1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Xe bom Taliban lao thẳng vào căn cứ Mỹ
    Cập nhật lúc :11:28 PM, 18/08/2011
    Ngày hôm nay một vụ nổ lớn tại một căn cứ quân sự Mỹ nằm ở miền đông Afghanistan đã làm ít nhất 27 lính Mỹ thiệt mạng.

    Người phát ngôn của Taliban cho biết trong buổi sáng ngày 18/8/2011, chiếc xe tải chở bom đã lao thẳng vào trong một căn cứ quân sự của Mỹ tại thành phố Gandez, tỉnh Paktia.

    Chiếc xe chở hàng trăm kg thuốc nổ này sau đó đã phát nổ và làm 27 lính Mỹ tại đây thiệt mạng cùng 34 người khác bị thương.

    Các nhân chứng tại đây cho biết vụ nổ xảy ra rất lớn và nó đồng thời phá hủy một máy bay trực thăng Mỹ trong căn cứ này.


    [​IMG]
    Afghanistan chưa có ngày nào yên bình kể từ khi lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu chiếm đóng nước này. Lực lượng liên quân do Mỹ lãnh đạo dang hứng chịu những ngày tồi tệ nhất trên chiến trường Afghanistan kể từ đầu tháng 8.

    Vào ngày 6/8, đã có 31 lính đặc nhiệm Mỹ bị thiệt mạng khi lực lượng Taliban bắn rơi một chiếc trực thăng chở quân MH-47E thuộc lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại tỉnh Wardak. (>> chi tiết)

    Đây cũng là trường hợp số lính Mỹ thiệt mạng đông nhất trong một sự kiện đơn lẻ. Ngoài ra, một vụ tấn công bằng bom vệ đường ngày 11/8 cũng khiến 6 lính thuộc lực lượng liên quân thiệt mạng tại miền Nam Afghanistan.

    Tình hình an ninh tại Afghanistan chưa bao giờ ổn định ngay cả khi có 150.000 lính của lực lượng liên quân đóng tại đây. Đồng thời, việc gia tăng số thương vong của lực lượng này cũng khiến người dân các nước tham gia chiếm đóng Afghanistan nổi giận, gây thêm nhiều bất ổn cho chính quyền những nước này.
  2. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Cha quân đội Mĩ ăn cú này đau ah nghen! Nhưng đỡ hơn vụ trực thăng bị bắn hạ!
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    bạn này chắc ko phải đồng chí với chúng ta đâu ( hay với riếng tui :)) )
  4. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Bọn khủng-bố vừa hèn vừa tàn ác, thế mà vẫn nhiều người ủng hộ bọn nó là sao nhĩ !


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Sao ko, điều đó khẳng định sắc dân Việt Nam có chỗ đứng trên thế giới, ngay tại cường quốc số 1 thế giới, em còn nghe nói các kĩ sư, nhân viên tham gia đóng F-22/35 đóng TSB đóng tất tần tật khí tài của Mỹ hầu hết đều là người VN đấy >:D<, đúng là CON RỒNG CHÁU TIÊN

    PS: Mà nhiều người kì thật, sắc dân Việt được coi trọng rạng danh như vậy, thế mà chê ỏng chê eo, xem ở Nga hay Tàu sắc dân ta có được như thế hay ko ! hay bị kì thị, bị đánh tơi tả

  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Phải nói thế này, nước yếu hèn nên mới bị chiếm đóng. Nhưng chống lại quân chiếm đóng không thể dàn quân đánh trận được, mà chỉ đánh quấy rối cho quân chiếm đóng rút đi thôi.
    Thế là đánh lén, du kích, trong đó có món đặt mìn. Tiếng Anh gọi là bomb hết[:D]
    Vấn đề ta xét ở đây là quả mìn đó cài ở đâu. Nếu chủ yếu nhằm vào lực lượng quân sự nước ngoài thì đó là chính đáng (tất nhiên cũng không tránh khỏi vài chú thường dân số đen dính phải), vì đó là thời chiến, 2 bên đang đánh nhau.
    Còn nếu chủ yếu nhằm vào dân thường thì đáng bị cả thế giới lên án. Dù sử dụng bất kỳ phương tiện gì. Gậy gộc, mìn, máy bay...
    Vậy nhé, đài phương Tây luôn có câu cửa miệng:" đánh vào phụ nữ, người già và trẻ em". Đúng là không cãi lại được, nhưng nghe cứ chuối chuối thế nào ấy.
  6. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Hồ sơ các vụ Mỹ do thám Trung Quốc
    Cập nhật lúc :9:16 AM, 19/08/2011
    Máy bay do thám U-2 được xếp vào hàng “lão làng” trong số các phương tiện do thám trên không vẫn được quân đội Mỹ sử dụng để do thám Trung Quốc.


