1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm Lý Học nhận thức, Khoa Thần Kinh Học & Cái nhìn Dịch

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 07/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    Một vài con số
    Từ khi Chúng sinh’ đơn bào bắt đầu cuộc sống 3 tỷ năm trước đây. Chúng sinh đa bào xuất hiện cách đây khoảng chừng 650 triệu năm. Khi tiến hóa, các thú vật đã có một Não腦/惱 bộ phức tạp có hệ thống cảm giác và cử động có hệ thống truyền thông với nhau và các tế bào Não腦/惱 và dần dần có một ‘trung tâm điều khiển’ trong Não腦/惱 bộ.
    Não腦/惱 chỉ nặng chừng 3 pounds (1 ký rưỡi) chứa các mô trong chất xám và chất trắng, sền sệt như đậu hủ, có chừng 1.1 ức (trillion) tế bào kể cả 100 triệu tế bào Não腦/惱 (10%).
    Trung bình mỗi tế bào Não腦/惱 nhận chừng 5 ngàn lần trao đổi tin tức từ các tế bào khác. Khi nhận được tín hiệu, thường qua hóa chất neuro-transmitters và tùy tín hiệu phóng đến, tế bào này có phóng tín hiệu trả lời hay K0. Một tế bào trung bình bắn từ 5- 50 lần mỗi giây. Nghĩa là trong vòng 1 hay 2 phút có chừng 4 triệu tín hiệu phóng ra trong đầu.

    (còn tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Tổng số các dòng Não腦/惱 điện do 100 triệu tế bào phóng ra chừng 10 lũy thừa một triệu (6 con số K0),
    Mỗi tín hiệu chứa thông tin. Não腦/惱 chuyển thông tin này đến các phần khác của Não腦/惱 bộ cũng như các hệ thống khác trong cơ thể.
    Não腦/惱 rất bận rộn cho nên dù chỉ nặng chừng 2% trọng lượng cơ thể nhưng tiêu thụ 20-25 % dưỡng khí và đường.
    Cũng giống như tủ lạnh lúc nào cũng hoạt động ‘rì rầm’,
    Não腦/惱 dùng một số năng lượng ngay khi ngủ say cũng như lúc suy nghĩ.
    Não腦/惱 giao lưu với tất cả hệ thống khác của cơ thể và sau đó cơ thể giao lưu với thế giới bên ngoài.
    Thế giới bên ngoài cũng là yếu tố hình thành não
    Từ ngữ mind bao gồm cả tín hiệu thân thể đối ứng với stress, kiến thức, các khuynh hướng trong nhân cách, hy vọng và ý thức về ngôn ngữ và văn hóa
    Cho nên trong Tâm Lý Học nhận thức Ng ta cho rằng Não腦/惱 bộ là yếu tố chính để chuyển đổi và hình thành Tâm 心(忄).
    Nói là Não腦/惱 hình thành tâm 心 (忄)chỉ là cách nói giản lược.


    (& còn tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    Não腦/惱 bộ : Các Thuật ngữ & ~ Khái niệm.
    Sơ dẫn về Não腦/惱 người.
    Não腦/惱 (brain) là một khối mô mềm-xốp, là chất liệu tương tự như chất keo đặc. Khi mới sanh, Não腦/惱 bộ nặng khoảng 50 gr, lúc trưởng thành cân nặng khoảng 1350g – 1500g.

    [​IMG]
    1.1. Hệ bảo vệ Não腦/惱 :

    Bộ Não腦/惱 của con người được bảo vệ trong hộp sọ (skull). Nhằm bảo vệ tốt bộ Não腦/惱 không bị tổn thương do va chạm với xương sọ, bộ Não腦/惱 được bao bọc bởi màng Não腦/惱 . Màng Não腦/惱 bao gồm 3 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài là:màng nuôi, màng nhện và màng cứng. Khoảng trống giữa màng nuôi và màng nhện có chứa đầy dịch lỏng, được gọi là dịch Não腦/惱 tuỷ (DNT: dịch này lưu chuyển cả ở tủy sống và Não腦/惱 ). Dịch này chảy qua các khoảng trống giữa các màng Não腦/惱 và qua các Não腦/惱 thất là những khoảng trống trong Não腦/惱 . Ngoài tác dụng bảo vệ, DNT còn là môi trường chứa các chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào thần kinh.

