1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    1.301
    Rồi rồi, có radar soi đc đáy biển, nhưng nó có phù hợp để là công cụ soi tàu ngầm ko, và nó có hiệu quả ko? lại là vấn đề. Lão có moi đc cái link nào nói về cơ chế hoạt động của radar P8 hoặc P3 ko?

    Còn về lão Trần, lão ấy nói hớ tí mà sao lão phải đay nghiến gớm thế, hay tranh nhau cái kẹo ko đc nên ghét nhau? :rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:.
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.058
    Đã được thích:
    29.137
    Tào lao quá đi cụ ơi. Nguyên cái đoạn kia cũng chả nói mẹ gì tới LCS thiết kế chống phong toả đường biển bằng ngầm và mìn cả.
    Tớ đek khơi mào chuyện đó. Tớ và cụ mèo chê P-3 ChocoPie của cụ đek kiếm ra cái tàu bay bự chảng nằm tênh hênh dưới biển. Còn nó tìm bằng gì kệ mẹ nó tớ không bàn...cụ Kiủ và cụ Gà vật nhau từ cái chân lý của cụ Chần phán rằng ai lại lấy radar soi biển chứ tớ đek tham gia. Lưu ý là cụ không có nói radar đó phải đặt trên tàu bay nhé. Nhưng tớ kệ......mặc xác các cụ. Tớ chỉ gợi ý là nước biển dẫn điện. Sau tớ lấy "radar tầm ngư" ra chọc cụ chơi (thực ra thì máy tầm ngư nó đek phải radar). Cụ cứ thế xoắn mãi thì tớ phải mất công giải thích cho cụ về nguyên lý phản xạ sóng điện từ. Nhưng cụ khi đã lên cơn thì có đọc hiểu được mẹ đâu......y chang phắc cốp. Nói chung là chán...người như cụ khó tiếp thu lắm.
    mao_2.0mikhain_luu thích bài này.
  3. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    máy tầm ngư chính xác là một hệ thống sonar,

    Back to topic:
    Lockheed Martin tiếp tục thử nghiệm thành công việc gắn não cho rocket ngu hydra
    [​IMG]
    http://www.lockheedmartin.com/us/ne...sile_scores_perfect_flight_tests_us_army.html
  4. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Ờ, các cô nên vầu trang petition đấy xem
    https://petitions.whitehouse.gov/petitions
    Cái petition sát nhập Alaska được 27k rồi nhưng chỉ = 1/10 cái kiến nghị đòi trục xuất và thu thẻ xanh của Justin Bieber được 270.000 chữ ký
  5. tungphale

    tungphale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2013
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    6
  6. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
  7. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Hải quân Mỹ tiếp nhận tàu đổ bộ siêu tốc JHSV-3
    Phan Thuấn - theo Trí Thức Trẻ

    [​IMG]
    Tàu đổ bộ siêu tốc USNS Millinocket (JHSV-3) trong buổi lễ hạ thủy tại nhà máy Austal vào tháng 6/2013

    (Soha.vn) - Hải quân Mỹ đã chính thức tiếp nhận tàu đổ bộ siêu tốc thứ ba trong chương trình JHSV mang tên USNS Millinocket.

    Thông báo trên website chính thức của Hải quân Mỹ cho biết ngày 21/3 vừa qua, lực lượng này đã tiếp nhận tàu đổ bộ siêu tốc thứ ba mang tên USNS Millinocket (JHSV-3) từ nhà máy đóng tàu Austal USA. Đây là sự kiện đánh dấu dấu mốc quan trọng trong việc chuyển đổi sang hoạt động tác chiến của con tàu.
    Đại úy Henry Stevens, người phụ trách chương trình JHSV phát biểu: “Hôm nay, Hải quân Mỹ tiếp nhận một nguồn lực khổng lồ. Tốc độ, sự cơ động và khả năng vận tải của tàu Millinocket sẽ là một nguồn lực quý báu đối với các hoạt động tác chiến trên toàn thế giới”.
    Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, con tàu đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm trên biển do nhà máy đóng tàu Austal USA (bang Alabama) đảm nhiệm.
    Millinocket là chiếc tàu thứ 3 trong chương trình tàu đổ bộ siêu tốc JHSV, được hạ thủy vào tháng 6/2013. Con tàu sẽ được sử dụng để vận chuyển nhanh binh sĩ, các loại xe quân sự cũng như các phương tiện chiến tranh.JHSV được thiết kế theo tiểu chuẩn thương mại nhưng sau đó có một số thay đổi hạn chế để phục vụ mục đích quân sự. Tàu có khả năng chở 600 tấn hàng hóa với phạm vi hoạt động 1.200 hải lý ở tốc độ trung bình 35 hải lý/giờ. JHSV được trang bị với một sàn đáp cho trực thăng, có thể hoạt động trong vùng nước nông và các tuyến đường biển nông. Với khả năng cơ động cao, JHSV có khả năng hỗ trợ hàng loạt hoạt động bao gồm các hoạt động sơ tán phi tác chiến, các hoạt động cứu trợ nhân đạo và thiên tai.
    Tàu USNS Millinocket sẽ hoạt động dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh hải vận Mỹ (MSC).
    Việc tiếp nhận các loại tàu chiến chất lượng cao trong khi cân bằng giữa yếu tố kinh tế và tính năng là yếu tố chủ chốt đối với chiến lược hàng hải của Hải quân Mỹ.
    http://soha.vn/quan-su/hai-quan-my-tiep-nhan-tau-do-bo-sieu-toc-jhsv-3-20140326150915678.htm
  8. tungphale

