1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự CHLB Đức (Deutschland)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi op2, 08/08/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.177
    Đã được thích:
    8.424
    MÁY BAY TIÊM KÍCH EURO FIGHTER TYPHOON

  2. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
  3. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575


    Bộ giáp tương lai của bộ binh Đức
  4. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Hải quân Đức sẽ đủ sức phong tỏa toàn bộ Baltic
    Văn Long | 30/09/2016 20:00

    6
    [​IMG]
    Tồn tại nguy cơ dẫn đến cuộc xung đột nghiêm trọng giữa Nga và lực lượng liên minh hải quân các nước NATO khi họ tăng cường các hoạt động ở vùng biển Baltic.
    [Video] Không quân và hải quân Nga tập trận chiến thuật ở Baltic
    Cho tới thời điểm hiện tại hạm đội Baltic của Nga hoạt động trên một khu vực bình thường (không quá lớn) nên không cần một số lượng lớn các tàu ngầm và tàu mặt nước.

    [​IMG]
    Tàu đổ bộ hạng nặng, các tàu hộ vệ tên lửa cùng các lực lượng khác trong cuộc tập trận của NATO ở biển Baltic

    Một số chuyên gia cho rằng, Hạm đội Baltic không cần nhiều kinh phí và không có tàu khu trục, số lượng tàu ngầm có thể giảm xuống còn 2 đến 3 chiếc.

    Quan điểm này có thể được gọi là hợp lý, nhưng cách đây không lâu xuất hiện thông tin Hải quân Đức cùng với liên minh “phòng thủ” của NATO sẽ tăng cường các hoạt động và ảnh hưởng ở biển Baltic, vì vậy cần phải xem xét lại.

    Các nguyên tắc cơ bản của việc triển khai các tàu chiến Đức theo chiến lược của NATO được chia thành hai phần.

    Đó là giành sự thống trị hoàn toàn biển Baltic và sự phong tỏa eo biển, biển lớn biển nhỏ trong khu vực này. Các chuyên gia nghi ngờ lớn khả năng hoàn thành mục tiêu phần thứ nhất, còn mục tiêu thứ hai họ hoàn toàn có thể không thực hiện được.

    [​IMG]
    Tàu khu trục "Sasony" của Đức. Ảnh: Wikipedia.org

    Hiện tại sau khi hoàn thành việc trang bị lại, sức mạnh của Hải quân Đức và các hạm đội được tăng cường mạnh mẽ.

    Hải quân Đức sẽ được trang bị 6 tàu ngầm Type 212, 4 khu trục hạm đa năng Type 125, 3 chiến hạm Type 124, 4 tàu Type 123 và 6 tàu Type MKS-180, cũng như 5 tàu hộ tống Type 130.

    Như vậy trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột toàn diện ở biển Baltic, người Đức sẽ sử dụng lực lượng này và chiếm ưu thế không nhỏ so với hạm đội của Nga.

    Hiện tại các lực lượng của Hải quân Nga ở Baltic sẽ có thể đáp trả bằng 2 tàu ngầm của dự án 877, 4 tàu hộ tống của dự án 20380, 1 khu trục hạm của dự án 20380, 2 tàu tuần tra của dự án 11540, 6 tàu tên lửa của dự án 1241, 4 tàu tên lửa nhỏ của dự án 1234 và 6 tàu chống tàu ngầm nhỏ của dự án 1331.

    Tuy nhiên các tàu của Nga ở khu vực này phần lớn sản xuất từ thế kỷ trước (Liên Xô), vì vậy Hạm đội Baltic sẽ không đủ sức để chống lại các mối đe dọa từ Đức.

    Hơn nữa, các nước thành viên châu Âu của NATO và các quốc gia gần biển Baltic đều có các hạm đội Hải quân, mặc dù không mạnh nhưng nếu họ hợp sức chống lại Nga thì Nga chắc chắn thua trận.

    Điển hình như Đan Mạch, Na Uy và Ba Lan. Ngoài ra, các hạm đội của lực lượng Hải quân của Vương quốc Anh, Pháp, Hà Lan và Bỉ ở rất gần vùng biển này khi xảy ra xung đột họ có thể tới một cách nhanh chóng.

    Tập hợp lực hượng Hải quân của tất cả các nước nhằm mục đích xây dựng Hạm đội “rắn” và sau đó tăng cường các hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của NATO tại biển Baltic. Với chiến lược này, rõ ràng NATO muốn kiểm soát lâu dài vùng biển Baltic và Kaliningrad.

    Trước tình hình này Nga buộc phải tăng cường lực lượng ở biển Baltic. Bởi vì hiện tại nếu xảy ra xung đột lực lượng của Nga gần như không thể chống đỡ, các hạm đội biển Bắc và Thái Bình Dương có thể tới trợ giúp nhưng chắc chắn mất rất nhiều thời gian.

    Một số chuyên gia cho rằng, Nga không thể mất ảnh hưởng ở khu vực này và chắc chắn họ buộc phải tăng cường sức chiến đấu cho hạm đội biển Baltic. Trong thời gian tới hạm đội này sẽ nhận được các tàu ngầm, tàu khu trực mới cũng như nhanh chóng thay thế các “di sản” từ thời Liên Xô.