    Màng Não腦/惱 không chỉ bảo vệ bộ Não腦/惱 trước những chấn động cơ học mà còn là tấm màng ngăn không cho các vi sinh vật (vi trùng, siêu vi, vi nấm…) xâm nhập vào Não腦/惱 . Khi các vi sinh vật có độc tính cao hay cơ thể bị suy yếu, màng Não腦/惱 sẽ bị tấn công làm xảy ra hiện tượng viêm, được gọi là “viêm màng Não腦/惱 ” (VMN).
    Sau khi tấn công màng Não腦/惱 gây ra VMN, các loại siêu vi có thể tiếp tục tiến sâu vào trong Não腦/惱 làm cho người bị mắc bệnh viêm Não腦/惱 . Trong khi đó, các loại vi trùng chỉ gây ra áp xe Não腦/惱 . Hay nói cách khác, vi trùng không gây ra viêm Não腦/惱 , chỉ tạo thành những ổ áp xe Não腦/惱 .

    1.2. Mạng mạch máu Não腦/惱 :Não腦/惱 được nuôi dưỡng bằng những mạng mạch máu phong phú nhất của cơ thể (gồm các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch).
    Ước tính, tổng chiều dài của mạch máu Não腦/惱 lên đến hơn 160.000km, đủ để cuốn quanh trái đất 4 vòng.

    [​IMG]


    Với từng nhịp tim, các động mạch mang khoảng 20 tới 25% lượng máu cơ thể lên bộ Não腦/惱 , nơi có hàng tỉ tế bào sử dụng 20% lượng oxy và năng lượng dưỡng chất cần thiết trong máu mang tới cho Não腦/惱 . Khi đang tập trung suy nghĩ, bộ Não腦/惱 có thể dùng tới 50% năng lượng và oxy.

    Hệ thống mạch máu Não腦/惱 được tách biệt với dịch Não腦/惱 tủy và mô Não腦/惱 bởi hàng rào máu Não腦/惱 là một màng chắn sinh học có tính thẩu thấm và chọn lọc cao,
    vừa giúp cung cấp dưỡng chất, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của các chất độc hại vào Não腦/惱 .

    Khi lưu lượng máu đến Não腦/惱 giảm xuống dưới mức cần thiết cho sự chuyển hóa, Não腦/惱 thiếu máu sẽ bị tổn thương, các chức năng chuyên biệt ở vùng Não腦/惱 bị thiếu máu sẽ suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, mô Não腦/惱 sẽ bị tổn thương khó hồi phục, thậm chí bị tổn thương vĩnh viễn.

    1.3. Mạng tế bào thần kinh:
    (còn tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    1.3. Mạng tế bào thần kinh:
    Não腦/惱 là một cơ quan vô cùng phức tạp. Não腦/惱 người trưởng thành có hơn 100 tỉ tế bào thần kinh, hay còn gọi là nơron (neuron). Mỗi tế bào thần kinh liên kết với khoảng 100 ngàn tế bào thần kinh khác.

    Đa số các bộ Não腦/惱 đều thể hiện sự khác biệt giữa chất xám và chất trắng.
    Chất xám chủ yếu gồm các thân tế bào thần kinh. Trong khi đó trong chất trắng của Não腦/惱 thì đa số là các sợi liên kết các tế bào thần kinh. Những sợi thần kinh được tách ly bằng chất Myelin do tế bào Oligodendroglia tạo ra. Màu trắng đặc trưng trong chất trắng của Não腦/惱 do màu trắng của chất Myelin mà ra.

    Chất trắng chiến 45% khối lượng Não腦/惱 ,
    làm nhiệm vụ là: đường dẫn truyền lên (cảm giác khi ta chạm tay vào vật nóng thì dẫn truyền lên thần kinh trung ương ở vỏ Não腦/惱 ),
    và trả lời lại bằng đường dẫn truyền xuống (vận động làm cho tay đó rụt lại). Vai trò của chất trắng cụ thể là:

    – Nối các vùng của vỏ Não腦/惱 .
    – Nối 2 nửa của đại Não腦/惱 với nhau.
    – Nối vỏ Não腦/惱 với phần dưới của Não腦/惱 và tủy sống.