    tungphale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2013
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    6
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    US Air Force Confronts Harsh Reality - Không quân Mỹ đối đầu thực tế khắc nghiệt​

    " Chúng ta đang đốt đồ đạc để cứu lấy nhà - We’re burning the furniture to save the house " . Lời ẩn dụ cũ rích từ một sĩ quan không quân Mỹ ám chỉ yêu cầu gói ngân sách khoảng 105 tỉ $ trong năm tài khóa ( fiscal year ) 2015 của không quân mà sẽ mang ra thảo luận ở Quốc hội tới đây

    Số phận lửng lơ của A-10

    Việc đối mặt với cắt giảm ngân sách hiện nay đe dọa rất lớn đến sự tồn vong của khá nhiều phi đội máy bay và đặc biệt là cường kích A-10
    Lời lẽ đầy ảm đạm của Thư ký không quân Deborah Lee James trong 1 cuộc phỏng vấn bất thường với các phóng viên " đây là sự khắc nghiệt , chúng ta sẽ đối mặt với lần đầu tiên trong 50 năm không quân sẽ không thể duy trì ưu thế , các đối thủ khác đã nâng cấp công nghệ của họ " . Đề cập với quyết định gây tranh cãi về việc nghỉ hưu A-10C Thunderbolt II ( với việc loại bỏ 283 chiếc A-10 khỏi các đơn vị chiến đấu ) ,quý bà cho biết " đây là quyết định không thể khác , chúng tôi chọn A-10 vì nó quá chuyên biệt trong các mục đích chiến đấu "

    [​IMG]
    A-10 Thunderbolt

    Mặc dù nhiệm vụ yểm trợ mặt đất - CAS ( Close Air Support ) là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhưng chúng tôi đã có các máy bay khác như AC-130 Spectre , F-15 Eagle , F-16 Fighting Falcon và 1 số máy bay ném bom như B1 Lancer hoặc B2 Phantom " , rõ ràng số máy bay bà James liệt kê ra đa phần là máy bay đa chức năng còn không cũng là xương sống của đơn vị hạt nhân chiến lược
    " Trong các phi vụ hiện nay hoàn tất thì 80% phi vụ không phải do A-10 đảm trách " . Có lẽ cô thư ký xinh đẹp quên rằng A-10 không chỉ phục vụ cường kích mà còn đảm nhiệm việc tiêu diệt các đơn vị bọc thép của đối phương trong chiến tranh quy mô , việc cho nghỉ hưu hàng loạt A-10 cũng gây khó khăn cho một số máy bay khác như : phi đội không quân 122 ( 122nd Figher Wing ) trực thuộc đơn vị phòng thủ quốc gia Indian ( Indian Air National Guard ) đã phải lôi các cụ F-16C/D block 40 để thay thế cho A-10C nhằm bít lỗ hổng hiện nay , thậm chí phi đội không quân 188 thuộc Arkansas Air National Guard sẽ thay thế bằng toàn bộ máy bay không người lái MQ-9 Reaper , có nghĩa phi đội này không có bất cứ máy bay chiến đấu đúng nghĩa nào , tác giả tự hỏi việc USAF có thể mang P-51 Mustang hoặc F-4U Corsair ra để chiến đấu hay không ?
    Trong khi đó dự án mắc tiền tốn của F-22 phũ phàng cho thấy sự phí phạm , mức độ sẵn sàng chiến đấu ( mission capable rate- MCR ) của F-22 chỉ đạt 69% ( có nghĩa là cứ 4 máy bay F-22 thì chưa đến 3 chiếc có khả năng chiến đấu lập tức ) trong khi F-16 đến 74% . Chưa kể việc giá thành duy trì 1 giờ bay của F-22 đã lên đến 68.362$ trong khi F-16C chỉ cần 22.514$ )
    Quay lại vấn đề , ngài Chuck-Hagel đang điên tiết khi Thượng nghị sĩ John McCain đã nhất quyết từ chối việc A-10 về hưu và đồng minh của McCain có vẻ cũng hơi bị oách bao gồm : tham mưu trưởng lục quân Mỹ Aaron Demsey chưa kể 1 nghị sĩ khác Sen Kelly Ayotte , lý do ngài McCain phản đối vì ngài ấy từng là cựu phi công A-10 ( chã nhẽ cục cưng lại phải ra bãi rác Arizona đánh bạn với B-52 lẫn F-4 Phantom ) . Việc vận động hành lang của các nhà làm luật tại Capitol Hill đã bắt đầu để cứu vãn cho Lợn lòi

