1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự NATO

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi oplot1x, 19/02/2019.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Do các thớt TLQS Hoa Kỳ, Pháp và Anh, Đức đã bị khóa, xin mờ topic mới để đưa thông tin chính xác chung về KTQS của NATO với những nhận định từ các chuyên gia quân sự uy tín quốc tế

    Mỹ ném tiền qua cửa sổ: Những dự án quân sự công nghệ cao không về đích

    [​IMG]

    Pháo tự hành công nghệ cao XM2001 Crusader. Ảnh minh họa The National Interest

    Bình luận viên Sebastien Roblin trên trang The National Interest cho biết, Mỹ đã phí phạm tới 30 tỷ USD nhằm phát triển 5 loại vũ khí công nghệ cao, nhưng không được đưa vào khai thác sử dụng vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng quân đội Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi những dự án đắt đỏ với giá trị sử dụng rất thấp.


    Ngân sách Mỹ chi khoảng 610 tỷ USD trong năm 2018 cho quốc phòng, bằng một phần ba tổng chi tiêu quân sự của thế giới, nhưng số tiền khổng lồ này không hoàn toàn được sử dụng hiệu quả. Trong hơn 30 năm, quân đội Mỹ thực hiện 2 cuộc chiến tranh kéo dài và nhiều cuộc chiến lớn những vẫn sử dụng các loại vũ khí có từ những năm 1970 và 1980.

    Nguyên nhân chính là Bộ quốc phòng Mỹ cắt giảm mua sắm trang thiết bị công nghệ cao để duy trì cuộc chiến tranh đắt giá ở Iraq và Afghanistan. Nhưng quân đội Mỹ chi tới 30 tỷ đô la phát triển 5 vũ khí siêu công nghệ, tất cả đều bị hủy.

    Đạn chống tăng Brilliant

    Những năm cuối của Chiến Tranh Lạnh, Lầu Năm Góc rất lo lắng mối đe dọa từ lực lượng xe tăng lớn Liên Xô. Tên lửa chống tăng cassette Brilliant “Brilliant Anti-Tank Munition” (BAT) được phát minh như một phần của tư duy tác chiến của Assault Breaker nhằm đáp trả số lượng lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô.

    Các BAT là những tên lửa dẫn đường nhỏ trong một tên lửa phương tiện mang - hệ thống tên lửa chiến thuật quân sự tầm xa (ATACMS) cỡ lớn được phóng từ hệ thống pháo phản lực đa nòng M270.


    [​IMG]

    Tên lửa chống tăng chùm có điều khiển BAT

    Một tên lửa ATACMS sẽ phóng ra 13 tên lửa tự dẫn BAT, điều khiển bằng các cánh định hướng, đầu tự dẫn trinh sát hồng ngoại tinh vi nhằm phát hiện các nguồn nhiệt, các đầu tự dẫn được lập trình để không chọn trùng một mục tiêu. Trên tính toán lý thuyết, một tên lửa chiến thuật ATACM có thể tiêu diệt hoàn toàn một đại đội xe tăng.

    Nhưng sự tan rã của Liên bang Xô Viết năm 1991 và cuộc tấn công hủy diệt lực lượng cơ giới khổng lồ của tổng thống Saddam Hussein trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 làm mất đi mối đe dọa từ các quân đoàn xe tăng, mặc dù vậy sự phát triển của BAT tiêu tốn một khoản kinh phí đến 2,2 tỷ USD, chương trình bị hủy bỏ năm 2003.

    Những thành quả của tên lửa BAT sau đó được áp dụng cho bom lượn GBU-44/B Viper Strike kích thước nhỏ, trang bị cho máy bay không người lái và máy bay vận tải tấn công Gunship/ Tiếp dầu Marine KC-130J.

    Trực thăng tàng hình RAH-66 Comanche

    Một trong những kết quả của Chiến Tranh Lạnh khác là phát triển một máy bay trực thăng trinh sát công nghệ cao, linh hoạt và tàng hình nhằm thay thế trực thăng trinh sát Kiowa Warrior OH-58D, được công ty Bell Jetranger phát triển cho nhiệm vụ trinh sát hỏa lực hạng nhẹ.

