1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Đó là chuyện hiển nhiên đúng, cháy thế này thì khói phải to lắm, không ngửi cũng phí nhỉ =)) =)) =))

    [​IMG]

    [​IMG]

    Mượn lại cái ảnh của thím evannalynch một chút, mong thím không giận
  2. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Tội nghiệp, phe Nga cả thầy lẫn trò bị Mỹ nó ru ngủ quanh năm mà đếch biết =)), nay T-50 gặp sự cố thảm bại mới ngớ người ra =))=))

  3. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Đúng rồi, người My ru ngủ người Nga bằng cách cho dăm ba chiếc F-22/F-35 nổ, cháy, rơi tự do, tiếp đó hạ lệnh cấm bay vô thời hạn với một loại máy bay nghiên cứu mất nửa tỷ Obama. ^:)^

    Giá mà Mẽo làm thêm vài ba cú ru ngủ nưa nhỉ, như thế anh em mừng lắm.=))

    À mà thất bại thảm hại của Nga lại không bốc khói nhiều như F22 với B2 nhỉ. Thế mới là thảm bại chứ, còn tan tành thế kia chỉ là thất bại nhỏ thôi, ít nhất là còn cái khung để... ngắm =))
  4. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Nhận biết chiến đấu cơ Mỹ qua ngoại hình (kỳ 1)
    Cập nhật lúc :10:43 AM, 22/08/2011
    Trong việc thiết kế, chế tạo máy bay thường có sự kế thừa, chưa nói tới việc các nước âm thầm sao chép mẫu của nhau, khiến nhiều máy bay có ngoại hình giống nhau và khó phân biệt.

    Nhằm giúp độc giả không bị nhầm lẫn giữa các loại máy bay, qua đó nhầm lẫn tính năng, mục đích sử dụng, Đất Việt xin giới thiệu đưa ra một số hướng dẫn cơ bản nhằm nhận biết một số loại máy bay chiến đấu, trước hết là của Không quân Mỹ, nước có lực lượng máy bay chiến đấu hùng hậu nhất hành tinh.

    A-4 Skyhawk
    [​IMG]
    Một chiếc A-4 của không quân hải quân Mỹ với cửa hút không khí và sống lưng đặc trưng.
    A-4 Skyhawk là loại máy bay cường kích một động cơ. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại máy bay này là cửa hút không khí hình bán nguyệt nằm hai bên hông máy bay phía trên cánh chính. Một cánh đuôi đứng, cánh tà nằm phía trên ống xả của động cơ, trên lưng máy bay có sống lưng được thiết kế kéo dài và nối liền với cánh đuôi đứng.

    F-5 Tiger
    [​IMG]
    Phần mũi thon và khá dài là đặc điểm dễ nhận biết nhất của F-5 Tiger.​
    Đây là loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ 2 động cơ, đặc điểm dễ nhận biết của F-5 là chiếc mũi khá dài, thân hình thon dài .

    Hai cửa hút không khí hình ovan nhỏ nằm hai bên hông máy bay, ngay vị trí của buồng lái.

    Cánh chính được thiết kế nằm giữa hai ống hút không khí của động cơ, rìa cánh được kéo dài đến cửa hút không khí.

    Một cánh đuôi đứng nằm giữa, cánh tà nằm phía dưới ống xả của động cơ.

    A-7 Corsair
    [​IMG]
    A-7 Corsair với cửa hút không khí đặc trưng và logo của không quân hải quân Mỹ. Đây là loại máy bay cường kích hạng nhẹ, tốc độ cận âm, một động cơ, A-7 Corsair có thiết kế khí động học khá ngộ nghĩnh.

    Cửa hút không khí cho động cơ hình tròn lớn, nằm phía dưới bụng máy bay và được kéo dài tới tận mũi của máy bay.

    Nhìn từ xa, A-7 trông giống như một con cá đang há mồm. Một cánh đuôi đứng hơi xuôi về phía sau, cánh chính được thiết kế nằm phía trên lưng của thân máy bay, cánh tà hình tam giác hơi xuôi về phía sau.