    Rất có thể hạm đội này sẽ được trang bị thêm các tàu hộ tống của dự án 20380 và 20385, các tàu khu trục của dự án 22350, tàu tên lửa nhỏ loại “Karakurt” và “Buyan-M”, tàu ngầm loại “Warszawianka”.
    http://soha.vn/hai-quan-duc-se-du-suc-phong-toa-toan-bo-baltic-20160930153056824.htm
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    KQ Đức đang thực sự gặp vấn đề

    Lý do Đức đột ngột đình bay hàng chục chiến đấu cơ Tornado

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Tornado của Không quân Đức
    Quân đội Đức đã buộc phải đình bay gần một nửa phi đoàn máy bay chiến đấu Tornado.
    Hôm 7/10, hãng thông tấn DPA dẫn lời người phát ngôn giấu tên của Lực lượng Phòng vệ Liên bang Đức cho biết, 39 trong tổng số 85 máy bay chiến đấu Tornado của Đức (theo tờ Business Insider là 42 chiếc) đã bị đình bay do ốc vít trên một số thiết bị quan trọng trong buồng lái bị lỏng lẻo và không thể vặn chặt lại được.

    Lệnh đình bay được Bộ Quốc phòng Đức ban hành hôm 6/10, chỉ một ngày sau khi lỗi này bị phát hiện "để tránh rủi ro cho con người và máy móc".

    Người phát ngôn khẳng định, đây không phải là lỗi "quá phức tạp" nhưng các máy bay Tornado (đều thuộc phiên bản ASST A3) sẽ không được phép cất cánh cho tới khi nhà sản xuất Airbus Defence & Space tìm ra giải pháp khắc phục và được các chuyên gia tại Bộ Quốc phòng Đức xác nhận.

    [​IMG]
    Một chiếc Tornado trong nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ.

    6 chiếc Tornado đã được triển khai tới căn cứ không quân Incirlik, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria và được điều động để thực hiện các chuyến bay trinh sát cho liên minh do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và Syria từ tháng Một năm nay.

    Theo tờ Press TV hôm 7/10, 6 chiếc Tornado trên cũng nằm trong diện bị đình bay. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất mà hãng Reuters đưa ra một ngày sau đó, các máy bay này đã sẵn sàng hoạt động trở lại sau khi lỗi kỹ thuật được khắc phục. Bộ Quốc phòng Đức thông báo các máy bay Tornado đóng quân tại Đức sẽ được sửa chữa trong tuần tới.

    Phiên bản ASST A3 Tornado được đưa vào biên chế quân đội Đức trong giai đoạn 1981-1982, có thể chụp ảnh chất lượng cao và ảnh hồng ngoại ngay cả trong buổi đêm và điều kiện thời tiết xấu. Chúng có thể chuyển dữ liệu trinh sát cho các trạm dưới mặt đất trong thời gian thực.

    Tuy nhiên, do dần trở nên "già cỗi" nên Tornado đang được thay thế bởi một mẫu máy bay hiện đại hơn là Typhoon.

    Đây không phải lần đầu tiên Đức gặp vấn đề lớn với các máy bay chiến đấu của mình. Tháng Một năm nay, quân đội nước này thông báo 6 chiếc Tornado không đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ về đêm do hệ thống đèn trong buồng lái có vấn đề.

    Trước đó, tháng Mười năm ngoái, thùng nhiên liệu bên ngoài của một chiếc Eurofighter đã bị rơi ra khỏi vị trí khi máy bay chuẩn bị cất cánh.

    http://soha.vn/ly-do-duc-dot-ngot-dinh-bay-hang-chuc-chien-dau-co-tornado-20161009125228179.htm

    Hồ sơ sự khủng hoàng quốc phòng Đức gần đây:

    Đức ngừng tiếp nhận máy bay Eurofighter do bị lỗi kỹ thuật

    Bị giao muộn với chi phí đội thêm gần 7 tỷ euro so với kế hoạch, dự án mua sắm máy bay tiêm kích Eurofighter được xếp vào một trong những thương vụ lùm xùm nhất của Bộ Quốc phòng Đức.

    Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở đây khi Bộ Quốc phòng Đức vừa thông báo phát hiện lỗi kỹ thuật của Eurofighter và đã quyết định ngừng tiếp nhận máy bay này.

    Trong bức thư gửi các uỷ ban liên quan của Quốc hội Đức, Bộ Quốc phòng Đức cho biết không thể bác bỏ nguy cơ xảy ra hư hại đối với cấu trúc của máy bay, cũng như kết nối đinh chốt do thiếu các mũi khoan giữa phần thân sau và phần đuôi. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đức cũng cho biết hoạt động bay hiện nay của máy bay Eurofighter sẽ không bị ảnh, trong đó 4 chiếc đang được Berlin triển khai tham gia giám sát vùng trời ở Baltic.

    Nhà chế tạo Eurofighter – sản phẩm hợp tác giữa Airbus, BAE Systems của Anh và Alenia Aermacchi của Italy, hiện đã chuyển giao 110 trong tổng số 143 chiếc Eurofighter đã đặt hàng cho quân đội Đức và tất cả số máy bay đã chuyển giao đều bị lỗi trên.

    Theo kế hoạch, 33 chiếc còn lại sẽ được bàn giao cho quân đội Đức từ nay cho tới năm 2018. Tuy nhiên, việc bàn giao sẽ bị đình chỉ để kiểm tra hoặc sửa chữa lỗi.

    Theo phát ngôn viên của Airbus, Tập đoàn BAE Systems đã phát hiện có "vấn đề về chất lượng“, song khẳng định sự cố đó không ảnh hưởng tới an toàn hàng không, cũng như khả năng triển khai tác chiến và tuổi thọ của máy bay.

