc tế - những người phải đụng chạm với cái phần còn lại ấy của xã hội Campuchia.

    Càng ngày người ta cành biết rõ hơn về những nỗi khủng khiếp đã diễn ra ở Campuchia. Những thực tế sáng rõ đã được làm nổi bật hẳn lên nhờ chính tầm cỡ của những nỗ lực quốc tế nhằm hàn gắn những vết tàn phá trên mọi mặt của xã hội Campuchia. Mỗi công dân Campuchia thật sự vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng. Không có người nào đã tiến hành công tác điều tra tại chỗ lại có thể hoài nghi về những gì đã xảy ra.
    Nhưng đều còn chưa sáng tỏ là NHỮNG THỰC TẾ ẤY ĐÃ XẢY RA NHƯ THẾ NÀO VÀ VÌ SAO LẠI THẾ. HIỂN NHIÊN LÀ VIỆC TÌM RA CÂU TRẢ LỜI CÓ TẦM QUAN TRỌNG THEN CHỐt.
    Các học giả, văn sĩ, nhà báo và những người làm phim hiện đang làm việc. Còn giữa Chúng_Ta với nhau, Chúng_Ta có thể rọi 1 luồng ánh sang nào đó để xem xét 1 trong những sự kiện đen tối nhất trong thời đại Chúng_Ta đã xảy ra như thế nào và vì sao như vậy???

    Winfred Burchett (https://vi.wikipedia.org/wiki/Wilfred_Graham_Burchett )
    Paris, tháng 7 năm 1981
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trước khi dẫn chứng đến Tác phẫm của Winfred Burchett
    (http://www.lsb-thuquan.eu/tam-giac-...uchia-tac-gia-wilfred-burchett-134340069.html )
    Chúng ta hãy xem xét v/đ trên dưới góc độ TLH

    Nguồn gốc của cái Ác & kẻ xấu?

    Trước tiên hãy nói về P. Zimbardo. Philip Zimbardo là cựu chủ tịch Hiệp hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association) và là giáo sư danh dự tại đại học Stanford. Ông nghiên cứu về những hành động trái đạo đức và chủ nghĩa anh hùng, những biến đổi tâm lý mà nền tảng của sự biến đổi dựa vào 2 yếu tố chính:
    situations (TÌNH_HUỐNG(#Hoàn cảnh_MT)) và SYSTEM (HỆ THỐNG). “
    The Lucifer Effect tạm dịch là “tác động/ Hiệu ứng Ác Quỷ
    ” là kết quả của quá trình 30 năm nghiên cứu của Zimbardo mà qua đó, ông chỉ ra các yếu tố để biến một người bình thường/hoặc người tốt trở thành độc ác/hay quỉ dữ (Understanding How Good People Turn Evil).
    Nhưng trên tất cả, lý thuyết mà Zimbardo muốn nhấn mạnh là nhân tố làm biến đổi tâm lý, qua đó dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của con người.
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    [​IMG]