    F-4 Phantom (Con Ma)
    [​IMG]
    F-4 Phantom với phần đuôi đặc biệt và logo đặc trưng của không quân hải quân Mỹ.
    Là loại máy bay tiêm kích-ném bom siêu âm 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, thiết kế khí động học của F-4 khá đặc biệt nhất là phần đuôi của máy bay.

    Phần đuôi của máy bay trông giống như đuôi của một con cá heo, được kéo dài ra phía sau che phủ hai ống xả của động cơ.

    Một cánh đuôi đứng khá ngắn và hơi xuôi về phía sau, cánh tà được thiết kế hướng xuống phía dưới.

    Cửa hút không khí hình ovan nằm hai bên hông máy bay, cánh chính được thiết kế nằm phía sát bụng của máy bay, hai đầu mút cánh có khả năng gập lại để phù hợp với nhà chứa của tàu sân bay.

    F-105 Thunderchief (Thần Sấm)
    [​IMG]
    F-105 Thunderchief với cửa hút không khí rất đặc biệt.​
    Đây là loại máy bay tiêm kích-ném bom siêu âm, một động cơ. Cửa hút không khí khá nhỏ nằm ngay đầu cánh chính, cửa hút không khí kéo dài về phía trước và tạo một góc hình tam giác với thân của máy bay để tằng cường luồng không khí cho động cơ.

    Cánh chính nằm giữa thân máy bay. Một cánh đuôi đứng khá cao và hơi xuôi về phía sau, khoảng cách giữa cánh chính và cánh tà khá xa.​
    [​IMG]
    Logo đặc trưng của Không quân Mỹ.​

    [​IMG]
    Logo đặc trưng của các máy bay được sử dụng trên tàu sân bay của Mỹ.​
    Nhận biết qua logo

    Ngoại trừ những mẫu máy bay đang đươc thử nghiệm, chưa đi vào biên chế. Bất cứ lực lượng không quân nào trên thế giới đều có những logo đặc trưng cho riêng mình.

    Để nhận biết máy bay thuộc quốc gia nào, ngoài phân biệt chủng loại máy bay, còn phải để ý đến logo in trên máy bay.

    Là nước có lực lượng không quân hùng mạnh, Mỹ có 2 lực lượng không quân chính Không lực Hoa kỳ và Không quân Hải quân.

    Trên các máy bay của không quân và hải quân Mỹ thường có 2 logo cơ bản, với không quân Mỹ thường được vẽ logo hình cánh đại bàng với một ngôi sao ở phía dưới, phần logo này thường được vẽ trên cánh đuôi đứng.

    Còn các máy bay được sử dụng trên các tàu sân bay (Không quân Hải quân) thường được vẽ logo hình ngôi sao màu trắng nằm trong một vòng tròn màu xanh đậm, vòng tròn này được kéo dài ra hai bên với 3 màu nền cơ bản là đỏ, trắng và xanh đậm tượng trưng cho màu của quốc kỳ Mỹ.

    Phần logo này thường được vẽ ở phần thân máy bay, hai bên hông của buồng lái.
  5. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Thực hư sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)
    Cập nhật lúc :2:09 PM, 23/08/2011
    Là tiêm kích thế hệ 5 thứ hai trên thế giới, F-35 Lightning II vừa đem lại hy vọng, vừa tiềm ẩn nguy cơ đe dọa chương trình vũ khí tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ.

    >> Kỳ 1: "Người hùng" làm cảnh

    Kỳ 2: Tia chớp F-35, thành bại khó lường


    Năm 1996, Mỹ chính thức khởi động chương trình Máy bay tiêm kích liên quân JSF (Joint Strike Fighter), và năm 2001, mẫu X-35 của Lockheed Martin được chọn. Ngoài Mỹ, tham gia chương trình còn có 8 đối tác: Anh, Italia, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Nauy và Đan Mạch với mức đóng góp 4,375 tỷ USD.