    Trước đó, máy bay Eurofighter cũng đã gặp phải một số sự cố với các đinh tán trên thân máy bay hay vấn đề với ghế phóng của phi công./.

    http://www.vietnamplus.vn/duc-ngung-tiep-nhan-may-bay-eurofighter-do-bi-loi-ky-thuat/349201.vnp

    G36 gặp lỗi, Đức mua vội hàng trăm khẩu súng trường thay thế

    Trước việc súng G36 đang gặp vấn đề sự chuẩn xác, Thứ trưởng Quốc phòng Đức, ông Katrin Suder đã quyết định chi 18 triệu euro ( khoảng 20 triệu USD) mua 600 khẩu súng trường tấn công HK417 và 600 khẩu súng máy MG4 để cho binh lính trực chiến sử dụng thay thế một số loại vũ khí bị lỗi, theo tờ Sueddeutsche Zeitung đăng tải vào hôm thứ 6 ngày 28-8.
    [​IMG]

    Quân đội Đức sẽ được giao 600 khẩu súng HK417 vào giữa năm 2016.

    Việc mua 1.200 trong số hơn 160.000 khẩu súng trường được sử dụng bởi quân đội Đức chỉ là một giải pháp tạm thời để cho những binh lính trực chiến sử dụng ở các vùng chiến sự.

    Cả 2 loại súng nói trên sẽ được mua từ cùng một nhà sản xuất với súng trường G36, là Heckler and Koch (HK). Ban lãnh đạo quân đội Đức đang xem xét quyết định liệu có nên thay thế toàn bộ kho súng trường G36 vào cuối năm nay hay không.

    Vụ bê bối xung quanh vấn đề tiêu chuẩn vũ khí của quân đội Đức được sản xuất bởi Heckler và Koch đã bắt đầu từ đầu năm nay khi những tin đồn về các vấn đề sự chuẩn xác trong điều kiện nhiệt độ cao xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, sau đó Heckler và Koch đã yêu cầu cơ quan phản tình báo quân sự của Đức (MAD) ngăn chặn những thông tin về các vấn đề với các vũ khí đã được sản xuất.

    Dưới áp lực đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã tuyên bố vào tháng 4 rằng súng trường G36 không có tương lai trong quân đội nước này.

    HK417 là một phiên bản cỡ lớn của HK416. Nó sử dụng loại đạn 7,62 mm NATO và có tốc độ nhả đạn 600 viên / phút. HK417 súng có sẵn nòng dài, thích hợp cho mọi hoạt động quân sự, từ chiến đấu tầm gần trong đô thị, rừng và tới tầm xa như là sa mạc.

    http://www.baomoi.com/g36-gap-loi-duc-mua-voi-hang-tram-khau-sung-truong-thay-the/c/17415006.epi

    Xe bọc thép Puma không chịu được mưa
    Thứ bảy, 20/08/2016, 15:15 (GMT+7)
    (Thế giới) - Theo báo Süddeutsche Zeitung, niềm tự hào của thiết bị quân sự Đức – xe bộ binh chiến đấu Puma, bị rò rỉ.

    [​IMG]
    Xe bọc thép Puma

    Nhà sản xuất Puma từng khoe đây là “thiết bị lục quân mạnh và hiện đại nhất trên thế giới”. Tuy nhiên, trong một trận mưa lớn xe bọc thép đã có vấn đề: nước mưa thấm qua các chỗ hở trên tháp xe. Bộ Quốc phòng Đức biết về khiếm khuyết này, nhưng tin nó “ít ảnh hưởng tới hoạt động chiến đấu”.

    “Câu hỏi là liệu các lính bộ binh có nghĩ như vậy khi mùa thu đến và những cơn mưa bắt đầu rơi?”, tờ báo Đức viết.

    Nhà sản xuất buộc phải thiết kế một thiết bị chống thấm trang bị cho tất cả các xe bọc thép mới kể từ tháng 9.

    Bộ Quốc phòng Đức hiện có 78 xe Puma.
    http://nguyenxuanphuc.org/xe-boc-thep-puma-khong-chiu-duoc-mua.html

    Quân đội Đức chê trực thăng tấn công Tiger

    Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố trực thăng tấn công Tiger do hãng EADS sản xuất không thích hợp đối với tiêu chuẩn của quân đội nước này. Thông tin trên đã được hãng tin địa phương Die Welt dẫn tuyên bố của quân đội Đức xác nhận.
    Trực thăng tấn công Tiger hiện được trang bị cho lực lượng quân đội Đức tại Afghanistan. Tuy nhiên, theo các thông tin nội bộ của quân đội Đức, việc triển khai trực thăng chiến đấu Tiger bị đình trệ lại vì một loạt các lỗi kỹ thuật và thiếu sót. Chính vì vậy, tháng 7-2010, quân đội Đức tại Afghanistan sẽ tiếp nhận 50 máy bay trực thăng tấn công mới do Mỹ sản xuất. Nguyên nhân chính của sự việc này là do sự “chậm trễ” trong thời hạn bàn giao trực thăng Tiger và Đức đã buộc phải tìm phương án thay thế bằng các sản phẩm của Mỹ. Năm 1999, Bộ Quốc phòng Đức quyết định đặt mua 80 trực thăng Tiger của hãng Eurocopter (công ty con của EADS). Theo đúng kế hoạch, tới năm 2009, 67 máy bay loại này phải được bàn giao cho phía Đức. Tuy nhiên, đại diện Bộ Quốc phòng Đức cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, quân đội nước này chỉ tiếp nhận 11 máy bay và tất cả chúng đều không đạt tiêu chuẩn của Đức vì các “lỗi kỹ thuật nghiêm trọng”. Đáp lại tuyên bố trên từ phía quân đội Đức, hãng Eurocopter cho biết sẽ tiến hành sửa chữa sai sót của các máy bay trực thăng Tiger đã bàn giao cho quân đội Đức nhanh nhất có thể. Dự kiến, máy bay trực thăng chiến đấu Tiger phù hợp với tiêu chuẩn sẽ được bàn giao cho quân đội Đức không sớm hơn năm 2012. Đây không phải là lần đầu tiên EADS gặp trục trặc trong việc thực hiện các đơn hàng quân sự. Ngoài đơn hàng trực thăng Tiger nói trên, cuối năm 2010 (chậm hơn 3 năm so với kế hoạch ban đầu), EADS mới bắt tay vào sản xuất dòng máy bay vận tải quân sự hạng trung A400M. Tuấn Sơn (theo Lenta)