    Tế bào thần kinh

    [​IMG]

    Tế bào thần kinh hoạt động liên miên – trung bình mỗi tế bào thần kinh nhận khoảng 5000 nối kết từ các tế bào thần kinh khác qua các đầu nối kết (synapse).

    Khi tế bào thần kinh nhận được một tín hiệu, tín hiệu này sẽ tiềm ẩn nơi tế bào dưới dang điện hóa và chuyển từ tế bào này sang tế bào khác ở đầu nối kết bằng một loạt chất hóa học truyền đến, gọi là chất dẫn truyền xung động thần kinh (neurotransmitter) nhằm điều hành mọi hoạt động cuả cơ thể với trí nhớ, suy nghĩ cảm xúc. Đây là những phản ứng của quá trình cảm thọ.

    Vài chất dẫn truyền xung động thần kinh thường là: Norepinephrine (NE, NA), Epinephrine (EN), Acetylcholine (ACh), Dopamine (DA), Serotonin (5HT), Melatonin (MT) và Histamine (HIST). [Xem thêm Phụ lục].

    Mạng lưới đâm nhánh chằng chịt này thường được gọi là “rừng tế bào thần kinh”. Các tín hiệu di chuyển lan truyền qua rừng thần kinh như là một quá trình nạp điện tí hon, tạo nên cơ sở của tư duy (suy nghĩ), cảm xúcký ức (trí nhớ).

    Khi một mạng nối kết được tạo ra, ký ức mới được ghi lại, những tế bào thần kinh cùng với sự điều tiết của một số chất hóa học – tạo nên những trạng thái tâm thức thường xuyên hay không thường xuyên. Những đầu nối kết (synapse) nào thường được dùng đến sẽ trở nên mạnh mẽ và kiên cố, trong khi nếu không được dùng đến lại sẽ yếu đi và tự hủy. Đó là tính chất mềm dẻo của Não腦/惱 (neuroplasticity).

    Mỗi ngày có từ 60.000 tới 100.000 tế bào thần kinh bị hủy diệt và không được thay thế. Đây là một cuộc tàn sát lớn mà khi ta tới tuổi 65, có đến 1/10 tổng số tế bào thần kinh bị tiêu hủy.

    May mắn thay là những tế bào còn lại có thể lãnh phần trách nhiệm của những tế bào bị tiêu hủy. Chúng sẽ mọc ra nhiều nhánh xen kẽ vào khoảng trống để tiếp nhận tín hiệu thần kinh. Sự việc này cũng giống như trong khu rừng già, một cây chết đi thì cây kế cận vươn lên, sinh ra nhiều cành để điền khuyết.

    Các tế bào thần kinh là loại tế bào chính bị phá hủy trong bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer phá hủy cả hai cách lan truyền bằng nạp điện giữa các tế bào lẫn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh.

    Với 100 tỉ tế bào thần kinh… 100 tỉ tỉ khớp nối thần kinh… hàng chục chất dẫn truyền thần kinh… Sức mạnh “trong những con số này ” cung cấp những nguyên liệu thô cho bộ Não腦/惱 . Qua thời gian, những kinh nghiệm của chúng ta tạo nên những vùng về dạng và cường độ của tín hiệu. Những vùng hoạt động này giải thích cơ chế bằng cách nào, ở mức độ tế bào, bộ Não腦/惱 mã hóa các tư duy, trí nhớ, kỹ năng và cảm giác về bản thân của chúng ta.

    [​IMG]

    Mã hóa tế bào thần kinh:


    (còn tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Mã hóa tế bào thần kinh:
    Não腦/惱 là cơ quan trung gian liên kết con người với thế giới bên ngoài. Tất cả những cảm giác ghi nhận và những phản ứng đều được hình thành trước tiên qua những hoạt động nối kết thần kinh trong Não腦/惱 .
    Ví dụ: khi chúng ta ở trước một cảnh nào đó, không phải là mắt chúng ta tự động nhìn thấy cảnh đó, mà hình ảnh ghi nhận được phải thông qua sự phối hợp của những hoạt động thần kinh trong Não腦/惱 để cho ta thấy được và nhận diện cảnh đó là gì.