    Tham vọng 3 trong 1

    Mục đích đặt ra là chế tạo một loại máy bay biên chế cho cả Không quân (USAF), Thủy quân Lục chiến (USMC) và Hải quân (USN) với 3 biến thể có mức chuẩn hóa 70-90%, có hình dáng, kích thước giống nhau, sử dụng một động cơ cơ bản. Nhưng bên trong là 3 loại máy bay rất khác nhau và đơn giá ban đầu được xác định là 45-50 triệu USD.

    Ba biến thể đó là F-35A cất/hạ cánh thông thường (CTOL) dành cho USAF, thay thế A-10 và F-16. F-35B cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng (STOVL) dành cho USMC, thay thế AV-8B và F/A-18C/D và F-35C (CV) dành cho USN, triển khai trên tàu sân bay. F-35 Lightning II được kỳ vọng sẽ là nền tảng sức mạnh trên không của Mỹ và đồng minh trong thế kỷ XXI.

    [​IMG]
    Tia chớp F-35 mang tham vọng “3 trong 1”. F-35 được thiết kế để đảm nhiệm vai trò vừa là tiêm kích tàng hình vừa là máy bay tiến công, lại vừa rẻ và thích hợp với các điều kiện khai thác khác nhau. F-35 ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất, chưa từng được ứng dụng.

    Nó có kết cấu hiện đại, có khả năng mở rộng và hiện đại hóa, buồng lái tiện nghi tuyệt vời. Radar nhỏ nhưng hiện đại và hệ thống điều khiển vũ khí siêu việt. Động cơ F135-PW-100/400/600 có buồng tăng lực của Pratt&Whitney là động cơ tiêm kích có lực đẩy mạnh nhất hiện nay.

    “Mắt thần” DAS

    Một trong những điểm mới nổi bật nhất của F-35 là hệ thống phát hiện quang-điện tử khẩu độ phân tán “Mắt Thần” DAS cho phép quan sát tổng thể trong phạm vi 360 độ, sử dụng các sensor quang học phát hiện, bám mục tiêu hoàn toàn thụ động và hiển thị bức tranh tình huống trên màn hình số trên mũ bay phi công.

    Trong thử nghiệm, nó có thể phát hiện tên lửa bay ở cự ly 1.200 km! DAS còn cho phép phi công với sự trợ giúp của màn hình trên mũ bay nhìn “xuyên” vỏ máy bay, theo dõi đầy đủ toàn bộ tình huống chiến thuật, kể cả những gì diễn ra phía sau hay bên dưới máy bay tiêm kích. Mũ bay cũng được tích hợp hệ thống dẫn vũ khí theo góc nhìn.

    [​IMG]
    Mũ bay của phi công F-35. F-35 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn quang-điện tử (EOTS) gắn ở dưới mũi máy bay với các camera hồng ngoại CCD-TV mọi hướng, độ phân giải cao để quan sát và chỉ thị mục tiêu. EOTS cho phép phát hiện, bắt bám mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không. Các camera hoạt động hoàn toàn thụ động, có thể phát hiện, bám mục tiêu tự động, ở tầm xa và báo động khi máy bay bị chiếu xạ laser. EOTS bảo đảm bí mật thực hiện nhiều nhiệm vụ: phòng thủ tên lửa, trinh sát, yểm trợ trong xung đột phi quy ước...

    F-35 được trang bị 1 pháo 4 nòng 25 mm GAU-22/A, khoang vũ khí trong máy bay chứa được 2 bom cỡ 910 kg, hoặc 2 bom cỡ 450 kg và 2 tên lửa không đối không trong. Tùy nhiệm vụ, F-35 có thể được trang bị các tên lửa không đối không AMRAAM, ASRAAM, Meteor, các loại bom JDAM, JSOW, SDB, WCMD, tên lửa chống tăng Brimstone, tên lửa hành trình chống hạm JSM ở bên trong máy bay; các tên lửa hành trình Storm Shadow, JASSM, các tên lửa không đối không ASRAAM, Sidewinder ở các mấu treo bên ngoài. Trong tương lai, F-35 còn có thể mang vũ khí laser chống tên lửa HELLADS hoặc dùng làm máy bay gây nhiễu điện tử thay cho EA-6B.