    Đức giảm đặt hàng trực thăng NH90 và Tiger

    Chính phủ Đức vừa ký thỏa thuận với tập đoàn Eurocopter để giảm số lượng máy bay trực thăng đa năng NH90 và loại tấn công EC665 Tiger UHT mà nước này muốn mua, Aviation Week đưa tin.
    [​IMG] Trực thăng tấn công EC665 Tiger UHT - Ảnh: militaryaircraft.de

    Theo thỏa thuận mới, Bộ Quốc phòng Đức sẽ mua của Eurocopter 82 chiếc trực thăng NH90 thay vì mua 122 chiếc như dự kiến trước đây, và 57 chiếc 57 Tiger UHT thay cho 80 chiếc theo kế hoạch.

    Thỏa thuận cũng xem xét vấn đề vận hành và bảo dưỡng đối với hai loại trực thăng này.

    Bộ Quốc phòng Đức quyết định giảm mua số lượng một số vũ khí, khí tài từ cuối năm 2011. Riêng việc giảm số lượng NH90 và Tiger được bộ này thông báo từ đầu năm 2012.

    Nguyên nhân khiến Đức giảm mua trực thăng nêu trên là do Bộ Quốc phòng Đức tiết kiệm trong chi tiêu mua sắm vũ khí, khí tài để chuyển tiền cho các chương trình quốc phòng khác.

    Theo thỏa thuận với Eurocopter, một số trực thăng NH90 cung cấp cho Đức sẽ là phiên bản dành cho hải quân. Số lượng sẽ là 18 chiếc NH90 NFH để hạm đội của Đức thay thế các loại trực thăng đa năng Sea King và Lynx đã già cỗi.

    Trước đó, Đức dự định chỉ mua trực thăng NH90 dưới dạng vận tải (phiên bản TTH) và chỉ cung cấp cho lực lượng bộ bình nước này, để thay cho loại trực thăng CH-53G.

    [​IMG] Trực thăng đa năng NH90 - Ảnh: dogswar.ru

    [​IMG] Loại trực thăng CH-53G của lực lượng bộ binh Đức được cho là đã lỗi thời - Ảnh: airplane-pictures.net

    http://tinnong.thanhnien.vn/x-file/duc-giam-dat-hang-truc-thang-nh90-va-tiger-34760.html
    http://www.baomoi.com/quan-doi-duc-che-truc-thang-tan-cong-tiger/c/4323063.epi

    Tàu ngầm Đức bị lưới đánh cá tóm sống khi tập trận
    (Vũ khí) - Trong khi diễn tập chung với Anh hôm 12/7, tàu ngầm Tridente (do Đức sản xuất) của Hải quân Bồ Đào Nha đã bị mắc vào lưới đánh cá của ngư dân.
    Tàu ngầm AIP không phải là ngoại lệ

    Thông tin này được hãng tin AP dẫn nguồn từ Hải quân Pháp cho biết, tại thời tàu ngầm Tridente "gặp nạn", nó đang tham gia cuộc diễn tập chung với Hải quân Hoàng gia Anh tại vùng biển cách mũi Lizard Point, phía Tây Nam nước Anh khoảng 55 km.

    Tàu Tridente mắc vào lưới của Daytona, một tàu cá đăng ký tại cảng Saint-Brieuc nước Pháp, đang đánh cá trong khu vực. "Tàu ngầm lập tức trồi lên và liên lạc với tàu cá", nhà chức trách Pháp cho biết. Vụ việc không gây thương vong và không gây hư hại cho cả tàu ngầm lẫn tàu cá.

    Được biết, tàu ngầm đa năng Trident Type-209 PN do Hải quân Bồ Đào Nha và Tập đoàn sản xuất tàu ngầm GSC mà đứng đầu là Xưởng đóng tàu HDW của Đức cùng hợp tác sản xuất được ký kết hồi tháng 4/2004 theo kết quả gói thầu quốc tế.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Trident Type-209 PN của Bồ Đào Nha.
    Tàu ngầm Trident có chiều dài 68 m, rộng 6,3 m, lượng choán nước 1.850 tấn, biên chế kíp lái 32 người. Nó được trang bị thiết bị tạo năng lượng liên hợp diesel điện/không phụ thuộc vào dưỡng khí nên có thể cho phép tàu có thể đạt vận tốc tối đa 22,5 hải lý/h khi hoạt động chìm và 11 hải lý/h khi hoạt động trên mặt nước.

