1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thử cầm quân cái nhảy

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Small_Dragon_new, 08/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Small_Dragon_new

    Small_Dragon_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2001
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Thử cầm quân cái nhảy

    Bấy lâu nay chúng ta đã nói nhiều về tính năng của các loạik vũ khí hiện đại. Hôm nay tôi muốn chúng ta đổi món với tư cách là những nhà cầm quân để có thể phân tích chính xác hơn đặc tính cụ thể của các loại vũ khí.
    Chẳng hạn trong tay tôi là hạm đội 7 muốn bảo vệ Đài Loan trong trường hợp xung đột với đại lục (giả tưởng) còn trong tay bạn (Trung Quốc) có Sorve và ngầm lớp Kilo chẳng hạn. Chúng ta sẽ tiến hành chiến tranh như thế nào nhảy.
    Mời các bác khác có quan tâm hãy vào đây để đưa ra tình huống đánh trận giả. Không lấy ví dụ hay tài liệu gì liên quan đến Việt nam




    Small Dragon
  2. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt đối không dùng Sorve và Kilo, đây chỉ là những vũ khí trung bình không đủ sức đối chọi với các tàu chiến thế hệ mới của Mỹ (HĐ 7 là HĐ mạnh nhất của Mỹ). Đó là chưa kể đến Hàng không mẫu hạm. Trong trường hợp này cách hay nhất là thả thủy lội dày đặc làm chậm bước tiến của đối phương, dùng các tàu phóng lội cỡ nhỏ, tốc độ cao lợi dụng sự linh hoạt để tiến công. Triển khai tối đa tên lửa chống hạm, máy bay đất liền, tên lửa và pháo phòng không để giữ đất liền và tránh để đối phương tiên quá sâu. Dùng không quân quấy nhiễu và tiêu diệt khi có thể. Đại bộ phận lực lượng mạnh nhất của hải quân không nên xuất trận sớm, tránh đối đầu trực tiếp, chỉ đưa vào để giải quyết chiến trường vào phút cuối (nếu ta đã có lợi thế). Trong trường hợp bất lợi phải đưa chúng vào các hải cảng phòng thủ tốt, HĐ7 không thể tấn công đất liền bằng bộ binh (trong trường hợp TQ thôi nhé).
    Tuy nhiên, thực tế không hẵn như thế vì còn có vũ khí hạt nhân. Một cuộc tấn công như vậy có thể biến chuyển hoàn toàn với sự xuất hiện của bom A. Trong trường hợp lạc quan nhất sẽ chẳng có Đài Loan để mà tranh giành.

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  3. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Hehe những tình huống như thế này hay đây.
    Có thể dự đoán là TQ sẽ tìm cách tấn công bất ngờ, chớp nhoáng vào thời điểm HĐ 7 đang ở xa Đài Loan, trong vòng một vài ngày tìm cách đưa được một lực lượng cực lớn (VD: 500 nghìn quân) đổ bộ lên đảo trên 2 hướng và chiếm được một, hai thành phố quan trọng, đông dân nào đó (Đài Bắc hoặc Đài Trung), trước khi không quân Mỹ có thể can thiệp với một lực lượng đáng kể.
    Lực lượng quốc phòng của Đài Loan cũng khá mạnh, diện tích đảo này lại khá rộng (xấp xỉ miền Bắc VN thì phải?). Vì vậy rất có thể là TQ sẽ có một mũi tấn công quân sự chính nhằm vào Đài Bắc (Taipei), kết hợp với lực lượng đặc nhiệm chiếm sân bay, đài phát thanh, truyền hình, trụ sở đảng cầm quyền, phủ tổng thống (nơi tổng thống và phu nhân đang yên giấc), nhà riêng bộ trưởng QP, tổng tham mưu trưởng, trụ sở BQP, v.v.. nhằm phá tan hệ thống chính phủ và lãnh đạo trong chớp mắt để làm tê liệt hệ thống chỉ huy lãnh đạo ngay từ những phút đầu.
    Các mũi tấn công khác vào các vùng khác của quốc đảo có thể chỉ nhằm kìm chân lực lượng quân đội về tiếp cứu cho Đài Bắc.
    Nhìn chung mục tiêu của TQ phải là chiếm được thủ đô, bắt hoặc giết được tổng thống ĐL, phá tan đội ngũ lãnh đạo của quân đội và của nước này trước khi quân Mỹ kịp trở tay.