    Boeing và Sikorsky đồng sản xuất hai nguyên mẫu trực thăng chiến đấu tương tự Cobra với thiết kế bên ngoài và lớp phủ vật liệu hấp thụ radar làm giảm đáng kể độ phản xạ hiệu dụng của radar, sử dụng sơn đặc biệt làm suy yếu tín hiệu hồng ngoại và cánh roto vật liệu composite giảm tối thiểu tiếng ồn.

    [​IMG]

    Trực thăng trinh sát hỏa lực tàng hình RAN-66 Comanche


    Hai chiếc Comanche có thể mang theo 6 tên lửa chống tăng hoặc 12 tên lửa phòng không Stinger, lắp đặt ở khoang vũ khí trong thân nhằm duy trì tính năng tàng hình, có phạm vi chiến đấu đến 1,200 dặm (gần 2000km).

    Nhưng một trực thăng tàng hình có tốc độ tương đối chậm, khi bay trên chiến trường ở độ cao thấp vẫn dễ bị bắn hạ nhiều hơn so với một máy bay chiến đấu tàng hình ở tốc độ siêu thanh trên độ cao lớn.

    Mặc dù Comanche có những tính năng phòng thủ tiên tiến nhất trên thế giới, Lầu Năm Góc nghi ngờ khả năng sống sót của trực thăng khi phải đối mặt với các hệ thống phòng không tầm gần hiện đại, thậm chí phải đối mặt với các súng phòng không đời cũ có từ Đại chiến thế giới II.

    Để làm nhiệm vụ trinh sát hỏa lực và tấn công bất ngờ, Lầu Năm Góc quyết định sử dụng máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ thay cho Comanche.

    Một lý do nữa khiến dự án sụp đổ là Comanche quá đắt, sự phát triển của chiếc siêu trực thăng công nghệ chiếm tới 40% ngân sách hàng không lục quân. Chi phí này không thể biện minh được cho một phương tiện chỉ có nhiệm vụ trinh sát, yểm trợ hỏa lực thay vì sứ mệnh tấn công chủ lực.

    Kinh phí tăng vọt khi đưa vào áp dụng những công nghệ tiên tiến siêu hiện đại, Comanche cuối cùng bị cắt ngân sách năm 2004 sau khi tiêu tốn 7,9 tỷ đô la dành cho phát triển nguyên mẫu.

    Thú vị là do ảo tưởng bởi chiếc Comanche siêu hiện đại, quân đội Mỹ quyết định cho về hưu những chiếc trực thăng trinh sát Kiowa của mình vào giữa những năm 2010 nhưng lại phát hiện rằng, những trực thăng tấn công AH-64 Apache hạng nặng không thể đóng vai trò thay thế.

    Đến thời điểm này Quân đội Mỹ rơi vào tình thế không có máy bay trực thăng trinh sát mới và cũng không có máy bay trực thăng trinh sát cũ, phương án cuối cùng được lựa chọn là máy bay trinh sát tấn công không người lái kiểu tự sát. Thực tế, quân đội Mỹ hiện đang sử dụng các phương tiện drones trong chiến tranh du kích.

    Pháo tự hành Crusader

    Hệ thống pháo binh dã chiến chính của quân đội Mỹ là pháo tự hành M109 Paladin với tháp lắp lựu pháo được đưa vào biên chế mươi sáu năm trước. Mặc dù có cấu hình tương tự như xe tăng, hệ thống pháo tự hành có giáp bảo vệ mỏng và lựu pháo 155 mm, thiết kế để tấn công các mục tiêu xa ngoài tầm nhìn.

    Hệ thống pháo tự hành M109 và đạn được nhà sản xuất tiếp tục nâng cấp tầm bắn và độ chính xác cao. Mặc dù vậy, quân đội cũng tìm kiếm một phương tiện hỏa lực thay thế trong những năm 1990.

    Pháo tự hành công nghệ cao XM2001 Crusader được coi là hệ thống pháo binh tiên tiên với thiết bị nạp đạn tự động và hệ thống làm mát nòng súng, cho phép pháo có thể bắn nhanh (mười quả đạn mỗi phút), tấn công chính xác các mục tiêu trên khoảng cách hai mươi lăm dặm (40 km), lắp đặt hệ thống giáp composite bảo vệ tốt hơn cho kíp xe.