    Khen ít, chê nhiều

    Ở các biến thể F-35 liên tục phát hiện ra những khiếm khuyết lớn nhỏ khác nhau. Tháng 1/2011, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố các khiếm khuyết phát hiện được ở F-35 như: khả năng điều khiển kém, thiết bị avionics làm việc không ổn định, trục trặc với buồng tăng lực, màn hình hiển thị thông tin trên mũ bay, phần mềm, hệ thống cấp khí trơ OBIGGS, hệ thống ghế thoát hiểm…

    Tháng 3/2011, F-35 bị đình chỉ bay do mẫu chế thử AF-4 bị hỏng 2 máy phát điện khi bay thử. Ngày 2/8/2011, USAF lại đình chỉ bay đối với toàn bộ 20 F-35 do hỏng hóc của hệ thống cấp điện IPP cũng trên mẫu AF-4. Bộ Quốc phòng Mỹ đã buộc phải kéo dài thời gian phát triển F-35A, F-35C từ giữa năm 2015 sang tháng 4/2016.

    Về khả năng chiến đấu, F-35 không mạnh cả khi làm nhiệm vụ tiêm kích và nhiệm vụ tấn công. Khi làm nhiệm vụ tiêm kích, F-35 sẽ mất ưu thế chủ yếu là tàng hình. Khi làm nhiệm vụ tiến công ở chế độ tàng hình, F-35 mang được quá ít vũ khí (1-2 tấn). Được gọi là tiêm kích hạng nhẹ (dưới 11 tấn), nhưng trọng lượng rỗng của F-35 đã là 13,3-15,8 tấn, còn trọng lượng đầy đủ là 27,3-31,8 tấn, tức là còn nặng hơn cả các tiêm kích hạng nặng F-15C hay Su-27.

    Do đó, tuy động cơ F135 rất khỏe, F-35 không có khả năng bay hành trình siêu âm và cơ động kém. Với tốc độ tối đa chỉ gần 1.750 km/g khi bay ở độ cao lớn, F-35 thua kém tất cả các tiêm kích, kể cả những loại lạc hậu. Nó cũng thua kém tất cả các tiêm kích hiện đại cả về tốc độ leo cao, chẳng hạn thua MiG-29 1,5 lần về thông số này.

    Nhiệm vụ phát triển một máy bay theo kiểu “3 trong 1” là cực kỳ phức tạp về kỹ thuật và tốn kém về tài chính. Vì thế, chương trình F-35 liên tục trễ tiến độ, chi phí liên tục bị đội lên, khiến chiếc tiêm kích “giá rẻ” này trở thành một “máy bay bằng vàng” gần như F-22.

    F-35 “giá rẻ” đã đắt hơn 3 lần so với dự tính ban đầu, lên tới 160 triệu USD/chiếc, thậm chí có thể tăng lên hơn 200 triệu USD. Chi phí khai thác F-35 cũng khiến Mỹ đau đầu. Chi phí khai thác 2.443 chiếc F-35 trong 30 năm sẽ là gần 1.000 tỷ USD, không tính 382 tỷ USD chi phí mua sắm. Chi phí 1 giờ bay của F-35 sẽ là 30.700 USD.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nếu nhà ta có điều kiện, nên chăng chọn F-35 thay vì T-50 nhĩ !!!! vừa tàng hình lại còn VSTOL (sau này nhà ta có TSB lại tiết kiệm 1 khoản chi phí kha khá)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bài báo mang quá nhiều cảm tính, F-22 hay F-35 điểm yếu duy nhất là nằm ở chỗ giá thành
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trong khi Việt Nam còn chưa tạo ra được thứ gì đó tương tự như máy bay để có thể rời khỏi mặt đất thì vẫn có nhiều người thích lôi các điểm yếu của người khác ra để bình phẩm. Ai cũng biết F22 là máy bay thế hệ thứ 5 mới nhất nên chắc chắn con tồn tại nhiều khuyết điểm. Cả T50 cũng vậy.