    Quân đội Mỹ mới đây tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng máy bay do thám U-2 huyền thoại để tiến hành do thám trên không trên lãnh thổ Trung Quốc. Loại máy bay này "sẽ tiếp tục phục vụ cho lợi ích của nền dân chủ Mỹ, ít nhất là cho đến năm 2015," bất chấp việc có ý kiến cho rằng cần "đưa nó vào sổ lưu niệm."

    Được biết đến kể từ phi vụ do thám trên bầu trời Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1956, máy bay do thám U-2 được xếp vào hàng “lão làng” trong số các phương tiện do thám trên không với tuổi thọ lên đến hàng chục năm.

    Nhưng tại sao loại máy bay gián điệp tương đối cũ kỹ, nhiều lần bị bắn hạ như vậy lại được chọn? Và tại sao người Mỹ chấp nhận thực hiện có hành động có mức độ rủi ro cao như vậy, trong khi họ có các vệ tinh gián điệp mới nhất có khả năng cung cấp hình ảnh chất lượng cao?


    [​IMG]
    Cuối tháng 7/2011, Trung Quốc cảnh báo Mỹ là các chuyến bay của máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc phá hoại lòng tin giữa 2 quốc gia.
    Những câu hỏi này đã được chuyên gia của Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga, Aleksander Mordovin, giải đáp trong một cuộc trả lời phỏng vấn trang Pravda. Cuộc trò chuyện với vị chuyên gia này đã kéo dài hơn dự kiện với rất nhiều thông tin lịch sử thú vị.

    Việc do thám của các máy bay Mỹ và Anh từ lâu đã luôn làm nhà trức trách Trung Quốc phải đau đầu. Việc tiến hành trinh sát trên không trên không phận Trung Quốc là một phần của thỏa thuận ký kết giữa Truman và Attlee để "chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản".

    "Chủ nghĩa cộng sản mang màu sắc Trung Quốc" được xây dựng bởi Mao Trạch Đông và đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc gây nên sự quan ngại lớn đối với họ.

    Sự chú ý càng được tăng lên sau khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chương trình hạt nhân của riêng mình. Và sự tiến bộ của nó đã khiến cho sự lo ngại của Mỹ mỗi năm một nhiều hơn.

    [​IMG]
    Chương trình hạt nhân của Trung Quốc khiến phương Tây phải tò mò.
    Các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Trung Quốc được bắt đầu vào tháng 1/1951 sau thất bại của quân đội Tưởng Giới Thạch, đồng minh của Mỹ. Trong mọi trường hợp, người Mỹ luôn sẵn sàng bật đèn xanh cho những phi vụ bay do thám, quay phim các căn cứ quân sự của Trung Quốc do đồng minh thân cận Anh thực hiện mỗi tháng 4-5 lần.

    Về phần mình, London ngay từ đầu chấp nhận bỏ ra những khoản kinh phí trong trường hợp máy bay của họ hoặc của đồng minh bị đối phương tiêu diệt, với mong muốn chia sẻ gành nặng với Mỹ, khi mà Washington đang bận đối phó với tình hình căng thẳng không lối thoát trong mối quan hệ với Liên Xô.

    U-2 và những "người tiền nhiệm"

    Nhưng trước khi có U-2, người Mỹ chưa thể giải quyết được những thách thức mà họ phải đối mặt. Việc thu thập thông tin tình báo chủ yếu được thực hiện bởi những chiếc máy bay trinh sát-chống ngầm P2V Neptune của không quân Hải quân Mỹ.

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chúng rất dễ bị bắn hạ không chỉ bởi máy bay tiêm kích mà còn cả với hệ thống phòng không của đối phương. Người Mỹ chỉ thừa nhận bị mất 4 trong số những chiếc máy bay này bởi hệ thống phòng không của Liên Xô và Trung Quốc.

    Tuy nhiên, có bằng chứng mạnh mẽ rằng người Mỹ đã cố tình hạ thấp sự tổn thất những chiếc "Neptune" ít nhất 2 lần. Ba trong số đó bị bắn rơi ở vùng Viễn Đông vào những năm 1951-1955, sau đó chúng chủ yếu được sử dụng trong những hoạt động chống Trung Quốc.

