1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tên lửa chống hạm nào thực sự mạnh nhất hiện nay !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi BRICS, 20/12/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Sau đây là tổng hợp 1 số thông tin về các loại tên lửa chống hạm đang thịnh hành hiện nay, sự thật về chúng. Chứ ko chỉ là những thông tin 1 chiều, quảng cáo.

    Thụy Điển lấy tên lửa diệt hạm từ bảo tàng ra thử nghiệm

    (Tin Nóng) Thụy Điển chuyển sang thử nghiệm hệ thống tên lửa diệt hạm có từ thời Chiến tranh lạnh vốn đang yên vị trong các bảo tàng nước này vài thập niên qua, với hy vọng có thể cải thiện năng lực phòng thủ trước sức mạnh quân sự của Nga.
    [​IMG]
    Sau khi giải tán các pháo đội bờ biển vào năm 2000, quân đội Thụy Điển giờ đây đã nhận ra rằng các hệ thống tên lửa đối hạm cần phải được khôi phục và tái biên chế cho hạm đội.

    Theo trang tin Local.se ngày 20.11, Kustrobotbatteri 90 là bệ phóng duy nhất (gồm 4 ống phóng) do nước này chế tạo, trên nền xe tải Scania chế tạo từ năm 1987, có khả năng phóng tên lửa bờ biển dùng diệt hạm loại Saab Robotsystem 15 (RBS-15).

    Việc khôi phục hệ thống tên lửa diệt hạm này được xem là hướng đi sáng tạo dù trên thực tế đây là việc tận dụng lại “đồ cổ” của lực lượng vũ trang Thụy Điển, theo báo Dagens Nyheter dẫn lời phó đô đốc Thomas Engevall.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tên lửa RBS-15

    Các bệ phóng Kustrobotbatteri 90 đã khai hỏa lần đầu tiên hồi cuối tuần qua sau khi được đưa ra khỏi các bảo tàng quân đội. “Một số bệ phóng đặt trên xe tải vẫn còn sử dụng được. Chúng tôi lấy các bộ phận từ tàu chiến có cùng hệ thống tên lửa”, theo phó đô đốc Engevall.

    Trong khi đó, nhà chế tạo tên RBS-15 là tập đoàn Saab đã hỗ trợ quân đội Thụy Điển ráp lại từng bộ phận một cho hệ thống phóng.

    Sau khi hoàn tất, hệ thống tên lửa đất đối hạm sẽ được triển khai trên đảo Gotland ở biển Baltic, cách không xa lãnh thổ Nga.

    [​IMG]
    Bệ phóng Kustrobotbatteri 90 đặt trên xe tải Scania, có 4 ống phóng

    [​IMG]
    Sơ đồ hoạt động của hệ thống tên lửa diệt hạm với bệ phóng Kustrobotbatteri 90, bắn tên lửa RBS-15 của Thuỵ Điển

    Tên lửa diệt hạm RBS-15 là tên lửa hành trình, dài 4,33 m, đường kính 0,5 m, sải cánh 1,4 m, nặng 0,8 tấn (đầu đạn nặng 200 kg), có tầm bắn từ 70 - 250 km, có thể phóng đi từ dàn phóng trên bờ, trên tàu chiến và từ máy bay. Tên lửa này có tốc độ cận siêu âm (khoảng 1.000 km/giờ), có thể diệt tàu chiến lẫn các mục tiêu trên đất liền dựa vào radar của tên lửa và dẫn đường qua GPS. Hãng Saab sản xuất loại tên lửa “bắn và quên” này.

    http://tinnong.thanhnien.vn/x-file/...diet-ham-tu-bao-tang-ra-thu-nghiem-57695.html


    Malaysia bất ngờ chọn NSM thay vì “sát thủ” Exocet
    Thứ tư, 25/03/2015, 12:17 (GMT+7)
    (An Ninh Quốc Phòng) - Nguồn tin Quốc phòng Malaysia cho biết, Hải quân nước này muốn chọn tên lửa hành trình diệt hạm NSM (Naval Strike Missile) do Kongsberg Defence & Aerospace của Na Uy phát triển, thay vì Exocet cho các tàu tuần tra SGPV-LCS.