      • Vùng đặc trưng của hoạt động Não腦/惱 trong xữ lý ngôn-ngữ & CHỬ_VIẾT
    [​IMG]
    Hình ảnh phân tích trên máy chụp cắt lớp phát xạ hạt nhân (PET: Positron Emission Tomography) trên bán cầu Não腦/惱 trái thể hiện các vùng đặc trưng của hoạt động Não腦/惱 trong xữ lý ngôn-ngữ & CHỬ_VIẾT (xem hình) – từ trên xuống dưới và trái qua phải – gắn liền với:


      • Đọc hiểu chữ viết
      • Nghe hiểu tiếng nói
      • Tư duy qua lời nói
      • Phát ngôn bằng lời nói
    Hoạt động nhiều nhất ở các vùng màu đỏ và sau đó giảm dần đến các màu khác trong dải sắc cầu vồng và lần đến xanh – tím.

    Máy PET đã giúp chúng ta hiểu biết bề Não腦/惱 bộ hơn bao giờ hết. Đồng thời những tiến bộ về khoa dinh dưỡng hiện đại và thiền tập theo Phật giáo đang làm đảo lộn nền y học thế giới, vì 95% bệnh tật (Tim mạch, Ung thư…) là do thức ăn gây nên.
    Nếu biết thay đổi dinh dưỡng theo khoa học và làm Não腦/惱 bộ lành mạnh bằng thiền tập, chúng ta sẽ có một cuộc sống lành mạnh và an vui.

    Các vùng hoạt động đặc trưng biến đổi suốt cả cuộc đời khi chúng ta gặp gỡ những người mới, có những kinh nghiệm mới và tiếp thu các kỹ năng mới.
    Các vùng cũng biến đổi khi mắc bệnh Alzheimer hay bệnh lý có liên quan phá hủy tế bào thần kinh và các liên kết của chúng với các tế bào khác.


      • Hệ cuống Não腦/惱 – tiểu Não腦/惱 .
      • Cuống Não腦/惱 (brain stem).
    Cuống Não腦/惱 hay còn gọi là thân Não腦/惱 , có cấu tạo chất trắng ở ngoài, chất xám nằm sâu bên trong (ngược với đại Não腦/惱 và tiểu Não腦/惱 ). Cuống Não腦/惱 kết nối Não腦/惱 bộ với tủy sống và kiểm soát các cảm giác đói và khát, các CHỨC NĂNG tự động chẳng hạn như hô hấp, tiêu hóa, nhịp tim và huyết áp. Cuống Não腦/惱 gồm 3 phần chính là trung Não腦/惱 (midbrain), cầu Não腦/惱 (pons) và hành Não腦/惱 hay hành tủy (medulla):

    – Brain: Não腦/惱 bộ (= Não腦/惱 )
    – Cerebrum: đại Não腦/惱 (= vỏ Não腦/惱 )
    – Diencephalon: gian Não腦/惱
    – Cerebellum: tiểu Não腦/惱
    – Brain stem: cuống Não腦/惱
    Dura: màng cứng
    – Cerebrospinal fluid: dịch Não腦/惱 tủy

    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 26/09/2017
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46

    2.1. Trung Não腦/惱
    (midbrain): nằm dưới đại Não腦/惱 ngay phía trước tiểu Não腦/惱 , nối tiếp cầu Não腦/惱 ở dưới và gian Não腦/惱 (diencephalon = Thalamus + Hypothalamus) ở trên. Trung Não腦/惱 điều hành những hoạt động cảm quan và các tuyến nội tiết.

    2.2. Cầu Não腦/惱 (pons): là phần tiếp theo của trung Não腦/惱 , ngăn cách với hành Não腦/惱 bởi rãnh hành cầu là nơi xuất phát các dây thần kinh VI, VII, VIII. Phía trên, cầu Não腦/惱 ngăn cách với trung Não腦/惱 (cuống đại Não腦/惱 ) bởi rãnh cầu cuống có dây thần kinh V.