    Nhưng họ là những người đi tiên phong trong khoa học kỹ thuật. Dám suy nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. vì vậy, thay vì ngồi đó tranh cãi, bới móc thì tốt nhất nên suy nghĩ để làm ra cái mới hơn họ, tốt hơn họ. Lúc đó mà bình luận sản phẩm của họ thì họ sẽ không buồn đâu. Cái gì cũng cần thời gian để hoàn thiện, đặc biệt là những thiết bị điện tử tinh vi. Mấy người cứ khoái bơi móc vũ khí của Mỹ ra nói này nói nọ làm như mình là chuyên gia tiêm kích thứ thiệt vậy. Thế còn Su T-50 mới bị trục trặc động cơ không thể bay thì thế nào, F22 khi chính thức ra mắt thì mắc lỗi, để coi Su T-50 ra sao, chưa gì mà lỗi động cơ đấy, mà không phải là động cơ thế hệ 5 như Raptor mới ngộ chứ, mới chỉ là 4++ thôi.

    Lúc Mỹ nó đưa ra khái niệm máy bay thế hệ 5, nó đưa ra khái niệm máy bay tàng hình thì cả thế giới này còn chưa có tí khái niệm nào về "tàng hình" hoặc "máy bay gen5", à mà có Liên Xô cũng đang định làm quả gen5 nhưng chưa kịp làm thì đã ngỏm Có sản phẩm nào trên quả đất này mà không bị bao giờ bị lỗi, có thằng nào bán hàng mà không bảo hành... Vấn đề là nó biết nó lỗi ở đâu để mà nó còn sửa... Sợ nhất là mấy bố máy bay chẳng bao giờ lỗi hỏng.

    Nhớ lại cái hồi Coldwar, Liên Xô hồi đó cũng chả dám nói phét như Lenta bây giờ mặc dù hồi đó công nghệ hàng không Liên Xô là tương đương với Mỹ... Càng lúc càng thấy coi thường ngành hàng không Nga, chê bai, bới móc là 1 biểu hiện của bệnh tự ti, biểu hiện của những kẻ chiếu dưới...

    Thử xem xem bọn Mỹ làm ra F22 nhưng đã bao giờ nó so sánh F22 với máy bay Nga chưa? CHƯA HỀ. Đơn giản vì Nga bây giờ chả phải Liên Xô, chả đáng để nó so sánh, chả đáng để chê bai.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Anh đặt mua 14 trực thăng Chinook mới
    Cập nhật lúc :2:08 PM, 23/08/2011
    Không quân Hoàng gia Anh Royal Air Force (RAF) vừa ký một hợp đồng mua 14 máy bay trực thăng Chinook mới trị giá 1 tỷ bảng.


    [​IMG]
    Trực thăng CH-47 Chinook đang thả lính xuống nước bằng ca nô.​
    Các thỏa thuận với công ty Boeing của Mỹ, sẽ nâng tổng máy bay Chinooks của Anh lên 60 chiếc và có số lượng lớn nhất châu Âu.

    Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Liam Fox cho biết chính phủ đã "cam kết cung cấp một chương trình tài trợ thiết bị các thiết bị quân sự hàng đầu".

    Theo tờ Thời báo Tài chính của Anh, các nhà phân tích cho rằng động thái trên là dấu hiệu quan trọng đầu tiên về việc Chính phủ Anh bắt đầu thực hiện phân bổ ngân sách quốc phòng.

    Năm 2009, chính phủ lúc đó do Công Đảng cầm quyền muốn mua 22 máy bay lên thẳng đưa sang Afghanistan. Nhưng sau khi xem xét lại ngân sách quốc phòng mùa hè năm 2010, Bộ Quốc phòng giảm số máy bay cần mua xuống còn 14 chiếc như thông báo ngày 22/8.

    Trực thăng Chinooks rất quan trọng đối với hoạt động của binh lính NATO tại Afghanistan, nó sẽ tăng cường tính cơ động và hạn chế rủi ro đối với lính bộ binh trước nguy cơ vướng phải bom ven đường.