    The Lucifer Effect
    by Philip Zimbardo
    Understanding How Good People Turn Evil
    Có lẽ đối với nhiều người, đặc biệt là những mọt sách (bookaholic) hay những người làm/học ngành tâm lý học sẽ thấy quen thuộc với quyển sách này, cũng như quen thuộc với Philip Zimbardo. Quả thật, tôi rất lấy làm lạ bởi khi cố gắng tìm kiếm thông tin, review về cuốn sách này cũng như lý thuyết của Zimbardo trên các website tiếng Việt (tôi chỉ search qua Google, Bing) thì hầu như không có kết quả trả về. Có một số URL mang tính trích dẫn và giới thiệu sơ qua, nhưng không đầy đủ, chính vì vậy, tôi quyết định mình phải viết gì đó về cuốn sách này.
    Từ từ đã, thế quyển sách này và lý thuyết trong đó thì liên quan quái gì đến Câu chuyện đất nước CAM láng giềng của VN ?
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Có rất nhiều điều tôi thích về cuốn sách này, cũng như lý thuyết của nó.
    Câu Chuyện bắt đầu bằng cuộc thí nghiệm Nhà Tù Standford (Stanford Prison Experiment) năm 1971, lấy cảm hứng từ việc bạo hành tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib.
    Việc thí nghiệm được tiến hành tại tầng hầm của Đại học Stanford, trong đó 14 người tình nguyện đóng vai cai ngục, và 14 người còn lại đóng vai tù nhân (bị bắt giữ 1 cách ngẫu nhiên mà không báo trước – Sunday’s surprise arrests ). Thí nghiệm dự định diễn ra trong 14 ngày, nhưng nó đã kết thúc sớm hơn dự định vào ngày thứ 6, vì những diễn biến rất khó kiểm soát (cả cai ngục và tù nhân giả định đều có dấu hiệu biến đổi tâm lý/hành vi rõ rệt).
    Những người tham gia dần bị biến chất mà quên đi mục đích ban đầu của thí nghiệm. Philip Zimbardo thậm chí đã thừa nhận rằng ông ngày càng lấn sâu vào vai trò “sĩ quan cai ngục” và hoàn toàn nhập vai thành một nhà quân sự độc tài.
    Trong quyển sách của mình, Zimbardo thậm chí còn miêu tả khá rõ quá trình biến đổi tâm lý khi 1 người khoác lên người bộ đồng phục của quản giam (cai ngục).
    Cuốn sách dày 540 trang, tuy nhiên phần nội dung chính khoảng 440-450 trang. Mặc dù vậy, theo quan điểm cá nhân Ng viết, chương hay nhất và quan trọng nhất là chương 10. Có thể bởi vì nó liên quan và lý giải nhiều nhất tới các yếu tố biến đổi hành vi con người, và liên quan nhiều tới các hậu quả tai hại sau này.
    Chương 10 có 2 luận điểm quan trọng, mà nói đúng ra là cái lõi (core) của cuốn sách:
    • WHY SITUATION MATTER? Để cho dễ hiểu, thì đây là sức mạnh TÌNH_HUỐNG(#Hoàn cảnh_MT) (nói như Malcolm Gladwell đã mượn kết quả thí nghiệm này trong cuốn The Tipping Point của ông). Nôm na là, TÌNH_HUỐNG(#Hoàn cảnh_MT) của con người, hay bối cảnh, cũng quan trọng như tính cách của họ.
      Khi con người được đặt vào một hoàn cách khác, một TÌNH_HUỐNG(#Hoàn cảnh_MT) khác (ví dụ như bị đi tù, bị bắt lột hết quần áo, chửi bới hàng ngày và dội nước lạnh) thì tâm lý và hành vi của người đó cũng biến đổi, thậm chí có xu hướng bùng phát nhanh hơn bình thường.
    • WHY SYSTEMS MATTER THE MOST? Hệ thống là vô cùng quan trọng. Ở đây, chúng ta nên hiểu “hệ thống” là tất cả những thứ tạo ra hoàn cảnh/#TÌNH_HUỐNG(_MT).
      Trong cuốn sách này, hệ thống bao gồm những thứ như luật lệ, việc bắt giữ, nhà tù, tra tấn, lăng mạ tù nhân, đồng phục cai ngục, không khí nhà tù, sự lạnh lẽo, bóng tối, v.v… Tất cả MT những thứ xung quanh tù nhân.
    Trong Loạt phim “Khám phá Tâm Lý” của ngành Tâm Lý; ông có trình bày với tư cách một chuyên gia Tâm lýDựa trên những cuộc nghiên cứu được tiến hành cẩn thận cùng với các các học giả có uy tín,
    Đoạn phim về Sức mạnh của Tình huống (The Power of the Situation)
    Tập phim này giới thiệu về hành vi và niềm tin của chúng ta có thể bị ảnh hưởng và tác động bởi những người khác hay những tình huống vi diệu và cách thức các nhà tâm lý học xã hội nghiên cứu hành vi của con người trong môi trường xã hội rộng lớn
    Các Bạn có thể tải về theo các dòng link sau (có phụ đề tiêng Việt)