    [​IMG]
    Chiếc P2V Neptune bị bắn rơi ở Liên Xô.
    Trong giai đoạn 1953-1964 người Mỹ đã bị mất 7 chiếc "Neptune". Ít nhất 2 trong số đó bị bắn hạ bởi lưới lửa phòng không.

    Với mục tiêu thiết lập được bản đồ về các địa điểm chiến lược quan trọng ở các nước như Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ và Anh đã đạt được thỏa thuận đưa vào sử dụng loại trinh sát phản lực RB-45C mang lại hiệu quả cao hơn.

    Các chuyến bay chủ yếu được thực hiện vào ban đêm. Và để tránh bị đèn pha soi thấy loại máy bay này được sơn màu đen. Không một chiếc nào bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không Liên Xô vào thời điểm đó vẫn còn nhiều hạn chế.

    Người ta cũng tính đến trường hợp RB-45C có thể bị rơi trên lãnh thổ của Trung Quốc hay Liên Xô, khi đó Mỹ sẽ tuyên bố rằng không có dấu hiệu nào cho thấy có sự liên quan của họ, còn người Anh sẽ nói rằng họ chưa bao giờ có những chiếc máy bay như vậy.

    Những chiếc máy bay gián điệp này đã được sử dụng chống lại Trung Quốc cho đến giữa năm 1953, sau đó, do sự xuất hiện của những hệ thống phòng không tiên tiến hơn, chúng được thay thế bằng những chiếc RB-47 hiện đại hơn.

    [​IMG]
    RB-45C, một trong những "người tiền nhiệm" của U-2
    Một thời gian sau người Mỹ quyết định thực hiện nhiệm vụ trinh sát bằng những chiếc RB-57A/D, sau khi bị mất 2 chiếc RB-47 (một chiếc do MiG-17 tiêu diệt, một chiếc khác bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không SA-2).

    Tuy nhiên, khi Liên Xô đã nhiều lần thể hiện khả năng đối phó hiệu quả với các thách thức này, Mỹ đã mang đến cho cả Moscow và Bắc Kinh một bất ngờ mới - máy bay do thám tầm cao U-2. Thực tế thành phần các phi đội tham gia vào những điệp vụ trên không này không nằm trong thành phần lực lượng Không quân Mỹ, mà là nhân viên CIA.

    Trong gần 4 năm (kể từ mùa hè 1956) những cỗ máy này đã thực hiện các chuyến bay nằm ngoài tầm với của hệ thống phòng không Liên Xô, và có thể bay qua lãnh thổ Liên Xô và Trung Quốc một cách dễ dàng.

    Cho đến ngày 1/5/1960, Liên Xô "tặng" cho Mỹ một điều bất ngờ, chiếc U-2B Francis Gary Powers bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không S-75. Sau khi sự kiện này, U-2 đã không dám bay qua lãnh thổ Liên Xô nữa, nhưng vẫn tiếp tục tiến hành trinh sát các địa điểm mà Mỹ cho rằng có lợi ích địa chính trị tối quan trọng, bao gồm cả Trung Quốc.

    Người Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ không có cách nào ngăn chặn chúng. Bởi vì lúc đó quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow đã xấu đi rõ rệt. Đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật.


    [​IMG]
    Tên lửa phòng không S-75, sát thủ của máy bay do thám U-2.
    Do đó, sự kiện chiếc U-2 đầu tiên bị bắn hạ trên bầu trời Trung Quốc vào tháng 9/1962 bằng tên lửa S-75, người Mỹ thực sự ngỡ ngàng. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám Trung Quốc.

    Trước hết, Mỹ đã quan tâm đến các cơ sở hạt nhân Trung Quốc nằm sâu ở bên trong đất liền, dẫu rằng thực hiện việc này sẽ khiến họ bị tổn thất nhiều U-2. Người Mỹ tất nhiên luôn muốn chọn những phương án an toàn nhất cho họ. Do đó, họ cũng quyết định chọn các phi công Đài Loan để thực hiện các nhiệm vụ này.

    Theo số liệu của Trung Quốc, quân đội nước này đã bắn rơi 9 chiếc U-2, trong khi người Mỹ chỉ thừa nhận mất 5 chiếc.