    Hợp đồng 1 tỷ bảng Anh sẽ được thực hiện xong trong 5 năm. Đến năm 2017, toàn bộ 14 máy bay sẽ được đưa vào hoạt động.

    Tuyên bố về hợp đồng mua máy bay trên của ông Liam Fox được đưa ra gần 2 tuần sau khi một máy bay lên thẳng chở 38 lính đặc nhiệm Sea của Mỹ bị Taliban bắn hạ ở Afghanistan.


    Xứng danh siêu phẩm, bị bắn lén bị hạ nhục......, nhưng vẫn có người mua, đúng là Siêu phẩm phong độ là nhất thời Đẳng Cấp mới là mãi mãi
  6. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    haiz, tới cái bài ý kiến của đọc giả báo đất việt cũng lôi vào đây, lần này ko pít là lần thứ mấy rồi^:)^
    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...-tiem-kich-the-he-5-ky-1/20118/163139.datviet

    Thực hư sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
    Cập nhật lúc :10:28 AM, 23/08/2011
    Hội tụ những tính năng hiện đại nhất, máy bay tiêm kích thế hệ 5 đã tạo ra “cơn địa chấn” trên thị trường vũ khí. Không chỉ các “đại gia” mà cả “chiếu dưới” cũng tìm cách sở hữu “quả đấm thép” này. Thế nhưng, khả năng tác chiến của tiêm kích thế hệ 5 vẫn còn nhiều điều cần phải bàn.

    Kỳ 1: “Người hùng” làm… cảnh

    Là máy bay tiêm kích thế hệ 5 với nhiều cái nhất: tối tân nhất, đắt tiền nhất…, song F-22A Raptor lại chưa có “đất dụng võ” và không đáp ứng được một số yêu cầu tác chiến mới.

    Tuy chưa từng thực chiến, F-22 Raptor vẫn là máy bay tiêm kích hoàn thiện nhất từng được chế tạo với các tính năng cực kỳ cao.

    Đắt như vàng…

    Các ưu điểm chính của F-22 trước hết là khả năng tàng hình siêu việt, khả năng cơ động tuyệt vời, tốc độ hành trình siêu âm, khả năng tác chiến đa kênh về mục tiêu và tên lửa, mức độ tự hoạt và tự động hóa chiến đấu rất cao.

    F-22 cũng là máy bay phương Tây đầu tiên trang bị động cơ thay đổi vector lực kéo. Raptor là máy bay tàng hình nhất thế giới hiện nay với tiết diện radar chỉ 0,1m2, được trang bị thiết bị điện tử tiên tiến nhất như radar anten mạng pha và hệ thống tác chiến điện tử.

    Thiết bị điện tử hiện đại còn cho phép phi công F-22 điều khiển từ xa các máy bay không người lái.

    [​IMG]
    Siêu phẩm F-22 của Không quân Mỹ. Raptor được thiết kế chủ yếu để tác chiến với tiêm kích đối phương, nhưng cũng có thể tấn công mặt đất, trinh sát và gây nhiễu. Vũ khí tiêu chuẩn của máy bay (toàn bộ bố trí ở các khoang bên trong) gồm 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM và 2 AIM-9 Sidewinder, 1 pháo gatling 6 nòng 20 mm M61A2.

    Máy bay cũng có thể mang 2 bom có điều khiển GBU-32 JDAM cỡ 450 kg dẫn bằng GPS hoặc 8 bom xuyên GBU-39 SDB. Từ tháng 12/2005, F-22 bắt đầu được nhận vào trang bị không quân Mỹ.

    Sở hữu những tính năng vô song, nhưng F-22 lại quá đắt. Đây là loại tiêm kích đắt nhất lịch sử với đơn giá theo các cách tính khác nhau, từ 120 - 350 triệu USD, thậm chí là 411,7 triệu USD.

    Bởi thế, F-22 còn được đặt biệt danh là “máy bay bằng vàng” do theo thời giá tháng 2/2006, giá của 19,7 tấn vàng nguyên chất (bằng trọng lượng rỗng của F-22A) cũng là 350 triệu USD.