    http://rapidshare.co...ation.part1.rar
    http://rapidshare.co...ation.part2.rar
    Lần cập nhật cuối: 16/10/2015
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trong lĩnh vực lịch sử nghiên cứu tâm lý học trước thời với P. Zimbardo với Thí nghiệm nhà tù Stanford năm 1971, đặc biệt , không thiếu những cuộc thí nghiệm gây tranh cãi về tính đạo đức như Thí nghiệm quái vật (1939). “Khét tiếng” nhất trong số này phải kể đến Thí nghiệm Stanley Milgram về sự tuân thủ mệnh lệnh một cách mù quáng và bản chất của cái ác.
    Được thực hiện vào tháng 7.1961, cuộc thí nghiệm này một lần nữa trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn khi bộ phim Experimenter (tạm dịch: Người thí nghiệm) về cuộc đời Giáo sư Stanley Milgram (1933 -1984) được công chiếu cuối tuần năm đó, và nhận vô số lời khen ngợi.

    Vì sao con người tuân theo mệnh lệnh một cách mù quáng? và bản chất của cái ác...
    [​IMG][​IMG]
    1

    Sự bất an của những “giáo viên” trong Thí nghiệm Milgram - Ảnh: tư liệu của The Boston Globe

    Sự tầm phào của cái ác
    Lâu nay, Thí nghiệm Milgram thường được gắn với khái niệm Sự tầm phào của cái ác (The banality of evil) của nữ triết gia Hannah Arendt (1906 - 1974, một trong những trí thức gốc Do Thái nổi tiếng nhất thế giới) đưa ra năm 1963.
    Để vinh danh bà người ta đã lấy tên để đặt cho Giải Hannah Arendt
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Giải_Hannah_Arendt

    Và:
    Viện Hannah-Arendt nghiên cứu về chủ nghĩa toàn tr
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_Hannah-Arendt_nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_v%E1%BB%81_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_to%C3%A0n_tr%E1%BB%8B


    Từ quá trình theo dõi phiên tòa xét xử Adolf Eichmann, một trong những kiến trúc sư của cuộc diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến 2, Arendt lập luận rằng Eichmann và nhiều thành viên quốc xã khác không phải là những tên sát nhân khát máu, bệnh hoạn như chúng ta vẫn cố tin. Thay vào đó, họ là những người bình thường, không có chút trục trặc tâm lý nào.

    Bản thân Eichmann, kẻ mệnh danh là “Tên đồ tể của châu Âu”, không thù ghét người Do Thái. Hắn cho rằng những tội ác ghê rợn đã gây ra đơn giản là làm tốt công việc của mình theo sự đồng tình của cấp trên, nhà nước, xã hội và pháp luật Đức quốc xã.

    Từ đó, Arendt kết luận trong sách Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil (tạm dịch: Eichmann ở Jerusalem - Báo cáo về sự tầm phào của cái ác) rằng cái ác không phải thứ gì đó ghê gớm, cao xa. Nó tồn tại trong mỗi con người và có thể trỗi dậy khi điều kiện cho phép mà bản thân chúng ta cũng không nhận ra.

    Dù gây rất nhiều tranh cãi nhưng đến nay tác phẩm này vẫn được xem là một cột trụ trong lĩnh vực triết lý chính trị và đạo đức học. Những người ủng hộ cho rằng khái niệm của Arendt có thể giải thích cho những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại và mang ý nghĩa cảnh báo sâu sắc.