    Hạ bệ "người kế nhiệm"

    Khó khăn chính cho nhiệm vụ trinh sát được cho là do có sự xuất hiện của hệ thống tên lửa phòng không S-75. Để loại bỏ chúng, Mỹ đã thực hiện cùng lúc 2 phương án: Tạo ra các máy bay trinh sát tốc độ cao có khả năng tránh được các loại tên lửa đất - đối - không và không - đối - không một cách hiệu quả, và tạo ra các phương tiện bay không người lái.

    Sự thật là vào tháng 1/1966 Không quân Hoa Kỳ đã được trang bị loại máy bay gián điệp mới nhất SR-71, có thể đạt tốc độ lên tới 3.500 km/h. Đặc biệt, chúng đã được sử dụng một cách tích cực cho các chuyến bay do thám Trung Quốc. SR-71, với chi phí khổng lồ đáp ứng đầy đủ sự mong đợi của người Mỹ. Năm 1967 nó chụp ảnh thành công vụ thử nghiệm bom hạt nhân của Trung Quốc. Sự thành công của chiếc máy bay mới vào năm 1968 đã dẫn đến tạm ngừng hoạt động của U-2. Tuy nhiên, giờ đây đã có những thay đổi đáng kể.


    [​IMG]
    Dù "nghỉ hưu" nhưng SR-71 vẫn giữ danh hiệu máy bay nhanh nhất thế giới.
    Những thành công trong việc sử dụng UAV đã không được như mong đợi của giới chức quân sự Mỹ. Từ năm 1969 đến năm 1971, Mỹ đã cố gắng để sử dụng cho máy bay trinh sát không người lái D-21. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đã không thu được kết quả nào đáng kể bởi vì những trục trặc trong việc truyền tải các thông tin thu thập được.

    Cũng trong khoảng thời gian cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, trên bầu trời Trung Quốc xuất hiện loại máy bay trinh sát tầm xa UAV Compass Arrow (Firefly mẫu 154) được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ trinh sát từ xa Trung tâm thử nghiệm hạt nhân tại Lop Nor của Trung Quốc.

    Thế nhưng, vào tháng 7/1971, Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc chống lại "mối đe dọa Liên Xô". Gần 20 năm sau người Mỹ lại cố gắng để không làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc bằng những chuyến bay như vậy. Tất nhiên, họ không dừng chúng hoàn toàn, nhưng đã hành động rất thận trọng, cố gắng không vi phạm vùng trời của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, các mối đe dọa Liên Xô đã không còn nữa, trong khi đó các lo ngại đến từ Trung Quốc đang ngày càng gia tăng đối với nước Mỹ, do vậy người ta đã quyết định nối lại các chuyến bay trước đó.

    Sau sự việc chiếc máy bay do thám EP-3E phải hạ cánh bắt buộc ngày 1/4/2001 người Mỹ đã tránh thực hiện những chuyến bay như vậy trên vùng trời Trung Quốc.

    Điều thú vị nhất đó là sự việc này lại làm cho chính người Mỹ phải “điên đầu” bởi vì phía Trung Quốc đã cố tình trì hoãn việc trao trả chiếc máy bay do thám này cũng như phi hành đoàn. Theo các chuyên gia Mỹ, người Trung Quốc đã cố tình lợi dụng thời gian này để sao chép các chi tiết của chiếc EP-3E.

    [​IMG]
    Vụ trinh sát cơ EP-3E bị bắt hạ cánh trên đảo Hải Nam là vụ do thám gây ầm ĩ nhất trong quan hệ Trung - Mỹ. Trong ảnh, phần mũi của EP-3E đã bị tháo tung, cho thấy Trung Quốc đã "mổ xẻ" máy bay này nhân cơ hội "tóm" được nó.

    Chuyến bay đầu tiên sau sự kiện này được thực hiện bởi máy bay do thám RC-135 từ căn cứ Kadena ở Okinawa, trong đó tiêm kích đánh chặn Trung Quốc đã thất bại.

    Chiếc RC-135V/W có khả năng thực hiện trinh sát tất cả các hệ thống phòng không của đối phương (bao gồm cả máy bay tiêm kích-đánh chặn và tên lửa phòng không) và mạng lưới thông tin hàng không cũng như các phương tiện trinh sát điện tử.

    Một biến thể khác là RC-135S "Cobra Ball" được thiết kế đặc biệt để tiến hành do thám các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, để giám sát Trung Quốc mà chỉ sử dụng loại máy bay này là không đủ, và người Mỹ đã trở về với U-2. Rõ ràng, một trong những lý do để "tái sinh" chúng trên bầu trời Trung Quốc là hàng loạt các chuyến bay gần đây của nó, cho phép theo dõi các bí mật của Bắc Kinh tại các khu vực thử nghiệm nằm sâu trong lãnh thổ.