    [​IMG]
    Tên lửa được mệnh danh là “sát thủ diệt hạm” MM40 Block 3 Exocet

    Theo Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN), tên lửa chống hạm Kongsberg NSM và hệ thống phòng không tầm ngắn MBDA VL Mica sẽ được trang bị cho các tàu tuần tra – tác chiến ven bờ (SGPV-LCS) của Malaysia. Tuy nhiên, 2 hệ thống này vẫn chưa chính thức được Chính phủ thông qua.

    Tàu SGPV-LCS được phát triển dựa trên thiết kế của tàu hộ tống Gowind 2500 (DCNS) nhưng có kích cỡ lớn hơn một chút. Tàu có chiều dài 111m; rộng 16m; cao 8,3m; mớn nước 3,85m; tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ. Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này dự kiến sẽ hạ thủy vào tháng 12/2018.

    Chính phủ Malaysia từng cho rằng, nên chọn hệ thống phòng không tầm ngắn MBDA VL Mica để đơn giản hóa công đoạn tích hợp trên thiết kế của Gowind. Ngoài ra, lựa chọn tên lửa Exocet sẽ giúp đơn giản hóa khâu hậu cần. Tuy nhiên, RMN quả quyết rằng, tên lửa phòng không RIM-162 Evolved Seasparrow (ESSM) và NSM có hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, họ lựa chọn tên lửa NSM vì không muốn quá phụ thuộc vào tên lửa MM40 Block 3 Exocet.

    [​IMG]
    Tàu hộ tống Gowind 2500

    RMN cũng đề cập tới vấn đề, tên lửa Exocet từ lâu đã phổ biến trong biên chế Hải quân nhiều nước. Vì thế, khả năng mà nó mang lại cho RMN sẽ chỉ tương đương với rất nhiều các lực lượng hải quân khác trong khu vực.

    Được biết, tên lửa NSM được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trong môi trường duyên hải phức tạp; có thể bay cả trên mặt đất, lẫn trên mặt nước. Nhờ sự cơ động và linh hoạt, mà NSM có thể sử dụng cho nhiều loại phương tiện mang như: triển khai các bệ phóng tên lửa NSM từ bờ biển, hay trang bị cho các tàu khu trục, tàu hộ vệ và các tiêm kích.

    Nó có chiều dài 3,96 m; mang theo đầu đạn HE nặng 125kg; trọng lượng chiến đấu 410kg; với tầm bắn tối đa 185km.

    [​IMG]
    Tên lửa diệt hạm Kongsberg NSM

    Tên lửa được làm từ vật liệu composite và được tích hợp một thiết bị công nghệ cao, cho phép cải thiện mạnh mẽ xác suất đánh trúng và giảm thiểu tín hiệu bộc lộ của tên lửa.

    NSM cũng được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và hệ thống định vị toàn cầu GPS. Ở giai đoạn cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động hai băng tần, cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường phức tạp.

    Nhờ được dẫn đường bằng các sensor hồng ngoại thụ động, NSM có thể tự động phát hiện và nhận dạng mục tiêu, lựa chọn ra một trong một số tàu nhất định; ứng dụng nguyên lý bắn-quên.

    (Theo PetroTimes)
    http://nguyenphutrong.org/malaysia-bat-ngo-chon-nsm-thay-vi-sat-thu-exocet.html


    Tên lửa NSM thất sủng trong Hải quân Mỹ?
    (Vũ khí) - Hải quân Mỹ đã quyết định trao cho Boeing hợp đồng để tích hợp tên lửa chống hạm Harpoon lên tàu tuần duyên (LCS) của lực lượng này.
    Cùng với việc tích hợp tên lửa Harpoon, nền tảng quan trọng nhất của gói nâng cấp này là hệ thống kiểm soát vũ khí mở rộng (AHWCS) dành riêng cho loại tên lửa chống hạm này.