    Như nhân vật Giáo sư Milgram nói trong phim Experimenter: “Chúng ta đều là những con rối và có lẽ nhìn ra được sợi dây là bước đầu tiên để đi đến tự do”.
    Xem:
    http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-tam-ly-ly-thuyet-va-ung-dung-phan-2.531073/#post-12744861
    Lần cập nhật cuối: 25/10/2015
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Sự tầm thường/tầm phào của cái ác

    Trong tác phẩm “Tội ác và hình phạt” của văn hào Nga Dostoevski, chàng sinh viên Rashonikov trước khi quyết định giết chết bà già cho vay nặng lại tự đặt ra cho mình câu hỏi: Trong trường hợp này Napoleon sẽ làm gì? Tính mạng của một cá nhân tồi tệ, ăn bám xã hội có nghĩa lý gì so với cuộc sống của một vĩ nhân, người có thể mang lại biết bao lợi ích cho nhân quần[1]? Và Rashonikov- người vẫn tự nghĩ về mình như một vĩ nhân- đã phạm tội, không phải vì anh ta cần tiền mà vì anh ta coi đó là một thử thách cần vượt qua đối với một “Napoleon” bởi lẽ “vô độc bất trượng phu”. Điều ác mà anh ta làm được biện minh bởi một thứ lý tưởng hay triết lý sống nào đó mà anh ta thực sự tin tưởng và sẵn sàng trả giá cho nó.

    Thế kỷ 20 là thế kỷ có nhiều cuộc chiến tranh kinh khủng nhất: số người chết vì tay đồng loại trong thế kỷ 20 nhiều hơn tất cả những thời gian trước đó trong lịch sử tồn tại của loài người. Tại sao lại có thể như thế? Triết gia người Đức Hannah Arendt từng suy nghĩ về bản chất của cái Ác trong suốt 30 năm, kể từ năm 1933- năm Hitler lên nắm quyền và thi hành chính sách phát xít, bài Do Thái ở Đức trước khi có được câu trả lời trong tác phẩm “Eichmann ở Jerusalem – Báo cáo về sự tầm thường/tầm phào của cái Ác” (Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil).

    Chúng ta vẫn quen nghĩ rằng cái ác là một cái gì đó thật ghê gớm và những kẻ phạm tội ác là những kẻ khác xa với người bình thường. Nhưng trong tác phẩm của mình, Hannah Arendt lý giải hành động của Eichmann không phải do những thú tính, cũng không phải do sự cuồng tín vào lý tưởng Quốc xã hay chủ nghĩa bài Do Thái. Eichmann chưa bao giờ tỏ ra ghét người Do Thái, thậm chí còn có một số bạn bè là người Do Thái. Y tham gia SS hoàn toàn là một sự tình cờ và để có việc làm chứ không phải do lý tưởng Quốc xã. Về khía cạnh tâm lý, trong phiên tòa, chính phủ Israel đã cử sáu chuyên gia tâm lý tìm hiểu về Eichmann và họ đều không tìm thấy bất cứ một trục trặc tâm lý nào, dù là nhỏ nhất, ở kẻ được mệnh danh là “tên đồ tể của châu Âu” này.
    Dựa trên những chứng cứ thu thập về cuộc đời của Eichmann, Hannah Arend nhận thấy động cơ duy nhất của tên sát nhân này chỉ là muốn thăng tiến trong công việc. Y không hề cảm thấy cắn rứt lương tâm khi làm điều ác vì y cho rằng y chỉ làm đúng và làm tốt những gì mà cấp trên giao phó và luật pháp cho phép.

    Theo Eichmann, y không phải chịu trách nhiệm gì vì không những y chỉ tuân thủ mệnh lệnh cấp trên mà y còn làm đúng theo tinh thần luật pháp nước Đức lúc đó. Nói tóm lại, kẻ giết sáu triệu người Do Thái tỏ ra là một công dân Đức bình thường, một người nếu trong hoàn cảnh khác rất có thể sẽ là một nhà kinh doanh năng nổ hay một công chức tuân thủ pháp luật, một người chồng, người cha tốt, người hàng xóm thân thiện.
    (còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp theo)
    Từ quá trình theo dõi phiên tòa xét xử Adolf Eichmann, một trong những kiến trúc sư của cuộc diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến 2, Arendt lập luận rằng Eichmann và nhiều thành viên quốc xã khác không phải là những tên sát nhân khát máu, bệnh hoạn như chúng ta vẫn cố tin.
    Thay vào đó, họ là những người bình thường, không có chút trục trặc tâm lý nào.

