1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Tên Cratos này là rồ Nga rõ ràng, chơi bẩn đến thế là cùng....
  2. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    bạn ấy là pro Mĩ chính hãng đó:-bd bác hỏi các bác ở đây thì rõ:-"
  3. huongcoivtv

    huongcoivtv Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    440
    Các bạn rồ mẽo mất đoàn kết quá trời!
    Mà lạ thiệt, ngay khi T-50 bị trục chặc các bạn mẽo cho f-35 bay ngay để lấy số má chăng?
  4. gia_lanh_bien_cuong

    gia_lanh_bien_cuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Đừng thấy thất vọng với trình độ của đồng bọn (phe Pro Mẽo) mà không dám công nhận những đồng bọn kiểu Cratos là .... nên chắc hận Ngố quá nên vu sang là gián điệp của NGố

    Với cái thể loại Cratos, Tẹc, .... thì làm ô nhục hàng Mỹ.
  5. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa pro Nga pro Mỹ đông đủ hết giờ vắng quá buồn. Hai bên HP,Antey2500, Kien, gulfoil chiến với bên chị Việt, nVidia, Andrew Tran rồi hairyscary. Tuy chiến sự căng thẳng nhưng đều có chiều sâu giờ nhìn thấy buồn quá
  6. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    tớ là Pro phong trào ko liến kết, ko pro thằng Tầu hay thằng Ngố nào cả, làm người phải suốt đời phải dựa dẫm sống nhục nhã cúi đầu trước kẻ # à !!!!!!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chiếc F-22 cuối cùng sắp xuất xưởng
    Cập nhật lúc :3:39 PM, 30/08/2011
    Chiếc F-22 cuối cùng trong dây chuyền sản xuất đã được hoàn thành, điều đó cũng đánh dấu hỏi về số phận tiếp theo của siêu tiêm kích này.

    Chiếc F-22 Raptor thứ 187 mang số hiệu 09-4195 đã được hoàn thành các công việc cơ bản vào ngày 23/8/2011. Trong những tháng tiếp theo, chiếc máy bay này sẽ được lắp đặt bộ phận hạ cánh, động cơ F-119.

    Chiếc F-22 số hiệu 09-4195 sẽ rời khỏi dây chuyền sản xuất vào tháng 1/2012, máy bay sẽ được giao cho Không quân Mỹ vào Quý 2 năm 2012. Như vậy dây chuyền sản xuất 187 chiếc F-22 coi như đã hoàn thành.

    F-22 Raptor là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 duy nhất trên thế giới đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Công việc phát triển F-22 kéo dài gần 20 năm trước khi được đưa vào biên chế chính thức vào năm 2004.

    Ban đầu Lầu Năm Góc dự định sản xuất tới 381 chiếc F-22, tuy nhiên, sau nhiều lần xem xét lại kế hoạch số lượng mua giảm xuống chỉ còn 180 chiếc. Như vậy, với tốc độ sản xuất như hiện tại, dây chuyền sản xuất F-22 sẽ phải đóng cửa vào năm 2008.

    Vào ngày 31/7/2007, Lockheed Martin nhận được đơn đặt hàng 60 chiếc F-22 trong nhiều năm trị giá 7,3 tỷ USD. Hợp đồng này nâng số lượng máy bay F-22 được đặt hàng lên con số 183 chiếc, dây chuyền sản xuất sẽ được duy trì đến năm 2012.

    Bất chấp nỗ lực của Không quân Mỹ nhằm tăng số lượng mua F-22, Lầu Năm Góc đã quyết định dừng dây chuyền sản xuất F-22 sau khi số lượng giao hàng cuối cùng được xác định là 187 chiếc.

    Hiện tại, công việc chế tạo tiêm kích thế hệ 5 được tập trung cho F-35, như vậy dây chuyền sản xuất tiêm kích hiện đại nhất thế giới sắp bị đóng cửa, đã có nhiều thắc mắc xung quanh việc F-22 bị ngưng sản xuất.
    [​IMG]
    Dây chuyền sản xuất siêu tiêm kích F-22 sẽ đóng cửa vào năm 2012.​
    Lời giải cho số phận siêu tiêm kích

    Xung quanh việc Mỹ quyết định ngưng sản xuất F-22 một số nhà phân tích cho rằng, dù không có F-22 trong biên chế, Không quân Mỹ vẫn quá mạnh so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

    Việc vận hành một số lượng lớn tiêm kích thế hệ 5 là một sự lãng phí không cần thiết, chi phí vận hành và bảo dưỡng số tiêm kích này vô cùng đắt đỏ. Trong khi đó, cắt giảm ngân sách đang là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với Lầu Năm Góc.