    Theo đó một cụm ống phóng tên lửa Harpoon không rõ số lượng sẽ được gắn phía trước boong tàu LCS ngay sau tháp pháo Mk 110 57mm của nó, và quan trọng là cụm ống phóng này có thể được tháo bỏ khi cần thiết.

    RGM-84D Harpoon là mẫu tên lửa chống hạm tiêu chuẩn có tuổi thọ lâu đời nhất của Hải quân Mỹ, nó được đưa vào trang bị từ những năm 1970 và được sử dụng cho tới nay với nhiều biến thể khác nhau.

    Trọng lượng của mỗi tên lửa Harpoon chỉ khoảng 691kg được trang bị đầu đạn nặng 221kg với tầm bắn hiệu quả lên tới 124km và có vận tốc di chuyển 864km/h.

    [​IMG]
    Tàu tuần duyên USS Coronado.
    Được biết, trước khi công khai gói nâng cấp với tên lửa Harpoon, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm và có kế hoạch trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do công ty Kongsberg của Na Uy sản xuất lên tàu LCS.

    Theo trang Navy Recognition, tàu tuần duyên tàng hình USS Coronado bắn thử tên lửa NSM tại căn cứ hải quân Point Mugu, bang California.

    Tên lửa NSM được thiết kế để nhận dạng mục tiêu qua lớp tàu. Khi khai hỏa từ một bệ phóng trên boong, nó sử dụng đầu dò hình ảnh hồng ngoại để nhận dạng mục tiêu và tận dụng khả năng cơ động cao cùng cơ chế bay lướt trên mặt biển để tránh hệ thống phòng thủ trên tàu đối phương và tấn công, Gary Holst, giám đốc cao cấp phụ trách Tác chiến Mặt biển của công ty Kongsberg nói.

    Tên lửa NSM có khả năng bay đủ để đánh bại "hệ thống phòng thủ cuối cùng" trên tàu chiến đối phương.

    "Một trong số các tính năng nổi bật của tên lửa này là khả năng tránh hệ các thống phòng thủ ở giai đoạn cuối nhờ trang bị radar dò thụ động, các công nghệ tàng hình và khả năng cơ động. Đặc biệt, nó được thiết kế để chuyên tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt", đại diện nhà sản xuất cho biết.

    Hệ thống Vũ khí Phòng thủ Tầm gần (CIWS) của đối phương là lớp hỏa lực bảo vệ cuối cùng, có thể khai hỏa hàng nghìn viên đạn trong thời gian cực ngắn để đánh chặn, làm chệch hướng hoặc phá hủy tên lửa đang bay tới. Tên lửa NSM được thiết kế để đánh bại các vũ khí phòng thủ này nhờ khả năng cơ động nhanh giúp nó tránh bị đánh chặn và tiếp tục tấn công mục tiêu.

    Vũ khí này được thiết kế cấu hình tàng hình để tránh bị các hệ thống radar trên tàu địch phát hiện và sử dụng cơ chế bay lướt sát mặt biển hơn bất kỳ tên lửa nào hiện nay, Holst nói.

    "Nó được thiết kế để đối phó các hệ thống CIWS tối tân. Tên lửa NSM là một vũ khí có tốc độ hành trình cận âm có khả năng bay vòng chuyển hướng. Khi chuyển hướng, đầu dò ảnh hồng ngoại của nó vẫn được duy trì nằm ngang ổn định và bám bắt mục tiêu".