    Bản thân Eichmann, kẻ mệnh danh là “Tên đồ tể của châu Âu”, không thù ghét người Do Thái. Hắn cho rằng những tội ác ghê rợn đã gây ra đơn giản là làm tốt công việc của mình theo sự đồng tình của cấp trên, nhà nước, xã hội và pháp luật Đức quốc xã.

    Từ trường hợp đó của Eichmann, Hannah Arendt viết & kết luận trong sách Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil (tạm dịch: Eichmann ở Jerusalem - Báo cáo về sự tầm phào hay sự tầm thường/tầm phào của cái ác) rằng cái ác không phải thứ gì đó ghê gớm, cao xa. Nó tồn tại trong mỗi con người và có thể trỗi dậy khi điều kiện cho phép mà bản thân chúng ta cũng không nhận ra.

    Bà bác bỏ một luận điểm phổ biến thời đó (và có lẽ cả bây giờ) rằng những tên tội phạm Quốc xã là những kẻ bất bình thường tâm lý và khác biệt với những người bình thường. Theo bà, tội ác của Eichmann, cũng như của rất nhiều tên tội phạm Quốc xã khác, bắt nguồn từ sự mù quáng tuân thủ mệnh lệnh và những điều luật vô đạo đức của một chính thể vô đạo đức. Tội ác đó càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự khuyến khích từ dư luận phổ biến trong xã hội đó và sự đồng phạm của những người xung quanh y.
    Eichmann từng thú nhận, y cảm thấy nhẹ cả người như Pontius Pilate[2] sau khi rửa tay, khi chứng kiến việc những thành viên có vị thế trong xã hội đều nhiệt tình hưởng ứng Giải pháp Cuối cùng cho vấn đề Do Thái của Hitler.
    Cái gốc của tội lỗi đó, chính là ở việc nhân danh một thể chế quyền lực trên cao (Hệ thống chính trị luật pháp, cấp trên), Eichmann đã đánh mất khả năng lựa chọn và chịu trách nhiệm đạo đức cá nhân với các hành động của mình, đánh mất sự tưởng tượng, đặt mình vào địa vị những nạn nhân và tự đối thoại với bản thân. Với Eichmann, việc đưa người Do Thái vào các lò thiêu người cũng không khác gì các công việc bàn giấy quan liêu khác mà y phải thực hiện.
    Trong sự ý thức về hành động của cá nhân và trách nhiệm đạo đức, Eichmann rất khác với nhân vật Rashonikov của Dostoevsky. Dù động cơ lệch lạc, nhưng Rashonikov vẫn có được tự do ý chí. Eichmann thì không, y để kẻ khác chọn lựa cho y và mù quáng đi theo sự lựa chọn có sẵn đó.
    (....)
    Dù gây rất nhiều tranh cãi nhưng đến nay tác phẩm này vẫn được xem là một cột trụ trong lĩnh vực triết lý chính trị và đạo đức học. Những người ủng hộ cho rằng khái niệm của Arendt có thể giải thích cho những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại và mang ý nghĩa cảnh báo sâu sắc.


    Như nhân vật Giáo sư Milgram nói trong phim Experimenter: “Chúng ta đều là những con rối và có lẽ nhìn ra được sợi dây là bước đầu tiên để đi đến tự do”.

    [1] Cũng Dostoevsky có một câu trả lời khác cho câu hỏi này qua lời nhân vật Alyosha trong Anh em nhà Kazamazov. Khi được hỏi Alyosha có sẵn sàng đổi lấy việc một đứa trẻ bị tra tấn tới chết lấy hạnh phúc của nhân loại hay không, câu trả lời của Alyosha là không.