    Vũ khí, trang bị biên chế trên tàu ngầm Trident Type-209 PN bao gồm: 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm sử dụng loại ngư lôi WASS Black Shark (16 quả), tên lửa Sub Harpoon hoặc thủy lôi.

    Khắc tinh của tàu ngầm

    Ít ai biết rằng những tàu ngầm hiện đại như Kilo hay Type 209 và hơn thế nữa lại có thể dễ dàng bị khắc chế bởi "vũ khí chống ngầm" là lưới đánh cá.

    Theo cổng thông tin điện tử của Hải quân Nga hồi đầu tháng 5/2016, tàu ngầm Kilo Krasnodar của Nga cũng chung số phận với chiếc Trident khi bất ngờ vướng vào lưới đánh cá của tàu Ba Lan trên biển Baltic. Ngoài ra, lưới đánh cá cũng đã tóm sống tàu ngầm INS Sindhughosh của Ấn Độ hồi đầu năm 2015.

    Sau khi nhiều vụ tàu ngầm vưới vào lưới đánh cá của ngư dân, tạp chí quốc phòng IHS Jane's đã có phân tích nói về sự nguy hiểm của loại "vũ khí diệt ngầm" này.

    "Tai nạn gây nguy hiểm nhất với tàu ngầm là lưới cá vướng vào chân vịt. Bản chất vấn đề là khi một miếng lưới vướng vào chân vịt, nó sẽ quấn chặt và khiến chân vịt bị kẹt cứng. Bất kỳ loại lưới nào của ngư dân đều có nguy cơ tiềm ẩn với các con tàu.

    Nhìn những loại lưới đó dù rất mỏng manh, nhưng vì đan các mắt lưới nhỏ sẽ tạo ra các lực giữ rất lớn, trở thành một cái hãm tàu lại. Không ít tàu ngầm vướng lưới đánh cá vào chân vịt và không thể di chuyển, thậm chí có trường hợp tàu gặp nạn và không thể nổi lên", IHS Jane's nhận định.

    Được biết, trước khi tàu ngầm Kilo Ấn Độ mắc lưới đánh cá, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, một chiếc tàu ngầm Liên Xô cũng gặp sự cố tương tự và không thể nổi lên mặt nước.

    Tại thời điểm đó, một tàu ngầm mini của Liên Xô với thủy thủ đoàn gồm 7 người bị vướng lưới đánh cá tại vùng biển ngoài khơi gần Vladivostok. Lúc này quân đội Liên Xô không công bố thông tin song ngư dân đã phát hiện và thông tin bắt đầu lan truyền.

    Khi đó Liên Xô không có các trang thiết bị cứu hộ tàu ngầm với độ sâu và hình thức tai nạn như vậy. Và dù trong hoàn cảnh đang đối đầu với nhau, phía Mỹ và Anh cũng đề nghị được cứu trợ cho con tàu không may mắn này. Tuy nhiên Liên Xô không đồng ý cho các thiết bị của phương Tây vào cuộc.

    Và sau nhiều cuộc thương thuyết, Moscow buộc để các chuyên gia hàng hải của Mỹ, Anh tham gia cứu hộ. Và một máy bay vận tải quân sự C47 của Mỹ đã chở thẳng một tàu lặn đến cảng Vladivostok.

    Kết quả thì khi chỉ còn 30 phút nữa là hết hoàn toàn dưỡng khí trong tàu ngầm mini của Liên Xô thì các thủy thủ đoàn được đưa lên bờ an toàn". Được biết, trong Thế chiến thứ hai, Đức Quốc xã đã thành công khi sử dụng lưới đánh cá để rào kín các cửa biển khi đối mặt với tàu ngầm của Liên Xô.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-ngam-duc-bi-luoi-danh-ca-tom-song-khi-tap-tran-3313768/
    Lần cập nhật cuối: 10/10/2016
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Đối phó Armata, Đức nâng cấp hàng loạt xe tăng Leopard lên chuẩn 2A7V
    Quang Huy | 02/11/2016 07:45

    0
    [​IMG]
    Tạp chí Jane's International Defence Review đưa tin, Đức dự định sẽ tiến hành một số biện pháp nhằm phản kháng mối nguy cơ từ Quân đội Nga tại châu Âu.
    Đức quyết định đưa siêu tăng Leopard 2 tới phía Đông châu Âu
    Trong bối cảnh xuất hiện những thách thức mới đe dọa đến "sự toàn vẹn lãnh thổ" của châu Âu và bản thân nước Đức, Bộ Quốc phòng Đức đã chi tiết hoá kế hoạch từng công bố trước đây về việc tăng cường số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của mình từ 225 chiếc Leopard 2 lên đến 320 chiếc vào năm 2020.

    Hồi tháng Tư năm ngoái đã xuất hiện những thông tin về ý định trên. Tuy nhiên khi đó Bộ Quốc phòng Đức dự kiến thực hiện bằng biện pháp "ít tốn kém", đó là đưa trở lại biên chế hàng trăm xe tăng đang nằm trong tình trạng niêm cất bảo quản. Nếu vậy, ngân sách chỉ phải chi ra khoảng 22 triệu euro.

    Tuy nhiên sau một năm, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức - bà Ursula Fon Der Laien đã quyết định triển khai một phương án chi tiết và tham vọng hơn nhằm tăng cường sức mạnh Quân đội Đức đến năm 2020. Theo đó, lực lượng xe tăng sẽ lên tới 320 chiếc Leopard và 105 chiếc được bổ sung sẽ là phiên bản mới Leopard 2A7V.