    Phiên bản bắn bằng xe trên mặt đất đã trang bị cho Quân đội Ba Lan. Phiên bản bắn bằng máy bay trực thăng đang nghiên cứu phát triển. Công ty Kongsberg vừa tuyên bố, họ còn đang nghiên cứu phát triển phiên bản phóng từ tàu ngầm cỡ nhỏ. Hiện công ty Kongsberg luôn coi Hải quân Mỹ là khách hàng tiềm năng của tên lửa NSM và tích cực chào bán.

    Căn cứ vào kết quả thử nghiệm lần này Hải quân Mỹ sẽ tính đến khả năng mua tên lửa NSM để trang bị cho tàu tuần duyên lớp LCS. Nếu kế hoạch này được thực hiện, tàu tuần duyên lớp LCS sẽ sở hữu sức mạnh có thể khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải khiếp sợ.

    Tuy nhiên, không rõ vì sao, tên lửa Harpoon được tin dùng trong khi đó số phận của NSM trên tàu LCS không thấy Hải quân Mỹ nhắc đến.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-nsm-that-sung-trong-hai-quan-my-3312792/

    Bắn 4 tên lửa chống hạm Mỹ chưa chìm tàu cổ lỗ
    (Vũ khí) - Để đánh chìm chiến hạm cũ lớp Oliver Hazard Perry trong cuộc tập trận RIMPAC-2016 hôm 14/7, phải bắn tới 4 quả tên lửa Harpoon cùng lượng lớn tên lửa, ngư lôi.
    Chiến hạm siêu bền?

    Vụ bắn hạ chiếc tàu lớp Oliver Hazard Perry mang tên USS Thach (FFG 43) đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ diễn ra trong khuôn khổ cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2016 ở ngoài khơi Hawaii hôm 14/7.

    Con tàu này được kéo ra ngoài khơi cách Hawaii khoảng 100 km về phía Bắc, vùng bbieern này có độ sâu khoảng 4,5 km, bảo đảm không có người. Ngay sau đó, con tàu đã bị dội mưa tên lửa, bom và ngư lôi.

    Đầu tiên, chiếc USS Thach đã bị trúng 1 quả tên lửa Harpoon từ tàu ngầm của Hàn Quốc, sau đó là 1 tên lửa Harpoon nữa từ khu trục hạm HMAS Ballarat cùng 1 quả Hellfire từ trực thăng SH-60S của Hải quân Australia.

    [​IMG]
    Chiến hạm USS Thach hứng mưa bom đạn.
    Trong đợt tấn công tiếp theo, một tàu tuần tra của Mỹ "đóng góp" 1 tên lửa Harpoon và 1 tên lửa Maverick; tàu tuần dương USS Princeton còn tiếp tục phóng 1 tên lửa Harpoon, trong khi một trực thăng SH-60S khác bồi thêm một số tên lửa Hellfire nữa.

    Chưa hết, một chiếc F/A-18 của Mỹ còn thả 1 quả bom Mk 84, máy bay ném bom B-52 ném 1 quả bom GBU-12 Paveway trọng lượng 225 kg.

    Cuối cùng một tàu ngầm hạt nhân Mỹ phóng ra một quả ngư lôi Mk-48 với gần 2.500 kg chất nổ cực mạnh, bắn trúng mũi tàu tạo nên một cột nước khổng lồ. Sức mạnh của quả ngư lôi này làm phần thân gần mũi tàu bị thụt sâu vào bên trong với 1 lỗ thủng lớn.

    Theo thống kê của tờ Star Advertiser (ở Hawaii), người ta đã dùng đến hơn 10 loại vũ khí cực mạnh để đánh chìm tàu USS Thach, gồm 4 tên lửa diệt hạm Harpoon (phóng từ tàu ngầm, tàu chiến, máy bay), nhiều tên lửa Hellfire phóng từ trực thăng, 1 tên lửa Maverick từ máy bay P-3 Orion, 2 quả bom (từ F/A-18 và B-52), và 1 ngư lôi từ tàu ngầm hạt nhân.