    2.3. Hành Não腦/惱 (medulla): Nhỏ chiếm 0,5% trọng lượng Não腦/惱 bộ, nhưng là phần rất quan trọng của hệ thần kinh. Ở dưới, hành Não腦/惱 liên tục với tuỷ sống, ở trên liên tục với cầu Não腦/惱 . Hành Não腦/惱 chứa các trung tâm quan trọng như trung tâm hô hấp, tim mạch, chế tiết và chuyển hoá
    [​IMG]
    1. Tiểu Não腦/惱 (cerebellum):
    Tiểu Não腦/惱 nằm ở phía sau đầu, bên dưới đại Não腦/惱 . Trên bề mặt khe tiểu Não腦/惱 có nhiều chia tiểu Não腦/惱 ra làm nhiều thuỳ. Tiểu Não腦/惱 có cấu tạo chất xám phủ bên ngoài, tạo nên vỏ tiểu Não腦/惱 , chất trắng bên trong tạo nên thể tuỷ. Tiểu Não腦/惱 điều khiển sự phối hợp và thăng bằng các hoạt động phức tạp như đi và nói chuyện.

    D.Hệ viền Não腦/惱 (limbic system).
    (còn tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    D.Hệ viền Não腦/惱(limbic system).

    Hệ viền Não腦/惱 gồm 5 bộ phận chính như sau:

    [​IMG]
    4.1. Đồi thị(thalamus): đồi thị là2khối chất xám hình xoan giống quả trứng chim bồ câu, dài 20 – 40 mm, rộng 18 – 20 mm và cao 20 – 22 mm. Trục đồi thị hướng ra trước và vào trong. Đồi thị là trung khu thu nhận mọi cảm giác ngoại vi gửi về, nghĩa là chặng dừng của mọi đường cảm giác từ ngũ quan trước khi lên vỏ Não腦/惱 , để nơi này phân tích, xem xét nhằm đưa ra những cách đáp ứng thích hợp và có ý thức. Đồi thị làm giảm cường độ các kích thích có hại và tăng cường các kích thích có lợi cho vỏ Não腦/惱 .

    4.2. Dưới đồi(hypothalamus) – còn gọi làhạ đồi: là1khối chất xám nhỏ khoảng 1/300 của toàn thể khối Não腦/惱 . Hạ đồi là nơi điều khiển sự sản xuất hormon của tuyến yên, điều hoà hệ thần kinh tự chủ (thực vật), điều hoà việc ăn uống và chuyển hoá, điều hoà nhịp sinh học ngày đêm, kiểm soát thân nhiệt, điều hoà các hành vi và cảm xúc (khứu giác, thị giác). Dưới đồi được xem là một tuyến nội tiết.

    4.3. Hệ tuyến nội tiết(endocrine system): có 3 tuyến nội tiết ở Não腦/惱 .

    [​IMG]


    Sơ đồ các tuyến nội tiết phân bố trong cơ thể

    (vùng dưới đồi được xem là tuyến nội tiết)

    – Tuyến “Dưới đồi”:nơi dẫn xuất Ach, MT (Acetylcholine, Melatonine).

    – Tuyến tùng[pineal body(epiphysis)]:nơi dẫn xuất 5NT, MT (Serotonin, Melatonin).

    – Tuyến yên[pituitary gland(hypophysis)]:CHỨC NĂNGtrong việc điều tiết sự tăng trưởng, sinh dục, hoạt động của cơ bắp, của thận và nhiều cơ quan khác, tạo sữa và kiểm soát hoạt động của tất cả các tuyến nội tiết khác. tạo các chất dẫn truyền thần kinh Não腦/惱 nhưendorphin(giảm đau),cortisone(gây stress); chứa và tiếtoxytoxin(CHỨC NĂNGtính dục).