    Tại sao U-2 vẫn được sử dụng?

    Trả lời câu hỏi này, ông Aleksander Mordovin cho biết: "Quân đội Mỹ tất nhiên có lý do để duy trì sự phục vụ của chúng (máy bay do thám U-2). Dựa trên các đặc điểm vốn có, U-2 không thua kém bất kỳ loại máy bay do thám hiện đại nào, ngoại trừ SR-71". Tuy nhiên, xuất hiện sau U-2 gần một thập kỷ nhưng SR-71 đã bị ngưng hoạt động từ 13 năm trước.

    "Người Mỹ rõ ràng biết rõ hơn ai hết về vấn đề này. Chi phí cho hoạt động của SR-71 là cực kỳ tốn kém, trong khi U-2 lại vượt trội hơn hẳn nếu so sánh giữa "giá cả và chất lượng", ông Mordovin nói.

    Giờ đây không chỉ Nga mà Trung Quốc cũng đã có được khá đầy đủ các phương tiện để đối phó hiệu quả với các loại máy bay như SR-71. Vì vậy, việc duy trì những loại máy bay tốn kém như vậy trở nên không cần thiết.

    Đề cập tới lý do tại sao Mỹ mạo hiểm chạm trán với Trung Quốc như vậy, trong khi họ có trong tay hàng tá vệ tinh gián điệp tiện dụng? Chuyên gia Aleksander Mordovin cho rằng, rõ ràng, trong lãnh thổ Trung Quốc có vị trí mà Mỹ quan tâm, nơi đó rất khó để quan sát từ không gian, và điều này đòi hỏi phải được chụp từ máy bay. Trong khi, như chúng ta đã biết, các vệ tinh luôn di chuyển theo một quỹ đạo và vào một thời điểm xác định và lại ở vị trí quá xa.
  7. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Nếu đánh vào 1 căn cứ quân sự bất kể bằng phương pháp gì thì gọi là cảm tử, đánh và giết hại thường dân gọi là khủng -bố, Mỹ là trùm khủng- bố lớn nhất thế giới..
  8. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Kho Vũ Khí Chiến Lược Của Mỹ

    Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Quân đội Mỹ liên tục đầu tư tiền của để nâng cấp và phát triển các hệ thống vũ khí chiến lược. Có những hệ thống vũ khí mà người ta chưa bao giờ biết tới và chi phí phát triển chúng lên tới hàng chục triệu USD. Mỹ cũng là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để phát triển vũ khí hiện nay.

    Predator
    Triển khai năm 1995
    [​IMG]

    Một trong những chiếc máy bay do thám không người lái tinh vi nhất của Mỹ chính là Predator, từng được Không lực Mỹ sử dụng tại chiến trước Afghanistan, Balkans, Iraq, và Pakistan. Trung tâm điều khiển từ xa có thể cất và hạ cánh Predator, sử dụng nó để thu thập thông tin tình báo, theo dõi mục tiêu, hay thậm chí là dẫn đường cho tên lửa. Với trị giá 4,5 triệu USD, chiếc máy bay do thám này là một phần đội chiến đấu cơ của Không lực Mỹ. Predator cũng có thể mang được cả vũ khí, và gần đây khả năng này đã được thử nghiệm tại chiến trường Pakistan khi khí tài bay nhận nhiệm vụ truy tìm tung tích những kẻ cầm đầu al Qaeda.

    LRAD
    Triển khai năm 2000
    [​IMG]

    Thiết bị âm thanh khoảng cách xa (LRAD) sẽ phát ra những âm thanh gây thương tổn đối phương. Loại vũ khí không sát thương này từng được sử dụng trong vụ cứu tàu du lịch bị cướp biển Somali tấn công trên biển năm 2005. LRAD hiện được sử dụng để kiểm soát đám đông và được trang bị cho nhiều lực lượng cảnh sát trên thế giới. LRAD có thể phát ra âm thanh có độ lớn 155 decibel khiến đối phương mất phương hướng và gây tổn thương vĩnh viễn đối với thính giác.