    Rồng cái đọ Diều hâu
    [​IMG]
    U-2Dragonfly
    U-2 Dragonlady cũng đang chuẩn bị lên thớt khi dự kiến 2015 USAF sẽ cho về hưu 33 chiếc U-2 là máy bay trinh sát chiến thuật lừng lẫy trong chiến tranh Lạnh . Quốc hội mong muốn thay thế toàn bộ U-2 bằng máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Block 30 , tuy nhiên động thái này buộc không quân phải ra sức ngăn cản " đáng lẽ U-2 phải nghi hưu theo đúng lịch nhưng nhờ tiến bộ kỹ thuật , các thiết bị trinh sát của U-2 đáng tin tưởng hơn RQ-4 Global Hawk " , bà James cho biết " bà cũng kể lể thêm các ưu thế U-2 như giờ bay chỉ có 30.813$ so với 49.089$ của RQ-4 , nghĩa là ít hơn 40% , khả năng trinh sát toàn cầu của U-2 khoảng 80% trong khi RQ-4 chỉ 74% vân vân và vân vân "
    Sau khi mất các đội A-10 lẫn U-2 thì USAF nhận thêm tin " vui " là cắt giảm thêm 54 con máy bay tiếp dầu KC-10 Extender và nhận món quà ngọt ngào với 14 con RQ-4 Block 40 , điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm mua MQ-9 Reaper và đáng lo ngại hơn USAF chỉ còn đủ xèng để mua dưới 19 chiếc F-35 trong năm tới

    Mua sắm gì đây ?
    Tư lệnh không quân Mark Welsh và người phụ tá của mình Deborah Lee James đang nhăn trán suy nghĩ việc mua sắm mới trong số ưu tiên hàng đầu hiện nay : F- 35A Lightning II Joint Strike Fighter , KC- 46 Pegagus và dự án vũ khí tham vọng Long Range Strike-Bomber (LRS-B)
    Vấn đề LRS-B cũng đang khá nổi cộm và bàn tán xôm xao , tin lề đường ( The Washington Free Bacon ) cho biết Obama đã quyết định ngừng mua sắm ATGM Hellfire lẫn Tomahawk , năm 2015 chỉ bỏ ra 128 triệu $ để mua 100 quả Tomahawk ( năm 2014 với 196 quả ) và theo các chuyên gia thì Mỹ sẽ hết sạch kho Tomahawk vào 2018 nếu có 1 cuộc chiến rắc rối gấp đôi Lybia 2011 ( với 220 quả dc phóng ) , trong khi đó LRS-B vẫn âm thầm phát triển chưa có tin tức gì sất hay lại ngủm củ tỏi như cái LRS-A siêu âm cách đây vài năm
    Thông tin thêm cho biết có 1 chiếc phản lực màu đen đen bí ẩn đang thử nghiệm tại Neveda và người ta tin rằng là SR-72
    Phân bổ ngân sách cũng dành cho chương trình trực thăng chiến đấu - cứu hộ Combat Rescue Helicopter (CRH) thay thế cho HH-60G Pave Hawk , máy bay huấn luyện mới T-X cũng sẽ thay thế cho T-38Talon cũng như tái cấp vốn cho chương trình
    Joint Surveillance Target Attack Radar System (J-STARS) nhằm thay thế đám E-8C đã lão hóa dần dần vốn từ Boeing 707-300
    Thực ra việc hồi phục J-STARS đang đe dọa CRH và T-X phải bớt chi phí nghiên cứu trong khi đó việc cắt giảm ngân sách vẫn diễn ra đều đều và sự phình lên với việc trả lương hưu cho nhân sự trong quân đội vốn đã vượt ngưỡng 600 tỉ $