    [​IMG]

    Pháo tự hành siêu hiện đại XM2001 Crusader


    Nhược điểm của pháo tự hành này là nặng 43 tấn, cùng một xe chở đạn 36 tấn đi cùng. Khối lượng khiến Crusader bị lỗi thời trong khi quân đội tìm kiếm các phương tiện hỏa lực nhẹ và chính xác hơn, có thể triển khai nhanh chóng trên toàn cầu bằng phương tiện vận tải đường không.

    Sau nhiều năm bị báo chí tấn công, dự án Crusader trị giá 2,2 tỷ USD cuối cùng bị Donald Rumsfeld xóa sổ năm 2002.

    Hệ thống khung gầm xe chiến đấu tương lai (FCS)

    Sự hủy diệt của dự án pháo tự hành Crusader bị đẩy nhanh hơn bởi một chương trình phát triển khác đầy hứa hẹn, một thế hệ pháo tự hành mới, nhẹ hơn. Mặc dù có những tính năng tiên tiến, nhưng chương trình phát triển này cũng không thành công .

    Nhiều phương tiện quân sự nổi tiếng như xe thiết giáp M113 hoặc xe tăng Sherman, được liên tục nâng cấp trong nhiều năm qua, thực hiện những nhiệm vụ không đúng với mục đích kỹ chiến thuật theo thiết kế ban đâu.

    Cuối những năm 1990, quân đội Mỹ đặt ra yêu cầu thiết kế một phương tiện cơ động khung gầm đa năng, làm nền tảng cho sự phát triển đa dạng các phương tiện phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, được trang bị hệ thống truyền thông thông tin dạng mạng tương tác tiên tiến nhất của công nghệ máy tính.

    Ý đồ thân xe khung gầm đa năng được sử dụng để thiết kê xe bộ binh chiến đấu, thay thế cho thiết giáp nổi tiếng M2 Bradley, thân xe pháo tự hành và súng cối tự hành, xe thiết giáp trinh sát và xe cứu thương, xe hỗ trợ kỹ thuật cùng nhiều phương tiện chuyên dụng trên chiến trường với khả năng ứng dụng công nghệ truyền thông máy tính dạng mạng, kết nối được với tất cả các phương tiện chiến đấu khác trên chiến trường.

    Nhưng việc phát triển một thân xe khung gầm đa năng, được thiết kế từ đầu làm nền tảng đa dạng hóa các phương tiện tác chiến trên chiến trường tốn kém hơn rất nhiều so với việc hoàn chỉnh hóa một phương tiện tác chiến, thực hiện tốt một sứ mệnh cụ thể, từ đó nâng cấp và hoàn thiện cho một sứ mệnh khác.

    Dự án FCS thất bại này có một dấu ấn đặc biệt lên kết quả phát triển ba phương tiện bay khác nhau của F-35, cho thấy chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại quá thấp.

    Nỗ lực trong vòng 8 năm, tiêu tốn khoảng 18,1 tỷ USD, nhưng chương trình hệ thống khung gầm tác chiến đa năng FCS vẫn không thể có được để đưa vào áp dụng thử. Năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cuối cùng đã chấm dứt chương trình này.

    Xe bộ binh chiến đấu

    Quân đội cố gắng thu thập những kinh nghiệm phát triển thân xe quân sự đa năng FCS để xây dựng chương trình phát triển chương trình xe bộ binh chiến đấu với mục đích rõ ràng hơn, được nhắc đến như một Phương tiện chiến đấu bộ binh (GCV) tiên tiến.

    Những kinh nghiệm thu được trong chiến tranh ở Iraq cho thấy nhược điểm chết người của xe chiến đấu Bradley đã lỗi thời là không chống lại được các loại bom tự chế IED công nghệ thủ công và đạn phóng lựu tên lửa như RPG-7.