    Global Hawk
    Triển khai năm 2001
    [​IMG]

    Dự kiến tới năm 2014, loại máy bay do thám U-2 sẽ “nghỉ hưu” và thay thế nó là Global Hawk loại không người lái. Nhiệm vụ của Global Hawk là thu thập các hình ảnh có độ phân giải cao và chụp theo thời gian thực. Global Hawk có thể chụp các bức ảnh lớn, thậm chí là chụp ảnh cả một quốc gia. Global Hawk là sản phẩm chế tạo của hãng Northrop Grumman có khả năng bay liên tục 24 tiếng với khoảng cách 6.000 dặm trước khi hết nhiên liệu.

    iRobot PackBot
    Triển khai năm 2001
    [​IMG]

    Sau nhiều thất bại với các thế hệ robot trước đây, phiên bản Roomba của hãng Boston's iRobot đã khá thành công. Loại robot có chức năng dọn dẹp này cùng với robot tìm kiếm và cứu nạn PackBot từng được Cơ quan dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp Mỹ đặt mua. Việc điều khiển những loại robot này rất đơn giản, giống như trò chơi game video. PackBot từng được sử dụng để lùng sục các hang động tại Afghanistan và để dò mìn tại Iraq.

    ITT CREW Jammer
    Triển khai năm 2003
    [​IMG]

    Thiết bị nổ tức thời (IED) từng là loại vũ khí rất phổ biến mà nhóm phiến quân tại Iraq sử dụng. IED là nguyên nhân gây ra 70% cái chết trong tổng số 4.200 vụ thiệt mạng của lính Mỹ tại đây. Đó cũng là lý do tại sao mà Mỹ đang mang tới chiến trường nơi đây 37.000 thiết bị phá song CREW để vô hiệu hóa chức năng điều khiển từ xa trong các thiết bị IED. Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 1,75 tỉ USD để mua loại thiết bị này.

    AAI RQ-7 Shadow
    Triển khai năm 2003
    [​IMG]

    Trong khi những loại khí tài bay không người lái như Predator và Global Hawk hoạt động ở khoảng cách xa hơn và thường được điều khiển từ trung tâm, thì những người lính ở chiến trường lại muốn tự điều khiển những chiếc máy bay không người lái nhỏ hơn theo ý mình. Một trong số những thiết bị đó là Shadow do hãng AAI sản xuất. Loại máy bay này được trang bị camera có khả năng chụp ảnh cả ban đêm, và những bộ cảm biến đặc biệt có thể phát hiện bom tại các khu vực nhất định.

    MQ-8 Fire Scout
    Triển khai năm 2003
    [​IMG]

    Đây là loại trực thăng đa năng nhất của Mỹ hiện nay trên chiến trường robot. Chiếc máy bay này có thể cất cánh từ mặt nước hoặc mặt đất với hệ thống theo dõi và mang được cả vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Chiếc máy bay nào có thể mang được đồ cứu tế nặng chừng 90kg cho binh sĩ.

    SWORDS
    Triển khai năm 2007
    [​IMG]

    Cuối năm 2008, quân đội Mỹ được cấp kinh phí trang bị thêm 12.000 robot mặt đất cho lực lượng chiến đầu. Những loại robot này được vũ trang với nhiều loại vũ khí khác nhau, có thể đảm đương các công việc như một người lính thực thụ, chẳng hạn như tuần tra, bắn tỉa. Robot này đặc biệt hữu ích tại các chiến trường bằng phẳng Iraq. Thay vì phải trực tiếp tuần tra, người lính có thể ngồi một chỗ an toàn để robot SWORDS sục sạo vào các tòa nhà và các khu vực nguy hiểm.

    Reaper
    Triển khai năm 2007
    [​IMG]

    Reapers là một phiên bản siêu việt hơn rất nhiều so với Predator. Chiếc máy bay do thám không người lái này của Không lực Mỹ có khả năng bay nhanh gấp đôi và bay cao gấp đôi so với Predator, trong khi hỏa lực cũng mạnh hơn nhiều lần. Máy bay còn được trang bị cả phần mềm Windows có khả năng phát hiện các vật thể do con người làm ra. Reapers được hãng General Atomics sản xuất theo hợp đồng với Lục quân, NASA và Bộ An ninh nội địa Mỹ. Reapers cũng được cung cấp cho một số chính phủ nước ngoài trong đó có Italy.