    Những xe tăng trên không phải sản xuất mới hoàn toàn mà chúng được mua lại từ Hà Lan và Thụy Điển. Ngoài ra, sẽ có vài chục xe tăng của Quân đội Đức trải qua nâng cấp. Các loại xe không được hiện đại hóa vẫn là 155 chiếc Leopard 2A6 cùng 50 chiếc Leopard 2A6M.

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A7+

    Theo thông tin ban đầu, Leopard 2A7V sẽ được trang bị pháo 120 mm nòng trơn L55A1 do công ty Rheinmetall sản xuất. Loại pháo này chịu được áp suất cao, tuổi thọ 1.500 phát bắn, được trang bị hệ thống đẩy cải tiến và hệ thống tăng cường chống giật K900.

    "Phần lõi" của Leopard 2A7V cũng được nâng cấp, bao gồm: hệ thống điều hòa không khí, máy phát điện phụ trợ diezel 17 kW Steyr M12, hệ thống đàm thoại Thales SOTAS, hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu IFIS, kính ngắm nâng cấp dành cho trưởng xe và pháo thủ có sử dụng cảm ứng nhiệt của Airbus ATTICA.

    Bên cạnh đó là vỏ bọc ngụy trang đa chiều Saab Barracuda, lưỡi ủi chống mìn tăng cường, máy tính lập trình để bắn đạn công phá DM11. Những tính năng còn lại của chiếc Leopard sau nâng cấp sẽ hoàn toàn phù hợp với phiên bản 2A7. Theo kế hoạch, chúng sẽ được bàn giao cho Quân đội Đức vào giữa năm 2018.

    [​IMG]
    T-14 Armata sẽ phải đặc biệt dè chừng Leopard 2A7V

    Được biết dòng xe tăng Leopard của Đức rất được ưa chuộng trên thế giới, chúng có mặt trong quân đội nhiều quốc gia châu Âu và Trung Đông như Hy Lạp, Qatar, Libya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Hà Lan...

    Thời gian gần đây còn xuất hiện thông tin cho rằng các xe tăng Leopard đang tham chiến tích cực tại Donbass, Quân đội Ukraine dùng chúng để tấn công những cứ điểm của quân nổi dậy tại Donetzk và Lugansk. Ngoài ra Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang triển khai xe tăng Leopard 2A4 trên lãnh thổ Syria.

    Đương nhiên cả Ukraine lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều không sở hữu phiên bản nâng cấp Leopard 2A7V. Tuy nhiên sắp tới, nhiều khả năng Đức sẽ "ngập mặt" trong đơn đặt hàng nâng cấp nếu chiếc MBT mới chứng tỏ được khả năng tuyệt vời của mình.

    Nhưng hiện vẫn chưa rõ Leopard 2A7V sẽ được thử nghiệm và chứng tỏ khả năng ở đâu, khi nguy cơ đối đầu trực tiếp với Quân đội Nga là chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, không ai dám chắc Leopard 2A7V đã đủ sức đối đầu với T-14 Armata của Nga hay chưa?
    http://soha.vn/doi-pho-armata-duc-n...-leopard-len-chuan-2a7v-20161101154001493.htm
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tiếp nhận "Át chủ bài", Hải quân Đức khiến Hạm đội Baltic của Nga phải run sợ?
    Nam Đồng | 01/11/2016 13:30

    12
    [​IMG]
    Hải quân Đức đã lên kế hoạch tiếp nhận khu trục hạm Baden-Württemberg thuộc Type 125 vào ngày 30/11/2016, sau khi con tàu hoàn tất mọi công tác thử nghiệm.
    Nga cảnh báo đáp trả việc NATO tăng quân tới Baltic
    Đây là bước đi tiếp theo sau khi Chính phủ Đức công bố kế hoạch đóng bổ sung 5 tàu hộ tống K130 lớp Braunschweig để triển khai tại vùng biển Baltic như một động thái đề phòng Nga.

    F125 (Type 125) lớp Baden-Württemberg mặc dù được Hải quân Đức xếp hạng khinh hạm nhưng với lượng giãn nước đầy tải lên tới 7.200 tấn và chiều dài 150 m, đây chính là chiếc frigate lớn nhất thế giới, thực chất nó phải được phân loại là khu trục hạm.

    Sau khi chính thức gia nhập hạm đội, F125 Baden-Württemberg cùng với khu trục hạm phòng không F124 Sachsen sẽ tạo ra biên đội tác chiến cực mạnh nhằm giành sự thống trị hoàn toàn trên biển Baltic trước Hải quân Nga.

    [​IMG]
    Hệ thống điện tử tinh vi và đồ sộ của khu trục hạm Baden-Württemberg

    Được thiết kế theo công nghệ module hiện đại có tính tùy biến cao, F125 đảm đương tốt mọi nhiệm vụ từ tác chiến chống tàu mặt nước, phòng không cho tới tấn công mặt đất, trinh sát.

    Ngoài ra hình dáng góc cạnh nhằm giảm bộc lộ tín hiệu radar, vật liệu chế tạo tiên tiến... khiến chiếc chiến hạm này rất khó bị phát hiện bởi các phương tiện trinh sát điện tử, hồng ngoại cũng như âm thanh của đối phương.