    Quân đội đưa ra những đòi hỏi khắt khe về khả năng sống còn của xe GCV. Nhưng thiết kế phức tạp khiến chiếc GCV có trọng lượng nặng tới 60 tấn, hơn cả chiếc tăng chủ lực T-90 Nga. Với khối lượng đáng sợ này, Quốc hội quyết định hủy bỏ chương trình GCV năm 2014, hơn 1 tỷ USD cuốn theo chiều gió.

    Nhiều chương trình bị hủy bỏ của quân đội là di sản của kỷ nguyên trước đây trong chiến lược quốc phòng. Giữa năm 1989 và 2019, quân đội Mỹ đi từ học thuyết chiến tranh cường độ cao, chiến tranh hạt nhân với Liên Xô đến các chiến dịch chống bạo loạn, nổi dậy và hỗ trợ thúc đẩy một chế định “dân chủ” toàn cầu.

    Sau năm 2014, Quân đội lại chuyển trọng tâm đầu tư trở lại chuẩn bị cho một cuộc chiến hiện đại cường độ cao.

    Hàng loạt chương trình phát triển công nghệ quốc phòng hình thành phục vụ cho chiến lược an ninh nước Mỹ giai đoạn trước đây không phù hợp với chiến lược giai đoạn gần đây.

    Các chương trình thất bại này là những kế hoạch đổi mới quá nhiều công nghệ mới mà không quan tâm đến rủi ro, chi phí và khó khăn trong việc đưa vào thực tế khai thác sử dụng.

    Quân đội Mỹ hiện đang cố gắng phát triển xe bộ binh cơ giới lần thứ ba nhằm thay thế xe thiết giáp Bradley và M113, được gọi là Phương tiện chiến đấu thế hệ tiếp theo.

    Lần này, Lầu Năm Góc sẵn sàng theo đuổi giải pháp 80% đã có sẵn thay vì thiết kế hoàn toàn mới và áp dụng tất cả công nghệ mới và đồng thời sử dụng nền tảng này để phát triển các phương tiện hậu cần kỹ thuật cho chiến đấu.

    Những công nghệ từ các dự án bị hủy thường là những công nghệ tiên tiến, có thể được áp dụng vào các dự án hiện đại ngày nay, nhưng đầu tư đến 30 tỷ đô la để phát triển các dự án chưa bao giờ khả thi thực sự là một con số đáng kinh ngạc.

    http://soha.vn/my-nem-tien-qua-cua-...dich-20190213104459484rf20190213104459484.htm
    Lần cập nhật cuối: 19/02/2019
  2. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    TIẾT LỘ SỐC: Một nửa tân binh dự bị Đức không đủ điều kiện tại ngũ

    [​IMG]

    Các tân binh Đức trong buổi lễ tuyên thệ

    Quân đội Đức hiện đang gặp nhiều khó khăn trong nội bộ, và mới đây, một sự thật gây chấn động được tiết lộ: Chỉ có một nửa số tân binh dự bị có đủ điều kiện tại ngũ. Những người còn lại không đảm bảo năng lực hoặc chưa được cấp quyền công dân Đức.

    Những tin tức không mấy hay ho liên quan đến Quân đội Đức hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều, thế nhưng sự thật vừa được hé lộ này thực sự nghiêm trọng, bởi nó đe dọa trực tiếp đến khả năng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của Quân đội Đức.

    Thông tin gây chấn động trên đã phần nào hé lộ nội tình Quân đội Đức, khi chỉ có một nửa trong tổng số gần 760.000 quân dự bị có đủ tư cách cầm súng, Russia Today thông tin chi tiết.

    Hiện tại, các công việc trong Quân đội Đức đã lên đến 25.000 đầu việc, thế nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều binh sĩ đạt tiêu chuẩn để đảm nhận công việc. Để dễ hình dung, cứ năm công việc trong Quân đội Đức thì sẽ có một công việc không có người thực hiện.

    Các vị trí như kỹ sư công nghệ thông tin hay bác sĩ hiện đang rất "khát" nhân sự, thế nhưng Quân đội Đức chỉ được tiếp nhận một số lượng rất nhỏ nhân sự cho các vị trị đặc thù, ví dụ như binh sĩ đặc công dưới nước.