    Lược dịch theo tạp chí AIR International số tháng 4/2014 ( Robert F Dorr )
    Lần cập nhật cuối: 29/03/2014
  10. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Obama không thuyết phục được châu Âu trừng phạt Nga
    [​IMG]
    Photо: EPA

    Nguồn tin trong phái đoàn Hoa Kỳ cho biết, tại Riyadh, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah bin Abdul Aziz Al Saud thảo luận "bất đồng chiến thuật" về một số vấn đề quốc tế, nhưng khẳng định vẫn là đồng minh chiến lược của nhau.

    Chuyến công du của tổng thống Obama ở châu Âu cũng chỉ thu được kết quả tương tự. Các nhà lãnh đạo châu Âu và vị khách Mỹ đồng thanh lên tiếng mong muốn tăng cường quan hệ đồng minh. Nhưng sự khác biệt về lợi ích của Hoa Kỳ và hầu hết các nước châu Âu được thể hiện khá rõ ràng.
    Tổng thống Obama đã dành gần như cả tuần ở thăm châu Âu để cố gắng thuyết phục các đối tác EU trừng phạt Nga vì cuộc trưng cầu dân ý Crưm. Ông ta không đạt được mục đích làm cho Brussels áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế chống Moskva, mặc dù nhiều nước EU khẳng định vẫn thống nhất quan điểm với Washington. Châu Âu đã rất khéo léo trong đàm phán, trên lời nói vẫn cam kết ủng hộ Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế họ không tán thành bất kỳ biện pháp quyết liệt nào.
    Tổng thống Obama hoàn thành chuyến công du châu Âu bằng cuộc tiếp xúc với Đức Giáo Hoàng La Mã và các nhà lãnh đạo nước Ý. Ấn tượng lớn nhất của tổng thống Obama là Đấu trường La Mã mà khi đi tham quan ông phải thốt lên: “Chắc là đấu trường phải lớn hơn sân bóng chày hiện đại!”
    Đối với các biện pháp trừng phạt chống điện Kremlin, các nước EU lắng nghe Obama, gật đầu hiểu biết nhưng từ chối áp dụng các biện pháp trừng phạt. Các nước EU hàng đầu không hiểu tại sao họ lại phải cắt đứt liên hệ với đối tác thương mại lớn nhất bên ngoài EU chỉ để ủng hộ nội các Kiev mà Washington đã góp phần dựng lên bằng vũ lực. Chỉ riêng ở Đức đã có hơn 300.000 người mà số phận phụ thuộc vào các mối liên hệ kinh tế với Nga
    Hầu hết các nhà phân tích Nga cho rằng lời qua tiếng lại của Mỹ về biện pháp trừng phạt chỉ là một phần của cuộc chiến tranh thông tin chống Moskva. Giám đốc Viện Quốc tế các quốc gia mới nhất Alexey Martynov khẳng định rằng trong thực tế, cả Mỹ lẫn châu Âu sẽ không áp dụng biện pháp trừng phạt:
    “Bây giờ không phải là thời điểm tốt nhất để phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Trong 20 năm qua, phương Tây đã nỗ lực hết sức to lớn để làm cho Nga trở thành một phần của nền kinh tế toàn cầu. Cho nên giờ đây, đối với phương Tây, cố gắng trừng phạt Nga cũng chính là trừng phạt các công ty của phương Tây đang làm việc chặt chẽ với Nga.”
    Ngay trong những ngày đầu tuần đã thấy rõ rằng phần lớn các nước châu Âu sẽ không có ý định tiến hành chiến tranh thương mại với Nga. Từ châu Âu, tổng thống Obama đã đến Saudi Arabia. Ở đó, như báo chí đưa tin, nhiệm vụ chính của ông Obama là cố gắng thuyết phục Riyadh để hạ giá năng lượng trên thị trường thế giới. Bề ngoài là để trừng phạt Nga trên bán đảo Crưm, nhưng theo các chuyên gia, trên thực tế Mỹ muốn kích động dòng chảy vốn từ lĩnh vực dầu khí vào lĩnh vực ngân hàng. Ai cũng biết là hiện nay hệ thống ngân hàng Mỹ và phương Tây đang gặp nhiều khó khăn. Liệu Riyadh có bị vướng cái bẫy đơn giản này hay không, tới đây chúng ta sẽ rõ. Nhưng nói chung chuyện đó hơi khó.
    http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_30/270440184/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này