    Cảm biến chính của F125 là radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) TRS-4D/NR có độ phân giải cao và tầm trinh sát xa, cho khả năng nhận dạng chính xác mục tiêu trên không cũng như trên biển; đi kèm theo đó là các loại radar dẫn đường hàng hải, thiết bị trinh sát quang học, thông tin liên lạc vô cùng tối tân có nguồn gốc từ Mỹ và châu Âu.

    [​IMG]
    F125 Baden-Württemberg kết hợp với F124 Sachsen (ảnh) sẽ tạo ra biên đội tác chiến cực mạnh của Hải quân Đức

    Mặc dù là một chiến hạm cỡ lớn, hiện đại, hình dáng rất "hầm hố" nhưng có lẽ trong tương lai gần F125 vẫn chưa đủ tầm để khiến Hải quân Nga phải lo sợ.

    Hiện tại không gian trống trên tàu vẫn còn rất nhiều, khối kết cấu phía trước đài chỉ huy có thể sẽ sớm được lắp bệ phóng thẳng đứng loại Mk 41 của Mỹ tương tự chiếc Sachsen để mang đạn đánh chặn tầm xa SM-2, hoặc A50 Sylver của châu Âu tương thích với tên lửa phòng không Aster-15/30.

    Tuy nhiên lúc này, trên tàu mới chỉ có duy nhất 1 bệ phóng Mk 31 của tên lửa tầm ngắn RIM-116 Block 2 (không phải biến thể SeaRAM tiên tiến nhất).

    Thiếu sót nữa của F125 là nó chưa có hệ thống định vị thủy âm hay ngư lôi, để chống lại tàu ngầm đối phương phải trông chờ hoàn toàn vào trực thăng NH90, khiến việc giám sát bị ngắt quãng và tầm trinh sát cũng rất ngắn.

    Vũ khí mạnh nhất của Baden-Württemberg dự định là tên lửa chống hạm tầm xa có khả năng tấn công mặt đất RBS-15 Mk-4, đáng tiếc là chưa biết đến khi nào công việc thử nghiệm hoàn thành, cho nên tạm thời F125 phải vũ trang bằng 8 tên lửa Harpoon của Mỹ.

    Tuy rằng chưa đủ sức mạnh để gây áp lực lên Hạm đội Baltic trong giai đoạn trước mắt, nhưng chắc chắn sau khi hoàn thiện, 4 khu trục hạm Type 125 của Hải quân Đức sẽ giành ưu thế tuyệt đối trước các tàu chiến cũ kỹ của Nga tại vùng biển này.
    http://soha.vn/tiep-nhan-at-chu-bai...tic-cua-nga-phai-run-so-20161101110805132.htm
  8. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Xe tăng Đức của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn cháy tại Syria
    Một chiếc Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tên lửa chống tăng phá hủy khi tham gia chiến dịch Lá chắn Euphrates.
    [​IMG]
    Chiếc Leopard 2A4 bị trúng đạn. Ảnh: Livejournal.

    Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) công bố hình ảnh cho thấy một xe tăng chiến đấu chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ bị tiêu diệt. Đây là thiệt hại đầu tiên của xe tăng Leopard 2A4 do Đức sản xuất trên chiến trường Syria, Livejournal ngày 12/12 đưa tin.

    Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận việc mất một xe tăng Leopard 2A4, cho biết cả 4 người trong tổ lái đều bị thương. Nhóm chuyên gia củaViện phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) của Nga nhận định loại tên lửa được sử dụng có thể là TOW-2, nhiều khả năng được vận chuyển vào Syria qua biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

    Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu 354 xe tăng Leopard 2, bao gồm phiên bản NG và A4. Tất cả đều mua từ quân đội Đức vào năm 2005, sau đó được tập đoàn ASELSAN hiện đại hóa.

    Leopard 2 là dòng tăng chiến đấu chủ lực do tập đoàn Krauss-Maffei phát triển vào thập niên 1970 cho quân đội Tây Đức. Chiếc xe đầu tiên được biên chế vào năm 1979, được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử, thiết bị đo xa laser, hệ thống ổn định nòng pháo, kính ngắm ngày và đêm.

    Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch Lá chắn Euphrates từ ngày 24/8, đưa quân qua biên giới tấn công phiến quân IS và cả các nhóm dân quân người Kurd ở phía bắc Syria.

    Thổ Nhĩ Kỳ thường sử dụng xe tăng M60T Sabra do Mỹ sản xuất trong các chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Syria. Quân đội nước này đã mất ít nhất 5 chiếc Sabra do trúng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) của phiến quân, buộc họ phải triển khai tăng Leopard 2A4 hiện đại hơn để bảo đảm ưu thế.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...tho-nhi-ky-bi-ban-chay-tai-syria-3512524.html
  9. Hanoi1979

    Hanoi1979 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2015
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    118
    Leopard 2A4 thổ là hàng bãi quân đội Đức thải ra từ 2002 khả năng bảo vệ và pháo kém hơn các đời sau . Khả năng bảo vệ của xe tăng nói chung phụ thuộc vào loại vũ khí chống nó và góc , vị trí bị tấn công .

    Một quân đội mạnh là nó có số lượng , kỷ luật , truyền thống và khả năng chế tạo cũng như cải tiến vũ khí mà người Đức có đủ yếu tố ấy .