    Le Van Le

  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Chưa tính đến Hạm đội Mỹ, hãy tính làm sao cái Hạm đội chưa bao giờ được thử lửa của TQ vượt qua được Đài Loan cái đã. Nếu ngon ăn thì TQ đã làm lâu rồi!!
  5. Small_Dragon_new

    Small_Dragon_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2001
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Tớ thì nghĩ thế này các bạn ạ. Tất nhiên là Trung Quốc chỉ có khả năng tấn công hạn chế hạm đội của Mỹ ( cứ ví dụ là hạm đôi 7 của Mỹ đi) trong trường hợp Mỹ bảo vệ đồng minh của mình là Đài Loan khi bị Trung Quốc tấn công. Nói là Trung Quốc tấn công bởi vì Đài Loan ( và cả Mỹ ) không bao giờ tấn công Trung Quốc trước trong tình hình như hiện nay. Vấn đề Đài Loan đã có lúc trở nên căng thẳng khi Trần Thủy Biền lên cầm quyền ( Trần Thuỷ Biền có tư tưởng ly khai rõ rệt ) và phía Trung Quốc có những chính sách cứng rắn nhằm thống nhất sớm Đài Loan bằng mọi giá (Nghĩa là có thể phát động chiến tranh để thống nhất bằng vũ lực Đài Loan). Tôi xin trích nguyên văn một vài dòng về quan điểm của Trung Quốc về chính sách quốc phòng :
    " Chính phủ Trung Quốc nghiêm cấm sự phân biệt và áp bức đối với bất kỳ dân tộc nào, cũng nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại đoàn kết dân tộc và gây chia rẽ đất nước. Đài Loan là một bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc dựa theo phương châm cơ bản ' hòa bình thống nhất, một nước hai chế độ' và chủ trương 8 điểm phát triển quan hệ hai bờ trong giai đoạn hiện nay thúc đẩy tiến trình hòa bình thống nhất tổ quốc, với thiện chí và cố gắng lớn nhất tranh thủ triển vọng hoà bình thống nhất, nhưng quyết không cam kết từ bỏ sử dụng vũ lực. Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào bán vũ khí cho Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào. Lực lượng vũ trang Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và thống nhất đất nước, có quyết tâm và có khả năng ngăn ngừa bất kỳ hành vi gây chia rẽ nào"
    Trích từ sách Trắng " Quốc phòng của Trung Quốc năm 2002 "
    Do vậy chính phủ Trung Quốc đã rất quan tâm tới việc hạn chế vai trò của Hải quân Mỹ một khi có chiến tranh xảy ra. Một kịch bản chiến tranh thì như các bạn đã nói, nghĩa là tấn công ồ ạt bằng hải lục, không quân để nhanh chóng đè bẹp Đài Loan, chiếm Đài Bắc và vô hiệu hóa chính quyền Đài Loan trong thời gian sớm nhất. Chính quyền Đài Loan dẫu mạnh song khó có khả năng cầm cự lâu, đó là khi sẽ xuất hiện vai trò của Mỹ. Nếu nhanh chóng giải quyết Đài Loan trong thời gian ngắn nhất thì có lợi cho Trung Quốc, nhưng như vậy là rất khó. Tiềm lực quân sự của Đài Loan khá mạnh, đặc biệt là mới đây được trang bị thêm nhiều vũ khí hiện đại của Mỹ, Pháp. Không quân và Hải quân đều đã được tăng cường. Hải quân được trang bị mới các loại tàu chiến của Pháp và Mỹ, đặc biệt tàu của Mỹ được trang bị tên lửa Aegnis siêu hiện đại. Không quân có loại F16 của Mỹ, ngoài ra còn có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ trang bị. Còn về lục quân và diện tích cũng như dân số của Đài Loan thì các bạn đã rõ rồi.Vậy là Trung Quốc rất khó đè bẹp Đài Loan trong thời gian ngắn và Mỹ chắc chắn sẽ nhày vào.
    ***** Riêng về thông tin của các loại vũ khí này đề nghị bạn nào có hãy post lên diễn đàn này để mọi người cùng tham khảo*******