    …nhưng đầy bệnh tật

    Một máy bay công nghệ cao có tính chất đột phá, cách mạng, lại sản xuất và trang bị quá ít, mới được một thời gian ngắn, kinh nghiệm sử dụng rất hạn chế, nên F-22 không tránh khỏi những trục trặc, thậm chí trở thành máy bay có tỷ lệ tai nạn cao nhất trong các tiêm kích của USAF. Đến nay, do trục trặc kỹ thuật, đã có 4 máy bay bị tai nạn, làm chết 2 phi công.

    Vụ tai nạn cuối cùng (tháng 11/2010) nghi ngờ do lỗi của hệ thống cấp oxy trên khoang OBOGS khiến cuối tháng 3/2011, F-22 bị cấm bay huấn luyện ở độ cao hơn 7.600m và từ ngày 3.5 cấm bay hoàn toàn để điều tra. Hiện chưa rõ siêu phẩm công nghệ cao này bao giờ được cất cánh trở lại. Lệnh cấm bay toàn bộ F-22 là sự kiện đình đám nhất kiểu này trong suốt lịch sử không quân Mỹ.

    Từ tháng 6/2008 - 11/2010, đã ghi nhận 14 trường hợp phi công bị giảm oxy huyết. Hãng sản xuất OBOGS là Honeywell nói các trường hợp phi công F-22 ngạt thở không chỉ do trục trặc của OBOGS mà có liên quan đến mặt nạ dưỡng khí, bộ quần áo kháng áp hoặc hệ thống cấp hỗn hợp dưỡng khí... Trong khi đó, lớp vỏ công nghệ cao của F-22 đặc biệt nhạy cảm với ăn mòn, thậm chí mưa cũng gây ra hư hại.

    Siêu tiêm kích F-22 còn bị bệnh “chóng mặt” khi gặp một sự cố buồn cười ở máy tính trên khoang. Tháng 2/2007, Không quân Mỹ (USAF) quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài, từ Hawaii tới Okinawa (Nhật Bản). Sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ, đường thay đổi ngày quốc tế, biên đội 6 chiếc F-22 bị mất dẫn đường hoàn toàn và một phần liên lạc. Các phi công buộc phải bám theo máy bay tiếp dầu bằng mắt để trở về Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi phần mềm khiến máy tính trục trặc khi thay đổi thời gian.

    “Bất lực” với mục tiêu dưới đất

    Có một điều lạ là trong suốt 6 năm hoạt động, F-22 chưa một lần tham chiến, khiến dư luận băn khoăn về khả năng thực sự của nó. Không lâu trước khi chiến dịch Bình minh Odyssey không kích Libya bắt đầu, một số nhà phân tích dự đoán F-22 sẽ tham chiến để “hiển lộng thần oai”. Tuy nhiên, Mỹ vẫn không chịu cho F-22 xuất trận.

    Cứ tưởng là Mỹ không muốn lấy “đại bác ra bắn chim sẻ”, song hóa ra F-22 lại bị bệnh “bất lực” với xung đột cường độ thấp hay chống nổi dậy. F-22 được thiết kế chủ yếu để giành ưu thế trên không, chứ không phải để tấn công mục tiêu mặt đất. Bom có điều khiển JDAM trên F-22 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu cố định, chứ không phải mục tiêu di động.

    [​IMG]
    Tên lửa AIM-120C trên F-22. Radar của F-22 lại không có khả năng lập bản đồ địa hình như các radar khe tổng hợp, tức là không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất. Nếu oanh kích mục tiêu mặt đất, F-22 phải được nạp sẵn các thông số về mục tiêu trước khi cất cánh.

    Được thiết kế để bí mật đánh lén, F-22 rất hạn chế về khả năng liên lạc, chỉ có thể trao đổi thông tin với các F-22 khác trong biên đội.

    Hệ thống liên lạc chuẩn Link 16 “rút bớt tính năng” trên F-22 chỉ có thể thu nhận thông tin tác chiến từ các máy bay, trực thăng khác, chứ không thể truyền dữ liệu. Dẫu sao, để khỏi mang tiếng “vô dụng”, Mỹ đang ráo riết cải tiến F-22 để có thể tấn công mặt đất trong tương lai.