    4.4. Hải mã(hippocampus) – còn gọi làhồi hải mãhayhồi cá ngựa, là2khối chất xám có hình cong giống như con ngựa biển nằm bên trong thuỳ thái dương. Con người và các loài động vật có vú khác có hai hải mã, mỗi cái ở một bán cầu Não腦/惱 . Hải mã cóCHỨC NĂNGsau:

    – Liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin hình thànhký ức dài hạn(long-term memory: trí nhớ dài hạn) hayký ức sự kiện(fact memory),
    đó là tàng trử mọi tin tức đã được thu nhận trong quá khứ mà bây giờ đã trở thành những hoài niệm.

    Khả năng định hướng trong không gian.

    Trong bệnh Alzheimer, hải mã là một trong những khu vực đầu tiên của bộ Não腦/惱 chịu tổn thương; các vấn đề về trí nhớ và mất khả năng định hướng nằm trong số những triệu chứng đầu tiên.
    Tổn thương đối với hải mã còn có thể có nguyên nhân từ sự thiếu ôxi (anoxia) và bệnh viêm Não腦/惱 (encephalitis).

    [​IMG]

    Diagram of the limbic system
    4.5. Hạnh nhân
    (amygdala): là2khối chất xám nhỏ có hình quả hạnh.
    Đó là một chùm thần kinh, lànơi xử lý các yếu tố gây cảm xúcở con người.
    & cũng là nơimà cơ chế phòng vệ sống còn của con Ng đối với sự Sợ hãi có nguồn gốc tiến hoá của nó từ bản năng sinh tồn. trong phản ứng chống cự hay bỏ chạy (Fight/Flight)đả được đề cậptheo dòng link sau:
    http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-tam-ly-ly-thuyet-va-ung-dung.151257/page-21#post-2846269 trong các Chứng ám sợ (Phobia)
    Trong số những tin tức do ngoại vi gửi về, những tin tức có tính khẩn trương sẽ được Đồi thị gửi thẳng đến Hạnh nhân. Nhiệm vụ của cấu trúc này là tham cứu kho hoài niệm Hải mã, ở sát bên cạnh, và tức thì phát ra những mệnh lệnh cấp tốc, để các bộ phận có liên hệ, phải chấp hành, không trì hoãn. Đồng thời với mệnh lệnh cấp tốc được phát đi, Hạnh nhân phong tỏa mọi con đường đưa tin còn lại, bằng cách ra lệnh nhả ra trong đường máu những hóa chất như Adrenaline, nhằm nâng cao mức độ canh thức, đề phòng và phấn đấu. Khi làm những công việc khẩn trương nầy, Hạnh nhân không cần phải tham khảo ý kiến của Võ Não腦/惱 .

    Cấu trúc nầy được xem là trung tâm của Tư duy, có nhiệm vụ đề xuất những chương trình quan trọng, dài hạn thuộc đời sống có ý thức.

    Một cách cụ thể và rõ ràng hơn, Hạnh nhân có nhiệm vụ chính yếu là điều hợp và quản lý đời sống cảm xúc (xúc động).
    Chính vì lý do nầy, khi cảm xúc trở thành vấn đề khẩn trương, mọi con đường của Tư duy phải bị phong tỏa, tê liệt và vô hiệu hóa. Nói khác đi, bao lâu những cảm xúc như lo sợ, buồn phiền, tức giận đang tràn ngập nội tâm, chúng ta có mắt nhưng không còn thấy; có tai nhưng không còn nghe;
    Tư duy có mặt, nhưng bị khống chế và vô hiệu hóa hoàn toàn.

    Ví dụ: Dù đã biết trước rằng có ai đó chuẩn bị trêu mình, một diễn viên hay một người bạn mình lao từ trong bụi cây ra, bạn vẫn sẽ bị giật mình vì ngạc nhiên. Tuy nhiên, phản ứng của bạn – chạy hoặc lao vào ôm lấy bạn mình – chắc chắn sẽ rất khác nhau.
    (còn tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp)
    Các Thuật ngữ:
    – Hồi đai(cingulate gyrus)– Thể chai(corpus callosum)– Hình vòm(fornix)– Đồi thị(thalamus)– Thể núm(mammilary body) –Dưới đồi(hypothalamus)–Hải mã(hippocampus)– Hạnh nhân(amygdala)– Hành khứu giác(olfactory bulb) –Hồi răng(dentate gyrus), –Hồi trên chai(supracallosal gyrus) –Hồi cạnh hải mã(parahippocampal gyrus).