    Để chống lại hạm đội của Mỹ thì chắc chắn Trung Quốc phải dùng tới Sor và Kilo, điều này quan điểm của tôi là trái ngược với Typoon. Bản thân Trung Quốc có chủ trương triển khai loại Sor là có ý định đối kháng với tàu sân bay Mỹ trong trường hợp có chiến tranh. Đây là trường hợp Mỹ bảo vệ Đài Loan chứ không phải là Mỹ tấn công Đài Loan. Tại sao phải chống tàu sân bay vì nó có khă năng tác chiến trên biển, hỗ trợ cho không quân. Tất nhiên là tàu sân bay nằm trong thành phần của hạm đội và được bảo vệ tối đa. Không thể triển khai các loại phòng thủ bằng cách thả thủy lội dày đặc làm chậm bước tiến của đối phương vì đây là Mỹ bảo vệ bờ biển Đài Loan, cũng không thể dùng các tàu phóng lội cỡ nhỏ, tốc độ cao lợi dụng sự linh hoạt để tiến công bởi vì hạm đội 7 dễ dàng tiêu diệt những đơn vị tàu này từ khoảng cách rất xa, xa đến mức mà các bác tàu nói trên không thể tiếp cận được. Việc triển khai tối đa tên lửa chống hạm mà bạn đưa ra là điều chấp nhận được, nhưng đó cũng là lý do mà Trung Quốc phải dùng Sor, vì loại này có trang bị tên lửa siêu âm SS-N-22. Thật sự thì tính năng của loại tên lửa này được đánh giá là loại duy nhất có thể chống lại hạm đội của Mỹ (về các khả năng chiến đấu, tầm bắn, tác chiến điện tử ...). Đấy là chưa kể tới lực lượng tên lửa đạn đạo chiến thuật của Trung Quốc, như Don Fen chẳng hạn có tầm bắn tới 2000 km. Về không quân thì Trung Quốc chỉ có khả năng ngăn chặn hạn chế với các loại máy bay SU 27 và Mig 29. Lý do là Trung Quốc không chủ trương phát triển tàu sân bay do chi phí quá tốn kém. Chẳng hạn tàu sân bay Eisenhow có giá tới 3,4 tỷ USD, mà chi phí vận hành nó cũng vô cùng tốn kém. Do vậy mà Trung Quốc chủ trương phát triển vũ khí tên lửa và tập trung lực lượng mở mặt trận đáy biển. Về tên lửa thì như đã nói, trang bị lớp Sor có tên lửa hạm đối hạm SS - N- 22 và một số loại tên lửa đạn đạo chiến thuật khác. Với các tính năng tiên tiến và được dẫn hướng tốt các loại tên lửa này, khi được sự hỗ trợ của không quân và hạm đội có thể đối không, kiềm chế hạm đội, nhất là cá tàu sân bay của Mỹ
    Về đội tàu ngầm của Trung Quốc cũng rất mạnh, trong đó có cả tàu ngầm hạt nhân. Ngầm lớp Kilo được coi là loại sát thủ đáy biển, chạy rất êm.
    Trong trường hợp Trung Quốc ngăn chặn được hạm đội Mỹ thì Đài Loan coi như " tiêu ". Mỹ không thể áp dụng không kích như ở các nước khác vì hệ thống phòng không của Trung Quốc cũng rất mạnh. Còn chiến tranh hạt nhân thì khó có thể xảy ra vì xét cho cùng Đài Loan không phải là đệ tử ruột của Mỹ. Mỹ không thể vì Đài Loan mà chơi con bài cuối cùng này. Mỹ phải bảo vệ Đài Loan là vì vị thể của Mỹ trong khu vực (đại ca mà bỏ đàn em này thì mất mặt với các đàn em khác trong khu vực và thế giới quá), không muốn Trung Quốc kiểm soát hẳn Đài Loan mà muốn như hiện nay để còn có thể gây sức ép với Trung Quốc khi cần thiết.
    Về tài liệu của Sor tôi đã post lên rồi. Dưới đây là một vài tài liệu về lớp Kilo. Tôi không đưa ảnh vì đã có người đưa lên rồi. Rất xin lỗi các bạn vì tôi chưa kịp chuyển sang tiếng Việt do quá bận. Mong các bạn thông cảm. Bạn nào có thời gian dịch hộ và post lên thì đỡ quá. Xin cám ơn nhiều.
    SƠ LƯỢC VỀ LỚP KILO
    SSK KILO CLASS (TYPE 636)
    The Russian Kilo Class submarine first entered service in the early 1980's. It was designed by the Rubin Central Maritime Design Bureau, St Petersburg. Subsequent developments have led to the current production versions, the Type 877EKM and most recently, Type 636. A successor, the Amur, which incorporates an air-independent propulsion (AIP) system also designed by Rubin, is being developed. The AIP system could also be available for retrofit to the other versions. The submarine was originally built at the Komsomolsk shipyard but is now constructed at the Admiralty Shipyard in St Petersburg. China has two Type 636 submarines, the second joined the Chinese fleet in January 1999.
    Type 636 is designed for anti-submarine (ASW) and anti-surface ship (ASuW) warfare and also for general reconnaissance and patrol missions. The Type 636 submarine is considered to be to be one of the quietest diesel submarines in the world. It is said to be capable of detecting an enemy submarine at a range 3 to 4 times greater than it can be detected itself.
    DESIGN