    Là tiêm kích thế hệ 5 thứ hai trên thế giới, F-35 Lightning II vừa đem lại hy vọng, vừa tiềm ẩn nguy cơ đe dọa chương trình vũ khí tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ.

    Tính năng chiến thuật - kỹ thuật của F-22

    Tổ lái: 1 người.
    Chiều dài: 18,9 m; chiều cao: 5,8 m; sải cánh: 13,56 m.
    Trọng lượng rỗng: 19,7 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa: 38 tấn.
    Động cơ: 2 động cơ Pratt&Whitney F119-PW-100 x 104kN (x 154 kN khi tăng lực).
    Mức trang bị sức kéo: 1,08.
    Tốc độ tối đa: 2.400 km/h (2,25M); tốc độ hành trình siêu âm: 1.900 km/h (1,82M).
    Bán kính chiến đấu: 759 km.
    Tầm bay: 3.000 - 3.200 km.
    Trần bay: 19.800 m.
  7. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Bọn F đầu 2 đầu 3, bọn Su bọn Mig đầu 3 đều là bọn làm cảnh. Thế giới đánh nhau triền miên mà các siêu phẩm siêu đắt cứ đủng đỉnh đứa đắp chiếu đứa đi tuần.
    Vàng thì thử lửa thử than, siêu phẩm thì thử corba né tên lửa :-))
    Rafale, Typhoon đã không còn là trinh nữ nữa rồi, Gripen thì bị rờ mó rồi. Còn lại F2x F3x Su3x Mig3x vẫn còn vi gin.
  8. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    chẳng qua thì nước nào cũng muốn tạo 1 bước nhảy vọt để tạo ra lợi thế cho mình, Mĩ thành công với công nghệ tàng hình trên máy bay ném bom, và họ lập tức áp dụng công nghệ này trên máy bay chiến đấu, nhưng có lẽ ng Mĩ đã đi quá nhanh F 22 đi vào biên chế quá sớm trong khi còn 1 vài lổi mà đáng kể nhất là lỗi hệ thống cung cấp oxi cho phi công, F 35 thì thử nghiệm lâu hơn,nó cũng đã ngốn ko ít tiền nhưng kết quả thì ko mấy khả quan. Người Nga cũng đã đi vào vết xe đổ của người Mĩ, nôn nóng muốn cả thế giới thấy đc máy bay thế hệ 5 của mình và trên hết là nhằm cân bằng cán cân quân sự, xóa bỏ sự độc tôn của Mĩ về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, ng Nga đã cho ra mắt T 50, nhưng T 50 ra mắt lần này có lẻ là quá sớm,sự cố trục trặc động cơ vừa rồi cho thấy T 50 vẩn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và việc đi vào sản xuất đại trà có lẻ sẽ phải đợi thêm vài năm nữa. sự xuất hiện của máy bay thế hệ 5 trong hoàn cảnh hiện tại dường như là quá sớm, trong khi các máy bay chiến đấu thế hệ 4(4+) vẩn hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình thì sự có mặt của máy bay thế hệ 5 hình như là khá dư thưa ( điển hình là libi, chỉ là vd, ko có ý gì khác ) trong tương lai ko xa tới ( tầm 4-5 năm nữa )khi mà các máy bay thế hệ 5 đã có thể hoàn tất đc các thử nghiệm, khắc phục lỗi, đi vào biên chế và sản xuất đại trà thì lúc đó mới chính là thời đại của máy bay thế hệ 5
  9. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    Em chả hiểu cái thế hệ 5 làm gì . Tàng hình cũng bị rađa khác phát hiện ,vác bom tên lửa ít lại cho đỡ phát hiện thì làm giảm hiệu quả chiến đấu . Em thấy mig-31 mới đáng là thế hệ 5 đấy .
  10. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    thế giới càng phát triển thì vũ khí cũng ngày càng phải tinh vi hiện đại hơn thôi, đó là quy luật của cuộc sống mà.:P
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này