    Sự thiếu hụt nghiêm trọng này khiến các bộ phận tuyển quân chấp nhận bất kỳ ai đạt được tiêu chuẩn do họ đề ra, dù là thấp nhất có thể.

    Thiếu hụt nguồn tân binh trầm trọng dẫn đến việc các nhà chiến lược quân sự Berlin phải chuyển hướng tuyển mộ sang người nước ngoài. Quân đội Đức hiện đang tiến hành tuyển tân binh từ các quốc gia EU, theo những cách thức chưa từng có, song cũng phải làm vừa lòng các chính trị gia Đức.

    Có khoảng 530.000 công dân các quốc gia EU đang sinh sống tại Đức, dự kiến đây sẽ là nguồn tuyển quân hợp lý để đáp ứng chỉ tiêu số lượng. Bên cạnh tình trạng thiếu hụt quân số, Quân đội Đức còn gặp khó khăn trong tiếp nhận các trang bị, vũ khí.

    Tháng 11/2018, Quân đội Đức chỉ tiếp nhận khoảng 100 thiết bị quân sự, trong đó chỉ có 38 thiết bị hoàn thiện.
    http://soha.vn/tiet-lo-soc-mot-nua-...-ngu-20190130142357703rf20190130142357703.htm

    Báo Mỹ: Hải quân Đức “giật lùi" đáng xấu hổ” như mùa xuân 1941

    Sau khi đưa một loạt các báo cáo về thực trạng của Hải quân Đức, các chuyên gia của Tờ báo Mỹ National Interest (NI) cho rằng tình cảnh thụt lùi như hiện nay là điều không thể chấp nhận được với một quốc gia giàu có bậc nhất châu Âu.


    Trong một bài viết mới ra, tờ National Interest (NI) của Mỹ đã đưa ra bình luận về tình trạng hiện nay của Hải quân Đức, họ cho rằng đây là tình trạng thật đáng xấu hổ đối với một đất nước giàu nhất châu Âu.

    Bài báo khẳng định, do kinh phí không đầy đủ và quy hoạch kém, Hải quân Đức đã không thể hoàn thành nhiệm vụ chính của mình. Theo tác giả bài viết, trên thực tế vẫn còn một vấn đề nghiêm trọng hơn việc thiếu tiền: đó là sự phức tạp sẵn có trong tất cả các thành phần của Hải quân Đức, từ đội tàu ngầm cho đến lực lượng không quân trên biển.

    Theo thống kê của tờ National Interest, lực lượng Hải quân Đức có sáu tàu ngầm loại 212U, nhưng tất cả đều đang trong tình trạng hư hỏng, trong khi đó ngành công nghiệp Đức đang tích cực bán các tàu ngầm dạng này cho toàn thế giới.
    • [​IMG]
    Báo chí Đức lý giải rằng, tình trạng trên xảy ra là do thiếu phụ tùng thay thế, mà bản thân vấn đề này là hiện tượng hiếm đối với quốc gia giàu có nhất Liên minh châu Âu (EU).

    Ngoài ra, các tác giả của bài viết còn chỉ trích tình trạng của lực lượng không quân quân trên biển ở Đức.

    Sau khi ngừng sử dụng máy bay tuần tra Breguet Atlantique, năm 2005 các chỉ huy Đức quyết định mua các máy bay tuần tra P-3C từ Hà Lan, đây là loại máy bay mà hiện nay các đồng minh NATO đang tích cực cho ra khỏi biên chế.

    Thêm vào đó, Bundeswehr còn không có khả năng cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật, và theo một số chuyên gia, không có cái nào trong số các máy bay được mua từ Hà Lan ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tờ báo Mỹ viết.

    Tình trạng của các tàu thuộc hạm đội nổi Đức có sáng sủa hơn đôi chút, nhưng ở đây Hải quân Đức lại đang gặp một số vấn đề: các tàu chiến có hiệu suất hoạt động không đạt yêu cầu, cũng như các tàu này thường xuyên xảy ra sự cố. Chiếu theo các tiêu chuẩn hiện giờ, thì các đặc tính chiến đấu của các tàu này đang thụt lùi, chuyên gia kết luận.