  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Pháo Nga khiến vũ khí Đức mất ngôi vương
    (Vũ khí) - Dù Nga khẳng định pháo tự hành Koalition-SV sẽ vượt qua PZH-2000 của Đức để trở thành mẫu pháo tự hành tốt nhất thế giới, nhưng thực tế có phải vậy?
    Khi trả lời hàng thông tấn TASS, Alexander Romanovsky - một trong những quan chức cao cấp của Uralvagonzavod khẳng định pháo tự hành Koalitsiya-SV thế hệ mới của Nga sẽ vượt qua PZH-2000 trở thành mẫu pháo tự hành tốt nhất thế giới với tầm bắn hiệu quả lên tới 70km.

    Tuy nhiên, khi phân tích sức mạnh pháo Koalitsiya-SV và "vua pháo" PZH-2000 của Đức cho thấy thực tế không hẳn là như vậy. Cụ thể, pháo tự hành PZH-2000 được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe tăng Leopard-2A, sử dụng loại pháo L52 cỡ nòng 155mm do Rheinmetall Landsysteme sản xuất. Ngoài ra, pháo tự hành còn được trang bị súng máy MG3 7,62mm với cơ số 2.000 viên.

    [​IMG]
    Pháo Koalitsiya-SV.
    PZH-2000 có chế độ hoạt động tự động hóa rất cao, pháo sử dụng một hệ thống nạp đạn bán tự động. Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay có thể chứa 60 đạn pháo, cùng với 228 liều phóng rời. Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH-2000 là 30-35km, trên 40km nếu sử dụng đạn tăng tầm.

    Pháo PZH-2000 có tốc độ bắn trung bình 10-13 viên/phút, chỉ huy được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80, tích hợp khả năng quan sát ngày/đêm, máy đo xa laser. Pháo thủ được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu Leica PzF TN 80, tích hợp khả năng quan sát ngày đêm.

    Hệ thống kiểm soát bắn được điều khiển bởi máy tính hiệu MICMOS, được cung cấp bởi hãng EADS, có khả năng nhận dạng và kiểm soát mục tiêu tự động. Việc tính đường đạn do máy tính xử lý, hệ thống sẽ tự động hiệu chỉnh góc nâng của pháo phù hợp với khoảng cách đến mục tiêu.

    Góc nâng của PZH-2000 tương đối lớn từ 3-60 độ, tháp pháo có thể quay 360 độ, do đó không bị hạn chế về góc bắn. Hệ thống kiểm soát bắn của pháo tự hành dựa trên công nghệ MRSI, cho phép thay đổi quỹ đạo bắn ở loạt đạn tiếp theo để tăng độ chụm của đạn. Nhờ vậy, pháo tự hành PZH-2000 có khả năng bắn liên tiếp 5 viên đạn vào cùng một mục tiêu.

    Để đảm bảo không bị lộ vị trí bắn, PZH-2000 được thiết kế để có thể nhanh chóng “bắn - rút lui” với thời gian triển khai và thu hồi pháo chưa đầy 2 phút. PZH-2000 được bọc giáp rất tốt, giúp bảo vệ tổ lái trước mảnh đạn pháo, súng máy hạng nặng của đối phương, bom chùm từ 2 bên hông và phía trên. Trong ảnh: Hệ thống điều khiến của PZH-2000.

    Không chỉ vậy, PZH-2000 còn được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái trước tác nhân sinh, hóa học NBC, hệ thống báo cháy và dập lửa tự động. Pháo tự hành PZH-2000 được trang bị động cơ diesel tăng áp MTU MT88, 8 xi lanh công suất 987 mã lực. Xe tự hành có khả năng vượt dốc 30 độ, chướng ngại vật cao 1m, tốc độ tối đa đạt 60km/h, tầm hoạt động 420km.

    [​IMG]
    Pháo PZH-2000.
    Đây rõ ràng là những thông số cực ấn tượng của "vua pháo" PZH-2000. Trong khi đó, theo thông tin ban đầu được Nga hé lộ, tầm bắn của pháo Koalition-SV lên đến 70 km, tốc độ bắn 23 phát/phút, bắn đạn pháo thông thường lẫn tên lửa chống tăng. Ở phân khúc này, Coalition-SV đã khẳng định được thế mạnh của mình khi PZH-2000 chỉ đạt tầm bắn tối đa 40km và 13 phát/phút.

    Để tăng cường phòng vệ, trên tháp pháo của Koalition-SV được lắp giá điều khiển vũ khí tự động lắp súng máy 12,7mm. Hệ thống pháo được lắp đặt trên khung gầm tăng Armata giúp xe có thể chạy trên đường bộ đạt tốc độ 90 km/h, tầm hoạt động 500 km.

    Qua những phân tích cho thấy, Koalition-SV có ưu thế hơn PZH-2000 ở tốc độ di chuyển, tầm bắn, tốc độ bắn… Tuy nhiên, trong khi mọi thông số Nga đưa ra về Koalition-SV mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố và chưa thể kiểm chứng thì PZH-2000 đã khẳng định được sức mạnh và độ tin cậy trong thực chiến tại chiến trường Afghanistan năm 2006 bởi quân đội Hà Lan, và đến năm 2010, Đức tiếp tục cho PZH-2000 thử lửa tại chiến trường này.

    Tuy nhiên, sau chiến dịch đối đầu với Taliban vào năm 2006, phía Hà Lan đã kêu ca với Đức về việc nòng pháo L52 trên chiếc PZH-2000 dường như không đáp ứng nổi môi trường bụi bặm đầy cát ở Trung Đông dẫn đến việc đạn đi chệch mục tiêu và nòng pháo bị mòn đi rất nhanh do cát.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phao-nga-khien-vu-khi-duc-mat-ngoi-vuong-3330290/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này