    The submarine consists of six watertight compartments separated by transverse bulkheads in a pressurised double-hull. This design and the submarine's good reserve buoyancy lead to increased survivability if the submarine is holed, even with one compartment and two adjacent ballast tanks flooded. The foreplanes are positioned on the upper hull in front of the fin or sail. The design is a development of the 877EKM Kilo class, with extended hull. The power of the diesel generators has been increased and the main propulsion shaft speed has been reduced to provide a substantial reduction in the acoustic signature of the submarine. Maximum diving depth is 300 m. Speed is 11 knots when surfaced and 20 knots when submerged. Range is 7,500 miles when snorkelling at 7 knots and 400 miles when submerged at 3 knots.
    COMMAND SYSTEM
    The submarine is equipped with a multi- purpose combat and command system which provides information for effective submarine control and torpedo firing. The system's high-speed computer can: process information from the surveillance equipment and display it on the screen; determine submerged and surface target data and calculate firing parameters; provide automatic fire control; and provide information and recommendations on manoeuvres and deployment of weapons.
    TORPEDOES
    The submarine is equipped with six 533 mm forward torpedo tubes situated in the nose of the submarine and carries eighteen torpedoes with six in the torpedo tubes and twelve stored on the racks. Alternatively the torpedo tubes can deploy 24 mines. Two torpedo tubes are designed for firing remote-controlled torpedoes with a very high accuracy. The computer-controlled torpedo system is provided with a quick-loading device. The first salvo is fired within two minutes and the second within five minutes.
    SENSORS
    Type 636 is fitted with the MGK-400EM digital sonar. This provides: detection of submarine and surface ship targets in sonar listening mode; echo-ranging in a +/-30 degrees sector of the target relative bearing; telephone and telegraph communication in both long and short range modes; detection of underwater sound signals and determination of the signal bearing.
    The submarine?Ts radar works in periscope and surface modes and provides information on the underwater and air situation, radar identification, and navigational safety.
    COUNTERMEASURES
    Countermeasures include electronic support measures (ESM), radar warning receiver and direction-finder.
    PROPULSION
    The submarine's propulsion system consists two diesel generators, a main propulsion motor, a fuel-economic motor and a single shaft driving a seven blade fixed-pitch propeller. There are two ad***ional stand-by motors for running in shallow waters, at mooring and in cases of emergency. Two 120 cell storage batteries are installed in the first and third compartments of the submarine. The main machinery is equipped with an automatic control system.
    THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA LỚP KILO
    SSK KILO CLASS (TYPE 636) - SPECIFICATION
    Displacement 2,350 tons
    Dimensions
    Length 6.3m
    Beam 9.9 m
    Draught 6.3 m
    Propulsion diesel-electric with full electric propulsion
    Propellers fixed-pitch
    Diving Depth
    Operational 250 m
    Maximum 300 m
    Periscopic 17.5 m
    Full Run Speed
    Surfaced 11 knots
    Submerged 20 knots
    Range With snorkel (7 knots) 7,500 miles
    Submerged (3 knots) 400 miles
    Sea Endurance 45 days
    Torpedoes 6 x 533 mm torpedo tubes, 8 torpedoes
    Electronic equipment radio communications, combat control information system, navigation system
    Radar general purpose detection radar
    Sonar active/passive
    Periscopes one for commander, one for air defence