    [​IMG]


    – Não腦/惱 giữa(midbrain)

    Ghi chú:

    – Hạnh nhân(Amygdala): ký ức ngắn hạnhayký ức xúc cảm. Xúc cảm có tính mãnh liệt tức thời và tai hại như ghen tương, hận thù … khi tiếp cận với đối tượng.

    – Vùng tiền trán của vỏ Não腦/惱(PFC):là vùngký ức vận hành(working memory) ghi nhận những gì mới xảy ra.

    1. Hệ đại Não腦/惱 .
    [​IMG]
    [​IMG]


    1. Đại Não腦/惱(cerebrum):
    Đại Não腦/惱 còn gọi làvỏ Não腦/惱(cerebral cortex): chiếm đa số thể tích của hộp sọ với 85% khối lượng của Não腦/惱 . Đại Não腦/惱 có cấu tạo chất xám ở ngoài và chất trắng bên trong. Bề mặt bên ngoài của đại Não腦/惱 là nhiều nếp cuộn gấp có cấu tạo chất xám.

    Đại Não腦/惱 dày 2-3mm gồm 6 lớp cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình tháp chiếm 40% khối lượng Não腦/惱 bộ. Đại Não腦/惱 là trung tâm phản xạ có điều kiện điều khiển mọi hoạt động cơ bản của các cơ quan vận động và các hoạt động phức tạp như vùng hiểu tiếng nói và chữ viết …, là trung tâm thần kinh trung ương với các hoạt động thần kinh cao cấp cóCHỨC NĂNGđặc biệt như tư duy, tình cảm …

    Các nhà khoa học đã “vẽ bản đồ” đại Não腦/惱 bằng cách nhận dạng những vùng có mối liên kết chặt chẽ với cácCHỨC NĂNGđã được xác định.CHỨC NĂNGcủa đại Não腦/惱 được khảo sát theo các vùng Não腦/惱 được phân chia. Có 2 cách phân chia vùng Não腦/惱 :

    – Đại Não腦/惱 được chia làm4 thùy(lobe).

    (còn tiếp)
    ật
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Đại Não腦/惱 được chia làm 4 thùy (lobe).

    Đại Não腦/惱 = Thuỳ chẩm + Thuỳ đỉnh + Thuỳ trán + Thuỳ thái dương

    [Celebrum = Occipital lobe + Parietal lobe + Frontal lobe + Temporal lobe]

    – Đại Não腦/惱 được chia dọc theo 2 nửa bán cầu Não腦/惱 (hemisphere) tráiphải.

    Để nghiên cứu chi tiết các vùng CHỨC NĂNG của vỏ Não腦/惱 , người ta phân chia vỏ Não腦/惱 theo nhiều cách khác nhau.

    [​IMG]
    Sơ đồ Brodmann

    Trong đó, cách phân chia vỏ Não腦/惱 thành 50 vùng đánh số từ 1 đến 50 của Brodmann là thông dụng hơn cả.cụ thể như sau:

    5.1. CHỨC NĂNG đại Não腦/惱 theo cách phân chia 4 thùy Não腦/惱 .

    Dựa theo CHỨC NĂNG, cấu trúc và cách sắp sếp của các tế bào thần kinh (cytoarchitechtonic of neurons), đại Não腦/惱 được chia thành 4 vùng chính tổng quát.