    Các tác giả bài báo đưa ra nhận định, rằng Hải quân Đức đang ở trong một tình cảnh tương tự với tình hình hồi mùa Xuân năm 1941, khi Hải quân Đức Quốc xã của Hitler phải đối mặt với các vũ khí mới nhất của quân đồng minh và không thể giành chiến thắng.

    http://soha.vn/bao-my-hai-quan-duc-...1941-20180826145850365rf20180826145850365.htm
  3. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Rơi máy bay chiến đấu Pháp, 2 phi công mất tích

    Lực lượng cứu hộ Pháp đang khẩn trương tìm kiếm 2 phi công mất tích sau vụ tai nạn rơi chiến đấu cơ Mirage 2000-D ở miền đông nước này.
    [​IMG]

    Mirage 2000-D được cho là “xương sống” của không quân Pháp - Ảnh: AFP

    BBC ngày 10.1 đưa tin xác chiếc Mirage 2000-D đã được tìm thấy gần Mignovillard ở vùng Jura tại độ cao khoảng 1.000 m.

    Chiếc Mirage 2000-D biến mất khỏi màn hình rada sáng 9.1 tại vùng núi gần biên giới với Thụy Sĩ khi đang thực hiện bài huấn luyện xâm nhập một vùng trời của đối phương ở tầm thấp.

    “Chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy họ còn sống”, theo AFP dẫn lời phát ngôn viên Cyrille Duvivier của không quân Pháp.

    Ông Duvivier này nói thêm không có dấu hiệu cho thấy các phi công đã nhảy dù thoát ra ngoài.

    Đề cập báo cáo cho rằng một chiếc dù đã được tìm thấy tại hiện trường, ông Duvivier cho biết hiện khó xác định liệu chiếc dù trên thuộc về một thành viên phi hành đoàn hay của chính chiếc máy bay.

    Tại khu vực máy bay mất tích, tuyết rơi nặng hạt và tầm nhìn rất hạn chế, gây khó khăn cho công tác cứu hộ.

    Chiếc máy bay gặp nạn thuộc căn cứ không quân 133 vùng Nancy-Ochey. Chiến đấu cơ Mirage 2000 lần đầu tiên xuất hiện trong thập niên 1970 và bắt đầu phục vụ quân đội Pháp kể từ năm 1982.

    https://baomoi.com/roi-may-bay-chien-dau-phap-2-phi-cong-mat-tich/c/29300354.epi
  4. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Vừa nâng cấp mất nửa tỷ đô, siêu tàu ngầm Anh đã bị tróc vỏ khi ra biển

    Sau chuyến hải trình 3 tháng trở về, tàu ngầm hạt nhân HMS Vengeance của Hải quân Anh đã bị lột khoảng 1/3 tấm chắn thủy âm.
    Ngay khi hình ảnh tả tơi của chiếc tàu ngầm này được công bố, trang Sputnik của Nga đã có nhận định rằng, đây là một sự cố khó chấp nhận và rất ít khi có tiền lệ trên thế giới.

    Được biết, tấm chắn thủy âm còn được gọi là tấm chắn sóng sonar là một thiết bị được tàu ngầm Anh bọc bên ngoài thân tàu có tác dụng giảm thiểu khuếch tán và phản xạ sóng âm ở bên ngoài tàu và đảm bảo các âm thanh bên trong tàu không vọng ra ngoài quá xa.

    [​IMG]

    Hình ảnh tả tơi của tàu HMS Vengeance sau chuyến hải trình.

    Chính vì vậy, việc những tấm chắn thủy âm bị lột khỏi thân tàu có thể khiến con tàu này tự phơi mình trước nỗ lực săn tìm của đối phương. Tuy nhiên, lột vỏ không phải là sự cố nghiêm trọng nhất của HMS Vengeance trong thời gian qua.

    Được biết, trong cuộc diễn tập bắn đạn thật với Mỹ ở ngoài khơi bờ biển Florida hồi năm 2016, chiếc tàu ngầm này đã bất ngờ phóng 1 quả tên lửa đạn đạo Trident II D5 về phía lãnh thổ Mỹ khiến cả triệu người dân thất kinh.