    CRAM
    Triển khai năm 2007
    [​IMG]

    Sau IED, mối đe dọa chết người lớn thứ hai tại chiến trường Iraq và Afghanistan chính là súng cối và tên lửa tự tạo. Để đối phó với các nguy cơ này, Mỹ đã đưa vào sử dụng một công nghệ từng được ứng dụng cho tàu hải quân, đó là dạng tháp pháo giống kiểu R2-D2 có khả năng tự phát hiện những nguy hiểm và tiêu diệt chúng. Phiên bản CRAM triển khai trên mặt đất của hãng Raytheon không rẻ chút nào, chúng tốn kém tới 75 triệu USD cho một hệ thống. Cho tới nay, quân đội Mỹ đã đưa vào sử dụng 20 hệ thống này.

    SRI International iLink
    Triển khai năm 2008
    [​IMG]

    Có những mạng xã hội dành cho giáo sự, sinh viên hay nhiều nhóm người khác, nhưng cũng có mạng xã hội chỉ dành cho lực lượng quân sự, đó chính là mạng SRI International iLink. Được đưa vào sử dụng tháng 7/2008, iLink bao gồm 3 mạng riêng biệt được bảo vệ bằng mật khẩu để kết nối và chia sẻ.

    Boeing EA-18G Growler
    Triển khai năm 2009
    [​IMG]

    Chiếc máy bay chuyên làm nhiệm vụ phá sóng này là một sản phẩm của Boeing do Hải quân Mỹ đặt hàng. Growler có thể cất cánh từ những chiếc máy bay chuyên chở chuyên nghiệp và bay theo đội hình phi cơ chiến đấu để phóng sóng đối phương.

    Kính viễn vọng 360 độ
    [​IMG]

    Thử nghiệm năm 2008, loại kính viễn vọng có thể quay được 360 độ này chuyên dành cho lực lượng hải quân. Phiên bản camera mới này đang được Hải quân Mỹ ứng dụng có thể mang lại những hình ảnh bề mặt độ nét cao.

    Hệ thống nhiên liệu hydrô
    Ký hợp đồng năm 2008
    [​IMG]

    Tháng 12/2008, Quân đội Mỹ lần đầu tiên đưa ra một báo cáo môi trường bền vững trong đó nhấn mạnh tới việc 48% trong tổng số 60.000 phương tiện chiến lược của lực lượng này có thể sử dụng năng lượng thay thế. Quân đội Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 1,5 triệu USD để thành lập một trung tâm phát triển nhiên liệu hydrô cho các loại vũ khí chiến đấu.

    RADS
    Triển khai năm 2014
    [​IMG]

    Gần một thập kỷ qua, Không lực Mỹ phát triển một hệ thống có tên là RADS dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2014. Hệ thống này sẽ phát ra những tia sóng ngắn công suất lớn nhằm đốt nóng các mục tiêu cách đó 500m và gây ra những tác hại vĩnh viễn. Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận được phát triển một phiên bản RADS nhỏ hơn, nhẹ hơn và ít tốn kém hơn. Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về tác hại của hệ thống này. Nhiều người cho rằng nó sẽ tạo ra những nguy cơ lớn về sức khỏe con người.

    Lựu đạn EMP
    Kế hoạch triển khai: Bí mật
    [​IMG]

    Tháng 2/2009, Quân đội Mỹ xác nhận rằng họ đang phát triển một loại lựu đạn có tên là EMP, cho phép lính đánh bộ có thể tắt toàn bộ máy tính và các thiết bị điện tử trong một khu vực lớn, chẳng hạn như trong một tòa nhà hay thậm chí là cả một ngôi làng nhỏ, mà không làm tổn hại những người sống trong khu vực đó.

    Laser chiến lược năng lượng cao (THEL)
    Kế hoạch triển khai: Bí mật
    [​IMG]

    Cũng giống như loại laser hóa học được sử dụng trong các máy cắt và khoa công nghiệp, THEL được thiết kế với khả năng tự phát hiện mục tiêu và bắn hỏa lực rocket từ mặt đất. Hệ thống này được chính phủ Israel thiết bị và được chính phủ Mỹ hậu thuẫn trong khuôn khổ hợp tác năm 1996. Phiên bản THEL mới nhất đang được tập đoàn Northrop Grumman thử nghiệm. Chi phí phát triển THEL ước tính vào khoảng 50 triệu USD.

    DARPA Vulture
    Kế hoạch đề xuất: 2008
    [​IMG]

    Năm ngoái, Tập đoàn DARPA nhận phát triển một hệ thống không người lái giống như một chiếc máy bay khổng lồ có thể treo ở độ cao 19km trong suốt 5 năm để theo dõi một khu vực rộng lớn trên trái đất.