    Small Dragon
  6. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đang bàn về chiến thuật mà. Còn khi đánh nhau thật thì có trời mới biết được, nếu điên lên dùng tới vũ khí nguyên tử thì khỏi chiến thuật, chiến lược luôn nhé. Chết cả đám. Còn vũ khí hiện đại là một chuyện, thực tế chiến trường quyết định. Chúng ta cứ bàn về chiến lược có thể xảy ra, cánh dàn quân như trong RTS. Kể cả cách dàn quân những trận đánh trong khoá khứ, cũng hay chứ.

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hề hề.
    Đánh trận, được đó thua cấm khóc nhè.
    Tiên đề: lực lượng hai bên trước khi chiến tranh nổ ra.
    Trung Quốc, như một số tuyên bố ám chỉ gần đây, sắn sang dùng bạo lực để thống nhất. Sau thời "4 hiện đại hoá" họ có 20 năm để phát triển hải quân, không quân, thay thế những laọi vũ khí bảo tàng của họ bằng vũ khí mới hơn, tiền lực công nghiệp cho phéphọ chuyển sang trạng thái chiến tranh: duy trì khoảng 20000 máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không S300 đủ bảo vệ các thành phố, 30000-50000 xe tăng cỡ T90, vũ khí chống tăng cầm tay. Bộ binh trang bị tiểu liên mang được 4 băng đạn 45 viên cỡ đầu 5mm. Súng không giật vác vai xuyên thép 300mm, phòng hoá, giáp ngực đầy đủ, tên lửa diệt trực thăng vác vai (mỗi đại đội có hai tổ), di chuyển 1 tiểu đội 1 xe cỡ BMP-2 (có tên lửa diệt tăng, pháo nòng trơn 80mm). Súng phòng không bắn bằng RADA và máy tính (mỗi trung đoàn 1 đại đội 4 xe). Dưói biển, có các tầu khu trục chống tầu ngầm, phòng không hỗ trợ đổ bộ, có sân máy bay lên thẳng. Tầu ngầm tấn công KILO, tầu đổ bộ (khoảng một trung đôi bọc thép hay 3 xe tăng, có pháo bắn nhanh 75mm). Trung Quốc có khoảng 10 thiết giáp hạm, bắn pháo nòng trơn 400mm đan 20kg, tầm bắn 150 km. 4 tầu ngầm hạt nhân phóng tên lửa Đông phong tầm bắn 10000km, đầu đạn nặng 1tấn. Trung Quốc đã hoàn thiện hệ định vị toàn cầu (bi giờ đã), hai tầu sân bay 80000 tấn (80 máy bay) 5 tầu sân bay 45000 tấn (30 máy bay). Không quân đủ 5 sư đoàn bộ binh + thiết giáp đổ bộ đường không. 40 máy bay ném bom chiến lược (mỗi cái 70 tấn bom or tên lửa hành trình đối biển, đối đất hạng nặng). Tầm 1000 máy bay cường kích. Quân đội được sử dụng vệ tinh theo dõi. Hệ thống thông tin đảm bảo cho mỗi xe 1 đường mạng 10Mbit/s, mỗi tầu chiến 100Mbit/s.
    Để cân bằng lực lượng, Mí và Nhật bản, Hàn quốc cả công khai lẫn bí mật trang bị cho ĐLA hệ thống phòng không tương tự S300, nhưng đủ trên toàn bộ lãnh thổ. Tên lửa đánh chặn kiểu ARROW. 300 máy bay cường kích, 1000 xe tăng hiện đại, tầu biển, tầu ngầm, hạm đội 7 tiến lại gần eo biển. Do tình hình nóng lạnh thất thường, ĐLA mua (tự đóng) thêm tầu khu trục cỡ nhỏ, đặt biệt có thể chạy động cơ tuốc bin, sức phòng không rất mạnh với tên lửa đánh chặn và súng phòng không tự động, pháo 175 mm bắn nhanh. Tầu khu trục 3 thân hiện đại của Anh được bí mật cung cấp. Tầu ngầm tấn công (Anh, Mĩ) với tốc độ cao, chạy êm. Các tầu chiến của ĐLA tấn công tầu đối phương bằng tên lửa (tầm 600km), ngư lôi bắn là quên tầm 50km. Máy bay hạng nặng (bom có điều khiển bắn cách mục tiêu >20km ) tên lửa (300-600km).
    Sau khi xảy ra căng thẳng, mọi cố gắn dàn hoà đang được triển khai, thời điển đó là thuận lợi nhất: Trung Quốc tấn công.
    Diến biến: ĐLA và Mĩ, sau bất ngờ nhận định: TQ chỉ chống lại Hạm đội 7 bằng tấn công bất ngờ hoặc bằng tên lửa hạt nhân (điều một không xảy ra, lúc đó Mĩ chưa tham chiến).
    -Trung Quốc dùng máy bay khống chế không phận eo biển, máy bay cường kích tấn công các tầu nhỏ, máy bay chiến lược tấn công các tầu lớn.