    Rất may mắn, khi thực hiện pha bắn đạn thật này, quả tên lửa Trident II D5 không mang đầu đạn hạt nhân. Vụ phóng Trident II D5 là vụ thử vũ khí chiến lược đầu tiên sau 4 năm với Hải quân Anh.

    Dù không công bố nguyên nhân cụ thể về vụ bắn hỏng tên lửa nhưng theo nguồn tin quân sự Mỹ, rất có thể một phần lỗi do quá trình nâng cấp tàu HMS Vengeance không đúng cách nên dẫn đến hậu quả tên lửa bắn chệch hướng (tàu ngầm Vengeance vừa trải qua quá trình nâng cấp với chi phí lên tới trên 550 triệu USD).

    Tham gia vào quá trình nâng cấp tàu ngầm HMS Vengeance là xưởng đóng tàu Bab**** tại thành phố Davenport, Tây Nam nước Anh. Trong gói nâng cấp nói trên, đáng kể nhất là việc HMS Vengeance đã được thay lò phản ứng hạt nhân mới.

    Là một trong 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Vanguard của Anh, HMS Vengeance có thể mang theo 16 tên lửa SLBM Trident II D5 có tầm bắn đạt 11.300 km. Ngoài ra, tàu ngầm lớp này có khả năng tự vệ và tấn công dưới nước nhờ 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

    Với thủy thủ đoàn gồm 162 người, tàu ngầm lớp Vanguard có thể đạt tốc độ di chuyển tối đã 25 hải lý/h và dự trữ hành trình chỉ phụ thuộc vào nguồn nhu yếu phẩm mang theo.

    Trước khi thực hiện gói nâng cấp mới, Anh đã lên kế hoạch loại bỏ các tàu ngầm lớp Vanguard vào năm 2024. Nhưng tới cuối năm 2010, Anh đã thay đổi học thuyết quân sự cho phép kéo dài thời gian hoạt động của các đơn vị tàu ngầm chiến lược lớp Vanguard.

    https://baomoi.com/tau-ngam-hat-nhan-anh-tu-lot-vo/c/29281395.epi
  5. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Ba Lan buộc phải mua máy bay do Nga thiết kế

    Không quân Ba Lan vừa quyết định chi 130 triệu USD để mua về 4 chiếc M-346 - dòng máy bay huấn luyện do Nga thiết kế.

    Theo thông tin được công khai, bản hợp đồng bổ sung với Công ty Leonardo của Italia đã đưa Không quân Ba Lan hoàn thành trang bị mới cho đội bay huấn luyện kiêm chiến đấu cơ của mình.

    Bởi theo giới thiệu của nhà sản xuất Italia, máy bay M-346 vừa có thể sử dụng như một máy bay huấn luyện chiến đấu vừa có thể sử dụng như tiêm kích hạng nhẹ hoặc trinh sát.

    Để hoàn thành loạt nhiệm vụ, máy bay được trang bị hệ thống radar đa năng Grifo, các hệ thống chiến tranh điện tử và các module trinh sát cũng như 7 vị trí để treo các loại vũ khí lớp không đối không và không đối đất với tổng khối lượng khoảng 2 tấn.


    [​IMG]
    Máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu M-346.
    Các nhà phát triển cho rằng, máy bay M-346 là giải pháp lý tưởng cho các nước cần trang bị loại máy bay chiến đấu không quá đắt và chi phí vận hành thấp.

    Theo thông tin được nhà sản xuất công khai, M-346 được thiết kế với sự tham gia của Cục thiết kế thực nghiệm A.S. Yakovlev (Nga) và công ty L'Alenia Aermacchi của Italia.

    Tuy nhiên, do không thống nhất được một mô hình để phát triển nên cuối cùng mỗi bên nhận được các tài liệu liên quan làm cơ sở cho các phiên bản tương lai.

    Dựa trên những tài liệu thiết kế này cả Nga và Italia đã cho ra đời những sản phẩm khác nhau. Công ty của Italia thành công với phiên bản M-346 còn phía Nga đã tạo ra máy bay Yak-130.