    Điều đáng nói ở đây là sau khi hứng chịu số lượng bom đạn khổng lồ như vậy, con tàu vẫn trụ vững tới 12 giờ đồng hồ rồi mới chịu thúc thủ.

    Hay tên lửa không đủ mạnh?

    Sau cuộc tập trận, truyền thông thế giới đã hết lời ca ngơi chiến hạm lớp Perry, cùng với đó là sự nghi ngờ về sức mạnh của tên lửa Harpoon - vũ khí luôn được Mỹ gọi là sát thủ diệt hạm.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất Boeing, tên lửa Harpoon được phát triển, trang bị cho nhiều nền tảng: máy bay (AGM-84, không có tầng động cơ tăng cường nhiên liệu rắn); tàu chiến mặt nước (RGM-84, lắp tầng đẩy tăng cường); tàu ngầm (UGM-84, lắp tầng đẩy tăng cường và đặt trong container kín nước phóng qua ống phóng ngư lôi cỡ 533mm) và biến thể dùng cho khẩu đội phòng thủ bờ.

    Đạn tên lửa tiêu chuẩn Harpoon nặng 691kg (với tầng tăng cường), dài 3,8m (biến thể phóng trên không) hoặc 4,6m (biến thể phóng từ tàu chiến), đường kính thân 0,34m, lắp đầu nổ nặng 221kg.

    Tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bay 124km, tốc độ bay 864km/h, pha cuối bay ở độ cao cực thấp, dùng đầu tự dẫn radar chủ động. Harpoon được phát triển với khá nhiều biến thể, chủ yếu cải tiến về hệ thống dẫn đường và động lực giúp tăng tầm bắn tên lửa.

    Ví dụ như biến thể phóng từ trên không AGM-84F Block 1D tăng tầm tới 315km, AGM-84H/K Block 1G/J có tầm 280km; biến thể phóng trên tàu chiến RGM-84F Block 1D tăng tầm tới 315km.

    Điều đặc biệt là Hải quân Mỹ từng nhiều lần khẳng định Harpoon có thể bắn chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ với một phát bắn duy nhất. Tuy nhiên, sau khi đánh chìm chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry trong cuộc tập trận RIMPAC 2016, người ta hoàn toàn có lý do để nghi ngờ về sức mạnh của Harpoon.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ban-4-ten-lua-chong-ham-my-chua-chim-tau-co-lo-3314566/

    Được nối tầm, Bal-E có hơn YJ-62 của Trung Quốc?

    Là tổ hợp tên lửa bờ cực mạnh do Nga phát triển, đặc biệt sau khi được nối tầm thành công. Vậy, Bal-E có thể hiện được gì trước YJ-62 trên Biển Đông?

    Theo giới thiệu của Nga, Bal-E là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động, có khả năng tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, thay đổi trận địa trong khoảng thời gian ngắn, rồi l�
    [​IMG]

    Thông tin này được hãng TASS ngày 20/5 dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Tactical Missiles (Nga) cho biết. Theo đó, hợp tên lửa bờ Bal-E được tăng tầm bắn lên tới 300 km nhờ trang bị đạn tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35 phiên bản nâng cấp.


    Giám đốc Tập đoàn Tactical Missiles, Greygory Antsev cho biết: “Nguyên tắc hoạt động của tổ hợp Bal đã được công khai, nhưng Tập đoàn Tactical Missiles đang có kế hoạch phát triển phiên bản đạn tên lửa nâng cấp Kh-35E với tầm bắn đạt tới 300 km.

    Tên lửa mới cũng có các biến thể dành cho hải-lục-không quân”. Ông G. Antsev tiết lộ thêm rằng, do trang bị đạn tên lửa mới có tầm bắn xa hơn, tổ hợp Bal-E cũng được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực và trang bị mới.

    [​IMG]

    Rõ ràng thông tin này có thể khiến Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông không vui bởi theo thông tin từ báo Kommersant (Nga) hồi giữa năm 2014, một khách hàng tại Đông Nam Á đã sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ này.