    -Các tên lửa phóng từ bờ và máy bay TQ bắn phá ồ ạt cơ sở công nhiệp (điện, cầu cơ khí, cảng).
    -2 ngày sau các thiết giáp hạm TQ tham gia bắn phá dữ dội quân đội ĐLA, 1 tầu sân bay lớn và các tầu sân bay nhỏ, cùng tầu khu trục, tầu ngầm TQ thành lập một hạm đội mạnh tiến về gần bắc eo biển, còn lại ở phía bắc TQ
    -7 ngày tầu đổ bộ, đổ bộ đường không TQ quyết tâm đổ quân lên bờ biển phía bắc đảo.
    -8 ngày một bộ phận quân đổ bộ đổ quân lên miền nam Đài Trung.
    -15 ngày hai bên cầm cự trên eo biển, quân TQ khó tiếp tế cho miền đất mới chiến được.
    -Bất ngờ, hệ thống phòng không trên các tầu chiến TQ mất tác dụng.
    -23 ngày sau xung đột 7 thiết giáp hạm một tầu sân bay lớn, 2 tầu sân bay nhỏ TQ bị bắn chìm.
    -25 70 tầu ngầm,tầu khu trục các loại cTQ chìm.
    -Các máy bay cường kích TQ không thể kiểm soát nổi eo biển.
    -26 ngày, TQ đề nghị ngừng bắn, ĐLA tạo ra một "lỗi kỹ thuật" thông tin đó không đến được Đài Bắc. Quân đổ bộ miền bắc đảo muốn tự sát còn hơn là chiến đấu trong mưa bom: bom sát thương (thả có dù giảm tốc). ĐLA thả các ROBOT bay diệt xe đối phương. Quân TQ không thể di chuyển. Các thiết bị RADA TQ trên ĐLA hoàn toàn bị tên lửa diệt RADA phá huỷ. Bộ quốc phòng TQ cãi nhau xem có phóng tên lửa hạt nhân không: không được chuẩn y. Bốn quả mang đầu đạn thông thường bay đến mục tiêu bị tiêu diệt.
    -28 ngày: ban đến các máy bay ĐLA bắn phá RADA và phòng không sâu trong TQ. Đến trưa, ĐLA huy động được lực lương tên lủa tầm xa, quân đổ bộ chìm trong lửa.
    -Đến tối, 2 cây cầu lớn sâu trong TQ sập, kết thúc chiến tranh.
    -
  8. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ biết thì Trung Quốc chưa có hệ thóng định vị toàn cầu. Mỹ có GPS, Nga có GLONASS, ngay cả châu Âu còn trầy trật mãi với Gallie. Theo VnExpress thì:
    Trong chuyến đi vòng quanh thế giới của hải quân Trung Quốc gần đây, "thủy thủ đoàn không tiết lộ gì về các chi tiết kỹ thuật, kể cả công nghệ định hướng cho tàu. Có tin trong chuyến hải hành này, quân đội Trung Quốc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu của Chính phủ Mỹ, nghĩa là vẫn còn phụ thuộc ít nhiều vào công nghệ nước ngoài. Song các sĩ quan luôn phủ nhận điều đó."
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Tu-lieu/2002/09/3B9C0874/
    Việc phát triển, và sở hữu một hệ thống hàng chục vệ tinh như vậy không thể nào giữ được bí mật khi chúng bay trên những quĩ đạo cố định trước mắt mọi người, do đó, khả năng Trung Quốc có một hệ thống định vị bí mật là không thể (theo tui). Ngoại trừ trường hợp TQ phát triển công nghệ định vị mới, không dùng sóng radio và vệ tinh.
    GPS
    Lat 10o50.425'
    Lon 106o40.468'
    UTM 48
    683047 E
    1198838 N
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Các bác tham gia hiến kế cho Saddam đi. Sắp đánh nhau to rồi! Tên lửa Nga, máy bay Pháp có đủ cả mà không biết làm sao để đánh nhau!
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    China has now introduced their own first-generation satellite navigation system. The "Beidou (Big Dipper) Navigation Test Satellite 1" was launched by a Chinese Long March 3M booster on 31 October 2000, into a geostationary orbit slot at 140 degrees East Longitude, to the east of China.
    It was followed by "Beidou 1B" on 21 December 2000, which was placed in a geostationary slot at 80 degrees East longitude. This allows the two satellites to provide navigational coverage over the entire country. Specific details of the system have not been released, but the Chinese state that they are working on a second-generation navigation satellite system.

Chia sẻ trang này