    Bổ xung thêm mấy hàng khủng nữa nè
    [​IMG]

    Hàng không mẫu hạm USS KittyHawk của Mỹ.

    Dưới đây là hình ảnh máy bay ném bom B-2 và chiến đấu F-22:

    Máy bay chiến đấu F-22 được cho là loại đầu tiên có khả năng bay với tốc độ cao hơn tốc độ âm thanh trong một thời gian dài mà không tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu. Để phục vụ cho mục đích chiến đấu không đối không, nó mang theo 6 tên lửa AIM-120C và hai AIM-9. Để phục vụ mục đích chiến đấu không đối đất, nó được trang bị hai bom JDAM 1000 cân Anh, hai tên lửa AIM-120C và hai AIM-9. Ảnh: Airforceworld.
    [​IMG]
    [​IMG]

    F-22, do Lockheed Martin sản xuất, được cải tiến với nhiều thế hệ khác nhau. Máy bay này dành cho một phi công chiến đấu và có giá khoảng 142 triệu USD mỗi chiếc (giá năm 2008). Ảnh: Aerospaceweb.

    [​IMG]
    B-2 là loại máy bay ném bom xuyên lục địa tàng hình tân tiến nhất của Mỹ hiện nay, do một tổ hợp gồm các hãng Northrop Grumman, Boeing và Vought Aircraft Industries sản xuất, bay lần đầu năm 1989, sau một thời gian nghiên cứu chế tạo tuyệt mật. B-2 được đánh giá là một bước tiến lớn trong công nghệ sản xuất máy bay quân sự của Mỹ, do phần cánh rất đặc biệt. Thân máy bay dài 21 m, trong khi sải cánh tới 52 m. Ảnh: Aerospaceweb

    [​IMG]
    Một chiếc B-2 trên đường băng, chuẩn bị cất cánh trong đêm. Giá của mỗi chiếc B-2 lến đến 1,15 tỷ USD (năm 1998). Hiện mới chỉ có Mỹ là quốc gia duy nhất chính thức sử dụng các máy bay ném bom chiến lược tốc độ cao này.
    B-2 trên địa hình đồi núi. Kể từ khi đưa vào hoạt động, chưa có B-2 nào bị hạ trong chiến đấu, nhưng năm 2008 có một chiếc bị rơi trong quá trình huấn luyện. Máy bay này được thiết kế chủ yếu cho mục đích ném bom hạt nhân, nhưng cũng sử dụng được cả vũ khí thông thường.

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Toàn vũ khí Khủng, nước nào cũng thèm, chưa nói đến kẻ thù của Mỹ có mơ mới có => Mỹ vô đối
  9. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Kho vũ khí chiến lược của Mỹ

    [​IMG]

    America's Next Top Model (thường được gọi tắt là Top Model hay ANTM) là chương trình truyền hình thực tế dành cho phụ nữ và các bạn gái trẻ. Trong chương trình này các bạn gái sẽ tranh tài với nhau để giành được cơ hội trờ thành Người mẫu đỉnh cao Mỹ và bước chân vào ngành công nghiệp người mẫu.
    Người sáng lập và dẫn chương trình nổi tiếng là cựu siêu mẫu Tyra Banks, cũng là giám khảo chính và nhà sản xuất cho tất cả các mùa thi từ đầu đến giờ. Mùa thi đầu tiên lên sóng chính thức vào tháng 05, 2003 và đã trở thành một trong những chương trình truyền hình ăn khách nhất của hệ thống truyền hình cáp UPN. Mùa thi thứ bảy của chương trình này là mùa thi đầu tiên phát trên kênh The CW, sau khi hệ thống cáp UPN sát nhập vào hệ thống cáp Warner Brothers. Nhạc hiệu của chương trình cũng do chính Tyra Banks hát. Tyra cũng là đồng sản xuất chung trình với Ken Mok và Anthony Dominici.[1][2]
    Tại Việt Nam, chương trình được phát sóng trên kênh HTV2 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhChannel V của hệ thống cáp STAR TV.
    .....
    http://vi.wikipedia.org/wiki/America's_Next_Top_Model
  10. FarmerTadien

    FarmerTadien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    677
    Càthọt bốc Mỹ ghê quá, nhưng toàn thứ ai cũng biết rồi làm tốn tài nguyên 4rùm. Nhưng công nhận Càthọt mắt kém, con kia mà bảo là Growler thì nên đi khám mắt.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này