    Ngay sau khi thông tin trên được công bố đã gây xôn xao các diễn đàn quân sự quốc tế, vì trước đó chưa có dấu hiệu nào cho thấy một quốc gia Đông Nam Á nào sẽ sớm biên chế hệ thống tên lửa bờ tiên tiến này.

    [​IMG]

    Bal-E là phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal. Hệ thống tên lửa Bal-E được thiết kế để kiểm soát vùng duyên hải và khu vực eo biển; bảo vệ căn cứ hải quân; bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ.

    [​IMG]

    Thành phần của một hệ thống Bal-E bao gồm xe chỉ huy và liên lạc cơ động, xe tự hành mang bệ phóng với 8 tên lửa chống hạm và các xe chở, tiếp đạn cho những loạt bắn tiếp theo, tổng số đạn tên lửa trang bị cho mỗi tổ hợp lên đến 64 quả.

    [​IMG]

    Sức mạnh của Bal-E nằm ở tên lửa hành trình chống hạm cận âm 3M24 Uran-E có tầm bắn 130 km với bản tiêu chuẩn (phiên bản nâng cấp có tầm bắn đạt tới 300 km), mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 145 kg, đủ khả năng vô hiệu hóa tàu chiến có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn.

    [​IMG]

    Theo đánh giá, chỉ cần một hệ thống Bal-E duy nhất là đủ để tiêu diệt hoặc đẩy lui cuộc đổ bộ của số lượng cực lớn của lực lượng thủy quân lục chiến đối phương.

    Tuy nhiên theo mạng quân sự Sina (Trung Quốc), kể cả khi được nâng tầm, Bal-E vẫn không thể sánh với hệ thống tên lửa bờ YJ-62 của Trung Quốc.

    [​IMG]

    Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, tốc độ cận âm YJ-62 (hay còn gọi là C-602).

    Theo nguồn tin này, YJ-62 nặng 1,24 tấn, dài 6,1 m, đường kính thân 0,54 m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 300 kg. Đạn tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn hơn 400 km.

    [​IMG]

    YJ-62 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động, kích hoạt theo dõi mục tiêu khi cách 40 km, khóa mục tiêu ở tầm 30 km. Theo một số nguồn tin, trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa chỉ bay cách mặt biển 7 - 10 m, điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho hệ thống đánh chặn của đối phương.

    [​IMG]

    Ngoài chức năng chống tàu, YJ-62 được “quảng cáo” có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền với tầm bắn tương tự, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 30 m.

    [​IMG]

    Với sức mạnh của YJ-62, hệ thống Bal-E không thể sánh được với dòng tên lửa của Trung Quốc kể cả khi được nâng tầm, Bal-E cũng chỉ đạt được tầm bắn là 300 km, trong khi đó YJ-62 là 400 km, Sina nhận định.


    Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1157626#ixzz4TMFMhwIR
    doc tin tuc xaluan.com
    --- Gộp bài viết: 20/12/2016, Bài cũ từ: 20/12/2016 ---
    Như vậy vũ khí chống hạm TQ cận âm thế hệ 4 (sản xuất sau thập kỉ 2000) hiện đang dẫn đầu về sức mạnh (ko tính tới LRASM là thế hệ 5 và chưa trang bị toàn diện, NSM là thế hệ 5 nhưng đã trang bị toàn diện).

    YJ-62 tầm bắn thuộc loại xa nhất lên tới 400km, các thông số còn lại tương đương các loại Bal-E, NSM, Harpoon, Exocet. Chưa kể với tầm bắn 400km nó có thể trở thành tên lửa hành trình tấn công mặt đất hiệu quả

    Điểm trừ là YJ-62 ko mang lên máy bay chiến đấu được. Thứ nhì là ko thiết kế tàng hình hóa như NSM.