    Sau 7 năm đưa vào biên chế, F-22 chưa một lần được xuất trận, cho dù trong 7 năm qua Mỹ tiến hành rất nhiều cuộc chiến trên toàn thế giới. Chiến trường Libya từng được kỳ vọng là nơi cho F-22 thử lửa, tuy nhiên, siêu tiêm kích này vẫn chưa thể một lần khai hỏa trong thực chiến. (>> chi tiết)

    Với bất kỳ loại máy bay nào, thế hệ 5 hay thế hệ 4, thậm chí là thế hệ 3, giá trị sử dụng thực tế vẫn là thước đo chính xác nhất cho giá trị của chiếc máy bay đó. F-22 đang cho thấy điều ngược lại, giá trị sử dụng không tương xứng với chi phí bỏ ra. Hoặc F-22 trở nên vô duyên khi không có “đất để dụng võ”.

    Tuy là tiêm kích hiện đại nhất thế giới, song F-22 lại không có được khả năng đa nhiệm như các máy bay thế hệ 4 và 4+ khác. F-22 gần như bất lực với các mục tiêu mặt đất, radar siêu hiện đại AN/APG-77 không có khả năng lập bản đồ địa hình như các radar khẩu độ tổng hợp khác.

    Để tăng cường khả năng tàng hình, F-22 gần như cô độc trên bầu trời, F-22 chỉ có thể truyền dữ liệu giữa những chiếc F-22 với nhau, ngoài ra nó không có khả năng trao đổi dữ liệu với các máy bay chiến đấu khác. Điều đó khiến F-22 không có khả năng tác chiến trong đội hình phi đội hỗn hợp.

    Để thực hiện một loạt các nhiệm vụ như trinh sát, chiếm ưu thế trên không, tấn công các mục tiêu mặt đất. Giá trị sử dụng của một chiếc F-22 đắt đỏ nhưng lại không bằng một chiếc F-15E.

    Đã có những ví von cho rằng, siêu tiêm kích F-22 sản xuất ra chỉ để “làm cảnh” (>> chi tiết), nhằm tránh cái tiếng là vô dụng, Lầu Năm Góc đang nỗ lực để trang bị khả năng tấn công mặt đất cho F-22 trong tương lai.

    Trong khi đó, Mỹ có một chương trình sản xuất tiêm kích thế hệ 5 khác là F-35, rút ra bài học từ F-22, F-35 sẽ là một tiêm kích đa nhiệm, điều đó cho phép F-35 thực hiện một loạt các nhiệm vụ cùng lúc.

    Mặc dù F-35 không tinh vi bằng F-22, nhưng với khả năng đa nhiệm, F-35 sẽ có giá trị sử dụng hữu ích hơn F-22. Bên cạnh đó cũng phải xét đến các yếu tố chính trị liên quan, Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ không còn nhiều mục đích để duy trì ưu thế không quân quá lớn như trước.

    Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể coi như là một đối thủ tiềm năng, tuy nhiên với tình hình hiện tại, con đường Trung Quốc trở thành đối thủ thực sự của Mỹ còn rất dài. Một số ý kiến khác cho rằng, Mỹ duy trì F-22 ở con số 187 chiếc như là vũ khí chiến lược, F-22 có thể chỉ xuất hiện trong những trận đánh mang tính chất sống còn.

    Dừng dây chuyền sản xuất F-22, tập trung vào F-35 là một sự lựa chọn hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí trong khi vẫn duy trì được sức mạnh vượt trội. Đó là những lý do cho sự kết thúc của dây chuyền sản xuất siêu tiêm kích đắt đỏ nhất thế giới




    Song F-22/35 đã tham chiến, T-50 thì gặp trục trặc lia lịa, còn J-20 thì là của nợ, vậy còn thằng nào cản đường F bước lên đài vink quang 1 lần nữa !!!!!!!!!!
  7. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    haiz, F 22 nó mới cho bay lại kìa, nhưng là bay đi tránh bảo thôi ( ko pít có rơi thêm ko nữa=))=)))
  8. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    F-35 và kỷ nguyên mới của Không quân Mỹ
    Cập nhật lúc :8:11 AM, 01/09/2011
    Không quân Mỹ đã tổ chức buổi ra mắt long trọng cho tiêm kích nhiều tiền lắm tiếng F-35.