    1. Thuỳ trán (frontal lobe): có những CHỨC NĂNG “nâng cao” những đặc trưng phức tạp, tinh tế của con người như tính toán, lập kế hoặch, tưởng tượng, giải quyết các vấn đề khó khăn và những tình huống xã hội v.v… Tỷ lệ Thuỳ Trán của con người lớn hơn tỷ lệ Thuỳ Trán của các động vật khác trừ những loài vượn lớn, và được phân làm 2 phần là trán và trước trán.
    2. Thuỳ đỉnh (parietal lobe): xử lý xúc giác và điều khiển sự vận chuyển.
    3. Thuỳ thái dương (temporal lobe):CHỨC NĂNG xử lý thông tin liên quan đến thính giác và ngôn-ngữ & CHỬ_VIẾT. Từ điển ngữ nghĩa (semantics) của con người xem như được đặt tại đây.
    4. Thuỳ chẩm (occipital lobe): xử lý thông tin liên quan đến thị giác.
    [​IMG]


    [​IMG]

    Ghi chú: – Thùy đảo (Insula lobe) nằm sâu dưới lớp vỏ Não腦/惱 ở thùy thái dương, có thể cảm nhận được tình trạng nội tại của cơ thể, gồm cả những cảm tính trực giác, làm phát khởi tình thương và sự đồng cảm.

    (còn tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.400
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    5.2. CHỨC NĂNG đại Não腦/惱 theo cách phân chia vùng của Brodmann.


    Hệ thống các CHỨC NĂNG nơi vỏ Não腦/惱 được trình bày chi tiết theo sơ đồ Brodmann như sau:

    1/. CHỨC NĂNG cảm giác: gồm các cảm giác là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.

    Đường dẫn truyền thị giác

    [​IMG]

    Vị trí chi phối ngũ quan ở vỏ Não腦/惱

    – Vùng thị giác ở thùy chẩm cho cảm giác về ánh sáng, hình ảnh và màu sắc của vật. Gồm các vùng 17, 18, 19 thuộc thùy chẩm 2 bên. Vùng 17 là vùng thị giác thông thường, vùng này cho chúng ta cảm giác ánh sáng và màu sắc nhưng không cho ta nhận biết vật nhìn thấy. Vùng 18, 19 là vùng thị giác nhận thức, cho ta nhận biết vật nhìn thấy. Khi vùng này bị tổn thương thì nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.

    – Vùng thính giác ở thùy thái dương là cho cảm giác về âm thanh. Gồm các vùng 22, 41, 42 thuộc thùy thái dương 2 bên. Vùng 22 là vùng thính giác nhận thức, cho ta nhận biết âm thanh loại gì. Vùng 41, 42 là vùng thính giác thông thường, cho ta cảm giác tiếng động (âm thanh thô sơ). Tổn thương vùng này gây nên điếc. hồi đỉnh lên của thùy đỉnh phụ trách xúc giác và cảm giác nhiệt độ.

    – Vùng khứu giác thuộc vùng 34 của thùy thái dương, vùng này thuộc hệ viền Não腦/惱 (limpic system).

    – Vùng vị giác thuộc vùng 43 của thùy đỉnh.

    – Vùng xúc giác thuộc vùng 5, 7, 39, 40 của thùy đỉnh.

    [​IMG]


    Đường truyền vận hành 5 giác quan với vỏ Não腦/惱 .

    2/. CHỨC NĂNG vận động: do thùy đỉnh phụ trách, hồi trán lên chi phối các vân động theo ý muốn. Đây là nơi xuất phát của bó tháp. So với các vùng khác thì vùng vận động có diện tích lớn nhất. Ngoài ra, bên cạnh vùng vận động còn có vùng tiền vận động thuộc vùng 6 thùy trán, đây là nơi xuất phát các sợi đi đến các nhân xám dưới vỏ rồi theo hệ ngoại tháp chi phối các vận động tự động.

    Ghi chú: Vùng cảm giác và vùng vận động của vỏ Não腦/惱 có các quy luật hoạt động sau đây:

    – Quy luật bắt chéo: Bán cầu Não腦/惱 bên này chi phối vận động và cảm giác của nửa thân bên kia.

    – Quy luật ưu thế: Những cơ quan nào vận động nhiều và cảm giác tinh tế thì chiếm vùng vỏ Não腦/惱 rộng hơn (tay, miệng…).

    – Quy luật lộn ngược: Vùng vỏ Não腦/惱 phía trên chi phối vận động và cảm giác của các bộ phận phía dưới cơ thể. Ngược lại, vùng vỏ Não腦/惱 phía dưới chi phối các bộ phận phía trên.

    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này