    3 dòng tên lửa RBS-15, Bal-E và Exocet thì ở mức bình thường, ko có gì nổi trội.

    Tên lửa chống hạm cận âm kém nhất thuộc về Harpoon, về tầm bắn cho tới sức công phá

    Tên lửa chống hạm cũ nhất là RBS-15, Exocet và Harpoon, chúng thuộc thế hệ 3, tuy nhiên tính các bản nâng cấp thì chỉ còn RBS-15 (sản xuất trước thập kỉ 1990)
    Lần cập nhật cuối: 20/12/2016
  2. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    nhìn cái nick BRICS , cái tự topicTên lửa chống hạm nào thực sự mạnh nhất hiện nay
    khỏi cần coi cũng biết tên lửa của Trung quốc mạnh số 1 thế giới rầu :))=))
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Phản biện lại xem ? Harpoon yếu nhất là chắc chắn. Về phần tên lửa siêu âm sẽ nói sau
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Phương pháp tác chiến của YJ-12 và Kh-31A/AD khác khác biệt

    --- Gộp bài viết: 05/01/2017, Bài cũ từ: 05/01/2017 ---
    YJ-12/CM-302 tương đối giống P-270 Moskit hơn về khả năng hoạt động và hình dáng kích thước

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]


    P270
  5. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Tầm bắn của 1 số loại Ashm next gen

    Tầm bắn công bố của LRASM là 370km
    Tầm bắn công bố của YJ-12 là 400km
    Tầm bắn công bố của 3M22 là >400km
    Tầm bắn công bố của Brahmos-II là 300km
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nguồn em ơi, lại cắt gọt cho vừa ý cá nhân hả?
  7. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Ồ có thằng bốc phét SM-6 chống tàu 1 hit to kill, SPY dẫn bắn 10 tên lửa SM-6 và tầm bắn SM-6 >400km chống hạm còn ko cần nguồn kìa

    Mấy tầm bắn của đám ashm anh liệt kê ở trên đều công khai, gg là ra
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Em gái trả lời nhanh, ko anh đưa vào blacklist khỏi trả lời
  9. taobao

    taobao Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    3
    Tự gg, nếu sai thì mang lên. Anh ko muốn đăng link cho loại ko phân biệt được máy bay dân sự hay quân sự

    http://ttvnol.com/threads/tiem-luc-quan-su-hoa-ky-phan-4.496198/page-793
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    YJ-62 có chung cấu hình C602 ko ta ?
    Anh google thấy họ viết là LRASM tầm 300 nmi, trọng lượng hơn 950kg, đầu đạn 450kg. Chiều dài 4.27m, thêm booster khoảng 4.9m
    Rồi các chuyên gia gợi ý nên giảm trọng lượng đầu đạn, để nâng tầm bắn lên 1000 nmi, làm thành bản đối đất nữa.
    còn C602 tầm bắn 150 nmi ( 280km ), trọng lượng 1,3 tấn, đầu đạn 300kg dài 6.1m, thêm booster là 7m

    Google YJ 62 thì đầu đạn còn có 210 kg, nên tầm xa hơn được tý nữa.
    Tóm lại nó là quả tên lửa nặng hơn 40% LRASM, dài hơn 2 mét, mang được đầu đạn không bằng 1/2 và bay được khoảng 2/3 tầm của LRASM ...
    và không được trọng dụng trên tàu 052D nữa

    điều này chứng tỏ, YJ62 kém hơn YJ83, loại tên lửa có đầu đạn 164kg và tầm bắn khoảng 200km
    vốn có 2 thông số đều kém YJ 62, nghĩa là độ tin cậy của YJ 62 là kém, độ chính xác ko cao, ví dụ bay được 1/4 đường là nghẻo ... hoặc bắn xịt, ko tìm đến mục tiêu, tầm bắn quảng cáo ko bao giờ đạt tới.
    Lần cập nhật cuối: 06/01/2017

Chia sẻ trang này