    Phiên bản M-346 cất cánh lần đầu tiên vào 15/7/2004, trải qua nhiều lần thử nghiệm đến năm 2010 chúng bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Hiện nay chúng được dùng để huấn luyện phi công và có mặt ở Italia, Singapore, Israel và Ba Lan.

    Máy bay M-346 có chiều dài 11,5m, sải cánh 9,7m, trọng lượng rỗng khoảng 4,6 tấn, trọng lượng cất cánh khoảng 9,5 tấn. Máy bay có khả năng đạt tốc độ 1.060 km/h và đạt tới độ cao 13,7 km. Phi hành đoàn gồm 2 người.

    Nhờ thành công bước đầu với phiên bản M-346 hiện nay công ty Italia đã và đang phát triển nâng cấp chúng thành một máy bay tiêm kích hạng nhé và khả năng thành công tương đối cao.

    Trong khi đó Yak-130 của Nga là loại máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi được trang bị động cơ phản lực kép do Tập đoàn Sản xuất máy bay Irkut Nga chế tạo. Trong lĩnh vực huấn luyện phi công quân sự, Yak-130 được coi là lựa chọn hàng đầu của không quân các nước, nhờ ưu thế giá rẻ so với các mẫu tiêm kích huấn luyện khác.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ba-lan-mua-may-bay-do-nga-thiet-ke-3372133/
  6. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Tương lai vô định của lớp khu trục FFGX và chính thức hủy bỏ lớp LCS, như vậy là năm 2019-2020 HQ Mỹ vẫn chưa có lớp tàu chiến mới nào được đưa vào hoạt động (Zumwalt thì chết máy từ năm ngoái tới giờ vẫn chưa trang bị được vũ khí nào kể cả đạn pháo)

    The FFG(X) program presents several potential oversight issues for Congress, including the following:

    • whether to approve, reject, or modify the Navy’s FY2019 funding request for the program;
    • whether the Navy has accurately identified the capability gaps and mission needs to be addressed by the program;
    • whether procuring a new class of FFGs is the best or most promising general approach for addressing the identified capability gaps and mission needs;
    • whether the Navy has chosen the appropriate amount of growth margin to incorporate into the FFG(X) design;
    • the Navy’s intent to use a parent-design approach for the program rather than develop an entirely new (i.e., clean-sheet) design for the ship;
    • the Navy’s plan to end procurement of LCSs in FY2019 and shift to procurement of FFG(X)s starting in FY2020; and
      whether the initiation of the FFG(X) program has any implications for required numbers or capabilities of U.S. Navy cruisers and destroyers.
    https://news.usni.org/2018/10/24/report-congress-u-s-navy-frigate-ffgx-program-4
  7. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Treo đầu dê bán thịt chó, Mỹ định danh lại F16 Block 70 là F21 để dễ bán cho Ấn Độ mặc dù đã bị Ấn Độ loại thẳng tay sau khi Ấn quyết định mua MiG-29



    [​IMG]
  8. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Iran tung bằng chứng hack UAV tối tân của Mỹ, ngược lại Mỹ chưa bao giờ hack được UAV Iran, TQ



    UAV RQ170 siêu phẩm tàng hình bị Iran tóm sống, 1 quốc gia bị bao vây cấm vận như Iran vẫn can thiệp được vào công nghệ NATO đủ cho thấy công nghệ NATO hoàn toàn ko tốt như quảng cáo

    [​IMG]
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.885
    Đã được thích:
    17.406
    Lịch sử ngồi xổm lên luật pháp quốc tế của đại ca, phải nói là vô đối :))

    [​IMG]
    hieunchoplot1x thích bài này.
  10. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Chiến đấu cơ 40 tuổi của Không quân Hoàng Gia Anh “tạm biệt” bầu trời

    [​IMG]

    VOV.VN - Tornado là máy bay có thời gian phục vụ lâu nhất trong lịch sử không lực Anh. Cuối tháng 3/2019, những chiếc máy bay này sẽ chính thức nghỉ hưu.


    http://ttvnol.com/threads/tiem-luc-quan-su-nato.15346931/

Chia sẻ trang này