    Buổi lễ được tổ chức khá long trọng vào ngày 26/8 dưới sự chứng kiến của nhiều quan chức cấp cao Không quân Mỹ và được gọi là “cơ hội lịch sử”.

    Tại buổi lễ ra mắt có một chiếc F-35A vừa được bàn giao cho không quân hồi tháng 7/2011.

    Trung tá Eric Smith đã có bài phát biểu giới thiệu về quá trình phát triển và những khả năng của tiêm kích tiến công kết hợp JSF.

    Tướng Edward A. Rice Jr, giám đốc đào tạo và huấn luyện không quân Mỹ đã có bài phát biểu cảm tưởng nhân sự kiện tiêm kích F-35 chính thức được ra mắt, ông cho rằng “đây thực sự là một kỷ nguyên mới”

    Chương trình phát triển tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 chỉ kéo dài trong 15 năm, 118 chuyến bay thử nghiệm đã được tiến hành. F-35 mang lại tương lai cho an ninh quốc gia với khả năng công nghệ tiên tiến.

    Buổi lễ ra mắt được tổ chức ngay trong nhà chứa dành riêng cho các biến thể của F-35, với sự tham gia của hơn 400 quan chức quân đội Mỹ cùng các thành viên của nhóm phát triển và khách tham quan.
    [​IMG]
    Tướng Edward phát biểu trong lễ ra mắt của F-35 Ảnh:Defencetalk​
    Chương trình F-35 thực sự là một câu chuyện dài của nhóm nghiên cứu, họ đến từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau như, thủy thủ, phi công, lính thủy đánh bộ, các kỹ sư công nghiệp cùng các đối tác đã làm việc một cách miệt mài để cho kết quả ngày hôm nay.

    Đại tá Andrew Toth, chỉ huy của phi đội tiêm kích số 33 cho biết “Các phi công thử nghiệm đã theo đuổi chương trình trong hơn một thập kỷ qua, rất nhiều người trong chúng ta đã chờ đợi một thời gian dài để nhìn thấy ngày hôm nay”.

    Không quân Mỹ đã thành lập một trường đại học cho nhiệm vụ đào tạo phi công và nhân viên bảo trì cho tiêm kích thế hệ 5. Đại tá Andrew Toth cho biết, “Mỗi năm sẽ có 2.
    200 thợ bảo trì cùng 100 phi công sẽ bước qua cánh cổng nhà trường của chúng tôi. Đến năm 2014 chương trình sẽ có đủ số lượng sinh viên được đào tạo cơ bản cho không quân”.

    Chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 mang theo bao kỳ vọng lớn của quân đội Mỹ nói chung và không quân nói riêng. Được dự định sẽ thay thế cho phi đội tiêm kích F-15 và F/A-18 hiện nay.
    [​IMG]
    F-35 sẽ là biểu tượng sức mạnh mới của Không quân Mỹ, cùng các đối tác thành viên Chương trình phát triển với 3 biến thể khác nhau, F-35A cho không quân, F-35B cho thủy quân lục chiến và F-35C cho hải quân. Bên cạnh đó, chương trình có sự tham gia của 9 đối tác nước ngoài là Anh, Australia, Italia, Hà Lan, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này khiến F-35 trở thành chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 lớn nhất từ trước đến nay.

    Ngoại trừ biến thể F-35B cho thủy quân lục chiến gặp khá nhiều trục trặc trong vấn đề động cơ và kết cấu khung. Công việc phát triển các biến thể còn lại diễn ra khá thuận lợi.

    Thừa hưởng một số công nghệ có sẳn từ chương trình phát triển F-22, F-35 là "đứa em nhỏ" của F-22 và được kỳ vọng sẽ là biểu tượng sức mạnh mới cho Không quân Mỹ và các đối tác tham gia trong chương trình.

    Tương lai, F-35 sẽ sản phẩm xuất khẩu chủ lực của các quốc gia phương Tây, cùng với PAK F/A T-50 của Nga là hai đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5
  9. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    ủa, sao mình nhớ có info, Nhật cũng là đối tác của chương trình F-35
  10. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Nhật nó muốn mua F-22 nhưng Mỹ không bán, bây giờ nó đang quan tâm đến F-35 chứ nó không phải là đối tác tham gia dự án...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này