    [2] Pontius Pilate, tổng trấn La Mã ở Jerusalem, rửa tay phủi bỏ trách nhiệm sau khi giao Jesus cho người Do Thái đóng đinh.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Cuốn sách của Hannah Arendt khi ra đời gây một cú sốc lớn trong dư luận thời đó. Một số học giả lên tiếng phản đối Arendt, cho là bà bào chữa cho những tên tội phạm Quốc xã (làm sao cái bọn ghê tởm đó lại có thể giống người bình thường được!), thậm chí còn kết tội bà kỳ thị người Do Thái ở Đông Âu- những nạn nhân chính của Eichmann. Nhưng ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm của Hannah Arendt. Một khi đánh mất ý thức trách nhiệm cá nhân, những người bình thường nhất cũng có thể trở thành đồng lõa với cái ác. Đã có nhiều bằng chứng trong lịch sử về điiều này.

    Dưới thời Đức phát xít đã không chỉ có một Eichmann mà hẳn còn rất nhiều Eichmann khác mà chúng ta không biết tên. Ở một phạm vi rộng hơn, những tội ác thời Quốc xã còn có sự tán đồng hay bàng quan của rất nhiều người dân bình thường trong xã hội. Trong cuốn “Những đao phủ tự nguyện của Hitler” (Hitler’s Willing Executioners) xuất bản năm 1996, nhà chính trị học Daniel Jonah Goldhagen cho rằng người dân Đức bình thường không những biết mà còn ủng hộ việc thanh toán người Do Thái. Luận điểm này nhận được những phản ứng khác nhau từ dư luận nhưng không phải không có lý khi chúng ta biết rằng trong thời Hitler nắm quyền và khủng bố người Do Thái, hầu như không có một hoạt động kháng cự hay bảo vệ người Do Thái một cách có tổ chức nào ở nước Đức.

    Trong một cuốn sách khác có tên là “Những người bình thường: Tiểu đoàn cảnh sát trù bị 101 và Giải pháp cuối cùng ở Ba Lan”, nhà sử học Christopher Browning nghiên cứu một đơn vị cảnh sát đóng ở các trại tập trung Ba Lan vào năm 1941. Những người lính trong đơn vị này hoàn toàn không phải là các tín đồ Quốc xã mà hầu hết đều là những người dân bình thường ở độ tuổi trung niên bị bắt lính nhưng không đủ sức khỏe nên được chuyển sang công việc coi trại tập trung. Thế nhưng chính những người bình thường này, chứ không phải lực lượng cảnh sát SS nổi tiếng tàn bạo, đã bắt, nhốt và thủ tiêu người Do Thái. Điều đáng nói là khi viên sĩ quan chỉ huy đơn vị này cho phép những người lính có thể chọn không làm nhiệm vụ nếu họ cảm thấy việc giết chóc là quá nặng nề thì hầu hết vẫn chọn lựa tiếp tục công việc này. Tác giả Christopher Browning cho rằng những người lính trong đơn vị 101 phạm tội ác không phải vì hằn thù hay ý thức hệ mà chỉ đơn giản là thi hành mệnh lệnh cấp trên và để không bị gạt ra ngoài rìa.

    Khi quân Đồng minh chiếm được nước Đức năm 1945, họ ngạc nhiên trước việc có rất nhiều người Đức tự nhận mình là không ủng hộ chế độ, nhưng đều không làm gì cả và bỏ mặc cho những tội ác diễn ra. Những người Đức đó được người Mỹ gọi một cách mỉa mai là “Những người Đức tốt” (Good Germans). Một bài báo trên tờ New York Times tháng 5/1945 viết về họ như sau: “Trong quân đội của chúng ta, binh lính bảo nhau là chẳng có một tên Quốc xã thực thụ nào ở Đức cả. Chỉ có “những người Đức tốt” thôi. Tất cả những tội ác chống lại loài người mà nước Đức phạm phải đều do một ai khác làm”.
    (còn tiêp)

Chia sẻ trang này